Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho sinh viên ởtrường đại học - Nội dung và những yếu tố ảnh hưởng

Abstract: Besides classroom activities, extra-curricular ones play an important role in helping

students develop comprehensively and apply learnt knowledge into reality. To organize the extracurricular activities effectively, management of teaching staff is required. The paper analyzes the

basic contents of the management of extra-curricular activities for students at universities and

factors affecting these activities.

pdf 5 trang yennguyen 6360
Bạn đang xem tài liệu "Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho sinh viên ởtrường đại học - Nội dung và những yếu tố ảnh hưởng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho sinh viên ởtrường đại học - Nội dung và những yếu tố ảnh hưởng

Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho sinh viên ởtrường đại học - Nội dung và những yếu tố ảnh hưởng
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 89-93 
89 
Email: haiphamvandong@gmail.com 
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA 
CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC - NỘI DUNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 
Nguyễn Thanh Hải - Trường Đại học Phạm Văn Đồng 
Ngày nhận bài: 12/06/2018; ngày sửa chữa: 13/06/2018; ngày duyệt đăng: 20/06/2018. 
Abstract: Besides classroom activities, extra-curricular ones play an important role in helping 
students develop comprehensively and apply learnt knowledge into reality. To organize the extra-
curricular activities effectively, management of teaching staff is required. The paper analyzes the 
basic contents of the management of extra-curricular activities for students at universities and 
factors affecting these activities. 
Keywords: Manage, extra-curricular activities, student. 
1. Mở đầu 
Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa 
(HĐGDNGCK) là những hoạt động giáo dục tiếp nối 
hoạt động dạy học trên lớp. Tổ chức HĐGDNGCK là 
một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình giáo dục 
nhân cách cho sinh viên (SV). Thông qua hoạt động giáo 
dục, SV được kiểm nghiệm những tri thức đã tiếp thu 
trong sách vở và trong giờ học trên lớp. Đồng thời, hoạt 
động này còn là môi trường, điều kiện giúp các em có cơ 
hội giao lưu với nhau, tiếp xúc với cuộc sống và dần dần 
hình thành nên các mối quan hệ xã hội. Thông qua các 
hình thức hoạt động, những năng lực của các em được 
bộc lộ, được mọi người đánh giá và quan trọng nhất là 
SV biết tự đánh giá, tự điều chỉnh mình đáp ứng mục tiêu 
giáo dục của nhà trường và của xã hội. 
Quản lí HĐGDNGCK là hoạt động của nhà quản lí 
tác động đến tập thể giảng viên (GV) và SV ngoài giờ 
chính khóa nhằm tổ chức, điều hành để đưa hoạt động 
này thành nề nếp, phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu 
đào tạo nhân cách người học. Hoạt động này được tiến 
hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong 
phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà 
trường quản lí và được diễn ra suốt năm học, khóa học. 
Nhà quản lí vừa phải kiểm soát được mục tiêu, vừa có 
các biện pháp quản lí kế hoạch tổ chức các hoạt động, 
vừa nắm chắc các điều kiện cần thiết trong quá trình tổ 
chức, lại vừa hướng dẫn cán bộ giáo viên thực hiện sao 
cho hiệu quả hoạt động này. 
Bài viết phân tích nội dung cơ bản của vấn đề quản lí 
HĐGDNGCK và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này. 
Đây là cơ sở để xác định các biện pháp giúp công tác 
quản lí HĐGDNGCK đạt hiệu quả tốt hơn. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ 
chính khóa 
2.1.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài 
giờ chính khóa 
Ở các trường đại học, Đảng ủy, Ban Giám hiệu chỉ 
đạo các đơn vị chức năng, tổ chức đoàn thể trong 
trường, đặc biệt là Đoàn Thanh niên, Hội SV, Phòng 
công tác học sinh SV xây dựng kế hoạch HĐGDNGCK 
trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo, quy định của 
Bộ GD-ĐT và tình hình thực tế của từng trường. 
Muốn xây dựng được kế hoạch cho HĐGDNGCK, 
trước hết cần phải nắm chắc tình hình giảng dạy của nhà 
trường, các chủ trương công tác trọng tâm và nhiệm vụ 
chính trị của địa phương. Điều tra cơ bản khả năng của 
GV và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường có thể 
hỗ trợ hoạt động. Phải dựa trên điều kiện KT-XH của địa 
phương và cơ sở vật chất của nhà trường để xây dựng kế 
hoạch hoạt động ngoài giờ chính khóa. Phải căn cứ vào 
hướng dẫn của Bộ, về các nội dung giáo dục cho SV cũng 
như những chương trình hành động của Trung ương 
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với 
Bộ GD-ĐT để đề ra kế hoạch cho sát. 
Kế hoạch HĐGDNGCK của SV là những phương án 
hành động được vạch ra một cách hệ thống với những 
công việc dự định sẽ được tiến hành trong khoảng thời 
gian nhất định, theo một trình tự, thời hạn nhất định, 
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Xây 
dựng kế hoạch HĐGDNGCK là một khâu quan trọng 
trong vấn đề quản lí SV và quản lí HĐGDNGCK của 
SV. Quản lí việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGCK của 
SV được thể hiện thông qua các nội dung cụ thể: 
- Việc xây dựng kế hoạch tuân thủ quy trình khoa 
học, thu hút sự tham gia của toàn thể cán bộ, GV của từng 
đơn vị; tìm hiểu nhu cầu, tâm lí của SV. 
- Xác định mục tiêu hoạt động phải đảm bảo phù hợp 
với mục tiêu giáo dục của nhà trường. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 89-93 
90 
- Thiết kế nội dung hoạt động: phải cụ thể, dễ hiểu, 
đảm bảo tính khoa học, tính khả thi, tính hướng đích, phù 
hợp với điều kiện thực tế của từng nhà trường. 
- Xây dựng phương án, biện pháp tổ chức thực hiện: 
sắp xếp các công việc một cách chính xác; phân phối thời 
gian, nhân lực, vật lực và mức độ hoàn thành chúng, đảm 
bảo vừa tiết kiệm, vừa đạt hiệu quả cao. 
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động giáo dục ngoài 
giờ chính khóa và triển khai thực hiện 
- Để tổ chức thực hiện HĐGDNGCK của SV, nhà 
trường phải sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hạn cho 
các thành viên trong bộ máy quản lí của nhà trường một 
cách hợp lí; đảm bảo để các tổ chức, cá nhân phát huy 
tính tự chủ, trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm 
vụ. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lí và nguồn 
nhân lực làm công tác quản lí SV, quản lí HĐGDNGCK 
có phẩm chất đạo đức, tâm huyết, có năng lực chuyên 
môn đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng những 
“hạt nhân” từ SV có lòng nhiệt tình để tham gia đóng góp 
hỗ trợ nhà trường trong quản lí HĐGDNGCK. 
- Xây dựng quy chế tổ chức phù hợp trong công tác 
quản lí HĐGDNGCK. 
- Xác lập các mối quan hệ giữa các bộ phận, các thành 
viên trong trường đại học, đồng thời cũng phải xác lập, 
duy trì các mối quan hệ bên ngoài tổ chức: với cấp trên, 
với địa phương, với các cơ quan, tổ chức, trong quản 
lí HĐGDNGCK của SV. 
- Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm quy định rõ 
cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động trong quản lí 
HĐGDNGCK của nhà trường. Tức là có những quy định 
cụ thể về mối liên hệ giữa các đơn vị, bộ phận trong 
trường đại học và quan hệ giữa trường đại học với các cơ 
quan, tổ chức bên ngoài về quản lí HĐGDNGCK; quy 
định rõ trách nhiệm của từng bộ phận chức năng, tổ chức 
đoàn thể trong quản lí HĐGDNGCK; quy trình quản lí 
HĐGDNGCK; chính sách cho cán bộ quản lí, cán bộ, 
GV, SV tham gia quản lí. 
- Phân bổ, sử dụng cơ sở vật chất, tài chính đủ để thực 
hiện các HĐGDNGCK. Lãnh đạo trường chỉ đạo, đôn 
đốc việc đảm bảo nguồn tài chính, cơ sở vật chất để SV 
có thể tự quản tốt trong hoạt động tự học, văn hóa - thể 
thao, chính trị - xã hội, lao động. 
Về quản lí đội ngũ cán bộ: 
- Quản lí đội ngũ cán bộ quản lí SV và HĐGDNGCK 
trong trường đại học là hoạt động của Đảng ủy và Ban 
Giám hiệu nhà trường nhằm đạt được mục tiêu giáo dục 
của nhà trường, đồng thời cải thiện đời sống vật chất và 
tinh thần của SV ngày một tốt hơn. 
- Đội ngũ cán bộ quản lí là lực lượng trực tiếp thực 
hiện nhiệm vụ quản lí SV nói chung và quản lí các 
HĐGDNGCK của SV nói riêng. Để tăng cường hiệu quả 
của hoạt động quản lí HĐGDNGCK Đảng ủy, Ban Giám 
hiệu nhà trường phải định hướng các tổ chức Đoàn thể, 
các phòng ban chức năng giới thiệu được những nhân sự 
đứng đầu có năng lực. 
- Xây dựng một cơ chế hoạt động có hiệu quả giữa 
các tổ chức để việc quản lí HĐGDNGCK không bị 
chồng chéo các nội dung. 
- Ngoài ra, nhà trường phải tạo điều kiện về cơ chế 
cho các đơn vị tổ chức, quản lí HĐNGCK cho SV được 
thực hiện những ý tưởng sáng tạo và có những chính sách 
ưu tiên cho đội ngũ làm công tác này. 
Về quản lí các điều kiện bảo đảm cho HĐGDNGCK: 
- Quản lí các điều kiện bảo đảm cho HĐGDNGCK 
là quản lí và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất - phương 
tiện kĩ thuật, tài chính phục vụ cho các hoạt động như: 
ăn, ở, sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí (nhất là tại kí túc 
xá); điều kiện phục vụ hoạt động tự học, văn hóa, nghệ 
thuật, thể dục, thể thao; kinh phí cho hoạt động của nhà 
trường và các đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, 
Hội SV) phục vụ cho HĐGDNGCK của SV, kinh phí 
dành cho việc thông tin về các HĐGDNGCK trong và 
ngoài nhà trường. 
- Đoàn Thanh niên, Hội SV và các tổ chức tự quản 
của SV chủ động dự kiến các nhu cầu về cơ sở vật chất, 
tài chính và phương án sử dụng trong kế hoạch 
HĐGDNGCK trong từng khoảng thời gian cụ thể. 
- Xây dựng ý thức cho SV tận dụng, sử dụng có hiệu 
quả cơ sở vật chất - phương tiện kĩ thuật, tài chính được 
nhà trường trang bị, cung cấp, hỗ trợ và huy động được 
từ các tổ chức, cá nhân ngoài trường. 
- Hướng dẫn, khuyến khích SV chủ động lập kế 
hoạch và thực hiện các hoạt động lao động, sản xuất, dịch 
vụ để tự tạo ra kinh phí cho các HĐGDNGCK. 
2.1.3. Quản lí công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài 
giờ chính khóa 
Quản lí việc phối hợp các lực lượng tham gia tổ chức 
HĐGDNGCK: 
- Thành lập Ban tổ chức chỉ đạo HĐGDNGCK dưới 
sự chủ trì của hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng với sự 
tham gia của các thành viên: Đại diện Công đoàn; Đoàn 
Thanh niên; Hội SV, các phòng ban chức năng liên 
quan Để HĐGDNGCK đạt kết quả nhất thiết phải có 
một tổ chức chịu trách nhiệm chính về HĐGDNGCK ở 
nhà trường. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 89-93 
91 
- Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo: Ban chỉ đạo 
HĐGDNGCK có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng xây dựng 
chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và chỉ đạo 
thực hiện chương trình kế hoạch đó; tổ chức những hoạt 
động lớn quy mô trường; tổ chức hướng dẫn giáo viên 
chủ nhiệm lớp, Đoàn Thanh niên tiến hành hoạt động ở 
đơn vị mình có hiệu quả; tổ chức lực lượng theo dõi, 
giám sát các hoạt động xen kẽ trong chương trình học tập 
trên lớp; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và 
ngoài nhà trường trong các hoạt động. 
- Việc chỉ đạo hoạt động này thường được tiến hành 
thông qua các phong trào thi đua kế tiếp nhau, khép kín 
các HĐGDNGCK trong suốt năm học. Tuy vậy, có tập 
trung cao điểm vào những ngày lễ kỉ niệm. Vì thế, việc chỉ 
đạo hoạt động này thường được thực hiện theo hướng xây 
dựng chuẩn mực đánh giá chung cho cả đợt thi đua và theo 
dõi đánh giá tính điểm trong từng giai đoạn và cả đợt. 
- Tuỳ theo từng hoạt động mà có sự phân công nhiệm 
vụ và có ban chỉ đạo thích hợp. 
Lãnh đạo trường chỉ đạo các nhà quản lí giáo dục, 
GV thực hiện những hoạt động: giao nhiệm vụ và hướng 
dẫn các bộ phận có liên quan đến quản lí HĐGDNGCK 
của SV. 
Nội dung chỉ đạo HĐGDNGCK: 
- Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách 
mạng: Cán bộ quản lí, GV tác động đến hoạt động chính 
trị - xã hội nhằm hướng cho nội dung hoạt động phù hợp 
với mục tiêu giáo dục của nhà trường. Hoạt động chính 
trị - xã hội được coi là một trong những chức năng quan 
trọng của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội SV trong nhà 
trường, bao gồm: 
+ Các nội dung sinh hoạt chính trị của SV: đó là các 
hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, các 
sinh hoạt của các tổ chức Đảng, Đoàn, Hội SV,... Nội dung 
sinh hoạt chính trị luôn phải phù hợp với đường lối của 
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế của 
Bộ GD-ĐT, đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường. 
Đề cao cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch 
lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc nhằm lôi kéo 
SV tham gia vào các hoạt động chống phá cách mạng. 
+ Chỉ đạo hoạt động này phải được tổ chức thường 
xuyên cho SV dưới nhiều hình thức phong phú và chất 
lượng: tuần sinh hoạt công dân đầu khoá, triển khai các 
cuộc vận động (Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác, mãi 
mãi tuổi hai mươi), các cuộc thi Olympic các môn 
khoa học Mác Lênin, tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của 
nhà trường, địa phương, dân tộc, các hoạt động nhân đạo 
đền ơn đáp nghĩa, 
- Hoạt động tự học, nghiên cứu khoa học, sáng tạo trẻ 
+ Khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học 
chế tín chỉ, việc quản lí hoạt động giảng dạy của GV và 
hoạt động học của SV cũng có sự thay đổi căn bản. Ngoài 
việc truyền đạt kiến thức, GV phải hướng dẫn và giao 
nhiệm vụ cho SV tự tìm kiếm kiến thức ở ngoài lớp học 
được thể hiện trong đề cương môn học mà mỗi GV bắt 
buộc phải có và phát cho SV trước hoặc ngay trong buổi 
lên lớp đầu tiên. Đề cương môn học phải cung cấp thông 
tin chủ yếu về nội dung và tổ chức dạy - học của môn 
học; cung cấp danh mục các tài liệu tham khảo, hướng 
dẫn SV về mục tiêu và phương pháp đọc tài liệu tham 
khảo, tổ chức thảo luận, thực hành và các hoạt động 
chuyên môn khác. 
+ Hướng dẫn cho SV tự học, tự nghiên cứu ở nhà và 
phải có hình thức kiểm tra, kiểm soát và đánh giá kết quả 
tự học, tự nghiên cứu của SV (qua nội dung phát biểu 
thảo luận trên lớp, thời gian và chất lượng hoàn thành bài 
tập ở nhà do GV giao). 
+ Cán bộ quản lí, GV cần tác động đến hoạt động tự 
học nhằm hướng cho nội dung tự học các môn chuyên 
môn và các môn ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, 
phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Mục tiêu, yêu cầu 
của chương trình học tập đảm bảo tính thiết thực, hiệu 
quả. GV là người có trách nhiệm hướng dẫn nội dung tự 
học cho SV. 
+ Nội dung tự học gồm 2 phần: 1) Hệ thống các 
nhiệm vụ mang tính chất bắt buộc đối với SV: cán bộ 
quản lí, GV cần phải nắm được mức độ thực hiện yêu 
cầu trong việc nghiên cứu giáo trình, tài liệu của SV để 
điều chỉnh hợp lí; tư vấn cho SV về nội dung, phương 
pháp tự học bám sát mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà 
trường và thực tế đời sống, xã hội; 2) Chỉ đạo giáo dục 
tuyên truyền, vận động SV thực hiện cuộc vận động nói 
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong 
giáo dục, thực hiện các cuộc thi tay nghề, nghiệp vụ sư 
phạm, SV nghiên cứu khoa học, sáng tạo trẻ. Tuyên 
truyền việc đổi mới phương pháp dạy và học ở đại học... 
- Hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao: 
+ Chỉ đạo thực hiện nội dung hoạt động văn nghệ 
đảm bảo tính hấp dẫn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi SV, có 
sự kết hợp hài hòa giữa tính “hiện đại” với tính “truyền 
thống”. Nội dung các tiết mục văn nghệ cần được thẩm 
định, kiểm duyệt, đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà 
trường. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần biết tiếp thu 
những tinh hoa văn hóa của nhân loại một cách có chọn 
lọc, đồng thời phải loại trừ những văn hóa phẩm độc hại. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 89-93 
92 
+ Chỉ đạo thực hiện các hình thức, nội dung hoạt 
động thể thao, vui chơi giải trí dành cho SV. Nội dung 
hoạt động phải lành mạnh, hấp dẫn, bổ ích, có tác dụng 
rèn luyện thể chất, rèn luyện tính kỉ luật, tinh thần đồng 
đội, tạo bầu không khí vui tươi, sôi nổi, giúp SV học tập 
tốt hơn. Hoạt động thể dục thể thao diễn ra dưới nhiều 
hình thức như: thi đấu các giải thể thao cầu lông, bóng 
bàn, bóng đá, bóng chuyền; tổ chức các câu lạc bộ 
trong nhà trường để SV tham gia. 
- Hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, tình nguyện: 
+ Chỉ đạo các nội dung hoạt động xã hội, tình nguyện 
của SV: tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Hoạt động 
tình nguyện có thể diễn ra ở cả trong và ngoài phạm vi 
nhà trường như: giúp bạn nghèo vượt khó, bảo vệ môi 
trường, đấu tranh phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, tệ 
nạn xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chứ, ủng hội 
đồng bào bị bão lụt, chăm sóc, phụng dưỡng các Bà mẹ 
Việt Nam anh hùng, 
+ Để chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động chính trị - 
xã hội của SV nhất thiết cần phát huy tốt vai trò của các 
tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội SV. Các tổ chức này cần 
phải được quan tâm, bồi dưỡng đủ mạnh để xứng tầm với 
vai trò “Thủ lĩnh” của thanh niên. Các cán bộ quản lí, đội 
ngũ GV có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, tạo 
các điều kiện hỗ trợ, cổ vũ, động viên để có thể thu hút 
được đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia vào các 
hoạt động chính trị - xã hội có tổ chức. 
- Hoạt động tham quan dã ngoại, về nguồn: Chỉ đạo 
cho các tổ chức đoàn thể quan tâm đến hoạt động này 
nhằm mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết, làm cho SV được 
liên hệ với cuộc sống xã hội rộng lớn. Nhiều hoạt động 
được tổ chức có hiệu quả như: thăm di tích lịch sử trong 
và ngoài tỉnh, tham gia các cuộc hành trình có tổ chức của 
SV, tăng cường các hoạt động giao lưu quốc tế, tổ chức 
cho SV hành hương về nguồn, về căn cứ địa cách mạng 
Quản lí cơ sở vật chất: 
- Chỉ đạo sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị 
hiện có phục vụ cho HĐGDNGCK và trên cơ sở thiết bị 
đã có nhà trường cần tăng cường mua sắm thêm cơ sở 
vật chất, trang thiết bị cho hoạt động này. 
- Chỉ đạo làm tốt công tác xã hội hóa trong việc tổ 
chức các hoạt động mang tính quy mô, đòi hỏi chi phí 
hoạt động lớn. Các tổ chức đoàn thể phải đẩy mạnh hoạt 
động này với các doanh nghiệp để tài trợ cho các hoạt 
động lớn cho SV. 
- Trích kinh phí cụ thể cho hoạt động này nằm trong 
ngân sách nói chung của nhà trường. 
Quản lí các lực lượng hỗ trợ, liên kết: Chỉ đạo các tổ 
chức, đoàn thể, nhà trường phải phối hợp với lực lượng 
xã hội, đặc biệt là các tổ chức, các doanh nghiệp đóng 
trên địa bàn. Đồng thời, thông qua sự phối hợp đó, các 
lực lượng xã hội hỗ trợ nhà trường về phương tiện, cơ sở 
vật chất, tài chính để tổ chức tốt HĐGDNGCK. 
2.1.4. Quản lí việc kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt 
động giáo dục ngoài giờ chính khóa 
Việc kiểm tra, đánh giá phải dựa trên chương trình kế 
hoạch đã được quy định; phải có tiêu chí chuẩn mực cụ 
thể cho từng hoạt động, có thể định tính, định lượng được 
hoặc được sự thừa nhận của tập thể của xã hội trong 
những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. 
Kiểm tra, đánh giá HĐGDNGCK của SV thực chất 
là theo dõi, xem xét việc thực hiện kế hoạch hoạt động 
để đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động trên cơ sở 
so sánh với các mục tiêu đề ra. Nội dung kiểm tra, đánh 
giá HĐGDNGCK của SV gồm: 
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGCK; 
- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch 
HĐGDNGCK; 
- Kiểm tra các điều kiện về nhân lực, vật lực, tài 
chính, cơ chế chính sách,.. để đảm bảo cho việc thực hiện 
các nội dung HĐGDNGCK. 
- Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDNGCK của SV. 
Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo các nguyên tắc: 
- Đảm bảo tính khách quan. 
- Đảm bảo chính xác, vì đánh giá HĐGDNGCK của 
SV chính là đánh giá con người, đánh giá một phần của 
quá trình GD-ĐT. 
- Đảm bảo công bằng, bình đẳng, công khai, thể hiện 
tính dân chủ trong GD-ĐT 
- Kiểm tra, đánh giá HĐGDNGCK cần đảm bảo có 
sự tham gia đánh giá của đại diện tập thể SV; Đại diện 
Đoàn Thanh niên, Hội SV trên tiêu chí tích cực, chủ 
động, phát huy năng lực tự quản của SV và tập thể SV 
phải được 
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo 
dục ngoài giờ chính khóa 
2.2.1. Nhận thức, năng lực của giảng viên đối với hoạt 
động giáo dục ngoài giờ chính khóa 
Nhận thức về vai trò, vị trí của HĐGDNGCK là rất 
quan trọng, đặc biệt đối với những người làm công tác 
quản lí giáo dục. Nếu các nhà quản lí nói riêng và GV 
nói chung nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về 
HĐGDNGCK thì chắc chắn hiệu quả giáo dục thu được 
rất cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ quản lí và SV 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 89-93 
93 
nhận thức chưa đầy đủ, thậm chí còn thiếu chính xác về 
HĐGDNGCK, cho rằng HĐGDNGCK chỉ đơn thuần 
là những hoạt động tập thể của Đoàn thanh niên, Hội 
SV và các bộ phận phòng Công tác chính trị - Học sinh 
SV phụ trách. Một số bộ phận còn mơ hồ về nội dung, 
hình thức của HĐGDNGCK, họ chưa hiểu hết nội 
dung, hình thức của HĐGDNGCK. Từ đó dẫn đến coi 
việc đưa HĐGDNGCK là một hoạt động thứ yếu, 
không được chú trọng. Đây là môt vấn đề khó khăn rất 
lớn trong việc chỉ đạo, tổ chức và quản lí các 
HĐGDNGCK cho SV nhà trường. 
Bên cạnh đó, năng lực tổ chức các HĐGDNGCK nói 
riêng và các hoạt động khác ngoài công tác chuyên môn 
của cán bộ, GV còn yếu. Hầu hết, cán bộ, GV không 
được đào tạo bài bản để tổ chức các hoạt động này mà 
thực hiện dựa vào kinh nghiệm; do đó, một số hoạt động 
được tổ chức hiệu quả chưa cao. 
2.2.2. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong nhà trường 
và các lực lượng hỗ trợ 
Ở trường đại học, mỗi tổ chức đoàn thể đều có chức 
năng và nhiệm vụ riêng. Để có thể quản lí HĐGDNGCK 
của SV có hiệu quả thì không thể thiếu các điều kiện cần 
thiết để tạo điều kiện cho các bộ phận chức năng thực 
hiện tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện kế 
hoạch, tổ chức hoạt động cũng như quản lí có đôi lúc 
chồng chéo giữa các đoàn thể; các bộ phận và cá nhân có 
chức năng quản lí HĐGDNGCK của SV chưa được cung 
cấp đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ. Chính vì thế, sự 
phối kết hợp giữa các tổ chức trong nhà trường có ảnh 
hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động và quản lí 
HĐGDNGCK cho SV. 
2.2.3. Tác động của vị trí địa lí nhà trường 
Vị trí địa lí nhà trường ảnh hưởng không nhỏ tới 
chất lượng quản lí nhà trường trong đó có chất lượng 
HĐGDNGCK. Trong điều kiện của từng trường, các 
tổ chức, khoa phòng còn ở nhiều vị trí khác nhau, nên 
việc tổ chức các hoạt động cho SV gặp nhiều khó 
khăn, việc tập hợp toàn bộ SV để tổ chức các hoạt 
động lớn rất khó khăn. 
2.2.4. Kinh phí hoạt động cho việc tổ chức hoạt động 
giáo dục ngoài giờ chính khóa chưa đáp ứng với những 
nội dung tổ chức 
Kinh phí cho việc tổ chức HĐGDNGCK cho SV là 
một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và số lượng 
nội dung, hình thức các hoạt động tổ chức cho SV. Đa số 
các trường đại học công lập hoạt động bằng nguồn tài 
chính do ngân sách nhà nước cấp, nguồn lực tài chính có 
hạn nên mặc dù đã có cố gắng nhưng mức kinh phí hỗ 
trợ chưa đủ để tổ chức được nhiều HĐGDNGCK hay 
xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất như phòng sinh 
hoạt văn hóa, phòng tập thể dục, phục vụ hoạt động 
này. Điều này dẫn đến việc chưa tổ chức được các hoạt 
động, phong trào cho đông đảo SV tham gia. 
3. Kết luận 
HĐGDNGCK có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo 
dục nhân cách cho SV. Quản lí hiệu quả HĐGDNGCK 
sẽ là yếu tố quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho 
thế hệ trẻ. Tổ chức và quản lí có hiệu quả HĐGDNGCK 
sẽ gắn liền nhà trường với đời sống xã hội, góp phần phát 
huy vai trò của giáo dục trong sự nghiệp CNH, HĐH. 
Việc nghiên cứu nội dung cũng như tìm hiểu các yếu tố 
ảnh hưởng đến hoạt động quản lí HĐGDNGCK sẽ làm 
cơ sở để đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt 
động này. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đặng Vũ Hoạt (1988). Hoạt động giáo dục ngoài giờ 
lên lớp ở trường trung học cơ sở. NXB Giáo dục. 
[2] Hồ Chí Minh (1977). Về giáo dục thanh niên. NXB 
Giáo dục. 
[3] Bộ GD-ĐT (1998). Những vấn đề chiến lược phát 
triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa - hiện 
đại hóa. NXB Giáo dục. 
[4] Bộ GD-ĐT (2007). Quyết định số 50/2007/QĐ-
BGDĐT về việc Ban hành quy định về công tác giáo 
dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học 
sinh, sinh viên trong các đại học, học viện, trường 
đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. 
[5] Nguyễn Dục Quang - Lê Thanh Sử - Nguyễn Hữu 
Hợp (2005). Hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo 
dục ngoài giờ lên lớp. NXB Đại học Sư phạm. 
[6] Nguyễn Xuân Hải (2010). Mô hình quản lí dựa 
vào nhà trường của Hoa Kì và bài học tạo lập sự 
tham gia trong nhà trường. Tạp chí Giáo dục, số 
232, tr 62-64. 
[7] Hà Nhật Thăng (2010). Tính giao thoa của các yếu 
tố ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách và phát 
triển giáo dục - phương pháp luận nghiên cứu và 
hoạt động thực tiễn giáo dục trong thời đại ngày 
nay. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học 
Giáo dục Việt Nam, số 63, tr 6-11. 

File đính kèm:

  • pdfquan_li_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_chinh_khoa_cho_sinh_vie.pdf