Nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành

TÓM TẮT

Nội dung bài viết phản ánh thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo

hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành thể hiện

ở mức cao, tuy nhiên họ sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lí còn ở mức rất thấp. Phụ nữ bị chồng

bạo hành còn gặp khó khăn về tài chính, thời gian và tâm lí ngại ngùng khi sử dụng dịch vụ tham

vấn tâm lí.

pdf 9 trang yennguyen 5680
Bạn đang xem tài liệu "Nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành

Nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành
 TẠP CHÍ KHOA HỌC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Tập 17, Số 1 (2020): 156-164 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE 
Vol. 17, No. 1 (2020): 156-164
ISSN: 
1859-3100  Website:  
156 
Bài báo nghiên cứu* 
NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÍ CỦA PHỤ NỮ BỊ CHỒNG BẠO HÀNH 
Nguyễn Thị Tứ1*, Hồ Lê Minh Đức2 
1Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 
2Viện Tư vấn tâm lí Sunny Care, Thành phố Hồ Chí Minh 
*Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Tứ – Email: tunt@hcmue.edu.vn 
Ngày nhận bài: 22-02-2019; ngày nhận bài sửa: 15-8-2019; ngày duyệt đăng: 11-01-2020 
TÓM TẮT 
Nội dung bài viết phản ánh thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo 
hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành thể hiện 
ở mức cao, tuy nhiên họ sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lí còn ở mức rất thấp. Phụ nữ bị chồng 
bạo hành còn gặp khó khăn về tài chính, thời gian và tâm lí ngại ngùng khi sử dụng dịch vụ tham 
vấn tâm lí. 
Từ khóa: nhu cầu tham vấn tâm lí; phụ nữ bị chồng bạo hành 
1. Đặt vấn đề 
Vấn đề phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ) nói chung và phòng chống bạo hành 
phụ nữ, trẻ em nói riêng luôn là vấn đề làm cho chính quyền và người dân quan tâm. 
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm 
phòng ngừa BLGĐ, như: Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự 2015, Luật Hôn nhân gia 
đình 2014, Luật Bình đẳng giới 2006, Luật Phòng, chống BLGĐ 2007, Luật Trẻ em 
2016 Các cấp, các ngành đã chung tay góp sức phòng chống BLGĐ. Tuy nhiên hiện 
tượng này vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt vấn đề bạo lực phụ nữ và trẻ em. Kết quả từ 
Nghiên cứu quốc gia về BLGĐ đối với phụ nữ Việt Nam (2010) cho thấy 58,3% phụ nữ 
kết hôn đã từng trải qua ít nhất một loại hình bạo hành gia đình tại một thời điểm nào đó 
trong cuộc đời của họ, và 34% đã chịu đựng bạo lực thể xác, tình dục hoặc cả hai. Theo Sở 
Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, 10 năm qua, toàn thành phố xảy ra 1877 vụ 
BLGĐ. Đáng chú ý, 1400 vụ việc xảy ra ở khu vực nội thành, số nạn nhân nữ trong các vụ 
bạo hành chiếm tới 86%. Đa số phụ nữ bị bạo hành đều có mong muốn được xã hội tạo 
điều kiện quan tâm, giúp đỡ. Ngày 21/11/2007, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống 
BLGĐ (2007). Sau hơn 10 năm thực hiện, ngày 12/12/2018, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du 
lịch đã tổ chức Hội nghị “Tổng kết 10 năm thi hành Luật phòng, chống BLGĐ”. Tổng hợp 
báo cáo tại Hội nghị cho thấy công tác phòng chống BLGĐ đã đạt được những kết quả tích 
Cite this article as: Nguyen Thi Tu, & Ho Le Minh Duc (2020). Psychological counseling needs by women 
victims of domestic violence. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(1), 156-164. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Tứ và tgk
157 
cực, đặc biệt là truyền thông và các hoạt động cộng đồng. Các cơ quan, đoàn thể đã biên 
soạn và phân phối hàng loạt tài liệu tuyên truyền; tổ chức hàng nghìn hội thảo, tập huấn về 
phòng chống BLGĐ; thực hiện trợ giúp pháp lí; thăm khám và bố trí nơi tạm lánh cho các 
nạn nhân BLGĐ. Mô hình phòng chống BLGĐ được triển khai tại 74,8% xã/phường/thị 
trấn thuộc 61/63 tỉnh thành trên toàn quốc đã có những thành công nhất định (Thuy Hien, 
2018). Như vậy, công tác phòng chống BLGĐ nói chung và phòng chống bạo hành phụ nữ 
nói riêng đang lan tỏa. Việc tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo 
hành sẽ góp phần hỗ trợ họ phòng chống BLGĐ. 
2. Giải quyết vấn đề 
2.1. Mẫu khách thể và phương pháp nghiên cứu 
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2005), thuật ngữ “bạo lực” có nghĩa 
là dùng sức mạnh tâm lí hay vật lí tác động lên vật hay con người để cưỡng bức, trấn áp, 
hoặc lật đổ, còn “bạo hành” là hành vi mang tính bạo lực. Như vậy, người bạo hành là 
người thực hiện các hành vi mang tính bạo lực. Trong các mối quan hệ trong gia đình, 
người nào thực hiện các hành vi bạo lực đối với những thành viên khác trong gia đình thì 
người đó bị gọi người bạo hành. Người cha bạo hành là người cha có hành vi bạo lực với 
con cái. Người chồng bạo hành là người chồng thực hiện các hành vi bạo lực trong gia 
đình đối với vợ. 
Để tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành, nhóm 
nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 30 phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành đã lập gia đình và 
đang sống cùng chồng bạo hành tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Để lọc mẫu khách 
thể, chúng tôi nhờ sự trợ giúp của hội liên hiệp phụ nữ các phường, quận; các trung tâm tư 
vấn tâm lí và ban hòa giải khu phố để chọn mẫu khách thể ngẫu nhiên, không phân biệt 
hình thức bạo hành. Tiếp theo, chúng tôi sử dụng bảng hỏi với các câu hỏi phụ về hình 
thức bạo hành mà người đó đã trải qua để khẳng định đã chọn đúng mẫu khách thể 
nghiên cứu. 
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp điều tra bằng bảng 
hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp thống kê toán học; trong đó, phương 
pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính. 
Nội dung phiếu điều tra bằng bảng hỏi bao gồm các nội dung chính sau đây: 
- Tìm hiểu nội dung nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ có chồng bạo hành; 
- Tìm hiểu nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lí của phụ nữ có chồng bạo hành 
bao gồm nhu cầu về các hình thức dịch vụ tham vấn tâm lí, yêu cầu về giới tính và độ tuổi 
của tham vấn viên, yêu cầu về phẩm chất của tham vấn viên; 
- Tìm hiểu những khó khăn của phụ nữ khi sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lí. 
Cách cho điểm: Các câu hỏi có 5 mức độ lựa chọn và được cho điểm từ 1 đến 5 điểm 
tương ứng theo mức độ nhu cầu tham vấn tâm lí tăng dần từ thấp đến cao. Phần kết quả trả 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 156-164
158 
lời câu hỏi được đánh giá trên 5 mức độ với giá trị khoảng cách được tính như sau: Giá trị 
khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0,8. 
Thang đánh giá điểm được quy đổi như sau: 
Điểm trung bình Mức độ nhu cầu tham vấn tâm lí 
1,0 - 1,80 Rất thấp 
1,81 - 2,60 Thấp 
2,61 - 3,40 Trung bình 
3,41 - 4,20 Cao 
4,21 - 5,0 Rất cao 
Số liệu được xử lí trên phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0 để tính điểm trung 
bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC) và phần trăm (%). 
2.2. Kết quả nghiên cứu 
2.2.1. Nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành 
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng 
bạo hành ở mức độ cao (ĐTB = 3,58) và tập trung xoay quanh các vấn đề liên quan đến 
sức khỏe, tinh thần và tài chính. Mức độ biểu hiện nhu cầu của họ trong từng vấn đề được 
thể hiện ở Bảng 1 sau đây: 
Bảng 1. Nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành 
STT Nội dung ĐTB ĐLC Thứ hạng 
1 Muốn được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất khi bị chồng bạo hành 3,30 1,34 13 
2 Muốn được hỗ trợ về chỗ ở tạm thời để tránh mặt chồng khi bị chồng bạo hành 2,93 1,46 14 
3 Muốn được an ủi, giải tỏa áp lực khi bị chồng bạo hành 4,14 1,13 2 
4 Muốn được người khác chia sẻ và giải tỏa những cảm xúc tiêu cực 4,25 1,11 1 
5 Muốn được hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn 3,86 1,10 4 
6 Muốn được hỗ trợ để tăng cường khả năng ra quyết định 3,93 1,07 3 
7 Muốn được trang bị kiến thức và kĩ năng xây dựng hạnh phúc gia đình 3,83 1,04 5 
8 Muốn được cải thiện kĩ năng giao tiếp an toàn, hiệu quả 3,30 1,21 13 
9 Muốn được hỗ trợ nâng cao lòng tự trọng 3,21 1,29 12 
10 Muốn được trang bị kĩ năng kiểm soát cảm xúc 3,76 1,27 6 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Tứ và tgk
159 
11 Muốn được hiểu biết về kĩ năng giải quyết xung đột trong đời sống vợ chồng 3,64 1,10 7 
12 Muốn được hiểu biết về các nguyên nhân gây mâu thuẫn trong gia đình và cách giải quyết các mâu thuẫn đó 3,38 0,98 9 
13 Muốn được hiểu biết về tình trạng bạo hành của bản thân 3,30 1,09 13 
14 Muốn được nâng cao kĩ năng phòng ngừa bạo hành trong gia đình 3,22 1,09 11 
15 Muốn được trang bị kiến thức, kĩ năng về tình dục an toàn và kế hoạch hóa gia đình 3,37 1,31 10 
16 Muốn được trang bị kĩ năng kiểm soát tài chính trong gia đình 3,86 1,38 4 
17 Muốn được hỗ trợ về công việc làm để có sự độc lập về kinh tế 3,53 1,50 8 
Điểm trung bình tổng: 3,58 
Bảng 1 cho thấy phụ nữ bị bạo hành có nhu cầu “muốn được người khác chia sẻ và 
giải tỏa những cảm xúc tiêu cực” thể hiện ở mức độ rất cao (ĐTB = 4,25, thứ hạng 1); tiếp 
đến là 8 nội dung nhu cầu tham vấn tâm lí thể hiện ở mức độ cao đó là: “muốn được an ủi, 
giải tỏa áp lực khi bị chồng bạo hành” (ĐTB = 4,14, thứ hạng 2); “muốn được hỗ trợ để 
tăng cường khả năng ra quyết định” (ĐTB = 3,93, thứ hạng 3); đồng hạng 4 là “muốn được 
hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn” và “muốn được trang bị kĩ năng kiểm soát tài chính 
trong gia đình” (ĐTB = 3,86); các nhu cầu như “muốn được trang bị kiến thức và kĩ năng 
giữ gìn hạnh phúc gia đình”; “muốn được trang bị kĩ năng kiểm soát cảm xúc”, “muốn 
được hiểu biết về kĩ năng giải quyết xung đột trong đời sống vợ chồng”; “muốn được hỗ 
trợ về công việc làm để có sự độc lập về kinh tế” cũng đều thể hiện ở mức độ cao. 
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy hầu hết phụ nữ có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn 
đều bày tỏ nhu cầu “muốn được trang bị kĩ năng kiểm soát tài chính trong gia đình” để 
không xảy ra các vấn đề mâu thuẫn xung đột trong vấn đề tài chính với chồng, cũng như 
biết cách chi tiêu phù hợp, đảm bảo cuộc sống ổn định hơn về mặt kinh tế gia đình. Đáng 
quan tâm là phụ nữ mong muốn được các cấp chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, các 
nhà hảo tâm hỗ trợ về công việc làm để có thu nhập ổn định và có sự độc lập về kinh tế, 
một mặt cải thiện cuộc sống gia đình, mặt khác không còn lệ thuộc hoàn toàn vào tài chính 
của chồng. 
Các nhu cầu khác đều thể hiện ở mức độ trung bình, tiệm cận mức độ cao với điểm 
trung bình dao động từ 2,93 cho đến 3,38, không có nhu cầu tham vấn tâm lí nào thể hiện ở 
mức độ thấp hoặc rất thấp. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 156-164
160 
2.2.2. Nhu cầu sử dụng các hình thức tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành 
Kết quả khảo sát thực trạng ở Bảng 2 cho thấy nhu cầu sử dụng các hình thức tham 
vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành ở mức độ thấp và rất thấp. Nhu cầu sử dụng từng 
hình thức tham vấn tâm lí được thể hiện cụ thể ở Bảng 2 sau đây: 
Bảng 2. Nhu cầu sử dụng các hình thức tham vấn tâm lí 
STT Hình thức tham vấn tâm lí 
ĐTB ĐLC Thứ hạng
1 Tham vấn tại các trung tâm tham vấn tâm lí 1,47 0,97 5 
2 Tham vấn trực tiếp tại nhà 1,79 1,42 4 
3 Tham vấn qua Radio 2,24 1,24 2 
4 Tham vấn qua báo chí 2,07 1,31 3 
5 Tham vấn qua thư điện tử – email 1,07 0,38 9 
6 Tham vấn ở tổng đài 1088 1,22 0,58 6 
7 Tham vấn tại nhà văn hóa Phụ nữ TPHCM 1,15 0,46 7 
8 Tham vấn tại nhà văn hóa Thanh niên TPHCM 1,12 0,44 8 
9 Tham vấn tại phòng tham vấn tâm lí của hội phụ nữ địa phương dành cho phụ nữ bị bạo hành 2,50 1,50 1 
Điểm trung bình tổng: 1,63 
Bảng 2 cho thấy hình thức tham vấn tâm lí mà phụ nữ sử dụng nhiều hơn hết là tham 
vấn trực tiếp tại “phòng tham vấn của Hội phụ nữ ở địa phương dành cho phụ nữ bị bạo 
hành” (ĐTB = 2,50, thứ hạng 1) nhưng cũng chỉ ở mức độ thấp. Phụ nữ bị chồng bạo hành 
thường tìm đến Hội phụ nữ địa phương hoặc trụ sở liên kết giữa một tổ chức phi chính phủ 
cùng Hội phụ nữ địa phương và các hình thức tham vấn tâm lí gián tiếp như “tham vấn qua 
radio” (ĐTB= 2,24, thứ hạng 2), “tham vấn qua báo chí” (ĐTB = 2,07, thứ hạng 3) hơn 
những hình thức khác. Hầu hết trên các phương tiện truyền thông báo chí, phát thanh và 
truyền hình đều có mục giải đáp thắc mắc về hôn nhân gia đình, pháp luật Đài Phát 
thanh TPHCM, Bình Dương đều có các chương trình tham vấn trực tiếp về tình yêu, hôn 
nhân, gia đình được phát sóng đều đặn. 
Nhu cầu sử dụng các hình thức tham vấn tâm lí còn lại của phụ nữ tại “Trung tâm 
tham vấn tâm lí”; “Tổng đài 1088”; “Nhà văn hóa Phụ nữ TPHCM”; “Nhà văn hóa Thanh 
niên TPHCM; hay qua “thư điện tử” đều ở mức độ rất thấp (ĐTB < 1,8) 
2.2.3. Nhu cầu về giới tính và độ tuổi của tham vấn viên của phụ nữ bị chồng bạo hành 
Kết quả khảo sát nhu cầu về giới tính và độ tuổi của tham vấn viên của phụ nữ bị 
chồng bạo hành cho thấy đa số họ muốn được hỗ trợ bởi các tham vấn viên là nữ và có độ 
tuổi trên 40. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3 sau đây: 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Tứ và tgk
161 
Bảng 3. Nhu cầu về giới tính và độ tuổi của tham vấn viên 
Nội dung Số lượng Tỉ lệ % Thứ hạng 
Nhu cầu về giới 
tính của tham 
vấn viên 
Nam 3 10.0 2 
Nữ 20 66.7 1 
Nam, nữ đều được 5 16.7 2 
Không ý kiến 2 6.7 4 
Tổng 30 100 
Nhu cầu về tuổi 
của tham vấn 
viên 
25-40 tuổi 7 23.3 2 
Từ 40 tuổi trở lên 21 70.0 1 
Không ý kiến 2 6.7 3 
Tổng 30 100.0 
Kết quả khảo sát nhu cầu của phụ nữ bị bạo hành về giới tính của tham vấn viên cho 
thấy có 66,7% phụ nữ chọn giới tính của tham vấn viên là nữ, 10% chọn nam, 5% chọn 
nam hoặc nữ đều được, còn lại 6,7% không ý kiến. Như vậy cũng là điều dễ hiểu vì đa 
phần các vấn đề họ gặp phải là những vấn đề nhạy cảm thuộc về phụ nữ nhiều hơn, họ sẽ 
dễ dàng và thoải mái hơn khi chia sẻ với người cùng giới tính. 
Khảo sát nhu cầu của phụ nữ bị chồng bạo hành về tuổi của tham vấn viên, có 75% 
phụ nữ yêu cầu độ tuổi của tham vấn viên từ 40 trở lên. Đây là độ tuổi có nhiều hiểu biết 
và kinh nghiệm thực tiễn về cuộc sống hôn nhân gia đình, do đó dễ đem đến niềm tin ban 
đầu cho người đến tham vấn. Có 25% phụ nữ yêu cầu độ tuổi tham vấn viên từ 25-40, còn 
lại 6,7% không ý kiến. 
2.2.4. Nhu cầu về phẩm chất và năng lực của tham vấn viên ở phụ nữ bị chồng bạo hành 
Kết quả khảo sát nhu cầu của phụ nữ bị chồng bạo hành về phẩm chất và năng lực 
của tham vấn viên được thể hiện ở Bảng 4 sau đây: 
Bảng 4. Nhu cầu về phẩm chất và năng lực của tham vấn viên 
STT Phẩm chất và năng lực của tham vấn viên Số lượng Tỉ lệ % Thứ hạng 
1 Có năng lực chuyên môn 17 60,7% 1 
2 Có khả năng thấu hiểu 17 60,7% 1 
3 Tính cách trung thực, chân thành 14 50,0% 2 
4 Biết chấp nhận thân chủ 13 46,4% 3 
5 Thái độ không định kiến 7 25,0% 4 
6 Có khả năng hợp tác 6 21,4% 5 
7 Có sức khỏe tốt 3 10,7% 6 
8 Biết tin tưởng vào bản thân 3 10,7% 6 
9 Có tinh thần khỏe mạnh 3 10,7% 6 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 156-164
162 
Bảng 4 cho thấy nhu cầu của phụ nữ yêu cầu trước hết ở tham vấn viên là “năng lực 
chuyên môn” và “khả năng thấu hiểu” (tỉ lệ 60,7%, thứ hạng 1). Phụ nữ bị chồng bạo hành 
rất mong nhà tham vấn “thấu hiểu” những nổi khổ tâm và suy nghĩ bên trong của họ bằng 
cả tâm trí, tấm lòng của một người trợ giúp họ. Khi cảm nhận được sự thấu hiểu của tham 
vấn viên thì phụ nữ sẽ dễ dàng chia sẻ hết tâm tư, nguyện vọng và những điều khó nói với 
nhà tham vấn. Nhu cầu của phụ nữ về “khả năng thấu hiểu” của tham vấn viên ngang bằng 
với nhu cầu cần tham vấn viên “có năng lực chuyên môn”. Trong bất cứ ngành nghề gì 
cũng đòi hỏi năng lực chuyên môn, đối với nghề tham vấn cũng vậy. Tham vấn viên muốn 
đem lại hiệu quả cao cho khách hàng của mình thì phải có những năng lực chuyên môn 
chính như là: hiểu đầy đủ, sâu sắc các kĩ thuật trong tham vấn tâm lí; vận dụng một cách 
linh hoạt các kĩ thuật này trong từng hoàn cảnh cụ thể và trên từng thân chủ khác nhau; 
hiểu rõ tâm sinh lí lứa tuổi; áp dụng các nguyên tắc trong tham vấn tâm lí... Đặc biệt, khi 
tham vấn tâm lí cho phụ nữ bị bạo hành thì tham vấn viên cần có kiến thức sâu rộng về các 
vấn đề liên quan đến vấn nạn bạo hành phụ nữ. Như vậy, việc thân chủ đưa ra yêu cầu 
tham vấn viên phải có năng lực chuyên môn là hoàn toàn hợp lí. 
50% phụ nữ yêu cầu tham vấn viên phải “trung thực, chân thành”, 46,4% yêu cầu 
tham vấn viên phải “biết chấp nhận thân chủ”. Như vậy, yêu cầu về những phẩm chất và 
năng lực cần thiết đầu tiên đối với tham vấn viên khi tham vấn cho phụ nữ bị chồng bạo 
hành đó là: có năng lực chuyên môn, có khả năng thấu hiểu, tính cách trung thực, chân 
thành và biết chấp nhận thân chủ. 
2.2.5. Những khó khăn của phụ nữ bị chồng bạo hành khi sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lí 
Khi sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lí, phụ nữ bị chồng bạo hành còn gặp nhiều 
khó khăn, ý kiến đánh giá cụ thể của họ được thể hiện ở Bảng 5 sau đây: 
Bảng 5. Những khó khăn của phụ nữ bị chồng bạo hành 
khi sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lí 
Những khó khăn bên ngoài của phụ nữ bị chồng bạo hành khi sử dụng các dịch vụ 
tham vấn tâm lí được họ nêu ra là “không có tiền” (ĐTB = 3,28, thứ hạng 1) và “không có 
thời gian” (ĐTB = 3,14, thứ hạng 3), “không có thông tin về dịch vụ tham vấn tâm lí” và 
“không có địa chỉ tham vấn đáng tin cậy” (ĐTB = 2,92, đồng thứ hạng 5). 
STT Những khó khăn ĐTB ĐLC Thứ hạng 
1 Không có tiền 3,28 1,41 1 
2 Không có thời gian 3,14 1,38 3 
3 Không có phương tiện đi lại 2,64 1,37 6 
4 Phòng tham vấn quá xa 2,42 1,35 7 
5 Không có thông tin về dịch vụ tham vấn tâm lí 2,92 1,41 5 
6 Không có địa chỉ tham vấn tin cậy 2,92 1,38 5 
7 Không có thói quen chia sẻ khó khăn tâm lí 3,04 1,33 4 
8 E ngại khi nói chuyện của mình cho người khác 3,19 1,10 2 
9 Sợ người khác biết mình đi tham vấn tâm lí 3,04 1,27 4 
Điểm trung bình tổng: 2,95 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Tứ và tgk
163 
Những khó khăn tâm lí bên trong được phụ nữ bị chồng bạo hành đề cập là cảm thấy 
“e ngại khi nói chuyện của mình cho người khác” (ĐTB = 3,19, thứ hạng 2), “sợ người 
khác biết mình đi tham vấn” và “không có thói quen chia sẻ khó khăn tâm lí” (ĐTB = 3,04, 
đồng hạng 4). 
3. Kết luận và kiến nghị 
Số liệu khảo sát cho thấy phụ nữ bị chồng bạo hành có nhu cầu tham vấn tâm lí ở 
mức độ cao, nhưng thực tế lại sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lí ở mức độ rất thấp. Khi 
sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lí, phụ nữ bị bạo hành còn gặp khó khăn về mặt kinh tế 
tài chính, thời gian và bản thân họ còn e ngại khi nói chuyện của mình cho người khác 
nghe, thâm chí sợ người khác biết chuyện mình đi tham vấn tâm lí. Khi bị chồng bạo hành, 
họ thường đến tham vấn tại phòng tham vấn của Hội phụ nữ địa phương. Khi đi tham vấn 
tâm lí, phụ nữ thường hay tin tưởng lựa chọn tham vấn viên là nữ (66,7%) và độ tuổi tham 
vấn viên trên 40 tuổi (75%). Họ mong muốn rằng nhà tham vấn sẽ có năng lực chuyên 
môn và sự thấu hiểu đối với họ (60,7%). 
Để đáp ứng nhu cầu về tham vấn tâm lí của phụ nữ bị bạo hành, cần tăng cường thực 
hiện các biện pháp như: Nâng cao nhận thức của phụ nữ đang sống cùng chồng bạo hành 
về bản thân và về các dịch vụ tham vấn tâm lí, kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch 
vụ tham vấn tâm lí cho họ, tăng cường hỗ trợ xã hội để phụ nữ bị chồng bạo hành được đáp 
ứng nhu cầu tham vấn tâm lí. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Criminal Law (2015). No. 100/2015/QH13 National Assembly of Vietnam [Luat so 100/2015/QH13 
cua Quoc hoi nuoc Cong hoa xa hoi chu nghia Viet Nam]. Hanoi. 
General Statistics Office (GSO) of Viet Nam and United Nations (2010). National Study on 
Domestic Violence against Women in Viet Nam. 
Hoang Phe (2005). Vietnamese Dictionary [Tu dien tieng Viet]. Danang: Institute of Linguistics. 
Danang Publishing House. 
National Assembly of Vietnam (2007). Law on Domestic Violence Prevention and Control [Luat 
Phong chong bao luc gia dinh], No. 02/2007/QH12 National Assembly of Vietnam [Luat so 
02/2007/QH12 cua Quoc hoi nuoc Cong hoa xa hoi chu nghia Viet Nam]. Hanoi. 
National Assembly of Vietnam (2006). Law on Gender Equality [Luat Binh dang gioi]. No. 
73/2006/QH11 National Assembly of Vietnam [Luat so 73/2006/QH11 cua Quoc hoi nuoc 
Cong hoa xa hoi chu nghia Viet Nam]. Hanoi. 
National Assembly of Vietnam (2013). National Constitution 2013 [Hien phap 2013 cua Quoc hoi 
nuoc Cong hoa xa hoi chu nghia Viet Nam]. Hanoi. 
Thuy Hien (2018, December 12). Conference to summarize the 10-year period of implementation 
of the Law on Domestic Violence Prevention and Control [Hoi nghi tong ket 10 nam thi 
hanh luat phong chong bao luc gia dinh]. Retrieved from 
hoa/artmid/428/articleid/13976/hoi-nghi-tong-ket-10-nam-thi-hanh-luat-phong-chong-bao-
luc-gia-dinh 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 156-164
164 
PSYCHOLOGICAL COUNSELING NEEDS BY WOMEN VICTIMS 
OF DOMESTIC VIOLENCE 
Nguyen Thi Tu1*, Ho Le Minh Duc2 
1 Ho Chi Minh City University of Education, Vietnam 
2Sunnycare Counseling, Ho Chi Minh City, Vietnam 
*Corresponding author: Nguyen Thi Tu – Email: tunt@hcmue.edu.vn 
Received: February 22, 2019; Revised: August 15, 2019; Accepted: January 01, 2020 
ABSTRACT 
The article reflects the psychological counseling needs of woman who are the victims of 
domestic violence. The findings show that although the counseling needs are high, the needs to use 
psychological counseling services are very low. Women as victims of domestic violence face 
difficulties in finance, time, and they are still hesitant when using psychological counseling 
services. 
Keywords: psychological counseling needs; women as victims of domestic violence 

File đính kèm:

  • pdfnhu_cau_tham_van_tam_li_cua_phu_nu_bi_chong_bao_hanh.pdf