Nghiên cứu áp dụng thuốc Clonidin trong điều trị hội chứng cai chất dạng thuốc phiện

Nghiên cứu 171 bệnh nhân nghiện heroin có hội chứng cai điều trị bằng thuốc Clonidine tại viện Sức khoẻ Tâm thần bệnh, viện Bạch Mai nhằm đánh giá hiệu quả của thuốc Clonidine trong điều trị hội chứng cai Heroin, mô tả tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của thuốc clonidine. Phương pháp mô tả lâm sàng cắt ngang, so sánh trước sau điều trị 7 - 10 ngày. Kết quả cho thấy thuốc clonidin làm thuyên giảm hội chứng cai rõ rệt từ ngày thứ 3 - 6: từ ngày thứ 1, ngáp (77,7%), mất ngủ (62,8%), thèm (62,8%), đau cơ (49,5), đến ngày thứ 6, ngáp chỉ còn 1,7%, mất ngủ (14,8%), thèm (0,8%) và đau cơ (21,6%). Hội chứng cai mất dần từ ngày thứ 7 và mất hết vào ngày thứ 10, người bệnh trở lại trạng thái bình thường. Tác dụng không mong muốn ít gặp (đau đầu, chóng mặt), xuất hiện từ ngày thứ 2, thứ 3, chủ yếu với liều cao 0,9 - 1,2mg (18%), 1,5 - 1,8mg (26,6%) và chóng mất đi sau một tuần điều trị

pdf 6 trang yennguyen 2980
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu áp dụng thuốc Clonidin trong điều trị hội chứng cai chất dạng thuốc phiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu áp dụng thuốc Clonidin trong điều trị hội chứng cai chất dạng thuốc phiện

Nghiên cứu áp dụng thuốc Clonidin trong điều trị hội chứng cai chất dạng thuốc phiện
 TCNCYH 82 (2) - 2013 127 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG THUỐC CLONIDIN TRONG 
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CAI CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN 
Trần Nguyễn Ngọc, Trần Hữu Bình 
Trường Đại học Y Hà Nội 
Nghiên cứu 171 bệnh nhân nghiện heroin có hội chứng cai điều trị bằng thuốc Clonidine tại viện Sức 
khoẻ Tâm thần bệnh, viện Bạch Mai nhằm đánh giá hiệu quả của thuốc Clonidine trong điều trị hội chứng cai 
Heroin, mô tả tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của thuốc clonidine. Phương pháp mô tả lâm sàng 
cắt ngang, so sánh trước sau điều trị 7 - 10 ngày. Kết quả cho thấy thuốc clonidin làm thuyên giảm hội 
chứng cai rõ rệt từ ngày thứ 3 - 6: từ ngày thứ 1, ngáp (77,7%), mất ngủ (62,8%), thèm (62,8%), đau cơ 
(49,5), đến ngày thứ 6, ngáp chỉ còn 1,7%, mất ngủ (14,8%), thèm (0,8%) và đau cơ (21,6%). Hội chứng cai 
mất dần từ ngày thứ 7 và mất hết vào ngày thứ 10, người bệnh trở lại trạng thái bình thường. Tác dụng 
không mong muốn ít gặp (đau đầu, chóng mặt), xuất hiện từ ngày thứ 2, thứ 3, chủ yếu với liều cao 0,9 - 
1,2mg (18%), 1,5 - 1,8mg (26,6%) và chóng mất đi sau một tuần điều trị. 
Từ khoá: Clonidine, hội chứng cai 
Địa chỉ liên hệ: Trần Nguyễn Ngọc, Bộ môn Tâm thần, 
Trường Đại học Y Hà Nội 
Email: pgstranhuubinh@gmail.com 
Ngày nhận: 06/01/2013 
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nghiện ma tuý đã và đang là vấn đề bức 
xúc của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt 
Nam, nghiện ma tuý chủ yếu là nghiện các 
chất dạng thuốc phiện và các chất kích thích 
dạng amphetamine (ATS), đang lan tràn với 
tốc độ nhanh. Số người nghiện chủ yếu ở lứa 
tuổi thanh thiếu niên, trong đó, tiêm chích ma 
tuý chiếm tỷ lệ đáng kể (86,3 - 90%), là nguy 
cơ lây truyền HIV/AIDS [1; 2; 3; 4]. Nghiện ma 
tuý liên quan đến các tội phạm xã hội, an ninh 
quốc phòng, gây rối loạn tâm thần, hành vi, 
làm suy sụp nghiêm trọng về sức khỏe và kinh 
tế. Việc nghiên cứu điều trị nghiện heroin đã 
được Bộ Y tế triển khai từ nhiều năm nay với 
nhiều phương pháp khác nhau, nhưng cho 
đến nay chưa có nghiên cứu nào về điều trị 
hội chứng cai bằng thuốc clonidin; do vậy, 
nghiên cứu điều trị hội chứng cai bằng 
clonidin ở bệnh nhân nghiện heroin sẽ đóng 
góp có ý nghĩa trong công cuộc phòng chống 
ma túy hiện nay ở Việt Nam. Đề tài nghiên 
cứu nhằm mục tiêu: 
1. Đánh giá hiệu quả của thuốc Clonidine 
trong điều trị hội chứng cai Heroin ở bệnh 
nhân nội trú tại viện Sức khoẻ Tâm thần bệnh 
viện Bạch Mai. 
2. Mô tả tác dụng không mong muốn trên 
lâm sàng của thuốc clonidine. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng 
- Nghiên cứu 171 bệnh nhân được chẩn 
đoán nghiện heroin có hội chứng cai theo tiêu 
chuẩn phân loại bệnh Quốc tế (ICD - 10,1992)
[4], tự nguyện điều trị tại viện Sức khoẻ Tâm 
thần, bệnh viện Bạch Mai. 
- Các bệnh nhân nghiên cứu xét nghiệm 
nước tiểu có Opiates; được điều trị bằng 
clonidin; tuân thủ nội quy, quy chế điều trị. 
Loại ra khỏi nghiên cứu những bệnh nhân 
có bệnh tim mạch, có xét nghiệm HIV dương 
tính, suy gan, thận, đang mắc các bệnh cơ thể 
và tâm thần nặng; phụ nữ có thai và đang cho 
 128 TCNCYH 82 (2) - 2013 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
con bú, bệnh nhân không tuân thủ điều trị: bỏ 
thuốc hơn 1 ngày hoặc sử dụng heroin trong 
thời gian điều trị. 
2. Phương pháp 
- Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, so 
sánh trước sau điều trị (một đợt điều trị 7 - 10 
ngày) ở bệnh nhân sử dụng heroin có hội 
chứng cai. 
- Theo dõi diễn biến các biểu hiện lâm 
sàng hội chứng cai từng ngày và các rối loạn 
tâm thần, hành vi kèm theo. 
- Theo dõi các tác dụng không mong muốn 
của thuốc. 
- Xét nghiệm tìm chất ma tuý trong nước 
tiểu 2 ngày/lần. 
3. Xử lý số liệu 
 + Số liệu được nhập và xử lý theo phương 
pháp thống kê toán học trong y học SPSS 
13.0. 
III. KẾT QUẢ 
Bảng 1. Phân bố tuổi ở bệnh nhân nghiên cứu 
Lứa tuổi n % 
18 - 25 34 19,9 
26 - 35 87 50,9 
36 - 45 37 21,6 
> 45 13 7,6 
X ± SD 32,11 ± 7,2 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người nghiện ma túy gặp độ tuổi từ 18 - 50, trong đó, 26 - 35 
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (50,9%), 18 - 25 tuổi chiếm 19,9%, ít gặp ở tuổi > 45 (7,6%). 
Bảng 2. Thời gian nghiện, mức độ nghiện 
Thời gian nghiện n % 
 < 5 năm 79 45,6 
 5 - 10 năm 78 46,2 
 > 10 năm 14 8,2 
Mức độ nghiện TS % 
 Nhẹ 4 2,3 
 Trung bình 35 20,5 
 Nặng 132 77,2 
Số bệnh nhân nghiện từ 5 - 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (46,2%); nghiên cứu còn phát hiện 
8,2% người nghiện > 10 năm. Phần lớn bệnh nhân nghiện mức độ nặng (77,2%) và 20,5% bệnh 
nhân nghiện mức độ trung bình. 
 TCNCYH 82 (2) - 2013 129 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Bảng 3. Liều lượng thuốc clonidin trong điều trị hội chứng cai 
Liều 1 2 3 4 5 6 
mg Ʃ % Ʃ % Ʃ % Ʃ % Ʃ % Ʃ % Ʃ % 
0,3 - 0,6 95 55,5 0 0 0 0 0 0 69 40,3 109 63,7 117 68,4 
0,9 - 1,2 76 44,4 119 65,9 112 65,5 112 65,5 81 47,4 59 34,5 54 31,6 
1,5 - 1,8 0 0 0 0 47 27,5 26 152 21 12,7 3 1,75 0 0 
 7 
Thuốc clonidin làm thuyên giảm và mất hội chứng cai phần lớn tập trung ở liều 0,9 - 1,2 mg từ 
ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 (47,4%); từ ngày thứ 7, liều điều trị của thuốc giảm xuống 0,3 - 0,6 mg 
(68,4%). 
Bảng 4. Diễn biến hội chứng cai 
Triệu chứng Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 
Ngáp 72,7 71 66,1 42,1 17,4 1,7 0 
Thèm 62,8 57 47,9 33,8 19 0,8 0 
Chảy nước 
mắt,nước mũi 38,8 53,7 44,6 29,7 23,9 3,3 0 
Đau khớp 49,5 66,9 62,8 53,7 40,5 21,6 6,6 
Mất ngủ 62,8 72,7 71,9 57,8 40,4 14,8 7,4 
Toát mồ hôi 45,4 64,4 62,8 49,6 33,1 6,7 0 
Buồn nôn, nôn 25,6 19,8 21,4 14,8 6,6 1,6 0,8 
Tiêu chảy 7,4 8,3 5,8 2,4 2,4 0 0 
Dãn đồng tử 13,2 4,9 41 0 0 0 0 
Tăng thân nhiệt 20 33,5 30 23,3 13,3 6,7 0 
Dị cảm 8,2 6,7 0 0 0 0 0 
Mạch nhanh 37,2 43 34,7 25,6 15,7 5,8 0 
Số liệu thu được từ bảng 4 cho thấy các triệu chứng của hội chứng cai thuyên giảm rõ từ ngày 
thứ 3 đến ngày thứ 5 và mất dần vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10. 
Số liệu thu được từ bảng 5 cho thấy, các tác dụng không mong muốn của thuốc như đau đầu, 
chóng mặt xảy ra vào ngày thứ 3 ở các liều khác nhau. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện nhiều ở liều 
cao 1,5 - 2,1 mg (bảng 5). 
 130 TCNCYH 82 (2) - 2013 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Liều (mg) Đau đầu Chóng mặt Co giật Dị ứng Phù nề Tác dụng khác 
0,3 – 0,6 5 (3) 2 (3) - - - - 
0,9 – 1,2 15 (2) 12 (3) - - - - 
1,5 - 2,1 20 (3) 20 (3) - - - - 
Tổng số 41 (33,8%) 34 (28,0%) 
Bảng 5. Tác dụng không mong muốn của thuốc clonidin điều trị hội chứng cai 
IV. BÀN LUẬN 
Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu: 
Tuổi của đối tượng nghiên cứu: trong nghiên 
cứu của chúng tôi, nhóm tuổi gặp nhiều nhất 
là từ 26 - 35 tuổi, chiếm 50,9%. Một bộ phận 
tuổi từ 36 - 45 chiếm tỷ lệ thấp hơn 21,6%. 
Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong 
nghiên cứu của chúng tôi là 32,11 ± 7,2. Kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với 
nghiên cứu của Lý Trần Tình (2008), Trần Văn 
Cường (2010), lứa tuổi gặp trung bình của đối 
tượng nghiên cứu là 33,06 ± 7,61 [1; 3]. 
Tương tự, theo báo cáo tình hình và kết quả 
phòng chống ma tuý năm 2009 của Bộ Công 
an, 54,2% người nghiện ma tuý ở độ tuổi từ 
30 đến 45 tuổi. 
Thời gian và mức độ nghiện: trong nghiên 
cứu của chúng tôi cho thấy, thời gian nghiện 5 
- 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (46,2%), thời 
gian nghiện dưới 5 năm chiếm tỷ lệ thấp hơn 
(45,6%). Kết quả này phù hợp với nhiều 
nghiên cứu Trần Văn Cường, Trần Viết Nghị 
(2010), thời gian nghiện 6 - 10 năm chiếm tỷ 
lệ cao nhất 43,13% [1, 2]; theo Walter Ling và 
cộng sự, thời gian nghiện chủ yếu từ 7 - 10 
năm. Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện 
được 77,2% bệnh nhân nghiện mức độ nặng, 
20,5% người nghiện mức trung bình, và 2,3% 
người nghiện ở mức độ nhẹ. Từ số liệu thu 
thập được cho thấy thời gian nghiện càng lâu 
thì mức độ nghiện càng nặng. 
Kết quả điều trị hội chứng cai heroin 
bằng clonidine: Đặc điểm bệnh nhân điều trị: 
chúng tôi nghiên cứu 171 bệnh nhân nghiện 
heroin có hội chứng cai được điều trị bằng 
thuốc clonidin, trong đó, có 150 bệnh nhân 
được điều trị đơn thuần bằng thuốc clonidin 
(chiếm tỷ lệ 87,72%) và 21 bệnh nhân từ ngày 
thứ 3 phải điều trị phối hợp với các thuốc an 
thần kinh (tisercin, haloperidon) mới làm ổn 
định hội chứng cai chiếm tỷ lệ 12,28%. Công 
trình chỉ đi sâu phân tích các số liệu thu nhận 
được từ 150 bệnh nhân được điều trị đơn 
thuần bằng thuốc clonidin. 
Diễn biến hội chứng cai trên bệnh nhân 
nghiên cứu được điều trị đơn thuần bằng 
clonidine: số liệu thu thập trong quá trình điều 
trị được trình bày ở bảng 4, phản ánh diễn 
biến hội chứng cai dưới tác dụng của clonidin 
điều trị đơn thuần trên bệnh nhân nghiên cứu. 
Các triệu chứng ngáp, thèm chất ma túy, chảy 
nước mắt, nước mũi, đau mỏi nhức khớp, rối 
loạn giấc ngủ và toát mồ hôi; các triệu chứng 
buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dãn đồng tử, tăng 
thân nhiệt, dị cảm, mạch nhanh đều có xu 
hướng giảm dần về cường độ từ ngày thứ 
nhất đến ngày thứ sáu. Từ ngày thứ 1, bệnh 
nhân có biểu hiện nhiều và thường xuyên các 
triệu chứng ngáp (77,7%), mất ngủ, thèm chất 
ma túy (62,8%), đau cơ bắp (49,5%) , 
nhưng đến ngày thứ 6, các triệu chứng giảm 
đi rõ rệt, ngáp chỉ còn 1,7%, thèm 0,8%, mất 
 TCNCYH 82 (2) - 2013 131 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
ngủ 14,8%, đau khớp 21,6%. Đến ngày thứ 7 
hầu hết các triệu chứng giảm đi đáng kể, và từ 
ngày thứ 8 đến ngày thứ 10, các triệu chứng 
của hội chứng cai trên bệnh nhân điều trị đơn 
thuần clonidin đó được thanh toán hoàn toàn. 
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của 
Trần Văn Cường (2010), Lý Trần Tình (2009) 
[1; 3]. Theo Taschner KL (1986), clonidin có 
hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng 
toát mồ hôi, nóng bừng, đánh trống ngực và 
buồn nôn [3]. 
Tác dụng không mong muốn trên lâm 
sang: Thuốc clonidine điều trị hội chứng cai ít 
có tác dụng không mong muốn trên lâm sàng. 
Tác dụng không mong muốn là đau đầu 
(33,8%), chóng mặt (28%), xuất hiện ở các 
liều cao điều trị: 0,9 mg - 1,2 mg clonidin vào 
ngày thứ 2 (15 bệnh nhân), liều 1,5 mg - 
2,1 mg vào ngày thứ 3 (20 bệnh nhân). Tuy 
nhiên, các tác dụng không mong muốn không 
có sự ảnh hưởng trầm trọng đến toàn trạng 
của người bệnh và chúng mất đi sau một tuần 
điều trị. Kết quả này phù hợp với kết quả 
nghiên cứu của các tác giả trên thế giới 
(Batey,1987; Angela L, 2009) [5, 6]. Trên lâm 
sang, chúng tôi không gặp bệnh nhân nào có 
biểu hiện hạ huyết áp, có thể do bệnh nhân 
được điều trị nội trú nên mọi chế độ chăm sóc, 
dinh dưỡng tốt hơn. 
 V. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu điều trị hội chứng cai bằng 
clonidin trên 171 bệnh nhân nghiện heroin tại 
viện Sức khoẻ Tâm thần, bệnh viện Bạch Mai, 
chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 
- Lứa tuổi người nghiện từ 18 - 50, tuổi 
trung bình 32,11 ± 7,2; trong đó, tuổi 26 - 35 
chiếm tỷ lệ cao (50,9%), thời gian nghiện 5 - 
10 năm (46,2%), mức độ nghiện nặng (77,2%). 
Thuốc clonidin có hiệu quả làm thuyên 
giảm cường độ triệu chứng của hội chứng cai 
rõ rệt từ ngày thứ 3 - 6. Phần lớn các triệu 
chứng mờ nhạt, không còn tác động mạnh 
mẽ, thường xuyên đến người bệnh: từ ngày 
thứ 1, ngáp (77,7%), mất ngủ (62,8%), thèm 
chất ma túy (62,8%), đau cơ (49,5); đến ngày 
thứ 6, ngáp chỉ còn 1,7%, mất ngủ (14,8%), 
thèm (0,8%), và đau cơ (21,6%). Hội chứng 
cai mất dần từ ngày thứ 7 và mất hết vào 
ngày thứ 10, người bệnh trở lại trạng thái 
bình thường. 
Tác dụng không mong muốn của thuốc 
clonidin ít gặp; đau đầu 33,8%, chóng mặt 
28% từ ngày thứ 2, thứ 3, chủ yếu khi dùng 
clonidin liều cao 1,5 - 2,1 mg. Tác dụng không 
mong muốn không làm ảnh hưởng trầm trọng 
đến toàn trạng bệnh nhân và mất đi sau một 
tuần mà không cần cho thêm thuốc điều trị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Văn Cường, Nguyễn Mạnh Hùng 
(2010). Nghiên cứu đánh giá hiệu lực và tính 
an toàn của Heantos 4 hỗ trợ cắt cơn nghiện 
ma tuý, Tài liệu tập huấn điều trị nghiện ma 
túy, viện Sức khoẻ Tâm thần, 1 - 15. 
2. Trần Viết Nghị, Nguyễn Minh Tuấn 
(1995). Điều trị nghiện ma túy bằng thuốc 
hướng thần, Kỷ yếu Hội nghị khoa học về các 
phương pháp điều trị nghiện ma túy, Bộ Y tế, 
viện Sức khoẻ Tâm thần Hà Nội, 96 - 100. 
3. Lý Trần Tình (2009). Kết quả điều trị 
nghiện ma tuý tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội. 
Tài liệu tập huấn cập nhật và trao đổi kinh 
nghiệm về các phương pháp điều trị nghiện ma 
tuý, Viện Sức khoẻ Tâm thần, 1 - 8. 
4. Tổ chức Y tế Thế giới (1992). Rối loạn 
tâm thần và hành vi do sử dụng chất. Phân 
loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn 
tâm thần và hành vi. Mô tả lâm sàng và 
nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán, Hà Nội, 1 - 10. 
 132 TCNCYH 82 (2) - 2013 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
 5. Angela L. Stotts, Carrie L. Dodrill, 
and Thomas R. Kosten (2009). Opioid 
Dependence Treatment: Options In Pharma-
cotherapy. Expert Opin Pharmacother, USA, 
10 (11), 1727 - 1740. 
6. Batey R, Liddle C (1987). A placebo 
controlled trial of clonidine in the outpatient 
management of heroin withdrawal, Australian 
Drug and Alcohol Review 1987; 6(1), 11 - 14. 
7. Taschner KL (1986). A controlled 
comparison of clonidine and doxepin in the 
treatment of the opiate withdrawal syndrome, 
New York Pharmacopsychiatry. 19(3), 91 - 95. 
Summary 
APPLICATION OF CLONIDINE IN TREATMENT OF 
OPIATE WITHDRAWAL SYNDROME 
The objectives of this study were to assess the effectiveness of clonidine in treatment of heroin 
withdrawal syndrome and to describe the side effects of clonidine. Methods: This study involved 
171 in-patient opiate addicts who had withdrawal syndrome from opiate dependence treated at 
National Institute of Mental Health. This is a cross-sectional study comparing patients’ symptoms 
before and after 7-10 days of treatments. Results: The results showed that clonidine significantly 
reduces withdrawal symptoms after 3 - 6 day: In day 1, withdrawal symptoms such as yawn 
(77.7%), insomnia (62.8%), cravings (62.8), muscular pain (49.) were slightly reduced. In day 6 of 
treatment, withdrawal symptoms such as yawn (1.7%), insomnia (14.8%), cravings (0.8%), and 
muscular pain (21.6%) were significantly reduced. Withdrawal symptoms continued to decrease 
from 7 to day 10, where the withdrawal symptomatic decreasing trends stopped and the patients 
were completely recovered. There were few side effects in the effective low dosage. High dos-
ages of clonidine (0.9 - 1.2 mg), 18% of the patients experienced some side effect but these side 
effects rapidly disappeared after a week of treatment. Conclusions: clonidine is an effective drug 
in treating opiate withdrawal syndrome. 
Keywords: clonidine, withdrawal syndrome 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ap_dung_thuoc_clonidin_trong_dieu_tri_hoi_chung_c.pdf