Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay: Trường hợp của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo phụ thuộc vào các yếu tố sau: lư dẫn sau khi vay, diện tích đấợt, tỷ tr ng vốọn vay, kỳ hạn, lãi suất, r ng vốn sử dụng cho sảủn xu i ro, hư ất vàớs ng ố lao động trong đó có 5 yếu tố có mối tương quan thuận là: lượng vốn vay, hướng dẫn sau khi vay, diện tích đất, tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất và số lao động. Ngược lại thì các yếu tố: kỳ hạn, lãi suất và rủi ro có mối tương quan nghịch (-) với hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo. Ngoài ra, nghiên cứu còn được sử dụng kiểm định T-Test và kiểm tra Chi bình phương để đánh giá khả năng thoát nghèo của các hộ vay vốn. Trên cơ sở kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp giúp hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn để có thể làm tăng thu nhập và sớm thoát nghèo
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay: Trường hợp của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Phát Triển Kinh Tế Địa Phương 87 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích tự nhiên rộng lớn (39.747 km2) không những đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà còn đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước và cho cả xuất khẩu. ĐBSCL là vựa lúa của VN đóng góp sản lượng lúa năm 2010 đạt 21,6 triệu tấn, với năng suất 41,6 tạ/ha, tăng 6,1% về năng suất so với 2009. Kinh tế xã hội ĐBSCL thay đổi nhanh chóng với nền kinh tế tự do, đa dạng hoá thị trường nói chung và thị trường nông thôn nói riêng đã tạo thêm cơ hội cho người nghèo trở thành nhà sản xuất và người tiêu thụ; tuy vậy vẫn còn tồn tại những thách thức to lớn. Số lượng người nghèo đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn khoảng 492.382 triệu người nghèo sống tại ĐBSCL. Theo khảo sát và đánh giá của UNDP VN cho thấy 90% người nghèo sống ở vùng nông thôn, nguyên nhân dẫn đến nghèo đói bao gồm diện tích đất sản xuất nhỏ, phụ thuộc chủ yếu tín dụng phi chính thức với lãi suất cao, hạn chế trong tiếp cận thị trường, thiếu việc làm phi nông nghiệp...Ngoài ra, người dân sinh sống ở ĐBSCL có tỷ lệ cao nhất về số lượng người dễ lâm vào tình trạng tái nghèo khi có những biến động bất lợi về kinh tế, thường phải đối mặt với sự thay đổi bất thường của điều kiện tự nhiên như thiên tai, lũ lụt, hạn hán... ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống. Riêng đối với Sóc Trăng, mặc dù là tỉnh đã lên đô thị loại 3 nhưng điều kiện vật chất cũng như cơ sở hạ tầng còn rất nhiều khó khăn số hộ nghèo khoảng 70.648 hộ chiếm 22,68% trong cả vùng ĐBSCL, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo cũng còn khá cao so với khu vực cũng như cả nước. Việc cho vay đối với hộ nghèo từ các tổ chức tín dụng tuy đã đạt được những kết quả nhất định song còn gặp rất nhiều khó khăn Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay: Trường hợp của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng PgS.TS. Bùi Văn Trịnh Trường Đại học Cần Thơ ThS. nguyễn Thị Thùy Phương Trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Sóc Trăng Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo phụ thuộc vào các yếu tố sau: lượng vốn vay, kỳ hạn, lãi suất, rủi ro, hướng dẫn sau khi vay, diện tích đất, tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất và số lao động trong đó có 5 yếu tố có mối tương quan thuận là: lượng vốn vay, hướng dẫn sau khi vay, diện tích đất, tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất và số lao động. Ngược lại thì các yếu tố: kỳ hạn, lãi suất và rủi ro có mối tương quan nghịch (-) với hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo. Ngoài ra, nghiên cứu còn được sử dụng kiểm định T-Test và kiểm tra Chi bình phương để đánh giá khả năng thoát nghèo của các hộ vay vốn. Trên cơ sở kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp giúp hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn để có thể làm tăng thu nhập và sớm thoát nghèo. Từ khóa: Hiệu quả, vốn vay, hộ nghèo, thoát nghèo. PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 Phát Triển Kinh Tế Địa Phương 88 trở ngại. Tín dụng nông thôn và cho vay hộ nghèo VN là vấn đề phức tạp. Để giải quyết được nhu cầu này phải có những nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo với mục đích tìm ra một số giải pháp giúp hộ nghèo của tỉnh sử dụng vốn vay hiệu quả hơn, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, tự vươn lên thoát nghèo, tạo môi trường thuận lợi và góp phần phát triển kinh tế địa phương. 2. Phương pháp nghiên cứu Sóc Trăng là tỉnh nông thôn với 90% diện tích là đất nông nghiệp có số hộ nghèo khá cao và tập trung hầu hết ở các huyện trong tỉnh. Tuy nhiên đề tài chỉ chọn 4 huyện thị là Kế Sách, Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu để thu thập thông tin. Vì đây là địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất so với các huyện còn lại trong tỉnh. Từ đó sẽ đánh giá được thực trạng chung của tín dụng đối với các hộ nghèo trong tỉnh. Chúng tôi thực hiện phỏng vấn trực tiếp 200 nông hộ nghèo qua bảng câu hỏi được chuẩn bị trước theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu là hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo thì đề tài sử dụng phương pháp hồi quy đa biến với biến phụ thuộc trong mô hình là phần thu nhập từ vốn vay của hộ nghèo, được giải thích như sau: Mô hình hồi quy có dạng: Y = a + b 1 X 1 + b 2 X 2 + + b k X k Trong đó: Biến phụ thuộc Y là thu nhập từ lượng vốn vay (đơn vị tính: ngàn đồng) Các biến X 1 , X 2 , X 3 , X 4 , X 5 , X 6 , X 7 , X 8 , X 9 , X 10 , X 11 là các biến độc lập (biến giải thích) Biến độc lập (Xi) Ký hiệu Diễn giải Căn cứchọn biến Kỳ vọng Lượng vốn vay (X1) Lvvay Tổng số vốn vay mà chủ hộ vay được (ngàn đồng). Âu Vi Ðức, 2008 + Kỳ hạn vay (X2) Khvay Là khoảng thời gian vay vốn (tháng) Lê Thị Thúy An, 2010 - Lãi suất (X3) Lsuat Lãi suất vay/năm tại các tổ chức tín dụng mà chủ hộ có vay vốn (%/năm) Trần Thị Cẩm Hồng, 2011 - Rủi ro (X4) Rro Là biến giả, nhận giá trị 1 khi hộ gặp rủi ro trong quá trình sử dụng vốn, và nhận giá trị 0 khi không gặp rủi ro. Lê Thị Thúy An, 2010 - Hướng dẫn sau khi vay (X5) Hdskvvon Là biến giả nhận giá trị 1 khi hộ được hướng dẫn và nhận giá trị 0 khi hộ không được hướng dẫn. Lê Thị Thúy An, 2010 + Học vấn (X6) Hvan Học vấn của chủ hộ, thể hiện số năm đi học của chủ hộ (lớp) Nghi và Trịnh, 2011 + Diện tích (X7) Dtich Diện tích đất của hộ đang sử dụng (m2). Lê Thị Thúy An, 2010 + Tỷ lệ vốn sử dụng cho sản xuất (X8) Tlvsxuat Là biến thể hiện tỷ lệ phần trăm số vốn vay hộ sử dụng cho mục đích chính là sản xuất (%). Âu Vi Ðức, 2008 + Số lao động (X9) Sldong Số lượng lao động tham gia tạo ra thu nhập (người) Âu Vi Ðức, 2008 + Giới tính (X10) Gtinh Biến này nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ. Trần Thị Cẩm Hồng, 2011 - Tuổi (X11) Tuoi Độ tuổi của chủ hộ, Số năm Nghi và Trịnh, 2011 + Chỉ tiêu Số liệu trung bình Lượng vốn xin vay (ngàn đồng) 14.448 Lượng vốn được vay (ngàn đồng) 13.034 Lãi từ số vốn vay (ngàn đồng) 4.506 Lãi/Lượng vốn vay (%) 34,57 Lãi/Lượng vốn sử dụng cho sản xuất (%) 32,45 Bảng 1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính Bảng 2: Kết quả lãi từ số vốn vay Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra, 2012 3. Kết quả nghiên cứu 3.1 Hiệu quả về mặt kinh tế Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo phần nào thể hiện qua số lãi có được từ lượng vốn vay và tỷ trọng giữa lãi và lượng vốn sử dụng cho sản xuất cũng như thông qua thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo trước khi vay và sau khi vay vốn. Qua kết quả phân tích ở Bảng 2 ta thấy trung bình lượng vốn được vay của mỗi hộ là 13.034 ngàn đồng và lượng lãi trung bình từ số vốn vay đó là 4.506 ngàn đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 34,57% lượng vốn vay, tỷ suất giữa lãi và lượng vốn sử dụng sẽ cao hơn so với lượng vốn vay ban đầu là 32,45%. Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Phát Triển Kinh Tế Địa Phương 89 Tỷ suất này phản ánh cứ trung bình mười triệu đồng tiền vốn vay sử dụng cho sản xuất thì người dân sẽ thu được một lượng lãi khoảng 3.200 ngàn đồng. Qua kết quả phân tích ở Bảng 3 ta thấy các hộ vay từ nguồn NHCSXH mặc dù lượng lãi thu được là 4.777 ngàn đồng nhưng với tỷ trọng sử dụng vốn vay cho sản xuất cao nên tỷ trọng vốn dùng cho sản xuất cao nhất tương ứng với số tiền lãi 4.777 ngàn đồng; còn các tỷ suất lợi nhuận ở các tổ chức tín dụng còn lại đạt được biến động khả quan, có sự tăng lên một cách đều đặn, chỉ riêng các hộ vay từ các Hội Phụ nữ hay các chương trình xoá đói giảm nghèo thì không thay đổi do lượng vốn vay được từ các tổ chức tín dụng các hộ đều tập trung hết cho sản xuất. Điều này cho thấy hiệu quả đồng vốn vay đã phát huy tác dụng, giúp người dân tăng thêm thu nhập từ sản xuất và một phần vốn vay cũng cải thiện các hoạt động chi tiêu trong gia đình. Đối với NHNNo&PTNT và NHTMCP thì tỷ suất đạt được có tăng nhưng không nhiều, bởi vì lượng vốn vay nhiều nhưng lợi nhuận đạt được thì thấp nên dù lượng vốn tập trung cho sản xuất cao nhưng cũng không làm tăng tỷ suất lợi nhuận lên được nhiều lần. Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, ngoài kế hoạch sản xuất của mỗi hộ thì việc hướng dẫn, tư vấn để sử dụng vốn và kiểm tra quá trình sử dụng vốn sẽ góp phần cho hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích hiệu quả hơn. Ta xem xét kết quả kiểm định trung bình của các mẫu độc lập qua Bảng 4 để đánh giá sự khác biệt về thu nhập, chi tiêu, thu nhập bình quân và chi tiêu bình quân đầu người của hai nhóm đối tượng vay vốn và không vay vốn. Qua kết quả kiểm định ở Bảng 4 ta thấy, bác bỏ giả thiết H 0 về sự bằng nhau của hai phương sai cho các biến như thu nhập do có Sig. = 0,049 < 0,05 và sẽ sử dụng kết quả ở phần phương sai không bằng nhau cho kiểm định t. Còn đối với biến chi tiêu, thu nhập bình quân và chi tiêu bình quân, ta chấp nhận giả thiết H 0 là hai phương sai bằng nhau cho hai nhóm đối tượng vay vốn và không vay vốn, do có Sig. > 0,05 nên ta sử dụng kết quả ở phần phương sai bằng nhau. Theo như kết quả kiểm định t ở Bảng 4, các giá trị Sig. trong kiểm định đều nhỏ hơn 0,05; vì thê,́ ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa về thu nhập, thu nhập bình quân, chi tiêu và chi tiêu bình quân của hai đối tượng vay vốn và không vay vốn. Cụ thể, trong nghiên cứu này là các đối tượng hộ vay vốn có thu nhập, thu nhập bình quân, chi tiêu và chi tiêu bình quân đều cao hơn các hộ không vay vốn. Điều này cho thấy tác động tích cực của đồng vốn vay lên thu nhập và chi tiêu của các hộ. Nguồn vay Lượng vốn vay (ngàn đồng) Lãi (ngàn đồng) Tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất (%) Tỷ suất lợi nhuận (%) NHCSXH 11.146 4.777 94,35 42,86 NHNNo&PTNT 19.207 6.069 94,00 31,60 NHTMCP 28.533 5.133 91,20 17,99 Hội Phụ nữ 5.000 1.448 100,00 28,96 Trung bình 13.034 4.506 94,90 34,57 Kiểm định sự bằng nhau về phương sai Kiểm định về trị trung bình hai tổng thể Phương sai bằng nhau F Sig. t df Sig. (2-tailed) Trung bình TN 3,922 ,049 3,540 198 ,000 2.180,9637 TNBQ 2,186 ,141 2,849 198 ,002 384,5721 CT 3,408 ,066 3,784 198 ,005 1.874,2087 CTBQ ,733 ,393 2,102 198 ,008 147,2149 Phương sai không bằng nhau TN 3,405 32,098 ,000 2.180,9637 TNBQ 2,816 32,663 ,000 384,5721 CT 7,036 88,378 ,037 1.874,2087 CTBQ 2,553 38,931 ,015 147,2149 Bảng 3: Lãi và tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng theo nguồn Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra, 2012 Bảng 4: Bảng kết quả kiểm định T-Test Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra, 2012 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 Phát Triển Kinh Tế Địa Phương 90 3.2. Hiệu quả về mặt xã hội 3.2.1. Khả năng thoát nghèo Thu nhập của hộ được xem là tiêu chí quan trọng nhất để các cấp chính quyền dựa vào đây xem xét hộ nghèo và công khai bình chọn đưa vào danh sách để được hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền địa phương. Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành. Cụ thể, những hộ gia đình ở nông thôn có mức thu nhập bình quân dưới 400.000 đồng/người/ tháng (4.800.000 đồng/người/năm) được coi là hộ nghèo. Ở khu vực thành thị, hộ có mức thu nhập bình quân dưới 500.000 đồng/người/ tháng (dưới 6.000.000 đồng/người/ năm) coi là hộ nghèo. Như vậy để xem xét khả năng thoát nghèo của các nông hộ ta so sánh thu nhập bình quân đầu người của hộ với mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn, nếu các hộ có khả năng thoát nghèo thì mức thu nhập bình quân đầu người của hộ phải cao hơn mức chuẩn nghèo đã được quy định. Phân tích khả năng thoát a. nghèo với tình trạng vay vốn Để đánh giá mối liên hệ giữa tình trạng vay vốn đối với khả năng thoát nghèo ta thực hiện phương pháp kiểm định Chi bình phương. Qua kết quả kiểm định ở bảng 5 ta thấy, Sig.= 0,000 < α = 0,05 nên ta bác bỏ giả thiết H 0 bởi vì H 0 cho rằng không có mối liên hệ giữa tình trạng vay vốn và khả năng thoát nghèo. Vậy ta có thể khẳng định rằng có mối quan hệ hay có sự khác biệt giữa khả năng thoát nghèo với tình trạng vay vốn của các hộ trong số liệu nghiên cứu. b. Phân tích khả năng thoát nghèo theo nguồn vay vốn Từ phân tích trên ta thấy khả năng thoát nghèo của các hộ có vay vốn khá cao chiếm 63,2% trong số hộ có vay và chiếm 55% số mẫu nghiên cứu. Và làm rõ hơn khả năng thoát nghèo ta xem xét tình hình vay vốn phân theo nguồn vay. Để đánh giá mối liên hệ giữa nguồn vay có tác động lên khả năng thoát nghèo ta thực hiện Kiểm định Chi bình phương. Qua kết quả kiểm định ở Bảng 6 ta thấy, Sig.=0,592 > α = 0,05 nên ta chấp nhận giả thiết H 0 tức là chấp nhận giả thiết không có mối liên hệ hay tác động giữa nguồn vay đến khả năng thoát nghèo của các hộ. Qua các bảng phân tích trên, ta thấy dù các hộ vay vốn ở bất cứ nguồn nào trong cùng địa bàn nghiên cứu, thì lượng vốn vay cũng tác động đến khả năng thoát nghèo. Như vậy, việc vay vốn đã có tác động tích cực đến với đời sống, thu nhập của các hộ. Vốn vay đã nâng cao mức sống, cải thiện mức sinh hoạt của nông hộ nghèo làm tăng khả năng thoát nghèo. 3.2.2 Tác động của vốn sau khi vay Việc tiếp cận được các nguồn vốn vay sẽ giúp cho hộ nghèo giải quyết được việc thiếu vốn trong sản xuất hay tiêu dùng. Tuy nhiên, tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện của từng hộ mà nguồn vốn trên có tác động tích cực hay tiêu cực đến bản thân của hộ nghèo. Đa số hộ nghèo đều gặp khó khăn về nguồn vốn, do đó đồng vốn vay rất quan trọng, nó là chất xúc tác không thể thiếu được cho mọi hoạt động sản xuất của nông dân. Tuy nhiên, cũng cần có kế hoạch sử dụng vốn vay để có thể tăng tính hiệu quả của đồng vốn hợp lý. Qua kết quả phân tích ở Bảng 7 ta thấy 174 hộ vay đã đánh giá tác Giá trị df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Pearson Chi-Square 14,962(b) 1 ,000 Continuity Correction 13,360 1 ,000 Likelihood Ratio 15,118 1 ,000 Fisher’s Exact Test ,000 ,000 Linear-by-Linear Association 14,888 1 ,000 Tổng cộng 200 Giá trị df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 1,906(a) 3 ,592 Likelihood Ratio 1,976 3 ,577 Linear-by-Linear Association 1,406 1 ,236 Tổng cộng 174 Bảng 5: Kiểm tra Chi Bình phương về quan hệ giữa vay vốn và thoát nghèo Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra, 2012 Bảng 6: Kiểm tra Chi bình phương về quan hệ nguồn vay và thoát nghèo Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra, 2012 Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Phát Triển Kinh Tế Địa Phương 91 động của nguồn vốn vay trên cụ thể như sau: Hai hộ vay vốn đánh giá nguồn vốn vay không có tác động hay ảnh hưởng gì đến gia đình chiếm tỷ lệ 1,1% trong khi đó chiếm đa số có ý kiến cho rằng nguồn vốn vay tạo thêm việc làm cũng như góp phần làm tăng thêm thu nhập đáng kể cho gia đình chiếm tỷ lệ 85,1% với số hộ vay vốn là 148; còn lại là 18 hộ vay vốn cho rằng nguồn vốn vay có tác động tạo thêm việc làm nhưng thu nhập không đáng kể chiếm tỷ lệ 10,3% và 6% số hộ vay cho rằng nguồn vốn vay chỉ có tác dụng khắc phục những chi tiêu đột biến trong gia đình, có thể các hộ này sử dụng vốn vay vào các mục đích tiêu dùng trong gia đình, hoặc cho những trường hợp khẩn cấp như gia đình có người ốm đau, cưới hỏi, 3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo Ghi chú: *, **, *** là biểu diễn mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Qua kết quả phân tích ở Bảng 8 ta thấy mức ý nghĩa quan sát Sig. rất nhỏ (Sig.=0,000) cho thấy mức độ an toàn bác bỏ giả thuyết H 0 , có ý nghĩa là tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa hiệu quả sử dụng vốn vay (đo bằng thu nhập) với ít nhất một trong các biến độc lập, như vậy mô hình hồi qui tuyến tính được thiết lập phù hợp với dữ liệu. Hệ số tương quan bội (R) = 89%, nên sử dụng hệ số tương quan để đánh giá mô hình là phù hợp và không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình, như vậy R2 điều chỉnh=0,79 nghĩa là 79% sự thay đổi của hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ nghèo được giải thích bởi các biến độc lập được đưa vào mô hình và hệ số Durbin- Watson của mô hình là 1,72 chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Có 11 biến độc lập đưa vào mô hình hồi qui để phân tích nhưng kết quả phân tích chỉ có 8 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10% gồm các biến: lượng vốn vay, kỳ hạn, lãi suất, rủi ro, hướng dẫn sau khi vay, diện tích đất, tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất và số lao động. Từ kết quả phân tích ở Bảng 8, ta viết lại phương trình hồi quy với các biến có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo sử dụng vốn vay như sau: Y = -1.091,543 + 0,968370X 1 – 528,3701X 2 – 243,2561X 3 – 2.741,766X 4 + 2.101,821X 5 + 0,172540X 7 + 109,0671X 8 + 974,0755X 9 Ý nghĩa của phương trình hồi quy: - Lượng vốn vay (X 1 ): là nhân tố ảnh hưởng thuận đến hiệu quả. Về mặt thống kê, mối quan hệ số tiền vay và thu nhập của hộ nghèo Biến độc lập Ký hiệu Hệ số ước lượng Giá trị P Lượng vốn vay (X1) Lvvay 0,968370 0,0000*** Kỳ hạn (X2) Khan -528.3701 0,0323** Lãi suất (X3) Lsuat -243.2561 0,0630* Rủi ro (X4) Rro -2.741,766 0,0124** Hướng dẫn sau khi vay (X5) Hdan 2.101,821 0,0120** Học vấn (X6) Hvan 407,4386 0,4765 Diện tích (X7) Dtich 0,172540 0,0853* Tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất (X8) Ttvon 109,0671 0,0001*** Số lao động (X9) Ldong 974,0755 0,0722* Giới tính (X10) Gtinh 797,3169 0,3648 Tuổi (X11) Tuoi -65,15803 0,2888 C -1.091,543 0,6569 Số quan sát 200 Probability(LR stat) 0,000000 F R-squared 69,39 79% Nhận xét Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích luỹ (%) Không có tác động gì 2 1,1 1,1 Tạo thêm việc làm và thu nhập đáng kể 148 85,1 86,2 Tạo thêm việc làm nhưng thu nhập không đáng kể 18 10,3 96,6 Khắc phục chi tiêu đột biến 6 3,4 100,0 Tổng cộng 174 100,0 Bảng 7: Nhận xét về tác động của vốn vay đối với hộ nghèo Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra, 2012 Bảng 8: Kết quả hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2012 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 Phát Triển Kinh Tế Địa Phương 92 vay vốn có ý nghĩa 1%, lượng vốn vay của hộ nghèo có tương quan thuận với sự cải thiện thu nhập của hộ nghèo. Như đã phân tích, nguồn vốn cho vay hiện nay còn quá thấp so với nhu cầu vay, số vốn vay đến với hộ nghèo còn quá hạn hẹp, lại không đồng đều. Qua thực tế điều tra các hộ đã vay vốn, phần lớn các hộ vay cho rằng lượng vốn vay này còn quá ít ỏi. Còn những hộ không được vay hay không muốn vay lại là do gặp khó khăn phiền toái trong khâu thủ tục xin vay, khâu thẩm định hay xét duyệt cho vay v.v. Điều này cũng khẳng định rằng, đồng vốn đến được với người dân đã là một hiệu quả và lượng vốn vay được càng lớn thì phần lời thu được của người dân càng tăng. - Kỳ hạn (X 2 ): là nhân tố có tác động tích cực đến thu nhập của nông hộ nghèo vay vốn. Về mặt thống kê, mối quan hệ giữa kỳ hạn vay và thu nhập của nông hộ nghèo có ý nghĩa 10% cho thấy nhân tố kỳ hạn tác động nghịch đến hiệu quả sử dụng vốn bởi vì thời hạn vay dài, số lãi vay phải trả càng nhiều hơn song đầu tư vốn không hiệu quả thì rõ ràng tiền lãi thu được sẽ không đủ để bù đắp lãi vay và các chi phí khác. - Lãi suất (X 3 ): Nhân tố lãi suất có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy với mức ý nghĩa 10% và có tương quan nghịch với thu nhập của nông hộ nghèo. Kết quả nghiên cứu này hợp lý bởi thông thường lãi suất cho vay thấp thì chi phí hàng tháng thấp đồng nghĩa với thu nhập tăng. - Rủi ro (X 4 ): Nhân tố rủi ro trong quá trình sử dụng vốn vay cũng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, nhưng lại là nhân tố tác động nghịch. Có nghĩa là nếu hộ gặp rủi ro trong quá trình sử dụng vốn vay thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm. Điều này cũng dễ hiểu khi sử dụng vốn vay cho mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt hay chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nếu hộ gặp phải những rủi ro dịch bệnh, lũ lụt, thiên tai, ... thì có thể coi như mất trắng từ đó dễ đưa người nông dân không có tiền để trả nợ dẫn đến nợ nần khó thoát ra được. - Hướng dẫn sau khi vay (X 5 ): Kết quả phân tích với mức ý nghĩa 5% trong mô hình hồi quy cho thấy các hộ có được sự hướng dẫn, hỗ trợ của các tổ chức sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn vay. Việc tiếp nhận và vận dụng thông tin kỹ thuật và khuyến nông còn rất hạn chế vì thế công tác triển khai tích cực của các tổ chức khuyến nông nhằm hỗ trợ nhà nông về kỹ thuật sản xuất, tìm thị trường từ đó sẽ nâng cao thu nhập và thoát nghèo. - Diện tích (X 7 ): diện tích đất trong kết quả phân tích ở mức ý nghĩa 10% cho thấy ảnh hưởng thuận đến tiền lời từ vốn vay. Điều này có nghĩa là diện tích đất càng nhiều thì hiệu quả sử dụng vốn vay càng cao. Bởi vì, nông hộ nghèo chủ yếu tạo ra thu nhập trên chính diện tích đất của hộ ví dụ như trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, ... - Tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất (X 8 ): Trong mô hình phân tích hồi quy tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Biến thể hiện tỷ lệ % số vốn vay mà hộ sử dụng cho mục đích chính là sản xuất nhằm tạo ra thu nhập cho gia đình, đơn vị tính %. Nếu tỉ lệ đầu tư cho mục đích sản xuất tăng lên 1% lần thì thu nhập từ vốn vay tăng lên 109,0671 ngàn đồng. Điều này có ý nghĩa là nếu hộ sử dụng đúng mục đích vay vốn tức là chủ yếu vốn vay để dùng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thì hiệu quả đạt được sẽ rất lớn. Do đó việc sử dụng vốn vay đúng mục đích có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của vốn vay. Khi đồng vốn được sử dụng đúng mục đích như kế hoạch kinh doanh sản xuất thì sẽ mang lại kết quả tốt hơn các hộ thay đổi ý định hay đem vốn vay chi tiêu cho các mục đích khác, trong đó có các mục đích không sinh lợi chẳng hạn như chi tiêu dùng, - Số lao động (X 9 ): số lượng lao động trong kết quả phân tích ở mức ý nghĩa 10% cho thấy số lao động có ảnh hưởng thuận đến tiền lời từ vốn vay. Số người lao động trong gia đình càng cao thì thu nhập từ vốn vay giảm. Nếu số lượng lao động tăng lên 1 người thì thu nhập từ vốn vay tăng 974,0755 ngàn đồng. Điều này có ý nghĩa là số lao động càng nhiều thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Thực tế số lao động này không phản ánh chính xác số lao động thực tế tham gia sản xuất vì bên cạnh số lao động trong gia đình thì những lúc vào vụ có thêm một lượng lớn lao động thuê ngoài. Vì vậy, sự biến động của số lao động với hiệu quả sử dụng vốn là chưa thật sự chính xác. Tóm lại, đối với mô hình hồi quy trên thì nhân tố độc lập giải thích khá tốt sự biến động của nhân tố phụ thuộc, tổng tiền lời từ đồng vốn vay (R2=79%) và sự tương quan giữa chúng cũng khá chặt chẽ (R=0,89). Những nhân tố còn lại mà mô hình không thể đo lường như: trình độ học vấn, giới tính, tuổi, .... Tổng hợp sự ảnh hưởng của chúng là đồng biến đối với hiệu quả sử dụng vốn vay (chỉ xét chung trong mô hình chứ không Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Phát Triển Kinh Tế Địa Phương 93 xét ở mức ý nghĩa). 4. một số giải pháp Trước hết, muốn sử dụng vốn vay tốt và có hiệu quả các hộ nghèo phải sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hồ sơ vay vốn tuyệt đối không dùng số tiền vay được để trả nợ hay đem tiêu dùng vì như vậy đến kỳ hạn trả nợ hộ nghèo không trả được nợ và ngân hàng sẽ không cho vay tiếp. Thứ hai, các cán bộ ngân hàng cần tư vấn hỗ trợ và giám sát việc sử dụng vốn của hộ nghèo để kịp thời phát hiện những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ sau này. Theo thống kê từ kết quả điều tra thì nhu cầu tư vấn của hộ nghèo là rất lớn trong khi việc tư vấn của cán bộ ngân hàng còn ít điều này một phần do bộ phận cán bộ ngân hàng còn ít nên chỉ có thể đáp ứng một số ít nhu cầu tư vấn của hộ nghèo. Nếu được tư vấn tốt các hộ nghèo có thể tăng thu nhập và cải thiện đời sống của gia đình. Thứ ba, chính quyền địa phương cần giúp đỡ hộ nghèo trong việc tư vấn hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, cũng như có các chương trình nhằm giúp hộ nghèo có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng nhau làm ăn có hiệu quả, những mô hình làm ăn có hiệu quả sẽ được cán bộ tuyên truyền để các hộ còn lại có thể học hỏi kinh nghiệm tìm được một mô hình làm ăn có hiệu quả giúp hộ nghèo có thể thoát nghèo. Đối với những hộ làm ăn có hiệu quả cần chia sẽ kinh nghiệm cho các thành viên còn lại để có thể tăng thu nhập và cải thiện mức sống. Thứ tư, cần chú trọng nâng cao các công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, giao thông bởi vì đa số hộ dân trong tỉnh hầu hết là những hộ sản xuất nông nghiệp vì thế tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp các hộ nghèo trong sản xuất cũng như lưu thông hàng dễ dàng hơn. 5. Kết luận Trong những năm qua, công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nước ta nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước liên tục giảm qua các năm, nhiều việc làm được tạo ra, thất nghiệp giảm, đời sống kinh tế của người dân ngày một nâng cao. Để có được những kết quả trên là Đảng và Nhà nước đã tập trung mọi nguồn lực để nhằm mục tiêu giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân, trong đó các chương trình tín dụng chính sách có vai trò lớn trong việc chuyển tải và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các đối tượng thụ hưởng. Nghiên cứu nầy đã được sử dụng số liệu sơ cấp từ phỏng vấn trực tiếp tại 4 huyện thị trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng bằng bảng câu hỏi được thiết kế nhằm thu thập các thông tin chung về nông hộ đặc PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 Phát Triển Kinh Tế Địa Phương 94 biệt là vấn đề vay vốn của nông hộ nghèo thông qua tổ chức tín dụng có trên địa bàn. Về hiệu quả kinh tế của vốn vay, với lãi đạt được là 4.506 ngàn đồng thì tỷ suất lãi/vốn vay là 34,57% và lãi/vốn sử dụng là 32,45%. Trong đó, các hộ vay vốn từ NHCSXH có tỷ suất lợi nhuận cao nhất với 42,86%. Về hiệu quả xã hội của vốn vay thì các hộ có vay vốn có khả năng thoát nghèo cao hơn các hộ không vay. Kết quả kiểm định Chi bình phương khẳng định rằng có mối liên hệ giữa vay vốn và khả năng thoát nghèo của các hộ trong tổng thể nghiên cứu với Sig.=0,000. Trong đề tài còn phân tích mô hình hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay, với kết quả R2=79%, và Prob>F là 0,0000. Trong kết quả mô hình, các biến lượng vốn vay, kỳ hạn, lãi suất, rủi ro, hướng dẫn sau khi vay, diện tích đất, tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất, số lao động đều có ý nghĩa thống kê. Kết quả phân tích cho thấy các chương trình tín dụng nông thôn đã tác động tích cực trong việc cải thiện đời sống nông dân, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với tín dụng, phát huy vai trò của nông hộ trong sự phát triển cộng đồng người nghèo, khuyến khích lòng tự tin của nông hộ về khả năng sử dụng vốn vay trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao trình độ, kiến thức trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tín dụng nông thôn giúp người dân nâng cao được thu nhập cải thiện được khả năng thoát nghèo. Từ đó, phát huy vai trò của nông hộ ở vùng nông thôn sâu, nghèo khổ. Phần lớn nông hộ nghèo đều thấy tác động tích cực của tín dụng nông thôn như phát triển kỹ thuật trong sản xuất, biết cách sản xuất hợp lý hơn, tích luỹ được đồng vốn, nâng cao trình độ dân trí, tăng cường tính tương trợ trong cộng đồng, đây cũng là một trong các yếu tố phát triển cộng đồngl TÀI LIỆU THAM KHẢO Âu Vi Đức (2008), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ nghèo tại tỉnh Hậu Giang, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Cần Thơ. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức. Lê Khương Ninh (2010), Giáo trình tài chính vi mô, Trường Đại học Cần Thơ. Lê Thị Thúy An (2010), Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình kinh tế lượng, NXB Văn hóa thông tin. Nguyễn Quốc Nghi &̀ Bùi Văn Trịnh (2011), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học, số 18a, trang 240 – 250. Nguyễn Thanh Triều (2009), Thực Trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo và một số đối tượng chính sách khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Văn Ngân (2003), Ảnh hưởng của tổng tài sản nông hộ đến khả năng tiếp cận vốn tại Châu Thành, Cần Thơ, Đề tài nghiên cứu cấp trường, Đại học Cần Thơ. Trần Thị Cẩm Hồng (2011), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại TP. Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ. Võ Thị Thanh Lộc (2010), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu, NXB Đại học Cần Thơ.
File đính kèm:
- phan_tich_cac_yeu_to_anh_huong_den_hieu_qua_su_dung_von_vay.pdf