Nghiên cứu và đánh giá khả năng xử lý một số hóa chất hữu cơ độc hại dễ bay hơi như Acetone, Benzen, Butanol, Dietyl ete của thiết bị làm sạch không khí bằng xúc tác quang
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile organic compounds - VOC) là nhóm các chất hữu cơ có áp suất hơi lớn ở nhiệt độ thường, do đó dễ dàng hóa hơi một cách tự nhiên trong không khí, ví dụ như acetone, benzen, butanol, dietyl ete, cloroform, formaldehyt Khi đã lẫn vào không khí, nhiều VOC có khả năng liên kết lại với nhau hoặc nối liên kết với các phần tử khác trong không khí tạo ra các hợp chất mới. Các chất VOC tồn tại khá phổ biến trong nhà cũng như môi trường xung quanh. Chúng hiện diện trong nhiều sản phẩm chúng ta đang sử dụng hàng ngày như chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng, mỹ phẩm, nước hoa xịt phòng, vật liệu xây dựng (sơn, gỗ ghép, keo chống thấm). Chúng cũng phát sinh từ các thiết bị văn phòng như máy photocopy, máy in [1-3]
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu và đánh giá khả năng xử lý một số hóa chất hữu cơ độc hại dễ bay hơi như Acetone, Benzen, Butanol, Dietyl ete của thiết bị làm sạch không khí bằng xúc tác quang
12 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2015 I. MỞ ĐẦU H ợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile organic compounds - VOC) là nhóm các chất hữu cơ có áp suất hơi lớn ở nhiệt độ thường, do đó dễ dàng hóa hơi một cách tự nhiên trong không khí, ví dụ như acetone, benzen, butanol, dietyl ete, cloroform, formaldehyt Khi đã lẫn vào không khí, nhiều VOC có khả năng liên kết lại với nhau hoặc nối liên kết với các phần tử khác trong không khí tạo ra các hợp chất mới. Các chất VOC tồn tại khá phổ biến trong nhà cũng như môi trường xung quanh. Chúng hiện diện trong nhiều sản phẩm chúng ta đang sử dụng hàng ngày như chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng, mỹ phẩm, nước hoa xịt phòng, vật liệu xây dựng (sơn, gỗ ghép, keo chống thấm). Chúng cũng phát sinh từ các thiết bị văn phòng như máy photocopy, máy in [1-3]... Rất nhiều trong số các VOC là độc hại đối với sức khỏe con người và động, thực vật. Chúng có thể gây kích ứng cho mắt, mũi, họng, gây nhức đầu, choáng váng, rối loạn thị giác, hủy tế bào máu, tế bào gan, thận, gây viêm da, tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (hiếm muộn, vô Kt qu nghiên cu KHCN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ MỘT SỐ HÓA CHẤT HỮU CƠ ĐỘC HẠI DỄ BAY HƠI NHƯ ACETONE, BENZEN, BUTANOL, DIETYL ETE CỦA THIẾT BỊ LÀM SẠCH KHÔNG KHÍ BẰNG XÚC TÁC QUANG TS. Lê Thanh Sn Vin Công ngh Môi trng, Vin Hàn Lâm Khoa h#c và Công ngh Vit Nam. ảnh Minh họa. nguồn internet Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2015 13 sinh, khó đậu thai, sinh ít con)... trong đó chloroform và các hợp chất có vòng như benzen, tolu- en, xylen... có tiềm năng gây ung thư cao và cũng có thể gây nên bệnh bạch cầu nếu tiếp xúc trong thời gian dài [2,4,5,6]. Hiện nay, để làm sạch không khí (LSKK) trong các phòng kín, nhất là các VOC, thì phương pháp xử lý không khí bằng công nghệ xúc tác quang (XTQ) đang trở thành một giải pháp hữu hiệu và thân thiện với môi trường do khả năng diệt khuẩn và xử lý hóa chất độc hại mạnh, không cần đưa vào hóa chất và cũng không sinh ra các sản phẩm phụ độc hại, chỉ sử dụng nguồn điện và bộ lọc XTQ là 1 ống thạch anh xốp phủ bột nano TiO2 [8-11]. Viện Công nghệ môi trường (CNMT) sau khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế với LB Nga [12], đã nắm bắt được công nghệ LSKK bằng XTQ và trên cơ sở đó đã chế tạo thành công các loại thiết bị có công suất từ 25m3/h đến 500m3/h [7, 13]. Để có thể đưa vào sử dụng trong thực tế một cách hiệu quả, cần tiến hành đánh giá khả năng xử lý của các thiết bị này đối với một số độc chất trong không khí như vi khuẩn, các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi VOC. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu kết quả đánh giá hiệu quả xử lý một số loại VOC thường gặp trong không khí như acetone, benzen, butanol, dietyl ete của thiết bị LSKK bằng XTQ công suất 250m3/h do Viện CNMT chế tạo trong box thí nghiệm thể tích 10m3. Đây là 4 chất đại diện cho 4 nhóm chất VOC thường gặp trong cuộc sống, trong đó: acetone là dung môi được sử dụng rất nhiều trong ngành sản xuất sơn, mực in, keo dán, nước rửa móng tay, các chất tẩy rửa, là thành phần bay hơi của một số loại sơn và vecni; ben- zen thường sinh ra trong khói thuốc lá, khói thải xe cộ, khói thải của các nhà máy sản xuất thuốc lá; butanol được dùng làm dung môi pha sơn, hòa tan các loại nhựa tự nhiên, tổng hợp, là thành phần trong nước hoa; dietyl ete là thành phần thuốc gây mê được sử dụng trong y tế, là dung môi trong sản xuất nhựa cellulose... II. THỰC NGHIỆM 2.1. Giới thiệu về thiết bị LSKK bằng XTQ công suất 250m3/h Thiết bị cấu tạo bởi một bộ lọc sơ cấp đặt ngay ở cửa vào của dòng khí, bộ lọc tĩnh điện, khối lọc XTQ và than hoạt tính. Bộ lọc sơ cấp (2) gồm tầng lọc thô có tác dụng giữ lại các hạt bụi và hạt lơ lửng kích thước trên 3µm và tầng lọc tinh để loại bỏ các hạt bụi có kích thước lên đến 0,5µm. Bộ lọc tĩnh điện (3) có tác dụng giữ lại các hạt bụi và hạt lơ lửng nhỏ hơn, kích thước lên đến 0,1µm. Khối lọc XTQ (4) gồm 4 ống thạch anh xốp (φ = 74mm; l = 418mm, Sbề mặt = 971,3cm 2) được phủ một lớp mỏng bột XTQ nano TiO2 (kích thước hạt nano < 20nm, khối lượng phủ 250g/m2), ở tâm mỗi ống bố trí 1 đèn tử ngoại UV-A (360nm, Philippe). Lớp lọc than hoạt tính (6) có tác dụng hấp phụ để loại bỏ mùi và một số siêu ôxit sinh ra trong quá trình XTQ. Không khí được quạt (5) hút vào từ bên hông của thiết bị và đi ra ở mặt sau phía trên của thiết bị như trên Hình 1b. Kt qu nghiên cu KHCN Hình 1. H!nh nh bên trong (a) và s đ nguyên lý hot đng (b) ca thit b LSKK 250m3/h do Vin CNMT ch to (a) (b) 14 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2015 Bảng dưới đây tóm tắt các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị LSKK bằng XTQ công suất 250m3/h do viện CNMT chế tạo và lắp ráp. III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Khả năng xử lý acetone Kết quả xử lý acetone trong box thực nghiệm của thiết bị LSKK bằng XTQ công suất 250m3/h được thể hiện trên đồ thị Hình 2. Kết quả thu được cho thấy trong khoảng 20 phút đầu tiên, tốc độ xử lý acetone của thiết bị khá cao (đường cong gần như thẳng đứng), đạt hiệu suất xử lý 70%. Tuy nhiên, sau 20 phút, hàm lượng ace- tone vẫn tiếp tục giảm, nhưng tốc độ giảm không còn cao như trước (độ dốc của đường cong khá nhỏ). Từ sau thời điểm 90 phút, giá trị nồng độ hầu như không giảm. Điều này có thể giải thích là do thời điểm ban đầu nồng độ acetone trong box cao, lượng acetone tiếp xúc với vật liệu XTQ nhiều nên tốc độ xử lý nhanh, sau đó lượng acetone còn lại rất thấp, lượng acetone được tiếp xúc với vật liệu XTQ rất nhỏ nên tốc độ xử lý không còn cao nữa. 3.2. Khả năng xử lý butanol Kết quả xử lý butanol trong box thực nghiệm của thiết bị LSKK bằng XTQ được thể hiện trên đồ thị Hình 3. Kết quả thu được trong trường hợp này cũng tương tự như acetone, trong khoảng 20 phút đầu tốc độ xử lý butanol của thiết bị rất cao (độ dốc của đường cong lớn), đạt hiệu suất xử lý đến 86%. Tuy nhiên chỉ sau 50 phút, thiết bị đã xử lý được 90% butanol và sau đó hầu như không thay đổi. Kt qu nghiên cu KHCN Thoâng soá Giaù trò Naêng suaát laøm saïch khoâng khí (m3/h) 250 Kích thöôùc thieát bò (mm) 570 x 374 x 1160 Kích thöôùc taám loïc thoâ (mm) 328 x 480 Kích thöôùc taám loïc tinh (mm) 328 x 480 Ñieän aùp cuûa boä loïc tónh ñieän (KV) 10 Soá boùng ñeøn UV (loaïi 36W) 4 Soá oáng loïc xuùc taùc quang 4 Coâng suaát ñieän cuûa quaït gioù (W) 72 Daûi nhieät ñoä laøm vieäc (0C) 10 – 50 Nguoàn AC 50 Hz (V) 220V ± 10% Coâng suaát tieâu thuï ñieän toaøn thieát bò (W) ~ 240 Ñoä oàn (Db) ~ 50 Khaû naêng loaïi boû buïi (%) > 90 Khaû naêng dieät khuaån Giaûm 90% toång vi khuaån trong moâi tröôøng khoâng khí sau 1 laàn khoâng khí ñi qua thieát bò 2.2. Đánh giá khả năng xử lý VOC của thiết bị Dùng pipet hút chính xác 2,5ml dung dịch mỗi VOC (acetone, benzen, dietyl ete, butanol) cho vào buồng box. Bên trong buồng box có bố trí 1 quạt nhỏ để đối lưu không khí. Hàm lượng VOC suy giảm theo thời gian được đo bằng máy đo VOC sử dụng cảm biến TGS2602 (Figaro, Nhật Bản). Hiệu suất oxy hóa VOC được xác định theo công thức: Trong đó C0 và C lần lượt là nồng độ của chất VOC trong box ở thời điểm trước khi chạy máy và sau khi chạy máy. Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2015 15 Kt qu nghiên cu KHCN Hình 2. Kh năng x$ lý acetone ca thit b LSKK bng XTQ công sut 250m3/h Hình 3. Kh năng x$ lý butanol ca thit b LSKK bng XTQ công sut 250m3/h 3.3. Khả năng xử lý dietyl ete Kết quả xử lý dietyl ete trong box thực nghiệm của thiết bị LSKK bằng XTQ công suất 250m3/h được thể hiện trên đồ thị Hình 4. Kết quả thu được cho thấy tốc độ xử lý dietyl ete trong 30 phút đầu tương đối cao, nồng độ dietyl ete trong box giảm khá đều đặn. Tuy nhiên, sau 30phút thì hàm lượng dietyl ete giảm rất chậm và sau 125 phút hầu như không thay đổi, duy trì ở mức 17,5ppm, tức hiệu suất xử lý đạt 70%. 3.4. Khả năng xử lý benzen Kết quả xử lý benzen trong box thực nghiệm của thiết bị LSKK bằng XTQ công suất 250m3/h được thể hiện trên đồ thị Hình 5. Kết quả thu được cho thấy hiệu suất xử lý ben- zen của thiết bị không cao, chỉ trong khoảng 15 phút đầu, hàm lượng benzen giảm đều đặn nhưng sau 30 phút thì hàm lượng benzen trong box hầu như không thay đổi và hiệu suất xử lý chỉ đạt 43%. Điều đó cho thấy hợp chất vòng thơm benzen là hợp chất khá bền, phản ứng XTQ cũng xử lý không hiệu quả hợp chất này. 3.5. So sánh và giải thích khả năng xử lý các VOC của thiết bị Trên Hình 6 là đồ thị so sánh hiệu suất xử lý giữa các VOC của thiết bị LSKK bằng XTQ công suất 250m3/h. Từ Hình 6 ta thấy butanol đạt hiệu suất xử lý cao nhất, trong vòng 50 phút xử lý được 91% lượng butanol bơm vào Box ban đầu. Ngược lại, ben- zen có hiệu xuất xử lý không hiệu quả, chỉ đạt 43% trong 150 phút. Acetone và dietyl ete xử lý hiệu quả hơn với benzen, trong vòng 100 phút acetone xử lý được 80%, còn dietyl ete xử lý được 70% trong 120 phút. Kết quả này tương tự kết quả đã được công bố của Rosana et al. [14] và Wang et al. [1]. Kết quả này có thể giải thích như sau: do khả năng hấp thụ và xúc tác quang của TiO2 là khác nhau đối với các VOC có bản chất khác nhau. Butanol 16 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2015 Kt qu nghiên cu KHCN Hình 4. Kh năng x$ lý dietyl ete ca thit b LSKK bng XTQ công sut 250m3/h Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2015 17 Kt qu nghiên cu KHCN Hình 6. So sánh kh năng x$ lý các VOC ca thit b LSKK bng XTQ công sut 250m3/h Hình 5. Kh năng x$ lý benzen ca thit b LSKK bng XTQ công sut 250 m3/h 18 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2015 với nhóm chức rượu –OH là hợp chất dễ bị phản ứng nhất trong số các VOC nghiên cứu nên hiệu suất xử lý butanol là cao nhất. Acetone và dietyl ete đều là hợp chất khó phản ứng hơn butanol (nhóm chức ete –O- và xeton –C=O bền hơn –OH) do đó bị phân hủy bởi phản ứng XTQ kém hơn butanol. Trong số 2 chất này, acetone có phân tử lượng thấp hơn dietyl ete, mạch cacbon cũng ngắn hơn nên dễ bị phân hủy bởi phản ứng XTQ hơn dietyl ete. Trong khi đó nhân thơm của phân tử benzen rất bền, khó bị tấn công nên hiệu suất phân hủy bằng XTQ đối với benzen khá thấp như quan sát thấy trong thí nghiệm trên. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cho rằng benzen có thể gây ra hiện tượng vô hoạt chất xúc tác [15, 16]. IV. KẾT LUẬN Các kết quả đánh giá cho thấy thiết bị LSKK bằng XTQ do Viện CNMT chế tạo có khả năng xử lý rất tốt các VOC dạng ancol như rượu butanol, với hiệu suất xử lý đạt 86% chỉ sau 20 phút. Với các hợp chất VOC có nhóm chức bền hơn như acetone, dietyl ete thì hiệu suất xử lý thấp hơn, 80% ace- tone bị phân hủy sau 100 phút còn với dietyl ete, sau 120 phút mới xử lý được 70%. Các VOC có nhóm chức rất bền như vòng thơm benzen thì hiệu suất xử lý còn thấp hơn nữa, sau 150 phút mới phân hủy được 43%. Kết quả này giúp cho việc sử dụng các thiết bị LSKK hiệu quả hơn, cụ thể khi cần xử lý các chất ô nhiễm không khí như cồn, acetone thì chỉ cần thời gian chạy máy ngắn là đủ, còn khi xử lý các chất như ete, benzen thì cần phải chạy máy lâu hơn để đảm bảo xử lý tốt các chất ô nhiễm này. Kt qu nghiên cu KHCN Ảnh minh họa: nguồn Internet Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2015 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. S. Wang, H.M. Ang, M.O. Tade. “Volatile organic com- pounds in indoor environment and photocatalytic oxidation: State of the art" .Environment International 33: 694–705 (2007) [2]. R. Dales, L. Liu, A.J. Wheeler, N. L. Gilbert. “Quality of indoor residential air and health". Canadian Medical Association Journal 179: 147–52 (2008) [3]. C. Yu, D. Crump. A review of the emission of VOCs from polymeric materials used in buildings. Building and Environment 33: 357–74 (1998) [4]. M. J. Mendell. “Indoor resi- dential chemical emissions as risk factors for respiratory and allergic effects in children: A review". Indoor Air 17(4): 259–77 (2007) [5]. P. Wolkoff, C.K. Wilkins, P.A. Clausen, G.D. Nielsen. Organic compounds in office environments - sensory irrita- tion, odor, measurements and the role of reactive chemistry. Indoor Air 16(1): 7–19 (2006) [6]. EPA -- An Introduction to Indoor Air Quality Pollutants and Sources of Indoor Air Pollution Volatile Organic Compounds (VOCs). [7]. L.T. Sơn. Nghiên cứu và đánh giá khả năng làm việc của thiết bị làm sạch không khí bằng công nghệ xúc tác quang trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam. Tạp chí hoạt động khoa học công nghệ, An toàn - Sức Khỏe & Môi trường lao động số 1,2&3: 83-88 (2014). [8]. K. G. McGuigan, T. M. Joyce and R.M. Conroy. Solar disinfection: use of sunlight to decontaminate drinking water in developing countries. J. Med. Microbiol, 48: 785-787 (1999) [9]. A. Martin-Dominguez, M. T. Alarson-Herrera, I. R. Martin- Dominguez et al. Efficiency in the disinfection of water for human consumption in rural communi- ties using solar radiation. Solar Energy, 78: 31-40 (2005). [10]. J.-M. Herrmann, C. Guillard, J. Disdier et al. New industrial tita- nia photocatalysts for the solar detoxication of water containing various pollutants. Applied cataly- sis B: Environmental, 35 (4): 281- 294 (2002) [11]. J. I. Gole, J. D. Stout, C. Burda et al. Highly efficient formation of visible light tunable TiO2-xNx photocatalysts and their transformation at the nanoscale. J. Phys. Chem. B, 108(4): 1230-1240 (2004) [12]. Nguyễn Việt Dũng, Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng hệ thống xử lý ô nhiễm không khí TIOKRAFT trên cơ sở vật liệu xúc tác quang TiO2, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2013) [13]. L.T. Sơn. Nghiên cứu chế tạo thiết bị xử lý ô nhiễm không khí trên cơ sở xúc tác quang hóa. Tạp chí hoạt động khoa học công nghệ, An toàn - Sức Khỏe & Môi trường lao động số 4,5&6: 18-23 (2013) [14]. M. A. Rosana and F.J. Wilson. Photocatalytic destruc- tions of VOCs in the gas-phase using titanium dioxide. Appl. Catal. B-Environ. 14: 55-68 (1997) [15]. X. Fu, W.A. Zeltner and M.A. Anderson. The gas-phase photocatalytic mineralization of benzene on porous titania- based catalysts. Appl. Catal. B: Environ. 6: 209-224 (1995) [16]. S. Sitkiewitz and A. Heller. Photocatalytic oxidation of ben- zene and stearic acid on sol-gel derived TiO2 thin films attached to glass. New J. Chem. 20: 233-241 (1996). Kt qu nghiên cu KHCN Lời cảm ơn: Công trình này được ủng hộ bởi dự án sản xuất thử nghiệm của Bộ Công thương “Chế tạo và triển khai áp dụng thiết bị xử lý ô nhiễm không khí bằng phương pháp xúc tác quang” (02/HĐ - SXTN.13/CNMT).
File đính kèm:
- nghien_cuu_va_danh_gia_kha_nang_xu_ly_mot_so_hoa_chat_huu_co.pdf