Nhiễm trùng từ cộng đồng do Enterobacteriaceae tiết men beta-lactamase phổ rộng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT Mở đầu: Sự xuất hiện của các trực khuẩn nhóm Enterobacteriaceae sinh men β-Lactamase phổ mở rộng (ESBL) trong những bệnh cảnh nhiễm trùng từ cộng đồng ngày càng gia tăng, gây khó khăn cho việc lựa chọn kháng sinh ban đầu. Tại ViệtNam, chưa có nhiều số liệu về tỷ lệ Enterobacteriaceae sinh ESBL từ các nhiễm trùng cộng đồng hoặc nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế, cũng như mức độ kháng kháng sinh. Nghiên cứu được đặt ra để khảo sát những vấn đề thực tiễn này. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm Enterobacteriaceae tiết ESBL trong nhiễm trùng cộng đồng, và mô tả tính đề kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn này. Phương pháp: Thiết kế mô tả cắt ngang, tiến cứu. Tuyển chọn các bệnh nhân > 15 tuổi nhập viện tại BV Bệnh Nhiệt Đới TP HCM, có mẫu bệnh phẫm thực hiện trong 48 giờ đầu sau nhập viện cấy (+) với vi khuẩn nhóm Enterobacteriaceae trong thời gian từ tháng 10/2013 đến tháng 09/2014, Kết quả: Có 258 trường hợp được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh nhân > 40 tuổi là 74%, tỷ lệ nữ chiếm 67%, tỷ lệ nhiễm trùng liến quan đến chăm sóc y tế là 24,8%. Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là nhiễm trùng huyết (47,3%) và nhiễm trùng tiểu (46,9%). Tỷ lệ ESBL chung trong toàn mẫu là 46,9% (121 ca bệnh), trong các ca nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế là 48,4%. Trong 503 chủng vi khuẩn phân lập được từ nhiều bệnh phẩm, E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất (82,9%), trong đó E.coli sinh ESBL là 54,2%. K.pneumoniae sinh ESBL chỉ có 15%. Kháng sinh đồ cho thấy E.coli sinh ESBL kháng rất cao với Cephalosporin thế hệ 3 và Cefepime (80-100%), kháng với Quinolone hơn 50%, nhưng E.coli từ nước tiểu còn nhạy với Nitrofurantoin. K, pneumoniae sinh ESBL cũng kháng cao với các kháng sinh trên. Cả 2 chủng E.coli và K.pneumoniae sinh ESBL còn nhạy cảm với nhóm Carbapenem. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm Entrobacteriaceae sinh ESBL trong các bệnh cảnh nhiễm trùng từ cộng đồng tăng lên ở mức đáng kể (46,9%). Với tỷ lệ kháng cao với Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolone, việc chọn lựa kháng sinh ban đầu cho những đối tượngnày là một thách thức lớn cho các nhà lâm sàng
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhiễm trùng từ cộng đồng do Enterobacteriaceae tiết men beta-lactamase phổ rộng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Bệnh Nhiễm 247 NHIỄM TRÙNG TỪ CỘNG ĐỒNG DO ENTEROBACTERIACEAE TIẾT MEN BETA-LACTAMASE PHỔ RỘNG TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Hồng Nghĩa*, Đông Thị Hoài Tâm* TÓM TẮT Mở đầu: Sự xuất hiện của các trực khuẩn nhóm Enterobacteriaceae sinh men β-lactamase phổ mở rộng (ESBL) trong những bệnh cảnh nhiễm trùng từ cộng đồng ngày càng gia tăng, gây khó khăn cho việc lựa chọn kháng sinh ban đầu. Tại ViệtNam, chưa có nhiều số liệu về tỷ lệ Enterobacteriaceae sinh ESBL từ các nhiễm trùng cộng đồng hoặc nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế, cũng như mức độ kháng kháng sinh. Nghiên cứu được đặt ra để khảo sát những vấn đề thực tiễn này. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm Enterobacteriaceae tiết ESBL trong nhiễm trùng cộng đồng, và mô tả tính đề kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn này. Phương pháp: Thiết kế mô tả cắt ngang, tiến cứu. Tuyển chọn các bệnh nhân > 15 tuổi nhập viện tại BV Bệnh Nhiệt Đới TP HCM, có mẫu bệnh phẫm thực hiện trong 48 giờ đầu sau nhập viện cấy (+) với vi khuẩn nhóm Enterobacteriaceae trong thời gian từ tháng 10/2013 đến tháng 09/2014, Kết quả: Có 258 trường hợp được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh nhân > 40 tuổi là 74%, tỷ lệ nữ chiếm 67%, tỷ lệ nhiễm trùng liến quan đến chăm sóc y tế là 24,8%. Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là nhiễm trùng huyết (47,3%) và nhiễm trùng tiểu (46,9%). Tỷ lệ ESBL chung trong toàn mẫu là 46,9% (121 ca bệnh), trong các ca nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế là 48,4%. Trong 503 chủng vi khuẩn phân lập được từ nhiều bệnh phẩm, E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất (82,9%), trong đó E.coli sinh ESBL là 54,2%. K.pneumoniae sinh ESBL chỉ có 15%. Kháng sinh đồ cho thấy E.coli sinh ESBL kháng rất cao với Cephalosporin thế hệ 3 và Cefepime (80-100%), kháng với Quinolone hơn 50%, nhưng E.coli từ nước tiểu còn nhạy với Nitrofurantoin. K, pneumoniae sinh ESBL cũng kháng cao với các kháng sinh trên. Cả 2 chủng E.coli và K.pneumoniae sinh ESBL còn nhạy cảm với nhóm Carbapenem. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm Entrobacteriaceae sinh ESBL trong các bệnh cảnh nhiễm trùng từ cộng đồng tăng lên ở mức đáng kể (46,9%). Với tỷ lệ kháng cao với Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolone, việc chọn lựa kháng sinh ban đầu cho những đối tượngnày là một thách thức lớn cho các nhà lâm sàng. Từ khóa: Nhiễm trùng khởi phát cộng đồng. Enterobacteriaceae sinh ESBL. ABSTRACT COMMUNITY-ONSET INFECTIONS DUE TO EXTENDED-SPECTRUM Β-LACTAMASE- PRODUCING ENTEROBACTERIACEAE ISOLATED FROM THE HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES AT HO CHI MINH CITY Huynh Thi Hong Nghia, Dong Thi Hoai Tam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 – 2016: 247 - 253 Background: Nowadays, the emergence of community-onset infections due to Extended-spectrum beta- lactamase (ESBL) producing Enterobacteriaceae is increasing, making challenges in the empiric choice of antibiotics. The rate of ESBL producing Enterobacteriaceae in Vietnam from community acquired or healthcare- * Bộ môn Nhiễm, ĐHYD TPHCM Tác giả liên lạc: ThS. BS. Huỳnh Thị Hồng Nghĩa ĐT: 0975362087 Email: ht.hongnghia@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Nội Khoa II 248 associated infections was not well documented, as well as their antibiotics resistance profile. The study was conducted to clarify these practical issues. Objectives: To identify the prevalence of ESBL producing Enterobacteriaceae from community-onset infections, and to describe their antibiotics resistance profile. Methods: A cross sectional prospective study. Participants criteria: patients more than 15 years old admitted to the Hospital For Tropical Diseases, having Enterobacteriaceae isolates positive from specimens performed within the first 48h after admission. The study was conducted from Oct 2013 to Sept 2014. Results: 258 cases were included. There were 47% patients more than 40 years old, 67% female, 24.8% healthcare associated. The main clinical features were bacteremiae (47.3%) and urinary tract infections (46.9%). The rate of ESBL producing Enterobacteriaceae in the whole population was 46.9% (121 cases) and in healthcare associated infections 48.4%. Among 503 isolates from various specimen, E coli was the most prevalent (82.9%), in which, ESBL producing E.coli reached 54.2%. ESBL producing K.pneumoniae were only 15%. Antibiograms showed that ESBL producing E.coli were highly resistant to 3rdCephalosporin and Cefepime (80-100%), and more than 50% resistant to Quinolone, but E.coli isolates from urine were still sensitive to Nitrofurantoin. Both ESBL producing E.coli and K.pneumoniae were sensitive to Carbapenem. Conclusion: The high prevalence of ESBL producing Enterobacteriaceae (46.9%) from community-onset infections was alarming. With their highly resistance profile to 3rd Cephalosporin and Quinolone, the first choice of antibiotics for this population will be a great challenge for clinicians. Key word: Community-onset infections, ESBL producing Enterobacteriaceae. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, tình trạng đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn là một thách thức lớn cho các nhà lâm sàng, ở các tình huống nhiễm trùng bệnh viện lẫn nhiễm trùng từ cộng đồng(4,19). Enterobacteriaceae sinh ESBL (Extended Spectrum Beta Lactamase) là nhóm vi khuẩn được chú ý nhiều nhất do tính đề kháng cao với nhiều kháng sinh họ β-lactam. Được mô tả đầu tiên từ năm 1983, men ESBL có khả năng lây truyền qua trung gian plasmid và có thể truyền qua lại giữa các trực khuẩn Gram âm với nhau. Tại Việt Nam, số liệu thực tế về Enterobacteriaceae tiết ESBL cũng đã dược ghi nhận ở nhiều bệnh viện, thay đổi từ 30,4 đến 32,4%(8,3,13), nhưng chưa có báo cáo nào khảo sát riêng dành cho các bệnh cảnh nhiễm trùng từ cộng đồng, cũng như đặc tính kháng kháng sinh của những dòng vi khuẩn từ cộng đồng. Nghiên cứu này được thực hiện, mong muốn trả lời những thắc mắc trên, từ đó hỗ trợ lâm sàng trong việc chọn lựa đúng đắn kháng sinh ban đầu. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu Địa điểm và thời gian nghiên cứu Các khoa lâm sàng người lớn tại BV Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 10/2013 đến tháng 9/2014. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân ≥ 15 tuổi, có mẫu bệnh phẫm cấy dương tính với nhóm Enterobacteriaceae được thực hiện trong 48 giờ sau nhập viện. Tiêu chuẩn loại trừ (1) Bệnh nhân HIV/AIDS, (2) bệnh nhân được chuyển từ bệnh viện tuyến trước đến và có thời gian nằm viện tuyến trước > 48 giờ, (3) bệnh nhân có tiền căn nằm viện trong vòng 3 tháng trước nhưng lần xuất viện cuối cách thời gian nhập viện < 7 ngày, (4) mẫu cấy máu (+) với Salmonella typhi và paratyphi, (5) mẫu cấy phân (+) với Shigella spp. Các bước thu thập số liệu (1) Tại phòng xét nghiệm Vi Sinh BV Bệnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Bệnh Nhiễm 249 Nhiệt Đới: chọn tất cả các mẫu bệnh phẫm (máu, nước tiểu, dịch màng bụng, dịch màng phổi, dịch rửa phế quản, dịch não tủy, vết thương da, phân..) cấy dương tính với vi khuẩn nhóm Enterobacteriaceae. (2) Xuống khoa phòng có mẫu cấy (+), xem hồ sơ bệnh án. (3) Nhận định bệnh nhân có thỏa tiêu chuẫn nghiên cứu và thu thập thông tin từ bệnh nhân và hồ sơ bệnh án (dân số học, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong vòng 48 giờ sau nhập viện. (4) Phân tích số liệu với phần mềm thống kê Stata 10.0, với p < 0.05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Biến số sử dụng trong nghiên cứu - Biến số nguồn lây: nhiễm trùng khởi phát từ cộng đồng (Community-onset infections - COI) và nhiễm trùng liên quan chăm sóc y tế (Healthcare-associated infections -HCAI) theo tiêu chuẩn của Friedmen(7). - Biến số vi sinh: chủng loại vi khuẩn, vi trí phân lập, tính sinh ESBL, kết quả kháng sinh đồ - Kỹ thuật nuôi cấy, phân lập và định danh VK theo quy định của Tổ chức y tế thế giới, thực hiện kháng sinh đồ theo hướng dẫn CLSI 2012.Phát hiện ESBL theo phương pháp do Jarlier mô tả với khoảng cách giữa đĩa Amoxicillin/acid Clavulanic (AMC) và đĩa Cephalosporin thế hệ 3 là 20mm (từ trung tâm đến trung tâm). Thử nghiệm dương tính (VK sinh ESBL) khi có sự tăng kích thước vùng vô khuẩn của đĩa Cephalosporin thế hệ 3 về phía đĩa AMC hoặc có vùng vô khuẩn giữa các đĩa nói trên. KẾT QUẢ Có 258 trường hợp thỏa tiêu chuẩn vào nghiên cứu. Đặc điểm dân số Đa số bệnh nhân trên 40 tuổi (74%). Tuổi trung bình là 52,69 ± 17,34. trung vị [KBT] 54 [15 - 93] bệnh nhân lớn tuổi nhất là 93 tuổi và nhỏ nhất là 15. Nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam (67%) và đa số là cư ngụ ở TPHCM. Có 24,8% có biểu hiện nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế (bảng 1). Bảng 1: Đặc điểm dân số chung Dân số chung n = 258 % Tuổi ≤ 20 21-40 41-60 ≥ 61 7 59 98 94 2,7 22,8 38,0 36,4 Giới Nam 85 33,0 Địa chỉ TPHCM Các tỉnh khác 176 82 68,2 31,8 Nguồn lây Mắc phải cộng đồng Liên quan đến chăm sóc y tế 194 64 72,5 24,8 Bảng 2: Tần suất các bệnh cảnh lâm sàng (n =258) Bệnh cảnh lâm sàng Tần số (n) Tỉ lệ % Nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng báng đơn thuần Nhiễm trùng tiểu đơn thuần Viêm màng não mủ Mủ màng phổi Viêm mô tế bào 122 12 121 1 1 1 47,3 4,6 46,9 0,4 0,4 0,4 Nhiễm trùng huyết (47,3%) và nhiễm trùng tiểu (46,9%) là 2 bệnh cảnh chiếm tỷ lệ cao nhất Đặc điểm vi sinh của dân số nghiên cứu (+) Bảng 3: Tần suất các trường hợp cấy (+) Có 1 mẫu bệnh phẩm cấy (+) - Cấy máu (+) - Cấy DMB (+) - Cấy nước tiểu (+) - Cấy DMP (+) - Cấy sang thương da (+) N= 214 79 12 121 1 1 %=82,9 36,9 5,6 56,5 0,4 0,4 Có 2 mẫu bệnh phẩm cấy (+) - Máu (+) và DMB (+) - Máu (+) và NT (+) - Máu (+) và DNT (+) - Máu (+) và phân (+) N=44 10 32 1 1 17,1% 22,7 72,7 2,2 2,2 Tỷ lệ cấy máu (+) đơn thuần là 36,9%, nhưng cấy máu (+) phối hợp một bệnh phẩm khác cấy (+) là 44 ca (17,1%). Cấy nước tiểu (+) đơn thuần là 56,5% Tỷ lệ phát hiện ESBL Trong 258 ca, có 121 trường hợp có mẫu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Nội Khoa II 250 bệnh phẩm cấy (+) tác nhân sinh ESBL: tỷ lệ ESBL chung trong toàn mẫu là 46,9%. Có 3 trường hợp phân lập được 2 tác nhân cùng thuộc nhóm Enterobacteriaceae. Số chủng vi khuẩn đạt được là 305 chủng, bao gồm E. coli, Klebsiella pneumonia, Salmonella spp và Proteus mirabilis. Các chủng E.coli có sinh ESBL nhiều nhất (54,2%). Chỉ có 15% chủng K. pneumoniae tiết ESBL. Bảng 4: Tỷ lệ ESBL theo tác nhân Vi khuẩn n = 305 % ESBL (+) % E.coli 253 82.9 137 54.2 K. pneumoniae 40 13.1 6 15 Salmonella spp 10 3.3 0 0 Proteus mirabilis 2 0.7 0 0 Bảng 5: Tần suất tác nhân và ESBL theo mẫu cấy Mẩu cấy n = 302 (%) E.coli n = 253, % K.pneumoniae n = 40, % Salmonella spp n = 10, % Proteus n = 2, % Máu (+) ESBL (+) 123 (40,7) 46 (37,4) 92 (36,4) 44 (47,8) 25 (62.5) 2 (8) 6 (60) 0 0 DMB (+) ESBL (+) 22 (7,3) 7 (31,8) 19 (7,5) 7 (36.8) 2 (5) 0 1 (10) 0 0 Nước tiểu (+) ESBL (+) 153 (50,7) 88 (57,5) 139 (54,9) 84 (60,4) 13 (32,5) 4 (30,8) 2 (20) 0 2 0 DNT (+) ESBL (+) 1 (0,3) 1 1 (0,4) 1 0 0 0 DMP (+) ESBL (+) 1 (0,3) 0 1 (0,4) 0 0 0 0 STD (+) ESBL (+) 1 (0,3) 1 1 (0,4) 1 0 0 0 Phân (+) ESBL (+) 1 (0,3) 0 0 0 1 (10) 0 0 Tỷ lệ phân lập E. coli sinh ESBL cao nhất là từ nước tiểu 60,4%, trong máu 47,8% và dịch màng bụng là 36,8%. Tỷ lệ phân lập được K.pneumoniae sinh ESBL cũng cao nhất là từ nước tiểu 30,8%, máu chỉ có 8%. Tỷ lệ ESBL giữa nhóm có liên quan chăm sóc y tế và mắc phải trong cộng đồng là như nhau Bảng 6: Tỷ lệ ESBL theo nguồn lây Nguồn lây bệnh Tần số, n Tỉ lệ % Có liên quan chăm sóc y tế ESBL (+) 64 31 24,8 48,4 NT mắc phải trong cộng đồng ESBL (+) 194 90 75,2 46,4 Đặc điểm kháng sinh đồ của E.coli và K.pneumoniae trong nhiễm trùng từ cộng đồng Biểu đồ1: Tình trạng đề kháng kháng sinh của E.coli nói chung và E.coli sinh ESBL Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Bệnh Nhiễm 251 Biểu đồ 2: Tình trạng đề kháng kháng sinh của K.pneumoniae nói chung và K.pneumoniae sinh ESBL BÀN LUẬN Đặc điểm dân số nghiên cứu Với 258 trường hợp đưa vào nghiên cứu, độ tuổi của các bệnh nhân rải từ 15 đến 93 tuổi. Số bệnh nhân trên 40 tuổi là 192 trường hợp (74,41%), với trung vị là 54 [IQR 15-93] cho thấy đây là một dân số từ trung niên đến lớn tuổi, có thể có những yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng. Số lượng nữ là 173 (67%) chiếm 2/3 dân số, được lý giải là do tỷ lệ bệnh nhân nhiễm trùng tiểu cao (xem phần dưới). Qua khai thác bệnh sử, tiền căn, chúng tôi đã nhận định được 64 trường hợp nhiễm trùng có liên quan đến chăm sóc y tế (24,8%), bao gồm những yếu tố như: có nhập viện trong 3 tháng qua, có những thủ thuật xâm lấn trong 3 tháng qua, có dùng kháng sinh tĩnh mạch trong 3 tháng quaCòn 194 trường hợp (75,2%) thật sự là nhiễm trùng mắc phải trong cộng đồng. Khái niệm liên quan đến chăm sóc được nhắc nhở nhiều trong các bài báo gần đây, và tỷ lệ này cao hơn ở các quốc gia khác: 28% tại Canada(12), 51,9% ở Hàn Quốc(10). Về bệnh cảnh lâm sàng Bệnh cảnh lâm sàng ghi nhận theo kết quả cấy bệnh phẩm: phần lớn trường hợp là nhiễm trùng huyết (122 bệnh nhân, 47,3%) và nhiễm trùng tiểu (121 bệnh nhân, 46,9%), sau đó là nhiễm trùng dịch báng (4,6%); còn viêm màng não mủ, mủ màng phổi và nhiễm trùng da rất ít, mỗi bệnh cảnh chỉ có một trường hợp. Do tiêu chuẩn chọn bệnh chỉ là những ca cấy vi khuẩn Enterobacteriaceae, nên phù hợp với với phổ bệnh này. Tỷ lệ Enterobacteriaceae tiết ESBL Có 121 trường hợp mẫu bệnh phẩm (+) với tác nhân sinh ESBL, tỷ lệ nhiễm ESBL chung trong toàn mẫu là 121/258 (46,9%). Từ 258 bệnh nhân, chúng tôi có được 302 mẫu bệnh phẩm cấy (+), phân lập được 305 chủng vi khuẩn thuộc nhóm Enterobacteriaceae, trong đó E coli chiếm tỷ lệ cao nhất 253 chủng (82,9%), và tỷ lệ E.coli tiết ESBL lên tới 54,2%. Klebsiella pneumoniae được phân lập ở 40 trường hợp (13,1%) và tỷ lệ K.pneumoniae tiết ESBL chỉ có 15%. Hai tác nhân còn lại là Salmonella spp (10 chủng) và Proteus (2 chủng) chiếm tỷ lệ thấp (4%) và không tiết ESBL. Rất nhiều nghiên cứu khảo sát về Enterobacteriaceae sinh ESBL gây nhiễm trùng trong cộng đồng, cũng phân lập được chủ yếu là E.coli và Klebsiella pneumoniae(5,15,1). E coli được phân lập chủ yếu từ mẫu cấy nước tiểu (139 trường hợp, 54,9%) và tỷ lệ E.coli tiết ESBL phân lập từ nước tiểu cũng cao nhất lên đến 60,4%. Tỷ lệ E coli tiết ESBL phân lập được từ mẫu cấy máu lên đến 47,8%. Tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ mà những bài báo nói riêng về E coli tiết ESBL tìm thấy đươc: E Coli được tìm thấy nhiều nhất trong nước tiểu 81,5% từ nhiễm trùng cộng đồng(6). Và theo được tác giả To KK, Lo WU và cs, ổ nguyên phát của nhiễm trùng huyết do E. coli chính là nước tiểu (43,6%), và Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Nội Khoa II 252 đường gan mật (23%)(18). Qua phương tiện khảo sát sinh học phân tử, các E coli này thường tiết men ESBL nhóm CTX-M-15 hoặc CTX-M-14(1). Trong khi đó, tỷ lệ K.pneumoniae tiết ESBL phân lập được từ nước tiểu cũng là 30,8%, nhưng từ mẫu cấy máu chỉ có 8%. Tỷ lệ nhiễm tác nhân sinh ESBL giữa 2 nhóm có liên quan chăm sóc y tế và mắc phải trong cộng đồng là như nhau (48,44% so với 46,4%). Tỷ lệ này cho phép nghĩ rằng vi khuẩn tiết ESBL hiện diện ở nhiều nơi, ở môi trường có chăm sóc y tế và trong cộng đồng. Phân tích kháng sinh đồ Chúng tôi chỉ chọn kháng sinh đồ của E.colivà K. pneumoniae, so sánh giữa các chủng sinh ESBL và không sinh ESBL. Có 56% các chủng E coli chung trong cộng đông kháng Ceftriaxone và Ceftazidime, còn E coli sinh ESBL kháng hoàn toàn với ceftriaxone (100%) và ceftazidime (100%), E coli không sinh ESBL kháng thấp với Ceftriaxone và Ceftazidime (5,2%). Klebsiella pneumoniae trong cộng động kháng với Ceftriaxone là 17,5% và Ceftazidime là 15%, trong đó Klebsiella pneumoniae sinh ESBL kháng hoàn toàn với 2 kháng sinh này. Với Cephalosporine thế hệ 4 (Cefepime) tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL kháng rất cao 97,1% (E coli sinh ESBL) và 100% (Klebsiella pneumoniae sinh ESBL). Ngòai ra 33% K. pneumoniae sinh ESBL kháng với Cefoxitin. Các tỷ lệ này cũng tương đương với kết qủa của tác giả Omar B Ahmed và cs(1). Với nhóm Quinolone, E.coli sinh ESBL kháng ciprofloxacin và ofloxacin rất cao 80,3%, Klebsiella pneumoniae sinh ESBL kháng hoàn toàn (100%). Theo tác giả Syeda Nusheen Fathima(16), sự kháng chéo cao trong nhóm Quinolone thường xảy ra với E.coli, do có sử dụng fluoroquinolone trước đó. Điều này được giải thích do hiện tượng các plasmid sinh ESBL có đồng vận chuyển với những quyết định qnr có liên quan với kháng nalidixic acid và giảm nhạy cảm với fluoroquinolone(14,18). Với Aminoglycosides, tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL còn nhạy cao 95.6%. Xét riêng Nitrofurantoin đối với những chủng vi khuẩn phân lập được từ nước tiểu: E coli sinh ESBL nhạy đến 98,8%. Nhưng Klebsiella pneumoniae sinh ESBL lại kháng đến 100%, Dù đây là một kháng sinh đường uống khá thuận lợi, Nitrofurantoin không nên lựa chọn điều trị cho nhiễm trùng tiểu do Kpneumonia, mà có thể xem xét dùng cho nhiễm trùng tiểu do E coli sinh ESBL trên lâm sàng. Nhóm Carbapenem: E coli và K.pneumoniae sinh ESBL nhạy gần như hoàn toàn với nhóm này. Riêng ertapenem, chủng Klebsiella pneumoniae sinh ESBL nhạy có 66,7%, có thể đây là những chủng sinh ESBLCARBA-B theo phân loại của Giske CG(8) KẾT LUẬN Tỷ lệ phát hiện vi khuẩn Enterobacteriaceae sinh ESBL từ nhiễm trùng cộng đồng hoặc nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế đã tăng cao gần đến 47% các trưồng hợp. Đây là một tỷ lệ đáng lo lắng, do tình trạng đề kháng cao của các vi khuẩn này với nhóm Cephalosporin hoặc Fluoroquinolone, gây khó khăn cho các nhà lâm sàng trong việc lựa chọn kháng sinh ban đầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmed OB, Omar AO, Asghar AH, Elhassan MM (2013), "Increasing prevalence of ESBL-producing Enterobacteriaceae in Sudan community patients with UTIs. Egypt. Acad. J. Biolog. Sci.,". pp. 17-24. 2. Azap ÖK, Arslan H, Şerefhanoğlu K, Çolakoğlu Ş, Erdoğan H, et al (2010), "Risk factors for extended-spectrum β-lactamase positivity in uropathogenic Escherichia coli isolated from community-acquired urinary tract infections". Clinical microbiology and infection, 16 (2), pp. 147-151. 3. Cao Minh Nga, Nguyễn Thị Yến Chi, Vũ Bảo Châu, Nguyễn Thanh Bảo (2013), "Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella spp và E.coli sinh ESBL phân lập tại bệnh viện 175". Y Học TPHCM. 4. Centers for Disease Control and Prevention, "Antibiotic resistance threats in the United States, 2013". 5. Dissanayake D, Fernando SSN, Chandrasiri NS (2012), "ESBL producing Escherichia coli and Klebsiella species among urinary isolates in a tertiary care hospital". Sri Lanka Journal of Infectious Diseases, Vol.2, pp. 30-36. 6. Doi Y, Park YS, Rivera JI, Adams-Haduch JM, Hingwe A, et al (2013), "Community-associated extended-spectrum β- lactamase–producing Escherichia coli infection in the United States". Clinical Infectious Diseases, 56 (5), pp. 641-648. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Bệnh Nhiễm 253 7. Friedman ND, Kaye KS, Stout JE, McGarry SA, Trivette SL, et al (2002), "Health care–associated bloodstream infections in adults: a reason to change the accepted definition of community-acquired infections". Annals of internal medicine, 137 (10), pp. 791-797. 8. Giske CG, Sundsfjord AS, Kahlmeter G, Woodford N, Nordmann P, et al (2009), "Redefining extended-spectrum β- lactamases: balancing science and clinical need". Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 63 (1), pp. 1-4. 9. Hoàng Thi Phương Dung, Nguyễn Thanh Bảo, Võ Thị Chi Mai (2010), "Khảo sát trực khuẩn gram âm sinh men beta lactamase phổ rộng phân lập tại bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM". Y Học TPHCM. 10. Khanfar HS, Bindayna KM, Senok AC, Botta GA (2009), "Extended spectrum beta-lactamases (ESBL) in Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae: trends in the hospital and community settings". The Journal of Infection in Developing Countries, 3 (04), pp. 295-299. 11. Killgore KM, March KL, Guglielmo BJ (2004), "Risk factors for community-acquired ciprofloxacin-resistant Escherichia coli urinary tract infection". Annals of Pharmacotherapy, 38 (7- 8), pp. 1148-1152. 12. Lenz R, Leal JR, Church DL, Gregson DB, Ross T, et al (2012), "The distinct category of healthcare associated bloodstream infections". BMC infectious diseases, 12 (1), pp. 85. 13. Mai Văn Tuấn (2007), "Khảo sát trực khuẩn Gram âm tiết men ESBL phân lập tại BVTƯ Huế ". Y Học TPHCM. 14. Mammeri H, Van De Loo M, Poirel L, Martinez-Martinez L, Nordmann P (2005), "Emergence of plasmid-mediated quinolone resistance in Escherichia coli in Europe". Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 49 (1), pp. 71-76. 15. Musikatavorn K (2011), "Risk factors of extended-spectrum beta-lactamaseproducing Enterobacteriaceae bacteremia in Thai emergency department: a retrospective case-control study". Asian Biomed, 5 (1), pp. 129. 16. Syeda NF, Lolith L, Manju S (2013), "A study of prevalence of extended-spectrum β Lactamase producing Enterobacteriaceae from urinary isolates in community setting". Insight Bacteriology 2 (2): 10 – 14. 17. To KK, Lo WU, Chan JF, Tse H, Cheng VC, Ho PL (2013), "Clinical outcome of extended-spectrum beta-lactamase- producing Escherichia coli bacteremia in an area with high endemicity". International Journal of Infectious Diseases, 17 (2), pp. e120-e124. 18. Wang M, Sahm DF, Jacoby GA, Zhang Y, Hooper DC (2004), "Emerging plasmid-mediated quinolone resistance associated with the qnr gene in Klebsiella pneumoniae clinical isolates in the United States". Antimicrobial agents and chemotherapy, 48 (4), pp. 1295-1299. 19. World Health Organisation, "Antimicrbial resistance: global report on surveillance, 2014". Ngày nhận bài báo: 24/11/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2015 Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016
File đính kèm:
- nhiem_trung_tu_cong_dong_do_enterobacteriaceae_tiet_men_beta.pdf