Nghiên cứu một số bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu trường Tiểu học Đống Đa, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Bằng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong thể dục thể thao, đề tài đã lựa chọn

được 14 test đánh giá có đủ độ tin cậy và 23 bài tập đã qua thực nghiệm được chứng minh có tính

hiệu quả tốt nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu trường tiểu

học Đống Đa, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

pdf 12 trang yennguyen 3160
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu một số bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu trường Tiểu học Đống Đa, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu trường Tiểu học Đống Đa, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu một số bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu trường Tiểu học Đống Đa, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Tập 16, Số 1 (2019): 129-140 
EDUCATION SCIENCE
Vol. 16, No. 1 (2019): 129-140
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
129 
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN 
 THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI TUYỂN NỮ THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU 
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐNG ĐA, QUẬN BÌNH THẠNH, 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Đinh Sang Giàu1, Trần Minh Tuấn2 
1 Trường Tiểu học Đống Đa – quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 
2 Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh & Giáo dục Thể chất, Trường Đại học Sài Gòn 
Tác giả liên hệ: Email: dinhsanggiau@gmail.com 
Ngày nhận bài: 05-9-2018; ngày nhận bài sửa: 14-9-2018; ngày duyệt đăng: 17-01-2019 
TÓM TẮT 
Bằng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong thể dục thể thao, đề tài đã lựa chọn 
được 14 test đánh giá có đủ độ tin cậy và 23 bài tập đã qua thực nghiệm được chứng minh có tính 
hiệu quả tốt nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu trường tiểu 
học Đống Đa, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. 
Từ khóa: thể dục nhịp điệu, đội tuyển nữ tiểu học, thể lực chuyên môn, các bài tập. 
1. Đặt vấn đề 
Thể dục nhịp điệu (TDND) là một môn thể thao có sự phối hợp uyển chuyển của 
nhiều phức hợp động tác từ các bài tập thể dục (các bước vũ đạo) cùng với sự kết hợp lôi 
cuốn từ âm nhạc sôi động (Аrtemieva & Lysenko, 2015) được thực hiện trên mặt sàn và cả 
trên không trung (Gymnastics Canada, 2008). Các phức hợp động tác này chính là sự phối 
hợp chuyển động liện hoàn của tay, chân, đầu cổ, thân người (Miakinchenko & 
Shestakova, 2002). Ngoài ra, vận động viên (VĐV) trong môn TDND còn cần phải cần 
phải có các tố chất thể lực chuyên môn như sức mạnh kết hợp với tốc độ, độ bền cơ bắp 
(Jemni & Cook, 2006), đặc biệt là tố chất mềm dẻo và phối hợp vận động (Daxioroxki, 
1978). Các tố chất thể lực chuyên môn này chính là chìa khóa dẫn đến thành công trong 
việc đạt thành tích cao trong thi đấu (Boliak & Boliak, 2009). Do đó, việc nâng cao các tố 
chất thể lực chuyên môn trong quá trình huấn luyện ở môn TDND nói riêng và trong các 
môn thể thao nói chung đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết. 
Lứa tuổi học sinh tiểu học tương đối dài (từ 6 đến 11 tuổi) với đặc điểm tâm sinh lí 
có những biến đổi quan trọng về nhận thức, tình cảm, xúc cảm đều có thay đổi hơn so 
với mầm non. Khả năng tự lập của trẻ đã tương đối tốt nên việc ăn, uống sẽ được đẩy 
xuống hàng “thứ yếu”, thay vào đó việc dạy dỗ trẻ học tập, rèn luyện các kĩ năng sống, 
cách thức tập luyện thể dục thể thao (TDTT) lại trở thành nhiêm vụ “trọng yếu” 
(Vương Nghệ Lâm, 2013). Nhưng dù có thay đổi đến thế nào thì chúng vẫn còn là “trẻ 
con”, do đó giảng dạy cần hiểu tâm sinh lí của trẻ, luôn là một người bạn tốt, biết động 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 1 (2019): 129-140 
130 
viên và khơi gợi tính hăng say, đam mê của trẻ và phát huy các khả năng mà trẻ có sẵn. 
Thói quen tập luyện và việc giáo dục đúng cách thật sự có thể cải thiện tố chất sức mạnh, 
sức bền cơ bắp ở tuyến VĐV trẻ (Sawczyn & Mishchenko, 2016) – đây là một trong những 
điều kiện để đạt thành tích cao trong thi đấu. Môn thể thao TDND còn là một trong những 
nội dung phát huy tính hăng say, sự sáng tạo và tham gia học hỏi của trẻ trong giờ thể dục 
chính khóa và các hoạt động TDTT ngoại khóa (Nguyễn Trung Kiên, 2009). Các học sinh 
tham gia tập luyện môn TDND rất đông và nhiệt tình, đặc biệt là các em học sinh nữ và 
hiện nay môn này đã trở thành một trong những môn phổ biến nhất ở Trường Tiểu học 
Đống Đa, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Môn TDND đưa vào tập luyện ở 
Trường Đống Đa đã nhiều năm, song kết quả đạt được vẫn chưa phát huy hết tiềm năng 
của môn thể thao này. Do đó, việc xây dựng hệ thống các bài tập phát triển thể lực chuyên 
môn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí ở lứa tuổi tiểu học nhưng phải đáp ứng điều kiện cơ 
sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị còn nghèo nàn là vấn đề cấp thiết nhằm góp phần nâng 
cao kĩ năng và thành tích của trẻ trong các hoạt động thi đấu. Mặc dù, đã có nhiều tài liệu 
và nghiên cứu trước đây về việc xây dựng các bài tập trong môn TDND nhưng tính ứng 
dụng ở từng trường lại khác nhau, đặc điểm và trình độ tập luyện của người tập cũng khác 
nhau, vì vậy đòi hỏi cần phải có nghiên cứu sâu ở từng đơn vị đặc thù để việc đánh giá 
được chính xác và phù hợp hơn. 
Để giải quyết mục đích của đề tài, chúng tôi thực hiện 3 nhiệm vụ sau: xác định các 
test đánh giá thể lực chuyên môn, lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn phù 
hợp lứa tuổi, đặc điểm cũng như điều kiện hiện có ở trường và ứng dụng các bài tập này 
cho đội tuyển nữ TDND tại Trường Tiểu học Đống Đa. Quá trình nghiên cứu chúng tôi đã 
sử dụng 5 phương pháp thường quy trong TDTT như: phương pháp tham khảo tài liệu, 
phỏng vấn chuyên gia, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm và thống kê toán học. 
Khách thể phỏng vấn là 20 người bao gồm các chuyên gia, giáo viên, huấn luyện viên lâu 
năm trong môn TDND. Khách thể nghiên cứu là 20 nữ học sinh đội tuyển TDND Trường 
Tiểu học Đống Đa, quận Bình, được chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên (10 học sinh nhóm 
thực nghiệm và 10 học sinh nhóm đối chứng). 
2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 
2.1. Xác định các test nhằm đánh giá thể lực chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục 
nhịp điệu Trường Tiểu học Đống Đa, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 
Chúng tôi đã tiến hành theo 3 bước sau: 
+ Bước 1. Tổng hợp các test đánh giá thể lực chuyên môn trong môn TDND đã được 
công bố từ các tài liệu và công trình nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước như: Lê 
Văn Lẫm (2008), Nguyễn Kim Lan (2005), Nguyễn Trung Kiên (2007), Phan Thanh Chiến 
(2015), Hare (1996), Davydov & Karasnov (2000), Sleeper & Casey (2012), Artemyeva & 
Moshenska (2017), Gymnastics Canada (2008), Trajković & Živčić-Marković (2016) 
Kết quả, chúng tôi đã tổng hợp được 55 test đánh giá thể lực chuyên môn trong môn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Đinh Sang Giàu và tgk 
131 
TDND. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc thù cơ sở vật chất, trang thiết bị ở trường, đặc điểm môn 
TDND và sự phù hợp của các test đến nhóm khách thể nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn 
23 test đánh giá chia đều trong 5 tố chất vận động: sức bền, sức nhanh, sức mạnh, mềm 
dẻo và khéo léo (khả năng phối hợp vận động), kết quả được mô tả trong Bảng 1. 
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn nhằm lựa chọn các test đánh giá thể lực chuyên môn 
 cho đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu trường tiểu học Đống Đa 
Test đánh giá thể lực chuyên môn TDND 
Mức độ sử dụng (n=20) 
Đồng 
ý 
% 
Không 
đồng ý 
% 
Sứ
c 
m
ạn
h 
1. Bật xa tại chỗ (cm) 18 90% 2 10% 
2. Bật cao tại chỗ (cm) 17 85% 3 15% 
3. Lực bóp tay (kg) 11 55% 9 45% 
4. Ke dạng chân (s) 10 50% 10 50% 
5. Ke khép chân (s) 13 65% 7 35% 
Sứ
c 
bề
n 
6. Gập bụng (lần/30s) 19 95% 1 5% 
7. Nằm sấp nâng thân và chân (lần) 18 90% 2 10% 
8. Chạy tùy sức 5 phút (m) 16 80% 4 20% 
9. Chuối tay (s) 12 60% 8 40% 
10. Đứng tấn (s) 9 45% 11 55% 
M
ềm
 d
ẻo
 11. Uốn cầu (cm) 18 90% 2 10% 
12. Dẻo vai (cm) 18 90% 12 10% 
13. Xoạc dọc ngang (điểm) 16 80% 4 20% 
14. Xoạc dọc trái (điểm) 19 95% 1 5% 
15. Xoạc dọc phải (điểm) 18 90% 2 10% 
Sứ
c 
nh
an
h 16. Nhảy dây (lần/15s) 10 50% 10 50% 
17. Đá chân (lần/15s) 18 90% 2 10% 
18. Chạy 30m XPC (s) 19 95% 1 5% 
19. Chạy 20m XPC (s) 12 60% 8 40% 
K
hé
o 
lé
o 20. Bật dạng (lần/15s) 6 30% 14 70% 
21. Nhảy chữ thập (lần/30s) 19 95% 1 5% 
22. Đứng-ngồi-chống sấp-ngồi-bật (lần/30s) 18 90% 2 10% 
23. Nhảy lục giác (lần/30s) 7 50% 13 50% 
+ Bước 2. Phỏng vấn chuyên gia 
Từ 23 test đã được lựa chọn ở trên, chúng tôi xây dựng phiếu phỏng vấn cho các huấn 
luyện viên, chuyên gia, giảng viên giảng dạy môn TDND với 2 tiêu chí đánh giá “Đồng ý” và 
“Không đồng ý”. Chúng tôi phát ra 20 phiếu, thu về 20 phiếu hợp lệ, kết quả phỏng vấn được 
mô tả trong Bảng 1. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 1 (2019): 129-140 
132 
Từ kết quả phỏng vấn trong Bảng 1, nhóm tác giả xác định được các test đánh giá thể lực 
chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu Trường Tiểu học Đống Đa bằng cách lựa 
chọn các lựa chọn có đánh giá với tỉ lệ “Đồng ý” từ 80% trở lên. Các test đánh giá được liệt kê 
như sau: Về tố chất sức mạnh bao gồm bật xa tại chỗ (cm) và bật cao tại chỗ (cm); Về tố 
chất sức bền: gập bụng (lần/30s), nằm sấp nâng thân và chân (lần) và chạy tùy sức 5 phút 
(m); Về tố chất mềm dẻo: uốn cầu (cm), dẻo vai (cm), xoạc dọc ngang (điểm), xoạc dọc 
trái (điểm), xoạc dọc phải (điểm); Về tố chất sức nhanh: đá chân (lần/15s) và chạy 30m 
xuất phát cao (XPC) (s); Về tố chất khéo léo: nhảy chữ thập (lần/30s) và đứng-ngồi-chống 
sấp-ngồi-bật (lần/30s). 
+ Bước 3. Kiểm tra độ tin cậy các test 
Việc kiểm nghiệm được tiến hành trên 10 học sinh nữ với hai lần kiểm tra cách nhau 
7 ngày cùng các điều kiện và thứ tự quy trình kiểm tra là như nhau. Để đánh giá độ tin cậy 
của test, chúng tôi tiến hành tính hệ số tương quan (r) ở từng test giữa 2 lần kiểm tra, thu 
được kết quả được mô tả trong Bảng 2. Trong đó: 
- Nếu hệ số tương quan r ≥ 0,8 và p ≤ 0,05 thì test có đủ độ tin cậy; 
- Nếu hệ số tương quan r < 0,8 thì test không đủ độ tin cậy. 
Bảng 2. Hệ số tương quan của các test đánh giá 
Test đánh giá (n=10) r p 
Sức mạnh 
1. Bật xa tại chỗ (cm) 0,97 < 0,05 
2. Bật cao tại chỗ (cm) 0,82 < 0,05 
Sức bền 
3. Gập bụng (lần/30s) 0,85 < 0,05 
4. Nằm sấp nâng thân và chân (lần) 0,84 < 0,05 
5. Chạy tùy sức 5 phút (m) 0,93 < 0,05 
Mềm dẻo 
6. Uốn cầu (cm) 0,82 < 0,05 
7. Dẻo vai (cm) 0,87 < 0,05 
8. Xoạc dọc ngang (điểm) 0,90 < 0,05 
9. Xoạc dọc trái (điểm) 0,83 < 0,05 
10. Xoạc dọc phải (điểm) 0,82 < 0,05 
Sức nhanh 
11. Đá chân (lần/15s) 0,83 < 0,05 
12. Chạy 30m XPC (s) 0,91 < 0,05 
Khéo léo 
13. Nhảy chữ thập (lần/30s) 0,88 < 0,05 
14. Đứng-ngồi-chống sấp-ngồi-bật (lần/30s) 0,88 < 0,05 
Kết quả từ Bảng 2 cho thấy 10 test đánh giá đều có hệ số tương quan r>0,8 và 
p<0,05, điều này cho thấy 14 test được lựa chọn có độ tin cậy cao để đánh giá thể lực 
chuyên môn cho nhóm khách thể nghiên cứu. Rõ ràng, tất cả các test đánh giá trên đủ độ 
tin cậy, mang tính khả thi và phù hợp với khách thể nghiên cứu cũng như điều kiện thực 
tiễn nhà trường trong việc đánh giá thể lực chuyên môn trong môn thể dục nhịp điệu. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Đinh Sang Giàu và tgk 
133 
Tóm lại, qua 3 bước thực hiện nêu trên, nhóm tác giả đã xác định được 14 test đánh 
giá thể lực chuyên môn trong môn thể dục thể dục nhịp điệu phù hợp với nhóm khách thể 
nghiên cứu ở các nhóm tố chất: sức mạnh (2 test), sức bền (3 test), mềm dẻo (5 test), sức 
nhanh (2 test), khả năng phối hợp vận động (2 test). 
2.2. Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn của đội tuyển nữ thể dục nhịp 
điệu Trường Tiểu học Đống Đa, quận Bình Thạnh 
2.2.1. Tổng hợp các bài tập phát triển thể lực chuyên môn 
Trong môn TDND đã được công bố trong các tài liệu và nghiên cứu khoa học trong 
và ngoài nước như: Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thị Thùy Trang (2008), Lê Văn Lẫm 
(2008), Trần Thị Thảo Trang (2016), Nguyễn Kim Lan (2005), Nguyễn Trung Kiên 
(2007), Phan Thanh Chiến (2015), Sleeper & Casey (2012), Lixitscaia (1987), Artemyeva 
& Moshenska (2017), Gymnastics Canada (2008), Trajković & Živčić-Marković (2016) 
Đồng thời, căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài, đặc điểm phát triển thể chất và tâm 
sinh lí lứa tuổi của khách thể nghiên cứu, chúng tôi tổng hợp được 32 bài tập nhằm phát 
triển thể lực chuyên môn trong môn thể dục nhịp điệu, được phân loại theo từng tố chất 
vận động như sau: bài tập sức mạnh (10 bài tập), bài tập sức bền (4 bài tập), bài tập mềm 
dẻo (6 bài tập), bài tập sức nhanh (5 bài tập), bài tập khả năng phối hợp vận động (7 bài 
tập), chi tết các bài tập được mô tả trong Bảng 3. 
2.2.2. Phỏng vấn chuyên gia 
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 20 chuyên gia là các giáo viên, huấn luyện viên có 
kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong môn TDND, thu về được 20 phiếu phỏng vấn hợp lệ 
với hai tiêu chí đánh giá là “Đồng ý” và “Không đồng ý”. Số liệu thu được từ các phiếu 
phỏng vấn được thể hiện trong Bảng 3. 
Kết quả từ Bảng 3 đã lựa chọn được 23 bài tập phát triển thể lực chuyên môn từ đánh 
giá với tỉ lệ “Đồng ý” từ 80% trở lên, bao gồm: bài tập sức mạnh (6 bài tập: quỳ đổ chống 
sấp, chống sấp, gập bụng phối hợp hai người, ngồi xổm khép chân bật cao, ke dạng, ke 
khép), bài tập sức bền (3 bài tập: chạy tùy sức 5 phút, chạy 400m, nhảy dây 5 phút), bài tập 
mềm dẻo (5 bài tập: xoạc dọc phải-trái, xoạc ngang, dẻo âm, uốn cầu, trườn dẻo), bài tập 
sức nhanh (4 bài tập: chạy 20m-30m-60m-80m, chạy nâng cao đùi, bật tách chân ngang, 
bật tách chân dọc), bài tập khéo léo (5 bài tập: bật tách chụm-trước sau-nâng gối, bật quay 
90 độ-bật ôm gối, bật quay 180 độ-bật ôm gối, bảy bước cơ bản, bảy bước cơ bản phối hợp 
tay). 
Thể dục nhịp điệu là một môn thể thao đòi hỏi sự kết hợp các bài thể dục theo từng 
nhịp điệu rõ ràng với âm nhạc và vũ đạo theo kèm. Vì vậy, môn thể thao này đòi hỏi phải 
có sự chuẩn bị tốt ở hầu hết các tố chất thể lực nếu muốn đạt thành thích tốt trong thi đấu. 
William & Thomas (2000) đã chỉ rõ, các VĐV thể dục dụng cụ và thể dục nhịp điệu trẻ cần 
phải có giai đoạn huấn luyện sức mạnh bằng tạ nhưng không làm phì đại cơ là rất cần thiết. 
Đặc biệt, nói đến các môn thể dục, tố chất linh hoạt (hay sức nhanh động tác), tố chất mềm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 1 (2019): 129-140 
134 
dẻo và phối hợp vận động (sự khéo léo) chính là chìa khóa dẫn đến thành công trong thi 
đấu (Artemyeva & Moshenska, 2017; Daxioroxki, 1978; Gymnastics Canada, 2008). 
Bảng 3. Kết quả lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn 
Bài tập 
Kết quả phỏng vấn (n=20) 
Đồng ý % Không đồng ý % 
Sứ
c 
m
ạn
h 
1. Đứng đổ chống sấp 10 50% 10 50% 
2. Quỳ đổ chống sấp 18 90% 2 10% 
3. Bật cóc 10 50% 10 50% 
4. Chống sấp 19 95% 1 5% 
5. Chuối tay 15 75% 5 25% 
6. Gập bụng phối hợp hai người 19 95% 1 5% 
7. Ke dạng 18 90% 2 10% 
8. Ke khép 18 90% 2 10% 
9. Ngồi xổm khép chân bật cao 17 85% 3 15% 
10. Bài tập 2 người đẩy xe kút kít 12 60% 8 40% 
Sứ
c 
bề
n 11. Chạy tùy sức 5 phút 18 90% 2 10% 
12. Chạy 400m 19 95% 1 5% 
13. Nhảy dây 5 phút 18 90% 2 10% 
14. Chạy đổi hướng 5 lần x 10m 11 55% 9 45% 
M
ềm
 d
ẻo
15. Xoạc dọc (phải-trái) 18 90% 2 10% 
16. Xoạc ngang 18 90% 2 10% 
17. Dẻo âm 19 95% 1 5% 
18. Uốn cầu 18 90% 2 10% 
19. Trườn dẻo 18 90% 2 10% 
20. Xoạc dọc đứng 14 70% 6 30% 
Sứ
c 
nh
an
h 21. Chạy 20m, 30m, 60m, 80m 18 90% 2 10% 
22. Chạy nâng cao đùi 19 95% 1 5% 
23. Chạy biến tốc 11 55% 9 45% 
24. Bật tách chân ngang 19 95% 1 5% 
25. Bật tách chân dọc 19 95% 1 5% 
K
hé
o 
lé
o 
26. Bật đá chân chân cao trước-ngang-sau 15 75% 5 25% 
27. Bật tách chụm, trước sau, nâng gối 18 90% 2 10% 
28. Bật co gối-bật dạng 12 60% 8 40% 
29. Bật quay 90 độ-bật ôm gối 18 90% 2 10% 
30. Bật quay 180 độ-bật ôm gối 18 90% 2 10% 
31. Bảy bước cơ bản 17 85% 3 15% 
32. Bảy bước cơ bản  ... c 
bài tập này đáp ứng nhu cầu của một vận động viên thể dục nhịp điệu để phát triển và nâng 
cao trình độ tập luyện ở lứa tuổi tiểu học. 
2.3. Ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục nhịp 
điệu Trường Tiểu học Đống Đa, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 
2.3.1. Thực trạng thể lực chuyên môn của đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu 
Kết quả ban đầu về thể lực chuyên môn của đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu Trường 
Tiểu học Đống Đa được thể hiện trong Bảng 4. 
Bảng 4. Số liệu ban đầu về thể lực chuyên môn ở hai nhóm 
thực nghiệm và đối chứng đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu Trường Tiểu học Đống Đa 
Nội dung 
TN (n=10) ĐC (n=10) 
t p 
x±SD Cv x±SD Cv 
SM
 Bật xa tại chỗ (cm) 124.,7±4,14 3,32 124,9±3,73 2,98 0,11 >0,05 
Bật cao tại chỗ (cm) 21,27±0,62 2,90 21,2±0,75 3,53 0,23 >0,05 
SB
 Gập bụng (lần/30s) 6,7±0,48 7,21 6,3±0,48 7,67 1,85 >0,05 
Nằm sấp nâng* (lần) 29,5±2,07 7,01 29,6±1,35 4,56 0,13 >0,05 
Chạy tùy sức 5 phút (m) 701,9±44,84 6,39 699,2±41,2 5,89 0,14 >0,05 
M
ềm
 d
ẻo
 Uốn cầu (cm) 26,2±1,99 7,59 25,9±1,85 7,15 0,35 >0,05 
Dẻo vai (cm) 14,9±0,99 6,67 14,8±1,14 7,67 0,21 >0,05 
Xoạc ngang (điểm) 7,4±0,52 6,98 7,3±0,48 6,62 0,45 >0,05 
Xoạc dọc trái (điểm) 6,7±0,48 7,21 6,8±0,42 6,20 0,49 >0,05 
Xoạc dọc phải (điểm) 7,6±0,52 6,79 7,0±0,47 7,03 0,43 >0,05 
SN
 Đá chân (lần/15s) 7,3±0,48 6,62 7,0±0,47 6,73 1,41 >0,05 
Chạy 30m XPC (s) 7,79±0,32 4,13 7,77±0,33 4,22 0,17 >0,05 
K
L
 Nhảy chữ thập (lần/30s) 5,8±0,42 7,27 5,9±0,3 5,36 0,60 >0,05 
Đứng-ngồi** (lần/30s) 5,8±0,4 7,2 5,91±0,32 5,36 0,60 >0,05 
Ghi chú: SM: Sức mạnh, SB: Sức bền, SN: Sức nhanh, KL: Khéo léo, TN: Nhóm thực nghiệm, 
ĐC: Nhóm đối chứng, x±SD: số trung bình ± độ lệch chuẩn. 
* Nằm sấp nâng thân và chân (lần); ** Đứng-ngồi-chống sấp-ngồi-bật (lần/30s). 
Qua số liệu Bảng 4 cho thấy, kết quả của tất cả các test đánh giá thể lực chuyên môn 
giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều không có sự khác biệt với ngưỡng xác suất 
p>0,05. Hay nói một cách khác trình độ giữa giữa hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối 
chứng trước khi áp dụng bài tập thể lực chuyên môn là tương đồng với nhau, không có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê về mặt thống kê toán học. Từ đây, chúng tôi bắt đầu áp dụng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 1 (2019): 129-140 
136 
chương trình do chúng tôi biên soạn với các bài tập thể lực chuyên môn mới cho nhóm 
thực nghiệm và chương trình có sẵn lên nhóm đối tượng nghiên cứu. 
2.3.2. Ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục nhịp 
điệu Trường Tiểu học Đống Đa 
Số liệu về thể lực chuyên môn ở hai nóm đối chứng và thực nghiệm sau một năm tập 
luyện được mô tả trong Bảng 5 và Bảng 6. 
Bảng 5. Số liệu về thể lực chuyên môn ở nhóm đối chứng sau một năm tập luyện 
Nhóm đối chứng (n=10) 
Nội dung Trước TN Sau TN 
t p W% 
x SD x SD 
SM
 Bật xa tại chỗ (cm) 124,9 3,73 128,8 2,81 4,62 < 0,05 3,23 
Bật cao tại chỗ (cm) 21,2 0,75 22,29 0,82 3,95 < 0,05 4,68 
SB
 Gập bụng (lần/30s) 6,3 0,48 8,2 0,71 6,71 < 0,05 20,13 
Nằm sấp nâng thân* 29,6 1,35 31,9 1,65 4,61 < 0,05 7,82 
Chạy tùy sức 5 phút (m) 699,2 41,15 747,0 18,24 7,82 < 0,05 6,23 
M
ềm
 d
ẻo
 Uốn cầu (cm) 25,9 1,85 23,1 0,99 9,86 < 0,05 9,86 
Dẻo vai (cm) 14,8 1,14 10,6 0,82 16,52 < 0,05 16,52 
Xoạc ngang (điểm) 7,3 0,48 8,7 0,48 8,51 < 0,05 16,15 
Xoạc dọc trái (điểm) 6,8 0,42 8,6 0,74 8,14 < 0,05 24,84 
Xoạc dọc phải (điểm) 7,0 0,47 8,7 0,32 11,00 < 0,05 13,50 
SN
 Đá chân (lần/15s) 7,00 0,47 8,7 0,52 8,57 < 0,05 17,50 
Chạy 30m XPC (s) 7,77 0,33 7,40 0,19 32,38 < 0,05 5,19 
K
L Nhảy chữ thập (lần/30s) 5,9 0,32 7,2 0,52 8,57 < 0,05 21,54 
Đứng-ngồi-chống** 5,9 0,32 7,1 0,48 8,51 < 0,05 20,16 
Kết quả trong Bảng 5 cho thấy, các tố chất thể lực chuyên môn ở nhóm đối chứng 
đều cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p<0,05 với lần sau đều tốt 
hơn ban đầu. Điều này chứng tỏ thể lực chuyên môn ở nhóm đới chứng đều có sự phát 
triển sau chu kì huấn luyện 1 năm. 
Ngoài ra, số liệu từ Bảng 5 còn cho thấy hai test xoạc dọc trái (điểm) và nhảy chữ 
thập (lần/30s) có nhịp tăng trưởng (W%) cao nhất (24,84% và 21,54% tương ứng theo 
test). Điều này có thể giải thích bởi vì tố chất khéo léo (phối hợp vận động) và mềm dẻo 
nằm trong nhóm thể lực chuyên môn quan trọng trong môn thể dục nhịp điệu nên được 
quan tâm nhiều hơn. Ngược lại, hai test bật xa tại chỗ (cm) và bật cao tại chỗ (cm) có nhịp 
tăng trưởng thấp nhất (3,23% và 4,68% tương ứng), nguyên nhân có thể là do đặc điểm 
sinh lí của cơ tứ đầu đùi chưa phát triển hoàn chỉnh ở nhóm lứa tuổi này, vì vậy khó đạt 
được sự tăng trưởng cao. 
Bảng 6. Số liệu về thể lực chuyên môn ở nhóm thực nghiệm sau 1 năm tập luyện 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Đinh Sang Giàu và tgk 
137 
Nhóm thực nghiệm (n=10) 
Nội dung Trước TN Sau TN t p W% x SD x SD 
SM
 Bật xa tại chỗ (cm) 124,7 4,14 136,2 4,76 5,88 < 0,05 8,66 
Bật cao tại chỗ (cm) 21,27 0,62 24,17 1,10 8,53 < 0,05 13,09 
SB
 Gập bụng (lần/30s) 6,7 0,48 9,0 0,82 10,37 < 0,05 35,29 
Nằm sấp nâng thân* 29,5 2,07 34,6 0,67 23,72 < 0,05 15,58 
Chạy tùy sức 5 phút (m) 701,9 44,84 814,3 34,32 10,61 < 0,05 15,21 
M
ềm
 d
ẻo
 Uốn cầu (cm) 26,2 1,99 20,0 1,66 11,22 < 0,05 25,71 
Dẻo vai (cm) 14,9 0,99 8,8 1,33 14,23 < 0,05 50,85 
Xoạc ngang (điểm) 7,4 0,52 9,6 0,67 10,78 < 0,05 27,22 
Xoạc dọc trái (điểm) 6,7 0,48 9,5 0,67 12,65 < 0,05 33,13 
Xoạc dọc phải (điểm) 7,6 0,52 9,7 0,42 16,50 < 0,05 25,58 
SN
 Đá chân (lần/15s) 7,3 0,48 9,4 0,84 9,00 < 0,05 29,27 
Chạy 30m XPC (s) 7,79 0,32 7,09 0,19 11,09 < 0,05 9,10 
K
L Nhảy chữ thập (lần/30s) 5,8 0,42 8,7 0,63 14,00 < 0,05 38,36 
Đứng-ngồi-chống** 5,8 0,42 8,5 0,52 15,92 < 0,05 36,11 
Số liệu từ Bảng 6 cho thấy, tất cả các test đánh giá thể lực chuyên môn ở nhóm thực 
nghiệm đều có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p<0,05, với lần sau 
đều tốt hơn ban đầu. Điều này chứng tỏ thể lực chuyên môn ở nhóm thực nghiệm đều phát 
triển tốt, trong đó ba test dẻo vai (cm), nhảy chữ thập (lần/30s) và đứng-ngồi-chống sấp 
(lần/30s) có nhịp tăng trưởng đạt cao nhất (50,85 %, 38,36% và 36,11% tương ứng theo 
test). Nguyên nhân là do cả ba test trên đều nằm trong hai nhóm thể lực chuyên môn quan 
trọng ở môn thể dục nhịp điệu là mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động (khéo léo). Do 
đó, sự tăng trưởng cao hai tố chất này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong môn thể dục 
nhịp điệu. Ngược lại, hai test bật xa tại chỗ (cm) và chạy 30m XPC (s) có nhịp tăng trưởng 
thấp nhất (8,66% và 9,10% theo test). Một lần nữa cho thấy đặc điểm sinh lí của cơ tứ đầu 
đùi chưa phát triển hoàn chỉnh ở nhóm lứa tuổi này có thể là nguyên nhân gây ra việc tăng 
trưởng thấp so với các test đánh giá khác. 
Đánh giá việc ứng dụng các bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn ở nhóm thực 
nghiệm so với nhóm đối chứng sau một năm tập luyện ở nữ đội tuyển thể dục nhịp điệu 
Trường Tiểu học Đống Đa, kết quả được thể hiện trong Bảng 7. 
Qua số liệu ở Bảng 7 cho thấy, hầu hết các test đánh giá về thể lực chuyên môn giữa 
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng 
xác suất p<0,05, với số liệu ở nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng, ngoại trừ 
test gập bụng ở sức bền; các test dẻo vai, xoạc ngang, xoạc dọc trái trong mềm dẻo; test đá 
chân trong sức nhanh lại không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này cho 
thấy, các bài tập hiện có ở Trường Tiểu học Đống Đa cho đội tuyển nữ trước đây tập trung 
phát triển nhiều về tố chất mềm dẻo, tốc độ động tác chi dưới và sức bền cơ bắp ở vùng 
thân. Điều này là phù hợp với đặc điểm của môn TDND. 
Bảng 7. Sự khác biệt giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau một tập luyện 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 1 (2019): 129-140 
138 
Nội dung 
ĐC (n=10) TN (n=10) 
t p 
x SD x SD 
SM
 Bật xa tại chỗ (cm) 128,8 2,81 136,2 4,76 3,72 <0,05 
Bật cao tại chỗ (cm) 22,9 0,82 24,17 1,10 3,96 <0,05 
SB
 Gập bụng (lần/30s) 8,2 0,71 9,0 0,82 1,48 >0,05 
Nằm sấp nâng thân* 31,9 1,65 34,6 0,67 3,43 <0,05 
Chạy tùy sức 5 phút (m) 747,0 18,24 814,3 34,32 3,76 <0,05 
M
ềm
 d
ẻo
 Uốn cầu (cm) 23,1 0,99 20,0 1,66 2,79 <0,05 
Dẻo vai (cm) 10,6 0,82 8,8 1,33 1,26 >0,05 
Xoạc ngang (điểm) 8,7 0,48 9,6 0,67 1,95 >0,05 
Xoạc dọc trái (điểm) 8,6 0,74 9,5 0,67 1,41 >0,05 
Xoạc dọc phải (điểm) 8,7 0,32 9,7 0,42 2,69 <0,05 
SN
 Đá chân (lần/15s) 8,7 0,52 9,4 0,84 1,36 >0,05 
Chạy 30m XPC (s) 7,40 0,19 7,09 0,19 2,26 <0,05 
K
L Nhảy chữ thập (lần/30s) 7,2 0,52 8,7 0,63 3,09 <0,05 
Đứng-ngồi-chống** 7,1 0,48 8,5 0,52 3,16 <0,05 
Ngoài ra, các bài tập được lựa chọn trong nghiên cứu này không chỉ giúp nâng cao 
các tố chất thể lực chuyên môn trên mà đặc biệt còn phát triển về khả năng phối hợp vận 
động (khéo léo) – vốn là chìa khóa dẫn đến thành công trong thi đấu ở môn TDND 
(Artemyeva & Moshenska, 2017). Kết quả này gián tiếp cho thấy các bài tập được lựa 
chọn trong đề tài đã mang lại hiệu quả tốt và phù hợp với sự phát triển cho đội tuyển nữ 
TDND cũng như có tính ứng dụng thực tiễn cao cho nhóm nghiên cứu là nữ học sinh tiểu 
học. 
3. Kết luận 
Từ các kết quả của đề tài, chúng tôi rút ra những kết luận sau: 
+ Đã lựa chọn được 14 test đánh giá thể lực chuyên môn phù hợp với nữ đội tuyển 
TDND Trường Tiểu học Đống Đa; 
+ Lựa chọn và xác định được 23 bài tập thể lực chuyên môn phù hợp với nhóm 
khách thể nghiên cứu, điều kiện đặc thù và trang thiết bị vật chất ở Trường Tiểu học Đống 
Đa, bao gồm 6 bài tập sức mạnh, 3 bài tập sức bền, 5 bài tập mềm dẻo, 4 bài tập sức nhanh 
và 5 bài tập phối hợp vận động.; 
+ Kết quả sau một năm ứng dụng các bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn 
trong môn TDND ở đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu trường Tiểu học Đống Đa, quận Bình 
Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy các bài tập này là phù hợp và mang 
tính ứng dụng cao so với các bài tập trong chương trình hiện có, đặc biệt là ở khả năng 
phối hợp vận động. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Đinh Sang Giàu và tgk 
139 
 Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Artemieva, G. P., Druz, V. A. & Lysenko, A. A. (2015). Community development principles for 
assessing the qualitative characteristics of motor activity in fitness aerobics and aesthetic 
sports. Slobozans`kij naukovo-sportivnij visnik, 6(50), 20-24. 
Artemyeva, G. & Moshenska, T. (2017). Improvement of special physical training of female 
gymnasts in sports aerobics at the stage of preliminary basic training. Slobozhanskyi Herald 
of Science and Sport, 6(62), 17-20. 
Boliak, A. A. & Boliak, N. N. (2009). Simulation of sportsmen’s technical fitness in aerobic 
gymnastic (in Ukraina). Slobozans`kij naukovo sportivnij visnik, 2, 119-123. 
Davydov, V. & Karasnov, G. O. (2000). Khoa học và phương pháp hỗ trợ quá trình đào tạo VĐV 
tham gia tập luyện thể dục Aerobic-Volgograd. Việt Nam: NXB Thể dục Thể thao. 
Daxioroxki, V. M. (1978). Các tố chất thể lực vận động viên. Việt Nam: NXB Thể dục Thể thao. 
Gymnastics Canada. (2008). Long-term athlete development – The ultimate human movement 
experience. Canada: Gymnastics. 
Hare, D – dịch giả Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển. (1996). Học thuyết huấn luyện. Việt Nam: 
NXB Thể dục Thể thao Hà Nội. 
Hồ Đắc Nam Trân. (2006). Nghiên cứu các test đánh giá trình độ thể lực của vận động viên thể dục 
nghệ thuật của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn huấn luyện ban đầu 5-6 tuổi. Luận 
văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Thể dục Thể thao TPHCM. 
Jemni, M., Sands, W. A., Friemel, F., Stone, M. H. & Cook, C. B. (2006). Any effect of gymnastics 
training on upper-body and lower-body aerobic and power components in national and 
international male gymnasts? Journal of strength and Conditioning Research. 
20(4), 899-907. 
Lê Văn Lẫm. (2008). Thể dục thể thao trường học. Việt Nam: NXB Thể dục Thể thao Hà Nội. 
Lixitscaia, T. X. (1987). 230 bài tập thể dục nhịp điệu. Việt Nam: NXB Thể dục Thể thao. 
Miakinchenko, E. B. & Shestakova, M. P. (2002). Aerobics. Moscow: Sport Akadem Press 
(in Russia). 
Nguyễn Anh Tuấn, Đỗ Mạnh Thái, Lê Tiến Đạt và Nguyễn Thị Thùy Trang. (2008). Giáo trình thể 
dục Aerobic Trường ĐHSP TDTT TPHCM. Việt Nam: NXB Thể dục Thể thao. 
Nguyễn Kim Lan. (2009). Nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của vận động 
viên thể dục nghệ thuật trẻ 8-10 tuổi. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Thể dục 
Thể thao, Hà Nội.. 
Nguyễn Trung Kiên. (2009). Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho các vận 
động viên Aerobic Gymnastic trẻ TPHCM. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học TDTT 
TPHCM. 
Phan Thanh Chiến. (2015). Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn của môn 
Aerobic cho sinh viên khóa 12 Khoa Giáo dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Thành phố 
Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TDTT TPHCM. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 1 (2019): 129-140 
140 
Sawczyn, S., Zasada, M., Kochanowicz, A., Niespodziński, B., Sawczyn, M. & Mishchenko, V. 
(2016). The effect of specifc strength training on the quality of gymnastic elements execution 
in young gymnasts. Journal of Gdansk University of Physical Education and Sport in 
Gdansk, 8(4), 79-91. 
Sleeper, M. D., Kenyon, L. K. & Casey, E. (2012). Measuring fitness in female gymnasts: the 
gymnastics functional measurement tool. International Journal of Sports Physical Therapy, 
7(2), 124-138. 
Trajković, N., Madić, D., Sporiš, D., Aleksić-Veljković, A. & Živčić-Marković, K. (2016). Impact 
of gymnastics program on health-related fitness in adolescent pupils. Science of Gymnastics 
Journal, 8(2), 157-166. 
Trần Thị Thảo Trang. (2016). Tài liệu giảng dạy môn Thể dục nhịp điệu. Việt Nam: NXB Đại học 
An Giang. 
Vương Nghệ Lâm – dịch giả Thu Trang. (2013). Hiểu lòng con trẻ – Tiểu học. Việt Nam: NXB 
Văn hóa – Thông tin. 
William, A. S., Jeni, R. M., Monem, J. & Thomas, H. D. (2000). Should Female Gymnasts Lift 
Weights? Sport Science, 4(3), 1-6. 
RESEARCH ON THE WORKOUTS FOR ENHANCING 
THE SPECIALIZED PHYSICAL FITNESS 
IN FEMALE AEROBIC TEAM AT DONG DA ELEMENTARY SCHOOL, 
BINH THANH DISTRICT, HOCHIMINH CITY 
Dinh Sang Giau1, Tran Minh Tuan2 
1 Dong Da Elementary School, Binh Thanh District, HCMC 
2 Faculty of National Defence-Security & Physical Education, Sai Gon University 
Corresponding author: Email: dinhsanggiau@gmail.com 
Received: 05/9/2018; Revised: 14/9/2018; Accepted: 17/01/2019 
ABSTRACT 
By using the basic research methods in sports, the study has been selected 14 reliability 
assessment tests and 23 workouts have been proved to be effective to enhance the specilized 
physical fitness in female aerobic team at Dong Da Elementary School, Binh Thanh District, 
Hochiminh City. 
Keywords: aerobic, female elementary team, specilized physical fitness, workouts. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_bai_tap_nham_phat_trien_the_luc_chuyen_mon.pdf