Phương pháp xác định các chỉ tiêu tài chính trong hợp đồng mua bán hàng trả góp

Tóm tắt: trong bài báo này tác giả trình bày kinh nghiệm cũng như thuật toán xác định các

chỉ tiêu tài chính trong hợp đồng mua bán trả góp với sự trợ giúp của phần mềm Microsoft

Excel.

pdf 7 trang yennguyen 6480
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp xác định các chỉ tiêu tài chính trong hợp đồng mua bán hàng trả góp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp xác định các chỉ tiêu tài chính trong hợp đồng mua bán hàng trả góp

Phương pháp xác định các chỉ tiêu tài chính trong hợp đồng mua bán hàng trả góp
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 89 
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 
TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG TRẢ GÓP 
 ThS. Hoàng Văn Cương 
Phó Khoa Kinh tế, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 
Tóm tắt: trong bài báo này tác giả trình bày kinh nghiệm cũng như thuật toán xác định các 
chỉ tiêu tài chính trong hợp đồng mua bán trả góp với sự trợ giúp của phần mềm Microsoft 
Excel. 
Từ khóa: chỉ tiêu tài chính; trả góp; excel 
Có bài toán đặt ra: Tại Doanh nghiệp 
thương mại Như Thảo chuyên kinh doanh xe 
ô tô, xe gắn máy của các hãng SUSUKI, 
YAMAHA, HONDA, SYM, KIA . Có 
bán hàng theo phương thức trả góp. 
Bán hàng theo phương thức trả góp 
được hiểu là khi người bán giao hàng cho 
người mua thì lượng hàng chuyển giao được 
xác định là tiêu thụ. Khi nhận được hàng 
khách hàng sẽ thanh toán ngay một phần tiền 
mua hàng để được nhận hàng, số tiền trả lần 
đầu nhiều hay ít là do thoả thuận giữa bên 
bán, bên mua. Phần còn lại sẽ được trả dần 
trong một khoảng thời gian nhất định và 
người mua phải chịu một khoản lãi suất trả 
góp được thoả thuận trong hợp đồng. Có thể 
nói hình thức bán hàng trả góp rất thông dụng 
đối với những mặt hàng có giá trị cao (Xe 
máy, xe ôtô, nhà) và khách hàng là người 
có thu nhập ổn định. Do người mua không có 
khả năng hoặc không muốn chi trả một lần 
mà muốn chi trả trong nhiều kỳ và chấp nhận 
một mức lãi suất trả góp nhất định. 
Với đặc trưng của phương thức bán 
hàng trả góp kế toán của công ty Như Thảo 
luôn luôn phải đối mặt với rất nhiều các hợp 
đồng mua bán trả góp phát sinh trong tháng 
hoặc trong một ngày :Ví dụ Hợp đồng số 
001 khách hàng Hoàng Anh mua xe máy 
JUPITER số tiền trả góp 20 triệu, lãi suất trả 
góp 1,2%/tháng, thời hạn trả 2 năm (24 
tháng) hoặc Hợp đồng số 002 khách hàng 
Công ty A mua xe Ford số tiền trả góp là 
300 triệu, lãi suất trả góp là 1%/tháng, thời 
hạn trả là 4 năm (48 tháng)  và rất nhiều 
các hợp đồng mua bán hàng hoá trả góp 
khác tương tự như thế xuất hiện tại công ty. 
Hầu hết các hợp đồng mua bán hàng trả góp 
phát sinh tại công ty, kế toán của công ty đều 
phải trả lời các câu hỏi quan trọng tương tự 
nhau là: 
Thứ nhất: Với khoản nợ trả góp, thời gian 
và lãi suất trả góp quy định trong hợp đồng 
thì đều đặn hàng tháng (quý, năm) khách 
hàng sẽ phải chi trả cho công ty 1 khoản tiền 
là bao nhiêu (gồm cả gốc và lãi) để khi kết 
thúc thời hạn trả góp là vừa hết nợ gốc và lãi 
trả góp? 
Thứ hai: Số tiền mà khách hàng trả đều đặn 
hàng tháng (quý, năm) gồm cả gốc và lãi cho 
khoản nợ trả góp thì bao nhiêu trong số đó 
được dùng để trả nợ gốc và bao nhiêu trong 
số đó được dùng để trả lãi trả góp? 
Trả lời các câu hỏi trên về phía kế 
toán doanh nghiệp bán trả góp sẽ có cơ sở 
để xác định giá bán hàng trả góp, số tiền cần 
phải thu của khách hàng đều đặn hàng tháng 
(quý, năm) trong suốt thời hạn trả góp. Đồng 
thời có cơ sở xác định số tiền ghi giảm nợ 
cho khách hàng và số tiền ghi tăng doanh thu 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 90 
hoạt động tài chính về tiền lãi bán hàng trả 
góp trong định khoản kế toán 
Nợ TK111, 112 . 
Có TK131 .. 
Có TK515 
Trả lời các câu hỏi trên về phía khách 
hàng mua trả góp (cá nhân tiêu dùng hoặc 
doanh nghiệp) sẽ có cơ sở để đưa ra quyết 
định là có nên mua bằng phương thức trả 
góp hay huy động nguồn vốn khác có lãi 
suất rẻ hơn để tài trợ mua. Đồng thời khi xác 
định được số tiền phải trả đều đặn hàng 
tháng (quý, năm) cho khoản nợ trả góp thì 
khách hàng có thể xem xét khả năng tài 
chính của mình có đủ khả năng chi trả theo 
quy định của hợp đồng không để ra quyết 
định mua. Bên cạnh đó kế toán của khách 
hàng là doanh nghiệp cũng xác định được 
trong số tiền chi trả đều đặn từng kỳ gồm cả 
gốc và lãi thì được ghi nhận giảm công nợ 
phải trả là bao nhiêu, và ghi nhận tăng chi 
phí tài chính của lãi trả góp là bao nhiêu 
trong định khoản kế toán: 
Nợ TK331 . 
Nợ TK635 .. 
Có TK111, 112  
Để giúp kế toán của các doanh nghiệp 
bán hàng, mua hàng trong hợp đồng mua 
bán hàng trả góp trả lời các câu hỏi trên. Để 
ra quyết định mua bán hợp lý nhất và ghi 
nhận doanh thu, chi phí công nợ, tài sản phải 
thu, phải trả đúng quy định của chế độ kế 
toán tài chính hiện hành. Bài viết này người 
viết tập trung trang bị những công cụ để trả 
lời các câu hỏi trên từ công cụ giản đơn đến 
áp dụng công cụ hiện đại. 
Công cụ thứ nhất: Vận dụng công 
thức giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đều phát 
sinh trong đầu tư được nghiên cứu trong 
môn Quản trị Tài chính Doanh nghiệp để trả 
lời câu hỏi thứ nhất cho kế toán. Giá trị hiện 
tại của chuỗi tiền tệ đều được xác định theo 
công thức sau: 
1 (1 )
n
t
t
APVAn
r 
  = 
  
r
rA n 11
 (1) 
Ứng dụng công thức (1) để trả lời câu 
hỏi thứ nhất đặt ra đối với kế toán của các 
doanh nghiệp thì ta có thể hiểu các chỉ tiêu 
trong công thức (1) trong bài toán trả góp 
như sau: 
 PVAn: Số tiền trả góp của hợp đồng mua 
bán trả góp 
 A: Khoản tiền trả góp bằng nhau từng kỳ 
trong suốt thời hạn trả góp 
 r(%): Lãi suất trả góp thoả thuận 
trong hợp đồng 
 n: Tổng số kỳ trả góp 
Với cách hiểu các chỉ tiêu trong công 
thức (1) như trên kế toán của các doanh 
nghiệp có thể trả lời được câu hỏi thứ nhất 
theo công thức sau: 
 1 1 nA r
P V A n
r
 
r
r
PVAnA n 
)1(1 (2) 
 Việc trả lời câu hỏi thứ nhất được tính 
toán theo công thức (2) trên thì tương đối 
đơn giản vì ta chỉ cần xác định số tiền trả 
góp, lãi suất trả góp, thời gian trả góp, thế 
vào công thức (2) qua một số bước tính toán 
bằng máy tính cầm tay cũng đủ để đưa ra kết 
quả. Nhưng việc trả lời câu hỏi số 2 đặt ra 
bằng việc tính toán thông thường sau khi đã 
biết số tiền trả đều đặn hàng tháng A là vô 
cùng phức tạp và tốn rất nhiều thời gian và 
công sức và độ chính xác lại không cao. Có 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 91 
thể minh chứng qua việc tính toán số liệu tại 
hợp đồng bán hàng trả góp số 001 đã đề 
cập ở trên: số tiền trả góp (PVAn = 20 triệu), 
lãi suất trả góp (r(%) =1,2%/tháng), thời hạn 
trả góp (n = 24 tháng) như sau: 
041.964
%2,1
%)2,11(1
000.000.20
24 
 A 
Số tiền mà khách hàng trả đều đặn 
hàng tháng là 964.041 đồng trong vòng 24 
tháng cho khoản nợ trả 20.000.000 đồng. 
Việc xác số tiền 964.041 đồng khách hàng 
trả từng kỳ bao nhiêu trong số đó được dùng 
để trả nợ gốc và bao nhiêu trong số đó được 
dùng để trả lãi ta có thể tính toán một cách 
phức tạp qua bảng sau: (Số liệu được tính 
cho 3 tháng đầu) 
BẢNG THEO DÕI CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA HỢP ĐỒNG TRẢ GÓP 
Kỳ thanh 
toán 
Số trả 
từng kỳ 
Số dùng 
trả lãi 
Số dùng 
trả nợ gốc 
Số dư 
nợ gốc 
Nợ gốc 20.000.000 
1 964.041 240.000 724.041 19.275.959 
2 964.041 231.312 732.729 18.543.230 
3 964.041 222.519 741.522 17.801.707 
  .. ..  
24 964.041 11.431 952.610 0 
Cộng 23.136.991 3.136.991 20.000.000 
Ghi chú: Số dùng trả lãi từng kỳ = Số dư nợ gốc x Lãi suất trả góp 
 Số dùng trả nợ gốc từng kỳ = Số trả từng kỳ - Số dùng trả lãi từng kỳ 
Qua bảng tính toán ta có thể trả lời phần nào 
được câu hỏi thứ 2 đặt ra ban đầu. Cụ thể 
nhìn vào dòng số 1 của các cột A, B, C, D 
trong tháng thứ nhất khách hàng trả nợ tổng 
số tiền là 964.041 đồng thì trong số đó 
724.041 đồng được dùng để trả nợ gốc và 
240.000 đồng trong số đó được dùng để trả 
lãi, tương tự nhìn vào dòng số 2 của các cột 
A, B, C, D trong tháng thứ 2 khách hàng trả 
nợ tổng số tiền là 964.041 đồng thì trong số 
đó 732.729 đồng được dùng để trả nợ gốc và 
231.312 đồng trong số đó được dùng để trả 
lãi, và tương tự các kỳ sau trong suốt thời 
hạn trả góp ta cũng có thể xác định được các 
chỉ tiêu tài chính liên quan đến trả lời các 
câu hỏi đặt ra trong bài toán trả góp. 
 Việc trả lời các câu hỏi đặt ra ban đầu 
đối với các hợp đồng trả góp bằng công cụ 
thứ nhất tỏ ra không có hiệu quả quá trình 
tính toán rất phức tạp, tốn nhiều thời gian và 
công sức cho người làm kế toán. Đặc biệt 
đối với các doanh nghiệp phát sinh số lượng 
lớn các hợp đồng bán hàng trả góp trong 
tháng hoặc trong ngày thì khối lượng công 
việc đối với những nhân viên làm phần này 
là rất lớn và khó có thể hoàn tất công việc 
một cách nhanh chóng và độ chính xác cao. 
Đứng trước khó khăn của các nhân 
viên kế toán khi ứng dụng công cụ giản đơn 
để trả lời các câu hỏi đặt ra ban đầu cho các 
hợp đồng mua bán hàng trả góp thì 
MICROSOFT EXCEL đã thiết kế sẵn một 
bộ hàm tài chính (Financial) giúp nhân viên 
kế toán có thể nhanh chóng trả lời các câu 
hỏi đặt ra trên một cách chính xác, tiết kiệm 
thời gian và công sức, đó chính là công cụ 
thứ 2 mà người viết muốn giới thiệu trong 
bài viết này. 
 Công cụ thứ hai: Ứng dụng bộ hàm 
tài chính (Financial) của MICROSOFT 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 92 
EXCEL để trả lời các câu hỏi đặt ra cho bài 
toán trả góp. 
 Hàm PMT trong nhóm hàm tài chính 
sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi thứ nhất. Cú 
pháp của hàm PMT được định nghĩa là: 
PMT(rate, nper, pv, fv, type) 
 Hàm IPMT, PPMT trong nhóm hàm 
tài chính sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi thứ 
hai. Trong đó hàm IPMT giúp ta xác định số 
tiền trả nợ từng kỳ bao nhiêu trong số đó 
được dùng để trả lãi trả góp, hàm PPMT 
giúp ta xác định số tiền trả nợ từng kỳ bao 
nhiêu trong số đó được dùng để trả nợ gốc. 
Cú pháp hàm IPMT, PPMT lần lượt được 
định nghĩa là: 
IPMT(rate, per, pv, fv, type) 
PPMT(rate, per, pv, fv, type) 
Trong đó: Rate: Lãi suất trả góp thoả thuận 
trong hợp đồng 
 Nper: Tổng số kỳ trả góp 
 Per: Kỳ trả góp bạn muốn xác định số tiền 
dùng trả lãi hoặc nợ gốc 
 PV : Số tiền trả góp của hợp đồng mua bán 
trả góp 
 FV: Số tiền nhận được thêm khi trả nợ 
xong, đối số này là tuỳ ý và thường lấy giá 
trị 0. 
 Type: Đối số tuỳ ý có thể là 0 hay 1 (giá trị 
0 nếu trả cuối kỳ; giá trị 1 nếu trả đầu kỳ) 
 Để thấy được ưu điểm ứng dụng bộ 
hàm tài chính (Financial) của EXCEL để trả 
lời các chỉ tiêu tài chính cơ bản đặt ra trong 
bài toán tài chính trả góp ta cùng tính toán số 
liệu tại hợp đồng bán hàng trả góp số 001 
đã đề cập ở trên: số tiền trả góp (PVAn = 20 
triệu), lãi suất trả góp (r(%) =1,2%/tháng), 
thời hạn trả góp (n = 24 tháng): 
 Từ Excel\Insert\Funstion\financial\PMT\ 
o Tính toán PMT: =PMT(1,2%, 24, 
20.000.000, 0, 0) = 964.041 
 Từ Excel\Insert\Funstion\financial\IPMT\ 
o Tính toán IPMT tháng trả nợ thứ 1 (per 
= 1): = IPMT(1.2%, 1, 20.000.000, 0, 
0) = 240.000 
o Tính toán IPMT tháng trả nợ thứ 2 (per 
= 2): = IPMT(1.2%, 2, 20.000.000, 0, 
0) = 231.312 
 Từ Excel\Insert\Funstion\financial\PPMT\ 
o Tính toán PPMT tháng trả nợ thứ 1 (per 
= 1): = PPMT(1.2%, 1, 20.000.000, 0, 
0) = 724.041 
o Tính toán PPMT tháng trả nợ thứ 2 (per 
= 2): = PPMT(1.2%, 2, 20.000.000, 0, 
0) = 732.730 
Để có thể ứng dụng bài bản các hàm 
tài chính của EXCEL để trả lời các chỉ tiêu 
tài chính cơ bản đặt ra trong bài toán trả góp 
bạn có thể kết hợp tất cả các hàm PMT, 
PPMT, IPMT để thiết lập một bảng hoàn 
chỉnh theo dõi tất cả các chỉ tiêu tài chính 
qua các kỳ thanh toán trong suốt thời hạn trả 
góp quy định trong hợp đồng gọi tắt là 
“Bảng theo dõi các chỉ tiêu tài chính của 
hợp đồng trả góp”. Bảng này sẽ trình bày 
các thông tin cụ thể cho từng kỳ thanh toán 
bao gồm các thông tin như: Số tiền trả góp 
của hợp đồng; lãi suất trả góp, số kỳ thanh 
toán thoả thuận, khoản tiền thanh toán đều 
đặn hàng kỳ, khoản dùng trả lãi, trả gốc 
trong số tiền trả từng kỳ. 
 Minh hoạ cách dùng kết hợp các hàm 
tài chính nêu trên, chúng ta hãy lập “Bảng 
theo dõi các chỉ tiêu tài chính của hợp 
đồng trả góp”. Bảng chấp nhận 3 biến nhập 
đó là số tiền trả góp của hợp đồng; lãi suất 
trả góp, số kỳ thanh toán thoả thuận. Căn cứ 
vào 3 biến nhập bảng theo dõi hợp đồng trả 
góp sẽ tự động tính toán các số liệu về khoản 
tiền thanh toán đều đặn hàng kỳ, khoản dùng 
trả lãi, trả gốc trong số tiền trả từng kỳ, số 
tiền nợ gốc còn phải trả sau mỗi kỳ, luỹ kế 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 93 
số lãi trả góp qua các kỳ, luỹ kế số tiền đã 
dùng để trả nợ gốc qua các kỳ 
Khi bạn thay đổi 3 biến nhập là số 
tiền trả góp của hợp đồng; lãi suất trả góp, số 
kỳ thanh toán thoả thuận thì tự động các số 
liệu về khoản tiền thanh toán đều đặn hàng 
kỳ, khoản dùng trả lãi, trả gốc trong số tiền 
trả từng kỳ, số tiền nợ gốc còn phải trả sau 
mỗi kỳ, luỹ kế số lãi trả góp qua các kỳ, luỹ 
kế số tiền đã dùng để trả nợ gốc qua các kỳ 
cũng sẽ thay đổi theo. 
Lập Bảng theo dõi các chỉ tiêu tài 
chính của hợp đồng trả góp thật đơn giản 
sau đây người viết sẽ hướng dẫn từng bước 
cách thực hiện cách tạo bảng trên cơ sở ứng 
dụng EXCEL (để đơn giản chúng ta chỉ tạo 
bảng theo dõi trả góp ghi chi tiết cho 10 kỳ 
thanh toán đâu tiên của hợp đồng trả góp số 
001 tại doanh nghiệp Như Thảo, bạn có thể 
mở rộng bảng cho phù hợp với nhu cầu bằng 
cách điền tiếp các công thức chứa số lần 
thanh toán cần thiết). 
Bước 1: Trong trang bảng tính mới, nhập tên 
các “biến nhập” bắt đầu từ ô A1 như hình 
dưới: 
Bước 2: Nhập các cột đề mục bắt đầu từ ô 
A5 như hình sau: 
Bước 3: Kế tiếp là nhập dữ liệu bắt đầu ở cột 
C. Ví dụ, trong ô C1 bạn nhập giá trị của khoản 
trả góp trong hợp đồng trên là: 20.000.000, 
trong ô C2 nhập tổng số kỳ trả góp là: 24 và 
trong ô C3 nhập lãi suất trả góp là: 1,2%. 
Bước 4: Để công thức trong bảng tính được 
dễ hiểu hơn bạn hãy đặt tên ô nhập. Đặt tên 
Ô C1 là “KV”, ô C2 là “SK”, ô C3 là “LS”. 
Muốn đặt tên ô bạn chỉ cần đặt chon chỏ vào 
ô cần đặt tên sau đó vào hộp Name/Define 
trong Memu Inset sau đó nhập tên và nhấn 
Enter. 
Bước 5: Điền vào cột kỳ trả nợ (cột A). 
Nhập giá trị 1 vào ô A6 và 2 vào ô A7. 
Bước 6: Chọn ô A6:A7 và thông qua handle 
điền đầy đến ô A15. Để sử dụng handle điền 
đầy, bạn rà con trỏ lên góc trái dưới đáy ô 
chọn A6:A7. Khi con trỏ biến thành dấu (+). 
Nhấn giữ nút trái chuột và kéo xuống vị trí 
mong muốn. Sau đó thả chuột. 
Bước 7: Điền hàm PPMT để tính toán cột 
“Nợ gốc trả từng kỳ” (cột B). Trong ô B6, 
nhập câu lệnh của hàm PPMT là: 
=PPMT(LS, A6, KV, 0, 0). 
Bước 8: Điền hàm IPMT để tính toán cột “Lãi 
trả từng kỳ” (cột C). Trong ô C6, nhập câu lệnh 
của hàm IPMT là: =IPMT(LS, A6, KV, 0, 0). 
Bước 9: Tuy bạn có thể cộng cột B6 và C6 
để tính toán chỉ tiêu D6 số tiền trả đều nhau 
trên một kỳ. Nhưng chúng ta cũng có thể áp 
dụng hàm tính toán PMT để tính cột này. 
Điền hàm PMT để tính toán cột “số tiền trả 
đều nhau trên một kỳ” (cột D6). Trong ô D6, 
nhập câu lệnh của hàm PMT là: 
=PMT(LS,SK, KV, 0, 0). 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 94 
Bước 10: Trong ô E6 xác định bằng số liệu 
ô B6 của kỳ trả nợ đầu tiên và số liệu ở cột 
này kỳ thanh toán thứ 2 được xác định bằng 
cách lấy số nợ gốc trả tích luỹ kỳ 1, cộng với 
số tiền dùng trả nợ gốc kỳ 2 (E7=E6+B7), và 
các kỳ còn lại được xác định tương tự. 
Bước 11: Trong ô F6 xác định bằng số liệu ô 
C6 của kỳ trả nợ đầu tiên và số liệu ở cột 
này kỳ 2 được xác định bằng cách lấy số lãi 
tích luỹ kỳ 1 cộng với số tiền dùng trả lãi kỳ 
2 (F7=F6+C7), và các kỳ còn lại được xác 
định tương tự. 
Bước 12: Sau cùng bạn điền công thức vừa 
nhập xong xuống hàng mong muốn. Để lập 
“bảng theo dõi các chỉ tiêu tài chính của 
hợp đồng trả góp” trong vòng 10 tháng của 
hợp đồng đặt ra ở trên bạn chọn dãy ô B6:F6 
và bằng handle điền đầy điền dãy ô xuống 
dòng thứ 10 như trong bước 6 đã thực hiện. 
 Hình sau minh hoạ bảng hoàn chỉnh sau 12 bước. 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 95 
Qua bảng theo dõi các chỉ tiêu tài 
chính của hợp đồng trả góp hoàn chỉnh trên 
ta thấy bảng đã trình bày đầy đủ các thông 
tin cụ thể cho từng kỳ thanh toán trong suốt 
thời hạn trả góp bảng bao gồm đầy đủ các 
thông tin như: Số tiền trả góp của hợp đồng; 
lãi suất trả góp, số kỳ thanh toán thoả thuận, 
khoản tiền thanh toán đều đặn hàng kỳ, 
khoản dùng trả lãi, trả gốc trong số tiền trả 
từng kỳ, nợ gốc trả tích luỹ qua các kỳ, lãi 
trả tích lỹ qua các kỳ .Ví dụ nhìn vào dòng 
số 1 của các cột A, B, C, D trong tháng thứ 
nhất khách hàng trả nợ tổng số tiền là 
964.041 đồng thì trong số đó 724.041 đồng 
được dùng để trả nợ gốc và 240.000 đồng 
trong số đó được dùng để trả lãi, tương tự 
các kỳ sau trong suốt thời hạn trả góp ta 
cũng có thể xác định được các chỉ tiêu tài 
chính liên quan đến trả lời các câu hỏi đặt ra 
trong bài toán trả góp. 
 Sau khi lập được bảng theo dõi hợp 
đồng trả góp cho hợp đồng mua hàng trả góp 
số 001 hoàn chỉnh như trên. Kể từ khi đó 
công việc lập các bảng theo dõi các chi tiêu 
tài chính của hợp đồng khác phát sinh thật 
đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện các thao tác 
hướng dẫn sau là đã có ngay một bảng theo 
dõi các chỉ tiêu tài chính của hợp đồng trả 
góp mới: 
Bước 1: Kích chuột phải vào Sheet vừa được 
thiết lập (giả định tên Sheet là HĐ001) sau 
đó kích chọn mục Move or Copy 
Bước 2: Một hộp thoại Move or Copy hiện 
ra trong mục Before Sheet bạn chọn HĐ001 
sau đó kích đánh dấu vào mục Create a copy 
và nhấn OK. 
Bước 3: Một Sheet HĐ001(1) được tạo ra 
nội dung giống hệt Sheet HĐ001 bạn kích 
chuột phải vào Sheet HĐ001(1) và chọn mục 
Rename đặt lại tên Sheet là HĐ002. 
Bước 4: Nhập lại các biến nhập của bảng 
theo dõi hợp đồng trả góp bao gồm Số tiền 
trả góp ô C1, số kỳ trả góp ô C2, Lãi suất 
trả góp ô C3 theo thoả thuận của hợp đồng 
trả góp mới cần lập bảng theo dõi. 
 Sau khi thực hiện xong 4 bước trên 
lập tức bạn có bảng theo dõi các chỉ tiêu tài 
chính của hợp đồng trả góp mới với đầy đủ 
các số liệu cần thiết phục vụ cho việc trả lời 
các câu hỏi đặt ra ban đầu của kế toán cho 
các hợp đồng mua bán hàng trả góp. Bạn đọc 
có thể thực hành các thao tác này với hợp 
đồng mua bán hàng trả góp số 002 của công 
ty Như Thảo. 
 Việc sử dụng các hàm tài chính 
(Fianancial) được trình bày trong bài này 
không chỉ dừng lại ở việc giải quyết các chỉ 
tiêu tài chính cần thiết đặt ra trong bài toán 
mua bán hàng hoá trả góp. Chúng ta hoàn toàn 
có thể vận dụng bộ hàm tài chính này trong 
giải quyết các chỉ tiêu tài chính cần thiết đặt ra 
trong bài toán vay nợ ngân hàng và các tổ 
chức tín dụng mà hợp đồng quy định thanh 
toán tương tự như hợp đồng trả góp. 
 Trong bài viết này người viết mới chỉ 
giới thiệu một số hàm tài chính trong bộ hàm 
tài chính (Fianancial) đa dạng của Microsoft 
Excel để giải quyết bài toán mua bán hàng 
hoá trả góp và gợi mở ứng dụng để giải 
quyết các bài toán vay nợ ngân hàng và các 
tổ chức tín dụng quy định thanh toán theo 
mô hình trả góp. 
 Tác giả rất hy vọng người đọc có thể 
lĩnh hội và áp dụng được vào công việc học 
tập, nghiên cứu cũng như giải quyết được 
các bài toán thực tế xẩy ra tương tự hoặc 
phức tạp hơn bài toán tác giải đưa ra./. 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_xac_dinh_cac_chi_tieu_tai_chinh_trong_hop_dong_m.pdf