Nghiên cứu lựa chọn trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực chung cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Sử dụng các phƣơng pháp thƣờng quy trong nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, đề tài tiến hành
đánh giá thực trạng việc sử dụng trò chơi vận động trong giảng dạy của giảng viên và thể lực
chung của sinh viên Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên làm cơ sở cho
việc lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp phát triển tố chất thể lực chung cho sinh viên. Bƣớc
đầu ứng dụng các trò chơi vào giảng dạy cho thấy, các tiết học diễn ra hấp dẫn hơn, ý thức học tập
đƣợc nâng lên, mức tăng trƣởng thể lực chung của sinh viên diễn ra mạnh hơn
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu lựa chọn trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực chung cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu lựa chọn trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực chung cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên
ISSN: 1859-2171 TNU Journal of Science and Technology 196(03): 15 - 21 Email: jst@tnu.edu.vn 15 NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Dƣơng Văn Tân Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Sử dụng các phƣơng pháp thƣờng quy trong nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, đề tài tiến hành đánh giá thực trạng việc sử dụng trò chơi vận động trong giảng dạy của giảng viên và thể lực chung của sinh viên Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên làm cơ sở cho việc lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp phát triển tố chất thể lực chung cho sinh viên. Bƣớc đầu ứng dụng các trò chơi vào giảng dạy cho thấy, các tiết học diễn ra hấp dẫn hơn, ý thức học tập đƣợc nâng lên, mức tăng trƣởng thể lực chung của sinh viên diễn ra mạnh hơn. Từ khóa: Lựa chọn; Thể lực chung; trò chơi vận động; Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên. Ngày nhận bài: 15/11/2018; Ngày hoàn thiện: 30/01/2019; Ngày duyệt đăng: 20/3/2019 STUDY TO CHOOSE PHYSICAL GAMES TO DEVELOPE HEALTH OF STUDENTS AT THAI NGUYEN UNIVERSITY OF TECHNOLOGY – THAI NGUYEN UNIVERSITY Duong Van Tan TNU - University of Technology ABSTRACT Using the common scientific methods in studying sports, the study evaluates the actual use of physical games in teaching of teachers and health of students at Thai Nguyen University of Technology – Thai Nguyen University to build the foundation for choosing physical games suitable for developing health of students. Using physical games in teaching shows that the lessons are more interesting and students are more studious and student’s health is better improved. Key words: choose ; health; physical games; University of Technology, Thai Nguyen University Received: 15/11/2018; Revised: 30/01/2019; Approved: 20/3/2019 * Corresponding author: Tel: 0985017000; Email: tantdtttn@gmail.com Dƣơng Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 15 - 21 Email: jst@tnu.edu.vn 16 MỞ ĐẦU Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên (ĐHKTCN – ĐHTN) đƣợc thành lập từ năm 1965. Với hơn nửa thế kỷ thành lập và phát triển, Nhà trƣờng luôn quan tâm, nỗ lực vì lợi ích và tƣơng lai của sinh viên, giữ gìn và phát triển thƣơng hiệu “Kỹ sƣ cơ điện” vốn đã nổi tiếng khắp các tỉnh thành trong cả nƣớc. Bên cạnh việc coi trọng công tác đào tạo chuyên ngành thì Nhà trƣờng cũng rất quan tâm đến phong trào thể dục thể thao (TDTT). Các phong trào TDTT không chỉ đem lại sức khỏe cho mọi ngƣời mà đó còn là nơi giao lƣu, học hỏi, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các đơn vị trong trƣờng. Phát triển thể lực chung là cơ sở, nền tảng để tiếp tục nắm vững kỹ thuật - chiến thuật trong tất cả hoạt động các môn thể thao. Và trò chơi vận động (TCVĐ) là một trong những phƣơng tiện hữu hiệu để phát triển các tố chất thể lực. Qua khảo sát cho thấy một số giảng viên nhận thức chƣa đầy đủ về lợi ích của TCVĐ, lƣợc bỏ các bài tập bổ trợ và đặc biệt là TCVĐ vì cho rằng khó tổ chức tập luyện, mặc dù họ biết rằng TCVĐ chính là một phƣơng tiện giáo dục và giải trí giúp cá nhân đƣợc rèn luyện, giúp tập thể có bầu không khí vui vẻ, thân ái, đoàn kết Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề chúng tôi tiến hành nghiên cứu lựa chọn một số TCVĐ và ứng dụng trong giờ học thể chất nhằm giúp sinh viên tăng cƣờng các tố chất vận động, tạo hứng thú luyện tập, nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và học tập các môn khoa học khác. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu gồm 80 sinh viên chia thành 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm; Phƣơng pháp phỏng vấn; Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm; Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm và phƣơng pháp thống kê toán học. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng việc sử dụng TCVĐ để phát triển thể lực chung cho sinh viên trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên Để đánh giá thực trạng việc phát triển thể lực chung của sinh viên trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN chúng tôi tiến hành tìm hiểu việc sử dụng TCVĐ của sinh viên năm thứ nhất. Tiến hành phỏng vấn 12 giảng viên giảng dạy giáo dục thể chất của trƣờng. Kết quả phỏng vấn đƣợc trình bày ở bảng 1: Bảng 1. Thực trạng việc sử dụng TCVĐ của giảng viên (n = 12) TT Nội dung phỏng vấn Kết quả Thường xuyên Tỷ lệ % Có sử dụng Tỷ lệ % Ít sử dụng Tỷ lệ % 1 Trò chơi được sử dụng Trò chơi định hƣớng phản xạ khéo léo: - Bóng qua hầm - Bóng chuyền sáu - Bịt mắt bắt dê - Giăng lƣới bắt cá 3 25 2 17 7 58 Trò chơi phát triển sức mạnh chân: - Mèo đuổi chuột - Chạy tiếp sức - Lò cò một chân 3 25 5 42 4 33 Dƣơng Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 15 - 21 Email: jst@tnu.edu.vn 17 TT Nội dung phỏng vấn Kết quả Thường xuyên Tỷ lệ % Có sử dụng Tỷ lệ % Ít sử dụng Tỷ lệ % Trò chơi rèn luyện kỹ năng ném, co kéo và sức mạnh tay: - Ném trúng đích - Kéo co - Đẩy xe bò - Cƣớp cờ 5 42 3 25 4 33 Trò chơi phát triển kỹ năng phối hợp: - Bóng chuyền qua đầu - Giăng lƣới bắt cá - Chuyền nhanh, nhảy nhanh 4 33 3 25 5 42 2 Thời gian sử dụng trò chơi mỗi buổi tập Từ 10 – 15 phút 0 0 8 67 4 33 Từ 5 – 10 phút 10 83 2 17 0 0 Dƣới 5 phút 0 0 0 0 0 0 3 Số lần sử dụng trò chơi trong tuần: 3 lần 0 0 0 0 0 0 2 lần 0 0 0 0 0 0 1 lần 8 67 3 25 1 8 Kết quả Bảng 1 cho thấy: Thời gian chơi trò chơi trong mỗi buổi lên lớp phần lớn các giảng viên sử dụng là 5 - 10 phút, một số giảng viên sử dụng 10 - 15 phút. Số lần sử dụng trò chơi trong một tuần còn quá ít, phần lớn thƣờng xuyên sử dụng 1 lần/tuần (chiếm 67%) và không có giáo viên nào sử dụng 2, 3 lần/tuần. Thực trạng thể lực chung của sinh viên năm thứ nhất Trƣờng ĐHKTCN – ĐHTN Bảng 2. Kết quả các test đánh giá thể lực chung của sinh viên Trường ĐHKTCN – ĐHTN (n=120) STT Test Giới tính Kết quả x 1 Bật xa tại chỗ (cm) Nam (n=85) 197 Nữ (n=35) 139 2 Lực bóp tay thuận (kg) Nam (n=85) 34.75 Nữ (n=35) 24.8 3 Dẻo gập thân (cm) Nam (n=85) 8.8 Nữ (n=35) 9.5 4 Chạy 30m XPC (giây) Nam (n=85) 4.93 Nữ (n=35) 5.97 5 Chạy con thoi 4 10m (giây) Nam (n=85) 11.9 Nữ (n=35) 12.8 6 Nằm ngửa gập bụng (số lần/30giây) Nam (n=85) 19.3 Nữ (n=35) 10.32 7 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) Nam (n=85) 945.21 Nữ (n=35) 722.3 Dƣơng Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 15 - 21 Email: jst@tnu.edu.vn 18 Thực trạng thể lực của sinh viên các trƣờng đại học của Đại học Thái Nguyên nói chung và Trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN nói riêng ở mức trung bình. Thể lực của sinh viên, hình thái cơ thể, nhịp tăng trƣởng của hầu hết các chỉ số thể lực còn thấp [2]. Các tố chất thể lực đƣợc đánh giá bao gồm sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo. Tác giả đã sử dụng các test đánh giá thể lực của ngƣời Việt Nam và dựa trên tiêu chuẩn của chƣơng trình “Điều tra, đánh giá tình trạng thể chất và xây dựng chỉ tiêu thể lực chung của ngƣời Việt Nam giai đoạn I, từ 6-20 tuổi” của Uỷ ban TDTT (2001- 2002) để đánh giá ngẫu nhiên 120 sinh viên năm thứ nhất [3]. Kết quả đựơc trình bày ở Bảng 2. So với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ngƣời Việt Nam, chúng tôi thấy rằng 47% sinh viên nam và 52% sinh viên nữ có thể lực thấp hơn so với tiêu chuẩn rèn luyện thể lực ngƣời Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu thông qua quá trình quan sát, khảo sát, phỏng vấn, đánh giá chúng tôi thấy rằng cần thiết phải đƣa một số TCVĐ vào chƣơng trình giảng dạy nhằm nâng cao các tố chất thể lực chung cho sinh viên Trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN [4]. Nghiên cứu lựa chọn TCVĐ phát triển tố chất thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN Cơ sở khoa học để lựa chọn TCVĐ ứng dụng để phát triển các tố chất thể lực Yêu cầu khi lựa chọn TCVĐ - TCVĐ có sức lôi cuốn, đƣợc sinh viên yêu thích, rất hấp dẫn bởi tính phong phú và đa dạng của chúng, có thể vận dụng giảng dạy cho mọi đối tƣợng ngƣời tập. - TCVĐ là nội dung bài tập qui định, hiện có trong chƣơng trình giảng dạy của sinh viên. TCVĐ có tác dụng tổng hợp đối với ngƣời tập nâng cao tố chất thể lực nhƣ sức nhanh, mạnh, bền và khéo léo. - Các TCVĐ dễ tổ chức tập luyện có thể điều chỉnh lƣợng vận động thông qua cách chơi, số lần lặp lại, cự ly di chuyển - Thông qua lý luận, phƣơng pháp giáo dục thể chất và nội dung trò chơi tác giả xác định cơ sở để lựa chọn trò chơi, phát triển các tố chất thể lực chung cho sinh viên trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN. Dựa vào các nhiệm vụ chung của chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên Thông qua tập luyện TDTT, góp phần bồi dƣỡng ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong khỏe mạnh, khẩn trƣơng, tinh thần dũng cảm và khắc phục khó khăn. Góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển toàn diện, cân đối của cơ thể. Nâng cao toàn diện các tố chất phù hợp với đời sống và đặc điểm tâm lý, sinh lý. Truyền thụ một số kiến thức, kỹ năng phổ thông cơ bản và tƣơng đối hoàn chỉnh về một số môn TDTT. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên Khi lựa chọn trò chơi phải phù hợp với trình độ phát triển về tố chất thể lực, chức năng hình thái cơ thể, quá trình phát triển về thần kinh và tâm lý của sinh viên. Tác dụng và phân loại trò chơi để lựa chọn các TCVĐ cho sinh viên TCVĐ có đặc điểm chung là tính ganh đua cao và có sự phối hợp trong hoạt động và tác động qua lại giữa những ngƣời cùng chơi. Về hình thức trò chơi trong giáo dục thể chất cho sinh viên đƣợc chia làm ba nhóm chính: Trò chơi mô phỏng, trò chơi thể thao đơn giản và trò chơi thể thao. Xét về tính chất của trò chơi ngƣời ta lại có thể chia ra các trò chơi các động tác cơ bản, trò chơi phát triển các tố chất thể lực, các trò chơi tĩnh và trò chơi động. Căn cứ vào việc tổng hợp các tài liệu, căn cứ vào cơ sở lựa chọn trò chơi đã trình bày ở trên, tác giả bƣớc đầu xác định các quy định khi lựa chọn TCVĐ cho sinh viên Trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN nhƣ sau: Thứ nhất, các trò chơi đƣợc lựa chọn phải có tính mục đích rõ ràng. Dƣơng Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 15 - 21 Email: jst@tnu.edu.vn 19 Thứ hai, nội dung, phƣơng thức hoạt động của trò chơi phải phù hợp với trình độ và đặc điểm phát triển của sinh viên. Thứ ba, trò chơi phải đảm bảo tính phát triển toàn diện. Thứ tư, trò chơi phải phù hợp với điều kiện sân bãi dụng cụ. Thứ năm, phải lựa chọn các trò chơi đảm bảo các yêu cầu cơ bản của một TCVĐ hoàn chỉnh: Tên gọi của trò chơi; Đối tƣợng sử dụng; Thời điểm sử dụng; Mục đích (hoặc mục tiêu) của trò chơi; Các dụng cụ cần chuẩn bị[1], [5]. Tiến hành lựa chọn TCVĐ để phát triển thể lực chung cho sinh viên Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đối tƣợng và tình hình thực tế của Nhà trƣờng. Bên cạnh đó, thông qua việc đọc các tài liệu tham khảo nhƣ: Lý luận và phƣơng pháp giáo dục thể chất, các sách viết về giáo dục thể chất cho sinh viên, TCVĐ Đồng thời qua quan sát sƣ phạm các giờ giảng dạy thể dục của giảng viên Trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN, chúng tôi đã tổng hợp đƣợc một số trò chơi để phát triển thể lực chung cho sinh viên. Tiến hành phỏng vấn tham khảo ý kiến đánh giá của các giảng viên về mức độ quan trọng đối với các trò chơi. Số trò chơi đƣợc sử dụng phỏng vấn gồm 16 trò chơi. Kết quả phỏng vấn đƣợc trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Lựa chọn TCVĐ để phát triển thể lực chung cho sinh viên Trường ĐHKTCN - ĐHTN (n=25) TT Kết quả phỏng vấn Nội dung phỏng vấn Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % I Trò chơi rèn luyện định hướng phản xạ, khéo léo và tập trung chú ý 1 Bóng qua hầm 20 80.0 3 12.0 2 8.0 2 Bịt mắt bắt dê 23 92.0 2 8.0 0 0 3 Lăn bóng tiếp sức 22 88.0 2 8.0 1 4.0 4 Bóng chuyền qua đầu 10 40.0 9 36.0 6 24.0 5 Bóng chuyền sáu 22 88.0 2 8.0 1 4.0 6 Ném trúng đích 18 72.0 5 20.0 2 8.0 7 Ngƣời thừa thứ 3 20 80.0 3 13.0 2 8.0 8 Chuyền nhanh, nhảy nhanh 12 48.0 6 24 7 28 II Trò chơi phát triển tố chất thể lực 9 Mèo đuổi chuột 25 100 0 0 0 0 10 Kéo co 25 100 0 0 0 0 11 Cua đá bóng 15 60.0 6 24.0 4 16.0 12 Chạy tiếp sức 25 100 0 0 0 0 13 Lò cò tiếp sức 12 48.0 7 28.0 6 24.0 14 Giăng lƣới bắt cá 18 72.0 5 20.0 2 8.0 15 Đội nào cò nhanh 10 40.0 9 36.0 6 24.0 16 Cƣớp cờ 25 100 0 0 0 0 Qua kết quả của Bảng 3 cho thấy: Các trò chơi có số thứ tự: 1, 2, 3, 5 thuộc nhóm trò chơi rèn luyện định hƣớng phản xạ, khéo léo, tập trung chú ý và các trò chơi 9, 10, 12, 16 thuộc nhóm trò chơi phát triển tố chất thể lực đều đạt từ 88.0% đến 100% ý kiến tán thành. Các trò chơi còn lại đều có số phiếu tán thành < 80.0%. Vì vậy chúng tôi đã lựa chọn 08 trò chơi để tiến hành thực nghiệm. Những trò chơi đƣợc chúng tôi lựa chọn đƣợc trình bày ở bảng 4. Dƣơng Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 15 - 21 Email: jst@tnu.edu.vn 20 Bảng 4. Danh sách trò chơi vận động TT Trò chơi rèn luyện định hƣớng phản xạ, khéo léo và tập trung chú ý Trò chơi phát triển tố chất thể lực 1 Bóng qua hầm Mèo đuổi chuột 2 Bịt mắt bắt dê Kéo co 3 Lăn bóng tiếp sức Chạy tiếp sức 4 Bóng chuyền sáu Cƣớp cờ Thực nghiệm sƣ phạm Thời gian thực nghiệm: học kì I năm học 2017-2018 đối với sinh viên K53. Các TCVĐ đƣợc bố trí tiến hành đầu giờ của mỗi buổi học. Chọn ngẫu nhiên 02 nhóm trong đó 01 nhóm thực nghiệm và 01 nhóm đối chứng, mỗi nhóm 40 sinh viên gồm cả nam và nữ. - Nhóm đối chứng thực hiện theo giáo án dạy thông thƣờng. - Nhóm thực nghiệm, đƣa thêm TCVĐ vào giáo án giảng dạy. Một số hình ảnh thực nghiệm trong quá trình đƣa TCVĐ vào giờ giảng (hình 1, hình 2) Hình 1. Bóng qua hầm Hình 2. Chạy tiếp sức Phƣơng pháp đánh giá: Phương pháp phân tích định tính: dựa trên sự quan sát những biểu hiện tích cực của sinh viên trong giờ dạy nhƣ sự tập trung chú ý, trạng thái tâm lí, biểu hiện cảm xúc trên nét mặt của sinh viên Cho thấy sinh viên rất hứng thú khi có thêm TCVĐ trong giờ học. Phương pháp phân tích định lượng: dựa trên kết quả của bài kiểm tra thể lực cho thấy nhịp độ tăng trƣởng của sinh viên nhóm thực nghiệm tốt hơn so với nhóm đối chứng. Dƣơng Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 15 - 21 Email: jst@tnu.edu.vn 21 Biểu đồ 1. Nhịp tăng trưởng các tố chất thể lực của sinh viên Nhƣ vậy có thể thấy việc lựa chọn đƣa TCVĐ vào giờ học giáo dục thể chất của sinh viên Trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN đã phát huy tác dụng, thể chất của nhóm thực nghiệm tốt hơn so với nhóm đối chứng theo tiêu chuẩn RLL (Run-length limited) do Viện Khoa học TDTT sử dụng trong đề án điều tra thực trạng thể lực ngƣời Việt. KẾT LUẬN Bài báo đã đánh giá đƣợc thực trạng việc sử dụng TCVĐ của giảng viên trong giờ dạy và thực trạng thể lực chung của sinh viên năm thứ nhất Trƣờng ĐHKTCN-ĐHTN. Thông qua nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn đƣợc 08 TCVĐ gồm: Bóng qua hầm ; Bịt mắt bắt dê; Lăn bóng tiếp sức; Bóng chuyền sáu; Mèo đuổi chuột; Kéo co; Chạy tiếp sức và cƣớp cờ góp phần phát triển các tố chất thể lực chung cho sinh viên K53 Trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN. Ứng dụng các TCVĐ vào giảng dạy cho thấy, các giờ học diễn ra hấp dẫn hơn, ý thức học tập của sinh viên đƣợc nâng lên, mức tăng trƣởng thể lực diễn ra mạnh hơn ở các nhóm thực nghiệm. Điều đó chứng tỏ đƣa TCVĐ vào giờ dạy đã có những hiệu quả nhất định đối với sinh viên. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN đã tài trợ cho nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Ngọc Bính, Nguyễn Văn Thanh, Dƣơng Tố Quỳnh, Lựa chọn môn học giáo dục thể chất theo hướng sinh viên tự chọn của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học & Công nghệ - ĐH Thái Nguyên, 163(03/1), tr. 99-104, 2017. [2]. Nguyễn Nam Hà, Nguyễn Thị Thủy, Đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên Đại học Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học & Công nghệ - ĐH Thái Nguyên, 179(03), tr. 127-131, 2018. [3]. Đinh Văn Lẫm, Đào Bá Trì, Giáo trình trò chơi vận động, Nxb TDTT, Hà Nội, 1999. [4]. Dƣơng Văn Tân, Đánh giá hiệu quả áp dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực chung cho sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học & Công nghệ - ĐH Thái Nguyên, 183(07), tr. 159-163, 2018. [5]. Hoàng Duy Tƣờng, Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học & Công nghệ - ĐH Thái Nguyên, 179 (03), tr. 37-43, 2018. Dƣơng Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 15 - 21 Email: jst@tnu.edu.vn 22
File đính kèm:
- nghien_cuu_lua_chon_tro_choi_van_dong_nham_phat_trien_to_cha.pdf