Quy trình bảo dưỡng cầu, hầm đường sắt

Quy trình bảo dưỡng cầu-hầm đường sắt

1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

1.0.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật này nhằm thống nhất những quy định về bảo dưỡng Cầu

đường sắt và Hầm đường sắt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tiên tiến, kinh tế, tiện lợi, an

toàn cho vận tải đường sắt.

1.0.2 Đối tượng áp dụng của Tiêu chuẩn kỹ thuật này là các tổ chức, cá nhân trực

tiếp tham gia công tác bảo dưỡng Cầu, Hầm trên các tuyến đường sắt.

1.0.3 Phạm vi áp dụng: Cho các tuyến đường sắt truyền thống thuộc các tổ chức của

đường sắt Việt Nam quản lý, không bao gồm đường sắt cao tốc và cận cao tốc.

Không áp dụng cho cầu đường sắt dùng chung với các phương tiện giao thông khác.

Đối với những cầu cống đặc biệt lớn hoặc có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới ngoài

những quy định theo Tiêu chuẩn này phải tuân thủ các quy định riêng do cơ quan

quản lý cấp trên ban hành.

2. Tài liệu viện dẫn

- Quy trình tuần cầu, tuần đường, tuần hầm đường sắt.

- Quy trình kỹ thuật - kiểm định cầu đường sắt 22TCN 258-99.

- Quy trình thiết kế cầu cống 22TCN 18-79.

- Phần kiểm toán tổng thể cầu dưới tác dụng của dòng nước (cách tính toán thủy

văn, thủy lực) được làm theo các chỉ dẫn như của Quy trình thiết kế cầu mới, Quy

trình tính toán lưu lượng theo phương pháp dòng chảy mưa rào, đã được Bộ Giao

thông vận tải ban hành.

- Khi thử tải cầu cần tham khảo Quy trình thử nghiệm cầu của Bộ Giao thông Vận tải.

3. Viết tắt

- KTTT: Kiến trúc tầng trên;

- ĐSVN: Đường sắt Việt Nam;

- QLĐS: Quản lý Đường sắt;

- BTCT : Bê tông cốt thép;

- KTTX: Kiểm tra thường xuyên;

4. Bảo dưỡng cầu đường sắt

4.1 Phân loại cầu

4.1.1 Quy định chiều dài cầu cống

Chiều dài cầu (Lc) được hiểu là:

Đối với Cầu kiểu kết cấu nhịp là độ dài giữa vách chắn phía trước của hai mố cầu.

Đối với Cầu kiểu vòm là độ dài giữa hai đầu mút phía ngoài khe co dãn (khe giữa

vách nghiêng trên vòm và vách nghiêng trên mố cầu).

Đối với Cầu kiểu khung cứng là độ dài giữa hai đầu phía ngoài của khung cứng dọc

theo chiều nhịp cầu

Chiều dài cống (Lcg) là khoảng cách từ mặt ngoài tường cửa vào đến mặt ngoài

tường cửa ra của cống. Nếu là cống có 2,3. khẩu độ thì chiều dài (Lcg) được nhân

chiều dài một khẩu độ với 2,3 . lần.

pdf 66 trang yennguyen 9020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy trình bảo dưỡng cầu, hầm đường sắt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình bảo dưỡng cầu, hầm đường sắt

Quy trình bảo dưỡng cầu, hầm đường sắt
1 
TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ 
TCCS 01: 2010/VNRA 
Xuất bản lần 1 
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG CẦU-HẦM ĐƯỜNG SẮT 
HÀ NỘI - 2010 
TCCS 01:2010/VNRA 
 2
TCCS 01:2010/VNRA 
 3
Mục lục 
Lời nói đầu Trang 5 
Đối tượng và phạm vi điều chỉnh Trang 7 
Tài liệu viện dẫn Trang 7 
Định nghĩa và viết tắt Trang 7 
Bảo dưỡng cầu đường sắt Trang 7 
Phân loại cầu Trang 7 
Công tác theo dõi, kiểm tra Trang 8 
Theo dõi, đo đạc tình hình lòng sông và cách giải quyết cho nước lũ chảy thoát Trang 12 
Đường trên cầu Trang 14 
Kết cấu nhịp cầu thép Trang 20 
Kiểm tra gối cầu Trang 26 
Kiểm tra mố, trụ, kết cấu bêtong Trang 28 
Kiểm tra cống Trang 30 
Phòng hỏa và các thiết bị khác Trang 30 
Bảo dưỡng hầm đường sắt Trang 32 
Phân cấp quản lý Trang 32 
Phân loại hầm Trang 33 
Kiểm tra định kỳ hầm Trang 33 
Kiểm tra đột xuất Trang 34 
Kiểm tra bên trong hầm Trang 34 
Kiểm tra bên ngoài hầm Trang 35 
Điểu tra chi tiết kết cấu vỏ hầm Trang 35 
Duy tu thường xuyên Trang 36 
Kiểm tra khổ giới hạn Trang 39 
Bảo dưỡng đường sắt trong hầm Trang 39 
Bảo quản hệ thống chiếu sáng Trang 39 
Bảo quản thiết bị thông gió và cải tiến điều kiện thông gió Trang 39 
Thông tin, tín hiệu Trang 40 
Bảo vệ hầm Trang 40 
Sửa chữa thoát nước trong hầm Trang 41 
Khôi phục hầm bị sụp đổ Trang 42 
An toàn chạy tàu Trang 42 
An toàn lao động Trang 43 
Sửa chữa và khôi phục hầm Trang 43 
PHỤ LỤC 1 Trang 49 
PHỤ LỤC 2 Trang 61 
PHỤ LỤC 3 Trang 63 
TCCS 01:2010/VNRA 
 4
TCCS 01:2010/VNRA 
 5
Lời nói đầu 
TCCS 01:2010/VNRA do Ban soạn thảo xây dựng Quy trình bảo dưỡng cầu-hầm 
đường sắt biên soạn đã được Bộ Giao thông vận tải thẩm tra, Cục Đường sắt Việt 
Nam công bố theo Quyết định số 263/QĐ-CĐSVN ngày 01 tháng 10 năm 2010. 
TCCS 01:2010/VNRA 
 6
TCCS 01:2010/VNRA 
 7
Quy trình bảo dưỡng cầu-hầm đường sắt 
1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh 
1.0.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật này nhằm thống nhất những quy định về bảo dưỡng Cầu 
đường sắt và Hầm đường sắt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tiên tiến, kinh tế, tiện lợi, an 
toàn cho vận tải đường sắt. 
1.0.2 Đối tượng áp dụng của Tiêu chuẩn kỹ thuật này là các tổ chức, cá nhân trực 
tiếp tham gia công tác bảo dưỡng Cầu, Hầm trên các tuyến đường sắt. 
1.0.3 Phạm vi áp dụng: Cho các tuyến đường sắt truyền thống thuộc các tổ chức của 
đường sắt Việt Nam quản lý, không bao gồm đường sắt cao tốc và cận cao tốc. 
Không áp dụng cho cầu đường sắt dùng chung với các phương tiện giao thông khác. 
Đối với những cầu cống đặc biệt lớn hoặc có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới ngoài 
những quy định theo Tiêu chuẩn này phải tuân thủ các quy định riêng do cơ quan 
quản lý cấp trên ban hành. 
2. Tài liệu viện dẫn 
- Quy trình tuần cầu, tuần đường, tuần hầm đường sắt. 
- Quy trình kỹ thuật - kiểm định cầu đường sắt 22TCN 258-99. 
- Quy trình thiết kế cầu cống 22TCN 18-79. 
- Phần kiểm toán tổng thể cầu dưới tác dụng của dòng nước (cách tính toán thủy 
văn, thủy lực) được làm theo các chỉ dẫn như của Quy trình thiết kế cầu mới, Quy 
trình tính toán lưu lượng theo phương pháp dòng chảy mưa rào, đã được Bộ Giao 
thông vận tải ban hành. 
- Khi thử tải cầu cần tham khảo Quy trình thử nghiệm cầu của Bộ Giao thông Vận tải. 
3. Viết tắt 
- KTTT: Kiến trúc tầng trên; 
- ĐSVN: Đường sắt Việt Nam; 
- QLĐS: Quản lý Đường sắt; 
- BTCT : Bê tông cốt thép; 
- KTTX: Kiểm tra thường xuyên; 
4. Bảo dưỡng cầu đường sắt 
4.1 Phân loại cầu 
4.1.1 Quy định chiều dài cầu cống 
Chiều dài cầu (Lc) được hiểu là: 
Đối với Cầu kiểu kết cấu nhịp là độ dài giữa vách chắn phía trước của hai mố cầu. 
Đối với Cầu kiểu vòm là độ dài giữa hai đầu mút phía ngoài khe co dãn (khe giữa 
vách nghiêng trên vòm và vách nghiêng trên mố cầu). 
Đối với Cầu kiểu khung cứng là độ dài giữa hai đầu phía ngoài của khung cứng dọc 
theo chiều nhịp cầu 
Chiều dài cống (Lcg) là khoảng cách từ mặt ngoài tường cửa vào đến mặt ngoài 
tường cửa ra của cống. Nếu là cống có 2,3.. khẩu độ thì chiều dài (Lcg) được nhân 
chiều dài một khẩu độ với 2,3 ... lần. 
4.1.2 Phân loại cầu: 
Để tiện cho việc quản lý kỹ thuật, công tác thống kê kế hoạch thống nhất các việc 
phân loại cầu như sau: 
Phân loại cầu theo chiều dài: 
TCCS 01:2010/VNRA 
 8
‐ Cầu nhỏ: Lc 25m. 
‐ Cầu trung: 25m<Lc 100m. 
‐ Cầu lớn: 100m<Lc 500m. 
‐ Cầu đặc biệt lớn:Lc>500m. 
Phân loại cầu theo vật liệu: 
‐ Cầu dàn thép. 
‐ Cầu kết cấu nhịp thép 
‐ Cầu bê tông cốt thép. 
‐ Cầu bê tông cốt thép dự ứng lực. 
‐ Cầu thép liên hợp bê tông cốt thép. 
‐ Cầu bê tông hoặc đá xây. 
Phân loại cầu theo trạng thái kỹ thuật: 
‐ Cầu vĩnh cửu. 
‐ Cầu bán vĩnh cửu. 
‐ Cầu tạm. 
Phân loại theo công năng 
‐ Cầu trên tuyến đường sắt vượt sông 
‐ Cầu trên tuyến đường sắt vượt đường bộ hoặc công trình khác dưới cầu. 
4.2 Công tác theo dõi, kiểm tra 
4.2.1 Để đảm bảo chạy tàu an toàn liên tục với tải trọng và tốc độ cao nhất đã quy 
định, để công trình sử dụng được tốt và lâu bền, tất cả các công trình cầu cống phải 
luôn luôn được duy trì ở trạng thái tốt, cần có biện pháp ngăn ngừa những hư hỏng 
có thể phát sinh để kịp thời sửa chữa hoặc có biện pháp xử lý thích đáng. 
Do đó mỗi công trình phải có chế độ thường xuyên để theo dõi và định kỳ kiểm tra. 
Các chế độ đó phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng công trình để quy định. 
4.2.2 Đối với mỗi công trình cầu, ngoài công tác theo dõi thường xuyên và định kỳ 
kiểm tra, khi cần thiết còn phải tiến hành đo đạc kiểm định một cách tỷ mỉ để xác 
định cấp tải trọng của cầu. Căn cứ vào kết quả kiểm tra và kiểm định để quy định 
điều kiện sử dụng công trình. 
4.2.3 Mỗi công trình cần phải có các hồ sơ sau: 
- Lý lịch cầu (cống): Ghi đặc điểm kỹ thuật, trạng thái chủ yếu công trình. Ngoài ra 
còn ghi rõ tình hình diễn biến, thay đổi cấu tạo qua các lần sửa chữa (hoặc hồ sơ gia 
cố sửa chữa), các hư hỏng lớn đã xẩy ra trong quá trình sử dụng, các kết quả của 
kiểm tra định kỳ, kiểm định. Tài liệu này do Công ty QLĐS xây dựng và quản lý. 
- Sổ kiểm tra thường xuyên: Ghi chép kết quả kiểm tra và quan sát tình hình hư hỏng 
thường xuyên của từng công trình. Tài liệu này do Cung trưởng ghi chép và bảo quản. 
Sổ kiểm tra thường xuyên do Công ty QLĐS ban hành và đóng dấu kiểm tra trước 
khi cho sử dụng. Đầu năm bắt đầu ghi chép, hết năm gửi sổ về Công ty QLĐS lưu 
trữ. Mỗi sổ có thể dùng để ghi chép theo dõi một hoặc nhiều cầu. 
- Ngoài những tài liệu trên, mỗi công trình phải có đầy đủ các văn bản, hồ sơ thiết kế 
và thi công xây dựng công trình, các tài liệu này lưu trữ ở Công ty QLĐS và cấp 
QLĐS cao hơn. 
4.2.4 Cấp công tác kiểm tra gồm: 
- Theo dõi thường xuyên 
- Kiểm tra thường xuyên 
TCCS 01:2010/VNRA 
 9
- Kiểm tra định kỳ 
- Kiểm tra khi xuất hiện tình huống đặc biệt. 
4.2.4.1 Công tác theo dõi thường xuyên các công trình cầu, cống do tuần cầu, tuần 
đường (áp dụng cho cầu nhỏ) chịu trách nhiệm dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của 
Cung trưởng. 
Những công trình có yêu cầu theo dõi đặc biệt có thể có các tổ chuyên trách kiểm tra 
thường xuyên cùng với tuần cầu, tuần đường. 
- Yêu cầu của công tác theo dõi thường xuyên đối với từng công trình cầu cống phải 
có đề cương quy định rõ ràng. Tuỳ theo quy định về phân cấp quản lý, theo tính chất 
phức tạp của công trình đề cương sẽ do các Công ty quản lý đường sắt hoặc cấp có 
thẩm quyền lập. 
Đối với các công trình không có đề cương riêng thì công tác theo dõi thường xuyên 
được tiến hành hàng ngày với các nội dung sau: 
+ Phát hiện các biến dạng hư hỏng của kết cấu nhịp thép, mặt cầu, gối, mố, trụ v.v... 
đặc biệt các mố trụ tạm trong mùa mưa lũ. 
+ Thanh thoát lòng sông, lòng suối không để ứ đọng. Quan sát tình hình xói lở chân 
mố trụ, chân khay mố, lòng sông, lòng suối. 
+ Làm các phần việc phục vụ cho công tác kiểm tra theo dõi theo yêu cầu và chỉ dẫn 
của Cung trưởng cầu hoặc giám sát viên cầu đường. 
+ Kiểm tra và thắp đèn các bản tín hiệu, khi phát hiện các hư hỏng thì tuần cầu, 
đường phải sửa chữa ngay. Trường hợp không sửa chữa kịp thời hoặc các hư hỏng 
lớn không có khả năng sửa chữa thì phải theo quy trình tín hiệu đặt tín hiệu phòng 
vệ ở nơi nguy hiểm đồng thời tìm cách báo cáo ngay với cung trưởng cầu, đường 
hoặc cấp quản lý để có biện pháp giải quyết gấp. 
4.2.4.2 Công tác theo kiểm tra thường xuyên do Cung trưởng phụ trách dưới sự chỉ 
đạo của kỹ thuật viên và giám sát viên cầu, ở những công trình xung yếu, Kỹ thuật 
viên và Giám sát viên sẽ cùng tham gia với Cung trưởng. Khi cần thiết Cung trưởng 
sẽ chỉ định một số công nhân cùng đi kiểm tra. 
- Yêu cầu của công tác kiểm tra thường xuyên là để nắm tình hình công trình, phát 
hiện ra các hư hỏng cần sửa chữa, dự đoán trước các khối lượng cần sửa chữa v.v... 
để có kế hoạch sửa chữa thích hợp; đồng thời chỉ đạo và kiểm tra công tác theo dõi 
thường xuyên của các tuần cầu. 
- Kỳ hạn kiểm tra thường xuyên do các Công ty Quản lý đường sắt hoặc cấp quản lý 
đường sắt cao hơn lập căn cứ tình hình thực tế từng công trình (hoặc khu đoạn) mà 
quy định nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: 
+ Tất cả các cầu thép, cầu vòm đá xây, cầu bê tông, bê tông cốt thép, các trụ mố cầu 
và cống ở trạng thái bình thường, ít nhất 1 tháng kiểm tra 1 lần. 
+ Tất cả các công trình dùng đã lâu năm hoặc đã qua sửa chữa lớn, sức chịu đựng 
yếu, có nhiều chỗ hư hỏng thì kỳ hạn kiểm tra phải rút ngắn hơn, khi cần thiết phải 
có đề cương để tiến hành kiểm tra theo dõi thường xuyên. 
- Phạm vi kiểm tra thường xuyên công trình gồm có: Ray mặt cầu, kết cấu nhịp, mố, 
trụ cầu, tường đầu, tường cánh, hộ mố, hộ đáy lòng sông, lòng suối, các công trình 
điều tiết lòng sông và thiết bị phòng hộ lòng sông. 
Xem xét và ghi chép các diễn biến của các mốc theo dõi. Ngoài ra còn cần phải theo 
dõi sự thay đổi của dòng sông và tiến hành các việc theo dõi đo đạc có tính chất đặc 
biệt khác. 
TCCS 01:2010/VNRA 
 10 
- Các kết quả kiểm tra thường xuyên và các số liệu đo đạc theo dõi, những hư hỏng 
đã phát hiện, phương hướng cần giải quyết, khối lượng yêu cầu sửa chữa v.v... đều 
phải ghi sổ kiểm tra thường xuyên. Sau mỗi lần kiểm tra thường xuyên nếu phát hiện 
ra các biến dạng hoặc hư hỏng xét thấy có ảnh hưởng đến việc sử dụng bình 
thường công trình phải báo cáo ngay đoạn quản lý để có biện pháp giải quyết thích 
đáng, đồng thời phải áp dụng ngay các biện pháp để bảo đảm an toàn chạy tàu. 
4.2.4.3 Từ cấp đội trở lên đều có thể tiến hành kiểm tra đột xuất về kỹ thuật của công 
trình. người chủ trì kiểm tra đột xuất về kỹ thuật quyết định hạng mục kiểm tra và gửi 
phiếu ghi chép, sơ hoạ, nhận định yêu cầu của mình cho cấp dưới trực tiếp. Kiểm tra 
về kỹ thuật công trình có thể kết hợp kiểm tra và nhưng phải trực tiếp đến công trình 
để có thể có giải pháp ứng xử cụ thể và phải có cấp dưới đi theo. 
- Kiểm tra đột xuất kỹ thuật trong các trường hợp: Có báo cáo và yêu cầu của cấp 
dưới, phát hiện trong báo cáo của cấp dưới có điều cần xác minh, trước và sau lũ, 
sau sự cố và phải xin giảm tốc độ, có thiết bị vật liệu giải pháp kỹ thuật được xem là 
mới hoặc chưa thông dụng,....Kiểm tra đột xuất kỹ thuật có mục tiêu chính rõ ràng 
nên cần đem theo dụng cụ đo đạc tương ứng (khi cần thiết phải dùng máy – thiết bị 
đo chẩn đoán), những hạng mục khác thì chủ yếu là quan sát ghi chép sơ hoạ (nếu 
thấy cần) để rút ra những nhận định ban đầu cho các công việc sau đó hoặc đề ra 
giải pháp tại chỗ. 
- Sau kiểm tra đột xuất kỹ thuật công trình cần nêu rõ một trong ba kết luận là: Chỉ 
cần tiếp tục theo dõi hoặc tăng cường theo dõi (hạng mục nào, tăng cường thế nào) 
và báo cáo cấp trên trực tiếp khi thấy diễn biến tiếp tục; thực hiện các biện pháp bảo 
vệ và gia cố tạm thời tăng thêm (ví dụ giảm tốc độ...); tiếp tục thực hiện công tác 
bình thường như các công trình khác. 
4.2.4.4 Kiểm tra định kỳ do các Công ty QLĐS kết hợp với các tổ chức QLĐS cao 
hơn thực hiện. 
- Kỳ hạn kiểm tra định kỳ do cấp QLĐS có thẩm quyền căn cứ vào tình hình thực tế 
để quy định, ít nhất mỗi năm 2 lần đối với cấp Công ty QLĐS, 1 năm 1 lần đối với 
cấp QLĐS cao hơn. 
- Trong thời kỳ kiểm tra trước mùa lũ, phải xem xét chi tiết và đầy đủ tất cả các bộ 
phận của công trình: Về mố trụ, hộ mố, tình hình lòng sông, lòng suối v.v... Phải phát 
hiện kịp thời và sửa chữa ngay các hư hỏng để tránh mỏi nguy hiểm do nước lũ gây 
nên. 
Trong kỳ kiểm tra sau mùa lũ, trọng tâm là kiểm tra sự biến dạng, nghiêng lún, sụt lở 
của mố trụ, hộ mố, lòng sông, lòng suối để có biện pháp xử lý thích đáng. 
- Khi kiểm tra định kỳ phải kiểm tra tỷ mỉ các bộ phận cấu tạo của công trình, khi cần 
thiết phải dùng máy móc đo đạc. Cần phải điều tra rõ nguyên nhân phát sinh các hư 
hỏng để đề ra kế hoạch sửa chữa thích đáng. Phải kiểm tra tất cả các công tác bảo 
dưỡng sửa chữa lớn đã làm trong năm; kiểm tra việc chấp hành các chế độ kiểm tra 
theo dõi của các cung cầu. 
- Kết quả kiểm tra định kỳ, như tình hình hư hỏng, phương pháp và khối lượng cần 
sửa chữa, ngoài biên bản kiểm tra, còn phải ghi vào sổ kiểm tra thường xuyên của 
Cung và bổ sung đầy đủ vào bản lý lịch kỹ thuật. 
Những khối lượng công tác cần sửa chữa thống kê được sau khi kiểm tra phải 
thuyết minh rõ ràng lập kế hoạch bảo dưỡng, yêu cầu sửa chữa lớn để gửi cho cấp 
có thẩm quyền phê duyệt. 
TCCS 01:2010/VNRA 
 11 
Sau khi kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ, đối với các công trình cầu cống có vấn 
đề kỹ thuật phức tạp cần phải có ý kiến tập thể để kết luận thì Cơ quan quản lý cấp 
trên khẩn trương tổ chức đoàn kiểm tra tiếp theo và các thành viên hữu quan khác 
cùng tham gia với đoàn để có kết luận và xử lý kịp thời. 
4.2.4.5 Trường hợp có vấn đề kỹ thuật đặc biệt phức tạp ngoài phần kiểm tra nêu 
trên cần phải lập các đoàn kiểm tra đặc biệt. 
4.2.5 Khi Tuần cầu, Tuần đường phát hiện các tình huống bất thường có thể ảnh 
hưởng xấu tức thời đến cầu và an toàn chạy tầu, ngay lập tức phải thông báo cho 
Cung trưởng. Cung trưởng phải kiểm tra lại các thông tin hiện trường và lập tức báo 
cáo cấp trên, đồng thời có biện pháp cảnh báo chạy tầu theo quy định của Quy trình 
tuần cầu. 
4.2.6 Các tình huống điển hình được coi là khẩn cấp ảnh hưởng xấu đến an toàn 
chạy tàu. 
4.2.6.1 Khi kiểm tra thấy hệ thống ray, phụ kiện giữ ray, tà vẹt, balát hư hỏng đến 
mức có nguy cơ gây trật bánh và đổ tầu. 
4.2.6.2 Khi kết cấu nhịp thép hoặc BTCT có biến dạng tổng thể rõ rệt, khác ngày 
thường và quan sát được bằng mắt thường. Khi cảm nhận độ lắc ngang và rung 
động khác thường lúc tàu qua cầu. 
4.2.6.2 Khi kết cấu BTCT có độ rộng các vết nứt ngang có thể quan sát bằng mắt 
thường, đặc biệt là vết nứt ở khu vực giữa nhịp kết cấu nhịp. 
4.2.6.2 Khi Mố Trụ có hiện tượng nghiêng lệch hay lún sụt rõ rệt, nứt có thể quan sát 
bằng mắt thường ở tường trước, tường cánh, sụt nón mố và chân khay do xói lở. 
4.2.7 Việc kiểm định do cơ quan Tư vấn thiết kế thực hiện theo yêu cầu của cơ quan 
QLĐS. Cơ quan Tư vấn thiết kế tiến hành kiểm định công trình theo đề cương được 
cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt. 
4.2.8 Kết quả của kiểm định nhằm đánh giá tình trạng kỹ thuật của cầu cũ để công 
trình cầu đảm bảo khai thác an toàn. Do vậy kết quả khảo sát thực trạng công trình 
và cơ năng còn lại của vật liệu là quan trọng, phải điều t ... hời để xử lý ngay. 
b. Các chỉ dẫn cơ bản 
Công tác điều tra gối cầu bắt đầu bằng việc kiểm tra vị trí các thớt gối trên mặt bằng, 
cần phải đo khoảng cách từ tim dọc cầu và tim ngang của mố cọc trụ đến các điểm 
đặc trưng của thớt gối (các góc, các điểm giao giữa các trục của thớt gối...). 
Vị trí con quay cũng được kiểm tra bằng cách tương tự. Cao độ các bề mặt thớt gối 
được kiểm tra bằng máy đo đạc. 
Căn cứ vào nhận xét vị trí tương đối giữa các bộ phận của gối có thể phát hiện độ xê 
dịch của các tâm của chúng, sự nghiêng lệch và các đặc điểm khác nữa. Trong bản 
báo cáo điều tra cần ghi rõ các điều kiện đo: nhiệt độ không khí... 
Nên đo kiểm tra các gối cầu vào lúc thời gian mát vì lúc đó các bộ phận kết cấu nhịp 
có nhiệt độ gần giống nhau. 
Sơ đồ xác định độ xê dịch của con quay so với thớt gối dưới theo hướng dọc cầu 
được vẽ trên hình 1-13 chuyển vị n ở nhiệt độ t là: 
 *l*)tt( on 
Trong đó : 
 : Hệ số nở dài, bằng 0.0000118 đối với thép, bằng 0.00001 đối với bê tông 
l : Nhịp tính toán nhiệt độ của kết cấu nhịp. 
to : Nhiệt độ ứng với lúc trục con quay và trục thớt gối cần phải trùng nhau: 
ttb : Nhiệt độ trung bình đại số giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong năm. 
 K Chuyển vị dọc do hoạt tải( đối với kết cấu nhịp thép lấy ). 
Dấu của số hạng thứ hai trong công thức trên được lấy tuỳ theo hướng chuyển vị 
của con quay do hoạt tải (dấu + khi chuyển vị về phía đầu nhịp - khi chuyển nhịp về 
phía giữa nhịp). 
Khi tính toán ttb thì nhiệt đội hàng năm được xét với dấu của nó. Mức độ lệch bình 
thường của tâm các con quay so với trục thớt gối dưới lấy bằng n/2. 
TCCS 01:2010/VNRA 
 57 
Hiệu số giữa các chuyển vị đo được thực tế và chuyển vị tính toán của trục con quay 
đối với trục thớt gối lấy bằng chuyển vị phụ, có thể xảy ra do hậu quả của sai sót thi 
công đặt gối do chuyển vị của mố trụ trong quá trình khai thác cầu. 
Đối với các kết cấu nhịp dàn trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh cần lưu 
ý là chuyển vị của gối cầu và các hư hỏng của gối cầu đều chịu ảnh hưởng của hiện 
tượng nung nóng không đều các dàn chủ do bức xạ mặt trời. Do đó toàn kết cấu 
nhịp dàn bị uốn cong trong mặt phẳng nằm ngang. Hậu quả là các gối cầu cản trở sự 
chuyển quay của kết cấu nhịp dàn trong mặt bằng làm xuất hiện các hiện tượng xô 
lệch, cong vênh, các vết nứt trong khối xây trụ mố và các hư hỏng khác nữa. 
Để tìm ra nguyên nhân thực tế của các hư hỏng gối cầu phải phân tích tài liệu điều 
tra. Đôi khi phải theo dõi quan sát lâu dài và định kỳ đo lại vị trí các gối cầu, các mố 
trụ và kết cấu nhịp, so sánh với các số liệu của các lần đo với nhau. 
Khi phát hiện thấy con lăn bị xô lệch phải đề nghị kích nâng kết cấu nhịp lên một đầu 
để rà lại cho phẳng. 
Cần phát hiện xem có tình trạng gối bị cập kênh và gối không chặt khít lên bệ kê gối 
hay không. Hư hỏng loại này sẽ làm tăng tác động xung kích lên kết cấu khi tàu chạy 
qua cầu, bệ kê gối có thể bị nứt, thớt gối và khối xây thêm mố trụ cũng có thể bị nứt. 
Khi phát hiện hư hỏng loại này cần kiến nghị sửa chữa bằng cách chêm chèn các 
bản đệm chì hoặc bơm ép vữa xi măng vào khe hở v.v... 
Đối với các gối cao su- thép cần đo kiểm tra chiều cao và diện tích tựa so với đồ án. 
Phải kiểm tra vết nứt trong phần cao su và sự bong dán của bản thép khỏi cao su 
cũng như kiểm tra sự trượt của cả gối so với bệ kê gối. 
Cũng cần phát hiện tình trạng lún không đều giữa các gối cao su - thép trên cùng 
một đầu kết cấu nhịp khi đó kết cấu nhịp phải chịu xoắn phụ. 
­ Để kiểm tra vị trí của gối cầu con lăn phải đo vị trí tương đối của con lăn với 
thớt dươí của gối. Mỗi lần đo phải ghi vào sổ Lý lịch cầu có kèm theo ghi chú về sơ 
đồ và nhiệt độ lúc đặt gối. 
c. Khi kiểm tra các gối tựa bằng thép (kể cả các con lăn bê tông cốt thép), bằng 
thị sát bên ngoài và bằng đo đạc, cần xem xét: 
­ Việc bố trí các gối di động khi xét đến ảnh hưởng của nhiệt độ; 
­ Các chuyển vị tính toán do nhiệt gây ra của kết cấu nhịp (chuyển vị thẳng và 
chuyển vị góc); 
­ Hiện trạng các mặt lăn (trượt) của gối di động; 
­ Tính đồng đều tựa đều lẫn nhau của tất cả các chi tiết gối tựa và của các kết 
cấu trụ, kết cấu nhịp áp sát chúng; 
­ Độ tin cậy của chỗ liên kết các con lắc (gối) với các chi tiết của mố trụ và kết 
cấu nhịp tương ứng; 
­ Hiện trạng các chi tiết hãm và chống xô cũng như các lớp bọc bảo vệ. 
d. Khi kiểm tra các gối cao su-thép, cần xem xét: 
­ Mác cao su và thời hạn sử dụng của gối tựa; 
­ Phát hiện các khuyết tật: các vết nứt trong cao su, các biến dạng chứng tỏ liên 
kết giữa cao su với các tấm thép lõi đã bị phá huỷ (cao su bị lồi ra ở tất cả các mặt, 
lồi ra ở riêng một mặt, lồi hoặc rộp phân bố không hệ thống); 
­ Vị trí tiếp xúc giữa bề mặt gối với thớt gối và bản kê gối của kết cấu nhịp; 
­ Nhận xét về việc lắp đặt gối có xét đến yếu tố nhiệt độ và bảo đảm được cho 
chuyển vị tính toán do nhiệt gây ra của kết cấu nhịp; 
TCCS 01:2010/VNRA 
 58 
e. Khi kiểm tra gối hình cốc làm bằng polime cần kiểm tra độ song song của bản 
dưới và bản trên, sự định hướng đúng các chi tiết di động theo hướng chuyển vị, 
chất lượng sơn phủ mặt ngoài và hiện trạng tấm bọc và vỏ bảo vệ. 
f. Khi kiểm tra tất cả các dạng gối cần chú ý đến hiện trạng bề mặt tiếp xúc nhau 
của bệ kê gối trên mố trụ và của kết cấu nhịp để phát hiện những hư hỏng có liên 
quan đến các khuyết tật và sự lắp đặt chưa đúng của các gối (bê tông bị sứt và có 
vết nứt, thiếu khe co dãn do nhiệt, v.v...). 
6. Kiểm tra thường xuyên Mố trụ và móng 
a. Nguyên tắc chung 
Khi điều tra mố trụ cần lưu ý phát hiện các dạng hư hỏng điển hình gồm: 
­ Các vết nứt. 
­ Sút vỡ khối xây đá. 
­ Chuyển vị và biến dạng của bản thân mố trụ như lún, nghiêng lệch, trượt. 
­ Hiện tượng trượt sâu của cả mố trụ cùng với nền. 
­ Cần phân biệt các dạng vết nứt như sau: 
­ Vết nứt bề mặt. 
­ Vết nứt sâu. 
­ Vết nứt xuyên 
b. Các dạng vết nứt ở mố trụ 
­ Trước hết cần kiểm tra tính trạng bề mặt Mố Trụ và kết cấu xây, yêu cầu là: 
+ Mặt ngoài của đá xây, bê tông sạch sẽ không bị cỏ cây rêu bám mọc. 
+ Mạch xây không bị phong hoá, bong tróc, đặc biệt chú ý những mạch vữa nằm 
trong phạm vi mực nước lên xuống. 
­ Khi kiểm tra các bộ phận của mố, trụ, kết cấu nhịp bê tông, vòm bê tông hay đá 
xây có vết nứt thì phải điều tra làm rõ nguyên nhân, làm mốc theo dõi (mốc tem vữa 
thạc cao theo dõi sự phát triển của bề rộng vết nứt và mốc sơn để theo dõi sự phát 
triển chiều dài của vết nứt) và ghi lên bên cạnh ngày, tháng, năm kiểm tra. Đồng thời 
phải làm sơ đồ ghi rõ ngày, tháng, năm phát hiện và diễn biến vết nứt, đánh giá mức 
độ và dự đoán nguyên nhân, lưu vào Sổ KTTX và Lý lịch cầu. 
­ Phương pháp kiểm tra độ sâu vết nứt, độ xốp lòng khối xây có thể bằng cách 
bơm ép nước màu vào khối xây, hoặc dùng máy siêu âm chuyên dụng. 
­ Trường hợp dưới nước, trong đất có thể bố trí thợ lặn làm công tác đo vẽ, soi 
chụp dưới nước, hoặc khoan lấy mẫu, đào hố kiểm tra (với điều kiện cho phép). 
­ Các nguyên nhân gây nứt có thể là : 
+ Do khối xây bị phong hoá đến mức không đủ khả năng dính kết, 
+ Sức chịu tải không đủ, 
+ Nền móng lún không đều, 
+ Cao độ gối không đều gây vặn, khấp khểnh... 
­ Tham khảo bảng sau về trị số bề rộng cho phép của các vết nứt: 
Bảng giới hạn vết nứt cho phép 
Kết cấu Vị trí vết nứt Giới hạn vết nứt(mm) 
Vết nứt ngang hoặc xiên trên vòm 0.3 Vòm đá hoặc 
bê tông Vết nứt phương dọc vòm 0.5 
Mố, trụ cầu Đá kê gối 0.2 
TCCS 01:2010/VNRA 
 59 
Bê tông mũ mố, trụ 0.3 
Thường xuyên chịu ảnh 
hưởng của nước có chất 
xâm thực. 
Có cốt thép 0.2 
Không CT 0.3 
Thường xuyên ngập nước 
nhưng không có chất xâm 
thực 
Có cốt thép 0.2 
Không CT 0.35 
Thân mố, 
trụ 
Cầu cạn, hoặc mùa mưa mới 
có nước 0.40 
­ Chú ý: 
+ Không cho phép có vết nứt dọc thông suốt thân mố, trụ. 
+ Không cho phép có vết nứt ngang thông suốt thân mố, trụ. 
+ Không cho phép có vết nứt xiên thông qua 2 mặt mố (từ tường che sang tường 
bên). 
­ Nếu có các vết nứt trên đây thì phải có biện pháp xử lý ngay. 
­ Phải kiểm tra tình trạng và khả năng thoát nước sau Mố trụ và từ mặt cầu có 
máng ba lát. Những chỗ có thể đọng nước đều phải làm mặt dốc thoát nước hướng 
ra ngoài công trình hoặc tập trung vào thiết bị thoát nước (ống thoát nước, cống, 
rãnh). 
c. Kiểm tra vết nứt của mố trụ. 
­ Căn cứ dạng bề ngoài của vết nứt có thể xác định nguyên nhân xuất hiện và 
phát triển của nó. 
­ Nguyên nhân các vết nứt nhỏ ngẫu nhiên phân bố trên bề mặt bê tông thường 
là ứng suất nhiệt độ, xuất hiện khi thay đổi đột ngột nhiệt độ khí quyển, hoặc do đặc 
điểm của quá trình hoá học diễn ra khi bê tông đang hoá cứng. Các vết nứt thẳng 
đứng, rộng ở phía dưới và hẹp dần ở phía trên thường là dấu hiệu của tình trạng mố 
hoặc trụ bị lún không dều hoặc tình trạng chịu lực của đất nền không đủ. 
­ Nếu gối cầu bị không đảm bảo được cho kết cấu nhịp chuyển vị theo sự tính 
toán thì xuất hiện sự đẩy ngang lún có thể gây ra các vết nứt thẳng đứng phân tán 
phần tường trước mố với phần tường cách, vết nứt này to ở phía trên và hẹp dần ở 
phía dưới bắt đầu từ mép trên của mố. Nếu áp lực đất sau mố tăng lên do đất bị no 
nước hoặc hoạt tải tăng có thể gây ra các vết nứt thẳng đứng như trên và các vết 
nứt nằm ngang ở tường trước hay tường cánh mố. 
­ Các khối xây đá của mố trụ cũ có thể bị nứt vỡ ở vùng đặt đá kê gối. Khi điều 
tra nên dung búa gõ nhẹ để kiểm tra các chỗ mạch vữa xây bị hở và hư hỏng. 
­ Trên các con sông có nước chảy mạnh thường có hiện tượng mài mòn và làm 
hỏng mạch vữa xây đá, ăn mòn mố trụ bị ngập nước,có thể tạo ra các hốc lõm nguy 
hiểm làm giảm yếu mặt cắt thân mố trụ. 
­ Trên đỉnh tường đầu của mố nếu chất lượng bê tông hay khối xây đá kém và 
trên đó lại đặt mối nối ray thì có thể xuất hiện các vết nứt thẳng đứng đi từ đinh 
tường đầu mố xuống. 
­ Trong mố trụ bằng bê tông đôi khi có thể thấy vết nằm ngang do lỗi thi công 
khiến cho các khe nối giữa các đợt đổ bê tông không được liên kết tốt. Các mố trụ 
khối lớn cũng có thể thấy các vết nứt thẳng phân bố ngẫu nhiên do nhiệt toả ra 
không đều trong quá trình bê tông hoá cứng. 
TCCS 01:2010/VNRA 
 60 
­ Đối với các thân trụ mố kiểu cột tròn hay lăng trụ cần điều tra các vết nứt thẳng 
đứng cũng như tình trạng rỉ cốt thép nặng làm vỡ bung lớp bê tông bảo hộ ở đoạn có 
độ ẩm ướt thay đổi do mức nước lên xuống. 
­ Đối với các xà mũ bê tông cốt thép của mố trụ trên tìm các vết nứt thẳng đứng 
và vết nứt xiên do các yếu tố lựch gây ra ( do lún mố trụ không đều, do bố trí các cọc, 
cột không đúng vị trí cần thiết, do hư hỏng gối cầu v.v...). Cũng cần điều tra kỹ ở chỗ 
nối cột thân vào xà mũ là nơi có thể bị nứt vòng quanh. 
d. Kiểm tra về chuyển vị. 
­ Các nguyên nhân gây chuyển vị quá mức ở mố trụ có thể là : 
+ Xói quá sâu ở móng mố trụ. 
+ Khả năng chịu lực của đất nền không đủ. 
+ áp lực ngang của đất tăng lên. 
+ Hiện tượng trượt sâu. 
­ Khi điều tra cần nhận xét sự xê dịch của các gối di động, sự mở rộng hay co 
hẹp lại của khe hở giữa đầu kết cấu nhịp với mố để phát hiện các chuyển vị quá mức. 
Nếu phát hiện được và nghi ngờ cần phải tiến hành đo đạc chi tiết bằng máy cao đạc 
và máy kinh vĩ. 
­ Cần nhận xét hiện trạng nối tiếp cầu với đường. Nếu mái dốc nón mố quá dốc 
thì dễ xảy ra sụt lở, lún tà vẹt, lún ray, biến dạng và ứng suất trong ray tăng tăng lên 
có thể đến mức nguy hiểm. 
7. Kiểm tra thường xuyên cống 
­ Nội dung công tác kiểm tra tổng thể cống và dòng nước giống như đối với cầu 
­ Nội dung kiểm tra kết cấu cống tròn BTCT giống như đối với kết cấu BTCT 
­ Nội dung kiểm tra cống vòm đá hay vòm bê tông giống như đối với kết cấu khối 
xây đá và mố xây đá hoặc mố bằng bê tông, bê tông cốt thép. 
TCCS 01:2010/VNRA 
 61 
PHỤ LỤC 2: Khổ giới hạn cho cầu đường sắt 
khæ giíi h¹n tiÕp gi¸p kiÕn tróc trªn ®­êng th¼ng trong cÇu
1800
1600
1500
1300
35
080
0
34
50
43
00
500200
80
0
35
70
49
50
1000 1000
2000
10001000
1450 5501450550
(khæ ®­êng 1000)
1800
1600
1500
1300
2000
mÆt ray
500 200
khæ giíi h¹n tiÕp gi¸p kiÕn tróc trªn ®­êng th¼ng trong cÇu
(khæ ®­êng 1435)
12
10
45
00
60
00
1680 760
12001200
1400
2000
2440
1875
1680
28
21
10
0
30
00
45
00
1680760
1240
2000
2440
1875
1680
mÆt ray
718718
1400
1240
TCCS 01:2010/VNRA 
 62 
TCCS 01:2010/VNRA 
 63 
PHỤ LỤC 3: Khổ giới hạn cho hầm đường sắt 
A. Khổ giới hạn hầm 
500 200
1300
1650
2000
25
0
50
0
32
00
43
00
1120
(khæ ®­êng 1000)
28
00
50
00
15
00
R
22
00
1120
1300
1650
2000
1913 2501913250
2163 2163
mÆt ray
500200
1875
2440
2000
1400
11
00
12
00
30
00
45
00
55
00
2250 1902250190
60
00
khæ giíi h¹n tiÕp gi¸p kiÕn tróc trªn ®­êng th¼ng trong hÇm
(khæ ®­êng 1435)
1875
2440
2000
1400
R2
44
0
35
50
mÆt ray
718718
TCCS 01:2010/VNRA 
 64 
B. Phiếu hầm 
a. Sơ lược lý lịch hầm 
Tên hầm:......; 
Lý trình hầm..... Lý trình cửa vào........ Lý trình cửa ra.............; 
Tuyến đường săt....; 
Khổ đường.....; 
Khu gian.....; 
b. Những đặc trưng của hầm 
1. Chiều dài hầm L=.....(m); 
2. Số khoang.....; 
3. Những số liệu mặt cắt của hầm; 
- Chiều cao từ đỉnh ray đến đỉnh vòm H=.....(m); 
- Chiều cao từ đỉnh ray đến phần hầm rộng nhất h=.....(m); 
- Chiều rộng lớn nhất của hầm B=B’+B”=.....(m); 
- Chiều rộng tại cao độ đỉnh ray B0=B0’+B0”=.....(m); 
- Chiều rộng tại cao độ 0.5m tính từ đỉnh ray B1=B1’+B1”=.....(m); 
- Chiều rộng tại cao độ 1.5m tính từ đỉnh ray B2=B2’+B2”=.....(m); 
- Chiều rộng tại cao độ 3.2m tính từ đỉnh ray B3=B3’+B3”=.....(m); 
- Chiều rộng tại cao độ 4.3m tính từ đỉnh ray B4=B4’+B4”=.....(m); 
4. Hướng cửa hầm và hướng gió chính; 
5. Trên mặt bằng (đường thẳng, đường cong với siêu cao tương ứng) và trên mặt 
cắt dọc (dốc lên, dốc xuống, đoạn chuyển tiếp).....(%); 
6. Vật liệu xây dựng: 
- Vòm.....; 
- Tường.....; 
- Móng.....; 
- Vòm ngửa.....; 
- Rãnh thoát nước.....; 
- Năm xây dựng..... . Đơn vị xây dưng.....; 
- Phương pháp xây dựng.....; 
- Năm sửa chữa...... Đơn vị sửa chữa.....; 
- Năm xây lại...... Đơn vị xây lại.....; 
- Hệ thống thông gió và vị trí đặt thiết bị.....; 
- Hệ thống chiếu sáng và vị trí đặt thiết bị.....; 
- Vị trí hang tránh và số lượng...... Kích thước hang tránh.....; 
- Chiều cao đất phủ trên hầm.....(m); 
- Cấu tạo sơ bộ địa chất của hầm......; 
- Cấu tạo lớp phòng nước..... Quá trình sửa chữa, cải tạo lớp phòng nước.....; 
- Nước ngầm.( lưu lượng, thành phần, các đặc điểm khác).....; 
- Ray trong hầm (chủng loại, đặc điểm...).....; 
- Các quan sát khác.... 
 7. Đo vẽ 3 mặt cắt hầm: 
TCCS 01:2010/VNRA 
 65 
B"1
B"2
50
0
32
00
43
00
B"4
H
h
B'4
B'1
B'2
B"0B'0
B'3 B"3
15
00
VÞ tri ®o kiÓm tra
25
0 B'5 B"5
B'max B"max
mÆt c¾t däc
tû lÖ 1/1000
TCCS 01:2010/VNRA 
 66 
Công ty QLĐS Người lập phiếu 
(Ký tên-đóng dấu) (Ký tên) 
Thành phần chất độc trong nước dưới đất cần nghiên cứu 
Loại đặc biệt độc Loại độc Loại không độc 
H2SO4 CaSO4+2H2O NK3 
HCl HSO3 NaOH, KOH 
Na2SO4, MgSO4 
FeSO4 
CaCl2 NaCl, KCl 
RNH4 CO2 RCO3 
H2S Mg 
(SO4)2AlK+12H2O Các chất béo sinh 
vật 
C6H5OH Nước bẩn 
Các chất béo 
Các axit hiếm 
mÆt b»ng hÇm
tû lÖ 1/25000

File đính kèm:

  • pdfquy_trinh_bao_duong_cau_ham_duong_sat.pdf