Nghiên cứu xác định một số thành phần hoá học của dạng cao đặc phương thuốc quế chi thang XH

TÓM TẮT

Mục tiêu: điều chế và định tính một số thành phần hoá học của cao đặc Quế chi thang XH và

các vị thuốc, góp phần xây dựng tiêu chuẩn cao đặc. Nguyên vật liệu và phương pháp: cao đặc

Quế chi thang XH được điều chế từ các vị thuốc Quế chi, Hương phụ, Bạch thược, Xuyên khung,

Gừng bằng phương pháp sắc với nước và chiết với ethanol 60%; định tính một số thành phần

hoá học bằng thuốc thử đặc trưng và sắc ký lớp mỏng (SKLM). Kết quả: cao đặc Quế chi thang

XH được điều chế bằng phương pháp chiết nóng với nước cho hiệu suất chiết 23,22% và chiết

nóng với ethanol 60% cho hiệu suất chiết 8,49%. Các mẫu cao đạt chỉ tiêu chung của Dược

điển Việt Nam (DĐVN) IV về thể chất, hình thức và độ ẩm. Tất cả mẫu cao đều có alcaloid,

saponin, coumarin, flavonoid, tanin, axít amin, đường khử, polysaccharid và chất béo. Bằng

phương pháp SKLM trên sắc ký đồ, cao chiết nước và cao chiết ethanol đều có các vết tương

ứng với những vị thuốc trong phương thuốc. Kết luận: nghiên cứu đã điều chế được cao đặc

Quế chi thang XH chiết nước và chiết ethanol, các mẫu cao đều có thành phần chính tương

ứng với thành phần của các vị thuốc, có thể áp dụng để tiếp tục xây dựng tiêu chuẩn cao đặc

phương thuốc.

pdf 9 trang yennguyen 2680
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xác định một số thành phần hoá học của dạng cao đặc phương thuốc quế chi thang XH", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xác định một số thành phần hoá học của dạng cao đặc phương thuốc quế chi thang XH

Nghiên cứu xác định một số thành phần hoá học của dạng cao đặc phương thuốc quế chi thang XH
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017 
 5 
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA 
DẠNG CAO ĐẶC PHƯƠNG THUỐC QUẾ CHI THANG XH 
Bùi Hồng Cường*; Đào Thị Thanh Hiền*; Nguyễn Hoàng Tuấn* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: điều chế và định tính một số thành phần hoá học của cao đặc Quế chi thang XH và 
các vị thuốc, góp phần xây dựng tiêu chuẩn cao đặc. Nguyên vật liệu và phương pháp: cao đặc 
Quế chi thang XH được điều chế từ các vị thuốc Quế chi, Hương phụ, Bạch thược, Xuyên khung, 
Gừng bằng phương pháp sắc với nước và chiết với ethanol 60%; định tính một số thành phần 
hoá học bằng thuốc thử đặc trưng và sắc ký lớp mỏng (SKLM). Kết quả: cao đặc Quế chi thang 
XH được điều chế bằng phương pháp chiết nóng với nước cho hiệu suất chiết 23,22% và chiết 
nóng với ethanol 60% cho hiệu suất chiết 8,49%. Các mẫu cao đạt chỉ tiêu chung của Dược 
điển Việt Nam (DĐVN) IV về thể chất, hình thức và độ ẩm. Tất cả mẫu cao đều có alcaloid, 
saponin, coumarin, flavonoid, tanin, axít amin, đường khử, polysaccharid và chất béo. Bằng 
phương pháp SKLM trên sắc ký đồ, cao chiết nước và cao chiết ethanol đều có các vết tương 
ứng với những vị thuốc trong phương thuốc. Kết luận: nghiên cứu đã điều chế được cao đặc 
Quế chi thang XH chiết nước và chiết ethanol, các mẫu cao đều có thành phần chính tương 
ứng với thành phần của các vị thuốc, có thể áp dụng để tiếp tục xây dựng tiêu chuẩn cao đặc 
phương thuốc. 
* Từ khoá: Cao đặc Quế chi thang XH; Thành phần hoá học; Sắc ký lớp mỏng. 
Study on Phytochemical Analysis of some Components of the 
Extractum Que chi thang XH Spisum 
Summary 
Objectives: Studying formulation and phytochemical components of the Extractum Que chi 
thang XH remedy and each contributed herbs to establish a standardization. Subjects and methods: 
The Extractum Que chi thang XH remedy was prepared from Ramulus Cinnamomi, Radix Paeoniae 
lactiflorae, Rhizoma Ligustici wallichii, Rhizoma Cyperi, Rhizoma Zingiberis. Qualitative detection 
of chemical components were done by thin layer chromatography. The Extractum was prepared 
by hot water and ethanol 60% which have efficiency alternatively 23.22% and 8.49%; Results: 
The extractum contains alkaloids, saponins, coumarins, flavonoids, tannins, amino acids, 
reducing sugars, polysaccharides, and fats. Thin layer chromatography showed the hot water 
extracts and the ethanol extracts which have many spots corresponding to the contributed herbs 
in the Que chi thang XH remedy, can be used to build standard of Extractum Que chi thang 
XH spisum. Conclusion: The Extractum Que chi thang XH remedy was prepared by extracting with 
hot water and ethanol 60%, both extractums have all the main chemical components corresponding 
to the components of the contributed herbs, those results can use as part of a future study in 
oder to establish of Extractum standardization. 
* Key words: Extractum Que chi thang XH spisum; Chemical components; Thin layer chromatography. 
* Trường Đại học Dược Hà Nội 
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Hồng Cường (cuonghongbui@yahoo.com) 
Ngày nhận bài: 13/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 03/05/2017 
 Ngày bài báo được đăng: 10/05/2017 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017 
 6 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Quế chi thang [1] có công năng phát 
tán phong hàn, thông kinh lạc, dùng để 
điều trị hội chứng vai gáy, kinh lạc bị ứ trệ 
gây đau cứng cơ (đau cổ gáy, giãn dây 
chằng lưng), tê mỏi cơ, đau dây thần kinh 
ngoại biên, là một phương thuốc có hiệu 
lực mạnh trong Y Dược học cổ truyền. 
Tuy nhiên, việc sử dụng dạng thuốc sắc 
không tiện dụng. Phương thuốc Quế chi 
thang XH (gia giảm) gồm các vị thuốc: 
Quế chi, Bạch thược, Gừng (giảm Đại táo, 
Cam thảo), gia Hương phụ, Xuyên khung 
nhằm tăng hiệu lực điều trị. Theo lý luận 
Y học cổ truyền, phương thuốc được cấu 
tạo từ một số vị thuốc có tác dụng chính: 
Quế chi: giải biểu hàn, thông kinh lạc, 
hoạt huyết; Hương phụ: hành khí giải uất, 
giảm đau; Bạch thược: bổ huyết, điều kinh, 
bình can thư cân; Xuyên khung: giải biểu 
hàn, hoạt huyết, giảm đau; Gừng: giải biểu 
hàn, ôn vị chỉ nôn. Như vậy, phương thuốc 
gồm những vị thuốc được phối ngũ theo 
hướng hiệp đồng tác dụng, ứng dụng để 
điều trị hội chứng vai gáy, kinh lạc bị ứ trệ 
gây đau cứng cơ (đau cổ gáy, giãn dây 
chằng lưng), tê mỏi cơ, đau dây thần kinh 
ngoại biên như: liệt dây thần kinh VII, 
thần kinh liên sườn do cảm mạo phong hàn 
xâm nhập vào kinh lạc, gân cơ. Việc nghiên 
cứu điều chế cao đặc làm bán thành 
phẩm để sản xuất dạng bào chế hiện đại 
và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản 
phẩm là cần thiết. Bài báo này trình bày 
kết quả điều chế cao đặc bằng cách chiết 
với nước và ethanol, định tính một số thành 
phần hóa học trong mẫu cao bằng phương 
pháp hoá học và SKLM với mục tiêu: 
Điều chế và định tính một số thành phần 
hoá học của cao đặc và các vị thuốc góp 
phần xây dựng tiêu chuẩn cao đặc Quế chi 
thang XH. 
NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Nguyên liệu, hoá chất và thiết bị. 
Các vị thuốc đã chế biến gồm: Quế chi 
(QC), Hương phụ (HP), Bạch thược (BT), 
Xuyên khung (XK), Gừng (SK) do Phòng 
Chẩn trị Đông y Phùng Gia Đường (A3 Lô A, 
Khu Trung ương, Yên Hoà - Cầu Giấy - 
Hà Nội) cung cấp. Dược liệu đối chiếu 
tương ứng do Viện Kiểm nghiệm Thuốc 
Trung ương cung cấp. Các vị dược liệu 
đã được kiểm nghiệm và đạt chỉ tiêu trong 
chuyên luận DĐVN IV [2]. 
Hoá chất, dung môi: n-hexan, cloroform, 
ethyl acetat, toluen, axít formic, methanol, 
ethanol, aceton và các hoá chất khác đạt 
tiêu chuẩn phân tích. 
Thiết bị: thiết bị SKLM hiệu năng cao 
Linomat 5 (Camag, Thuỵ Sỹ), bao gồm: 
thiết bị phun mẫu Linomat 5, bình triển 
khai sắc ký Camag, thiết bị chụp ảnh Camag, 
phần mềm: Wincats, Videoscan. 
2. Phương pháp nghiên cứu. 
- Điều chế dạng cao đặc chiết nước và 
ethanol: sắc với nước (CN) và chiết ở 800C 
(hồi lưu, cách thủy) với ethanol 60% (CE), 
cô đến dạng cao đặc. 
- Xác định độ ẩm: phương pháp mất 
khối lượng do làm khô (sấy 110oC trong 
4 giờ) [2]. 
- Định tính một số thành phần: bằng 
thuốc thử chung của từng nhóm chất [3]. 
- Định tính so sánh các mẫu cao đặc 
và vị thuốc (đối chiếu) bằng SKLM [4, 5]. 
* Phương pháp chung: 
Phun mẫu: thiết bị Linomat 5 (Camag), 
điều khiển bằng phần mềm Wincats. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017 
 7 
Cỡ bơm: 100 µl. Vị trí phun: cách cạnh 
dưới 10 mm, cách cạnh bên 12 mm, tốc 
độ phun: 80 nl/giây. 
Triển khai: bão hòa bình triển khai 
10 x 10 cm trong 30 phút (giấy lọc) bằng 
5 ml dung môi pha động. Dung môi để 
khai triển bản mỏng 5 ml. 
Chụp ảnh sắc ký đồ: buồng chụp ảnh 
Camag, tại các bước sóng: 254, 366 nm, 
ánh sáng trắng. 
Xử lý kết quả: phần mềm Wincats, 
Videoscan. 
* Định tính cắn ether dầu hỏa từ cao và 
Quế chi: 
Mẫu nghiên cứu: cao chiết nước: 3 g, 
cao chiết ethanol 60%: 1,5 g, Quế chi: 4 g. 
Cho mẫu nghiên cứu vào bình nón 
100 ml, thêm 30 ml nước cất, đun cách 
thủy 15 phút, để nguội, lọc thu dịch lọc. 
Cho dịch lọc vào bình gạn 100 ml, lắc với 
ether 3 lần, mỗi lần 10 ml, thu dịch chiết 
ether, cô cách thủy đến cắn. Hòa tan cắn 
trong 2 ml ether để phun sắc ký. 
- Pha tĩnh: bản mỏng silica gel 60 F254, 
5 x 10 cm hoạt hóa ở 1100C trong 60 phút. 
- Pha động: n-hexan:cloroform:ethyl acetat 
(4:1:1). 
- Thể tích mẫu: 4 µl/mẫu, phun mẫu trên 
băng dài 8 mm. 
- Phát hiện: soi UV ở bước sóng 254 nm 
và 366 nm. 
* Định tính cắn n-butanol từ cao và 
Bạch thược: 
Mẫu nghiên cứu: cao chiết nước: 6 g, 
cao chiết ethanol 60%: 3 g, Bạch thược: 2 g. 
Cho mẫu nghiên cứu vào bình nón 
100 ml thêm 60 ml ethanol, lắc siêu âm trong 
20 phút, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy 
đến cắn khô, hòa tan cắn trong 20 ml 
nước cất, chiết bằng n-butanol đã bão 
hòa nước 3 lần, mỗi lần 20 ml. Gộp các 
dịch chiết butanol, rửa bằng nước cất 
3 lần, mỗi lần 15 ml nước cất, gạn bỏ 
nước rửa. Bốc hơi dịch chiết còn lại trên 
cách thủy đến cắn khô. Hòa tan cắn trong 
2 ml ethanol để phun sắc ký. 
- Pha tĩnh: bản mỏng silica gel 60 F254, 
5 x 10 cm, hoạt hóa ở 1100C trong 60 phút. 
- Pha động: toluen:ethyl acetat:axít formic 
(5:4:1). 
- Thể tích mẫu: 5 µl/mẫu, phun mẫu trên 
băng dài 8 mm. 
- Phát hiện: soi UV ở bước sóng 254 nm, 
366 nm và thuốc thử vanilin/axít sulfuric
5%. 
* Định tính cắn cloroform trong cao, 
Hương phụ và Xuyên khung: 
Mẫu nghiên cứu: cao chiết nước: 6 g, 
cao chiết ethanol 60%: 2 g, Hương phụ: 
6 g, Xuyên khung: 2 g. 
Cho mẫu nghiên cứu vào bình nón 
100 ml, thêm 30 ml nước cất, đun cách thủy, 
để nguội, lọc thu lấy dịch lọc. Cho dịch lọc 
vào bình gạn 100 ml, kiềm hóa bằng dung 
dịch amoniac đặc đến pH = 9 - 10. Lắc 
với cloroform (3 lần, mỗi lần 15 ml). Gạn 
lấy lớp cloroform, cô cách thủy đến cắn. 
Hòa tan cắn trong 2 ml ethanol để phun 
sắc ký. 
- Pha tĩnh: bản mỏng silica gel 60 F254, 
6 x 10 cm, hoạt hóa ở 1100C trong 60 phút. 
- Pha động: cloroform:toluen:aceton: axít 
formic (7:4:5:1,5). 
- Thể tích mẫu: 5 µl/mẫu, phun mẫu trên 
băng dài 6 mm. 
- Phát hiện: soi UV ở bước sóng 254 nm 
và 366 nm. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017 
 8 
* Định tính cắn ethyl acetat từ cao, 
Bạch thược, Hương phụ và Quế chi: 
Mẫu nghiên cứu: cao chiết nước: 6 g, 
cao chiết ethanol 60%: 2 g, Quế chi: 8 g, 
Hương phụ: 6 g, Bạch thược: 2 g. 
Cho mẫu nghiên cứu vào bình nón 
250 ml, thêm 100 ml ethanol 90%, đậy nắp, 
đun cách thủy 30 phút. Lọc nóng, dịch lọc 
đem cô cách thủy thành cắn. Hòa tan cắn 
trong 15 ml nước cất, lọc qua giấy lọc. 
Đối với 2 mẫu cao, hòa tan vào 15 ml 
nước cất (đun nóng để hòa tan hoàn 
toàn), thêm ethanol 90% (30 ml x 3 lần), 
đun nóng, để lắng, lọc. Dịch lọc đem cô 
cách thủy thành cắn. Hòa tan cắn trong 
15 ml nước cất, lọc qua giấy lọc. 
Các dịch lọc từ cao và dược liệu được 
lắc loại tạp với ether dầu hỏa (10 ml x 3 lần). 
Lắc dịch chiết nước với ethyl acetat (10 ml x 
3 lần). Cô cách thủy dịch chiết ethyl acetat 
đến cắn. Hòa tan cắn trong 2 ml ethanol 
để chấm sắc ký. 
- Pha tĩnh: bản mỏng silica gel 60 F254, 
8 x 10 cm, hoạt hóa ở 1100C trong 60 phút. 
- Pha động: cloroform:methanol:axít formic 
(7:1:1). 
- Thể tích mẫu: cao chiết ethanol 60%, 
Quế chi, Bạch thược: 5 µl/mẫu; cao chiết 
nước, Hương phụ: 10 µl/mẫu, phun mẫu 
trên băng dài 6 mm. 
- Phát hiện: soi UV ở bước sóng 254 nm, 
366 nm và hơi amoniac đặc. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Điều chế dạng cao đặc chiết nước 
và ethanol. 
* Cao chiết nước (CN): phương pháp 
sắc: mỗi mẻ cân khoảng 280 g dược liệu 
(Quế chi 110 g, Hương phụ 80 g, Bạch 
thược 30 g, Xuyên khung 30 g, Gừng 30 g), 
chiết 3 lần, thời gian chiết lần lượt 2, 1, 
1 giờ. Dịch chiết được lọc nóng qua vải 
gạc, cô đến thể chất cao đặc, xác định độ 
ẩm của cao. 
* Cao chiết ethanol 60% (CE): phương 
pháp chiết nóng ở 80oC trên nồi cách 
thủy: mỗi mẻ cân khoảng 140 g (Quế chi 
55 g, Hương phụ 40 g, Bạch thược 15 g, 
Xuyên khung 15 g, Gừng 15 g), tiến hành 
tương tự phương pháp sắc. 
Quy trình điều chế được thực hiện lặp 
lại 4 lần (4 mẻ) để tính giá trị trung bình. 
Bảng 1: Hiệu suất bào chế và độ ẩm 
cao đặc. 
CN CE 
Tổng khối lượng 
dược liệu khô (g) 
(4 mẻ) 
1122,89 567,14 
Tổng khối lượng 
cao (g) (tính theo 
cao khô, 4 mẻ) 
264,85 50,24 
Độ ẩm cao đặc 
trung bình (%) 
11,69 13,95 
Hiệu suất bào chế 
cao trung bình (%) 
23,22 8,49 
Thể chất, màu sắc, 
mùi vị 
Thể chất mềm dẻo, đặc 
quánh, mịn, đồng nhất. 
Màu nâu đen, mùi thơm 
đặc trưng, vị ngọt hơi 
đắng. 
Hiệu suất điều chế cao chiết bằng 
ethanol 60% thấp hơn nhiều so với cao 
chiết nước. Thể chất tương đồng giữa 
các mẫu cao. Các mẫu cao đặc đạt chỉ 
tiêu chung theo DĐVN IV [2] về thể chất, 
hình thức, độ ẩm. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017 
 9 
2. Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hoá học. 
Bảng 2: Kết quả định tính các nhóm chất trong vị thuốc và cao đặc. 
Mẫu nghiên cứu 
STT Nhóm chất 
Quế chi Hương phụ Bạch thược Xuyên khung CN CE 
1 Alcaloid - + - + + + 
2 Saponin - + - - + + 
3 Coumarin - - - - - - 
4 Flavonoid + + + - + + 
5 Tanin + + + - + + 
6 Axít amin - + + - + + 
7 Đường khử + + + + + + 
8 Polysaccharid - + + - + + 
9 Chất béo - - + + + + 
(-: âm tính; +: dương tính) 
Quế chi có flavonoid, tanin, đường khử. Bạch thược có flavonoid, tanin, axít amin, 
đường khử, polysaccharid và chất béo. Hương phụ có alcaloid, saponin, flavonoid, tanin, 
axít amin, đường khử, polysaccharid. Xuyên khung: alcaloid, đường khử và chất béo. 
Cao đặc chiết nước và ethanol đều có alcaloid, saponin, flavonoid, tanin, axít amin, 
đường khử, polysaccharid và chất béo. 
3. Định tính bằng SKLM. 
* Định tính cắn ether dầu hỏa từ cao và Quế chi: 
Bảng 3: Kết quả phân tích SKLM định tính cắn ether dầu hỏa từ cao và Quế chi ở 
bước sóng 254 nm. 
((+): Có vết, (++): Vết đậm, (+++): Vết rất đậm) 
Mẫu nghiên cứu 
Vết Rf Màu sắc 
CN CE Quế chi 
1 0,06 Đen ++ ++ ++ 
2 0,23 Đen + ++ 
3 0,37 Đen +++ +++ +++ 
4 0,48 Đen + + 
5 0,52 Đen +++ 
6 0,59 Đen + 
7 0,62 Đen + 
8 0,74 Đen + 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017 
 10 
Hình 1: Sắc ký đồ định tính cắn ether dầu hỏa 
từ cao và Quế chi ở bước sóng 254 nm. 
Trên sắc ký đồ quan sát ở bước sóng 
254 nm, các vết tách tốt và có vết tương 
ứng với nhau. Trong đó, cao chiết nước 
và cao chiết ethanol 60% có 5 vết, Quế 
chi có 4 vết, cao chiết nước và cao chiết 
ethanol 60% có 2 vết tương ứng với Quế 
chi. Cao chiết ethanol 60% có thêm 1 vết 
tương ứng với Quế chi. 
* Định tính cắn n-butanol từ cao và 
Bạch thược: 
Bảng 4: Kết quả phân tích SKLM định 
tính cắn n-butanol từ cao và Bạch thược 
ở bước sóng 254 nm. 
Mẫu nghiên cứu 
Vết Rf Màu sắc CN CE Bạch thược 
1 0,33 Đen +++ +++ +++ 
2 0,38 Đen +++ +++ 
3 0,45 Đen +++ +++ 
4 0,53 Đen +++ +++ 
5 0,64 Đen +++ +++ 
((+): Có vết, (++): Vết đậm, (+++): Vết 
rất đậm) 
Hình 2: Sắc ký đồ định tính cắn n-butanol 
từ cao và Bạch thược. 
Trên sắc ký đồ quan sát ở bước sóng 
254 nm, các vết tách tốt và tương ứng với 
nhau. Trong đó, cao chiết nước và cao 
chiết ethanol 60% có 5 vết và đều có 1 vết 
tương ứng với Bạch thược. 
* Định tính alcaloid trong cao, Hương phụ 
và Xuyên khung: 
Bảng 5: Kết quả phân tích SKLM định 
tính cắn cloroform
từ cao, Hương phụ và 
Xuyên khung ở bước sóng 254 nm. 
Mẫu nghiên cứu 
Vết Rf Màu sắc CN CE HP XK 
1 0,44 Đen + 
2 0,46 Đen ++ +++ +++ 
3 0,50 Đen + +++ ++ 
4 0,54 Đen + 
5 0,65 Đen + + + 
6 0,72 Đen + +++ 
7 0,78 Đen + 
8 0,81 Đen + + 
((+): Có vết, (++): Vết đậm, (+++): Vết 
rất đậm) 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017 
 11 
Hình 3: Sắc ký đồ định tính cắn CHCl3 
từ cao, Hương phụ và Xuyên khung. 
Trên sắc ký đồ quan sát ở bước sóng 
254 nm, các vết tách tốt và tương ứng 
với nhau. Trong đó, cao chiết nước và 
cao chiết ethanol 60% có 5 vết, Hương phụ 
có 4 vết, Xuyên khung có 2 vết. Cao chiết 
nước và cao chiết ethanol 60% có 2 vết 
tương ứng với Hương phụ, 1 vết tương 
ứng với Xuyên khung. 
* Định tính cắn ethyl acetat từ cao, 
Bạch thược, Hương phụ và Quế chi: 
Bảng 6: Kết quả phân tích SKLM định 
tính cắn ethyl acetat từ cao, Bạch thược, 
Hương phụ và Quế chi sau khi hiện màu. 
Mẫu nghiên cứu 
Vết Rf Màu sắc CN CE QC HP BT 
1 0,05 Đen + 
2 0,06 Đen + + + 
3 0,09 Vàng +++ 
4 0,12 Đen ++ + +++ 
5 0,19 Đen ++ 
6 0,29 Vàng +++ + +++ + 
7 0,37 Vàng + 
8 0,42 Vàng + + 
9 0,46 Vàng + + 
((+): Có vết, (++): Vết đậm, (+++): Vết 
rất đậm) 
Hình 4: Sắc ký đồ định tính cắn EtOAc từ 
cao, Bạch thược, Hương phụ và Quế chi. 
Trên sắc ký đồ sau khi hiện màu bằng 
hơi NH3 đặc, có các vết tách tốt và tương 
ứng với nhau. Trong đó, cao chiết nước 
có 5 vết, cao chiết ethanol 60% và Quế chi 
có 3 vết, Hương phụ 5 vết, Bạch thược 
2 vết. Cao chiết nước và cao chiết ethanol 
60% có 1 vết tương ứng với Quế chi và 
Hương phụ, 2 vết tương ứng với Bạch 
thược. Cao chiết nước có thêm 1 vết 
tương ứng với Hương phụ, 1 vết tương 
ứng với Quế chi. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017 
 12 
BÀN LUẬN 
1. Về dạng cao đặc của phương thuốc. 
Phương thuốc gồm 5 vị, trong đó 4 vị 
(Quế chi, Hương phụ, Xuyên khung và 
Gừng) có tinh dầu. Tuy nhiên, trong quá 
trình thực nghiệm thấy hàm lượng tinh 
dầu quá thấp. Phương thuốc được dùng 
chủ yếu dưới dạng nước sắc. Do đó, 
ngoài tinh dầu có thể các thành phần 
khác tan trong nước cũng có tác dụng 
sinh học. Nước có khả năng hòa tan 
rộng, lại chiết bằng phương pháp sắc 
truyền thống nên cao thu được có nhiều 
tạp chất, một số hoạt chất có thể bị 
phân hủy, nhiều thành phần tan trong 
nước nóng nhưng bị tủa lại khi để nguội. 
Nếu tiếp tục tiến hành loại tủa, có thể làm 
mất hoạt chất. Ethanol là một dung môi 
an toàn, hòa tan được nhiều hoạt chất, 
ít hòa tan tạp chất, nên chúng tôi đã 
nghiên cứu điều chế cao đặc Quế chi 
thang XH với 2 dung môi là nước và 
ethanol 60% để làm nguyên liệu cho các 
nghiên cứu tiếp theo và làm bán thành 
phẩm để nghiên cứu các sản phẩm như 
siro, cốm, viên Mặt khác, chiết với nước 
và ethanol 60% ở 800C là phương pháp 
phù hợp với thiết bị chiết tại các Công ty 
Dược Việt Nam. Hiệu suất điều chế cao 
chiết ethanol (8,49%) thấp hơn nhiều so 
với cao chiết nước (23,22%). Do đó, để 
bào chế dạng cao thuốc, cốm thuốc có thể 
sử dụng cao chiết nước, bào chế viên có 
thể sử dụng cao chiết ethanol. 
Kết quả cho thấy 2 loại cao đặc Quế 
chi thang XH đều đạt các chỉ tiêu theo 
quy định của DĐVN IV về thể chất và độ 
ẩm. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu 
các biện pháp loại tạp hợp lý, dạng bào 
chế phù hợp để đảm bảo đủ liều dùng và 
hạn chế số lượng thuốc mà bệnh nhân sử 
dụng trong ngày. 
2. Về định tính bằng phản ứng hóa 
học và SKLM. 
Kết quả định tính sơ bộ cho thấy trong 
cao đặc chiết với nước và ethanol đều có 
các thành phần cơ bản tương tự như 
thành phần của vị thuốc có trong phương 
thuốc, bao gồm: alcaloid, saponin, coumarin, 
flavonoid, tanin, axít amin, đường khử, 
polysaccharid và chất béo. 
Định tính bằng SKLM là phương pháp 
dễ thực hiện tại các phòng kiểm nghiệm. 
Mặt khác, theo DĐVN IV, hai vị thuốc 
trong phương thuốc là Bạch thược và 
Quế chi được định tính bằng SKLM. Do vậy, 
chúng tôi đã chọn phương pháp SKLM để 
định tính một số thành phần chính của cao, 
đồng thời xác định sự có mặt của các vị 
thuốc trong cao. Kết quả phân tích SKLM 
với bốn loại cắn chiết bằng dung môi 
khác nhau từ cao chiết nước, cao chiết 
ethanol và các vị thuốc đối chiếu cho 
thấy, trên sắc ký đồ cả hai cao đều có các 
vết tương ứng với vết của vị thuốc trong 
phương thuốc. Như vậy, có thể sử dụng 
phương pháp SKLM để xác định thành 
phần hóa học của các vị thuốc trong cao 
đặc nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn 
cao đặc phương thuốc. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017 
 13 
KẾT LUẬN 
Cao đặc Quế chi thang XH được điều 
chế bằng phương pháp chiết nóng với 
nước đạt hiệu suất 23,22% và chiết nóng 
với ethanol 60% cho hiệu suất 8,49%. 
Các mẫu cao đạt chỉ tiêu chung của 
DĐVN IV về thể chất, hình thức và độ ẩm. 
Các mẫu cao đều có alcaloid, saponin, 
coumarin, flavonoid, tanin, axít amin, 
đường khử, polysaccharid và chất béo. 
Bằng phương pháp SKLM, trên sắc ký đồ, 
cao chiết nước và cao chiết ethanol đều 
có vết tương ứng với các vị thuốc trong 
phương thuốc. Có thể áp dụng những kết 
quả trên để xây dựng tiêu chuẩn cao đặc 
phương thuốc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trình Nhu Hải, Lý Gia Canh. Trung Quốc 
danh phương toàn tập. Nhà xuất bản Y học. 
2004. 
2. Bộ Y Tế. Dược điển Việt Nam IV. Nhà xuất 
bản Y học. 2009. 
3. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu. 
Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc. 
Nhà xuất bản Y học. 1985. 
4. Viện Dược liệu. Nghiên cứu thuốc từ thảo 
dược. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 
2006. 
5. Wagner H, Bauer R, Melchart D, Xiao 
P.G, Staudinger A. Chromatographic Fingerprint 
Analysis of herbal medicines thin layer and 
high performance liquid chromatography of 
Chinese drugs. Springer Wien, New York. 2011, 
Vol 1, pp.568, 682. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xac_dinh_mot_so_thanh_phan_hoa_hoc_cua_dang_cao_d.pdf