Nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên

TÓM TẮT

Nghiên cứu này đo lường và đánh giá mức độ ứng dụng các công cụ kế toán quản trị của các

doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Qua khảo sát 110 doanh nghiệp cùng quy mô

trên trong khoản thời gian tháng 3 đến tháng 7 năm 2018. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: có 4 tiêu

chí của quy mô doanh nghiệp nhỏ và 3 tiêu chí của quy mô doanh nghiệp vừa trên mức trung bình.

Công cụ Hệ thống đánh giá thành quả Đo lường bằng công cụ phi tài chính có mức úng dụng tốt nhất.

Khi so sánh từng tiêu chí thì phần lớn các tiêu chí ngoại trừ Hệ thống đánh giá thành quả Đo lường

bằng công cụ phi tài chính thì quy quy mô doanh nghiệp vừa vận dụng các công cụ kế toán quản trị

tốt hơn. Bài báo còn đề xuất các gợi ý chính sách để nâng cao mức độ vận dụng các công cụ kế toán

quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian đến.

pdf 10 trang yennguyen 3220
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên
78
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN 
TỈNH PHÚ YÊN
 Trần Thị Diệu*, Đoàn Thị Nhiệm**
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đo lường và đánh giá mức độ ứng dụng các công cụ kế toán quản trị của các 
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Qua khảo sát 110 doanh nghiệp cùng quy mô 
trên trong khoản thời gian tháng 3 đến tháng 7 năm 2018. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: có 4 tiêu 
chí của quy mô doanh nghiệp nhỏ và 3 tiêu chí của quy mô doanh nghiệp vừa trên mức trung bình. 
Công cụ Hệ thống đánh giá thành quả Đo lường bằng công cụ phi tài chính có mức úng dụng tốt nhất. 
Khi so sánh từng tiêu chí thì phần lớn các tiêu chí ngoại trừ Hệ thống đánh giá thành quả Đo lường 
bằng công cụ phi tài chính thì quy quy mô doanh nghiệp vừa vận dụng các công cụ kế toán quản trị 
tốt hơn. Bài báo còn đề xuất các gợi ý chính sách để nâng cao mức độ vận dụng các công cụ kế toán 
quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian đến.
Từ khóa: kế toán quản trị; doanh nghiệp nhỏ và vừa; vận dụng; tỉnh Phú Yên
RESEARCH APPLICATION MANAGEMENT ACCOUNTING PRACTICES IN 
SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN PHU YEN PROVINCE
ABSTRACT
This research measures and assesses the application level of management accounting practices in 
small and medium enterprises in Phu Yen province. A survey conducted from March to July 2017 with 
sample of 110 enterprises. Research results show that there are 4 criteria of small enterprises and 3 
criteria of medium-sized enterprises and above-average enterprises. When comparing each criterion, 
the majority of medium-sized enterprises use management accounting tool better than others. The 
report proposes some policy suggestions to improve the manipulation level of management accounting 
in small and medium enterprises in the next coming time.
Key words: manage acounting; small and medium enterprises; application; Phu Yen province
* Trường CĐ. Công thương miền Trung. Email: hoalenomuon@yahoo.com; ĐT: 01678 360 071 
** Trường CĐ. Công thương miền Trung. Email: doannhiempy@gmail.com; ĐT: 093 470 6244
79
Nghiên cứu mức độ vận dụng...
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quan niệm thông thường, kế toán 
quản trị (KTQT) được coi là cần thiết và phù 
hợp cho các doanh nghiệp có quy mô lớn. Với 
các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hoạt 
động thường không quá phức tạp và không có 
nhiều khả năng ảnh hưởng đến xu hướng thị 
trường cũng như các đối thủ cạnh tranh khác.
Đây chính là lý do mà bản thân các 
DNNVV và các đối tác có liên quan đều chưa 
thực sự quan tâm tới việc sử dụng các công 
cụ KTQT. Các nhà nghiên cứu cũng dành 
rất ít sự chú ý tới mảng này. Tuy nhiên, từ 
khoảng những năm 2000 đã bắt đầu có một 
số nghiên cứu đánh giá về nhu cầu thông tin 
kế toán quản trị, cũng như các công cụ KTQT 
chủ yếu được sử dụng trong các DNNVV. 
Các nghiên cứu này xuất phát từ một thực 
tế rằng các DNNVV có tỷ lệ bị thất bại hoặc 
phá sản cao hơn rất nhiều so với các doanh 
nghiệp quy mô lớn. Một nguyên nhân có thể 
chính là việc chưa quan tâm đúng mức tới các 
công cụ KTQT. Mặt khác, tại hầu hết các nền 
kinh tế, số DNNVV chiếm tỷ lệ lớn, đóng góp 
khá nhiều cho tổng sản phẩm trong nước và 
sử dụng một phần không nhỏ lực lượng lao 
động. Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng 
trong việc cải thiện chất lượng của việc lập kế 
hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Tuy nhiên, 
sự đóng góp của KTQT trong DNNVV chưa 
nhiều. Cần phải nhận thức rằng, nếu các công 
cụ KTQT trong các DNNVV không được sử 
dụng phù hợp thì khi các doanh nghiệp này 
phát triển hơn về kích thước và quy mô trong 
tương lai thì việc sử dụng các công cụ KTQT 
có thể không mang lại hiệu quả tốt nhất để đạt 
được mục tiêu của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu thực trạng vận 
dụng KTQT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ 
là rất hạn chế, khối DNNVV vẫn chưa thực sự 
tạo được thế mạnh, khối này chỉ mới phát triển 
trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp 
và gặp nhiều khó khăn thách thức trong môi 
trường cạnh tranh khốc liệt diễn biến phức tạp 
khó lường.
Theo Cục thống kê Phú Yên tính đến đầu 
năm 2017 trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.734 
doanh nghiệp với tổng số vốn là 32.750 tỷ 
đồng. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô 
vừa và nhỏ, vốn đăng ký kinh doanh bình quân 
của một doanh nghiệp là 18,89 tỷ đồng. Các 
doanh nghiệp này tạo ra nhiều việc làm cho 
người lao động, tạo ra sản phẩm, góp phần 
xóa đói giảm nghèo. Với mong muốn đánh giá 
mức độ vận dụng KTQT cho các doanh nghiệp 
vừa và nhỏ tại tỉnh Phú Yên và đề xuất các 
hàm ý chính sách là nguồn tư liệu cho doanh 
nghiệp và nhà hoạch định chính sách tham 
khảo. Giúp các doanh nghiệp tại Tỉnh vận 
dụng tốt hơn các công cụ KTQT của doanh 
nghiệp mình để phát triển tốt hơn. Chính điều 
này đã thúc đẩy nhóm tác giả thực hiện đề tài 
“Nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản 
trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên 
địa bàn tỉnh Phú Yên”.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm về kế toán quản trị
Theo Kaplan và các cộng sự (2012), trường 
đại học Harvard Business School trường phái 
KTQT của Mỹ thì: “Kế toán quản trị là quá trình 
cung cấp cho nhà quản lý và nhân viên trong 
một tổ chức các thông tin có liên quan, cả về tài 
chính và phi tài chính, ra quyết định, phân bổ 
nguồn lực, giám sát, đánh giá và hiệu suất tốt”. 
Theo quan điểm này, KTQT là công cụ gắn liền 
với hoạt động quản trị của các tổ chức. Nó có vai 
trò quan trọng trong việc ra quyết định, phân bổ 
nguồn lực hợp lý giám sát đánh giá để đạt hiệu 
quả tốt [11, tr.2].
Theo Phạm Châu Thành (2012) trích dẫn 
Hiệp hội kế toán viên Hoa Kỳ năm 1982 cho 
rằng: “Kế toán quản trị quá trình nhận diện, đo 
lường, tổng hợp, phân tích, lập báo cáo, giải 
trình và truyền đạt thông tin cho các nhà quản 
trị doanh nghiệp hoạch định, đánh giá và điều 
hành hoạt động kinh doanh trong phạm vi nội bộ 
80
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
doanh nghiệp, nhằm sử dụng có hiệu quả các tài 
sản và quản lý chặt chẽ các tài sản đó”.
Theo Phạm Châu Thành (2012) trích dẫn 
Ronald W.Hilton trường đại học Cornell Hoa Kỳ 
“Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống 
thông tin quản trị trong một tổ chức mà các nhà 
quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát 
các hoạt động của tổ chức”.
Theo luật kế toán Việt Nam: “Kế toán quản 
trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp 
thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị 
và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn 
vị kế toán. KTQT nhằm cung cấp các thông tin 
về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp như: Chi 
phí của từng bộ phận, từng công việc, sản phẩm; 
phân tích đánh giá tình hình thực hiện với kế 
hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý 
tài sản,vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối 
quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; 
Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định 
đầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân 
sách sản xuất, kinh doanh nhằm phục vụ việc 
điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế. 
KTQT là công việc của từng doanh nghiệp, nhà 
nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ 
chức và các nội dung, phương pháp KTQT chủ 
yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp 
thực hiện” [6]. Theo quan điểm này, ngoài việc 
nhấn mạnh vai trò của KTQT là thông tin hữu 
ích phục vụ các cấp quản lý khi đưa ra các quyết 
định còn cho biết quy trình nhận diện thông tin 
KTQT trong các tổ chức hoạt động.
Như vậy tuy có nhiều khái niệm khác nhau 
về hình thức, song chúng đều có những điểm 
giống nhau cơ bản sau:
- KTQT là một hệ thống kế toán cung cấp 
các thông tin định lượng.
- Đối tượng sử dụng thông tin KTQT là các 
nhà quản trị của doanh nghiệp.
- Thông tin KTQT phục vụ chủ yếu cho 
việc thực hiện tốt các chức năng của nhà quản 
trị doanh nghiệp.
Từ đó, chúng ta có thể hiểu KTQT một cách 
tổng quát như sau: KTQT là một bộ phận của 
kế toán doanh nghiệp, cung cấp những thông tin 
định lượng giúp nhà quản trị doanh nghiệp có 
cơ sở để thực hiện tốt các chức năng của mình.
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN 
CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu 
Để thực hiện nghiên cứu này tác giả sử 
dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và 
định lượng. 
Phương pháp định tính
Được sử dụng trong giai đoạn: nghiên cứu 
tổng quan tài liệu, xây dựng bảng câu hỏi, đưa ra 
nhóm giải pháp phát triển.
Phương pháp định lượng
Phương pháp định lượng được sử dụng đó 
là: thống kê mô tả các công cụ KTQT, so sánh sự 
khác biệt mức độ vận dụng giữa 2 nhóm doanh 
nghiệp, đánh giá mức độ vận dụng.
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
- Dữ liệu thứ cấp: thu thập qua Cục thống kê 
Phú Yên, các bài báo, tạp chí chuyên ngành, các 
nghiên cứu liên quan đã xuất bản.
- Dữ liệu sơ cấp: được điều tra trực tiếp 110 
DNNVV trên địa bàn Tỉnh dựa trên bản câu hỏi 
soạn sẵn để thu thập thông tin liên quan đến mức 
độ vận dụng KTQT và các nhân tố ảnh hưởng 
đến mức độ vận dụng KTQT vào doanh nghiệp. 
Trong đó số doanh nghiệp điều tra quy mô vừa 
là 45 doanh nghiệp và quy mô nhỏ là 65 doanh 
nghiệp vì số doanh nghiệp có quy mô nhỏ của 
tỉnh Phú Yên nhiều hơn.
- Thời gian khảo sát: tháng 3 đến tháng 7 
năm 2018.
- Dữ liệu thu thập được làm sạch, mã hóa và 
xử lý. Dữ liệu được nhập trên phần mềm excel 
để tính toán.
3.3. Thang đo của nghiên cứu 
Quan nghiên cứu tổng quan nhóm tác giả sử 
dụng 4 nhóm công cụ KTQT và sử dụng thang 
đo Likert (Với 0 – không sử dụng và 5 mức 
sử dụng cao nhất). Trong bảng câu hỏi, những 
doanh nghiệp nào mà đánh dấu vào ô không 
81
(0) thì được xếp vào nhóm không sử dụng, còn 
những doanh nghiệp đánh dấu vào các ô từ 1 
đến 5 thì được xếp vào nhóm có sử dụng, giá trị 
doanh nghiệp chọn số càng lớn thì mức độ vận 
dụng càng cao.
3.4. Mô tả mẫu khảo sát
Trong nghiên cứu này, dữ liệu chủ yếu được 
thu thập thông qua phiếu điều tra, đối tượng trả 
lời là các kế toán trưởng, kế toán tổng hợp. Số 
lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu thập khảo 
sát là 110 doanh nghiệp. Việc lựa chọn đối tượng 
khảo sát được tiến hành theo phương pháp phân 
tầng sau đó chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện cho 
đến khi đạt tới số mẫu cần thiết thì dừng phỏng 
vấn. Đặc điểm của các doanh nghiệp được lựa 
chọn khảo sát được trình bày tại Bảng 1.
Nghiên cứu mức độ vận dụng...
Bảng 1. Thống kê số lượng doanh nghiệp khảo sát theo các tiêu thức khác nhau
Đặc tính phân loại
Số doanh nghiệp khảo sát 
(đơn vị)
Tỷ lệ (%)
Lĩnh vực hoạt động
Sản xuất 40 36
Thương mại, dịch vụ 50 45
Lĩnh vực khác 20 19
Tổng cộng 110 100
Quy mô doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ 65 59
Doanh nghiệp vừa 45 41
Tổng cộng 110 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Về mức độ vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Yên thời gian qua theo mẫu 
khảo sát như sau:
Hệ thống dự toán
Bảng 2. Mức độ vận dụng công cụ Hệ thống dự toán tại các DNNVV của tỉnh Phú Yên
Công cụ Hệ thống dự toán Quy mô Min Max Mean Std. Deviation
Dự toán doanh thu
Nhỏ 1 5 3,68 1,161
Vừa 2 5 4,24 ,908
Dự toán sản xuất
Nhỏ 0 5 2,54 1,404
Vừa 1 5 2,80 1,272
Dự toán cho việc kiểm soát chi phí
Nhỏ 0 5 2,75 1,287
Vừa 1 5 3,13 1,272
Dự toán lợi nhuận
Nhỏ 1 5 2,66 1,108
Vừa 1 5 2,53 1,179
Dự toán vốn bằng tiền
Nhỏ 1 5 3,09 1,128
Vừa 1 5 3,29 1,160
Dự toán linh hoạt
Nhỏ 0 5 2,40 1,115
Vừa 0 4 2,11 1,092
Dự toán dựa trên hoạt động
Nhỏ 1 4 2,23 ,996
Vừa 0 4 2,20 1,036
 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ khảo sát
82
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Từ kết quả khảo sát ta thấy Công cụ Dự toán 
doanh thu loại hình doanh nghiệp nhỏ với giá trị 
trung bình (mean) là 3,68 còn ở doanh nghiệp 
vừa với mean 4,24. Với chỉ số này ta thấy Dự 
toán doanh thu ở các doanh nghiệp vừa vận 
dụng tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ. 
Công cụ Dự toán sản xuất ở các doanh 
nghiệp vừa mức mean trung bình là 2,8 trong 
khi ở doanh nghiệp nhỏ là 2,54 thì chỉ ra mức độ 
vận dụng công cụ KTQT về Dự toán sản xuất ở 
các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì áp dụng 
công cụ dự toán sản xuất tốt hơn.
Công cụ Dự toán cho việc kiểm soát chi phí 
có mức mean là 2,75 chứng tỏ các doanh nghiệp 
ở quy mô này cũng sử dụng hệ thống dự toán 
kiểm soát chi phí trên trung bình (mức tung bình 
là 2,5). Ở doanh nghiệp vừa thì mức min nhỏ 
nhất là 1 tức không có doanh nghiệp được khảo 
sát nào không áp dụng công cụ này và mức mean 
là 3,13 chứng tỏ công cụ này doanh nghiệp vừa 
vẫn vận dụng tốt hơn.
Ở phần công cụ Dự toán lợi nhuận mức 
mean lần lượt ở hai loại hình nhỏ và vừa là 2,66 
và 2,53 > 2,5 tức trên trung bình với mức này 
cho thấy doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn thì 
hệ thống dự toán lợi nhuận lại vận dụng linh 
hoạt hơn.
Tiếp đến là Dự toán vốn bằng tiền ở hai 
loại quy mô doanh nghiệp mức mean đều cao 
chứng tỏ dự toán vốn bằng tiền được vận dụng 
tốt. Riêng hai hệ thống dự toán Dự toán linh 
hoạt và dự toán dựa trên hoạt động thì mức độ 
vận dụng ở hai loại hình doanh nghiệp đều dưới 
trung bình nhưng doanh nghiệp nhỏ lại có mức 
vận dụng công cụ này tốt hơn.
Hệ thống đánh giá thành quả
Đo lường bằng công cụ tài chính
Kết quả khảo sát ở Bảng 3 cho thấy rằng tiêu 
chí Lợi nhuận bộ phận đều có mean dưới trung 
bình điều này cho thấy mức độ vận dụng công cụ 
đánh giá thành quả tài chính ở công cụ lợi nhuận 
bộ phận vẫn chưa được quan tâm. Nếu theo phân 
cấp quản lý ở các bộ phận tự quyết định và tự 
chịu trách nhiệm về thành quả hoạt động kinh 
doanh của mình thì hiệu quả trong hoạt động kinh 
doanh sẽ cao hơn.
Bảng 3. Mức độ vận dụng công cụ đánh giá thành quả các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Yên 
(công cụ tài chính)
Công cụ tài chính Quy mô Min Max Mean Std. Deviation
Lợi nhuận bộ phận
Nhỏ 0 4 2,23 1,115
Vừa 1 5 2,31 1,125
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư
Nhỏ 1 4 2,71 ,980
Vừa 1 5 2,56 ,990
Phân tích chênh lệch so với dự toán
Nhỏ 0 4 2,45 1,173
Vừa 0 4 2,40 1,156
Chi phí định mức và phân tích chênh 
lệch so với định mức
Nhỏ 0 4 2,31 ,967
Vừa 1 4 2,20 1,079
Lưu chuyển tiền tề
Nhỏ 1 5 3,22 ,960
Vừa 1 4 2,82 ,912
 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ khảo sát
Công cụ Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ở doanh nghiệp nhỏ có mean cao nhưng ở doanh nghiệp vừa, cả 
hai cùng có mean > 2,5 nhưng vẫn ở mức thấp.
Tiếp đến là công cụ Phân tích chênh lệch so với dự toán giá trị mean chỉ 2,40 đến 2,45 < 2,5 dưới 
trung bình, chứng tỏ công cụ này vận dụng không được tốt.
83
Công cụ Chi phí định mức và phân tích 
chênh lệch so với định mức giá trị mean doanh 
nghiệp nhỏ là 2,31 doanh nghiệp vừa là 2,2 đều 
< 2,5 cho thấy mức độ vận dụng chúng rất thấp.
Công cụ Lưu chuyển tiền tệ ở doanh nghiệp 
nhỏ cao hơn doanh nghiệp vừa chứng tỏ các 
doanh nghiệp nhỏ về khả năng dòng tiền doanh 
nghiệp xoay nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Với Đo lường bằng công cụ tài chính, có 
các giá trị min = 0 tức có vài công cụ doanh 
nghiệp không áp dụng các công cụ KTQT này, 
trong đó doanh nghiệp nhỏ có nhiều tiêu chí 
doanh nghiệp không áp dụng hơn doanh nghiệp 
cỡ vừa. Khi xét giá trị max ta cũng thấy doanh 
nghiệp cỡ vừa nhiều tiêu chí đạt giá trị cao nhất 
là mức 5 (cũng là mức cao nhất trong thang đo) 
cho thấy doanh nghiệp quy mô vừa vận dụng 
công cụ tài chính tốt hơn.
Đánh giá thành quả bằng công cụ phi 
tài chính
Công cụ Sự hài lòng của khách hàng ở các 
doanh nghiệp nhỏ có giá trị mean 2,89 lớn hơn 
doanh nghiệp vừa ở mức mean 2,71. Điều này 
cho thấy các doanh nghiệp nhỏ chăm sóc khách 
hàng linh hoạt và tốt hơn. Với công cụ Giao 
hàng đúng hạn doanh nghiệp nhỏ cũng chiếm 
ưu thế hơn doanh nghiệp vừa. Do có quy mô 
nhỏ gọn và thường các doanh nghiệp nhỏ thì 
ông chủ quán xuyến trực tiếp và xử lý công việc 
cực nhanh.
Bảng 4. Mức độ vận dụng công cụ đánh giá thành quả tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Yên 
(phi tài chính)
Công cụ phi tài chính Quy mô Min Max Mean Std. Deviation
Sự hài lòng của khách hàng
Nhỏ 0 4 2,89 1,147
Vừa 1 4 2,71 1,014
Giao hàng đúng thời hạn
Nhỏ 0 4 2,77 1,156
Vừa 1 4 2,60 1,074
Chất lượng sản phẩm dịch vụ
Nhỏ 1 5 3,69 1,074
Vừa 2 5 3,62 1,072
Biến động về nhân sự
Nhỏ 1 4 3,48 ,773
Vừa 1 4 3,16 ,952
Đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên
Nhỏ 1 4 2,11 1,017
Vừa 1 4 2,69 1,145
 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ khảo sát
Nghiên cứu mức độ vận dụng...
Về công cụ Chất lượng sản phẩm dịch vụ 
thì mức mean của doanh nghiệp nhỏ lớn hơn 
doanh nghiệp vừa. Nhưng ở doanh nghiệp vừa 
có giá trị min là 2 cao hơn doanh nghiệp nhỏ chỉ 
đạt 1 và do đó ta thấy độ lệch chuẩn của doanh 
nghiệp quy mô nhỏ cao hơn.
Công cụ Biến động về nhân sự: sự gắn kết 
với công ty nhờ những chính sách nhân sự tốt 
nếu không người lao động sẽ chạy việc làm 
bất ổn nguồn nhân lực, với tiêu chí này nhóm 
doanh nghiệp nhỏ làm tốt hơn nhóm doanh 
nghiệp vừa.
Công cụ Đào tạo bồi dưỡng nhân viên ở loại 
hình doanh nghiệp nhỏ giá trị mean < 2,5 các 
nhân viên hầu như tự học hỏi trong quá trình 
làm việc chứ chưa có một cơ chế đào tạo bài 
bản khi vào làm việc tại công ty. Nhưng ở doanh 
nghiệp vừa có mean 2,69 trên trung bình nên ở 
các doanh nghiệp lớn hơn thì đào tạo bỗi dưỡng 
cho nhân viên được chú trọng hơn.
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định
Hỗ trợ ra quyết định là một nhân tố quan 
trọng trong công cụ KTQT. Bảng 5 cho biết thực 
trạng áp dụng công cụ này tại Phú Yên.
84
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 5. Mức độ vận dụng công cụ hỗ trợ ra quyết định tại DNNVV trên địa bàn Phú Yên
Hỗ trợ ra quyết định Quy mô Min Max Mean Std. Deviation
Phân tích quan hệ chi phí sản lượng lợi nhuận
Nhỏ 0 3 2,40 ,915
Vừa 1 4 3,18 ,777
Phân tích lợi nhuận sản phẩm
Nhỏ 1 4 2,58 1,059
Vừa 1 5 2,67 1,243
Giá trị hiện tại thuần
Nhỏ 1 4 2,65 ,959
Vừa 1 4 2,71 ,991
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
Nhỏ 0 4 2,69 1,074
Vừa 1 4 2,89 ,885
Quản trị dựa trên hoạt động
Nhỏ 0 3 2,15 ,905
Vừa 1 4 2,60 1,053
Quản trị hàng tồn kho kịp thời
Nhỏ 1 4 3,02 ,927
Vừa 1 5 3,00 1,331
 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ khảo sát
Xét các giá trị mean về mức độ sử dụng 
các công cụ hỗ trợ ra quyết định giữa doanh 
nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa ta thấy các 
doanh nghiệp nhỏ có mức độ sử dụng kém hơn 
so với doanh nghiệp quy mô vừa. Công cụ Phân 
tích quan hệ chi phí sản lượng lợi nhuận doanh 
nghiệp vừa mean là 3,18 trong khi doanh nghiệp 
nhỏ chỉ là 2,4. Phân tích lợi nhuận sản phẩm, 
Giá trị hiện tại thuần, Tỷ suất hoàn vốn nội bộ, 
Quản trị dựa trên hoạt động ở các doanh nghiệp 
vừa có giá trị mean lớn hơn các doanh nghiệp 
nhỏ. Vậy mức độ vận dụng công cụ hỗ trợ ra 
quyết định các doanh nghiệp vừa là tốt hơn.
Công cụ Phân tích quan hệ chi phí sản 
lượng lợi nhuận và Quản trị dựa trên hoạt động 
của doanh nghiệp nhỏ chỉ đạt 0-3 và độ lệch 
chuẩn nhỏ cho thấy hiệu quả ứng dụng 2 công 
cụ này rất thấp.
Hệ thống KTQT chiến lược
Bảng 6. Mức độ vận dụng hệ thống kế toán quản trị chiến lược tại DNNVV tỉnh Phú Yên
Kế toán quản trị chiến lược Quy mô Min Max Mean Std. Deviation
Chi phí mục tiêu trong việc thiết kế sản 
phẩm mới
Nhỏ 0 3 1,92 ,853
Vừa 1 3 2,18 ,684
Chi phí chiến lược trong việc xác định 
chiến lược của doanh nghiệp
Nhỏ 1 4 2,14 ,933
Vừa 1 4 2,84 1,021
Phân tích chi phí phát sinh trong từng hoạt 
động của chuỗi giá trị của công
Nhỏ 0 3 1,94 ,827
Vừa 1 3 2,20 ,625
Theo dõi chi phí trong các giai đoạn phát 
triển sản phẩm
Nhỏ 0 4 2,22 ,960
Vừa 1 4 3,00 ,739
Thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh
Nhỏ 0 4 1,82 ,882
Vừa 1 4 2,11 ,982
 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ khảo sát
85
Với công cụ KTQT chiến lược, hầu hết các 
công cụ đều có mức vận dụng khác nhau giữa 2 
nhóm doanh nghiệp trong khi các doanh nghiệp 
vừa có chỉ số mean thấp thì các doanh nghiệp 
nhỏ lại còn thấp hơn. Chi phí mục tiêu trong việc 
thiết kế sản phẩm mới ở doanh nghiệp nhỏ mean 
chỉ với 1,92 trong khi doanh nghiệp vừa là 2,18. 
Các chỉ số còn lại là: Chi phí chiến lược trong 
việc xác định chiến lược doanh nghiệp, Phân 
tích chi phí phát sinh trong từng hoạt động của 
chuỗi giá trị, Theo dõi chi phí trong các giai 
đoạn phát triển sản phẩm và Thu thập thông tin 
của đối thủ cạnh tranh còn xa lạ và sử dụng rất 
ít đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ.
Đối với các tiêu chí tổng hợp, về công cụ 
KTQT Hệ thống đánh giá thành quả Đo lường 
bằng công cụ phi tài chính được ứng dụng tốt 
nhất và tương đồng ở hai loại quy mô doanh 
nghiệp (2,96). Công cụ Hệ thống dự toán đứng 
thứ hai và có sự khác biệt không lớn giữa doanh 
nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Công cụ KTQT ở Hệ 
thống đánh giá thành quả đo lường bằng công 
cụ tài chính được ứng dụng yếu nhất với doanh 
nghiệp vừa và yếu thứ hai của doanh nghiệp 
nhỏ. Công cụ Hệ thống kế toán quản trị chiến 
lược có mức độ vận dụng yếu nhất mean chỉ đạt 
2,01 và 2,47; thể hiện tại Bảng 7.
Bảng 7. Tổng hợp mức độ vận dụng công cụ KTQT
Công cụ KTQT
Quy mô doanh nghiệp
Nhỏ Vừa
Hệ thống dự toán 2,76 2,9
Hệ thống đánh giá thành quả Đo lường bằng công cụ tài chính 2,58 2,46
Hệ thống đánh giá thành quả Đo lường bằng công cụ phi tài chính 2,96 2,96
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định 2,58 2,84
Hệ thống kế toán quản trị chiến lược 2,01 2,47
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra của tác giả
Nghiên cứu mức độ vận dụng...
5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Phú Yên 
đánh giá mức độ vận dụng công cụ KTQT tại 
các DNNVV với các nhóm công cụ gồm: Hệ 
thống dự toán, Hệ thống đánh giá thành quả (Đo 
lường bằng công cụ tài chính và phi tài chính) và 
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định Hệ thống KTQT 
chiến lược. Với mỗi nhóm công cụ được đo 
bằng những tiêu chí cụ thể.
Đối với các tiêu chí tổng hợp thì không có 
sự khác khác biệt lớn về mức độ ứng dụng giữa 
quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng với 
các tiêu chí thành phần thì khác biệt đáng kể. 
Có 4 tiêu chí của quy mô doanh nghiệp nhỏ và 3 
tiêu chí của quy mô doanh nghiệp vừa trên mức 
trung bình. Công cụ Hệ thống đánh giá thành 
quả Đo lường bằng công cụ phi tài chính có mức 
úng dụng tốt nhất. Khi so sánh từng tiêu chí thì 
phần lớn các tiêu chí ngoại trừ Hệ thống đánh 
giá thành quả Đo lường bằng công cụ phi tài 
chính thì quy mô doanh nghiệp vừa vận dụng 
các công cụ KTQT tốt hơn.
Để áp dụng tốt hơn các công cụ KTQT trong 
các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong 
thời gian tới, nhóm tác giả đưa ra các gợi ý chính 
sách sau:
- Doanh nghiệp phải tính toán, tập trung 
kế hoạch tài chính đầu tư cho hệ thống kế toán 
quản trị trong ngắn hạn và dài hạn. Trong đó chú 
trọng công cụ Hệ thống kế toán quản trị chiến 
lược vì hệ thống này hiện đang áp dụng rất sơ 
khai. Trong khi các chỉ tiêu thành phần của nó 
là những chỉ tiêu quan trọng giúp doanh nghiệp 
đón đầu tương lai, cạnh tranh với đối thủ khác. 
- Hoàn thiện Hệ thống đánh giá thành quả 
Đo lường bằng công cụ tài chính vì đây công cụ 
86
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
áp dụng kém hiệu quả đặc biệt là việc phân tích 
chi phí định mức so với định mức.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả của Hệ thống 
đánh giá thành quả Đo lường bằng công cụ phi 
tài chính khi công cụ này đang được quan tâm 
đúng mức.
- Nâng cao trình độ của những người làm ở 
bộ phận kế toán: nhân viên kế toán cần trao dồi 
và không ngừng học hỏi kiến thức về kế toán 
quản trị, nhằm đảm bảo việc áp dụng kế toán 
quản trị trong doanh nghiệp đúng quy cách và 
đạt hiệu quả cao. Doanh nghiệp cần chính sách 
đào tạo lại, cũng như bồi dưỡng nâng cao trình 
độ chuyên môn kế toán quản trị cho đội ngũ 
nhân viên, giúp họ thích ứng với yêu cầu của bộ 
máy kế toán mới.
- Nâng cao ứng dụng công nghệ: đưa máy 
vi tính vào sử dụng trong công tác KTQT, doanh 
nghiệp cần mua hệ thống máy tính sau đó mua 
hoặc thuê người viết các phần mềm phục vụ 
riêng cho đặc thù sản phẩm-dịch vụ của doanh 
nghiệp. Cho bộ phận kế toán tập huấn để sử dụng 
phần mềm vào công việc. Nếu doanh nghiệp đã 
có hệ thống vi tính thì đưa vào vận hành hiệu 
quả hơn, cập nhật các phần mềm mới phù hợp 
với sự phát triển.
Vận dụng được KTQT cũng cho phép các 
doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm 
yếu để có thể cạnh tranh trên thị trường và làm 
giảm khả năng thất bại trong kinh doanh. Với 
những lợi thế từ việc vận dụng KTQT thì điều 
quan trọng là phổ biến kiến thức và nâng cao 
nhận thức về KTQT trong các DNNVV ở khu 
vực Phú Yên để các doanh nghiệp có thể hưởng 
lợi từ những lợi thế đã nêu ở trên.
Kết quả khảo sát từ thực tế các DNNVV 
trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã cung cấp những 
thông tin tài chính quan trọng cho các nhà quản 
lý doanh nghiệp đối với DNNVV nói riêng và 
các doanh nghiệp nói chung. Các nhà quản lý 
sẽ nhận thức được tầm quan trọng của KTQT, 
những lợi ích và hiệu quả mang lại của việc áp 
dụng KTQT trong hoạt động quản lý, là yếu tố 
giúp cho doanh nghiệp tồn tại được trong thị 
trường cạnh tranh đầy khốc liệt này.
Bên cạnh kết quả đạt được, nghiên cứu này 
vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định đó là: số 
mẫu của nghiên cứu còn nhỏ nên độ tin cậy chưa 
cao, việc cộng tác trong trả lời các câu hỏi của các 
kế toán trưởng và kế toán tổng hợp tại các doanh 
nghiệp còn gặp khó khăn khi họ ngại cung cấp 
thông tin dẫn đến thông tin có đôi chút sai lệch.
87
Nghiên cứu mức độ vận dụng...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản 
trị chiến lược trong các Doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Phát Triển Kinh Tế, Số: 246, trang 9-15.
[2] Bộ Tài Chính (2006) thông tư số 53/2006/TT – BTC: Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong 
doanh nghiệp.
[3] Phạm Văn Dược, Nguyễn Thị Thu Hiền(2010), Kế toán quản trị, NXB Đại học Công nghiệp 
Thành phố Hồ Chí Minh.
[4] Vương Thị Nga (2015), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công cụ kế toán 
quản trị truyền thống tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tây Nguyên, luận văn thạc 
sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[5] Trần Đình Khôi Nguyên (2010), Bàn về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dung chế độ kế 
toán trong các DNNVV, Tạp chi Khoa học công nghệ, Đại học Đà nẵng.
[6] Quốc hội Việt Nam(2015), Luật số 88/2015/QH13, Luật Kế toán.
[7] Phạm Châu Thành (2012), Giáo trình kế toán quản trị, NXB Phương Đông.
[8] Đào Khánh Trí (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ, Đại học Công nghệ thành phố 
Hồ Chí Minh.
[9] Nguyễn Ngọc Quang (2011), Giáo trình kế toán quản trị, NXB Giáo dục Việt Nam.
[10] Johnson and R. S. Kaplan (1987), “Relevance Lost: The Rise and Fall of Management 
Accounting”, Management Accounting; Jan 1987; 68, 7; ABI/INFORM Global p. 22.
[11] Robert S. Kaplan, Atkinson, Matsumura & Young (2012), Management Accounting, by Pearson 
Education, Inc., Upper Saddle River,New Jersey 07458.Pearson Prentice Hall.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_muc_do_van_dung_ke_toan_quan_tri_trong_cac_doanh.pdf