Phân tích hàm lượng tổng số của canxi, sắt và kẽm trong đài hoa bụp giấm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

TÓM TẮT

Hoa Bụp giấm đang được quan tâm và sử dụng phổ biến như loại thảo dược và sản xuất nước giải

khát gần đây. Việc xác định hàm lượng của một số nguyên tố vi lượng và đa lượng như Ca, Fe, Zn

có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dinh dưỡng của hoa Bụp Giấm. Hàm lượng

các nguyên tố Ca, Fe và Zn trong 30 mẫu hoa Bụp Giấm đã được phân tích bằng phương pháp

quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS). Kết quả phân tích theo phương pháp thêm chuẩn

cho thấy hiệu suất thu hồi của Ca, Fe, Zn xác định bằng phương pháp F-AAS nằm trong khoảng

90,62% đến 106,24%. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy hàm lượng của Ca, Fe, Zn trong các

mẫu đài hoa Bụp Giấm sấy khô lần lượt là: 100,30 mg/kg  250,15 mg/kg; 1,78  4,59 mg/kg và

1,60  3,78 mg/kg. Hàm lượng các nguyên tố Fe và Zn trong các mẫu hoa Bụp Giấm thu thập tại

địa điểm nghiên cứu đạt tiêu chuẩn an toàn về hàm lượng cho phép của các nguyên tố đó theo tiêu

chuẩn WHO

pdf 7 trang yennguyen 3740
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích hàm lượng tổng số của canxi, sắt và kẽm trong đài hoa bụp giấm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích hàm lượng tổng số của canxi, sắt và kẽm trong đài hoa bụp giấm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

Phân tích hàm lượng tổng số của canxi, sắt và kẽm trong đài hoa bụp giấm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 225(06): 81 - 87 
 Email: jst@tnu.edu.vn 81 
PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG TỔNG SỐ CỦA CANXI, SẮT VÀ KẼM TRONG ĐÀI 
HOA BỤP GIẤM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ 
Nguyễn Thị Hạnh1, Vương Trường Xuân2* 
1Trung tâm y tế dự phòng – Sở Y tế Thái Nguyên, 
2Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Hoa Bụp giấm đang được quan tâm và sử dụng phổ biến như loại thảo dược và sản xuất nước giải 
khát gần đây. Việc xác định hàm lượng của một số nguyên tố vi lượng và đa lượng như Ca, Fe, Zn 
có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dinh dưỡng của hoa Bụp Giấm. Hàm lượng 
các nguyên tố Ca, Fe và Zn trong 30 mẫu hoa Bụp Giấm đã được phân tích bằng phương pháp 
quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS). Kết quả phân tích theo phương pháp thêm chuẩn 
cho thấy hiệu suất thu hồi của Ca, Fe, Zn xác định bằng phương pháp F-AAS nằm trong khoảng 
90,62% đến 106,24%. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy hàm lượng của Ca, Fe, Zn trong các 
mẫu đài hoa Bụp Giấm sấy khô lần lượt là: 100,30 mg/kg  250,15 mg/kg; 1,78  4,59 mg/kg và 
1,60  3,78 mg/kg. Hàm lượng các nguyên tố Fe và Zn trong các mẫu hoa Bụp Giấm thu thập tại 
địa điểm nghiên cứu đạt tiêu chuẩn an toàn về hàm lượng cho phép của các nguyên tố đó theo tiêu 
chuẩn WHO. 
Từ khóa: Hoa bụp giấm; phương pháp F-AAS; hàm lượng canxi; hàm lượng sắt; hàm lượng kẽm. 
Ngày nhận bài: 28/10/2019; Ngày hoàn thiện: 28/4/2020; Ngày đăng: 11/5/2020 
DETERMINING TOTAL CONTENT OF Ca, Fe AND Zn IN HIBISCUS 
SABDARIFFA CALYXES BY USING ATOMIC ABSORBTION 
SPECTROSCOPY METHOD 
Nguyen Thi Hanh1, Vuong Truong Xuan2* 
1Preventive medicine center - Thai Nguyen Department of Health Service, 
2TNU - University of Sciences 
ABSTRACT 
Hibiscus sabdariffa flower has been gained interest and widely used as an herb and in producing 
beverage recently. Determining the content of some trace elements and macronutrients such as Ca, 
Fe, Zn is important in assessing the nutritional quality of Hibiscus sabdariffa flowers. The content 
of Ca, Fe and Zn elements in 30 calyxes of Hibiscus flower samples were analyzed by using flame 
atomic absorption spectrophotometric method (F-AAS). The results of the analysis by the standard 
addition method showed that the recovery efficiency of Ca, Fe, and Zn determined by the method 
F-AAS ranged from 90.62% to 106.24%. Research results showed that the contents of Ca, Fe and 
Zn in dried Hibiscus sabdariffa calyx samples were 100.30 mg/kg  250.15 mg/kg; 1.78  4.59 
mg/kg và 1.60  3.78 mg/kg, respectively. The content of, Fe and Zn elements in the calyxes of 
Hibiscus sabdariffa flower samples collected at the studying sites meets the safety standards of the 
allowed content of those elements according to WHO standards. 
Keywords: Hibiscus sabdariffa L. flower; F-AAS method; canxium content; iron content; zinc 
content 
Received: 28/10/2019; Revised: 28/4/2020; Published: 11/5/2020 
* Corresponding author. Email: xuanvt@tnus.edu.vn
Nguyễn Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): 81 - 87 
 Email: jst@tnu.edu.vn 82 
1. Mở đầu 
Cây hoa Bụp giấm có tên khoa học là 
Hibiscus sabdariffa L. Nhiều sản phẩm như 
trà, mứt, rượu, nước cốt hoa quả đã được điều 
chế từ hoa Bụp giấm. Hoa Bụp giấm vừa là thực 
phẩm vừa có nhiều tác dụng dược lí được công 
nhận, vì vậy; chúng ngày càng được ưa chuộng 
và trở nên gần gũi hơn trong đời sống. 
Hoa Bụp giấm là một loại dược liệu rất có lợi 
cho sức khỏe. Tính theo hàm lượng chất khô, 
đài hoa Bụp giấm chứa khoảng 1,5% 
anthocyanin, axit hữu cơ khoảng 1530%, 
các vitamin A, B1, B2, C, E, F và nhiều loại 
khoáng chất như sắt, đồng, canxi, magie, kẽm 
[1]. Ngoài ra, Bụp giấm còn có tác dụng 
phòng trị nhiều bệnh: tim mạch, cao huyết áp, 
tiểu đường, suy thận, suy tim, hạn chế 
cholesterol trong máu, ngăn ngừa một số bệnh 
ung thư, hạn chế béo phì, chống lão hóa, 
Khả năng kháng khuẩn và chống ôxi hóa của 
các dịch chiết và các hợp chất phenol trong 
hoa Bụp Giấm đã được nghiên cứu [2], [3]. 
Thành phần của các nguyên tố đa lượng và vi 
lượng của cây hoa Bụp Giấm đã được nhiều 
nhà khoa học ở nhiều nơi trên thế giới phân 
tích [4]–[6]. Hàm lượng của các kim loại 
trong các mẫu hoa Bụp Giấm được nghiên 
cứu ở các vị trí địa lý khác nhau và môi 
trường khác nhau là rất khác nhau. Canxi, sắt 
và kẽm là những nguyên tố đa lượng và vi 
lượng cần thiết cho sức khỏe con người 
thường có trong hoa Bụp Giấm. Hiện nay 
chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích 
về hàm lượng canxi, sắt và kẽm trong đài hoa 
Bụp Giấm ở Việt Nam. 
Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử 
(AAS) nói chung và phương pháp quang phổ 
hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS) nói 
riêng là một trong những phương pháp phân 
tích tin cậy và hiệu quả, được nhiều công 
trình nghiên cứu sử dụng để phân tích hàm 
lượng các kim loại trong các loại trà và cây 
thảo dược [7]-[10]. 
Bài báo này trình bày kết quả phân tích xác 
định, đánh giá hàm lượng tổng số của các 
nguyên tố đa lượng và vi lượng quan trọng 
như canxi, sắt và kẽm trong đài hoa Bụp 
Giấm bằng phương pháp F-AAS. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Thiết bị 
Thiết bị phá mẫu Velp – DK6 (Italia). Phân 
tích hàm lượng tổng số của canxi, sắt và kẽm 
trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử 
Shimadzu AA – 6300 (Nhật Bản) của trung 
tâm y tế dự phòng, tỉnh Thái Nguyên. 
2.2. Hóa chất 
Các dung dịch chuẩn của canxi, sắt và kẽm 
được pha từ dung dịch chuẩn có nồng độ 
1000 mg/L (Mecrk). Dung dịch H2SO4, 
HNO3, HClO4 muối LaCl3 (Merck). Các dung 
dịch hóa chất đều được pha chế bằng nước cất 
2 lần. 
2.3. Mẫu phân tích 
Mẫu hoa Bụp giấm sau khi lấy ở xã Tiên Hội, 
huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên được đưa về 
phòng thí nghiệm, các mẫu được tách lấy 
phần đài hoa, rửa sạch và sấy khô bằng tủ sấy 
đến khối lượng không đổi sau đó được bảo 
quản bằng túi nilon kín. Các mẫu được lấy 
trong 3 đợt vào 3 tháng khác nhau là tháng 10 
(giữa mùa hoa), 11 và 12 (cuối mùa hoa). Mỗi 
đợt lấy 10 mẫu đại diện để phân tích. Các mẫu 
được kí hiệu như sau: M1-M10: 10 mẫu lấy vào 
tháng 10, M11-M20: 10 mẫu lấy vào tháng 11 
và M21-M30: 10 mẫu lấy vào tháng 12. 
2.4. Phương pháp phân tích 
Xử lý mẫu phân tích bằng phương pháp vô cơ 
hóa ướt với hỗn hợp axit HNO3, HClO4 theo 
quy trình chuẩn tiêu chuẩn AOAC 975.03 
[11]. Lấy một lượng mẫu đài hoa khô nghiền 
nhỏ. Cân chính xác 1,0000g mẫu, cho vào 
bình đốt của bộ phá mẫu. Thêm 10 mL HNO3 
đặc, đun mẫu ở 300 oC trong 45 phút cho đến 
khi có màu tối đục, cho thêm tiếp 3 mL dung 
dịch HClO4 đặc đun tiếp cho đến khi dung 
dịch trong suốt, cô đuổi axit dư thu được 
muối ẩm, định mức vào bình định mức 25 mL 
bằng dung dịch HNO3 2% ta được dung dịch 
cần phân tích. 
Nguyễn Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): 81 - 87 
 Email: jst@tnu.edu.vn 83 
2.5. Đánh giá quy trình phân tích 
Các mẫu thêm chuẩn của canxi, sắt và kẽm đã 
được thêm vào để đánh giá hiệu suất thu hồi 
phân tích canxi, sắt và kẽm của quy trình 
phân tích. Kết quả % thu hồi đều nằm trong 
khoảng 90,62% 106,24%, tức là đều nằm 
trong khoảng cho phép của phương pháp phân 
tích là 80% 120%. Các thông số phân tích 
của máy đo AAS – Shimazu 6300 chế độ 
ngọn lửa được thể hiện ở bảng 1. Các giá trị 
giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định 
lượng (LOQ) của phép đo, độ thu hồi và độ 
lệch chuẩn tương đối (RSD) được xác định 
theo các công thức sau: 
Công thức tính LOD và LOQ theo đường 
chuẩn [12] 
 và 
Trong đó: Sa là độ lệch chuẩn của hàm tương 
ứng y = b*x + a 
b là độ dốc của đường chuẩn y = b*x + a 
Công thức tính độ thu hồi: 
Trong đó: F là nồng độ tổng của mẫu đã thêm 
chuẩn; I là nồng độ của mẫu nền; 
(F – I) là nồng độ thêm tính được; A là nồng 
độ chuẩn thêm vào tính toán trên lý thuyết. 
Công thức tính độ lệch chuẩn tương đối 
(RSD): 
Trong đó: SD là độ lệch chuẩn và Xtb là giá trị 
trung bình của n lần đo lặp lại 
Bảng 1. Các điều kiện đo phổ F-AAS của Ca, Fe và Zn 
Các thông số Ca Fe Zn 
Vạch phổ hấp thụ (nm) 422,7 248,3 213,8 
Khe đo (nm) 0,7 0,2 0,7 
Cường độ dòng đèn (mA) 10 10 8 
Khí môi trường KK / C2H2 KK / C2H2 KK / C2H2 
Chiều cao ngọn lửa (mm) 7 9 7 
Thời gian đo (s) 5 5 5 
Số lần lặp lại 3 3 3 
(KK: không khí) 
Các thông số để đánh giá quy trình phân tích bao gồm LOD, LOQ, khoảng tuyến tính của canxi, 
sắt và kẽm được thể hiện ở bảng 2. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Xây dựng đường chuẩn, khảo sát giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) 
Các đường chuẩn xác định hàm lượng canxi, sắt và kẽm được thể hiện trên hình 1. Các giá trị 
LOD và LOQ được tính dựa vào đường chuẩn xác định canxi, sắt và kẽm. Phương trình đường 
chuẩn đối với từng nguyên tố và kết quả tính các giá trị LOD và LOQ được thể hiện ở bảng 2. Từ 
bảng 2 ta thấy, các đường chuẩn đều có giá trị R2 ≈ 1 và đều lớn hơn giá trị cho phép là 0,995. 
Chứng tỏ các đường chuẩn thu được có độ tuyến tính rất tốt. Cũng từ bảng 2 cho thấy giới hạn 
định lượng của phép đo F-AAS định lượng hàm lượng canxi, sắt và kẽm đã được xác định lần 
lượt là 0,0223 ppmvà 0,0737 ppm; 0,0014 ppm và 0,0046 ppm; 0,0079 ppm và 0,0264 ppm. 
Bảng 2. Các thông số LOD, LOQ, khoảng tuyến tính và phương trình đường chuẩn khi phân tích canxi, sắt 
và kẽm bằng phương pháp F-AAS 
Các thông số Ca Fe Zn 
LOD (ppm) 0,097 0,149 0,068 
LOQ (ppm) 0,323 0,498 0,227 
Đường chuẩn Y= 0,4071.X+0,0704 Y= 0,0663.X+0,0045 Y= 0,394.X+0,019 
R2 0,999 0,998 0,997 
Khoảng tuyến tính b-5 ppm b-6 ppm b-2 ppm 
b: mẫu trắng 
Nguyễn Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): 81 - 87 
 Email: jst@tnu.edu.vn 84 
Hình 1. Đường chuẩn xác định Ca, Fe và Zn bằng 
phương pháp F-AAS 
3.2. Độ lặp lại và độ đúng của phép đo 
Độ lặp lại của phép đo được đánh giá thông 
qua giá trị độ lệch chuẩn tương đối (RSD). 
Chọn một mẫu hoa Bụp Giấm rồi thêm lần lượt 
hàm lượng chính xác đã biết các nguyên tố 
canxi, sắt và kẽm vào và tiến hành phân tích lặp 
lại 4 lần. Các giá trị độ thu hồi và độ lệch chuẩn 
tương đối được trình bày ở bảng 3. 
Như vậy, khi phân tích hàm lượng canxi, sắt 
và kẽm trong các mẫu đài hoa Bụp Giấm và 
các mẫu thêm chuẩn, kết quả cho thấy độ lặp 
lại tương đối tốt RSD nằm trong khoảng từ 
0,13% đến 0,31% đối với canxi, RSD nằm 
trong khoảng từ 2,76% đến 7,74% đối với sắt, 
RSD nằm trong khoảng từ 0,31% đến 0,72% 
đối với kẽm. Như vậy, phương pháp F-AAS 
đạt được độ lặp lại tốt khi xác định canxi, sắt 
và kẽm trong các mẫu đài hoa Bụp Giấm. 
Độ đúng của phương pháp phân tích canxi, 
sắt và kẽm bất kỳ được xác định thông qua độ 
thu hồi (Recovery). Kết quả phương pháp xác 
định hàm lượng canxi, sắt và kẽm có độ thu 
hồi dao động từ 90,62%  106,24% nằm 
trong giới hạn cho phép là từ 90%  110% 
đối với hàm lượng cỡ ppm. Như vậy, phương 
pháp F-AAS có thể sử dụng để xác định 
canxi, sắt và kẽm trong các mẫu đài hoa Bụp 
Giấm cho kết quả tốt. 
Bảng 3. Kết quả phân tích độ lặp lại và độ thu hồi Ca, Fe và Zn bằng phương pháp thêm chuẩn 
Mẫu phân 
tích 
Hàm lượng canxi (ppm) Độ thu hồi 
(%) 
RSD (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Trung bình 
Mẫu 0,8532 0,8542 0,8557 0,8564 0,8549 0,169 
Mẫu + 0,5 1,3874 1,3842 1,3896 1,3834 1,3861 106,24 0,208 
Mẫu + 2,0 2,7943 2,8041 2,8071 2,7882 2,7985 97,18 0,313 
Mẫu + 4,0 4,6957 4,7033 4,7200 4,7050 4,7060 96,30 0,216 
Hàm lượng sắt (ppm) 
Mẫu 0,4854 0,4881 0,4105 0,4798 0,4660 7,74 
Mẫu + 0,2 0,6674 0,6379 0,6714 0,6765 0,6633 98,65 2,56 
Mẫu + 3,0 0,8710 0,9126 0,9639 0,9264 0,9181 90,62 4,14 
Mẫu + 5,0 5,3731 5,4133 5,4452 5,4660 5,4244 95,84 2,76 
Hàm lượng kẽm (ppm) 
Mẫu 0,5199 0,5224 0,5259 0,5242 0,5231 0,49 
Mẫu+ 0,2 0,7358 0,7371 0,7368 0,7386 0,7376 105,20 0,31 
Mẫu + 0,5 1,0163 1,0075 1,0234 1,0226 1,0176 98,90 0,72 
Mẫu + 1,0 1,4346 1,4321 1,4334 1,4231 1,4308 90,77 0,37 
0 1 2 3 4 5 6 7
0.00
0.11
0.22
0.33
0.44
0.00
0.66
1.32
1.98
0.00
0.25
0.50
0.75
Nång ®é (ppm)
Fe
Intercept 0.0045
Slope 0.0663
Pearson's r 0.9992
Adj. R-Square 0.9983
§
é
 h
Ê
p
 t
h
ô
 (
A
b
s
)
Ca
Intercept 0.0704
Slope 0.4071
Pearson's r 0.999
Adj. R-Square 0.999
Zn
Intercept 0.019
Slope 0.394
Pearson's r 0.998
Adj. R-Square 0.997
Nguyễn Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): 81 - 87 
 Email: jst@tnu.edu.vn 85 
Bảng 4. Hàm lượng trung bình (TB) các nguyên tố Ca, Fe và Zn trong đài hoa Bụp Giấm 
Mẫu Zn (TB ± SD) Fe (TB ± SD) Ca (TB ± SD) 
BG1 3,57 ± 0,08 4,33 ± 0,02 245,80 ± 0,46 
BG2 3,62 ± 0,07 4,06 ± 0,25 240,15 ± 0,18 
BG3 3,38 ± 0,07 4,13 ± 0,07 250,15 ± 0,16 
BG4 3,60 ± 0,08 4,53 ± 0,08 234,35 ± 0,42 
BG5 3,25 ± 0,11 3,80 ± 0,04 203,25 ± 0,36 
BG6 3,63 ± 0,12 4,25 ± 0,13 221,15 ± 0,32 
BG7 3,08 ± 0,09 3,79 ± 0,09 206,25 ± 0,64 
BG8 3,78 ± 0,04 4,46 ± 0,10 233,65 ± 0,58 
BG9 3,59 ± 0,11 4,59 ± 0,04 244,65 ± 0,50 
BG10 3,63 ± 0,08 4,36 ± 0,11 244,85 ± 0,32 
Trung bình 10 mẫu tháng 10 3,51 ± 0,21 4,23 ± 0,28 232,43 ± 16,75 
BG11 2,44 ± 0,12 3,60 ± 0,21 165,25 ± 0,36 
BG12 3,20 ± 0,13 3,65 ± 0,25 206,00 ± 0,54 
BG13 2,46 ± 0,09 3,01 ± 0,26 184,65 ± 0,52 
BG14 2,72 ± 0,16 3,20 ± 0,12 179,50 ± 0,64 
BG15 2,18 ± 0,17 3,23 ± 0,13 153,00 ± 0,48 
BG16 2,84 ± 0,14 3,83 ± 0,14 192,60 ± 0,34 
BG17 2,99 ± 0,12 3,53 ± 0,09 199,25 ± 0,34 
BG18 2,40 ± 0,09 3,12 ± 0,07 150,60 ± 0,30 
BG19 2,41 ± 0,05 2,82 ± 0,21 143,95 ± 0,48 
BG20 3,02 ± 0,08 3,68 ± 0,08 182,80 ± 0,52 
Trung bình 10 mẫu tháng 11 2,67 ± 0,33 3,37 ± 0,33 175,76 ± 21,51 
BG21 1,65 ± 0,21 2,03 ± 0,14 106,60 ± 0,26 
BG22 1,80 ± 0,16 2,06 ± 0,13 115,55 ± 0,36 
BG23 1,61 ± 0,16 2,25 ± 0,06 110,65 ± 0,32 
BG24 1,80 ± 0,13 2,44 ± 0,19 125,50 ± 0,22 
BG25 1,86 ± 0,15 2,59 ± 0,13 125,00 ± 0,48 
BG26 1,79 ± 0,09 2,19 ± 0,06 115,80 ± 0,36 
BG27 1,79 ± 0,11 2,28 ± 0,09 106,00 ± 0,52 
BG28 1,74 ± 0,21 1,92 ± 0,06 105,25 ± 0,88 
BG29 1,60 ± 0,23 1,85 ± 0,07 100,30 ± 1,44 
BG30 1,81 ± 0,08 1,78 ± 0,05 101,00 ± 1,26 
Trung bình 10 mẫu tháng 12 1,74 ± 0,09 2,14 ± 0,26 111,17 ± 9,08 
Đơn vị: mg/Kg khô; số lần đo lặp lại n = 3; SD: độ lệch chuẩn 
3.3. Hàm lượng các nguyên tố Ca, Fe và Zn 
trong các mẫu đài hoa Bụp giấm 
Hàm lượng của 3 kim loại canxi, sắt và kẽm 
trong 30 mẫu đài hoa Bụp giấm được biểu 
diễn trong bảng 3. Trong đó hàm lượng canxi, 
sắt và kẽm lần lượt nằm trong khoảng 100,30 
mg/kg  250,15 mg/kg; 1,78  4,59 mg/kg và 
1,60  3,78 mg/kg. Hàm lượng trung bình của 
canxi, sắt và kẽm giảm theo thứ tự là Ca > Fe 
> Zn. Kết quả này cũng phù hợp với nhiều kết 
quả phân tích hàm lượng các nguyên tố trên 
trong các đài hoa Bụp giấm. Tác giả R. van 
der Merwe và các cộng sự đã báo cáo kết quả 
phân tích hàm lượng các nguyên tố Ca, Fe và 
Zn trong đài hoa Bụp giấm trồng tại 
Zimbabwe lần lượt là: 211,5 ± 5,6 mg/kg, 
4,71 ± 4,90 mg/kg và 0,27 ± 0,14 mg/kg [13]. 
Như vậy, hàm lượng canxi, sắt và kẽm cũng 
giảm theo thứ tự Ca > Fe > Zn. Ngoài ra, tác 
giả Amoasah và các cộng sự cũng công bố kết 
quả phân tích hàm lượng canxi, sắt và kẽm 
trong các mẫu đài hoa Bụp giấm trồng tại 
Ghana cũng cho hàm lượng canxi, sắt và kẽm 
giảm theo thứ tự Ca> Fe> Zn trong đó hàm 
lượng sắt và kẽm lần lượt nằm trong khoảng: 
4,77  9,42 và 1,93  2,34 mg/kg [14]. Như 
vậy, hàm lượng sắt và kẽm của nghiên cứu 
này nằm trong khoảng hàm lượng sắt và kẽm 
Nguyễn Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): 81 - 87 
 Email: jst@tnu.edu.vn 86 
của tác giả Amoasah và các cộng sự đã công 
bố. Đồng thời, hàm lượng canxi và sắt của 
nghiên cứu này nằm trong khoảng hàm lượng 
của canxi và sắt do tác giả R. van der Merwe 
và các cộng sự đã báo cáo. Sự khác nhau một 
chút về hàm lượng trung bình của canxi, sắt 
và kẽm của các nghiên cứu ở Ghana, 
Zimbabwe với kết quả của nghiên cứu này 
được giải thích là do sự khác nhau về các điều 
kiện thổ nhưỡng, khí hậu. Hiện nay WHO 
chưa đưa ra giới hạn cho phép đối với canxi 
trong cây thảo dược. Giới hạn cho phép đối với 
hàm lượng của sắt và kẽm trong cây thảo dược 
lần lượt là 425 mg/kg và 50 mg/kg [15], [16]. 
Như vậy, hàm lượng trung bình của sắt và kẽm 
trong các mẫu đài hoa Bụp giấm được phân 
tích trong nghiên cứu này đều nhỏ hơn giới 
hạn cho phép của WHO. 
T10 T11 T12
0
1
2
3
4
5
H
µ
m
 l
-
î
n
g
 (
m
g
/K
g
)
 Zn
T10 T11 T12
0
1
2
3
4
5
Thêi gian lÊy mÉu
 Fe
T10 T11 T12
0
50
100
150
200
250
 Ca
Hình 2. Hàm lượng Ca, Fe, Zn trung bình trong 
các mẫu phân tích lấy vào tháng 10, 11 và 12 
Ngoài ra, các kết quả ở bảng 4 và hình 2 cũng 
cho thấy rằng hàm lượng trung bình các 
nguyên tố canxi, sắt và kẽm trong các mẫu 
phân tích khi lấy ở những thời gian khác nhau 
cũng cho ta các kết quả khác nhau. Hàm 
lượng canxi, sắt và kẽm trong các mẫu đài 
hoa Bụp giấm trong tháng 10 cao hơn trong 
tháng 11 và tháng 11 cao hơn so với tháng 12. 
Điều này được giải thích là do tháng 10 là 
thời điểm chính giữa kỳ ra hoa của hoa Bụp 
Giấm nên hàm lượng các nguyên tố canxi, sắt 
và kẽm là nhiều nhất, còn tháng 11 và tháng 
12 thì hoa dần vào cuối mùa và tàn dần màu 
sắc không còn tươi như tháng 10, vì vậy hàm 
lượng các nguyên tố canxi, sắt và kẽm đã 
giảm dần theo thời gian lấy mẫu. 
4. Kết luận 
Phương pháp F-AAS là phương pháp thích 
hợp để xác định hàm lượng canxi, sắt và kẽm 
trong các mẫu đài hoa Bụp giấm. Kết quả cho 
thấy, phép xác định có giá trị giới hạn phát 
hiện thấp, độ đúng và độ lặp lại tốt. 
Kết quả phân tích các mẫu đài hoa Bụp giấm 
thuộc khu vực xã Tiên Hội, huyện Đại Từ 
tỉnh Thái Nguyên cho thấy hàm lượng canxi, 
sắt và kẽm lần lượt nằm trong khoảng: 100,30 
 250,15 mg/kg khô, 1,78  4,59 mg/kg khô 
và 1,60  3,78 mg/kg khô. Hàm lượng các 
kim loại sắt và kẽm trong các mẫu hoa Bụp 
Giấm được phân tích đều thấp hơn giới hạn 
cho phép của tổ chức FAO/WHO. 
Đã tiến hành đánh giá sự biến động hàm 
lượng canxi, sắt và kẽm trong các mẫu đài 
hoa Bụp Giấm theo thời gian lấy mẫu. Kết 
quả cho thấy hàm lượng canxi, sắt và kẽm ở 
ba đợt lấy mẫu khác nhau về mặt thống kê. 
Hàm lượng các nguyên tố canxi, sắt và kẽm 
trong các mẫu phân tích lấy vào tháng 10 cao 
hơn tháng 11, tương tự tháng 11 lại cao hơn 
tháng 12. 
Lời cám ơn 
Nghiên cứu này được hỗ trợ kinh phí bởi đề 
tài mã số ĐH2017-TN06-02 và trường đại 
học Khoa Học – ĐH Thái Nguyên (TNUS). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. H. B. Do, Q. C. Dang, X. C. Bui, T. D. 
Nguyen, T. D. Do, V. H. Pham, N. L. Vu, D. 
M. Pham, K. M. Pham, T. N. Doan, T. 
Nguyen, and T. Tran, Medicinal plants and 
medicinal animals in Vietnam, (in 
Vietnamese), vol. 2, Hanoi Science and 
Technology Publishing House, 2006. 
[2]. H. A. R. E. Eiman, M. A. Elhadi, and S. 
Nizar, “Standardization of Roselle (Hibiscus 
sabdariffa L.) Calyx cultivated in Sudan,” J. 
Med. Plants Res., vol. 8, no. 4, pp. 217-222, 
2014. 
[3]. A. G. Al-Hashimi, “Antioxidant and 
antibacterial activities of Hibiscus sabdariffa 
Nguyễn Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): 81 - 87 
 Email: jst@tnu.edu.vn 87 
L. extracts,” African J. Food Sci., vol. 6, no. 
21, pp. 506-511, 2012. 
[4]. A. Maiga, D. Diallo, R. Bye, and B. S. 
Paulsen, “Determination of some toxic and 
essential metal ions in medicinal and edible 
plants from Mali,” Journal of Agricultural 
and Food Chemistry, vol. 53, no. 6. pp. 2316-
2321, 2005. 
[5]. J. A. Ondo, P. Prudent, M. B. R, M. 
Domeizel, L. Vassalo, and F. Eba, “Effects of 
Cu and Zn Supplementation on Metal Uptake 
by Hibiscus sabdariffa,” Res. J. Chem. Sci., 
vol. 2, no. 11, pp. 45-50, 2012. 
[6]. M’boh, G. M., N’Guessan, I. G. Z., Ackah, J. 
A. A. B., Konan, K. M., & Djaman, A. J. 
(2017). Assessment of Trace Elements in 
Bissap (Hibiscus sabdariffa) Sold in the City 
of Abidjan in Côte d’Ivoire. J Plant Biochem 
Physiol, Vol. 5(197), no. 3, 2017. [Online], 
Available: 
https://www.longdom.org/abstract/assessment
-of-trace-elements-in-bissap-hibiscus-
sabdariffa-sold-in-the-city-of-abidjan-in-cte-
divoire-36629.html [Accessed Apr. 26, 2020]. 
[7]. S. Bhattacharya, K. P. Singh, and P. Sharma, 
“Assessment of Heavy Metal Contents of 
Some Indian Medicinal Plants,” J. Agric. & 
Environ. Sci, vol. 14, no. 10. pp. 1125-1129, 
2014. 
[8]. M. Deswal, P. Deswal, and J. S. Laura, “Risk 
assessment of some herbal powders and 
herbal formulations contaminated with heavy 
metals,” Artic. Int. J. Pharm. Sci. Res., vol. 
10, no. 1, p. 393, 2019. 
[9]. M. A. Nkansah, S. T. Hayford, L. S. 
Borquaye, and J. H. Ephraim, “Heavy metal 
contents of some medicinal herbs from 
Kumasi, Ghana,” Cogent Environ. Sci., vol. 2, 
no. 1, pp. 1- 6, 2016. 
[10]. R. Dghaim, S. Al Khatib, H. Rasool, and M. 
A. Khan, “Determination of heavy metals 
concentration in traditional herbs commonly 
consumed in the United Arab Emirates,” J. 
Environ. Public Health, vol. 2015, pp. 1-8, 
2015. 
[11]. AOAC. Official methods of analysis of 
AOAC International, 16th ed, 1997. 
[12]. V. B. G. Alankar Shrivastava, “Methods for 
the determination of limit of detection and 
limit of quantitation of the analytical 
methods,” Chronicles Young Sci., vol. 2, no. 
1, pp. 21-25, 2011. 
[13]. A. M. Ebrahim et al., “Study on selected 
trace elements and heavy metals in some 
popular medicinal plants from Sudan,” J. Nat. 
Med., vol. 66, no. 4, pp. 671-679, 2012. 
[14]. E. Amoasah, B and Appiah, F and Tandoh, P 
and Amoateng, “Effect of Different Drying 
Methods on the Mineral Content of Three 
Accessions of Roselle (Hibiscus sabdariffa) 
Calyces,” Asian J. Adv. Res. Reports, vol. 5, 
no. 3, pp. 1-10, 2019. 
[15]. S. A. Mohammed and J. O. Folorunsho, 
“Heavy metals concentration in soil and 
Amaranthus retroflexus grown on irrigated 
farmlands in the Makera Area, Kaduna, 
Nigeria,” J. Geogr. Reg. Plan., vol. 8, no. 8, 
pp. 210-217, 2015. 
[16]. WHO, WHO Guidelines for assessing 
quality of herbal medicines with reference to 
contaminants and residues, 2007. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_ham_luong_tong_so_cua_canxi_sat_va_kem_trong_dai_h.pdf