Nghiên cứu ảnh hưởng của bôi trơn làm nguội tối thiểu dầu lạc đến tuổi bền dụng cụ cắt trong tiện cứng

TÓM TẮT

Quá trình thực nghiệm sử dụng phương pháp bôi trơn-làm nguội tối thiểu (MQL) khi tiện thép

9CrSi được thực hiện trên máy tiện vạn năng. Phương pháp trơn nguội MQL được thực hiện dưới

áp suất nén 5 at và lưu lượng phun 1ml/phút với dung dịch Emusil và Dầu lạc Việt Nam. Kết quả

cho thấy hiệu quả bôi trơn và làm nguội của MQL nổi trội hơn hẳn so với phương pháp gia công

khô. Hơn nữa khi sử dụng MQL Dầu lạc, lượng mòn dao thấp hơn, lực cắt thấp và tăng chậm hơn

so với khi sử dụng MQL Emusil. Điều này chứng tỏ Dầu lạc Việt Nam có tác dụng ưu việt trong

vai trò dung dịch MQL.

pdf 6 trang yennguyen 2340
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của bôi trơn làm nguội tối thiểu dầu lạc đến tuổi bền dụng cụ cắt trong tiện cứng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của bôi trơn làm nguội tối thiểu dầu lạc đến tuổi bền dụng cụ cắt trong tiện cứng

Nghiên cứu ảnh hưởng của bôi trơn làm nguội tối thiểu dầu lạc đến tuổi bền dụng cụ cắt trong tiện cứng
Nguyễn Đăng Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 169 - 174 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 169  
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BÔI TRƠN - LÀM NGUỘI TỐI THIỂU 
DẦU LẠC ĐẾN TUỔI BỀN DỤNG CỤ CẮT TRONG TIỆN CỨNG 
Nguyễn Đăng Bình1, Trần Minh Đức1, Lê Thái Sơn2,* 
1Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, 
2Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh 
TÓM TẮT 
Quá trình thực nghiệm sử dụng phương pháp bôi trơn-làm nguội tối thiểu (MQL) khi tiện thép 
9CrSi được thực hiện trên máy tiện vạn năng. Phương pháp trơn nguội MQL được thực hiện dưới 
áp suất nén 5 at và lưu lượng phun 1ml/phút với dung dịch Emusil và Dầu lạc Việt Nam. Kết quả 
cho thấy hiệu quả bôi trơn và làm nguội của MQL nổi trội hơn hẳn so với phương pháp gia công 
khô. Hơn nữa khi sử dụng MQL Dầu lạc, lượng mòn dao thấp hơn, lực cắt thấp và tăng chậm hơn 
so với khi sử dụng MQL Emusil. Điều này chứng tỏ Dầu lạc Việt Nam có tác dụng ưu việt trong 
vai trò dung dịch MQL. 
Từ khóa: Sử dụng MQL Dầu lạc, Tuổi bền dụng cụ cắt, Lực cắt. 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Theo nghiên cứu của Nakayama và các đồng 
nghiệp [1], phoi được hình thành trong quá 
trình tiện cứng không giống với phoi tiện 
thường. Khi tiện cứng, phoi bị bong tróc hai 
lần. Lần thứ nhất khi phoi tách khỏi phôi, lần 
thứ hai phoi tự bung, tự vượt qua giới hạn đàn 
hồi và có xu hướng trở về trạng thái ban đầu. 
Điều này được giải thích: khi ở trên bề mặt 
phôi, phoi bị nén lại. Do đó sau khi được giải 
phóng khỏi phôi, nó luôn có xu hướng trở về 
trạng thái trước đó. Trong tiện cứng, sử dụng 
dao cắt có bán kính mũi dao lớn thì có thể cải 
thiện được độ nhám bề mặt chi tiết gia công 
song lại làm tăng lực cắt và gây ứng suất dư 
lớn trên bề mặt sản phẩm sau gia công [1]. 
Khi cắt với vận tốc đến 300m/ph, nhiệt sinh 
ra khi tiện cứng đo được ở mũi dao làm bằng 
vật liệu CBN (Cubic Boron Nitride) có thể đạt 
đến 950oC [3]. Nhiệt cao trong vùng cắt là 
yếu tố cơ bản gây nên các ảnh hưởng bất lợi 
trong quá trình tiện cứng. Đó là động lực để 
thu hút các nhà nghiên cứu trong nước và trên 
thế giới tập trung nghiên cứu để tìm ra các 
giải pháp bôi trơn-làm nguội (BT-LN) nhằm 
làm giảm nhiệt gia công. 
* Tel: 0912 435 816 
Trong trường hợp này, nếu thực hiện phương 
pháp BT-LN tưới tràn thông thường sẽ không 
thỏa mãn được mục tiêu làm giảm nhiệt cắt. 
Do vật liệu gia công có độ cứng cao, dao tiện 
cứng có góc trước bé hơn nhiều so với góc 
trước của dao tiện thường. Đây là nguyên 
nhân cơ bản làm giảm khả năng thâm nhập 
của dung dịch BT-LN vào vùng cắt và như 
vậy hiệu quả của quá trình BT-LN bị giảm 
xuống trầm trọng. Mặt khác, BT-LN tưới tràn 
có nguy cơ làm giảm tuổi bền của dụng cụ cắt 
khi xuất hiện các vết nứt tế vi do hiện tượng 
đoản nhiệt gây nên [4]. Do vậy, một số cơ chế 
BT-LN thay thế đã được đầu tư nghiên cứu và 
bước đầu đã chứng minh hiệu quả của chúng, 
như: làm nguội bằng luồng khí áp suất cao 
[5], BT-LN sử dụng dung dịch khô (solid 
lubricant) [6], BT-LN bằng dung dịch trơn 
nguội áp suất cao, làm nguội bằng luồng khí 
lạnh Nitơ/CO2 [6]. Bôi trơn-làm nguội tối 
thiểu (Minimum Quantity Lubrication-MQL) 
trong tiện cứng phương pháp sử dụng cơ chế 
BT-LN bằng cách phun dung dịch trơn nguội 
đã được nén ở áp suất cao vào vùng gia công. 
Đặc tính khác biệt về cơ chế hòa tan của dung 
dịch trơn nguội ở điều kiện này đã tạo nên 
một cơ chế thâm nhập vào vùng gia công 
khác với các phương pháp BT-LN truyền 
thống hiện có. Nhờ đó, công nghệ MQL đã 
cho thấy nhiều ưu điểm về cả tính năng bôi 
Nguyễn Đăng Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 169 - 174 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 170  
trơn lẫn làm nguội trong quá trình gia công 
vật liệu có độ cứng cao. Một trong những ưu 
điểm nổi bật của nó là làm giảm nhiệt cắt, 
giảm lượng mòn dao, giảm hiện tượng lẹo 
dao do đó cải thiện độ nhám bề mặt chi tiết 
gia công, tăng tuổi bền dụng cụ cắt, tăng độ 
chính xác gia công và đặc biệt là không gây 
hại cho môi trường và con người [4], [5], [8]. 
Thấy rõ được tác dụng của phương pháp BT-
LN này, MQL đã bắt đầu được quan tâm và 
đầu tư nghiên cứu ở Việt nam [9]. Tuy nhiên, 
số lượng và quy mô nghiên cứu còn khiêm 
tốn. Chưa có công trình nghiên cứu nào thực 
hiện với công nghệ sử dụng MQL Dầu lạc khi 
tiện cứng. Với động lực và ý nghĩa đó, nhóm 
tác giả đã tiến hành đánh giá các ảnh hưởng 
liên quan trong quá trình tiện cứng áp dụng 
công nghệ sử dụng MQL Dầu lạc sản xuất tại 
Việt Nam. Hy vọng những kết quả thu được 
trong quá trình thực nghiệm ở đề tài này sẽ 
đóng góp bổ sung vào quá trình nghiên cứu 
ứng dụng công nghệ MQL cho quá trình tiện 
cứng ở cả phạm vi trong nước và trên thế giới. 
QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM 
1. Nguyên vật liệu và thiết bị thí nghiệm 
Quá trình thí nghiệm được thực hiện trên máy 
tiện vạn năng OKUMA LS365, Nhật Bản sản 
xuất. Chi tiết gia công làm bằng vật liệu Thép 
9CrSi (9XC). Kích thước chiều dài L = 550 
mm, đường kính Ø60. Phôi được tiến hành tôi 
thể tích đạt độ cứng 56 ÷ 58 HRC. Dao tiện 
được sử dụng là dao tiện ngoài. Mũi cắt làm 
bằng vật liệu CBN, số hiệu EB28, Hàn Quốc 
sản xuất. Lưỡi cắt có các góc độ như sau: -6, -
6, 6, 6, 15, 75, 0.8 (mm). 
Các thí nghiệm tương ứng được thực hiện với 
cả 3 phương pháp: Sử dụng MQL Dầu lạc, sử 
dụng MQL Emusil và không BT-LN (gia 
công khô) nhằm so sánh các ảnh hưởng liên 
quan của các phương pháp BT-LN này. Dung 
dịch sử dụng MQL Dầu lạc là loại dầu sản 
xuất tại Việt Nam. Dung dịch này có những 
đặc tính như sau: tỷ trọng của dầu lạc ở 30oC là 
0,910 và nhiệt độ đông đặc -2,5oC. Dung dịch 
sử dụng MQL emusil là hỗn hợp Emusil pha 
10% với nước cất. Dung dịch emusil là loại 
dung dịch BT-LN sản xuất tại Trung Quốc. 
2. Mô hình thí nghiệm 
Mô hình thí nghiệm thực hiện trong đề tài này 
được giới thiệu trên hình 1. Chi tiết gia công 
được gá trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm và 
mũi chống tâm. Sau khi gá lắp, phôi được 
kiểm tra và gia công thô nhằm đảm bảo độ 
đồng tâm tuyệt đối trước khi tiến hành cắt 
thực nghiệm. 
Nguyễn Đăng Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 169 - 174 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 171  
Hình 1. Mô hình thí nghiệm khi tiện cứng sử dụng công nghệ MQL Dầu lạc. 
Trong đó: 1. Mâm cặp, 2. Dao tiện, 3. Vòi phun MQL, 4. Chi tiết gia công, 5. Mũi chống tâm, 6. Ổ gá dao 
3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm 
Mô hình kết nối các thiết bị đo, kiểm tra các 
thông số thực nghiệm được trình bày trong 
hình 2. 
Quá trình tiện được thực hiện với chế độ cắt 
V = 180m/phút (n = 970vòng/phút), bước tiến 
dao S = 0,15 mm/ vòng và chiều sâu mỗi lớp 
cắt là t = 0,1mm. 
Đối với quá trình cắt sử dụng MQL, dung 
dịch được nén với P = 5 at sau đó được phun 
vào vùng gia công thông qua vòi phun được 
bố trí ngay phía dưới dụng cụ cắt (hình 1). 
Lưu lượng luồng dung dịch phun vào vùng 
cắt tương đương Q = 1ml/phút. 
4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 
Trong quá trình cắt, lực cắt được đo bằng lực 
kế 3 thành phần (9257B) Kisler, sản xuất tại 
Thụy Sỹ. Quá trình đánh giá lưỡi cắt và bề 
mặt chi tiết đã gia công được thực hiện sau 
khi tiến hành cắt 10 phút, 20 phút, 30 phút, 40 
phút, và 50 phút. Trước khi đánh giá, các mẫu 
lưỡi cắt liên quan được làm sạch sơ bộ và 
chụp ảnh bề mặt bằng máy chụp SEM JEOL-
JSM- 6490, sản xuất tại Hoa Kỳ. Mũi dao 
được chụp cả mặt trước và mặt sau để so sánh 
các ảnh hưởng trên các bề mặt này. 
KẾT QUẢ 
Hình 3 tổng hợp kết quả chụp SEM của mũi 
dao sau khi gia công khô và gia công có 
sử dụng MQL với cùng một độ phóng đại. 
Kết quả cho thấy, sự khác biệt về lượng mòn 
dao sau 10 phút cắt giữa phương pháp gia 
công khô và phương pháp gia công sử dụng 
MQL Emusil là không đáng kể. Tuy nhiên, 
khi thực hiện quá trình cắt đến 30 phút, lượng 
mòn cả mặt trước và mặt sau ở mũi dao gia 
công khô xảy ra trầm trọng; trong khi đó mũi 
dao gia công sử dụng MQL Emusil thì lượng 
mòn xảy ra không đáng kể. 
Kết quả thực nghiệm ở Hình 4 cho thấy lượng 
mòn dao mặt sau tăng nhanh hơn lượng mòn 
dao mặt trước trong cùng một khoảng thời 
gian gia công như nhau. Khi gia công khô sau 
10 phút cắt lượng mòn dao đã lớn hơn so với 
gia công sử dụng MQL Emusil. 
 I II III IV V 
Hình 2. Mô hình kết nối các thiết bị thí nghiệm 
I. Khối cảm biến; II. Bộ khuếch đại; III. Bộ 
chuyển đổi; IV. Máy tính; V. Máy in 
A KD A/D
Máy
tính
Máy in
Nguyễn Đăng Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 169 - 174 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 172  
Hình 3: Ảnh chụp mũi dao khi gia công theo các chế độ khác nhau 
 a: Gia công khô sau 10 phút cắt; c: Gia công Sử dụng MQL Emusil sau 10 phút cắt; 
 b: Gia công khô sau 30 phút cắt; d: Gia công Sử dụng MQL Emusil sau 30 phút cắt 
Hình 4. Quan hệ lượng mòn hs và τ khi thay đổi 
dung dịch và phương pháp BT-LN 
Sau 35 phút cắt, độ mòn mặt sau của dao khi 
gia công khô tăng 19% so với độ mòn của dao 
khi sử dụng MQL Emusil (Hình 4). Ngoài ra, 
sự ảnh hưởng của 2 phương pháp gia công 
MQL đến lượng mòn dao mặt sau đã có sự 
khác biệt. Thời gian gia công càng dài thì sự 
chênh lệch về giá trị lượng mòn dao xuất hiện 
càng rõ rệt. Sự thay đổi giá trị thành phần lực 
cắt Fy theo thời gian gia công khi sử dụng các 
phương pháp BT-LN khác nhau được trình 
bày trên Hình 5. Theo đó, thành phần Fy khi 
gia công khô tuân theo quy luật của các 
phương pháp gia công có MQL. Tuy nhiên, 
sau khoảng hơn 25 phút gia công lực cắt khi 
gia công khô tăng nhanh hơn rất nhiều. Lực 
cắt trung bình sinh ra trong quá trình gia công 
có sử dụng MQL Dầu lạc cho thấy thấp và 
tăng chậm hơn so với các phương pháp gia 
công còn lại. 
Hình 5. Quan hệ Fy và thời τ khi thay đổi dung 
dịch và phương pháp BT-LN 
Biểu đồ về lượng mòn dao trên Hình 4 rõ 
ràng có mối quan hệ tỷ lệ với biểu đồ lực cắt 
trên Hình 5. Các mối quan hệ này được chứng 
minh và thảo luận trong phần tiếp theo. 
THẢO LUẬN KẾT QUẢ 
Như đã trình bày trong phần trước, hiệu quả 
bôi trơn và làm nguội của công nghệ MQL 
trong quá trình gia công đã được chứng minh 
[4], [5], [8]. Kết quả thực nghiệm ở trên cho 
thấy, một lần nữa Dầu lạc Việt Nam đã phát 
huy vai trò bôi trơn và làm nguội một cách rõ 
rệt khi sử dụng trong công nghệ MQL. 
Có thể nói rằng, khi quá trình cắt không được 
bôi trơn và làm nguội, các ảnh hưởng cơ lý từ 
nhiệt cắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến 
lượng mòn dao tăng đột ngột ở phương pháp 
gia công khô thể hiện trên Hình 4. Bên cạnh 
đó, tác dụng của MQL trong việc làm giảm 
lượng mòn dao trong quá trình gia công đã 
được Nakayama [1] và Trần Minh Đức [9] 
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
10 20 30 40  50
Thời gian cắt (phút)
L
ư
ợ
n
g
 m
ò
n
 h
s 
(μ
m
)
G ia c ông khô
MQL E mus il
MQL Dầu lạc
Nguyễn Đăng Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 169 - 174 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 173  
cùng các đồng nghiệp của họ khẳng định bằng 
thực nghiệm trong các công trình nghiên cứu 
bổ ích này. Ở đây, khi lần đầu sử dụng Dầu 
lạc Việt Nam vào quá trình MQL trong tiện 
cứng đã cho kết quả bất ngờ. Các kết quả 
khảo sát ở trên đã khẳng định hiệu quả của 
Dầu lạc Việt Nam trong vai trò bôi trơn và 
làm nguội khi gia công các vật liệu có độ 
cứng cao. Quả thực, khi tiện cứng phoi hình 
thành là phoi dây. Song, phoi gia công hình 
thành dễ bị bẻ gãy hơn phoi tiện thường, và 
do đó chúng được tạo thành phoi dạng răng 
cưa. Hệ số dồn nén phoi danh nghĩa (qua tính 
toán) trước và sau khi hình thành phoi là 2 
lần. Đây là một trong những đặc điểm có ảnh 
hưởng lớn đến cơ chế bôi trơn và làm nguội 
theo công nghệ MQL. Khi sử dụng công nghệ 
MQL, dung dịch trơn nguội được tạo nên 
dưới dạng hơi/sương trước khi được phun vào 
vùng cắt dưới một giá trị áp suất lớn nhất 
định. Lúc này, với kích thước hạt nhỏ, sức 
căng bề mặt của hạt dung dịch thấp đã tạo 
điều kiện cho các hạt dung dịch trơn nguội 
thâm nhập vào vùng cắt dễ hơn, nhiều hơn. 
Dưới tác dụng của áp lực luồng dung dịch, 
cánh phoi được nâng lên trên so với mặt trước 
của dao. Các rãnh răng cưa có kích thước nhỏ 
trên bề mặt phoi lúc này đóng vai trò là vùng 
chứa dung dịch trơn nguội ở dạng hơi/sương 
[4]. Do vậy, cơ chế bôi trơn biên dạng này đã 
làm giảm ma sát giữa bề mặt phoi với mặt 
trước của dao. Lưu ý rằng, trong quá trình gia 
công khô ma sát sinh ra giữa bề mặt phoi với 
mặt trước của dao là nguyên nhân chủ yếu 
gây mòn. 
Kết quả chụp SEM với cùng một độ phóng 
đại của các mũi dao sau khi cắt (Hình 3) cho 
thấy, hiện tượng mòn xảy ra ở cả bán kính 
lưỡi cắt và ở bề mặt sau của dao khi MQL là 
rất nhỏ so với quá trình gia công thường. Đó 
là dấu hiệu chứng minh sự ảnh hưởng của cơ 
chế MQL trong quá trình tiện. Khi tiện cứng, 
nhiệt cắt sinh ra khi gia công tại vùng tiếp xúc 
giữa mặt trước của dao và phoi là lớn nhất. 
Đây là vùng tiếp xúc trượt, có khe hở hẹp, do 
đó dung dịch không thể thâm nhập vào khi sử 
dụng các phương pháp BT-LN thông thường. 
Trong khi đó, dung dịch MQL được tạo nên ở 
dạng hơi/sương do đó chúng có thể thâm nhập 
vào vùng này để thực hiện chức năng bôi trơn 
và làm nguội. Đó được xem là lý do mặt trước 
của dao khi sử dụng MQL nhẵn hơn so với 
khi gia công khô khi quan sát bằng SEM. Phát 
hiện tương tự đã được công bố ở các công 
trình nghiên cứu sử dụng công nghệ MQL [9]. 
Ngoài ra, trong trường hợp gia công sử dụng 
MQL các hạt cứng khi bong tróc ra khỏi vật liệu 
đã được dòng khí áp lực cao đẩy ra ngoài tức 
thì. Do vậy, hiện tượng cày, xước bề mặt do các 
hạt này tạo nên trên bề mặt chi tiết gia công và 
bề mặt dao được hạn chế, dao mòn ít hơn. 
Các ảnh hưởng đến lực cắt trên hình 5 cho 
thấy sự khác biệt về cả giá trị và sự phân bố 
theo thời gian cắt. Do mòn dao nhanh trong 
gia công khô đã làm tăng bề mặt tiếp xúc của 
dao trên các bề mặt làm việc, làm tăng bán 
kính mũi dao, làm giảm các góc ở các bộ 
phận cắt (góc sau, góc trước) khiến lực cắt 
tăng rõ rệt. Điều này phù hợp với kết quả 
nghiên cứu tương tự đã được công bố của 
Nakayama và các đồng nghiệp [1]. Lực cắt 
khi MQL dùng hai loại dung dịch emusil và 
dầu lạc ở 30 phút đầu tăng không nhiều. Trị 
số của lực cắt tăng tuyến tính tương ứng với 
biểu đồ mòn của dao. Nhưng khi cắt đến 40 
phút thì lực cắt khi dùng emusil tăng nhanh 
hơn, chứng tỏ lúc này dao cắt đã mòn đến 
điểm giới hạn, các kích thước góc của dao đã 
thay đổi nhiều. Ở thời gian này lực cắt (Fy) 
khi sử dụng MQL Emusil tăng 13% so với 
trường hợp sử dụng MQL Dầu lạc. Điều này 
khẳng định hiệu quả bôi trơn hoặc/ làm nguội 
của Dầu lạc cao hơn Emusil. 
KẾT LUẬN 
Các kết quả thực nghiệm và phân tích ở trên 
đã một lần nữa khẳng định hiệu quả BT-LN 
bằng công nghệ MQL, cả với dung dịch 
Emusil và Dầu lạc. Tuy nhiên, khi sử dụng 
MQL Dầu lạc, lực cắt, tốc độ mòn dụng cụ là 
thấp nhất, tuổi bền của dụng cụ đạt được là 
cao nhất so với gia công khô và ngay cả với 
MQL Emusil. 
Nguyễn Đăng Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 169 - 174 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 174  
Kết quả này hứa hẹn sẽ tạo ra một công nghệ 
BT-LN mới thỏa mãn tiết kiệm chi phí sản xuất, 
đảm bảo vệ sinh công nghiệp, không gây ô 
nhiễm môi trường và bảo vệ được sức khỏe cho 
người lao động. Tìm ra, chứng minh được bằng 
lý thuyết và thực nghiệm ưu điểm nổi bật của 
Dầu lạc (một loại dầu thực vật rất sẵn có ở Việt 
Nam) dùng làm dung dịch trơn nguội có tính 
năng rất tốt. Thay thế cho việc phải nhập khẩu 
Emusil phục vụ công nghệ BT-LN trong quá 
trình gia công cơ. Đặc biệt ứng dụng công nghệ 
sử dụng MQL Dầu lạc cho quá trình tiện cứng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. K. Nakayama, M. Arai, T. Kanda (1988), 
“Machining characteristic of hard materials,” Annals 
of the CIRP, Số 31/1, trang 89-92. 
[2]. Y. K. Chou và H. Song (2003), “Tool nose radius 
effects on finish hard turning,” Journal of Materials 
Processing Technology, Vol. 148, trang 259–268. 
[3]. T. Ueda, M. A. Huda, K. Yamada, K. Nakayama 
(1999) “Temperature Measurement of CBN Tool in 
Turning of High Hardness Steel,” Annals of the CIRP, 
Số 48/1trang 63-66. 
[4]. Y.S. Liao, H.M. Lin (2007), “Mechanism of 
minimum quantity lubrication in high-speed milling of 
hardened steel,” International Journal of Machine tools 
and Manufacture, Số 47, trang 1660-1666. 
[5]. A. Bareggi, A. Torrance, G. O’Donnell (2006), 
“Green Cutting using Supersonic Air Jets as Coolant 
and Lubricant during Turning,” Mechanical & 
Manufacturing Engineering, trang 261-266. 
[6]. D. Singh, P. V. Rao (2009), “Selection of 
Optimal Machining Parameters in Hard Turning 
with Graphite as Solid Lubricant,” The Japan 
Society of Mechanical Engineers Conference, 
LEM21, trang 325-330. 
[7]. V. S. Sharma, M. Dogra, N. M. Suri (2009), 
“Cooling techniques for improved productivity in 
turning,” International Journal of Machine Tools & 
Manufacture, Vol. 49, trang 435-453. 
[8]. G. Bartarya, S.K.Choudhury (2011), “State of 
the art in hard tuning,” International Journal of 
Machine Tools & Manufacture. Tài liệu mới được 
chấp nhận xuất bản, chưa có Số xuất bản. 
[9]. Trần Minh Đức và các đồng nghiệp (2007), 
“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bôi trơn-làm nguội 
tối thiểu trong gia công cắt gọt”, Đề tài nghiên cứu 
khoa học cấp Bộ trọng điểm. 
[10]. B. Н .ЛАТЫШЕВ (1975), ПОВЫШЕНИЕ 
ЭФФЕКТИВНОСТИ СОЖ, MOCKBA 
“MAШИHOCTPOEИИE” 
ABSTRACT 
THE STUDY ON EFFFECTS OF MQL USING PEANUT OIL ON TOOL LIFE 
IN HARD TURNING 
Nguyen Dang Binh
1
, Tran Minh Duc
1
, Le Thai Son
2,* 
1College of Technology- TNU, 
2Vinh University of Technology Education 
The turning processes of hard steel 9CrSi prepared with CBN tool using minimum quantity lubrication 
(MQL) of Peanut oil and Emusil were studied. The MQL process was controlled with a pressure of 5atm 
and a flow-rate of 1ml/min. As a result, the peanut oil MQL performed better than that of the Emusil MQL 
and the dry cutting as well. Thereby, using peanut oil MQL resulted in longer tool life, lower cutting force. 
It is now defintely approved that the peanut poil can play the role as a cooling and lubricting agent in the 
hard materials machining processes. 
Key words: Peanut oil MQL, Tool life, Cutting force. 
* Tel: 0912 435 816 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_boi_tron_lam_nguoi_toi_thieu_dau_la.pdf