Những nét đặc trưng cơ bản của văn phong báo chí tiếng Nga

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng như

tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo trên báo in, đài phát thanh,

đài truyền hình, internet . Chức năng quan trọng của ngôn ngữ báo chí là cập nhật tin tức mang

tính thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng, đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến

của tờ báo, định hướng dư luận, truyền thông mọi mặt về chính trị, văn hóa, xã hội. Văn bản báo

chí đảm bảo tính thông tin sự kiện, tính ngắn gọn, tính logic, có giá trị biểu cảm, có chức năng

đánh giá, kêu gọi nhờ các phương tiện ngôn ngữ tương ứng có trong văn bản.

pdf 8 trang yennguyen 11420
Bạn đang xem tài liệu "Những nét đặc trưng cơ bản của văn phong báo chí tiếng Nga", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những nét đặc trưng cơ bản của văn phong báo chí tiếng Nga

Những nét đặc trưng cơ bản của văn phong báo chí tiếng Nga
3KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
ĐOÀN THỤC ANH*; MAI THỊ VÂN ANH**
*Học viện Khoa học Quân sự, ✉ doanthucanhk12@gmail.com
**Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, ✉ maivananhnd@yahoo.com
Ngày nhận bài: 17/6/2017; ngày hoàn thiện: 18/10/2017; ngày duyệt đăng: 15/11/2017
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền thông đóng một vai trò quan trọng 
trong xã hội. Với nghệ thuật sử dụng ngôn từ các 
nhà báo đã đem đến cho độc giả món ăn tinh thần 
không thể thiếu được mỗi ngày. Ngôn ngữ báo chí 
được sử dụng trong các văn bản thuộc lĩnh vực 
truyền thông đại chúng như tin tức, phóng sự, bình 
luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo trên 
báo in, báo nói, báo hình, internet. Chức năng 
của báo chí là truyền thông tin tức thời sự trong 
nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo 
và dư luận quần chúng, định hướng dư luận nhằm 
thúc đẩy sự tiến bộ chung của xã hội. Văn bản báo 
chí tồn tại dưới hai dạng chính: nói (thuyết minh, 
phỏng vấn trực tiếp trong các buổi phát thanh/ 
truyền hình) và viết (báo viết). Ngày nay, báo hình 
NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA VĂN PHONG BÁO CHÍ TIẾNG NGA
TÓM TẮT
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng như 
tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo trên báo in, đài phát thanh, 
đài truyền hình, internet. Chức năng quan trọng của ngôn ngữ báo chí là cập nhật tin tức mang 
tính thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng, đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến 
của tờ báo, định hướng dư luận, truyền thông mọi mặt về chính trị, văn hóa, xã hội. Văn bản báo 
chí đảm bảo tính thông tin sự kiện, tính ngắn gọn, tính logic, có giá trị biểu cảm, có chức năng 
đánh giá, kêu gọi nhờ các phương tiện ngôn ngữ tương ứng có trong văn bản. 
Từ khóa: báo chí, ngôn ngữ báo chí, văn phong báo chí
và báo điện tử đang phát triển mạnh đáp ứng nhu 
cầu của đông đảo độc giả. Ngôn ngữ báo chí cần 
tuân thủ một số tiêu chí như tính ngắn gọn, logic, 
súc tích, giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm, có chức 
năng định hướng dư luận xã hội nhờ sử dụng các 
phương tiện ngôn ngữ.
2. NỘI DUNG
2.1. Những nét đặc trưng cơ bản của văn 
phong báo chí
2.1.1. Các thể loại văn phong báo chí
Khi bàn về các thể loại báo chí, phần lớn các 
nhà nghiên cứu Nga cho rằng, báo chí gồm các thể 
loại: tin ngắn, báo cáo, phỏng vấn và phóng sự. 
Còn trong công trình nghiên cứu về ngôn ngữ xã 
4 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
hội, tác giả I.P. Lưxakovaia đã nhận định: “Hiện 
chưa có sự thống nhất về thể loại văn phong như 
một bộ phận cấu thành của lý luận chung về thể 
loại báo chí”. (Лысакова И.П., 1989, tr.5). Nhà 
nghiên cứu I.R.Galperin cho rằng, khái niệm báo 
chí bao gồm các tin vắn, quảng cáo, thông báo, 
tiêu đề và bài báo (Гальперин И.Р.,1958, tr.85).
Mặc dù không có sự đồng nhất về cách phân 
loại văn bản báo chí, tuy nhiên các thể loại báo chí 
vẫn có một điểm chung khiến báo chí trở thành 
một thể loại văn phong độc lập. Mỗi biến thể của 
văn phong báo chí có những nét đặc trưng riêng 
mà ở đó vừa thể hiện được quy luật chung của 
phong cách báo chí vừa thể hiện được những đặc 
điểm riêng biệt.
2.1.2. Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí
Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản có vai 
trò quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin. 
Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập 
tới các sự kiện. Không có sự kiện thì không thể 
có tin tức báo chí. Do vậy, đặc trưng bao trùm của 
ngôn ngữ báo chí là có tính sự kiện. Chính tính sự 
kiện đã tạo cho ngôn ngữ báo chí một loạt các đặc 
điểm nổi bật sau:
Tính chính xác của ngôn ngữ báo chí
Ngôn ngữ của bất kỳ ấn phẩm nào cũng phải 
bảo đảm tính chính xác. Nhưng với ngôn ngữ báo 
chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng 
bởi báo chí có chức năng định hướng dư luận xã 
hội. Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn từ 
cũng có thể làm cho độc giả hiểu không đúng hoặc 
hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những hậu 
quả về mặt đánh giá xã hội nghiêm trọng không 
lường trước được.
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết 
thể hiện ở chỗ các mảng hiện thực được nhà báo 
miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tới 
từng chi tiết nhỏ. Có như vậy, độc giả mới có cảm 
giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được 
chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong tác 
phẩm của mình. 
Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí 
còn thể hiện ở chỗ tạo ra định danh cho đối tượng 
được phản ánh. Thực tế cho thấy, mỗi sự kiện được 
đề cập trong tác phẩm báo chí đều phải gắn liền 
với một khoảng không gian, thời gian xác định; 
với những con người cụ thể (có tên tuổi, nghề 
nghiệp, chức vụ, giới tính...). Đây là ngọn nguồn 
của sự thuyết phục, vì nhờ những yếu tố đó người 
đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng. 
Do đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa 
việc dùng các từ ngữ, cấu trúc không xác định hay 
có ý nghĩa mơ hồ kiểu như “một người nào đó”, 
“ở một nơi nào đó”, “vào khoảng”, “hình như”.... 
Tính đại chúng của ngôn ngữ báo chí 
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất 
cả mọi người trong xã hội, không phụ thuộc vào 
nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa 
tuổi, giới tính... đều là đối tượng phục vụ của báo 
chí: đây vừa là nơi họ tiếp nhận thông tin, vừa là 
nơi họ có thể bày tỏ chính kiến của mình. Chính vì 
thế, ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ có tính phổ 
cập rộng rãi. Tuy nhiên, phổ cập rộng rãi không có 
nghĩa là dễ dãi, thấp kém. Nói như nhà nghiên cứu 
ngôn ngữ báo chí Nga nổi tiếng V. G. Kostomarov: 
“Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp 
công chúng sao cho một nhà bác học với kiến thức 
uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và một 
em bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy 
khó hiểu”. (Алексеева М.И. и др., 2011, tr.3).
Với ngôn ngữ không có tính đại chúng, tức là 
chỉ dành cho một đối tượng hạn hẹp nào đó, báo 
chí khó có thể thực hiện được chức năng tác động 
vào mọi tầng lớp quần chúng và định hướng dư 
luận xã hội. Đây chính là lý do khiến cho trong 
tác phẩm báo chí ít sử dụng các thuật ngữ chuyên 
ngành hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng cũng 
như các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài.
Tính ngắn gọn của ngôn ngữ báo chí
Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích. Câu 
5KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
nói nổi tiếng của đại văn hào Nga A. P. Trekhov 
có lẽ chính xác hơn cả với phong cách ngôn ngữ 
báo chí: “Ngắn gọn là chị của thành công”. Các 
tác phẩm báo chí có tính định lượng về ngôn từ vì 
chúng thường bị giới hạn trong một khoảng thời 
gian hay một không gian nhất định. Vì thế, việc 
lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ 
lưỡng, hợp lý để phản ánh được đầy đủ lượng sự 
kiện mà không vượt quá khung cho phép về không 
gian và thời gian.
Tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí
Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí gắn 
liền với việc sử dụng các từ ngữ, lối nói mới lạ, 
giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, và do đó 
sinh động, hấp dẫn hay ít nhất cũng gây được ấn 
tượng đối với độc giả. Nguồn gốc của sự biểu cảm 
trong ngôn ngữ báo chí là vô cùng phong phú và 
đa dạng. Đó có thể là việc dùng các thành ngữ, 
tục ngữ, ca dao..., là sự vay mượn các hình ảnh, từ 
ngữ, cách diễn đạt từ các tác phẩm văn học nghệ 
thuật, là lối chơi chữ, nói lái, dùng biện pháp ẩn 
dụ, hoán dụ... hay chỉ đơn giản là việc thể hiện sự 
bình giá có tính chất cá nhân. Nếu ngôn ngữ báo 
chí thiếu tính biểu cảm, những thông tin khô cứng 
mà nó chuyển tải khó có thể được công chúng tiếp 
nhận như mong muốn, vì chúng mới chỉ tác động 
vào lý trí của họ. Chính tính biểu cảm vốn là hiện 
thân của cái hay, cái hấp dẫn mới là nhân tố tác 
động mạnh mẽ tới tâm hồn của độc giả, khán thính 
giả, làm cho họ đạt tới một trạng thái tâm lý cảm 
xúc nhất định, để rồi từ đó thực hiện những hành 
động mà người viết vẫn mong đợi.
Tính khuôn mẫu của ngôn ngữ báo chí
“Khuôn mẫu” - đó là những công thức ngôn 
từ có sẵn, được sử dụng lặp đi lặp lại nhằm tự 
động hoá quy trình thông tin, khiến việc sử dụng 
nó trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Khuôn 
mẫu bao giờ cũng đơn nghĩa và mang sắc thái biểu 
cảm trung tính. Chúng gồm nhiều loại và có mặt 
trong nhiều phong cách chức năng của ngôn ngữ. 
Giao tiếp báo chí không thể thiếu khuôn mẫu vì nó 
tiết kiệm thời gian và công sức cho chủ thể sáng 
tạo, thích ứng với việc đưa tin cập nhật, tức thời. 
Khuôn mẫu báo chí không cứng nhắc, bất di bất 
dịch mà rất linh hoạt, uyển chuyển. Bên cạnh đó, 
các thành tố khuôn mẫu trong ngôn ngữ báo chí 
luôn kết hợp hài hoà với các thành tố biểu cảm làm 
ngôn ngữ báo chí thường rất mềm mại, hấp dẫn 
chứ không khô cứng như ngôn ngữ trong văn bản 
khoa học và văn bản hành chính vì trong đó người 
ta chỉ sử dụng thuần nhất các thành tố khuôn mẫu 
mà thôi. 
Tóm lại, ngoài tính thông tin sự kiện là đặc 
trưng cơ bản của văn bản báo chí thì văn bản báo 
chí còn có những đặc trưng khác như: tính ngắn 
gọn, cô đọng, tính sinh động, hấp dẫn. Những 
đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện 
diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo 
chí và tạo nên phong cách ngôn ngữ báo chí. Báo 
chí luôn cung cấp thông tin mới nhất, nóng nhất, 
cập nhật trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. 
Những thông tin này phải đảm bảo tính chính xác 
và độ tin cậy về không gian, thời gian, nhân vật, 
sự kiện. Lời văn ngắn gọn nhưng phải đảm bảo 
lượng thông tin cao và có tính hàm súc. Tính sinh 
động, hấp dẫn của báo chí thể hiện ở nội dung 
thông tin mới, cập nhật, cách diễn đạt cô đọng, 
dễ hiểu và khả năng kích thích sự suy tưởng, 
tìm tòi của người đọc. Cách dùng từ, đặt câu, 
đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của độc giả. 
Chức năng của báo chí là bình giá các sự 
kiện, định hướng xã hội nên văn bản báo chí 
phải đảm bảo tính cấp thiết và tính chính luận. 
Những nét đặc trưng của văn phong chính 
luận luôn được thể hiện trong các thể loại báo 
chí (Цай Е.Н., Тайжанова А.М., 2008, tr.1). 
Ngôn ngữ báo chí mang những đặc điểm của 
văn phong khoa học và văn phong nghệ thuật 
(Бердичевский А.Л., Соловьёва Н.Н., 2002, 
tr.86). Văn bản báo chí được coi như biến thể của 
văn chính luận, được xem như một lập luận khoa 
học: các nhà báo phản ánh những hiện tượng, sự 
kiện; sử dụng thuật ngữ khoa học một cách mềm 
dẻo để phân tích và đưa ra các hướng giải quyết, 
tổng kết, đánh giá những vấn đề đó một cách xác 
thực. Tính xác thực của các sự kiện, tính cụ thể 
cũng như luận cứ chân thực được sử dụng làm 
6 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
cho ngôn ngữ báo chí mang đặc trưng của văn 
phong khoa học. Tuy nhiên, để tác động một cách 
hiệu quả tới việc lĩnh hội thông tin, tới cảm xúc 
của độc giả hoặc thính giả, thì người nói và người 
viết sử dụng các thủ pháp biểu cảm của ngôn 
ngữ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh - những thủ 
pháp đặc trưng cho văn phong nghệ thuật. Bên 
cạnh đó, có một đặc điểm của các văn bản báo 
chí hiện nay là phong cách hóa. Các tác phẩm 
báo chí, đặc biệt là các văn bản chính luận, thể 
hiện rõ nét cá tính của tác giả, phản ánh mối quan 
hệ mang đầy giá trị biểu cảm của người viết đối 
với các sự kiện được đề cập tới. Có thể viện dẫn 
ra đây các ví dụ về tính biểu cảm của các tiêu đề 
bài báo: “Старый вагон на новый лад. Москва 
не прощается с чешскими трамваями”; 
“Тайная перепись. Мосгоркомстат обещает 
не делиться информацией”; “Грибник 
ошибается 1 раз”; “Верной дорогой везете 
товарища! Три часа социализма на Трёх 
вокзалах”. Những tiêu đề trên không chỉ đơn 
thuần biểu thị chủ đề thông báo, mà còn khắc họa 
đầy cảm xúc tình huống diễn ra sự kiện. Khuynh 
hướng “khẩu ngữ hóa” trên các báo ngày càng trở 
nên rõ nét (Цай Е.Н., Тайжанова А.М., 2008, 
tr.1). Văn phong nói hiện diện nhiều trong các 
tiêu đề và nội dung bài báo. Khi kêu gọi, vận 
động hay thu hút sự chú ý của công luận, nhà 
báo dùng các hô ngữ, từ đệm, câu hỏi tu từ...: 
“Да, итоговое решение не всегда будет всем 
сильно нравиться. Но все должны понимать, 
что необходимо принимать аргументы, идти 
на компромиссы и согласовывать общие и 
общественные интересы. Даже если для 
этого придётся поступиться некоторыми 
интересами частными” (Báo “Российская 
газета”, 06-9-2010); “Разве не ясно и теперь, 
что нет и не может быть одного пути к 
свободе для всех народов и на все времена? Что 
слепое заимствование чужого пути к свободе 
так же отвратительно, как и отказ от 
свободы, осуществляемый во имя превратно 
понимаемой самобытности? Нашему 
обществу нужен свой путь к свободе”. (Báo 
“Российская газета”, 16-9-2010). 
2.2. Đặc trưng ngôn ngữ của văn phong báo 
chí tiếng Nga
2.2.1. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
Báo chí tiếng Nga với chức năng phản ánh mọi 
mặt của đời sống, văn hóa, xã hội, quân sự... mang 
những nét đặc trưng riêng về văn phong được thể 
hiện qua các đặc điểm về mặt ngữ âm, từ vựng, cấu 
tạo từ, hình thái và cú pháp.
Đặc điểm ngữ âm - chữ viết 
Người nói phát âm chuẩn, rõ ràng, khúc chiết, 
tôn trọng người nghe. Tùy từng tình huống phát 
ngôn mà giọng nói của diễn giả có thể mang các 
sắc thái khác nhau: hoặc mang tính chất tuyên 
truyền, cổ động, hoặc nài nỉ, thuyết phục, hoặc 
kích động, kích thích, hào hứng hoặc thờ ơ hay 
không biểu lộ cảm xúc. Người viết tuân thủ các 
quy chuẩn về chính tả, đảm bảo văn phong báo chí. 
Đặc điểm từ vựng
Văn bản báo chí sử dụng các lớp từ rất phong 
phú và đa dạng. Mỗi thể loại báo chí có một lớp từ 
vựng chuyên dùng, đặc trưng. Văn phong báo chí 
nói chung là văn phong toàn dân, đa phong cách, 
tuy nhiên tuỳ thuộc nội dung bài viết có thể dùng 
các từ chuyên môn của các ngành. Vốn từ được 
sử dụng rộng rãi hơn cả là các thuật ngữ chính trị-
xã hội. Trong các bài báo xuất hiện với tần suất 
cao là số lượng lớn các tên riêng: tên địa danh, 
tên người, tên cơ quan và các tổ chức xã hội; sử 
dụng nhiều số từ và ngày tháng để chỉ thời gian 
và sự kiện; dùng nhiều các từ quốc tế và chúng 
nhanh chóng trở thành các từ dập khuôn, sáo ngữ. 
Ngoài ra, nhà báo thường dùng các động từ, tính 
từ miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của sự 
vật, sự việc. Trên các báo xuất hiện nhiều chữ viết 
tắt, thành ngữ chính trị-xã hội, từ trừu tượng: ВУЗ, 
ГУМ, ЦК, величайшее событие, пустить в ход, 
ельцинизм. Trong các tạp chí quân sự sử dụng 
với tần suất cao các từ viết tắt sau: НАТО, БЛА, 
ВМС, система ПРО США, ЕвроПРО (система 
европейской противоракетной обороны), 
ЗРК (зенитные ракетные комплексы), ОЭС 
7KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
(оптико-электронное слежение), ССН (силы 
специального назначения).... Có thể bắt gặp 
thường xuyên các danh từ trừu tượng, các tính 
từ chỉ hoạt động chiến đấu, chỉ phương tiện tác 
chiến như: боеспособность, минирование, 
разминирование, терроризм, вооружённая 
борьба, роботизированный, беспилотный, 
инновационный, робототехнический, ....
Đặc điểm cấu tạo từ
Sử dụng các danh từ với hậu tố: -oсть, 
-ств(о), -ени(е), -и(я), -ци(я), -изаци(я), -ист, 
-изм, -иат; các danh từ với tiếp đầu tố: анти-, 
контр-, про-, меж-, сверх-, все-, обще-
ир-: рассудительность, достоинства, 
благородство, волнение, партократия, 
коллективизация, систематизация, моралист, 
идеализм, секретариат, пролетариат, 
антиобщественный, контркультура, проаме-
риканский, сверхдержава, всевластие, 
общегосударственный, всесторонний, экстре-
мизм,вышеперечисленный, международный. 
Có thể dễ dàng bắt gặp các danh từ và tính từ miêu 
tả hoạt động quân sự và đặc tính của các thiết 
bị quân sự sau: иррегулярный, cверхпрочный, 
бесперебойный, малозаметность, без-
опасность, антитеррористический, 
противоборствующий, непредвиденные 
обстоятельства, нанесение ему решающего 
военного поражения.
Đặc điểm hình thái học 
Sử dụng dạng số nhiều của danh từ mang ý nghĩa 
tập hợp, tính từ phức hợp, dạng tính động từ bị động, 
dạng mệnh lệnh thức của động từ thể hiện lời kêu 
gọi đối với các hành động mang tính chất phối hợp: 
народы, древние стены Кремля, взволнованный, 
общенациональный, мероприятия, направлен-
ные на совершенствование вооружённых 
сил. Khi mô tả các trang thiết bị quân sự, 
người viết dùng các cụm tính động từ như: 
трансгенные биополимеров, применяемых 
при разработке...; углеродные нанотрубки, 
используемые в электронных системах...; 
микроэлектромеханические системы, 
объединяющие в себе....
Đặc điểm cú pháp
Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, 
sáng sủa, mạch lạc, súc tích, chặt chẽ, đảm bảo 
tính chính xác của thông tin. Một số khuôn mẫu 
cú pháp được sử dụng như sự xuất hiện của mô 
hình cấu trúc: “где, когда, какое событие 
произошло, происходит, будет происходить” 
(trong bản tin thời sự) và sự góp mặt của các 
yếu tố thời gian được thể hiện bởi các trạng từ 
“сегодня”, “вчера”, “завтра” (yếu tố biểu thị 
mối tương quan của sự kiện với thời gian diễn ra 
thông báo); sử dụng động từ chỉ sự tồn tại ở các 
dạng thức khác nhau: “состоялось, состоится, 
открыт, запланировано, происходит, 
собирается, соберется, работает”. Trong các 
bút ký, tin ngắn phóng viên viết nội dung bài báo 
dựa trên sơ đồ các câu hỏi: “Что произошло? 
Где произошло? Когда произошло? Кто 
участвовал в событии?”. Công thức điển hình 
để mở đầu bản tin thời sự thường như sau: “Вчера 
в Москве открылась выставка”, “Сегодня в 
Екатеринбурге проходит собрание”, “Завтра 
в Перми состоится открытие”.... Ngoài ra, 
trong văn bản báo chí thường sử dụng các tập 
hợp từ chỉ số lượng, cụm từ cố định, tập hợp danh 
từ ở cách 2; sử dụng câu với đoạn tính động từ 
và trạng động từ; lời nói trực tiếp, lời nói gián 
tiếp; các câu hỏi tu từ, hô ngữ, các từ và cấu trúc 
đệm: симфония красок, вера в содружество; 
колонна с двумя сотнями знамён; торжество, 
захватывающее дух; обсуждая предстоящий 
экзамен; мы с вами сейчас., используя весь 
свой военный потенциал.... 
2.2.2. Biện pháp tu từ trong các văn bản báo chí
Để đảm bảo giá trị phản biện xã hội của ngôn 
ngữ báo chí, mà cụ thể là tuyên truyền, cổ động 
tư tưởng, luận điểm về chính trị, kinh tế thì các 
phương tiện thông tin đại chúng huy động mọi khả 
năng, mọi nguồn sức mạnh của ngôn ngữ để tác 
động tới trí tuệ và tình cảm của con người. Báo chí 
8 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
sử dụng nhiều thủ pháp tu từ linh hoạt nhằm tăng 
cường hiệu quả diễn đạt.
Trong tác phẩm báo chí, người viết sử dụng thủ 
pháp ẩn dụ để tạo nên hiệu quả bình giá (tích cực 
hoặc tiêu cực) với các sắc thái hứng khởi, trang 
trọng, phấn chấn, củng cố, châm biếm cay độc 
hoặc mỉa mai: космический успех, дирижёры 
движения (о постовых), конструкторы 
запахов (о парфюмерах), композиторы моды, 
ледовая симфония (о балете на льду). Các 
khái niệm quan trọng liên quan tới tư tưởng, kinh tế 
thường được ẩn dụ hóa: хлеб промышленности, 
стальные артерии, нефтяная целина, 
электрические реки, рисовая житница. Các 
từ được dùng dưới dạng ẩn dụ truyền tư tưởng bắt 
đầu hoặc kết thúc: старт, финиш, увертюра, 
прелюдия, финал. Để biểu thị mức độ cao 
của dấu hiệu, thuộc tính, tính chất, người viết sử 
dụng biện pháp ẩn dụ: «С раннего утра первого 
сентября в день пятилетия начала Бесланской 
трагедии к зданию бывшей первой школы с 
утра вновь потянулась людская река» (Báo 
«Российская газета», 02-9-2010). Các cụm từ và 
câu như: рукав реки, море цветов, гора подарков, 
куча претензий, кипела жизнь xuất hiện với tần 
suất cao trên mặt báo. Bên cạnh việc sử dụng lối 
nói ẩn dụ, người viết còn sử dụng rộng rãi thủ pháp 
hoán dụ: Весь корабль пел в это праздничное 
утро; Университет идёт в головной колонне; 
Институт послал приветствие съезду; бронза 
XV века. Hiện tượng cải dung cũng được sử 
dụng rộng rãi trong các bài báo: прибавился 
рот, рука в министерстве, важное лицо в 
минобороны (cùng một từ nhưng được sử dụng 
để biểu thị chỉnh thể, cũng như bộ phận của cả 
chỉnh thể đó: các từ рука, рот, голова, лицо ở 
nghĩa đen dùng làm tên gọi các bộ phận của cơ 
thể, nhưng trong ngôn ngữ báo chí chúng lại có 
thể mang nghĩa chỉ con người). Ngoài các hiện 
tượng chuyển nghĩa trên, nhà báo còn dùng lối so 
sánh: “Сообщения о погибших и пострадавших 
во время дорожно-транспортных 
происшествий поступают одно за другим, 
как сводки с фронтов боевых действий”. 
(Báo “Южноуральская панорама”, 01-9-2010). 
Ngoài ra, uyển ngữ cũng là thủ pháp tu từ hiệu quả 
đối với các cây bút viết bài. Nếu như sử dụng biện 
pháp tu từ giúp người nói xây dựng tính hình ảnh 
của tác phẩm thì uyển ngữ có chức năng tác động 
tới nhận thức của người đọc hoặc người nghe nhằm 
thay đổi quan điểm, phương châm đã định hình từ 
trước của họ. Hiệu quả của dùng uyển ngữ trong 
ngôn ngữ nhằm tạo lập và củng cố những quan 
điểm, cách nhìn nhận mới trong nhận thức xã hội. 
Một số uyển ngữ dưới đây có tác động đến độc giả: 
“Крем помогает исправить косметические 
недостатки” = изъяны внешности, 
морщины (vẻ bề ngoài nhàu nhĩ, nếp nhăn) 
(Báo “VIP Shopping», № 4. 2011), “Цены на 
автомобили в последнее время несколько 
кусаются” = очень высокие цены (giá rất cao) 
(Báo “Автомобили”, № 6. 2011), “Магазину 
“Пятёрочка” требуется эколог 
торгового зала” = продавец (người bán 
hàng) (Báo “Нижегородский рабочий”, 
№ 9. 2010), “Нецелевое использование 
средств” = кража средств государства (ăn 
cắp tiền nhà nước) (Báo “Земля нижегородская” 
№ 2. 2010). Uyển ngữ “Регулирование цен” 
(điều chỉnh giá) thay thế cho “sự nâng giá”: 
“Теперь, имея на руках документальное 
подтверждение, министр проведет встречи 
с руководителями молочных заводов, чтобы 
согласовать дальнейшие действия по 
регулированию цен на рынке молока”. (Báo 
“Южноуральская панорама”, 01-9-2010). Ngoài 
các thủ pháp tu từ nêu trên, trong các văn bản báo 
chí còn sử dụng hiện tượng đồng âm khác nghĩa 
để tạo cho tiêu đề bài báo có sức hút mạnh mẽ 
tới độc giả. Người viết sử dụng từ đồng âm khác 
nghĩa tạo lối chơi chữ thành công cho các tên gọi 
bài báo: “Мы стояли на крыльце Горсовета 
с Калашниковым” (Báo “Столица С”, 10-6-
2014). Đây là bài báo liên quan tới một quan chức 
của những năm 1990 mang họ Калашников. Vì 
cùng họ với người sáng chế ra khẩu súng tiểu liên 
nổi tiếng nhất trên thế giới nên tiêu đề bài báo khá 
gây ấn tượng. Tương tự như vậy còn một tên họ 
nữa cũng được sử dụng khi đề cập tới công tố viên 
Глинский: “Кто бежит за Глинским?” (Báo 
9KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
“Столица С, 10-6-2014). Thành công của lối chơi 
chữ được đảm bảo nhờ âm điệu vang lên giống với 
khẩu hiệu quảng cáo nổi tiếng trước đây: “Кто 
бежит за Клинским?” 
3. KẾT LUẬN
Báo chí nói chung và báo chí Nga nói riêng là 
phương tiện thông tin đại chúng có tác động nhanh 
nhất, hiệu quả nhất tới độc giả của mọi tầng lớp xã 
hội. Báo chí trở thành một trong những động lực 
quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Thông tin 
báo chí đề cập đến mọi mặt của đời sống một cách 
xác thực, cụ thể, tỉ mỉ. Chức năng của báo chí là: 
thông tin, tuyên truyền, giáo dục, dự báo, giải trí, 
giao tiếp.... Trong đó, thông tin là chức năng cơ 
bản có tầm quan trọng hàng đầu. Văn phong báo 
chí có những đặc điểm riêng, là một dạng đặc biệt 
của ngôn ngữ văn học, có nguồn biểu cảm phong 
phú, có hiệu lực, cảm xúc và giá trị thẩm mĩ cao. 
Báo chí có sứ mệnh quan trọng là liên kết mọi lực 
lượng lao động, hành động vì lợi ích của nhân 
dân, phục vụ nhu cầu kinh tế, chính trị, văn hóa, 
xã hội của nhân dân. Với những trọng trách đó báo 
chí Nga ngày nay ngoài nhiệm vụ thông tin kịp 
thời tới độc giả trong và ngoài nước những sự kiện 
mới nhất về mọi mặt của đời sống chính trị-xã hội, 
quân sự Nga, còn khơi gợi lòng yêu nước, tinh thần 
đoàn kết, lòng tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng 
cách mạng và trách nhiệm của mỗi công dân Nga, 
giúp họ dũng cảm đương đầu với mọi khó khăn, 
thử thách, vững tin vào tương lai và giành thắng 
lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Tài liệu tham khảo:
1. Алексеева М.И. и др. (2011), Средства 
массовой информации России, Аспект Пресс 
Москва, ISBN 978-5-7567-0594-2. 
2. Баскова Ю.С. (2006), Эвфемизмы как 
средство манипулирования в языке СМИ: //
Юлия Сергеевна Баскова; Кубан. гос. ун-т. 
Краснодар.-23c.
3. Бердичевский А.Л., Соловьёва Н.Н. 
(2002), Русский язык: сферы общения. Учебное 
пособие по стилистике для студентов-
иностранцев, - М.: Русский язык. Курсы.
4. Гальперин И.Р. (1958), Очерки 
по стилистике английского языка, М., 
Изд. Литература на иностранных языков. - 450с.
5. Ковшова М.Л. (2007), Семантика 
и прагматика эвфемизмов: Краткий 
тематический словарь современных русских 
эвфемизмов: моногр. // Мария Львовна 
Ковшова. М.: Гнозис. - 320 с.
6. Крысин Л.П. Эвфемизмы в современной 
русской речи // Русский филологический 
Интернет-портал «Philology.ru». 
[Электронный ресурс] - Режим доступа, 
truy cập ngày 27/8/2017 - URL: <
philology.ru/linguistics2/krysin-94.html>. 
7. Лысакова И.П. (1989), Тип газеты и стиль 
публикации. Опыт социолингвистического 
исследования.- Л.: ЛГУ. -184с.
8. Словарь издательских и рекламных 
терминов // [Электронный ресурс] - Режим 
доступа. truy cập ngày 27/8/2017 - URL: <http://
www.pressmaket.ru/terminologia.html>. 
9. Тихонов А.Н. (2002), Морфемно-
орфографический словарь // А.Н. Тихонов. 
М.: АСТ: Астрель. - 704 с.
10. Цай Е.Н., Тайжанова А.М, Проблемы 
жанров газетного стиля, truy cập ngày 
27/8/2017, <
EN_2008/Philologia/31360.doc.htm>. 
11. “Зарубежное военное обозрение 2011”, 
“Москва” ОАО, Издательский дом “Красная 
звезда”
10 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
BASIC CHARACTERISTICS OF RUSSIAN JOURNALISTIC STYLE
DOAN THUC ANH, MAI THI VAN ANH
Abstract: Journalistic language is the language used in the field of mass media’s texts such as 
news, report, editorial, skit, forum, advertisement on printed newspaper, radio, television, the 
internet, etc. The most important function of journalistic language is to update current affairs, 
reflect public opinions and at the same time to raise the viewpoint and political view of the 
newspaper, orient the public opinion, the media in every aspect including politics, culture and 
society. Journalistic texts have to ensure the informative, concise, logical characteristics by using 
corresponding language devices in the text.
Keywords: press, journalistic language, journalistic style 
Received: 17/6/2017; Revised: 18/10/2017; Accepted for publication: 15/11/2017

File đính kèm:

  • pdfnhung_net_dac_trung_co_ban_cua_van_phong_bao_chi_tieng_nga.pdf