Phân vùng ảnh bằng các điểm ảnh lớn và gradient
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu một thuật toán mới, kết hợp superpixel với các gradient
địa phương trong bài toán phân vùng ảnh. Thuật toán thuộc dạng kết hợp
chiến lược giữa đi từ tổng quan đến chi tiết (top-down) và ngược lại
(bottom-up). Nhóm các điểm ảnh thành các vùng lớn hơn rồi nhóm tiếp
thành vùng rộng hơn nữa. Thuật toán có sử dụng khá nhiều thông tin
gradient tổng hợp trong vùng lân cận. Sự kết hợp này đã tránh phải sử
dụng thông tin toàn ảnh quá nhiều, nên đã cho lợi thế thời gian thực hiện.
Bạn đang xem tài liệu "Phân vùng ảnh bằng các điểm ảnh lớn và gradient", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân vùng ảnh bằng các điểm ảnh lớn và gradient
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG (ISSN: 1859 – 4557) SỐ 7 - 2014 34 PHÂN VÙNG ẢNH BẰNG CÁC ĐIỂM ẢNH LỚN VÀ GRADIENT IMAGE SEGMENTATION USING SUPERPIXELS AND GRADIENTS Đào Nam Anh Trường Đại học Điện lực Tóm tắt: Bài báo giới thiệu một thuật toán mới, kết hợp superpixel với các gradient địa phương trong bài toán phân vùng ảnh. Thuật toán thuộc dạng kết hợp chiến lược giữa đi từ tổng quan đến chi tiết (top-down) và ngược lại (bottom-up). Nhóm các điểm ảnh thành các vùng lớn hơn rồi nhóm tiếp thành vùng rộng hơn nữa. Thuật toán có sử dụng khá nhiều thông tin gradient tổng hợp trong vùng lân cận. Sự kết hợp này đã tránh phải sử dụng thông tin toàn ảnh quá nhiều, nên đã cho lợi thế thời gian thực hiện. Từ khóa: Điểm ảnh lớn, gradient, phân vùng ảnh. Abstract: This article presents an algorithm using superpixels and local gradients for image segmentation. The algorithm is an integration of top-down and bottom-up approaches. Pixels of an input image are grouped into superpixels, and then merged into bigger segments. Gradient information in the local frame is essential for the merging process. This combination helps avoiding too much global information in order to get advance in time complexity. Keywords: Superpixels, gradients, image segmentation. 1. MỞ ĐẦU Điểm ảnh lớn có thể tạo ra các cấu trúc đa dạng và đa quy mô cho ảnh đầu vào bằng các thuật toán với các thông số khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng điểm ảnh lớn với gradient trong phân vùng ảnh. Một số thuật toán tiêu biểu cho hướng nghiên cứu phát triển này sẽ được giới thiệu và phân tích. Bài báo giới thiệu một thuật toán mới kết hợp của superpixel với các gradient địa phương trong bài toán phân vùng ảnh. Thuật toán là sự kết hợp phương pháp top - down và bottom - up, tuy nhiên không sử dụng nhiều thông tin tổng hợp toàn ảnh để giảm độ phức tạp của thuật toán. Ở đây các superpixel được xác định từ các vị trí trên lưới cho sẵn và các thông tin địa phương về gradient. Các thông tin này được sử dụng tiếp trong việc nhóm các TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG (ISSN: 1859 – 4557) SỐ 7 - 2014 35 superpixel vào các vùng của ảnh có ý nghĩa. Mục 2 tiếp theo sẽ thực hiện một báo cáo tổng quan về các phương pháp superpixels sử dụng gradient ảnh. Mục 3 giới thiệu thuật toán phân vùng ảnh với các phương pháp superpixels sử dụng gradient ảnh. Cuối cùng, mục 4 và 5 mô tả kết quả thực nghiệm và thảo luận về thuật toán. Trước khi vào chi tiết, hình 1 bên cạnh giới thiệu superpixel. Hình có ba phần: phần bên trái thể hiện ảnh gốc ban đầu, và hai phần còn lại là ảnh đã được phân thành các superpixels với độ rộng trung bình superpixel khác nhau. 2. SỰ ĐÓNG GÓP MỚI VÀ CÁC KẾT QUẢ LIÊN QUAN Việc phân vùng ảnh thành các điểm ảnh lớn (superpixels) là một bước tiền xử lý quan trọng trong nhiều ứng dụng phân tích hình ảnh [1]. Superpixels cung cấp một cách thể hiện hình ảnh nhỏ gọn hơn của hình ảnh ban đầu, mà thường dẫn đến cải thiện hiệu quả tính toán [12]. Các điểm ảnh lớn được Ren và Malik giới thiệu trong [2] dựa trên Normalized Cuts [3]. Trong đó điểm ảnh lớn được mô tả như là kết quả của việc phân vùng ảnh quá nhỏ (oversegmentation) tạo thành các vùng ảnh đồng nhất. Điều này cho phép biểu diễn ảnh chỉ với một vài trăm vùng ảnh thay vì hàng chục ngàn điểm ảnh. Normalized Cuts trở thành phương thức chính của phân vùng superpixel trong [6]. Mặc dù độ có độ chính xác cao, yêu cầu tính toán nặng của Normalized Cuts thường làm cho phân vùng superpixel khác chậm. Một số phương pháp phân vùng nhỏ như Mean Shift [5] và phân vùng dựa vào đồ thị Graph Cuts [6] có khả năng tính nhanh hơn. Tuy nhiên, superpixels được tạo ra thường có sự tùy ý về kích thước và hình dạng, do đó không còn giống như điểm ảnh nguyên thủy. Có nhiều phương pháp khác để phân vùng hình ảnh thành các superpixels. Các cách tiếp cận khác sử dụng dòng hình học (Geometric Flows) [7], khoảng cách trắc địa (Geodesic Distances) [8], hoặc tối ưu Pseudo- Boolean Optimization [9]. Gần đây, có một số thuật toán superpixels chất lượng cao nhanh như SuperLattices [10], TurboPixels [7] và Superpixels via Expansion-Moves [11] đã rút ngắn thời gian xử lý. Hình 1. Superpixels Gradient của một ảnh cho biết ảnh được thay đổi như thế nào. Gradient của ảnh được sử dụng trong nhiều thuật toán phân tích ảnh, trong đó có các phương pháp liên quan đến superpixels. Gradient ảnh cung cấp hai loại thông tin: Độ lớn (magnitude) của gradient cho biết hình ảnh đang thay đổi nhanh thế nào, hướng của gradient cho biết hướng mà ảnh thay đổi nhiều nhất. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG (ISSN: 1859 – 4557) SỐ 7 - 2014 36 Gradient có một hướng đi và một độ lớn, nên vector là cách mã hóa phù hợp nhất thông tin này. Chiều dài của vector cho biết độ lớn của gradient, và hướng vector chỉ hướng gradient. Gradient có thể khác nhau tại mỗi điểm ảnh, ở mỗi điểm ảnh dùng vector khác nhau biểu diễn gradient hình 2 thể hiện gradient của ảnh gốc từ hình 1. Hình 2. Gradient ảnh 2.1. Các phương pháp superpixels sử dụng gradient Superpixels có thể tạo ra các cấu trúc đa dạng và đa quy mô cho ảnh đầu vào bằng các thuật toán với các thông số khác nhau. Đáng chú ý là nhóm các thuật toán sử dụng gradient đi lên (Gradient Ascent-Based) [12]. Dưới đây là một số thuật toán tiêu biểu. 1. Mean Shift. Bắt đầu từ một phân nhóm thô điểm ảnh ban đầu, phương pháp đi lên được lặp cho đến khi đáp ứng một số tiêu chuẩn hội tụ superpixels. Trong [5], Mean Shift - một quá trình lặp tìm kiếm giá trị cực đại địa phương của một hàm mật độ, được áp dụng tìm trạng thái trong không gian màu hoặc không gian cường độ hình ảnh. Các điểm ảnh lân cận có cùng một trạng thái, được nhóm lại và tạo nên superpixels. Mean Shift là một cách tiếp cận tạo nên các superpixels có hình dạng không đều, kích thước không đồng đều, có độ phức tạp là O(N2), với N là số điểm ảnh, tính toán tương đối chậm, và không cho phép kiểm soát trực tiếp số lượng, kích thước superpixels, và không làm gọn các superpixels. 2. Quick Shift cũng là dạng phân vùng bằng tìm kiếm sử dụng trạng thái. Thuật toán trong [13] khởi tạo phân vùng bằng một thủ tục dựa trên ngưỡng. Sau đó di chuyển mỗi điểm đến lân cận gần nhất với mục đích làm tăng đánh giá mật độ Parzen (Parzen density). Quick Shift tạo ra đường biên tương đối tốt, tuy nhiên khá chậm, với độ phức tạp O(dN2), d là một bất biến nhỏ. Thuật toán không cho phép kiểm soát kích thước hoặc số lượng superpixels. 3. Watershed - Cách tiếp cận đập nước [14] dựa trên gradient, đi từ dưới lên bắt đầu từ các cực tiểu địa phương để tạo ra các đập nước (vùng ảnh) và các đường biên giữa các bể chứa nước. Các superpixels tạo ra thường rất bất thường về kích thước và hình dạng, và không có đường biên tốt. Thuật toán đập nước có tốc độ tương đối nhanh (O(NlogN)), không kiểm soát số lượng superpixels hoặc kích thước. 4. Turbopixel - Phương pháp làm giãn dần một tập các vị trí hạt giống ban đầu, sử dụng dòng hình học dựa trên các bậc (level-set-based geometric flow) [7]. Dòng chảy hình học dựa trên các gradient địa phương, nhằm phân phối các superpixels trên mặt phẳng. Không giống như Watershed, TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG (ISSN: 1859 – 4557) SỐ 7 - 2014 37 Turbopixel tạo nên các superpixels có kiểm soát kích thước, kính thước đồng đều, gọn. Turbopixel dựa trên các thuật toán phức tạp khác nhau, và theo các tác giả, có độ phức tạp O(N). Tuy nhiên, thực tế đó là một trong những thuật toán khá chậm và thể hiện đường biên kém. 5. Simple Linear Iterative Clustering (thuật toán lặp phân cụm đơn giản tuyến tính) [15], được phát triển từ k-means cho superpixels, với hai điểm khác biệt: 1. Số lượng tính toán khoảng cách được tối ưu hóa - được giảm đáng kể bằng cách giới hạn tìm kiếm trong một vùng tỷ lệ thuận với kích thước superpixel, độ phức tạp tuyến tính O(N) và không phụ thuộc vào số superpixels; 2. Khoảng cách được đặt trọng số, tính từ các màu và độ gần không gian, đồng thời kiểm soát được quy mô và độ chặt của superpixels. 2.2. Ứng dụng superpixels và gradients trong phân vùng ảnh Phân tích Superpixels thường đuợc dùng làm bước tiền xử lý cho việc phân vùng ảnh. Dưới đây là một số thuật toán thực hiện các phân vùng ban đầu bằng superpixels với đánh giá gradient. 1. Đập nước (Watershed) sử dụng giá trị về khối lượng, gọi là khối lượng nước trong đập, liên quan đến thuật toán đập nước [22,23]. Tuy nhiên, trong phiên bản của đập nước dùng cho các superpixels, các hồ sẽ được hợp nhất khi chúng gặp nhau. Hồ sơ các việc sáp nhập được lưu giữ trong dạng đồ thị [24]. Phân vùng được thực hiện bằng cách tràn để có cùng mực nước trong mọi vị trí của mỗi vùng. Dựa trên đồ thị, có thể phân một vùng lớn thành nhiều phân vùng nhỏ. Tham số duy nhất của thuật toán là số lượng vùng cần thiết. Tràn nước được kiểm soát bằng gradient của màu. Tài liệu [23] cho thấy gradient màu bão hòa (saturation weighing-based colour gradient) cho kết quả tốt nhất trong phân vùng superpixels đập nước [25]. Để làm đơn giản hóa ảnh trước khi phân vùng, thuật toán sử dụng kỹ thuật tạo các bậc mặt bằng (morphological leveling) [26]. 2. Thuật toán phân vùng superpixels bằng Mean Shift là phương pháp lặp thống kê, để phát hiện trạng thái và phân vùng dựa vào đánh giá gradient [5]. Thuật toán Mean Shift phân vùng hình ảnh bằng phân lớp trong không gian năm chiều, trong đó mỗi vector bao gồm các ba tọa độ màu và hai tọa độ không gian của mỗi điểm ảnh. Số lượng và kích thước vùng ảnh được điều khiển bởi hai thông số: hs - liên quan đến hai tham số không gian và hr- liên quan đến các màu của vector đặc trưng. Việc thực hiện cần có tham số M - kích thước tối thiểu của một phân vùng. Thuật toán dưới đây là phát triển tiếp tục thuật toán lặp phân cụm đơn giản tuyến tính, tăng cường sử dụng các gradient địa phương trong việc tạo ra các superpixels, đồng thời nhóm superpixels thành các vùng ảnh có ý nghĩa. 2.3. Đóng góp mới Bài báo giới thiệu sự kết hợp của superpixel với các gradient địa phương TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG (ISSN: 1859 – 4557) SỐ 7 - 2014 38 trong bài toán phân vùng ảnh. Ở đây các superpixel được xác định từ các vị trí trên một mạng lưới các điểm thưa cho trước và các thông tin địa phương về gradient. Các thông tin này được sử dụng tiếp trong việc nhóm các superpixel vào các vùng của ảnh có ý nghĩa. Thuật toán là sự kết hợp phương pháp top-down và bottom-up, tuy nhiên không sử dụng nhiều thông tin tổng hợp toàn ảnh để giảm độ phức tạp của thuật toán. 3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN VÙNG Ký hiệu ảnh là một ánh xạ I từ miền giới hạn tới không gian số thực đa chiều: 2,,: = nI nm (1) Vector gradient tại điểm ảnh là sự kết hợp thay đổi của ảnh theo hướng x và hướng y = y I x I I , (2) Trong đó, nếu I(x,y) là hàm liên tục, tính sự thay đổi của ảnh theo hướng x: x yxIyxxI x yxI x - = ),(),( lim ),( 0 (3) Khi hàm I(x,y) là rời rạc ta có thể tính như sau: 2 ),1(),1(),( yxIyxI x yxI -- (4) Đối với hướng y: 2 )1,()1,(),( -- yxIyxI y yxI (5) Tích vô hướng L2 Euclidean |.| được định nghĩa cho gradient: 22 = y I x I I (6) Ký hiệu là vùng lân cận của một vị trí, sự khác biệt vùng được tính từ các gradient trong vùng lân cận xzx dzIV x , = (7) Phân ảnh I trên miền vào các superpixel: emptySSSS jikk == ,, (8) Với mỗi superpixel tính được giá trị trung bình: SSxS SpacexIMean /)( = (9) Với mỗi điểm ảnh có hàm dựa trên gradient địa phương: dzzxxV S S = ),()( (10) Trung tâm của superpixel là điểm đạt cực tiểu của hàm 10. )(minargˆ xVx SS = (11) Sự thay đổi của các vị trí trung tâm superpixel được tính bởi: = )ˆ,( SS xxE (12) Sự khác biệt của một superpixel với các superpixels lân cận dựa trên công thức 9: -= lancanS SsS kMeanMeanF (13) Tổng khác biệt của các superpixels: = SFF (14) TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG (ISSN: 1859 – 4557) SỐ 7 - 2014 39 Từ đó phân vùng tốt nhất là theo điều kiện: min - FE (15) Thuật toán Thuật toán phân vùng với các superpixel và gradient được tóm tắt như sau: 1. Khởi tạo các trung tâm superpixel bằng cách lấy mẫu pixels trên lưới thưa có độ rộng mắt lưới (2w+1); 2. Chuyển trung tâm superpixel đến vị trí có gradient (xem hình 3b) nhỏ nhất theo công thức (11); 3. Đối với mỗi trung tâm superpixel, xác định các điểm ảnh phù hợp trong lân cận (2w+1)* (2w+1) của trung tâm superpixel; 4. Tính lại trung tâm superpixel mới và đánh giá lại công thức (9); 5. Lặp lại bước 3 và 4 cho đến khi đánh giá (12) đạt ngưỡng E cho trước (xem hình 3c); 6. Nhóm các superpixels theo điều kiện (15); 7. Vẽ các đường biên vùng (xem hình 3d). (a) ảnh gốc (b) gradients (c) superpixels (d) phân vùng ảnh Hình 3. Phân vùng ảnh với superpixels và gradients TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG (ISSN: 1859 – 4557) SỐ 7 - 2014 40 4. THỰC NGHIỆM Thuật toán trên đây đã được thử nghiệm với các ảnh màu, thuộc loại ảnh khác nhau, trong môi trường Windows 7, Matlab 7.13, bộ nhớ 2GB. Các ảnh đầu vào được thử với các tham số w, và cho các phân vùng ảnh khác biệt. Trong hình 3, (3a) là ảnh đầu vào, (3b) là gradient của ảnh, ảnh được phân thành 200 superpixel trong (3c), và cuối cùng được phân vùng trong (3d). Các ví dụ này được chạy với số w = 5, = 0.3. Thời gian thực hiện các bước thuật toán 1-5 tương đương với thời gian cho các hai bước 6 và 7. Với ảnh đầu vào 160*160 pixel cần khoảng 10-12 giây cho một lần chạy, tùy theo cấu trúc của ảnh. Các kết quả thử nghiệm khác có trong hình 4. Ảnh gốc Gradients Superpixels Phân vùng (a) (b) (c) (d) Hình 4. Ví dụ kết quả phân vùng ảnh với superpixels và gradients 5. THẢO LUẬN Trong thuật toán phân vùng trên đây độ rộng của lưới (2w+1) cần được chọn tùy theo loại ảnh để các đối tượng nhỏ trong ảnh không quá nhỏ so với cửa sổ có độ rộng (2w+1)*(2w+1), đồng thời w không quá nhỏ để quá trình nhóm (bước 6) tiến hành được nhanh hơn. Thuật toán sử dụng gradient tại các vùng địa phương để tính các công thức (7), (8), (10), (12). Về cơ bản độ phức tạp của các công thức này phụ thuộc vào độ lớn của ảnh N và độ lớn của vùng lân cận w thuật toán nên có )(wN tuyến tính. Tham số trong TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG (ISSN: 1859 – 4557) SỐ 7 - 2014 41 điều kiện nhóm các superpixel (15) được chọn theo kinh nghiệm để tạo ra kết quả mong muốn. Như vậy, thuật toán này cần có đầu vào w, lựa chọn theo kinh nghiệm. Với ảnh màu, thuật toán dùng hệ CIELAB làm cơ sở tính các gradient cần thiết. Trong cách nhóm các superpixel vào các superpixel lớn hơn, thuật toán chỉ dùng các đánh giá địa phương gradient mà không tính đến độ lớn của từng superpixel. Bởi vậy thuật toán cuối cùng tạo ra các vùng ảnh có kích thước không đồng đều. Trong một số trường hợp có vùng ảnh có kích thước quá nhỏ, cần thiết phải nhóm vào vùng bên cạnh. Ngoài ra do cỡ vùng tối thiểu được qui định bởi w, nên, nếu không chọn w phù hợp thì kết quả phân vùng có thể không đạt được hiệu quả mong muốn. Về cơ bản, thuật toán thuộc dạng kết hợp giữa đi từ tổng quan đến chi tiết (top-down) và ngược lại (bottom-up. Nhóm các điểm ảnh thành các vùng lớn hơn rồi nhóm tiếp thành vùng rộng hơn nữa. Đó chính là bottom-up. Tuy nhiên, thuật toán có sử dụng khá nhiều thông tin gradient tổng hợp trong vùng lân cận, đây chính là yếu tố top-down địa phương. Sự kết hợp này đã giúp tránh phải sử dụng thông tin toàn ảnh quá nhiều, nên đã cho lợi thế thời gian thực hiện. 6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN Thuật toán trên đây là một giải pháp phân vùng ảnh dùng superpixel và các gradient địa phương. Các superpixel nhóm điểm ảnh có ưu điểm nhanh về tốc độ song cần kiểm soát tự động độ rộng tối thiểu của superpixel để có thể tránh trường hợp phân vùng rộng quá hoặc nhỏ quá so với đối tượng ảnh. Việc này cần có sự nghiên cứu tiếp. 7. KẾT LUẬN Với các superpixel và các gradient địa phương, thuật toán đã kết hợp giữa top-down và bottom-up để giải bài toán phân vùng ảnh. Thuật toán có tốc độ nhanh, với các tham số đầu vào kiểm soát độ lớn tối thiểu vùng ảnh và điều kiện tối ưu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] B. Fulkerson, A. Vedaldi, and S. Soatto. Class segmentation and object localization with superpixel neighborhoods. In Proceedings of the International Conference on Computer Vision, October 2009. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG (ISSN: 1859 – 4557) SỐ 7 - 2014 42 [2] X. Ren and J. Malik. Learning a Classification Model for Segmentation. In Proc. International Conference on Computer Vision, pages 10–17, 2003. [3] 14. J. Shi and J. Malik. Normalized cuts and image segmentation. In Computer Vision and Pattern Recognition Proceedings., IEEE Computer Society Conference on, 1997. [4] G. Mori. Guiding model search using segmentation. In Computer Vision, 2005. ICCV 2005. Tenth IEEE International Conference on, volume 2, 2005. [5] D. Comaniciu and P. Meer. Mean shift: a robust approach toward feature space analysis. Pattern Analysis and Machine Intelligence, IEEE Transactions on, 2002. [6] P. F. Felzenszwalb and D. P. Huttenlocher. Efficient graphbased image segmentation. Int. J. Comput. Vision, 2004. [7] A. Levinshtein, A. Stere, K. N. Kutulakos, D. J. Fleet, S. J. Dickinson, and K. Siddiqi. TurboPixels: Fast Superpixels Using Geometric Flows. Transactions on Pattern Analysis and Machine Intelligence, 31(12) 2009. [8] G. Zeng, P. Wang, J. Wang, R. Gan, and H. Zha. Structure-sensitive Superpixels via Geodesic Distance. In Proc. International Conference on Computer Vision, 2011. [9] Y. Zhang, R. Hartley, J. Mashford, and S. Burn. Superpixels via Pseudo-Boolean Optimization. In Proc. International Conference on Computer Vision, 2011. [10] A. Moore, S. Prince, J. Warrell, U. Mohammed, and G. Jones. Superpixel lattices. In Computer Vision and Pattern Recognition. IEEE Conference on, 2008. [11] O. Veksler, Y. Boykov, and P. Mehrani. Superpixels and supervoxels in an energy optimization framework. In ECCV, ECCV’10, Berlin, Heidelberg, 2010. Springer- Verlag. [12] Radhakrishna Achanta, Appu Shaji, Kevin Smith, Aurelien Lucchi, Pascal Fua, and Sabine Susstrunk, SLIC Superpixels Compared to State-of-the-Art Superpixel Methods, IEEE Transactions On Pattern Analysis And Machine Intelligence, Vol. 34, No. 11, 2012. [13] A. Vedaldi and S. Soatto, Quick Shift and Kernel Methods for Mode Seeking, Proc. European Conf. Computer Vision, 2008. [14] L. Vincent and P. Soille, Watersheds in Digital Spaces: An Efficient Algorithm Based on Immersion Simulations, IEEE Trans. Pattern Analysis and Machine Intelligence, vol. 13, no. 6, pp. 583-598, June 1991. [15] ZhaocongWu, Zhongwen Hu and Qian Fan, Superpixel-Based Unsupervised Change Detection Using Multi-Dimensional Change Vector Analysis And Svm-Based Classification, ISPRS Annals of the Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Sciences, Volume I-7, 2012. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG (ISSN: 1859 – 4557) SỐ 7 - 2014 43 [16] David R. Thompson, Lukas Mandrake, Martha S. Gilmore, and Rebecca Castaño, Superpixel Endmember Detection, IEEE Transactions On Geoscience And Remote Sensing, Vol. 48, No. 11, 2010. [17] M. Lennon, G. Mercier, and L. Hubert-Moy, Nonlinear filtering of hyperspectral images with anisotropic diffusion, in Proc. Int. Geosci. Remote Sens. Symp., 2002. [18] S. Velasco-Forero and V. Manian, Improving hyperspectral image classification using spatial preprocessing, IEEE Geosci. Remote Sens. Lett., vol. 6, no. 2, pp. 297–301, Apr. 2009. [19] Thangamani, K., Ishikawa, T., Makita, K., Kurata, T., Hybrid Inpainting Algorithm with Superpixels and Hash Table for Inpainting the 3D Model, System Integration (SII), IEEE/SICE International Symposium on, 2011. [20] A. Criminisi, P. Perez and K. Toyama, Object Removal by Exemplar-Based Inpainting, IEEE CVPR, vol. 2, 2003. [21] A. Rares, M.J.T. Reinders, J. Biemond, Edge-Based Image Restoration, IEEE Transactions on Image Processing, vol. 14, 2005. [22] Soille, P.: Morphological Image Analysis, 2nd edn. Springer, Heidelberg, 2002. [23] Allan Hanbury, How Do Superpixels Affect Image Segmentation? CIARP 2008, LNCS 5197, pp. 178–186, 2008. [24] Meyer, F.: Graph based morphological segmentation. In: Proceedings of the second IAPR-TC-15 Workshop on Graph-based Representations, pp. 51–60 (1999). [25] Angulo, J., Serra, J.: Color segmentation by ordered mergings. In: Proc. of the Int. Conf. on Image Processing, vol. II, 2003. [26] Meyer, F.: Levelings, Image simplification filters for segmentation. Journal of Mathematical Imaging and Vision 20, 2004. Giới thiệu tác giả: Tác giả Đào Nam Anh nhận bằng tiến sĩ Toán lý, chuyên ngành Công nghệ thông tin tại Liên Xô năm 1992. Từ năm 1992 đến năm 1995 công tác tại Phòng Trí tuệ nhân tạo và Xử lý ảnh - Viện Công nghệ thông tin. Hiện nay là Phó Giám đốc Trung tâm Học liệu và là giảng viên Khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Điện lực. Các vấn đề quan tâm nghiên cứu: trí tuệ nhân tạo, nhận dạng và xử lý ảnh, công nghệ phần mềm, Multimedia.
File đính kèm:
- phan_vung_anh_bang_cac_diem_anh_lon_va_gradient.pdf