Phát triển năng lực giao tiếp của người học và việc áp dụng vào dạy ngoại ngữ

Tóm tắt

Trong hoạt động giảng dạy ngoại ngữ, ngoài những yêu cầu về xác định nội dung, phương pháp,

phương tiện dạy học một cách chính xác, linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả thì việc xác định năng

lực của người học và khai thác các yếu tố liên quan đển phát triển năng lực người học cũng ngày

càng được chú trọng. Trong một tổ hợp các năng lực ảnh hưởng đến hiệu quả của người học, năng

lực giao tiếp luôn là một năng lực quan trọng cần được các nhà giáo học pháp cũng như giáo viên

giảng dạy ngoại ngữ quan tâm đặc biệt. Hiểu được bản chất của các năng lực cần cung cấp cho

người học, các nhà sư phạm có thể chủ động đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất

lượng của dạy và học ngoại ngữ.

pdf 8 trang yennguyen 4960
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển năng lực giao tiếp của người học và việc áp dụng vào dạy ngoại ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển năng lực giao tiếp của người học và việc áp dụng vào dạy ngoại ngữ

Phát triển năng lực giao tiếp của người học và việc áp dụng vào dạy ngoại ngữ
GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
114 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 77 (11/2015)
1. Đặt vấn đề
Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa 
nhanh như hiện nay, ngoại ngữ có vai trò là một 
cầu nối vô cùng quan trọng để các nước xích 
gần với nhau, giúp cho các hoạt động trao đổi 
văn hóa và đặc biệt là kinh tế được thuận lợi. 
Thấy rõ được tầm quan trọng đó, Chính phủ đã 
nhanh chóng đưa ra các chính sách quốc gia 
về ngoại ngữ phù hợp với tình hình đất nước 
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Nổi 
bật nhất là “Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020” 
nhằm mục tiêu đến năm 2020, đa số thanh 
niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng 
và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng 
độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập làm việc 
trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa 
văn hóa. Chính vì thế việc dạy và học ngoại 
ngữ đã có được môi trường rất thuận lợi để 
phát triển. Để nâng cao hiệu quả của việc dạy 
và học ngoại ngữ hiện nay, các nhà giáo học 
pháp đã áp dụng rất phong phú các phương 
pháp và đường hướng dạy học khác nhau, 
Tóm tắt 
Trong hoạt động giảng dạy ngoại ngữ, ngoài những yêu cầu về xác định nội dung, phương pháp, 
phương tiện dạy học một cách chính xác, linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả thì việc xác định năng 
lực của người học và khai thác các yếu tố liên quan đển phát triển năng lực người học cũng ngày 
càng được chú trọng. Trong một tổ hợp các năng lực ảnh hưởng đến hiệu quả của người học, năng 
lực giao tiếp luôn là một năng lực quan trọng cần được các nhà giáo học pháp cũng như giáo viên 
giảng dạy ngoại ngữ quan tâm đặc biệt. Hiểu được bản chất của các năng lực cần cung cấp cho 
người học, các nhà sư phạm có thể chủ động đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất 
lượng của dạy và học ngoại ngữ.
Từ khóa: dạy ngoại ngữ, học ngoại ngữ, giao tiếp, năng lực, kỹ năng
Mã số: 191.071015. Ngày nhận bài: 07/10/2015. Ngày hoàn thành biên tập: 16/10/2015. Ngày duyệt đăng: 05/10/2015.
Summary 
 Today, in foreign language teaching, in order to improve efficiency, not only the content, methods 
and means of teaching are required for determining accurately and flexible, but also the learner’s 
competence and all its factors related in order to developing this one are increasingly focused on. 
In all composants of this competence, communicative competence is always considered the most 
important facteur, in wich foreign language teachers have to interest specially. Once all elements of 
this competence are holded, the teacher can proactively take appropriate measures to improve the 
quality of teaching and learning languages.
Key words: foreign language teaching, language learning, communication, competence, skills. 
Paper No.191.071015. Date of receipt: 07/10/2015. Date of revision: 16/10/2015. Date of approval: 05/10/2015.
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CỦA 
NGƯỜI HỌC VÀ VIỆC ÁP DỤNG VÀO DẠY NGOẠI NGỮ
Đinh Ngọc Lâm*
* TS, Trường Đại học Ngoại thương; Email: ngoclam.fr@ftu.edu.vn
GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
115Taïp chí KIN H TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 77 (11/2015)
trong đó, hiện nay, phần đông trong số họ đang 
nghiêng về đường hướng phát triển theo năng 
lực người học. Nhằm tìm hiểu sâu hơn phương 
hướng dạy học này, chúng tôi hướng tập trung 
vào xem xét các khái niệm và yêu cầu cơ bản 
liên quan đến năng lực người học ngoại ngữ. 
Từ đó, rút ra các biện pháp nhằm cải tiến việc 
dạy và học ngoại ngữ hiện nay. 
2. Tổng quan về năng lực giao tiếp
2.1. Khái niệm năng lực
Khái niệm về năng lực dù được nhiều học 
giả đề cập đến nhưng cho đến nay việc thống 
nhất một định nghĩa về kỹ năng vẫn là một điều 
khó khăn nhất là trong lĩnh vực ngôn ngữ và 
giao tiếp. Ngay từ những năm 1965, Noam 
Chomsky đã phân biệt “năng lực” và “hành 
vi” ngôn ngữ theo đó “năng lực là một sự tiềm 
tàng được hiện thực hóa thông qua lời nói hoặc 
chữ viết để tạo nên hành vi”. Điều này được 
thể hiện rõ trong từ điển Robert: “năng lực là 
một hệ thống được tạo nên bởi các nguyên tắc 
và các yếu tố vận dụng các nguyên tắc này, 
được kết hợp bởi người dùng một ngôn ngữ tự 
nhiên cho phép tạo ra một số lượng không giới 
hạn các câu đúng ngữ pháp của ngôn ngữ này 
và cho phép hiểu những câu chưa từng nghe 
thấy”. Như vậy, dưới cái nhìn ngôn ngữ học, 
Chomsky cho rằng năng lực là một thứ sẵn có 
của chủ thể với tri thức mang tính hình thức của 
các cấu trúc ngữ pháp tồn tại độc lập ngoài ngữ 
cảnh hay các giá trị ngữ dụng liên quan, và như 
vậy chỉ nằm ở mức độ thành lập câu. Chính 
vì thế, đối với Chomsky, năng lực không phải 
là đối tượng của quá trình học mà nó có được 
dựa trên quá trình chín muồi của bộ não (Dolz, 
Pasquier et Bronckart, 1993 : 23-24). 
Đặt trên quan điểm chung về năng lực trong 
giảng dạy các môn học phổ thông, Christian 
DELORY cho rằng năng lực là “tập hợp đầy 
đủ các kiến thức, kỹ năng làm việc, kỹ năng 
sống giúp thích nghi, giải quyết vấn đề và 
thực hiện dự án trong một tình huống nào đó” 
(Christian DELORY, 2000). Khái niệm này 
cho chúng ta thấy đầy đủ hơn về các yếu tố 
cấu thành “năng lực”. Như vậy, năng lực trước 
tiên là một tập hợp của các yếu tố “kiến thức” 
và “kỹ năng” để thực hiện một việc gì đó (giải 
quyết vấn đề hay thực hiện dự án) nhưng phải 
đặt trong một “tình huống” cụ thể. Khái niệm 
này đưa ra có tính bao hàm đầy đủ các yếu tố 
cấu thành đối tượng của việc học, dạy trong 
trường học. 
 Tập trung cụ thể hơn về việc dạy và học 
ngoại ngữ, các tác giả của Khung quy chiếu 
chung các ngôn ngữ Châu Âu nêu rõ: “năng 
lực là tập hợp các kiến thức, kỹ năng và nền 
tảng sẵn có cho hành động”. Khái niệm này 
nêu lên được các yếu tố cấu thành của năng 
lực bao gồm các “kiến thức”, “kỹ năng” và cả 
những “nền tảng sẵn có” cho phép thực hiện 
một hành động nào đó. Như vậy, khái niệm 
này đề cập đến các yếu tố cần phải tích lũy 
và những yếu tố đã được tích lũy của chủ thể 
người học nhằm vận dụng trong một hành 
động cụ thể nào đó. Khái niệm này phù hợp 
với việc dạy và học ngoại ngữ khi coi người 
học là một chủ thể có yếu tố xã hội, có tính 
đến những vốn sẵn có về các mặt văn hóa, xã 
hội cũng như là kinh nghiệm cá nhân tích lũy 
được trong cuộc sống. 
2.2. Vấn đề năng lực giao tiếp
Trong quá trình giảng dạy và học ngoại ngữ, 
yếu tố năng lực giao tiếp cần được quan tâm 
xứng đáng, cần được coi là vấn đề trọng tâm 
trong việc nghiên cứu cũng như phát triển nhằm 
cải tiến tốt hơn hoạt động dạy của giáo viên và 
hoạt động học của người học ngoại ngữ. 
Khái niệm về năng lực giao tiếp lần đầu 
được xuất hiện trong những năm 1970 khi 
nhà ngôn ngữ học Hymes phân biệt hai loại 
GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
116 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 77 (11/2015)
năng lực: “năng lực ngữ pháp” và “năng lực 
sử dụng”. Theo Hymes, “năng lực sử dụng” là 
khả năng vận dụng các “năng lực ngữ pháp” 
nhằm đảm bảo các phát ngôn phù hợp với các 
tình huống cụ thể. Từ đó, khái niệm “năng lực 
giao tiếp” được hình thành để chỉ việc sử dụng 
hiệu quả ngôn ngữ trong một tình huống xã 
hội cụ thể. 
Đối với A. Abbou, năng lực giao tiếp được 
xem xét dưới góc độ xã hội nhiều hơn là ngôn 
ngữ. Theo Abbou, năng lực giao tiếp của một 
người nào đó là “tổng hợp năng lực vốn có 
và các khả năng thực hiện được hệ thống tiếp 
nhận và diễn giải các tín hiệu xã hội có được 
theo đúng như tập hợp các chỉ dẫn và quy 
trình đã được xây dựng và phát triển để tạo ra 
trong một tình huống xã hội các hành xử phù 
hợp với việc xem xét các dự định của mình”. 
Dưới góc nhìn ngôn ngữ học của mình, 
Beautier – Casting lại cho rằng năng lực giao 
tiếp là “năng lực vốn có của người nói để hiểu 
một tình huống trao đổi ngôn ngữ và trả lời 
một cách thích hợp, bằng ngôn ngữ hay không 
bằng ngôn ngữ. Hiểu ở đây đồng nghĩa với 
việc đối chiếu một ngữ nghĩa không chỉ dưới 
hình thức quy chiếu, nghĩa học, nội dung của 
thông điệp, mà còn rất có thể là một hành 
vi, hoạt động tại lời và bởi lời có chủ đích” 
(Beautier-Casting, 1983). Có thể nói tác giả 
đề cao các vấn đề ngữ dụng khi đưa ra quan 
điểm của mình về năng lực giao tiếp. 
Áp dụng cụ thể vào việc giảng dạy ngoại 
ngữ, các tác giả của Khung quy chiếu chung 
các ngôn ngữ Châu Âu cho rằng năng lực giao 
tiếp là khả năng của một cá nhân nói chung 
và người học nói riêng thực hiện một hành 
động nào đó, ở đây là hành động giao tiếp 
trong ngôn ngữ cần học. Nói một cách chi tiết 
hơn, năng lực giao tiếp của người học được 
thể hiện khi “người học vận hành các năng lực 
sẵn có trong các ngữ cảnh và điều kiện khác 
nhau theo các yêu cầu nhằm thực hiện các hoạt 
động ngôn ngữ cho phép xử lý (trong việc tiếp 
nhận và diễn đạt) các văn bản theo các chủ 
đề trong một lĩnh vực cụ thể có vận dụng các 
chiến lược phù hợp nhất để hoàn thành nhiệm 
vụ được giao” (Daniel Coste et al, 2010). Như 
vậy, các tác giả của Khung quy chiếu này đã 
thể hiện rõ quan điểm của họ về việc dạy và 
học ngôn ngữ khi nhấn mạnh vào người học, 
vào khả năng vận hành ngôn ngữ một cách 
phù hợp của người học trong tình huống cụ 
thể và với hoạt động học chủ yếu là các nhiệm 
vụ cụ thể được giao. Chúng tôi cho răng đây 
là một định nghĩa rất hữu ích và sát với thực tế 
của hoạt động dạy và học ngoại ngữ. 
Tóm lại, trong quá trình giảng dạy ngôn 
ngữ, để đạt được năng lực giao tiếp, người 
học cần phải nắm bắt được nhiều yếu tố khác 
ngoài các kiến thức ngôn ngữ thuần túy để 
diễn đạt được ngôn ngữ mà mình học cho phù 
hợp trong các hoàn cảnh cụ thể. 
2.3. Cấu trúc của năng lực giao tiếp
Việc phân định các thành phần khác nhau 
của năng lực giao tiếp cũng rất đa dạng ở các 
tác giả khác nhau. 
Theo Daniel Coste, năng lực giao tiếp bao 
gồm bốn thành phần: 
- Thành phần làm chủ ngôn ngữ gồm các 
kiến thức ngôn ngữ, các kỹ năng liên quan đến 
sự vận hành của ngôn ngữ với tư cách là một 
hệ thống cho phép thực hiện các phát ngôn;
- Thành phần làm chủ văn bản gồm các 
kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng liên quan đến 
diễn ngôn, các thông điệp với tư cách là một 
chuỗi tổ chức phát ngôn;
- Thành phần làm chủ các yếu tố về phong 
tục gồm các kiến thức, kỹ năng liên quan đến 
tập quán, chiến lược, cách điều chỉnh trong 
trao đổi liên nhân theo đúng địa vị, vai vế và ý 
định của những người tham gia giao tiếp;
GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
117Taïp chí KIN H TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 77 (11/2015)
- Thành phần làm chủ tình huống bao gồm 
các kiến thức và kỹ năng liên quan đến các 
yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến cộng 
đồng và sự lựa chọn của người sử dụng ngôn 
ngữ trong một hoàn cảnh cụ thể. 
Tuy nhiên, thiên về góc độ nội lực cá nhân 
cần vận dụng trong giao tiếp, A. Abbou đã đề 
xuất cấu trúc năm yếu tố của năng lực giao 
tiếp, bao gồm: năng lực ngôn ngữ, năng lực 
văn hóa-xã hội, năng lực logic, năng lực 
lập luận và ký hiệu học. Cụ thể như sau (A. 
Abbou, 1980: 15): 
- Năng lực ngôn ngữ, Abbou cho rằng nó 
bao gồm các năng lực bẩm sinh và khả năng 
sử dụng ngôn ngữ mà chủ thể người nói có 
được để tiếp nhận và diễn đạt các phát ngôn 
của người khác và đưa ra các phát ngôn để 
người khác có thể tiếp nhận và diễn đạt lại 
được. Như vậy, năng lực này bao gồm các 
mặt thuần túy ngôn ngữ, diễn ngôn (chuyển từ 
câu sang lời nói) và các tình thái (tu từ). Năng 
lực này được thể hiện dưới nhiều cấp độ, tức 
là theo số lượng và sự phức tạp của các phát 
ngôn và các mẫu được tiếp nhận và phát ra. 
- Năng lực văn hóa-xã hội bao gồm các 
năng lực bẩm sinh và khả năng sử dụng ngôn 
ngữ mà chủ thể người nói có được để kết nối 
các tình huống, sự kiện, hành vi, ứng xử với 
các mã hóa xã hội và hệ quy chiếu (hệ thống 
các quan niệm điều chỉnh việc tổ chức các tập 
quán về khoa học và xã hội). Giống như năng 
lực ngôn ngữ, năng lực này cũng được hình 
thành theo từng cấp độ. 
- Năng lực logic chỉ các năng lực bẩm sinh 
và khả năng để tạo ra tập hợp các diễn ngôn có 
thể diễn đạt được, liên kết với các biểu trưng 
và phạm trù thực tế và phân biệt các cơ sở khái 
niệm, các phương thức nối kết và bước cụ thể 
để đảm bảo diễn ngôn được thống nhất, tiến 
triển và có hiệu lực. 
- Năng lực lập luận bao gồm các năng lực 
bẩm sinh và khả năng cho phép tạo ra các thao 
tác diễn ngôn theo mối quan hệ giữa cá nhân 
với tổ chức, với tình huống, với nhu cầu, với 
dự định mang tính chiến lược và chiến thuật. 
- Cuối cùng là năng lực tín hiệu học bao 
gồm các năng lực bẩm sinh và khả năng giúp 
cá nhân có được các phương tiện tiếp nhận 
các đặc tính võ đoán, đa hệ thống và nhất là 
dễ thay đổi của tín hiệu diễn tả mang tính xã 
hội và các diễn đạt bằng ngôn ngữ. Đặc biệt, 
năng lực này được cụ thể hóa bằng việc hiểu 
và thực hành các thao tác diễn đạt, giữ và tái 
hiện nghĩa hoặc là để phù hợp với thực tế hoặc 
là khi tưởng tượng có sử dụng ngôn ngữ để thể 
hiện được các dấu hiệu ảo ảnh hoặc ý muốn. 
Cũng cùng quan điểm cấu trúc năm yếu tố, 
nhưng H. Boyer lại tổ chức theo một hướng 
nhìn khác. Theo học giả này, năm yếu tố đó 
bao gồm: 1- Năng lực về tín hiệu hay tín hiệu 
ngôn ngữ; 2- Năng lực về quy chiếu; 3- Năng 
lực về diễn ngôn – văn bản; 4- Năng lực xã hội 
dụng học; 5- Năng lực về tính bản sắc xã hội 
văn hóa (H. Boyer, 1990). Như vậy, theo quan 
điểm này, tất cả các yếu tố cấu thành năng lực 
giao tiếp thể hiện tương đối hoàn chỉnh các 
yếu tố ảnh hưởng đến việc nắm bắt ngôn ngữ 
của một người dùng ngôn ngữ nói chung chứ 
không phải trên quan điểm của người học một 
ngôn ngữ. 
Cuối cùng, chúng tôi thấy các tác giả của 
Khung quy chiếu chung các ngôn ngữ châu 
Âu đưa ra quan điểm hợp lý hơn với cấu trúc 
ba yếu tố của năng lực giao tiếp, bao gồm: 
năng lực ngôn ngữ, năng lực xã hội ngôn ngữ 
và năng lực dụng học. Để hiểu rõ các thành 
phần này của năng lực giao tiếp, chúng ta có 
thể quan sát các miêu tả chi tiết dưới đây trong 
tổng thể các năng lực theo chuẩn Khung quy 
chiếu chung các ngôn ngữ Châu Âu. 
GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
118 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 77 (11/2015)
2.4. Các năng lực theo Khung quy chiếu chung các ngôn ngữ Châu Âu
Các năng lực chung
1. Tri thức
- Tri thức về văn hóa nói chung đề cập đến hình ảnh về thế giới nói chung mà 
con người nhận biết được vì nó gắn bó chặt chẽ với việc diễn đạt bằng ngôn ngữ, 
đó là nền tảng không thể không có của một người học ngôn ngữ. Tri thức này 
được tích lũy từ tiếng mẹ đẻ và tiếp tục được bồi đắp thêm trong quá trình học 
ngôn ngữ mới
- Tri thức về văn hóa-xã hội thực chất là một phương diện của hiểu biết về thế 
giới nhưng những hiểu biết này về xã hội và văn hóa của một cộng đồng sử dụng 
ngôn ngữ mà người học cần học lại là những hiểu biết mang tính chất mới, chưa 
từng có trong kinh nghiệm của người học, ví dụ như những kiến thức về đời 
sống thường nhật; điều kiện sống; các mối quan hệ liên nhân; các giá trị, niềm 
tin và hành vi liên quan đến các phương diện của đời sống xã hội con người; kỹ 
năng sống; các tập tục xã hội
- Ý thức về giao thoa văn hóa nhấn mạnh khía cạnh về sự giống và khác nhau 
giữa hai nền văn hóa mà người học cần phải ý thức khi học một ngôn ngữ
2. Năng lực 
và kỹ 
năng làm 
việc
- Năng lực và kỹ năng thực hành bao gồm các năng lực xã hội, năng lực thực 
hành trong đời sống hằng ngày, năng lực về kỹ thuật và nghề nghiệp và năng lực 
trong hoạt động giải trí
- Năng lực và kỹ năng trong vấn đề giao thoa văn hóa bao gồm các khả năng 
thiết lập và xử lý các mối quan hệ với người của nền văn hóa khác mà người học 
học ngôn ngữ để tránh những hiểu lầm hay xung đột văn hóa khi giao tiếp
3. Kỹ năng 
sống
- Các yếu tố liên quan đến những hành xử trong cuộc sống cá nhân của người 
học ngôn ngữ cũng có những ảnh hưởng đến việc giao tiếp ngôn ngữ, đó là 
những yếu tố tạo nên bản sắc riêng của cá nhân trong các tình huống giao tiếp 
ngôn ngữ như thái độ (sự cởi mở, sẵn lòng tiếp nhận những cái mới của nền văn 
hóa khác); động cơ (mong muốn, nhu cầu giao tiếp); các giá trị thẩm mĩ và đạo 
đức; các tín ngưỡng tôn giáo, ý thức hệ; các nét tính cách cá nhân
4. Kỹ năng 
học
- Những kỹ năng cần có để quan sát, tham gia và nắm bắt các kiến thức mới 
không làm thay đổi kiến thức đã có. Như vậy, năng lực học của người học sẽ 
được phát triển ngay chính trong quá trình học. Để tạo thành kỹ năng này trong 
việc học ngoại ngữ, các yếu tố cơ bản cần có được bao gồm: ý thức về ngôn ngữ 
và về giao tiếp; năng lực ngữ âm; năng lực học và năng lực khám phá
Năng lực giao tiếp ngôn ngữ
1. Năng lực 
ngôn ngữ
- Khi thực hiện các hoạt động ngôn ngữ, người sử dụng ngôn ngữ hay người học 
ngôn ngữ đều phải vận dụng các yếu tố liên quan đến việc tổ chức ngôn ngữ đó, 
cụ thể là các nguyên tắc, quy ước cũng như các thói quen ngôn ngữ để đảm bảo 
cho ngôn ngữ đó vận hành được trong cộng đồng ngôn ngữ. Về cơ bản, năng lực 
ngôn ngữ được hình thành từ năm năng lực chính: năng lực từ vựng; năng lực 
ngữ pháp năng lực ngữ nghĩa; năng lực ngữ âm và năng lực chính tả
GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
119Taïp chí KIN H TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 77 (11/2015)
3. Một vài đề xuất cải tiến việc dạy ngoại 
ngữ dựa trên quan điểm phát triển năng 
lực giao tiếp ở người học. 
Việc dạy và học ngoại ngữ là một quá trình 
có tính xã hội, văn hóa đặc trưng liên quan đến 
cá nhân trong cộng đồng ngôn ngữ. Do vậy, 
bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các yếu tố đơn 
thuần ngôn ngữ, người dạy cần phải trú trọng 
phát triển các yếu tố ngoài ngôn ngữ để người 
học có thể vận dụng một cách phù hợp kiến 
thức về ngôn ngữ được học. Xuất phát từ quan 
điểm có tính tích hợp các yếu tố ảnh hưởng 
đến nắm bắt và sử dụng ngôn ngữ đó, chúng 
ta cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây để 
có thể hiểu đúng và vận dụng trong quá trình 
đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ. 
3.1. Nắm vững các đặc điểm của người 
học ngoại ngữ.
Người dạy ngoại ngữ cần phải tìm hiểu kỹ 
càng những đặc điểm của người học ngoại 
ngữ để có thể tiến hành thuận lợi quá trình 
giảng dạy của mình. Trước tiên, người dạy 
ngoại ngữ phải xem xét người học với tư cách 
là một cá nhân trong một cộng đồng ngôn 
ngữ, cộng đồng dân cư với đầy đủ các yếu tố 
văn hóa, xã hội của cộng đồng mình vì điều 
này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc nắm bắt ngôn 
ngữ mới của người học. Nếu trong cộng đồng 
của người học đã có những nét văn hóa tương 
đồng với văn hóa của cộng đồng ngôn ngữ cần 
học thì người học sẽ có điều kiện tiếp cận dễ 
dàng hơn bởi họ chỉ việc tiến hành ghi nhớ về 
mặt vỏ ngôn ngữ cho những hiện tượng văn 
hóa đó mà không phải mất thêm thời gian, 
công sức tìm hiểu, ghi nhớ các khía cạnh văn 
hóa mới, đôi khi có thể dẫn đến những hiểu 
nhầm nhất định. 
Ngoài ra, người dạy cũng cần phải có quan 
điểm mềm dẻo, linh động trong việc đánh giá, 
xem xét nhận thức, hoạt động của người học 
một ngôn ngữ mới. Thật vậy, đối với người 
học một ngôn ngữ mới, việc nắm bắt các kiến 
thức kỹ năng ngôn ngữ không phải đều nhau 
ở mọi cá nhân mà ngược lại, nó có tính động 
rất cao, thay đổi ở mỗi cá nhân khác nhau và 
ở mỗi thời điểm khác nhau. Chính vì thế, với 
cùng một ngôn ngữ phải học, trong cùng một 
khoảng thời gian nhất định, có người sẽ học 
rất nhanh một ngôn ngữ, sử dụng được lâu dài 
nhưng có người học rất chậm, diễn đạt bằng 
ngoại ngữ rất khó khăn. 
Đây là một đặc điểm nổi bật của người học, 
phản ánh bản chất của họ dưới góc độ của một 
cá nhân trong một cộng đồng ngôn ngữ khi 
tiếp xúc với một ngôn ngữ mới hay một cộng 
đồng ngôn ngữ mới với một nền văn hóa khác 
biệt. Do vậy, sự tiếp cận ngôn ngữ nhanh hay 
chậm, sự hòa đồng vào một nền văn hóa mới 
dễ hay khó tùy thuộc vào sự cởi mở của từng 
cá nhân, từng điều kiện, hoàn cảnh thực tế 
hoặc do người dạy tạo ra. 
2. Năng lực 
xã hội ngôn 
ngữ
- Các kiến thức và kỹ năng cần có để có thể sử dụng ngôn ngữ phù hợp về khía 
cạnh xã hội. Để thể hiện được năng lực đó, người học phải nắm bắt và vận dụng 
được các vấn đề về: quan hệ xã hội trong ngôn ngữ, các nguyên tắc thể hiện phép 
lịch sự trong giao tiếp xã hội, thành ngữ, tục ngữ, cấp độ ngôn ngữ, phương ngữ
3. Năng lực 
dụng học
- Năng lực này thể hiện ở kiến thức về các nguyên tắc tạo lập các thông điệp có 
thể được chấp nhận trong giao tiếp, bao gồm: năng lực diễn ngôn, năng lực thể 
hiện chức năng giao tiếp và năng lực tiếp nhận theo sơ đồ tương tác và truyền 
tác giữa các cá nhân khi giao tiếp
GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
120 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 77 (11/2015)
3.2. Hiểu rõ về bản chất của hoạt đông 
học ngoại ngữ
Trước khi tiến hành dạy một ngoại ngữ, 
việc rất quan trọng mà người dạy cần phải 
thực hiện đó là tìm hiểu, phân tích, nắm rõ 
bản chất của hoạt động học ngoại ngữ bởi đây 
là một hoạt động đặc thù, mang tính khác biệt 
với các hoạt động học khác. 
Như vậy, người dạy cần phải hiểu rằng 
hoạt động học ngoại ngữ trước tiên phải là 
một hoạt động mang tính giao tiếp, xã hội, 
đòi hỏi phải có sự chuẩn bị mọi mặt về các 
kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ 
nhằm đặt người học vào trong một tình huống 
giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp xã hội với các cá 
nhân thuộc cộng đồng mình cùng học ngoại 
ngữ hoặc với cá nhân thuộc cộng đồng của 
ngôn ngữ cần học. 
Chính vì thế, việc học cũng như việc luyện 
tập ngoại ngữ cũng phải đặt trong những tình 
huống có nhu cầu giao tiếp chứ không phải là 
hoạt động ghi nhớ đơn thuần các kiến thức về 
ngôn ngữ như trong hoạt động học các môn 
học khác. 
Áp dụng phương hướng giảng dạy thông 
qua hoạt động phân công nhiệm vụ trong học 
ngoại ngữ
Để tổ chức tốt hơn hoạt động của người 
học ngoại ngữ, giáo viên cần phải áp dụng 
đường hướng mới trong giảng dạy ngoại ngữ, 
đó là việc dạy học dựa trên sự phân công 
nhiệm vụ cụ thể cho người học. Tức là, trong 
mỗi tình huống cụ thể của việc học ngoại ngữ, 
giáo viên sẽ phân vai cho người học thực hiện 
một phần hay toàn phần một công việc đưa 
ra nhằm tăng cường khả năng lĩnh hội và vận 
dụng kiến thức lĩnh hội được của người học 
cho một tình huống giao tiếp xã hội ngôn ngữ. 
Thực hiện việc phân công cụ thể cho người 
học đảm nhận một vị trí nhất định của một vai 
trong tình huống giao tiếp sẽ giúp họ hiểu và 
thực hành một cách dễ dàng kiến thức ngôn 
ngữ học được trong giao tiếp thụ động, bắt 
trước trên lớp và thuận lợi cho việc áp dụng 
vào các tình huống giao tiếp thực tế với người 
bản ngữ. 
3.3. Hiểu và đánh giá đúng vai trò các 
thành tố của năng lực giao tiếp ở người học. 
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, năng lực 
giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong giảng 
dạy ngoại ngữ. Năng lực này được hình thành 
từ tập hợp các năng lực thành phần liên quan 
đến giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp văn hóa, giao 
tiếp xã hội và các yếu tố phi ngôn ngữ khác. 
Do đó, người dạy cần phải xác định được 
đầy đủ các thành tố này của năng lực giao 
tiếp, nắm vững những yêu cầu, đòi hỏi để hình 
thành mỗi năng lực thành phần ở người học, 
giúp họ có được điều kiện thuận lợi trong nắm 
bắt ngôn ngữ và vận dụng nó trong những tình 
huống giao tiếp cụ thể. 
Ngoài ra, người dạy cũng cần phải xác định 
các năng lực thành phần trọng tâm trong cấu 
phần các năng lực giao tiếp cho phù hợp với 
mỗi đối tượng người học và với mỗi cấp độ 
phát triển năng lực ngôn ngữ của họ để có các 
biện pháp cụ thể tập trung nâng cao cả về khối 
lượng kiến thức, kỹ năng và chất lượng nắm 
bắt chúng, nhằm hình thành vững chắc năng 
lực trọng tâm cần thiết ở người học. Ví dụ như 
ở giai đoạn đầu của việc học ngoại ngữ, người 
học có thể đưa cấu phần năng lực ngôn ngữ 
làm trọng tâm vì đây là năng lực rất cần thiết 
cho việc thiết lập kiến thức nền tảng về ngôn 
ngữ ở người học. Tuy nhiên, giáo viên cũng 
không nên bỏ qua việc phát triển các năng 
lực chung khác về văn hóa giao tiếp hay xã 
hội giao tiếp ngoại ngữ đó ở người học vì đây 
cũng là những yếu tố mang tính định hướng 
GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
121Taïp chí KIN H TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 77 (11/2015)
cho việc sử dụng đúng ngôn ngữ ở các tình 
huống giao tiếp thực tế. 
4. Kết luận
Dạy và học một ngôn ngữ chính là một hoạt 
động truyền đạt và tái tạo lại một nền văn hóa, 
xã hội ẩn sau lớp vỏ ngôn ngữ. Người học ở 
đây được đặt ở cương vị là một chủ thể mang 
tính văn hóa, xã hội của một cộng đồng ngôn 
ngữ. Do đó, người học ngôn ngữ cũng chịu 
sự chi phối bởi đầy đủ các yếu tố về cá nhân, 
xã hội, đặc biệt là những vấn đề văn hóa giữa 
hai cộng đồng ngôn ngữ khác nhau. Chính vì 
vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại 
ngữ, trước hết, người dạy phải hiểu được các 
cấu phần của năng lực giao tiếp ở người học, 
xác định chính xác, cụ thể các năng lực trọng 
tâm, các năng lực bổ sung tương ứng với mỗi 
tình huống cụ thể, mỗi cấp độ tiếp nhận ngôn 
ngữ khác nhau ở người học. Ngoài ra, người 
học cũng nên phân tích cụ thể tình huống học, 
biết cách phân vai, phân nhiệm vụ cụ thể cho 
người học để họ tham gia trực tiếp vào việc 
giao tiếp ngoại ngữ trong những tình huống 
giả định và tiến tới là các tình huống thực tế 
ngôn ngữ với đầy đủ đặc điểm về ngôn ngữ, 
văn hóa, xã hội của cộng đồng ngôn ngữ mà 
người học tiếp cận.q 
Tài liệu tham khảo
1. Abbou, A., 1980, « La didactique de la 3è génération. Des hypothèses aux projets et 
Approche ethnométhodologique des échanges langagiers. En situation de face à face » , 
Etude de linguistique appliquée, n° 37, Jan-mars. 
2. Bautier-Castaing, E., 1983, « La compétence de communication peut-elle faire l’objet 
d’un enseignement ? », Repères, n° 61.
3. BOYER, Henri et Guy LOCHARD, 1998, La communication médiatique, Seuil, Paris. 
4. Christian Delory, 2000 L’évaluation des compétences dans l’enseignement fondamental. 
De quoi parle-t-on ?, Évaluation des compétences chez l’apprenant – Pratique, méthodes 
et fondements, Presse universitaire de Louvain.
5. Conseil de l’Europe, 2010, Cadre européen commun de référence pour les langues, 
Didier.
6. Daniel Coste et al., 1976, Un niveau seuil, Hatier, 1976
7. Dolz, Pasquier et Bronckart, 1993, « L’acquisition des discours : Emergence d’une 
compétence ou apprentissage de capacités langagières diverses ? », Etudes de linguistique 
appliquée, n°92.
8. Hymes, D., 1992, Vers la compétence de communication, Didier.
9. MOIRAND, S., 1990, Enseigner à communiquer en langue étrangère, Hachette, Paris.
10. PUREN, C., 1998, Se former en didactique des langues, Ellipses, Paris. 
11. WIDDOWSON, H. G., 1991, Une approche communicative de l’enseignement des 
langues, Crédif / Hatier, Paris.

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nang_luc_giao_tiep_cua_nguoi_hoc_va_viec_ap_dung.pdf