Phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính cho học sinh Trung học Cơ sở
Tóm tắt. Bạo lực học đường nói riêng và hành vi hung tính nói chung đã trở thành vấn
đề mang tính quốc tế. Thực tiễn của các chương trình hoạt động mà các tổ chức xã hội và
ngành giáo dục đã triển khai dường như chưa đem lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu
biểu hiện hành vi này ở học sinh. Trong nội dung của bài báo này, tác giả giới thiệu nội
dung và kết quả chương trình can thiệp cấp độ cá nhân - phát triển kĩ năng kiểm soát hành
vi hung tính cho học sinh nhằm mục đích cải thiện hiệu quả thực trạng này.
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính cho học sinh Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính cho học sinh Trung học Cơ sở
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0196 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 95-101 This paper is available online at PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG KIỂM SOÁT HÀNH VI HUNG TÍNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Trần Thị Mỵ Lương Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bạo lực học đường nói riêng và hành vi hung tính nói chung đã trở thành vấn đề mang tính quốc tế. Thực tiễn của các chương trình hoạt động mà các tổ chức xã hội và ngành giáo dục đã triển khai dường như chưa đem lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu biểu hiện hành vi này ở học sinh. Trong nội dung của bài báo này, tác giả giới thiệu nội dung và kết quả chương trình can thiệp cấp độ cá nhân - phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính cho học sinh nhằm mục đích cải thiện hiệu quả thực trạng này. Từ khóa: Hành vi hung tính, kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính, học sinh trung học cơ sở. 1. Mở đầu Hành vi hung tính nói chung và bạo lực học đường nói riêng được nhiều người coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỉ gần đây ở nhiều quốc gia. Hành vi hung tính là đề tài đã và đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực khoa học khác nhau ở trong và ngoài nước. Trong lịch sử nghiên cứu về hung tính, các nhà khoa học luôn có các cách nhìn nhận khác nhau về cơ chế nảy sinh hung tính ở con người, bao gồm các quan điểm cơ bản sau: quan điểm sinh học (Konrad Lorenz), phân tâm học (S.Freud, A.H. Murray), thuyết xã hội (A. Bandura) và thuyết nội tâm. Ở Việt Nam, dù chưa có những nghiên cứu về kiểm soát hành vi hung tính của học sinh Trung học cơ sở nhưng đã có những nghiên cứu đề cập đến vấn đề bạo lực, đặc biệt là bạo lực học đường như nghiên cứu của PGS. TS Lê Vân Anh, PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Bình, PGS.TS Nguyễn Thị Huệ v.v. Thạc sĩ Nguyễn Đắc Thanh công bố nghiên cứu Phân loại bạo lực học đường giữa học sinh và học sinh bậc trung học hiện nay. Trong đó, tác giả đưa ra định nghĩa về “hành vi Bạo lực học đường”, phân loại BLHĐ theo những tiêu chí khác nhau. PGS.TS. Lê Vân Anh công bố nghiên cứu về nguyên nhân và giải pháp ngăn ngừa hành vi đánh nhau ở học sinh trong nhà trường phổ thông [1]. Nguyễn Văn Tường với nghiên cứu Yếu tố nguy cơ dẫn đến bạo lực học đường đã đưa ra khái niệm Bạo lực học đường, những yếu tố nguy cơ của hành vi bạo lực học đường [3]. PGS. TS Trần Quốc Thành công bố nghiên cứu Các biểu hiện của văn hoá học đường ở trường phổ thông tại Hội thảo toàn quốc Hội khoa học Tâm lí - Giáo dục Việt Nam năm 2009 [5]. Trong giáo trình Tâm lí học xã hội, TS. Nguyễn Đức Sơn và PGS.TS Trần Quốc Thành xem xét hành vi hung tính gần như tương đồng với khái niệm hành vi xâm kích [6]. Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015 Liên hệ: Trần Thị Mỵ Lương, e-mail: tranmyluonghnue@gmail.com 95 Trần Thị Mỵ Lương Tóm lại, các nhà nghiên cứu đi trước, các tổ chức xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng đã tiến hành thực hiện nhiều chương trình, hoạt động nhằm tuyên truyền để giảm thiểu thực trạng hành vi này ở học sinh, nhưng hiệu quả thực tế vẫn chưa cao. Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo này, chúng tôi xem xét bạo lực học đường là một dạng biểu hiện của hành vi hung tính và hướng tới việc xây dựng chương trình phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi này ở học sinh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hành vi hung tính dưới tiếp cận tâm lí học – Định nghĩa hung tính: Hung tính được xác định là kiểu hành vi tấn công gây tổn hại hoặc thương tích cho người khác một cách có chủ ý, vi phạm các chuẩn mực xã hội (pháp luật và đạo đức). Hành vi hung tính có thể được lặp đi lặp lại và kéo dài. Theo tài liệu dịch của bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang, hành vi hung tính được lí giải bởi những cơ chế, tiêu chuẩn chẩn đoán, dấu hiệu nhận biết và các nguyên nhân sau: – Cơ chế của hành vi rối loạn hung tính: Ở người bình thường thì xung lực cân bằng với sự kiểm soát. Nghĩa là còn kiểm soát được hành vi của mình. Còn đối với người hung tính thì quá trình xung lực mạnh hơn và tạo ra sự mất cân bằng. Hung tính còn do những tác động của trạng thái bên trong cơ thể (internal states): đó là những sai lệch về cấu trúc hoặc bị thương tổn một chức năng gì đó: người ta nhận thấy, trung khu kiểm soát hung tính là ở hạnh nhân. – Tiêu chuẩn chẩn đoán: Theo DSM IV thì hung tính được xếp vào các dạng rối loạn hành vi, chúng được chẩn đoán theo một số tiêu chuẩn sau: Một kiểu hành vi lặp đi lặp lại, vi phạm các quyền cơ bản của người khác hay các chuẩn mực xã hội (thiết chế luật pháp, đạo đức) và có ba hay nhiều hơn các biểu hiện sau trong vòng 12 tháng: Hung hãn với người và súc vật; Thường bắt nạt đe doạ hay uy hiếp người khác; Thường khởi xướng đánh nhau; Đã dùng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng về thể chất cho người khác (ví dụ gậy, gạch, mảnh chai, dao, súng...); Đã độc ác về thể chất với người khác; Đã độc ác về thể chất với súc vật; Đã ăn cắp trong khi đối mặt với nạn nhân (cắp giật, tống tiền...); Phá hoại tài sản; Đã cố ý gây cháy với ý định gây thiệt hại nghiêm trọng; Đã cố ý phá hoại tài sản của người khác; Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ; Thường sống qua đêm ngoài gia đình ít nhất hai lần trong khi đang sống ở nhà cha mẹ hay nhà người đại diện bố mẹ (hay một lần không trở về nhà trong một thời kì dài); Thường trốn học, bắt đầu trước tuổi 13, đối với trẻ lớn tuổi hơn, hành vi này biểu hiện bằng việc thường xuyên vắng mặt không lí do ở nơi làm việc [2;7]. – Tiến triển: Theo DSM IV thì hành vi hung tính có thể khởi phát từ 5 – 6 tuổi nhưng thường ở cuối tuổi mầm non hay đầu tuổi thanh thiếu niên. Hung tính sẽ giảm đi khi trẻ vào tuổi trưởng thành, nhưng có một tỉ lệ nhất định tiếp tục sẽ kéo dài hành vi này [2]. – Mô hình bốn thành phần của hung tính: + Các sự kiện nảy sinh: Sự giận dữ có thể nảy sinh dưới tác động của những kích thích gây cảm giác khó chịu như sự đau đớn, nhiệt độ cao, tiếng ồn và những kích thích thị giác ghê sợ, gây phẫn nộ. . . 96 Phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính cho học sinh trung học cơ sở + Quá trình nhận thức: Mô hình nhận thức xã hội của hành vi hung tính cho rằng, những đứa trẻ hung tính là những trẻ có khó khăn, sai lệch trong việc mã hoá các tín hiệu xã hội, phân tích/giải thích chính xác các sự kiện xã hội, đưa ra các giải pháp thích ứng đối với vấn đề mà chúng nhận biết, quyết định xem xét giải pháp nào là có hiệu quả trong các chiến lược đã lựa chọn. + Những phản ứng sinh lí: Những đứa trẻ hung tính thể hiện kĩ năng nhận thức bị suy giảm sau khi nghe một lời đe doạ, bị tẩy chay, bài xích của nhóm bạn cùng tuổi hoặc của những người khác. + Những phản ứng hành vi: Phản ứng hành vi bao gồm cả bạo lực, có thể diễn ra khi thể hiện sự giận dữ. Những hành vi thô bạo có thể là sản phẩm của sự tương tác giữa các cá nhân ở nơi mà những kĩ năng xã hội bị thiếu hụt. 2.2. Giảm thiểu hành vi hung tính 2.2.1. Các chiến lược chung thường được áp dụng Để giảm thiểu những hành vi lệch chuẩn xã hội, trong đó có hành vi hung tính khó có thể đưa ra một chiến lược hoặc biện pháp cụ thể để có hiệu quả cho tất cả các loại hành vi. Vì vậy đối với mỗi dạng hành vi lệch chuẩn mực xã hội cần có cách ứng phó phù hợp. Ví dụ: Nhiều nhà giáo dục học trên thế giới cho rằng, xu thế “bạo lực” trong xã hội ngày nay như virus tràn ngập. Để đối phó với tệ nạn này trong trường học, đã có nhiều hệ thống giải pháp khác nhau được đưa ra. Theo công bố của www.vi.wikipedia.org: Từ năm 1983 đã có chương trình quốc gia chống bắt nạt trong trường học của Dan Olweus nhà tâm lí học Na Uy được áp dụng và tỏ ra hữu hiệu đến mức được nhiều nước phát triển áp dụng. Ở Canada, đã thiết lập trong trường học hệ thống chẩn đoán tâm lí của học sinh. Việc này đang được tiến hành ngày một kĩ càng hơn, vì kết quả chẩn đoán độ hung hãn của từng học sinh giúp cho công tác chống bắt nạt trong trường học ngày một hữu hiệu. Ở Cộng hoà Séc đã áp dụng chương trình, mà theo đó các em phát hiện cho nhà trường nhiều vụ việc ẩu đả ở lớp, kể cho cha mẹ những chuyện như thế, bênh vực các bạn bị bắt nạt. . . thì được khen thưởng. Đã thành lập ban quan sát toàn châu Âu về bạo lực trong nhà trường. Đã triển khai dự án Hiến chương châu Âu vì trường học dân chủ không bạo lực [7]. Theo đó, đã thiết kế nhiều trò chơi trên máy tính, rèn luyện cho học sinh kĩ năng chống bắt nạt trong nhà trường, trên đường phố; khuyến khích các em tham gia những trò chơi tập thể trên lớp, dựng những vở kịch, viết văn, làm thơ, tham gia thảo luận về đề tài chống bắt nạt, hoá giải hành động, thái độ hung hãn. Đã xây dựng những quy tắc hành vi cho những em thường rơi vào tình thế bị bắt nạt, và những em có xu hướng dùng bạo lực giải quyết tranh chấp, những em có tính thích trêu chọc, gây hấn bạn bè. . . Ở Australia, đã thiết lập cơ chế “bảo hộ”, phân công một em lớn đưa đón một em nhỏ tới trường. . . Nét chung của các chương trình chống bắt nạt quốc tế là sự tỉ mỉ, chu đáo, có hệ thống và tôn trọng nhân cách của học sinh và phụ huynh. Tóm lại, mục tiêu của các chiến lược ngăn chặn và can thiệp là không để bạo lực học đường xảy ra. Theo CDC (Các Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh), ít nhất có bốn mức độ mà các chương trình ngăn chặn bạo lực có thể hành động: xã hội nói chung, cộng đồng trường học, gia đình và cá nhân [7]. • Các chiến lược ngăn chặn cấp độ xã hội hướng tới thay đổi xã hội và các điều kiện văn hoá để làm giảm bạo lực. Những ví dụ bao gồm giảm truyền thông bạo lực, định hướng lại các tiêu 97 Trần Thị Mỵ Lương chuẩn xã hội và tái cơ cấu các hệ thống giáo dục. Các chiến lược này hiếm khi được sử dụng và khó áp dụng. • Các chiến lược trường học được thiết kế để thay đổi các đặc điểm trường học gắn liền với bạo lực. CDC đề xuất khuyến khích các kĩ thuật quản lí lớp học, học cách hợp tác và giám sát chặt học sinh. Ở cấp độ trường tiểu học, sự can thiệp hành vi ứng xử nhóm được gọi là Trò chơi ứng xử tốt giúp giảm tình trạng chia rẽ trong lớp học và khuyến khích những giao tiếp xã hội trong lớp học. Có một số bằng chứng rằng các môn học Second Step, liên quan tới việc khuyến khích kiểm soát sự bốc đồng và sự thấu cảm trong các học sinh lớp hai và lớp ba, giúp làm giảm hành vi ứng xử hung hãn về thể chất. • Một số chương trình ngăn chặn hướng tới cải thiện các quan hệ gia đình, tuy nhiên có hiệu quả tác động rất nhỏ với thái độ ứng xử của trẻ em trong ngắn hạn và dài hạn, vì mức độ ảnh hưởng mà chương trình mang lại với hành vi ứng xử của trẻ tại trường học là không lớn. •Một số chương trình ngăn chặn và can thiệp tập trung vào các chiến lược cấp độ cá nhân. Các chương trình này hướng tới các học sinh thể hiện sự hung hãn và các hành vi bạo lực hay đang có nguy cơ thực hiện các hành vi đó. Một số chương trình gồm giải pháp xung đột và giải quyết vấn đề theo nhóm hoặc dạy học sinh các kĩ năng xã hội [7]. Theo quan điểm của chúng tôi, các chương trình can thiệp cấp độ cá nhân, bao gồm giúp trẻ phát triển, cải thiện các kĩ năng giải quyết tình huống ứng xử, kiểm soát cảm xúc sẽ có hiệu quả tích cực và lâu dài trong việc giảm thiểu những biểu hiện hành vi hung tính ở trẻ. 2.2.2. Chương trình phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính cho học sinh a. Mục đích xây dựng chương trình - Xây dựng và duy trì chương trình nhằm chuyển trọng tâm công tác giáo dục về các cơ sở trường học để thực hiện công tác giáo dục kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính cho học sinh THCS, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc giảm thiểu thực trạng biểu hiện hành vi bạo lực học đường hiện nay. - Thông qua công tác xây dựng và triển khai chương trình tại các trường học, góp phần nâng cao nâng cao rõ nét về nhận thức và hành động cụ thể nhằm tạo ta hiệu quả trong việc giảm thiểu bạo lực học đường, trong tất các trường học không chỉ tại địa bàn thành phố Hà Nội và ở các địa phương trên toàn quốc. b. Lựa chọn địa bàn xây dựng chương trình - Địa điểm xây dựng và triển khai chương trình là các trường trung học. - Điều kiện để chọn điểm: căn cứ vào nội dung của chương trình phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính và căn cứ vào tình hình thực tế của từng trường để có kế hoạch triển khai chương trình. + Lựa chọn một trường học đã từng được đánh giá là trường học triển khai tốt các chương trình giáo dục kĩ năng sống, phòng tâm lí học đường hoặc một trường có nhiều học sinh có biểu hiện bắt nạt và bạo lực học đường. c. Nội dung và các bước thực hiện * Bước 1: Khảo sát đánh giá tình hình Nội dung khảo sát: - Thực trạng về tình hình giáo dục kĩ năng sống, tình hình giáo dục đạo đức, tình hình phát triển phòng tâm lí học đường, thực trạng biểu hiện hành vi hung tính nói chung và biểu hiện bạo lực học đường, bắt nạt học đường tại các cơ sở. 98 Phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính cho học sinh trung học cơ sở - Thực trạng tổ chức và hoạt động của BCH Đoàn, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn có liên quan. Hình thức khảo sát: Tiến hành khảo sát qua phiếu, qua cuộc họp xin ý kiến của Hội đồng trường và các đoàn thể. . . *Bước 2: Tổng hợp, phân tích tình hình và tìm nguyên nhân để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cho phù hợp với từng trường học *Bước 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục Nội dung giáo dục: - Giới thiệu tổng quan về nội dung chương trình phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính cho học sinh Trung học. Tập huấn cho giáo viên trung học cơ sở chương trình phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính cho học sinh Trung học cơ sở và hướng dẫn công tác khảo sát, cách tổ chức triển khai cho học sinh các cấp ở các trường Trung học cơ sở. - Triển khai chương trình bằng các video hướng dẫn học sinh các bước cụ thể để kiểm soát hành vi hung tính và video hướng dẫn giáo viên cách xử lí tình huống khi học sinh có những biểu hiện hành vi này (có các video kèm theo). Hình thức tổ chức giáo dục: - Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin ở cơ sở: Loa truyền thanh, nội san, face của trường học . . . - Giáo dục thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt cuối tuần. . . - Cung cấp các ấn phẩm, băng hình. . . - Lồng ghép vào nội dung môn học, như môn Giáo dục công dân lớp 6 bài 16 “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”, môn Giáo dục công dân lớp 9 bài 15 “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân”. . . Các hoạt động khác: - Tổ chức kí cam kết giữa các học sinh tự giác thực hiện nội quy, nói không với bạo lực học đường, lập hồ sơ học tập vào đầu năm học. - Vận động các đối tượng học sinh tham gia chương trình phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính và sự lan tỏa sau khi tham gia chương trình. - Thăm hỏi, động viên, giúp đỡ, biểu dương các học sinh có ý thức tốt và can thiệp cá nhân với các học sinh đặc biệt. Lực lượng tuyên truyền, vận động xây dựng chương trình: Lãnh đạo các phòng, ban giám hiệu, giáo viên của các trường, học sinh và phụ huynh... *Bước 4: Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện: - Bình xét, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu có nhiều chuyển biến về đạo đức, đề nghị khen thưởng và nêu gương, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong tổ chức Đoàn. Chương trình này đang được tiến hành thực nghiệm trong một đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tôi trên địa bàn thành phố Hà Nội với học sinh trung học cơ sở quận Đống Đa và huyện Ứng Hòa, Hà Nội: 99 Trần Thị Mỵ Lương Bảng 1. Khách thể khảo sát Chúng tôi đã tiến hành đánh giá kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính của học sinh, thể hiện qua việc xử lí các tình huống (18 tình huống) và chia thành các mức độ: A. Kiểm soát tốt: tìm hiểu rõ vấn đề và xử sự đúng đắn [1; 1,8]. B. Không quan tâm/né tránh, không trực tiếp xử lí/ sao cũng được [1,8; 2,6]. C. Chỉ trích, tỏ rõ thái độ không hài lòng [2,6; 3,4]. D. Bực bội, đáp trả ngay lập tức [3,4; 4,2]. E. Phản ứng mạnh mẽ, gay gắt [4,2; 5]. Sau chương trình thử nghiệm, kết quả chúng tôi nhận được như sau: Biểu đồ 1. Kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính của học sinh THCS Hà Nội Qua bảng số liệu về kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính, chúng tôi nhận thấy: có 50,5% học sinh ở Đống Đa có kĩ năng xử lí ở mức độ A, là mức độ kiểm soát tốt; mức độ này ở học sinh Ứng Hòa khiêm tốn hơn, dừng lại ở 33,7% số học sinh. Điểm tương đồng giữa hai địa bàn là số lượng học sinh theo các mức độ kiểm soát kém hơn thì giảm dần, thấp nhất ở mức E: Phản ứng mạnh mẽ, gay gắt (ở Đống Đa là 3,7% còn ở Ứng Hòa là 8,9% cho mức độ này). Quan sát bảng số liệu theo lát cắt ngang, chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng về số lượng 100 Phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính cho học sinh trung học cơ sở học sinh ở các mức xử lí hung tính kém hơn, giữa các khối lớp và giữa hai giới ở cả hai địa bàn sự chênh lệch về % số học sinh ở từng mức độ là không quá lớn và giảm theo mức độ xử lí kém dần. Mức độ xử lí kém nhất (mức E) chiếm số lượng học sinh ít nhất. Về trung bình tổng thể, chúng tôi đánh giá khối lớp 6 của Đống Đa có kĩ năng xử lí hành vi hung tính tốt nhất, với ĐTB =1,46 thuộc khoảng[1; 1,8] của mức độ A, kiểm soát tốt hành vi (tìm hiểu rõ vấn đề và xử sự đúng đắn). Theo giới tính thì học sinh nữ ở Đống Đa có kĩ năng xử lí hành vi hung tính tốt hơn cà, với ĐTB nhỏ nhất đạt 1,82 điểm. Tuy nhiên, cùng với các tiêu chí còn lại sẽ được xếp vào kĩ năng xử lí ở mức trung bình (các tiêu chí còn lại có ĐTB chạy từ 1,81→2,55, thuộc khoảng [1,8; 2,6] (Không quan tâm/né tránh, không trực tiếp xử lí/ sao cũng được.) Kết quả thực nghiệm chương trình sẽ được chúng tôi tiếp tục công bố tại các nghiên cứu tiếp theo. 3. Kết luận Như vậy, theo quan điểm của chúng tôi, các chương trình can thiệp cấp độ trường học và cấp độ cá nhân, như chương trình giúp học sinh phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính sẽ có hiệu quả thực tiễn tích cực và lâu dài trong việc giảm thiểu những biểu hiện hành vi hung tính này ở trẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Vân Anh, 2013. Giải pháp ngăn ngừa các hành vi bạo lực ở học sinh THPT. Đề tài khoa học cấp Bộ 2011-37-03NV. [2] Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10, 1992. Tổ chức Y tế Thế giới, Genneva. [3] Nguyễn Văn Tường, 2013. Yếu tố nguy cơ dẫn đến bạo lực học đường. Tạp chí Giáo dục số 45, tháng 2/2013. [4] Nguyễn Đắc Thanh, 2013. Phân loại bạo lực học đường giữa học sinh và học sinh bậc trung học hiện nay. Tạp chí Giáo dục, Số 310, tr.27-32. [5] Trần Quốc Thành, 2009. Các biểu hiện của văn hoá học đường ở trường phổ thông, tại Hội thảo toàn quốc, Hội khoa học Tâm lí - Giáo dục Việt Nam, Tiền Giang, tr.39-43. [6] Nguyễn Đức Sơn, Trần Quốc Thành, 2011. Tâm lí học xã hội. Nxb Đại học Sư phạm. [7] www.vi.wikipedia.org. ABSTRACT Teaching Secondary School students how not to be violent School violence and violent actions are now an international issue. Programs meant to limit the violence have been implemented by social organizations and ministries of education but they have not resulted in a reduction of violent behavior by students. In this article, the author examines an intervention program – ‘Developing the ability to control violent behavior among students to create friendly schools with positive students. Keywords: Violent act, skills to control aggressive behavior, secondary school. 101
File đính kèm:
- phat_trien_ki_nang_kiem_soat_hanh_vi_hung_tinh_cho_hoc_sinh.pdf