Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển

PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, an toàn lao động, các yêu cầu về quản lý, kiểm tra, kiểm định, chứng nhận an toàn kỹ thuật, an toàn lao động đối với các giàn cố định trên biển (sau đây gọi tắt là “giàn") sử dụng cho mục đích thăm dò, khai thác dầu khí trên biển hoạt động ở vùng biển Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là kiểm tra), thiết kế, chế tạo mới, hoán cải, sửa chữa và khai thác giàn.

3. Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ

3.1. Các tài liệu viện dẫn được sử dụng trong Quy chuẩn

3.1.1. QCVN 65:2015/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đánh giá năng lực cơ sở chế tạo và cung cấp dịch vụ tàu biển.

3.1.2. QCVN 35:2010/BTNMT và QCVN 36:2010/BTNMT.

3.1.3. QCVN 97:2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên công trình biển.

3.1.4. QCVN 67:2017/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị chịu áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển;

3.1.5. TCVN 7704 - Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa

3.1.6. TCVN 6170-1 - Giàn cố định trên biển - Phần 1: Quy định chung.

3.1.7. TCVN 6170-2 - Giàn cố định trên biển - Phần 2: Điều kiện môi trường.

3.1.8. TCVN 6170-3 - Giàn cố định trên biển - Phần 3: Tải trọng thiết kế.

3.1.9. TCVN 6170-4 - Giàn cố định trên biển - Phần 4: Thiết kế kết cấu thép.

3.1.10. TCVN 6170-5 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 5: Thiết kế kết cấu hợp kim nhôm.

3.1.11. TCVN 6170-6 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 6: Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép.

3.1.12. TCVN 6170-7 - Công trình biển di động - Kết cấu - Phần 7: Thiết kế móng.

3.1.13. TCVN 6170-8 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 8: Hệ thống chống ăn mòn.

3.1.14. TCVN 6170-9 - Công trình biển cố định - Phần 9: Kết cấu - Giàn thép kiểu jacket.

3.1.15. TCVN 6170-10 - Công trình biển cố định - Phần 10: Kết cấu - Giàn trọng lực bê tông.

3.1.16. TCVN 6170-11 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 11: Chế tạo.

3.1.17. TCVN 6170-12 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 12: Vận chuyển và lắp dựng.

3.1.18. TCVN 6767-3 - Giàn cố định trên biển - Phần 3: Máy và các hệ thống công nghệ.

3.1.19. TCVN 6767-4 - Giàn cố định trên biển - Phần 4: Trang bị điện.

3.1.20. TCVN 6767-2 - Giàn cố định trên biển - Phần 2: Phòng, phát hiện và chữa cháy

3.1.21. TCVN 6767-1 - Giàn cố định trên biển - Phần 1: Phương tiện cứu sinh.

3.1.22. TCVN 7230 - Công trình biển cố định - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Vật liệu.

3.1.23. TCVN 7229 - Công trình biển cố định - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Hàn.

3.1.24. CAP 437 - Các tiêu chuẩn về vị trí cất và hạ cánh của máy bay trực thăng.

3.1.25. MARPOL 73/78 - Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra.

3.1.26. Thông tư số 39/2016/TT-BGTVT về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn dùng trong lĩnh vực phương tiện, thiết bị thăm dò khai thác dầu khí trên biển.

3.1.27. Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển.

 

doc 55 trang yennguyen 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển
SỬA ĐỔI 1:2017 QCVN 49:2012/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT GIÀN CỐ ĐỊNH TRÊN BIỂN 
SỬA ĐỔI 1:2017
National Technical Regulation for Classification and Technical Supervision of Fixed Offshore Plafforms Amendment No. 1:2017
Lời nói đầu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển - QCVN 49: 2012/BGTVT đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 55/2012/TT-BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2012.
Sửa đổi 1:2017 QCVN 49:2012/BGTVT thay thế cho QCVN 49: 2012/BGTVT, do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 15/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 4 năm 2018.
Mục lục
PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
2. Đối tượng áp dụng
3. Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ
PHẦN II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
1. Phân cấp và giám sát kỹ thuật
1.1. Phân cấp
1.1.1. Trao cấp
1.1.2. Duy trì cấp
1.1.3. Ký hiệu phân cấp
1.2. Giám sát kỹ thuật
1.2.1. Quy định chung
1.2.2. Giám sát việc chế tạo vật liệu và các sản phẩm
1.2.3. Giám sát chế tạo mới, hoán cải
1.2.4. Kiểm tra giàn đang khai thác
1.2.5. Hồ sơ kỹ thuật
1.3. Kiểm tra phân cấp
1.3.1. Quy định chung
1.3.2. Hồ sơ thiết kế trình thẩm định
1.3.3. Kiểm tra chế tạo mới
1.3.4. Kiểm tra hàng năm
1.3.5. Kiểm tra trung gian
1.3.6. Kiểm tra định kỳ
1.3.7. Kiểm tra liên tục
1.3.8. Kiểm tra bất thường
1.4. Phân cấp giàn không được Đăng kiểm giám sát trong quá trình chế tạo mới
2. Kết cấu
3. Máy và hệ thống công nghệ
4. Trang bị điện
5. Phòng, phát hiện và chữa cháy
6. Phương tiện cứu sinh 
7. Vật liệu
8. Hàn
9. Sân bay trực thăng
10. Thiết bị nâng
11. Bình chịu áp lực và nồi hơi
12. Hệ thống đo lường, điều khiển
13. Thông tin liên lạc vô tuyến điện
14. Phân cấp theo tiêu chuẩn tính năng được xác định từ phương pháp đánh giá rủi ro
15. Kéo dài thời gian sử dụng giàn
PHẦN III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1. Quy định về cấp giấy chứng nhận và đăng ký kỹ thuật giàn
2. Rút cấp, phân cấp lại và sự mất hiệu lực của giấy chứng nhận
3. Quản lý hồ sơ
PHẦN IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Trách nhiệm của chủ giàn, cơ sở thiết kế, chế tạo, hoán cải và sửa chữa giàn
2. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
3. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
PHẦN V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHỤ LỤC A - Hệ thống đo lường, điều khiển
PHỤ LỤC B - Thông tin liên lạc vô tuyến điện
PHỤ LỤC C - Phân cấp theo tiêu chuẩn tính năng được xác định từ phương pháp đánh giá rủi ro
PHỤ LỤC D - Kéo dài thời gian sử dụng giàn
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT GIÀN CỐ ĐỊNH TRÊN BIỂN
National Technical Regulation for Classification and Technical Supervision of Fixed Offshore Platforms
PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, an toàn lao động, các yêu cầu về quản lý, kiểm tra, kiểm định, chứng nhận an toàn kỹ thuật, an toàn lao động đối với các giàn cố định trên biển (sau đây gọi tắt là “giàn") sử dụng cho mục đích thăm dò, khai thác dầu khí trên biển hoạt động ở vùng biển Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là kiểm tra), thiết kế, chế tạo mới, hoán cải, sửa chữa và khai thác giàn.
3. Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ
3.1. Các tài liệu viện dẫn được sử dụng trong Quy chuẩn
3.1.1. QCVN 65:2015/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đánh giá năng lực cơ sở chế tạo và cung cấp dịch vụ tàu biển.
3.1.2. QCVN 35:2010/BTNMT và QCVN 36:2010/BTNMT.
3.1.3. QCVN 97:2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên công trình biển.
3.1.4. QCVN 67:2017/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị chịu áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển;
3.1.5. TCVN 7704 - Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa
3.1.6. TCVN 6170-1 - Giàn cố định trên biển - Phần 1: Quy định chung.
3.1.7. TCVN 6170-2 - Giàn cố định trên biển - Phần 2: Điều kiện môi trường.
3.1.8. TCVN 6170-3 - Giàn cố định trên biển - Phần 3: Tải trọng thiết kế.
3.1.9. TCVN 6170-4 - Giàn cố định trên biển - Phần 4: Thiết kế kết cấu thép.
3.1.10. TCVN 6170-5 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 5: Thiết kế kết cấu hợp kim nhôm.
3.1.11. TCVN 6170-6 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 6: Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép.
3.1.12. TCVN 6170-7 - Công trình biển di động - Kết cấu - Phần 7: Thiết kế móng.
3.1.13. TCVN 6170-8 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 8: Hệ thống chống ăn mòn.
3.1.14. TCVN 6170-9 - Công trình biển cố định - Phần 9: Kết cấu - Giàn thép kiểu jacket.
3.1.15. TCVN 6170-10 - Công trình biển cố định - Phần 10: Kết cấu - Giàn trọng lực bê tông.
3.1.16. TCVN 6170-11 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 11: Chế tạo.
3.1.17. TCVN 6170-12 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 12: Vận chuyển và lắp dựng.
3.1.18. TCVN 6767-3 - Giàn cố định trên biển - Phần 3: Máy và các hệ thống công nghệ.
3.1.19. TCVN 6767-4 - Giàn cố định trên biển - Phần 4: Trang bị điện.
3.1.20. TCVN 6767-2 - Giàn cố định trên biển - Phần 2: Phòng, phát hiện và chữa cháy
3.1.21. TCVN 6767-1 - Giàn cố định trên biển - Phần 1: Phương tiện cứu sinh.
3.1.22. TCVN 7230 - Công trình biển cố định - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Vật liệu.
3.1.23. TCVN 7229 - Công trình biển cố định - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Hàn.
3.1.24. CAP 437 - Các tiêu chuẩn về vị trí cất và hạ cánh của máy bay trực thăng.
3.1.25. MARPOL 73/78 - Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra.
3.1.26. Thông tư số 39/2016/TT-BGTVT về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn dùng trong lĩnh vực phương tiện, thiết bị thăm dò khai thác dầu khí trên biển.
3.1.27. Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển.
3.2. Giải thích từ ngữ
3.2.1. Chủ giàn (owner) là chủ sở hữu, người quản lý, người khai thác hoặc người thuê giàn.
3.2.2. Các tổ chức, cá nhân liên quan (relevant organizations, persons) bao gồm cơ quan quản lý, tổ chức đăng kiểm (sau đây viết tắt là Đăng kiểm), chủ giàn, cơ sở thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, hoán cải và sửa chữa giàn.
3.2.3. Hồ sơ đăng kiểm (register documents) bao gồm các giấy chứng nhận, các phụ lục đính kèm giấy chứng nhận, các báo cáo kiểm tra hoặc thử và các tài liệu liên quan theo quy định.
3.2.4. Giàn cố định trên biển (fixed offshore platform) là công trình được xây dựng, lắp đặt cố định trên biển và sử dụng để phục vụ hoạt động dầu khí. Giàn gồm các kiểu sau đây:
3.2.4.1. Giàn được cố định bằng cọc (jacket platform) là giàn có kết cấu khung không gian được cố định với đáy biển bằng cọc. Kết cấu khung không gian có thể được thiết kế để truyền trực tiếp các tải trọng chức năng xuống đáy biển hoặc làm vỏ bọc cho các cọc đỡ các tải trọng chức năng này.
3.2.4.2. Giàn trọng lực (gravity based platform) là giàn tựa lên đáy biển và duy trì tính ổn định tại một vị trí cố định chủ yếu bởi trọng lực của nó.
3.2.4.3. Giàn tháp mềm (compliant tower) là một tháp được cố định với đáy biển, có độ đàn hồi đủ để chống lại các tải trọng sóng chủ yếu bởi lực quán tính.
3.2.5. Gọi chọn số (DSC) là kỹ thuật sử dụng các mã số cho phép một trạm vô tuyến điện có khả năng thiết lập để liên lạc và truyền thông tin với một trạm hoặc nhóm các trạm khác.
3.2.6. Vùng biển A1 là vùng nằm trong phạm vi phủ sóng vô tuyến điện thoại của ít nhất một trạm VHF ven biển, trong đó có hoạt động thông tin cấp cứu liên tục DSC.
3.2.7. Vùng biển A2 là vùng, trừ vùng biển A1, nằm trong phạm vi phủ sóng vô tuyến điện thoại của ít nhất một trạm MF ven biển, trong đó có hoạt động thông tin cấp cứu liên tục DSC.
3.2.8. Vùng biển A3 là vùng, trừ vùng biển A1 và A2, nằm trong phạm vi phủ sóng vô tuyến điện thoại của một vệ tinh địa tĩnh INMARSAT, trong đó có hoạt động thông tin cấp cứu liên tục.
3.2.9. Vùng biển A4 là vùng nằm ngoài các vùng biển A1, A2, và A3.
3.2.10. Hậu quả (consequences) là những kết quả dự kiến của một sự kiện xảy ra.
3.2.11. Tần suất (frequency) là số lần xuất hiện của một sự kiện theo đơn vị thời gian. Trong đánh giá rủi ro, nó thường được thể hiện là các tần suất theo năm.
3.2.12. Nguy cơ (hazard) là một khả năng tiềm ẩn hoặc một tình huống có thể gây hại cho người, tài sản, môi trường hoặc một tổ hợp của ba trường hợp đó.
3.2.13. Kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng (inspection and maintenance plan) là kế hoạch các hoạt động bảo trì và kiểm tra theo lịch trình để đảm bảo các bộ phận quan trọng về an toàn vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn thực hiện để duy trì sự an toàn và toàn vẹn của giàn.
3.2.14. Nguy cơ lớn (major hazard) là mối nguy hiểm ẩn chứa khả năng gây ra tai nạn lớn, ví dụ liên quan đến tử vong do cháy, nổ, tai họa nghiêm trọng, hay hư hỏng nghiêm trọng cho giàn, ô nhiễm lớn cũng được tính đến như đã quy định tại 14.
3.2.15. Tiêu chuẩn tính năng (a performance standard) là một tuyên bố, có thể được diễn giải một cách phù hợp theo định lượng hoặc định tính về tính năng được yêu cầu đối với một bộ phận quan trọng về an toàn để đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của giàn.
3.2.16. Rủi ro (risk) là biểu diễn của xác suất và hậu quả của một hay một số nguy cơ đang được nhận biết, ví dụ sự thay đổi của một sự kiện cụ thể xảy ra trong một khoảng thời gian cụ thể.
3.2.17. Phân tích rủi ro (risk analysis) là định lượng các rủi ro mà không quan tâm đến sự quan trọng của chúng. Nó bao gồm việc nhận biết các nguy cơ để xác định tần suất và hậu quả của chúng, do đó các kết quả này đặc trưng cho rủi ro đó. Phân tích rủi ro đôi khi được hiểu là định lượng rủi ro hoặc ước định rủi ro.
3.2.18. Đánh giá rủi ro (risk assessment) là một phân tích có hệ thống các rủi ro từ các hoạt động nguy hiểm và thực hiện tính toán hợp lý về sự quan trọng của chúng bằng cách so sánh với các tiêu chuẩn được định trước về mức độ rủi ro mong muốn hoặc tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro khác. Đánh giá rủi ro được sử dụng để xác định các ưu tiên trong quản lý rủi ro.
3.2.19. Tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro (risk acceptance criteria) là tiêu chuẩn mà theo đó các kết quả của đánh giá rủi ro có thể đo được. Các tiêu chuẩn chấp nhận đại diện cho mức độ chấp nhận về sự an toàn và toàn vẹn của giàn. Chúng liên quan đến tính toán định lượng rủi ro với đánh giá giá trị chất lượng về sự quan trọng của những rủi ro.
3.2.20. Các bộ phận quan trọng về an toàn (safety-critical elements) là một phần của giàn, hoặc thiết bị, những phần rất quan trọng để duy trì sự an toàn và toàn vẹn của giàn. Bộ phận này bao gồm bất kỳ hạng mục nào mà:
3.2.20.1. Nếu hư hỏng, có thể gây ra hoặc góp phần đáng kể gây ra nguy cơ lớn ảnh hưởng đến an toàn và toàn vẹn của giàn, hoặc
3.2.20.2. Được dự định để ngăn chặn hoặc hạn chế ảnh hưởng của một nguy cơ lớn.
Các bộ phận quan trọng về an toàn được xác định để phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát, giảm thiểu (bao gồm cả bảo vệ con người) các nguy cơ.
PHẦN II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
1. Phân cấp và giám sát kỹ thuật
1.1. Phân cấp
1.1.1. Trao cấp
1.1.1.1. Tất cả các giàn sau khi được kiểm tra hoàn toàn phù hợp với Quy chuẩn này sẽ được Đăng kiểm trao cấp tương ứng với các ký hiệu cấp giàn như quy định ở 1.1.3.
1.1.1.2. Theo yêu cầu của chủ giàn, giàn có thể được phân cấp theo phương pháp đánh giá rủi ro như nêu tại quy định 14 của Phần này.
1.1.2. Duy trì cấp
1.1.2.1. Tất cả các giàn đã được Đăng kiểm trao cấp thì cấp của giàn sẽ tiếp tục được duy trì, nếu kết quả kiểm tra hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu quy định trong 1.3.4 đến 1.3.8.2 hoặc theo chương trình kiểm tra đánh giá rủi ro như nêu ở quy định 14 của Phần này.
1.1.2.2. Chủ giàn hay người đại diện của họ có trách nhiệm báo cáo và đề nghị Đăng kiểm thực hiện kiểm tra ngay mọi hư hỏng hay khuyết tật có ảnh hưởng tới cấp đã trao cho giàn.
1.1.3. Ký hiệu phân cấp
1.1.3.1. Giàn được Đăng kiểm phân cấp khi đã thỏa mãn Quy chuẩn này sẽ được trao cấp với các ký hiệu sau:
* VR hoặc * VR hoặc (*) VR
Trong đó:
* VR: Ký hiệu giàn được thẩm định thiết kế và giám sát trong chế tạo mới dưới sự giám sát của Đăng kiểm;
* VR: Ký hiệu giàn đã được chế tạo mới dưới sự giám sát của Tổ chức phân cấp khác được Đăng kiểm công nhận và sau đó được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp;
(*)VR: Ký hiệu giàn đã được chế tạo mới không có giám sát hoặc dưới sự giám sát của tổ chức phân cấp khác chưa được Đăng kiểm công nhận và sau đó được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp.
VR: Ký hiệu giàn thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này;
Ký hiệu này cũng được dùng khi Đăng kiểm thực hiện phân cấp cho từng bộ phận của giàn theo đề nghị của chủ giàn.
1.1.3.2. Dấu hiệu phân cấp
1.1.3.2.1. Căn cứ vào từng giàn cụ thể do Đăng kiểm phân cấp, ký hiệu phân cấp được bổ sung thêm các dấu hiệu thích hợp như dưới đây:
a) Về kiểu giàn:
+ Giàn được cố định bằng cọc - ký hiệu là JP (jacket platform):
+ Giàn trọng lực - ký hiệu là GBP (gravity based platform);
+ Giàn tháp mềm - ký hiệu là CT (compliant tower).
b) Về công dụng của giàn:
+ Giàn khoan - ký hiệu là DP (drilling platform);
+ Giàn công nghệ - ký hiệu là PP (production platform);
+ Giàn có hoặc không có người ở thường xuyên - ký hiệu là M hoặc UM (man/unmanned);
+ Giàn đầu giếng - ký hiệu là WHP (wellhead platform);
+ Giàn khí - ký hiệu là GP (gas platform);
+ Giàn nhà ở - ký hiệu là LQ (living quarter).
1.1.3.2.2. Phân cấp từng phần
Nếu chủ giàn muốn giới hạn việc phân cấp ở một phần, một bộ phận hoặc một hạng mục nào đó của giàn thì trong ký hiệu cấp sẽ được bổ sung dấu hiệu thích hợp về giới hạn này.
- Chân đế - ký hiệu là J (jacket): Chỉ ra rằng việc phân cấp chỉ thực hiện đối với phần chân đế của giàn;
- Thượng tầng - ký hiệu là T (topside): Chỉ ra rằng việc phân cấp chỉ thực hiện đối với phần thượng tầng của giàn;
- Hệ thống sản xuất - ký hiệu là PS (production system): Chỉ ra rằng việc phân cấp chỉ thực hiện đối với hệ thống, thiết bị sản xuất.
1.1.3.2.3. Dấu hiệu phân cấp theo đánh giá rủi ro
Giàn được phân cấp theo tiêu chuẩn tính năng được xác định từ phương pháp đánh giá rủi ro thì sẽ được trao ký hiệu RA.
Ví dụ: Một giàn được cố định bằng cọc, có người ở thường xuyên, được Đăng kiểm thẩm định thiết kế và giám sát chế tạo mới theo phương pháp đánh giá rủi ro thì ký hiệu cấp là: * VR JP, M, RA
1.2. Giám sát kỹ thuật
1.2.1. Quy định chung
1.2.1.1. Khối lượng giám sát kỹ thuật và phân cấp giàn
1.2.1.1.1. Hoạt động giám sát kỹ thuật dựa trên cơ sở các quy định của Quy chuẩn này. Khi tiến hành giám sát kỹ thuật và phân cấp giàn phải thực hiện những công việc sau đây:
a) Thẩm định thiết kế với khối lượng hồ sơ thiết kế được quy định trong các điều tương ứng của Quy chuẩn này;
b) Giám sát việc chế tạo vật liệu và các sản phẩm, trang thiết bị được sử dụng để chế tạo mới/ sửa chữa và lắp đặt trên giàn hoặc các đối tượng chịu sự giám sát/ kiểm tra chứng nhận;
c) Giám sát việc chế tạo mới, hoán cải;
d) Kiểm tra các giàn đang khai thác;
e) Trao cấp, phục hồi cấp và cấp các chứng chỉ liên quan ... cho các bộ phận quan trọng về an toàn. Các tiêu chuẩn tính năng phải đảm bảo các bộ phận quan trọng an toàn là phù hợp với yêu cầu của các tiêu chuẩn chấp nhận như đã chứng minh trong đánh giá.
2.3.6.2. Các tiêu chuẩn tính năng phải được mô tả phù hợp, thông thường là về mặt định lượng, để có thể giám sát kỹ thuật các bộ phận quan trọng về an toàn.
2.3.6.3. Các tiêu chuẩn tính năng phải phản ánh bất kỳ yêu cầu vòng đời liên quan của bộ phận quan trọng.
2.3.6.4. Các tiêu chuẩn tính năng phải phản ánh bất kỳ sự tương tác hay sự phụ thuộc giữa các bộ phận quan trọng về an toàn cho một kịch bản tai nạn lớn cụ thể.
2.3.6.5. Tiêu chuẩn tính năng phải được lập thành tài liệu và được thẩm định bởi Đăng kiểm.
2.3.7. Giảm thiểu rủi ro
2.3.7.1. Các kết quả về định lượng và nhận biết nguy cơ đưa ra một cơ hội tốt cho việc giảm thiểu rủi ro. Trong việc trao cấp, giảm thiểu rủi ro sẽ được thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào mà cơ hội thực tế được nhận biết.
2.3.7.2. Nhận biết và định lượng nguy cơ được khởi đầu hiệu quả nhất ở giai đoạn thiết kế cơ sở ban đầu, khi rủi ro có thể tránh được hoặc giảm thiểu.
Đối với giàn đang khai thác khi mà điều này có thể thực hiện, nhận biết và định lượng nguy cơ sẽ được sử dụng để chỉ ra nguy cơ và tối ưu hóa các biện pháp bảo vệ để quản lý chúng. Theo mức độ quan trọng, điều này có nghĩa là các biện pháp để ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ.
3. Giám sát kỹ thuật
3.1. Quy định chung
3.1.1. Để trao cấp, Đăng kiểm sẽ giám sát kỹ thuật giàn đã được thiết kế và chế tạo đạt một mức độ được chấp nhận về an toàn.
3.1.2. Điều này bao gồm giám sát kỹ thuật có lựa chọn tất cả các bộ phận quan trọng về an toàn và chúng được chỉ rõ, cung cấp và lắp đặt phù hợp với mục đích dự định. Trong trường hợp này, các cách thức phù hợp thích hợp cho sử dụng dự định và có thể thực hiện như dự kiến.
3.2. Giàn mới
3.2.1. Kế hoạch thẩm định thiết kế, giám sát kỹ thuật trong chế tạo và vận hành thử
3.2.1.1. Việc xác minh ban đầu sẽ bao gồm xem xét và thẩm định cho:
a) Lựa chọn các bộ phận quan trọng về an toàn
Các bộ phận quan trọng về an toàn phải có khả năng truy tìm trở lại các nguy cơ lớn đe dọa sự an toàn hoặc toàn vẹn. Việc lựa chọn cần được xác định thông qua đánh giá rủi ro, nhưng vẫn có thể phản ánh đánh giá kỹ thuật tốt.
b) Các tiêu chuẩn tính năng được chỉ định
Các tiêu chuẩn tính năng phải định ra một cách tương xứng về sự sẵn sàng và tính năng cần thiết. Các cấp độ tính năng được quy định cần được chứng minh dựa trên tính năng giả định hoặc được yêu cầu trong đánh giá rủi ro, có cả yêu cầu trước đó, trong khi và ngay sau tai nạn nghiêm trọng.
c) Thiết kế và quy định kỹ thuật của các bộ phận quan trọng về an toàn
Các bộ phận quan trọng về an toàn phải được thiết kế phù hợp để đáp ứng các tiêu chuẩn tính năng đã được thẩm định.
3.2.1.2. Để thẩm định các bộ phận quan trọng về an toàn đã được cung cấp đáp ứng yêu cầu tính năng đã được xác định, chúng phải có sự thẩm định cuối cùng cho:
a) Sản xuất hoặc chế tạo hoặc lắp ráp cho các bộ phận quan trọng về an toàn
Các bộ phận quan trọng về an toàn phải được cung cấp theo tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế được thẩm định.
b) Lắp đặt hoặc hoạt động của các bộ phận quan trọng về an toàn
Các bộ phận quan trọng về an toàn phải được lắp đặt và vận hành thử để có tính năng theo yêu cầu trong trường hợp sự cố.
Những công việc này có thể là một sự kết hợp có chọn lọc giữa kiểm tra, thử, kiểm tra giấy chứng nhận và các biên bản, v.v...
3.2.1.3. Nội dung kế hoạch giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm phụ thuộc vào việc lựa chọn các bộ phận quan trọng về an toàn và các tiêu chuẩn tính năng tương ứng.
Một khi thông tin này được xác định, Đăng kiểm sẽ thiết lập một kế hoạch giám sát kỹ thuật kết cấu để đáp ứng cho việc xem xét, thẩm định và yêu cầu kiểm tra các bộ phận quan trọng về an toàn. Kế hoạch bao gồm:
a) Ghi chép các bộ phận quan trọng về an toàn đã nhận biết, và tính năng yêu cầu của các bộ phận này:
b) Sắp đặt kế hoạch giám sát kỹ thuật ở từng giai đoạn của dự án;
c) Lập tài liệu về kết quả giám sát kỹ thuật.
Kế hoạch sẽ cung cấp một đường dẫn trực tiếp từ các hoạt động giám sát kỹ thuật trở lại việc đánh giá rủi ro, và sau đó là có một dữ liệu lập thành tài liệu về an toàn và nguyên vẹn của giàn.
3.2.1.4. Đối với các giàn chế tạo mới, Đăng kiểm tham gia ngay từ đầu là yêu cầu nhất thiết để tạo điều kiện thực hiện kịp thời cho quá trình giám sát kỹ thuật.
3.3. Giàn đang khai thác
3.3.1. Giàn đang được khai thác chưa được phân cấp hoặc đã được phân cấp với một tổ chức khác có thể áp dụng phân cấp dựa trên rủi ro.
3.3.2. Các yêu cầu giám sát kỹ thuật ban đầu sẽ được xác định từng trường hợp cơ sở dữ liệu phụ thuộc vào thiết kế, sự khác lạ, phân cấp trước đó (nếu có), tuổi, lịch sử của giàn v.v... Như một nguyên tắc chung, các yêu cầu sẽ được tương tự như các giàn chế tạo mới và ngoại trừ các điều sau đây:
a) Giám sát kỹ thuật trong chế tạo và thẩm định thiết kế được giới hạn phụ thuộc vào nội dung của tài liệu gốc và chứng nhận sẵn có;
b) Việc kiểm tra các hồ sơ liên quan đến hoạt động trước đó của giàn;
c) Kiểm tra tình trạng toàn diện, bao gồm kiểm tra và thử, để chỉ ra các thực trạng của giàn và những phần được chấp nhận để phân cấp.
4. Duy trì cấp
4.1. Quy định chung
Để duy trì cấp trong khai thác, Đăng kiểm sẽ giám sát kỹ thuật sự phù hợp của các bộ phận quan trọng về an toàn. Mục này bao gồm giám sát kỹ thuật bằng cách kiểm tra, thử, đánh giá và xem xét, là cần thiết để cung cấp sự bảo đảm rằng tất cả các bộ phận quan trọng về an toàn được lựa chọn và chúng sẽ vẫn trong tình trạng và được sửa chữa tốt phù hợp với mục đích dự định.
4.2. Kế hoạch giám sát kỹ thuật trong khai thác để duy trì cấp
4.2.1. Đăng kiểm sẽ lập một chương trình giám sát kỹ thuật cho việc xem xét, thẩm định và kiểm tra các bộ phận quan trọng về an toàn đối với một giàn đang khai thác, kế hoạch bao gồm:
4.2.1.1. Xem xét các bộ phận quan trọng về an toàn được lựa chọn và các tiêu chuẩn tính năng, cụ thể:
a) Thay đổi trong các yêu cầu hoạt động;
b) Các thay đổi về sơ đồ bố trí hoặc tính năng;
c) Kinh nghiệm tích lũy trong quá trình hoạt động của kế hoạch.
4.2.1.2. Kế hoạch làm việc đang diễn ra và được cập nhật cho công tác giám sát kỹ thuật.
4.2.1.3. Kết quả được lập thành tài liệu về công tác thẩm định bao gồm bất kỳ hành động khắc phục hậu quả được nhận biết hoặc sự cần thiết khác cho sự thay đổi.
4.2.2. Xem xét các bộ phận quan trọng về an toàn
Việc xem xét các bộ phận quan trọng về an toàn sẽ được thực hiện liên tục từ giám sát kỹ thuật ban đầu trong quá trình thiết kế và chế tạo, và sẽ thực hiện tính toán:
a) Thay đổi trong các yêu cầu hoạt động
b) Các thay đổi về sơ đồ bố trí hoặc tính năng
c) Kinh nghiệm tích lũy trong quá trình hoạt động của kế hoạch.
4.3. Kế hoạch giám sát kỹ thuật
4.3.1. Kế hoạch giám sát kỹ thuật sẽ chỉ ra mọi hoạt động được thực hiện cho từng bộ phận quan trọng về an toàn. Kế hoạch sẽ tạo ra sự tin tưởng cho các hoạt động thực hiện theo kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng của người vận hành.
4.3.1.1. Phạm vi công việc giám sát kỹ thuật sẽ được xác định dựa trên sự xem xét việc sắp xếp bảo dưỡng của người vận hành, việc xem xét bao gồm:
a) Quản lý và mục đích của kiểm tra và bảo dưỡng;
b) Năng lực của nhân viên;
c) Lập kế hoạch, lập lịch trình và báo cáo nhiệm vụ;
d) Khoảng thời gian kiểm tra;
e) Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng;
f) Loại, độ chính xác và tình trạng của thiết bị được sử dụng;
g) Các hệ thống đối với việc lập kế hoạch và ghi chép.
4.3.1.2. Khi mức độ bảo dưỡng và thử đã được xem xét, nội dung của kế hoạch giám sát kỹ thuật sẽ được điều chỉnh khi cần thiết để cung cấp sự đảm bảo rằng các bộ phận quan trọng về an toàn đáp ứng các tiêu chuẩn tính năng. Các hoạt động theo kế hoạch sẽ là một tổng hợp thích hợp:
a) Kiểm tra tài sản/vật chất;
b) Thử các hệ thống và linh kiện/bộ phận;
c) Đánh giá các hoạt động và các quy trình;
d) Xem xét các biên bản kiểm tra.
4.3.2. Nội dung của kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng của người vận hành là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch giám sát kỹ thuật. Vì vậy, bất kỳ sửa đổi kế hoạch bảo dưỡng và kiểm tra phải được thông báo cho Đăng kiểm để xem xét và thẩm định. Đăng kiểm sẽ cập nhật hoặc sửa đổi các kế hoạch giám sát kỹ thuật khi cần thiết để phản ánh những thay đổi đó đối với kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng.
4.3.3. Các hoạt động giám sát kỹ thuật phải được tiến hành như và phù hợp với kế hoạch giám sát kỹ thuật. Mục này có thể căn cứ vào dữ liệu liên tục phụ thuộc vào các bộ phận quan trọng về an toàn thực tế, và kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng của nhà vận hành.
4.3.4. Căn cứ vào các chỉ dẫn và các kết quả, kế hoạch giám sát kỹ thuật có thể được sửa đổi với mức lớn hơn hoặc thấp hơn cho các hoạt động khi cần thiết để bảo đảm tính năng của các bộ phận quan trọng về an toàn vẫn duy trì.
4.3.5. Kết quả và trạng thái của các nhiệm vụ giám sát kỹ thuật sẽ được lập thành tài liệu trong phạm vi kế hoạch của chúng và thể hiện trong các báo cáo giám sát kỹ thuật hàng năm. Các báo cáo có thể lần lượt được sử dụng như tài liệu cho các yêu cầu quy định hoặc bắt buộc khác.
4.3.6. Chủ giàn cần kết hợp với các ứng dụng của chương trình giám sát kỹ thuật, thể hiện qua sự cung cấp về thời gian các thông tin đầy đủ và tiếp cận tất cả các thiết bị khi cần thiết để thỏa mãn nhiệm vụ giám sát kỹ thuật.
4.3.7. Các biện pháp khắc phục cần thiết với điều kiện kèm theo của phân cấp và thang thời gian sẽ được thông báo tới các nhà vận hành hoặc chủ giàn và được ghi vào trong phạm vi kế hoạch giám sát kỹ thuật.
Nếu không có biện pháp khắc phục hậu quả theo các thang thời gian đã đưa ra hoặc cản trở sự thực hiện kế hoạch giám sát kỹ thuật có thể dẫn đến treo hoặc thu hồi cấp.
PHỤ LỤC D - Kéo dài thời gian sử dụng giàn
1. Để xác định xem giàn cố định hiện tại có phù hợp với việc kéo dài thời gian sử dụng hay không, các nội dung sau đây phải được xem xét:
1.1. Xem xét tài liệu thiết kế ban đầu, các bản vẽ, các báo cáo hoán cải kết cấu và các báo cáo kiểm tra;
1.2. Kiểm tra kết cấu để xác định tình trạng của giàn;
1.3. Xem xét kết quả của bản phân tích kết cấu có sử dụng các kết quả kiểm tra, các bản vẽ gốc, các báo cáo địa chất và hải dương học và các hoán cải gây ảnh hưởng đến tải trọng tĩnh, tải trọng động, tải trọng môi trường và tải trọng động đất, nếu có, tác dụng lên giàn;
1.4. Kiểm tra lại giàn có sử dụng các kết quả của bản phân tích kết cấu. Thực hiện các thay đổi cần thiết để kéo dài thời gian hoạt động của giàn;
1.5. Xem xét chương trình kiểm tra tiếp theo để đảm bảo rằng tính phù hợp của giàn được duy trì.
2. Phải đánh giá các hạng mục 1.1 và 1.2 để xác định khả năng tiếp tục sử dụng giàn. Nếu kết luận thuận lợi thì phải thực hiện các phân tích kết cấu.
3. Không cần phải phân tích mỏi, nếu các điều kiện sau đây được thỏa mãn:
3.1. Phân tích mỏi ban đầu chỉ ra rằng tuổi thọ mỏi của tất cả các mối nối đủ lớn để bao trùm cả thời gian kéo dài sử dụng;
3.2. Các số liệu môi trường về mỏi được sử dụng trong phân tích mỏi ban đầu vẫn còn hiệu lực hoặc là các số liệu đó còn khắc nghiệt hơn so với điều kiện môi trường hiện tại;
3.3. Không phát hiện ra các vết nứt trong quá trình khảo sát lại hoặc tất cả các mối nối, phần tử hư hỏng đang được sửa chữa;
3.4. Sinh vật biển bám và ăn mòn vẫn nằm trong các giới hạn thiết kế cho phép.
4. Xem xét các tài liệu thiết kế
Các tài liệu thiết kế giàn phải được thu thập để cho phép tiến hành đánh giá kỹ thuật về tính toàn vẹn kết cấu tổng thể của giàn. Các tài liệu này phải bao gồm các báo cáo, tài liệu thiết kế gốc, các bản vẽ và bản quy định kỹ thuật hoàn công, các báo cáo kiểm tra trong quá trình chế tạo, lắp đặt và khai thác trước đó. Chủ giàn phải đảm bảo rằng mọi giả thuyết đưa ra là hợp lý và các thông tin thu thập được là chính xác và thể hiện tình trạng thực tế của giàn tại thời điểm đánh giá. Nếu không thể thu thập được các thông tin nói trên, phải áp dụng giả thuyết về tiêu chuẩn thiết kế thấp hơn và tiến hành các phép đo đạc hoặc thử nghiệm thực tế để thiết lập một giả thuyết hợp lý và an toàn.
5. Kiểm tra
5.1. Cần phải tiến hành kiểm tra giàn hiện có dưới sự chứng kiến và giám sát của đăng kiểm viên để xác định tình trạng của giàn mà dựa vào đó có thể đưa ra các lý giải về việc kéo dài thời gian sử dụng giàn. Phải tiến hành xem xét các báo cáo kiểm tra và bảo dưỡng trước đây, phải xây dựng quy trình kiểm tra và phải tiến hành kiểm tra dưới nước đầy đủ để đảm bảo rằng kết quả đánh giá tình trạng giàn là chính xác.
5.2. Hệ thống bảo vệ chống ăn mòn phải được đánh giá lại để đảm bảo rằng các anốt hiện có vẫn phù hợp với tuổi thọ thiết kế kéo dài của giàn. Nếu thấy cần thiết, phải tiến hành thay thế các anốt hiện có hoặc lắp đặt bổ sung các anốt mới. Nếu các tải trọng thủy động tăng đáng kể do lắp đặt thêm các anốt mới, tải trọng bổ sung này phải được đưa vào phân tích độ bền. Tình trạng của các lớp bọc bảo vệ tại vùng dao động sóng phải được sửa chữa để thỏa mãn các yêu cầu.
6. Phân tích độ bền
6.1. Phải kết hợp chặt chẽ các phân tích độ bền giàn hiện có với các kết quả kiểm tra giàn. Đặc biệt, các tải trọng boong, hao mòn, sinh vật biển, dòng chảy và bất kỳ hư hỏng, hoán cải giàn phải được kết hợp vào mô hình phân tích. Các vật liệu chế tạo ban đầu và các chi tiết lắp ráp phải được xác định sao cho các đặc tính chính xác của vật liệu được sử dụng trong phân tích độ bền và để xác định các điểm tập trung ứng suất. Phải sẵn có các báo cáo dẫn hướng cọc để có thể làm mô hình nền móng một cách chính xác. Đối với những khu vực được thiết kế theo các điều kiện động đất hoặc đóng băng, thì cũng phải tiến hành các phân tích cho các điều kiện đó.
6.2. Các kết quả của phân tích phải được xem xét để xác định các khu vực cần kiểm tra. Các hoán cải có thể của giàn để cho phép tiếp tục sử dụng phải được phát triển bởi việc thay đổi mô hình phân tích để đánh giá ảnh hưởng của việc hoán cải. Các bộ phận hoặc mối nối bị vượt quá ứng suất hoặc có tuổi thọ mỏi thấp thì có thể được cải thiện bằng cách giảm tải trọng boong và loại bỏ các kết cấu không sử dụng như ống định hướng, khung dẫn ống định hướng và giá cập tàu. Kết quả của việc giảm tải trọng này lên kết cấu cần được đánh giá để xác định xem có cần thiết phải sửa chữa hoặc hoán cải hay không.
6.3. Có thể chấp nhận phân tích dựa vào phương pháp độ bền căn bản nếu phương pháp và hệ số an toàn sử dụng đã được chứng minh là thỏa mãn.
7. Tiến hành sửa chữa/kiểm tra lại
7.1. Cuộc khảo sát tình trạng ban đầu kết hợp với phân tích kết cấu sẽ là cơ sở để xác định phạm vi, mức độ sửa chữa/thay đổi cần phải tiến hành để duy trì cấp của giàn được kéo dài sử dụng.
7.2. Có thể cần thiết phải tiến hành một cuộc khảo sát thứ hai để kiểm tra các khu vực mà kết quả phân tích chỉ ra là các vùng phải chịu ứng suất cao của kết cấu. Các vùng và mối nối được xác định là chịu ứng suất vượt quá mức cho phép phải được gia cường. Các mối hàn có tuổi thọ mỏi thấp phải được sửa chữa cải thiện bằng cách gia cường hoặc bằng phương pháp mài. Nếu sử dụng phương pháp mài, các chi tiết về việc mài phải được nộp Đăng kiểm thẩm định và chấp nhận. Khoảng thời gian giữa các đợt kiểm tra chu kỳ các mối hàn này trong tương lai phải được xác định trên cơ sở tuổi thọ mỏi còn lại của các mối hàn này.

File đính kèm:

  • docquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_phan_cap_va_giam_sat_ky_thuat.doc