Nghiên cứu lịch sử, chức năng ấn “Sắc mệnh chi bảo” (Từ độ tụ của sử liệu)

Hiện vật mang dòng chữ 勑命之寶 “Sắc mệnh chi bảo” (SMCB) khai quật

tại hố G18, khu G - Vườn Hồng Hoàng thành Thăng Long (HTTL) ở độ sâu 6,38m

dưới mặt nước biển là một hiện vật khảo cổ được giới khoa học và xã hội quan tâm

trong khoảng thời gian gần đây. Đã có nhiều ý kiến khác nhau trong việc nghiên

cứu và giám định cổ vật này. Mỗi ý kiến đưa ra đều có lập luận riêng và cứ liệu

riêng. Bài viết này sẽ thảo luận về vấn đề thao tác luận trong nghiên cứu văn bản

học, giám định niên đại, và nghiên cứu lịch sử-văn hóa của hiện vật đang xét, cũng

như ấn SMCB nói riêng và loại hình ấn SMCB nói chung. Bài viết đề xuất khái

niệm “độ tụ sử liệu” để nhận định về niên đại văn hóa của hiện vật, tức là nghiên

cứu hiện vật này từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau ở góc độ liên ngành, bao gồm

khảo cổ học lịch sử, sử liệu học - sử học, ấn chương học, lịch sử hành chính Sử

liệu ở đây bao gồm sử liệu văn vật (hiện vật khảo cổ) và sử liệu văn hiến (tư liệu

chữ viết). Về mặt lý thuyết, khi độ tụ của sử liệu càng cao thì giả thuyết càng thuyết

phục; khi độ tụ của cứ liệu phân tán thì sẽ có nhiều giả thuyết khác nhau, và các

giả thuyết đều yếu (ở những mức độ khác nhau). Và một giả thuyết được coi là có

độ tin cậy cao hơn khi cứ liệu có hệ thống và có mối quan hệ mật thiết với nhau

(tính liên văn bản).

pdf 23 trang yennguyen 6980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu lịch sử, chức năng ấn “Sắc mệnh chi bảo” (Từ độ tụ của sử liệu)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu lịch sử, chức năng ấn “Sắc mệnh chi bảo” (Từ độ tụ của sử liệu)

Nghiên cứu lịch sử, chức năng ấn “Sắc mệnh chi bảo” (Từ độ tụ của sử liệu)
90 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ, CHỨC NĂNG 
ẤN “SẮC MỆNH CHI BẢO” 
(từ độ tụ của sử liệu)
 Trần Trọng Dương*
Hiện vật mang dòng chữ 勑命之寶 “Sắc mệnh chi bảo” (SMCB) khai quật 
tại hố G18, khu G - Vườn Hồng Hoàng thành Thăng Long (HTTL) ở độ sâu 6,38m 
dưới mặt nước biển là một hiện vật khảo cổ được giới khoa học và xã hội quan tâm 
trong khoảng thời gian gần đây. Đã có nhiều ý kiến khác nhau trong việc nghiên 
cứu và giám định cổ vật này. Mỗi ý kiến đưa ra đều có lập luận riêng và cứ liệu 
riêng. Bài viết này sẽ thảo luận về vấn đề thao tác luận trong nghiên cứu văn bản 
học, giám định niên đại, và nghiên cứu lịch sử-văn hóa của hiện vật đang xét, cũng 
như ấn SMCB nói riêng và loại hình ấn SMCB nói chung. Bài viết đề xuất khái 
niệm “độ tụ sử liệu” để nhận định về niên đại văn hóa của hiện vật, tức là nghiên 
cứu hiện vật này từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau ở góc độ liên ngành, bao gồm 
khảo cổ học lịch sử, sử liệu học - sử học, ấn chương học, lịch sử hành chính Sử 
liệu ở đây bao gồm sử liệu văn vật (hiện vật khảo cổ) và sử liệu văn hiến (tư liệu 
chữ viết). Về mặt lý thuyết, khi độ tụ của sử liệu càng cao thì giả thuyết càng thuyết 
phục; khi độ tụ của cứ liệu phân tán thì sẽ có nhiều giả thuyết khác nhau, và các 
giả thuyết đều yếu (ở những mức độ khác nhau). Và một giả thuyết được coi là có 
độ tin cậy cao hơn khi cứ liệu có hệ thống và có mối quan hệ mật thiết với nhau 
(tính liên văn bản).
1. Hiện vật SMCB từ góc độ khảo cổ học lịch sử
Hiện vật SMCB được các nhà khảo cổ học (ví dụ Tống Trung Tín, Hoàng Văn 
Khoán) công bố là được tìm thấy tại lớp văn hóa thời Trần với địa tầng ổn định, 
có những di vật có niên đại Trần đi kèm, được ngăn cách với lớp vô sinh, dưới lớp 
văn hóa thời Lê sơ.(1) Tác giả Lê Văn Lan đi xa hơn với bốn kết luận: “Chiếc ấn này 
được tạo tác trong thời gian từ ngày 19 tháng Giêng năm 1258 đến ngày 29 tháng 
Giêng năm 1258. Đó là lần đầu tiên có một hiện vật khảo cổ học thuộc thời Trần 
được xác định thời gian tạo tác cụ thể từng ngày. Chiếc ấn được tạo tác tại huyện 
Ngự Thiên, phủ Long Hưng nay thuộc tỉnh Thái Bình. Chủ sở hữu của ấn gỗ là vua 
Trần Thái Tông. Đã có tác dụng được phát huy ngay khi được tạo tác và để lại bài 
học cho đến thời vua Trần Anh Tông và vua Trần Minh Tông, tức là 58 năm sau khi 
* Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 
91Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
nó ra đời”.(2) Việc đào được hiện vật SMCB trong lớp văn hóa thời Trần cho phép 
nghĩ đến giả thuyết rằng hiện vật có khả năng thuộc niên đại thời Trần. Song, cũng 
phải nghĩ đến các khả năng sai số của phương pháp giám định niên đại và lớp văn 
hóa của khảo cổ học lịch sử. 
Thảo luận thứ nhất: Lớp văn hóa chỉ là tương đối và chỉ là một kênh tham 
chiếu. Tính tương đối của lớp văn hóa là điều có thể hiểu được khi một hiện vật 
nào đó dù xuất hiện trong một lớp văn hóa khảo cổ thì vẫn chưa phải là khả tín 
tuyệt đối. Ví dụ, viên gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên” đào được ở Hoa 
Lư. Các tác giả dựa vào vật liệu và phương pháp xây dựng đoán định rằng gạch 
này thuộc về thời Đinh - Lê.(3) Dựa trên cứ liệu này, một số người đưa ra giả thuyết 
rằng, ĐẠI CỒ VIỆT thực chất chỉ là quốc hiệu ĐẠI VIỆT vốn bị ngoa truyền qua 
các bộ sử đời sau. Tuy nhiên, việc xác định niên đại các viên gạch này cần phải 
bàn lại, như phản biện của Tạ Chí Đại Trường(4) và Trần Trọng Dương.(5) Liệu đó 
có phải là gạch của đời Lý qua một đợt xây lại nào đó mà sử sách không nhắc đến? 
Vì sao toàn bộ hệ thống sử liệu thành văn chính thống đều ghi là “Đại Cồ Việt”? 
Và Đại Việt sử ký toàn thư cùng nhiều bộ sử khác đã ghi rõ quốc hiệu Đại Cồ Việt 
大瞿越 do vua Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968 SCN. Đại Cồ Việt là quốc hiệu đầu 
tiên, được dùng trong 8 đời vua của 3 triều Đinh, Tiền Lê, Lý, với quãng thời gian 
dài 86 năm (từ 968 - 1054). Tức là mãi đến năm 1054, vua Lý Thái Tông mới đặt 
lại quốc hiệu là Đại Việt.(6) Dẫn lại ví dụ trên, bài viết muốn nhận định rằng: dù 
SMCB đào được ở tầng văn hóa đời Trần là một xuất phát điểm để đưa ra các giả 
thuyết khoa học, chứ chưa thể coi đó là định đề/ kết luận để tìm các cứ liệu chứng 
minh cho định đề!
Thảo luận thứ 2: Bản vẽ cắt lớp mặt bằng di tích đã công bố trong hội thảo 
khoa học tại Hoàng thành Thăng Long do tác giả Tống Trung Tín công bố trong buổi 
Hình 1: Hiện vật SMCB, D.11,5cm x R.11,5 x C.0,5cm. Nguồn: Viện Khảo cổ.
92 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
tọa đàm tổ chức ngày 26/2/2016 tại Hoàng thành Thăng Long, chỉ thấy hai lớp văn 
hóa được thể hiện là lớp văn hóa thời Trần và lớp văn hóa thời Lý. Tại sao một bản 
vẽ cắt lớp mặt bằng của một hố khảo cổ lại chỉ có hai lớp văn hóa sau cùng? Các lớp 
văn hóa thời Nguyễn - Lê đã đi đâu? Các tác giả có thể biện luận rằng ở đây đang 
trình bày về lớp văn hóa Trần và Lý nơi xuất hiện hiện vật SMCB, nhưng việc không 
công bố toàn bộ các lớp văn hóa khiến cho giá trị khoa học của bản vẽ bị giảm sút, 
khiến cho người xem cảm thấy không thực sự khả tín, khiến người đọc không biết 
rằng quy trình khai quật và bóc lớp các tầng văn hóa đã được thực hiện ra sao.(7)
Thảo luận thứ 3: Thêm nữa, hiện vật lại nằm trong một lớp rãnh/ hố (?) cắt 
sâu xuống mặt địa tầng, cắt đôi lớp văn hóa thời Lý. Các tác giả cũng cần lý giải 
rãnh/ hố này là gì? Nếu là rãnh tự nhiên thì dưới đáy của nó vì sao lại không có các 
hiện vật thời Lý? Nếu là hố nhân tạo được tạo ra vào thời Trần thì hố đó là nhằm 
mục đích gì? Đó là hố rác? Hay là mương, rãnh? Ấy là chưa kể đến việc bản vẽ 
không trình bày các lớp văn hóa Lê-Nguyễn (như trên đã thảo luận) khiến người 
đọc cũng nghĩ đến khả năng hố này liệu có phải đào vào thời Trần hay là đào vào 
giai đoạn sau đó? Những nghi vấn này nêu ra ở đây với tinh thần cầu thị, để hy 
vọng rằng nhóm chuyên gia khảo cổ học sẽ công bố một bản vẽ mặt cắt các lớp văn 
hóa đầy đủ hơn, thuyết phục hơn.
Thảo luận thứ 4: Với một hiện vật nằm trong lớp văn hóa nào đó, các nhà 
khảo cổ cần phải công bố và giám định các hiện vật nằm xung quanh, hoặc toàn 
bộ các hiện vật của lớp văn hóa đó. Trong buổi tọa đàm khoa học tại Hoàng thành 
Thăng Long, các nhà khảo cổ học cũng đã đưa ra kết luận giám định rằng: các hiện 
vật xung quanh SMCB đều thuộc thời Trần, nhưng các tác giả không đưa ra bảng 
Hình 2: Vị trí phát hiện hiện vật SMCB. Nguồn: HTTL & VKC.
93Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
số liệu thống kê hiện vật (bao nhiêu hiện vật, các loại hình hiện vật, bản đồ vị trí 
chi tiết của các hiện vật trong lớp văn hóa đó, tương quan giữa SMCB với các hiện 
vật khác,) khiến cho kết luận đưa ra chưa thuyết phục người nghe.
Cuối cùng cần nhấn mạnh lại ở đây một lần nữa rằng: khi phát hiện một hiện 
vật có khả năng thuộc lớp văn hóa thời Trần, thì chúng ta cần thực hiện nghiên cứu 
và giám định hiện vật SMCB ở cả hai chiều hướng: 
(1) Giả thuyết 1 - hướng đồng thuận: để thử tìm hiểu xem liệu hiện vật này có 
khả năng tồn tại trong lịch sử hay không (cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn)? 
(2) Giả thuyết 2 - hướng phản biện: cần đặt nó trong một hệ thống sử liệu lịch 
đại rồi từ đó tiến hành nghiên cứu so sánh liên văn bản, liên văn hóa, nghĩa là phải 
đặt hiện vật SMCB trong bối cảnh thời đại, bối cảnh lịch sử và văn hóa Việt Nam 
trong tương quan với lịch sử văn hóa khu vực. 
Thực ra, cả hai hướng này cần thực hiện đồng thời, song song, độc lập; nhưng 
cũng phải tham chiếu kết quả và phương pháp với nhau.
2. Những vấn đề xung quanh việc giám định hiện vật SMCB
Trước một hiện vật gỗ khắc rõ ràng bốn chữ triện “勑命之寶”,phần lớn các 
nhà nghiên cứu đều nghĩ đến giả thuyết cao nhất: rằng đây là một hiện vật ấn. 
Song, vẫn còn nhiều câu hỏi và giả thuyết được đặt ra trước hiện vật này. 
Vì sao, một hiện vật quý (nếu như đó là ấn của triều đình) lại chỉ là ấn gỗ? 
GS Lê Văn Lan đã đưa ra giả thuyết đây chính là con ấn gỗ được khắc tạm trong 
thời gian kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Điểm này tôi sẽ có phản biện về 
mặt sử liệu học ở sau.
Vì sao, ấn gỗ lại bị gãy đôi? Vết gãy đôi đó là do gãy ngẫu nhiên hay do sức 
người tác động? 
Nếu là ấn tạm dùng trong lúc việc quân cấp bách, nhưng đến khi hồi kinh tìm 
lại ấn thật bị mất thì không hủy hoàn toàn (đốt, hóa?) mà lại vứt đi hoặc bỏ vào 
hố rác? Điển lệ triều đình phong kiến xưa đã có những quy định về việc hủy và sử 
dụng ấn như thế nào?
Vì sao ấn gỗ lại không có núm? Hoặc nếu có núm sao lại phải dùng vật liệu 
kết dính? Về mặt kỹ thuật chế tác thì phôi ấn (nếu là ấn không phải dạng trụ, khối) 
thì ấn đó làm liền khối dễ dàng và tiện lợi hơn là ghép từ hai phôi gỗ tách rời. Việc 
tách rời hai mảnh như vậy vừa bất lợi về lực vừa bất lợi về độ bền của đồ vật.
Cũng chính vì những câu hỏi này mà các chuyên gia đã đưa ra nhiều giả 
thuyết khác nhau: (1) có thể đó là một dạng hiện vật vốn chỉ là một mảnh ghép 
trong một kết cấu gỗ nào đó mà ta chưa biết; (2) cũng có thể đó là dạng tín phù; 
(3) hay đó là một dạng phôi ấn được dùng để đúc ấn thật. Giả thuyết thứ nhất rất 
94 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
yếu, bởi nếu là một chi tiết của một kết cấu gỗ thì lý giải làm sao về kiểu khắc 
chữ ngược? Giả thuyết thứ hai cũng không có nhiều cơ sở, bởi văn hóa tín phù (hổ 
phù) ở Việt Nam hiện cũng chưa có cơ sở khảo chứng. Song chuyên gia đề xuất 
giả thuyết thứ hai cũng đã loại trừ giả thuyết này. Thêm nữa, sử dụng SMCB (vốn 
là đóng trong giấy tờ) để làm tín phù thì cũng khó có khả năng xảy ra. Còn nếu là 
phôi ấn thì phôi đó phải là chữ khắc theo dạng dương văn, còn ấn ở đây lại khắc âm 
văn. Tất cả các giả thuyết này đều chỉ là đưa ra biên độ lớn nhất của các khả năng 
để giới học thuật cùng nhau suy nghĩ và cân nhắc.
Về mặt mỹ thuật - thư pháp, lối triện thư được thể hiện bằng kỹ pháp nhập 
bút và hồi phong điển hình để tạo thành các tuyến điều dạng ngọc trợ (đũa ngọc), 
đây là lối thư thể được sử dụng phổ biến vào thời Lê trung hưng và Nguyễn. Song 
hiện chúng ta chỉ có 2 hiện vật ấn Trần (xem đoạn sau về Nội Mật Viện ấn và Bình 
Tường thổ châu chi ấn) đều được thể hiện bằng các tuyến điều cửu trùng. Nếu tìm 
được sử liệu quy định dạng thức cửu trùng như một phong cách chính thống thì ta 
có thể có thêm một tiêu chí tương đối chắc chắn để giám định phong cách và niên 
đại của thư pháp. Qua kinh nghiệm của cá nhân, cùng tham khảo các thư gia hiện 
tại, và một số chuyên gia về sắc phong, chúng tôi xác định rằng, phong cách thư 
pháp này thuộc về triều Lê chứ không phải là Nguyễn. Còn để xác định thuộc Lê 
trung hưng hay Lê sơ, thì cần thêm cứ liệu mới có thể xác quyết được.
Về mặt đao pháp, chúng tôi thấy kỹ thuật đao pháp tương đối không ổn định. 
Phần lưng gờ của ngọc trợ lồi lõm khác nhau, như khảo tả dưới đây. Phần ngọc trợ 
của chữ CHI (之) là đều và ổn định nhất, do chữ ít nét và không gian thoáng. Chữ 
BẢO ( ) có vết dao ăn dọc theo nét sổ của chữ vương(王)bên phải (xem hình 1), 
và cắt 2 nét ngang phía trên của chữ vương còn lại. Thêm một vết dao ăn lẹm phần 
lớn nét bên trái của bộ bối, và một vết lẹm cắt giữa 4 nét hoành của bộ bối. Các nét 
ngọc trợ của chữ SẮC (敕) là nhiều dấu vết nghi vấn. Phần bộ THÚC (束) phẳng 
như bị mài, nên không còn lưng của ngọc trợ, nhưng đôi chỗ vẫn còn rãnh hằn của 
đao pháp. Bộ bán văn/ phộc (攴) đao pháp đi tệ nhất, dường như lưỡi đục vũm đã 
khiến các nét ngọc trợ ăn thành dạng rãnh. Một điểm thô phác khác của chiếc ấn 
này là xuống lòng/ hạ lòng tương đối cẩu thả. Rõ nhất là phần lòng nền của chữ 
CHI, khoảng trống rộng nhất, dễ xuống lòng nhất thì cũng gồ lên. Điều này tối kỵ 
trong khắc ấn, vì khi lấy mực đóng ấn chắc chắn phần này sẽ lem son vào giấy! 
Nhiều chỗ khác cũng không xuống lòng, như: phần giữa 2 nét ngang của chữ CHI, 
phần giữa chữ CHI và chữ BẢO, phần giữa hai bộ NGỌC của chữ BẢO, phần giữa 
chữ SẮC và chữ MỆNH, phần giữa bộ NHÂN và bộ NHẤT của chữ MỆNH, phần 
giữa bộ khẩu của chữ MỆNH, Quá nhiều lỗi cơ bản của một con ấn! Cuối cùng, 
phần lỗi nhất của con dấu chính độ dày 0,5cm, quá mỏng, cộng thêm việc xuống 
lòng hơi sâu. Đây là hai nguyên nhân sẽ khiến cho ấn bị gãy khi phải chịu một lực 
95Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
nhất định nào đó. Tiểu kết ở đây, chúng tôi cho rằng, đây là một con dấu rất kém 
chất lượng.
Vấn đề giám định về hiện vật cần phải tiếp tục ở các khâu: xác định chất liệu 
gỗ, niên đại gỗ, chất liệu keo gắn (nếu có), Sau khi có kết quả giám định tương 
đối đáng tin cậy thì các nhà nghiên cứu mới có thể tiếp tục thảo luận.
Như vậy, với hiện vật có khắc chữ SMCB, chúng tôi tạm thời đi đến hai nhận 
định sau: (1) cần tiếp tục giám định xem hiện vật SMCB có phải một chiếc ấn thực 
thụ; (2) chưa thể khẳng định hiện vật SMCB có niên đại Trần - tương ứng với lớp 
khảo cổ được công bố. Tất cả vẫn còn là nghi vấn khoa học, chờ được giải mã.
3. Hiện vật SMCB nhìn từ sử liệu văn hiến
Một số nhà khoa học như Lê Văn Lan, Hoàng Văn Khoán, dựa trên các sử 
liệu Việt Nam đã có những giả thuyết tương đối mạnh dạn để giải mã hiện vật này. 
Chúng tôi sẽ dẫn lại các sử liệu ở đây để cùng biện luận về tính chất của những sử 
liệu cũng như nội dung mà chúng đề cập.
3.1. Sử liệu 1: Khảo về Nội Mật [Viện] ấn và Môn Hạ Sảnh ấn thời Trần
Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) ghi chép về việc khắc ấn gỗ thời Trần vào 
năm 1257 như sau: “Khi vua thân hành thống lĩnh sáu quân đi chống giặc, quan 
giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên rường điện Đại Minh, chỉ đem ấn Nội Mật đi theo. 
Giữa đường, ấn ấy lại mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ 
làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng con ấn bị mất, ấn báu giấu 
đi vẫn còn nguyên chỗ cũ”.(8)
Hai chi tiết khiến một số nhà nghiên cứu nhận định đoạn sử liệu đang nói về 
ấn SMCB phát hiện ở HTTL đó là: (1) ấn làm bằng gỗ; (2) ấn này được làm vào 
năm 1257 triều Trần. Suy ra SMCB chính là chiếc ấn mà ĐVSKTT đề cập. Tuy 
nhiên, sử liệu đang nói đến 2 loại ấn khác nhau: (1) bảo tỷ truyền quốc được giấu 
trên thượng lương của điện Đại Minh; và (2) Nội Mật ấn đem theo để dùng cho 
các việc văn thư giấy tờ trong việc quân. Tam đoạn luận mà các nhà khoa học đề 
xuất, không đơn giản như vậy. Bởi cần xác định “Nội Mật ấn” là ấn gì? Như trình 
bày dưới đây.
Cần nhận định rằng, ấn Nội Mật đang xét không phải là dạng ấn quan trọng 
như bảo tỷ. Thứ nữa, đến nay, chúng ta cần xác định rõ ấn Nội Mật là ấn gì? Có chức 
năng như thế nào? Do cơ quan nào sử dụng? Sử dụng ở những công việc hành chính 
nào? Đó là ấn có khắc 2 chữ “内密”? Hay là ấn do các viên quan Hành khiển trong 
Nội Mật Viện giữ? Xét Lịch triều hiến chương loại chí phần Quan chức chí có viết: 
“[Trần] Thánh Tông niên hiệu Thiệu Long năm thứ 10 [1267], đặt Hàn Lâm Viện 
Học Sĩ, Trung Thư Sảnh, Trung Thư Lệnh. Lại đặt Hành Khiển Ty ở hai cung [gồm]: 
96 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
Hành Khiển Tả Hữu Ty ở cung Thánh Từ (chỗ Thượng hoàng ở), [và] Hành Khiển 
Ty ở cung Quan Triều (chỗ Hoàng đế ở), gọi chung là Nội Mật Viện”.(9) Như vậy, 
Nội Mật Viện là cơ quan hành khiển (giúp việc ấn chương, từ hàn, cấm quân) của 
các Hoàng đế và Thượng hoàng triều Trần, bao gồm hai bộ phận. Tên gọi Nội Mật 
Viện tồn tại 57 ... 
quốc hiệu là Đại Cồ Việt. [Trần Trọng Dương 2009].
(7) Ví dụ về công bố quy trình bóc lớp văn hóa đã từng được thực hiện bởi PGS, TS Lâm Mỹ 
Dung trong việc khai quật và công bố về hạt thóc Thành Dền. 
com/2010/05/gioi-thieu-anh-qua-trinh-phat-hien-thoc.html. Ngoài ra còn phải công bố các 
bản vẽ mặt bằng từng lớp, cùng hệ thống hồ sơ khai quật hữu quan. Càng minh bạch thì 
càng có lợi cho khoa học.
(8) Nguyên văn: 時,帝親率六師禦冦。掌印官倉卒藏宝玺於大明殿梁上,但帶内密印隨行。途中印
又亡。軍中文書無印,帝命工刻木為之。及駕回京,又有進亡印者,所藏宝玺依然猶在.Đại Việt 
sử ký toàn thư, Sđd, tập II, tr. 29. Bản dịch dịch là ấn báu là không chính xác, nguyên văn 
bảo tỷ. Đây chỉ bảo tỷ của vua, thiết nghĩ nên giữ nguyên thuật ngữ.
(9) Nguyên văn: 聖宗 紹隆...十年置翰林院學士、中書省、中書令。又設兩宮: 行遣司聖慈
宮-上皇所居、行遣左右司官朝宮-皇帝所居、行遣司並謂之內密院 潘輝注 Phan Huy Chú. 
1820.《歷朝憲章類誌》.卷之十三:官職誌。東洋文庫 (Đông Dương văn khố, Nhật Bản), tr. 
5b. Lịch triều hiến chương loại chí, quyển XIII, Quan chức chí, Hà Nội, Nxb Giáo dục, Tb 
2007, tr. 529.
108 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
(10), (11) Lịch triều hiến chương hoại chí, Sđd, tr. 6a.
(12) Nguyên văn: 隆 慶 五 年 五 月 二 十 三 日 造.
(13) Nhiều tác giả. 2003. Cổ vật Việt Nam. Bộ Văn hóa-Thông tin, Cục Bảo tồn Bảo tàng, Bảo 
tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, tr. 98. 
(14) Nguyễn Văn Huyên. “Bước đầu tìm hiểu các ấn đồng cổ đã biết được ở nước ta”. Tạp chí 
Khảo cổ học, số 20-1976, tr. 49. Theo ông, “Môn Hạ Sảnh ấn” phát hiện tại xã Hương Giang, 
huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh năm 1962.
(15) Nguyễn Công Việt. 2000. “Về một quả ấn đồng thời Trần”. Tạp chí Hán Nôm, số 2 (43)/2000, 
tr. 29-32.
(16) Nguyễn Công Việt, 2000, Bđd. Về “Tam sảnh” xin xem thêm Nguyễn Minh Tường. 2016. Tổ 
chức bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam (từ năm 939 đến năm 1884). Hà Nội, Nxb Khoa 
học Xã hội, tr. 128-129. Đến năm 1398, Hồ Quý Ly còn cách chức Hành khiển Hà Đức Lân 
xuống làm Hộ Bộ Thượng thư. [ĐVSKTT 1998, tập 2,Nxb KHXH, tr. 194].
(17) Nguyên văn: 丙辰,三年元延祐三年,春二月,閲定文官,及戶口有差.元豊年間,木印帖子者閲定
官以為僞.上皇聞之,曰:此誠官帖子也.因以故事論之,凣居政府而不諳故典則誤事多矣.ĐVSKTT, 
Sđd, tập 2, tr. 101.
(18) ĐVSKTT, Sđd, tập 2: chú 2, tr. 101.
(19) Bài đã phát biểu tại hội thảo tại Hoàng thành Thăng Long (chưa công bố).
(20) “Lý Bân nhà Minh tâu xin Hộ Bộ ban cấp hộ thiếp cho Giao Chỉ, bắt châu huyện làm sổ thuế 
khoá phu dịch và lên danh sách lý trưởng và giáp thủ từng năm. Đại để, cứ 110 hộ là một lý, 
mỗi năm cử 1 lý trưởng, 10 giáp thủ, để nhận các việc lao dịch, hết lượt lại cử từ đầu. Người 
làm lý trưởng, giáp thủ bị roi vọt đánh đập khổ sở khôn xiết”. (明李彬奏請户部頒級交趾户帖
州縣修定賊役黄里長甲首周年圖樣 大率每一百一十户爲一里每年里長一人甲首十人應役周而復始 
當里甲者鞭箠不勝其苦) [ĐVSKTT, Sđd, tập 2, tr. 242]. Hoàng Văn Lâu chú: “Hộ thiếp: như 
sổ hộ tịch, mỗi tấm hộ thiếp có ghi rõ họ tên, quê quán và số đinh trong mỗi hộ, có đánh số 
chữ ký hiệu và đóng một nửa phần dấu kiềm đề phòng khi khám nghiệm. Sổ hộ khẩu thì để 
ở Hộ Bộ, còn hộ thiếp thì phát cho các hộ” (theo Đại Minh hội điển). Minh sử ghi: “Thái Tổ 
làm biên tịch hộ khẩu trong thiên hạ, đặt hộ thiếp, hộ tịch, đều ghi đủ tên tuổi, nơi ở. Tịch thì 
dâng lên Bộ Hộ, thiếp thì trả lại cho dân.” (太祖籍天下戶口,置戶帖、戶籍,具書名、歲、
居地。籍上戶部,帖給之民) [(清)張廷玉等撰。1665-1739。《明史》(Minh sử)。志:凡七十
五卷/ 卷七十七 志第五十三/食貨一/戶口。[底本:清武英殿本]。楊家駱主編. 臺北市 : 
鼎文書局, 民 69 [1980]。P.1878]. Chế độ “thiếp tử”, “hộ thiếp” đã có từ thời Đường, Tống, 
đến Nguyên Minh vẫn tái dụng. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ khảo kỹ về sau.
(21) Mặt khác, chi tiết “ôn chuyện cũ” cũng có thể đề cập đến một điển chế khác nào đó của nhà 
Trần về ấn thời Nguyên Phong. Tuy nhiên, với tình hình sử liệu hiện nay, chúng ta không có 
nhiều thông tin để xác minh thêm chi tiết này.
(22) Hiện chưa rõ bảo tỷ truyền quốc là do Thái thượng hoàng hay Hoàng đế sử dụng, nhưng cơ 
quan quản lý và chịu trách nhiệm đóng bảo tỷ có thể vẫn là Nội Mật Viện/ Môn Hạ Sảnh. 
(23) Ví dụ ấn “Bình Tường thổ châu chi ấn” (平祥土州之印) đúc bằng đồng tháng 04 năm Đại Trị 
5 (1362). [Vu Phượng Chi. 1983. Tạp chí Ấn chi nghiên cứu, số 04/1983; Taniguchi Fusao. 
1996. “Khảo về ấn của Thổ quan phát hiện ở Quảng Tây”. Nghiên cứu niên báo, Sở Nghiên 
cứu Văn hóa Á Phi, Đại học Tokyo, số 31, tháng 3/1997, tr. 176-188; chuyển dẫn Hà Văn 
109Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
Tấn. 1999. “Về một quả ấn Việt Nam thời Trần tìm thấy ở Quảng Tây (Trung Quốc)”. Thông 
báo Khảo cổ học 1999. Tb. 2002 trong Chữ trên đá - chữ trên đồng: minh văn và lịch sử. Hà 
Nội, Nxb Khoa học Xã hội, tr. 167-169. 
(24) Momoki Shiro. 2016. “Thử phân tích quan chế Đại Việt thời Lý thông qua tài liệu văn khắc”. 
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 32, số 1S (2016), tr. 78. 
(25) Nguyên văn: 十六日,奏告天地及太廟,以鑄「順天承運之寶」、「代天行化之寶」、「勑命
之寶」、「制誥之寶」、「御前之寶」、「御前小寶」、共六顆.Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, 
tập 2, tr. 321.
(26) Các bản dịch trước đều dịch là “ấn báu”.
(27) Nguyên văn: 三月初六日,鑄寶璽成,命右弼黎文靈等至太廟奏告。六璽皆以金銀為之。「順
天承運之寶」、藏而不用,傳國用之。「代天行化之寶」征伐用之。「制誥之寶」制詔用之。「
勑命之寶」勑諭及號令、賞罰、大事用之。「御前之寶」帳簿及籍簿用之。「御前小寶」機密用
之。然政事猶用牙印;施行新寶、俱未用之.ĐVSKTT, Sđd, tập 2, tr. 327.
(28) Nguyên văn: 勑旨:恩命,一品用制,武一品文三品用誥,武三四品文四五品用勑,餘並給勘合. 
ĐVSKTT, Sđd, tập 2, tr. 426.
(29) Nguyên văn: 勑旨公侯伯給制命文武百官二品給誥命三品至五品給勑命竜箋六七品給勑命黑爛八
品九品給勘合.ĐVSKTT, Sđd, tập 2, tr. 436.
(30) Tư liệu cá nhân của Trần Thị Xuân (chưa công bố). Xin cảm ơn vì đã trỏ nguồn sử liệu 3c 
và 3d. 
(31) Dĩ nhiên, thể chế nhà Minh cũng kế thừa từ nhà Tống. [Nguyễn Minh Tường. 2016. Tổ chức 
bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam (từ năm 939 đến năm 1884). Hà Nội, Nxb Khoa học 
Xã hội, tr.152-158]. Cụ thể xin được khảo sát trong dịp khác.
(32) Nguyễn Công Việt. 2005. Ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX. Hà Nội, 
Nxb KHXH, tr. 130.
(33) Về Tư Lễ Giám / Ty Lễ Giám, chuyên giữ việc ấn tín của Hoàng triều, được ghi chép rất 
rõ trong Lê triều hội điển, bản dịch từ sách Một số văn bản điển chế pháp luật Việt Nam, 
Nguyễn Ngọc Nhuận chủ biên, tập 2, Nxb KHXH, 2006. [Chuyển dẫn Phạm Văn Tuấn. 2016. 
“Ấn “Sắc mệnh chi bảo” ở Hoàng thành Thăng Long, và trào lưu phát ấn đương đại”. Hội 
thảo khoa học quốc gia “Vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại”. Viện Nghiên cứu 
Hán Nôm, Hà Nội.
(34) Vu Điền, một nước thuộc Tây Vực, xưa gọi là Khotan, ngày nay thuộc Khu tự trị Tân Cương 
(Trung Quốc). Vu Điền là khu vực nổi tiếng có ngọc đẹp của Trung Quốc, chuyên dùng để 
chế đồ tinh phẩm. [Phạm Văn Tuấn 2016].
(35) Nguyên văn: 明初寶璽十七。其大者曰「皇帝奉天之寶」,曰「皇帝之寶」,曰「皇帝行
寶」,曰「皇帝信寶」,曰「天子之寶」,曰「天子行寶」,曰「天子信寶」,曰「制誥之
寶」,曰「敕命之寶 」,曰「廣運之寶」,曰「皇帝尊親之寶」,曰「皇帝親親之寶」,
曰「敬天勤民之寶」;又有「御前之寶」、「表章經史之寶」及「欽文之璽」、「丹符出驗
四方」。洪武元年欲制寶璽,有賈胡浮海獻美玉,曰:「此出于闐,祖父相傳,當為帝王寶
璽。」乃命製為寶,不知十七寶中,此玉製何寶也。成祖又製「皇帝親親之寶」、「皇帝
奉天之寶」、「誥命之寶」、「 敕命之寶」。 (清)張廷玉等撰。1665 - 1739。《明史》
(Minh sử). 志:凡七十五卷/ 卷六十八: 志第四十四/ 輿服四/ 皇帝寶璽.[底本:清
武英殿本]。楊家駱主編. 臺北市 : 鼎文書局, 民 69 [1980] 1657 - 1658.
110 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
(36) Vương Thiệu Tỷ. 2000. Truyền quốc ngọc tỷ. Thượng Hải, Thượng Hải thư điếm xuất bản 
xã, tr.365-367. [Chuyển dẫn Phạm Văn Tuấn 2016].
(37) 片岡一忠。『中国官印制度研究』。東方書店。 2008。p.213。Cảm ơn bạn Kazuki Yoshikawa 
đã cung cấp nguồn sử liệu và tài liệu nghiên cứu này.
(38) (明)宋濂等。1369 - 1370。《元史》(Nguyên sử). 底本:洪武九十九卷本和南監本。楊家
駱主編。 臺北市 : 鼎文書局, 民 70 [1981].
(39) (宋)歐陽修,宋祈撰。1044 - 1060《新唐書》(Tân Đường thư). 底本:北宋嘉祐十四行
本。臺北市 : 鼎文書局, 民 70 [1981].
(40) (後晉)劉昫撰。940 - 945。《舊唐書》(Cựu Đường thư). 底本:清懼盈齋刻本。臺北市 : 鼎
文書局, 民 70 [1981].
(41) (宋)歐陽修撰,(宋) 徐無黨注。1036 - 1053。《新五代史》(Tân Ngũ Đại sử). 底本:南宋慶
元本。楊家駱主編。臺北市 : 鼎文書局, 民 69 [1980].
(42) (宋)薛居正(公元 912-981年)等撰。《舊五代史》(Cựu Ngũ Đại sử). 底本:南昌熊氏曾影
庫本。楊家駱主編。臺北市 : 鼎文書局, 民 70 [1981].
(43) (元)脫脫等撰。 (Tống sử).底本:元至正本配補明成化本。楊家駱主編。 臺北市 : 鼎文書
局, 民 69 [1980].
(44) Quốc Sử Quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục chính biên. Đệ nhị kỷ: Quyển I: Thực lục về 
Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, trang 40.
(45) Đại Nam thực lục, Sđd, tập 2, tr. 667.
(46) Minh Mệnh chính yếu, 1974, P.27.
(47) 1993, Huế, Nxb Thuận Hóa, tr. 34.
(48) Nguyễn Đình Chiến, Phạm Quốc Quân, Nguyễn Công Việt. 2009. Kim ngọc bảo tỷ của 
Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam (Royal Seals of the Nguyễn Dynasty in 
Vietnam). Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xuất bản. SMCB, tr. 21, 125-126. Chế cáo chi 
bảo: “được đóng trên tờ huân giới, sắc, chiếu mệnh, sai phái các quan văn võ cùng chiếu 
văn thăng giáng cấp bậc hay răn dạy quan tướng.”, tr. 21.
(49) 罗竹风 (主编). (1994).《汉语大词典》 (Hán ngữ đại từ điển).(第5卷/全7卷)- .汉语大词典出
版社.P.458, 794. (清)崑岡等奉敕著. 大清會典事例(光緒朝).清光緒二十五年 (1899) 石印本.
(50) Nguyên văn: 漢制度曰:「帝之下書有四:一曰策書,二曰制書,三曰詔書,四曰誡敕。策書
者,編簡也,其制長二尺,短者半之,篆書,起年月日,稱皇帝,以命諸侯王。三公以罪免亦賜
策,而以隸書,用尺一木,兩行,唯此為異也。制書者,帝者制度之命,其文曰制詔三公,皆璽
封,尚書令印重封,露布州郡也。詔書者,詔,告也,其文曰告某官云〔云〕, 如故事。誡敕
者,謂敕刺史、太守,其文曰有詔敕某官。」。(劉宋)范曄撰 & (唐)李賢等注 & (晉)司馬彪補志.《
後漢書》(Hậu Hán thư). 底本:宋紹興本。楊家駱主編。臺北市 : 鼎文書局, 民70 [1981].24頁.
(51) Nguyên văn: 宋敕或用之於獎諭,非敕初意。明制,差遣諸臣,...六品以下官贈封稱敕命,...
Chính tự thông là cuốn loại thư văn tự do Trương Tự Liệt soạn cuối niên hiệu Sùng Trinh 
nhà Minh. Sách sau được Khang Hy tự điển tham khảo. [漢語大詞典編纂處(整理).2002.<康
熙字典>.上海:標點整理本。漢語大詞典出版社.P.418].
(52) 國史編纂委員會編。 (Triều Tiên vương triều thực lục). [서울特別市] : 國史編纂
委員會 : 東國文化社, 檀紀 4288-4291 [1955-1958]. P1-2, 12, 179, 127.
(53) Nguyên văn: 五品以上授誥命,六品以下授敕命。/公侯伯及一品至五品誥命、六品至九品
敕命 (清)張廷玉等撰。1665 - 1739.《明史》(Minh sử)。 [底本:清武英殿本]。楊家駱
主編. 臺北市 : 鼎文書局, 民 69 [1980].P.1736, 1807.
111Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
(54) Nguyên văn: “西域僧大寶法王來朝,帝將刻玉印賜之,以璞示淮。淮曰:「朝廷賜諸番制
敕,用『敕命』、『廣運』二寶。今此玉較大,非所以示遠人、尊朝廷。」帝嘉納。” (清)
張廷玉等撰。1665 - 1739。《明史》(Minh sử).[底本:清武英殿本]。楊家駱主編. 臺北
市 : 鼎文書局, 民 69 [1980].P.4124.
(55) Thùy Vinh. 2001. “Tìm thấy hai đạo sắc thời Hồng Đức”. TC Hán Nôm, số 2 (47), tr. 58-66. 
Hiện cũng có ý kiến trái chiều về niên đại và văn bản của các sắc này. Tuy nhiên, chưa có 
công bố chính thức, nên chúng tôi vẫn theo kết quả khảo sát, nghiên cứu của Thùy Vinh.
(56) Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, mục “Những phông tài liệu bằng chữ Hán - Nôm” do Cục Lưu 
trữ Nhà nước xuất bản năm 1989. [Chuyển dẫn Thùy Vinh, 2001].
(57) Nguyễn Công Việt. 2005. Ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX. (Chương: 
Ấn chương Việt Nam thời Mạc). Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
(58) Cung Khắc Lược, Chu Quang Trứ. 1995. “Về đạo sắc “Tử Dương thần từ” sớm nhất hiện 
còn”. TC Hán Nôm, số 1 (22), tr. 73-75.
(59) Lê Xuân Quang. 1998. “Ấn tín và chính sách phong sắc thần linh độc đáo thời Nguyễn Tây 
Sơn”. Thông báo Hán Nôm học 1998. Nxb KHXH, tr. 247-249.
(60) Xem và khảo sát thêm Bảo tàng Hà Tĩnh. 2013. Sắc phong Hà Tĩnh (tập 1). Biên dịch: Đinh 
Khắc Thuân, Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Kim Măng, Vương Thị Hường, Phạm Văn Đức, 
Nguyễn Hương Lan. Hà Tĩnh. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên. 2010. Sắc 
phong trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (4 tập). Vương Thị Hường dịch. Hưng Yên.
(61) Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. 2013. Ấn chương trên châu bản triều Nguyễn. Nguyễn Thị 
Thu Hường, Đoàn Thị Thu Thủy, Nguyễn Công Việt biên soạn. Hà Nội, Nxb Hà Nội. Bộ 
Ngoại giao - Ủy ban Biên giới Quốc gia. 2013. Tuyển tập các châu bản triều Nguyễn về thực 
thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hà Nội, Nxb Tri thức. 
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. 2016. Ngự phê trên châu bản triều Nguyễn (1802 - 1945). Hà 
Văn Huề (Chủ biên), Đoàn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Thu Hường, Nguyễn Thị Thảo (Biên 
soạn). Đinh Thanh Hiếu (Hiệu đính). Hà Nội, Nxb Đại học Sư phạm.
(62) Lê Liêm. “Đạo sắc phong và tấm lệnh chỉ tại nhà thờ Tiến sĩ Phí Đăng Nhậm”. Thông báo 
Hán Nôm học 2005. Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 398- 400.
(63) Sử liệu 3 đã dẫn trong ĐVSKTT. Do chưa tìm được hiện vật, nên mục này chưa rõ có khả 
năng thực thi bảo tỷ SMCB đến đâu. Tạm đặt dấu hoa thị * coi như khả năng có thể xảy ra 
về mặt lý thuyết. Chờ sau này tiếp tục sưu tầm. Xin lưu ý, về mặt hiện vật SMCB thời Lê sơ, 
có hai ấn SMCB. Một cái làm bằng kim loại, mang tính biểu tượng; và một cái làm bằng ngà 
để sử dụng trong thực tế.
(64) Xem thêm sự ảnh hưởng mô hình nhà nước giữa Việt Nam và Trung Hoa: Woodside, 
Alexander B. (1971): Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of Nguyen 
and Ch’ing Civil Government in the First half of the Nineteenth Century. Cambridge. Mass: 
Havard University Press. 
TÓM TẮT
Hiện vật bằng gỗ mang dòng chữ “Sắc mệnh chi bảo” khai quật được ở Hoàng thành 
Thăng Long năm 2013 là một hiện vật khảo cổ được giới khoa học và xã hội quan tâm trong 
khoảng thời gian gần đây. Đã có nhiều ý kiến khác nhau trong việc nghiên cứu và giám định cổ 
vật này, trong đó có ý kiến cho rằng đây là chiếc ấn thời Trần. Bài viết này đề xuất khái niệm “độ 
112 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
tụ của sử liệu” để nhận định về niên đại văn hóa của hiện vật đang xét, tức là nghiên cứu hiện 
vật này từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau (bao gồm hiện vật khảo cổ và tư liệu chữ viết) ở góc 
độ liên ngành. Về mặt lý thuyết, khi “độ tụ của sử liệu” càng cao thì giả thuyết càng thuyết phục. 
Kết quả khảo cứu của bài viết cho thấy độ tụ của các sử liệu đều tập trung cho giả thuyết: 
loại ấn triện SMCB và chế độ “Sắc mệnh” là một sản phẩm văn hóa vùng, là sản phẩm của chế 
độ chính trị ở khu vực Đông Á. Chế độ này nhằm thể hiện quyền lực của bậc đế vương qua hình 
thức thăng thưởng cho quan lại và thăng trật cho hệ thống bách thần (đặc biệt ở Việt Nam). Nó 
khởi đầu từ năm 1368 ở Trung Quốc, sau đó ảnh hưởng đến Đại Việt năm 1435 và đến Triều 
Tiên năm 1479. Do vậy mà ít có khả năng, hiện vật Sắc mệnh chi bảo phát hiện tại Hoàng thành 
Thăng Long là chiếc ấn thời Trần.
ABSTRACT
THE STUDY OF HISTORY, FUNCTION OF THE SEAL “SẮC MỆNH CHI BẢO”
(from the convergence of historical documents)
Recently, researchers have taken interest in the wooden seal “Sắc mệnh chi bảo” unearthed 
in Thăng Long Imperial Citadel in 2013. There are various opinions during the study and survey 
of that artifact, including the one confirmed that it was the seal of the Trần Dynasty. This article 
proposes the concept of “convergence of historical documents” to determine the cultural chronology 
of an examined object, id est to study the artifact from various sources (including archaeological 
artifacts and written documents) under disciplinary angles. Theoretically, the higher “convergence 
of historical documents” gets, the more convincing the theory is.
The research results of the article show that the convergence of historical documents 
centers on the hypothesis that the type of “Sắc mệnh chi bảo” seal and the “royal decree” form 
were products of the political regimes in East Asia to manifest the power of emperors through the 
conferment of higher ranks of mandarins as well as gods (especially in Vietnam). It began in 1368 
in China, then spread to Đại Việt in 1435 and arrived in Korea in 1479. Therefore, it is unlikely that 
the object discovered in Thăng Long Imperial Citadel was a seal under the Trần Dynasty.
ĐÍNH CHÍNH
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 6 (132) . 2016, bài “Họ Nguyễn Đức lục chi: “Nguồn 
lớn - Dòng mạnh”” của tác giả Phạm Quang Ái, trang 107, dòng 9, dưới lên, đã in: “Khai tất tiêu 
開必霄” (Mở ra ắt xán lạn); xin sửa lại: “Hữu khai tất tiên 有開必先” (Mở ra ắt phải do người 
khởi đầu). Trang 111, dòng 13, dưới lên: đã in Responsible; xin sửa lại: Responsable. 
Xin chân thành cáo lỗi cùng tác giả và bạn đọc.
 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_lich_su_chuc_nang_an_sac_menh_chi_bao_tu_do_tu_cu.pdf