Sổ tay Hiện đại hóa hải quan

Mục đích của cuốn Sổ tay Hiện đại hóa Hải quan là nhằm góp phần tích cực vào

những nỗ lực hiện đại hoá hải quan đang được thực thi tại nhiều nước. Theo quan điểm

đưa ra trong cuốn Sổ tay, một cơ quan hải quan có năng lực và được tổ chức tốt là một

cơ quan hải quan có khả năng cân đối một cách thành công giữa nghĩa vụ thu thuế và

tuân thủ luật pháp trong khi can thiệp càng ít càng tốt vào sự di chuyển hợp pháp của

hàng hoá và con người qua biên giới.

Sổ tay cũng thừa nhận rằng mỗi quốc gia lại có điều kiện riêng khác biệt với

quốc gia khác. Bởi vậy, mỗi cơ quan hải quan phải điều chỉnh các nỗ lực hiện đại hoá

cho phù hợp với mục tiêu, năng lực thực hiện và nguồn lực sẵn có của đất nước mình.

Tuy nhiên, cần áp dụng một số nguyên tắc cốt lõi được nêu trong cuốn Sổ tay để có thể

đạt được mục tiêu hiện đại hoá: vận dụng phù hợp thông tin tình báo dựa trên quản lý

rủi ro; tận dụng tối ưu công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT); hợp tác có

hiệu quả với giới doanh nghiệp trong đó có các chương trình cải thiện tuân thủ; tăng

cường hợp tác với các cơ quan quản lý khác ở biên giới; và đảm bảo tính minh bạch

thông qua cung cấp thông tin về văn bản pháp lý, quy định và hướng dẫn hành chính.

Điều quan trọng là thành công trong hiện đại hoá hải quan phải gắn với môi

trường chính sách thương mại chung. Chính sách thương mại đơn giản, minh bạch và

hài hoà sẽ giúp giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà, thúc đẩy minh bạch và giảm bớt

động cơ cũng như cơ hội cho tiêu cực, tham nhũng. Bởi vậy, cần có một cái nhìn bao

quát hơn mang tính bổ trợ về cải cách chính sách thương mại khi xem xét hiện đại hóa

hải quan.

Cải thiện Quy trình Hải quan là một phần trong Chương trình Nghị sự Thúc đẩy

Thương mại

Để tăng khả năng cạnh tranh với bên ngoài và hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế

thế giới thì các biện pháp hỗ trợ thương mại cần phải bổ trợ cho tự do hóa thương mại.

Thời điểm Cộng đồng Châu Âu (EC) đưa vào áp dụng mức thuế quan chung năm 1968,

EC nhanh chóng nhận ra rằng để có thể thu lợi tốt nhất từ thị trường chung, EC cần phải

đơn giản hóa các quy trình hải quan. Tương tự, tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

năm 1996 đã bổ sung nội dung hỗ trợ thương mại vào nghị trình thương thuyết như một

phần của Chương trình nghị sự Singapore thừa nhận một điều rằng hàng rào phi thuế

quan một mặt tạo ra chi phí lớn cho việc tiến hành các thủ tục hải quan, mặt khác tạo

thành các rào cản thương mại còn hữu hiệu hơn các hàng rào thuế quan. Chúng cản trở

việc đạt được các mục tiêu tự do hóa thương mại.

Thương mại liên quan đến các hàng hóa qua lại biên giới. Có nghĩa là hoạt động

thương mại đòi hỏi phải tuân thủ một số quy định trong luật pháp quốc gia bao gồm các

quy định liên quan đến các vấn đề an ninh, tiêu chuẩn và hải quan. Các thủ tục hải quan

do luật pháp quốc gia quy định và được thi hành bởi nhân viên hải quan phần lớn làm

việc dưới sự quản lý của Bộ Tài chính. Việc tuân thủ các quy định này mất những

khoản phí rất lớn. Cuốn Sổ tay không nhằm mục đích vạch rõ tính không hiệu quả hay

chi tiết hóa những nhược điểm trong các tổ chức hải quan hay hoạt động hải quan (tuy

một số sẽ được mô tả trong từng chương) mà nhằm đưa ra biện pháp khắc phục tốt nhất.

Song chính tình trạng hoạt động kém hiệu quả kéo dài có tác động tiêu cực lên khả năng

cạnh tranh đã thôi thúc doanh nghiệp cũng như các lãnh đạo chính trị tìm ra phương

thức giúp tổ chức hải quan hoạt động hiệu quả hơn. Với mục tiêu hỗ trợ họ thực hiện

được tham vọng đó, cuốn Sổ tay HĐHHQ đã nêu tóm lược các yếu tố trọng tâm cần giảixiv

quyết trong quá trình cải cách, đó là những khu vực hoạt động không hiệu quả. Trước

hết, quy định luật pháp lỗi thời có thể sẽ không xác định rõ quyền hạn cho hải quan,

không phù hợp với các cam kết quốc tế, không đảm bảo tính minh bạch và tính có thể

đoán trước cần thiết trong khi đặt ra các yêu cầu thủ tục phức tạp và cản trở việc tận

dụng công nghệ thông tin và phân tích rủi ro. Thứ hai, nhân viên hải quan có thể không

đủ năng lực để làm việc với doanh nghiệp là đối tượng hoạt động trong một môi trường

không ngừng thay đổi và đầy thách thức. Thêm nữa, các khuyến khích như quản lý nghề

nghiệp (career management) và đào tạo, bồi dưỡng hiện có không thỏa đáng tạo ra một

thách thức lớn cho việc huy động và giữ chân các cán bộ hải quan có năng lực. Thứ ba,

có quá nhiều các quy định tác nghiệp phức tạp không cần thiết tạo kẽ hở cho việc ra

quyết định tùy tiện trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu lại không có thông tin đầy đủ

về chính sách miễn thuế. Thứ tư, hải quan thường không tận dụng được hết công nghệ

thông tin và truyền thông sẵn có, không bắt kịp được phương thức hoạt động hiện đại

dựa trên thông báo trước, nhập dữ liệu trực tiếp và các thiết bị giám sát. Điều này tăng

chi phí cho doanh nghiệp, tạo khoảng trống cho việc ra quyết định tùy tiện và làm suy

yếu các hoạt động giám sát và kiểm toán. Thứ năm, như được chứng minh trong kết quả

khảo sát nhà đầu tư và chỉ số tham nhũng, mức tham nhũng cao là đặc trưng cho cơ

quan hải quan nhiều nước. Thứ sáu, các hoạt động buôn lậu làm giảm nguồn thu và tạo

lợi thế không công bằng cho các doanh nghiệp hoạt động bất chính (unscrupulous), làm

giảm hiệu quả của các chính sách bảo hộ được lồng ghép vào cơ cấu thuế. Tóm lại, thủ

tục hải quan thường mất quá nhiều thời gian, không thể đoán trước và không thực hiện

tốt chức năng thu ngân sách.

pdf 445 trang yennguyen 2920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sổ tay Hiện đại hóa hải quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sổ tay Hiện đại hóa hải quan

Sổ tay Hiện đại hóa hải quan
SỔ TAY HIỆN ĐẠI HÓA 
HẢI QUAN 
Biên soạn 
Luc De Wulf – José B. Sokol 
Ngân hàng Thế giới
31477
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
 i 
NỘI DUNG 
NỘI DUNG........................................................................................................................ I 
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................V 
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................VII 
CHỮ VIẾT TẮT VÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA .......................................................................IX 
TỔNG QUAN................................................................................................................XIII 
PHẦN I - CÁC VẤN ĐỀ LIÊN NGÀNH.......................................................................... 1 
1- CHIẾN LƯỢC HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN .............................................................. 3 
2 - VẤN ĐỀ TỔ CHỨC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HẢI QUAN..................... 43 
3 - KHUNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ THỰC THI 
PHÁP LUẬT HẢI QUAN............................................................................................... 69 
4 - LIÊM CHÍNH HẢI QUAN ........................................................................................ 92 
5 - QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HẢI QUAN............................................................... 125 
6 - BÀI HỌC CHÍNH SÁCH VÀ THỰC THI RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU TÌNH 
HUỐNG CỦA HẢI QUAN TÁM NƯỚC .................................................................... 138 
7 - HAI THẬP KỶ HỖ TRỢ CẢI CÁCH HẢI QUAN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 
(NHTG). XU THẾ THIẾT KẾ VÀ THỰC THI DỰ ÁN. BÀI HỌC THU ĐƯỢC ....... 173 
PHẦN III - HƯỚNG DẪN VỀ CÁC VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TẠO 
THUẬN LỢI CHO THƯƠNG MẠI CỦA HẢI QUAN................................................ 208 
8 - ĐỊNH GIÁ HẢI QUAN TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC QUY 
TẮC ĐỊNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI .................................... 209 
9 - QUY TẮC XUẤT XỨ, THƯƠNG MẠI VÀ HẢI QUAN ....................................... 246 
10 - KIỂM SOÁT MIỄN THUẾ VÀ MIỄN NỘP THUẾ.............................................. 290 
11 - QUÁ CẢNH VÀ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CỦA CÁC NƯỚC KHÔNG GIÁP 
BIỂN ............................................................................................................................. 328 
12 - VAI TRÒ CỦA HẢI QUAN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH HÀNG HÓA ......... 357 
13 - VAI TRÒ CỦA CNTT TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN ...... 384 
HỘP 
Hộp 1-1 Hải quan Ma-rốc lôi kéo cán bộ tham gia vào chương trình cải cách 22 
Hộp 1-2 Ví dụ về Lãnh đạo Khu vực: Ban chỉ đạo TTFSE khu vực 28 
Hộp 1-3 Các bước trong quy trình giải phóng hàng từ thời điểm hàng đến 33 
Hộp 1-4 Nghiên cứu về Thời gian giải phóng hàng hóa ở Phi-lip-pin: Ví dụ mẫu 36 
Hộp 2-1 Cải tổ nhân sự tại Hải quan Bô-li-via 46 
Hộp 2-2 Mục tiêu thu ngân sách và Quyền tự chủ: minh họa từ Tanzania và Uganda 56 
Hộp 3-1 Ví dụ về Luật Hải quan Lỗi thời 71 
Hộp 3-2 Danh mục kiểm tra mẫu để xác định các Điều khoản cần Bổ sung hay Các văn 
bản pháp quy cần xây dựng mới theo yêu cầu của Công ước Kyoto Sửa đổi 79 
Hộp 3-3 Thành công của Ma-rốc trong việc thực thi Công ước Kyoto Sửa đổi 80 
Hộp 3-4 Hiện đại hóa Luật Hải quan tại Liên Bang Nga 88 
Hộp 4-1 Lãnh đạo và Cam kết: Các câu hỏi và Vấn đề chính 104 
Hộp 4-2 Khung Pháp lý: Các câu hỏi và vấn đề chính 105 
Hộp 4-3 Minh bạch: Các câu hỏi và vấn đề chính 107 
Hộp 4-4 Tự động hóa: Các câu hỏi và vấn đề chính 108 
Hộp 4-5 Hiện đại hóa Hải quan: Các Câu hỏi và Vấn đề chính 110 
Hộp 4-6 Kiểm toán và Điều tra: Các Câu hỏi và Vấn đề chính 111 
Hộp 4-7 Quy tắc Hành xử: Câu hỏi và Vấn đề chính 113 
 ii 
Hộp 4-8 Lương thấp có thật sự là một nguyên nhân dẫn đến tham nhũng không? 114 
Hộp 4-9 Nguồn nhân lực: Các Câu hỏi và Vấn đề chính 117 
Hộp 4-10 Văn hóa tổ chức và tinh thần làm việc: Các câu hỏi và vấn đề chính 119 
Hộp 4-11 Mối quan hệ với khu vực tư: Các câu hỏi và vấn đề chính 120 
Hộp 4-12 Bài học rút ra từ Cải cách Hải quan để Kiểm soát Hành vi Tham nhũng 122 
Hộp 5-1 Quản lý rủi ro: Xác định trị giá hải quan 136 
Hộp 6-1 Cải cách Hải quan tại Mô-zăm- bích 147 
Hộp 6-2 Công nghệ Thông tin tại Thổ nhĩ kỳ 156 
Hộp 6-3 Giám định hàng nhập khẩu tại Pê-ru 158 
Hộp 7-1 Khung chẩn đoán – Ba dự án ví dụ cụ thể 180 
Hộp 7-2 Thiếu các Chỉ số Hoạt động: Tình huống Dự án Cụ thể 185 
Hộp 7-3 Thiết kế Bộ Chỉ số Hoạt động Toàn diện: các Dự án Tạo thuận lợi cho Thương 
mại và Vận tải tại Đông Nam Âu (TTFSE) 185 
Hộp 7-4 Cách Tiếp cận Tổng hợp trong Quản lý Quy trình: trường hợp Dự án Phát triển 
Xuất khẩu tại Tunizi 191 
Hộp 7-5 Ngân hàng Thế giới ngày càng Chú trọng hơn đến việc Phối kết hợp với các 
Nhà tài trợ khác 192 
Hộp 7-6 Chất lượng Chuẩn bị Tiền dự án và Vấn đề Thiết kế: tình huống cụ thể của hai 
dự án 197 
Hộp 7-7 Nguyên nhân nào Dẫn đến Điều chỉnh Mục tiêu hay các Hợp phần của Dự án
 199 
Hộp 7-8 Các vấn đề Quản lý Thực hiện: Trường hợp của Dự án Quản lý Phát triển Xê-
nê-gan 201 
Hộp 8-1 Pê-ru: Chương trình Xác minh Hàng nhập khẩu 228 
Hộp 8-2 Áp dụng các Dịch vụ Xác minh Có trọng điểm (targeted) và Luôn được nâng 
cấp (evolving) trong Hợp đồng PSI tại Hải quan Madagascar 235 
Hộp 10-1 Ví dụ về các Quy tắc Xuất xứ Hạn chế: Tình huống Nhập khẩu Cá vào EU258 
Hộp 10-2 Các Quy tắc Xuất xứ Mang tính Hạn chế hơn: Tình huống Quy tắc Xuất xứ 
của Sản phẩm may mặc trong Hiệp định NAFTA 266 
Hộp 10-1 Các Loại hình Miễn nộp thuế và Miễn thuế 292 
Hộp 10-2 Cải cách Chế độ Miễn nộp thuế tại Ma-rốc 299 
Hộp 10-3 Hệ thống Bảo thuế (DSS) của Fiji 300 
Hộp 10-4 Hệ thống Sổ theo dõi tại Nê-pan 301 
Hộp 10-5 Kho Ngoại quan Đặc biệt của Hải quan Băng-la-đét 304 
Hộp 10-6 Quản lý Hải quan đối với Khu Chế xuất Aqaba 311 
Hộp 10-7 Thái Lan chuyển sang Áp dụng Kho Ngoại quan mở 315 
Hộp 10-8 Ứng dụng Tin học cho Quản lý Miễn thuế cho Dự án Đầu tư 322 
Hộp 10-9 Hoàn thuế Nội địa và Thuế Hải quan đối với Sản phẩm Xăng dầu Nhập khẩu 
tại Ma-li 323 
Hộp 11-1 Nguồn gốc Thủ tục Quá Cảnh thời Trung cổ 332 
Hộp 12-2 Quy định Chung cho Niêm phong 334 
Hộp 11-3 Hoạt Động Hải quan Sử dụng Hệ thống ASYCUDA tại Dăm-bia 342 
Hộp 11-4 Cơ sở Dữ liệu SafeTIR 348 
Hộp 11-5 Mã số Tham chiếu Hàng hoá Duy nhất 348 
Hộp 11-6 Các Chỉ số trong Chương trình TTFSE 353 
Hộp 12-1 Sáng kiến An ninh Hàng hải tại Vùng nước của Kênh đào Panama 363 
Hộp 13-1 Mua sắm Hệ thống và Chi phí: Nghiên cứu Tình huống của Hải quan Thổ Nhĩ 
Kỳ. 399 
 iii 
HÌNH 
Hình 1-1 Số tờ khai được giải quyết trên một nhân viên hải quan trong một năm tại các 
nước Đông Nam Âu, năm 2002 21 
Hình 5-1 Ma trận Tạo thuận lợi/Kiểm soát 128 
Hình 5-2 Ma trận Quản lý Tuân thủ 130 
Hình 5-3 Tháp Quản lý Tuân thủ dựa trên Rủi ro 133 
Hình 7-1 Khung Đánh giá Môi trường Thể Chế 187 
Hình 10-1 Các Hiệp định Thương mại Khu vực tại Đông Nam Phi 280 
Hình 11-1 Hoạt động Quá cảnh Điển hình 340 
Hình 11-2 Trình tự các bước trong Hoạt động Quá cảnh Sử dụng Giấy phép TIR 345 
Hình 13-1 Môi trường Xử lý Tờ khai Hải quan Hiện đại 394 
BẢNG 
Bảng 4-1 Một số nghiệp vụ Hải quan có Nguy cơ Tham nhũng Cao 95 
Bảng 4-2 Các chiến lược Giảm Tham nhũng trong Hải quan 101 
Bảng 5-1 Các Phương thức Quản lý Tuân thủ 131 
Bảng 6-1 Dữ liệu kinh tế, 2000 143 
Bảng 6-2 Tình hình thu thuế trước và sau cải cách hải quan 143 
Bảng 6-3 Thu thuế và Tình hình Nhập khẩu Trước và Sau Cải cách Hải quan 163 
Bảng 6-4: Thời gian Thông quan 165 
Bảng 7-1 Số tiền được cấp cho các hợp phần hải quan trong các Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật, 
giai đoạn 1982 - 2002 175 
Bảng 7-2 Phân bố các Hoạt động được Phê duyệt có Hợp phần Hải quan theo Nhóm dự 
án (1982 – 2002) 176 
Bảng 7-3 Phân tích Chẩn đoán Tiền dự án trong các Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật, giai đoạn 
1982-2002 178 
Bảng 7-4 Lược kê các Mục tiêu của Dự án 183 
Bảng 7-5 Chỉ số Hoạt động 184 
Bảng 7-6 Thiết kế Dự án Toàn diện 188 
Bảng 7-7 Tóm tắt Đánh giá Kết quả của các Hoạt động Hải quan (tính theo %) 195 
Bảng 7-8 Ước tính Tương quan: Bảng Tóm tắt 195 
Bảng 8-1 Các Chương trình PSI Áp dụng bởi các Thành viên của Hội đồng PSI IFIA 
(cho đến 21/1/2004) 241 
Bảng 10-1 Hải quan Tham gia Cấp, Kiểm tra và Cung cấp Thông tin về Chứng nhận 
Xuất xứ Ưu đãi cho các Doanh nghiệp Xuất khẩu 278 
Bảng 10-2 Tác động của các Quy tắc Xuất xứ trong các Hiệp định Thương mại Ưu đãi 
lên Nguồn lực 279 
Bảng 11-1 Chi phí Vận chuyển từ các Thị trường lớn của Thế giới đến các Nước duyên 
hải và các Nước không có đường ra biển tại Châu Phi 330 
Bảng 11-2 Quy định chung Áp dụng cho Quá cảnh Hải quan trong các Công ước Quốc 
tế 333 
Bảng 11-3 Thủ tục Quá cảnh không có các Biện pháp Tạo thuận lợi 335 
Bảng 12-1 Thông lệ Nghiệp vụ Chọn lọc nhằm Đẩy mạnh An ninh Hàng hoá 371 
Bảng 12-2 Các Phương tiện Kỹ thuật Hỗ trợ Kiểm tra An ninh 373 
Bảng 13-1 Các Thông số và Yếu tố Nền tảng của CNTT Hải quan 392 
Bảng 13-2 Nghiên cứu Tình huống của Ma-rốc 402 
 iv 
Bảng 13-3 Nghiên cứu Tình huống về Triển khai CNTT&TT Hải quan tại Thổ Nhĩ Kỳ
 407 
Bảng 13-4 Nghiên cứu Tình huống Dự án Cổng điện tử tại Ga-Na 412 
Bảng 13-5 Nghiên cứu Tình huống của Senegal 414 
 v 
LỜI NÓI ĐẦU 
Kinh nghiệm các thập kỷ gần đây cho thấy những nước hội nhập thành công 
nhất vào nền kinh tế thế giới cũng là những nước đạt được mức tăng trưởng cao nhất. 
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Hội nhập giúp cho các nguồn lực được phân bổ 
một cách hiệu quả, tăng cường cạnh tranh, tạo ra áp lực tăng năng suất lao động cũng 
như đem lại cơ hội tiếp cận với các công nghệ mới, các thiết kế và sản phẩm mới. Trong 
thập kỷ vừa qua, thương mại thế giới đã tăng hơn hai lần, ngang với mức tăng của tổng 
sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới. Trong bối cảnh đó, lợi ích tiềm ẩn thu được từ việc 
tham gia vào thương mại thế giới là vô cùng to lớn. Tăng cường mở cửa thương mại 
thông qua giảm bớt mức độ bảo hộ tại các nước phát triển và đang phát triển đã góp 
phần đem lại kết quả này. Tuy nhiên, có một điều được thừa nhận rộng rãi là cơ chế 
thương mại tự do chỉ thúc đẩy hội nhập thương mại khi có hàng loạt các chính sách bổ 
trợ. 
Một trong số các chính sách bổ trợ quan trọng nhất là tạo dựng được một cơ 
quan hải quan vận hành tốt, đảm bảo thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, minh 
bạch và có thể dự đoán được cho doanh nghiệp. Thực vậy, một cơ quan hải quan hoạt 
động không tốt có thể làm vô hiệu hóa những tiến bộ đạt được trong các lĩnh vực liên 
quan đến thương mại khác. 
Việc đạt được tính minh bạch và hiệu quả trong các hoạt động hải quan vẫn còn 
là một thử thách rất lớn với nhiều nước. Năm 2002, khối lượng hàng hoá được thông 
quan qua các cửa khẩu quốc tế có trị giá hơn 6.3 nghìn tỷ đô la Mỹ. Mỗi chuyến hàng 
phải chịu sự kiểm soát của hải quan ít nhất hai lần – khi xuất khẩu và khi nhập khẩu. 
Thường thì các cơ quan hải quan phải xử lý một khối lượng thương mại ngày càng gia 
tăng trong khi không có sự gia tăng tương xứng về nhân lực hay vật lực. Thêm nữa, các 
cơ quan hải quan còn phải đương đầu với những thay đổi trong môi trường làm việc, 
chủ yếu là các thay đổi nhằm điều chỉnh và hiện đại hoá các quy trình hải quan. Những 
thay đổi này là: 
y Khách hàng khó tính hơn, đòi hỏi cao hơn, ví dụ như các doanh nghiệp đã đầu tư 
khá nhiều cho các hệ thống hậu cần, kiểm soát hàng hoá tồn kho, sản xuất và công 
nghệ thông tin hiện đại; 
y Yêu cầu về thủ tục và chính sách lớn hơn tính đến các cam kết quốc tế; 
y Các hiệp định thương mại song phương hoặc khu vực gia tăng khiến cho việc điều 
hành các thủ tục và kiểm soát biên giới trở nên phức tạp hơn rất nhiều; 
y Mối quan tâm về an ninh ngày càng tăng cùng yêu cầu phải đối phó với nguy cơ của 
chủ nghĩa khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; và 
y Tình trạng gian lận thuế tràn lan. 
Nhiều cơ quan hải quan đang phải vật lộn để có thể đáp ứng được các yêu cầu và 
ưu tiên ngày càng tăng. 
Trong suốt thập kỷ qua, nhiều nước đã dành nguồn lực đáng kể cho cải cách và 
hiện đại hoá hải quan, thường là với hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các thể chế tài 
chính quốc tế và các nhà tài trợ song phương như Ngân hàng thế giới (NHTG), Quỹ 
Tiến tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển 
(UNCTAD) (đặc biệt là chương trình ASYCUDA) và các Ngân hàng Phát triển khu 
vực. Nhờ vậy, hải quan một số nước đã thành công trong việc nâng cao năng lực của 
mình. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều nước hải quan hoạt động không hiệu quả và ở một 
chừng mực nào đó, không thực hiện được các mục tiêu được giao. Bởi vậy, hiện đại hoá 
 vi 
hải quan có nhiều khả năng vẫn nằm trong nghị trình phát triển của chính phủ nhiều 
nước và cộng đồng các nhà tài trợ vẫn tiếp tục được kêu gọi hỗ trợ cho nội dung hiện 
đại hoá hải quan. 
Nhận thức được điều này, Ban Thương mại của Ngân hàng Thế giới đã xây 
dựng cuốn Sổ tay Hiện đại hoá Hải quan để hướng dẫn cho các tổ chức và cá nhân tham 
gia chuẩn bị và thực thi các dự án Hiện đại hoá hải quan. Cuốn Sổ tay được viết dựa 
trên những bài học thành công và thất bại thu được của Ngân hàng Thế giới và hàng loạt 
các tổ chức khác. Cuốn Sổ tay cũng dựa trên kinh nghiệm tổng hợp của nhiều chuyên 
gia có hoạt động thực tế rộng rãi trong lĩnh vực hải quan. Năm 2004, cuốn Sổ tay Hiện 
đại hoá hải quan được NHTG phát hành bổ sung thêm tám nghiên cứu tình huống về 
hiện đại hoá hải quan tại các nước đang phát triển -- Các Sáng kiến Hiện đại hoá Hải 
quan (Customs Modernization Initiatives). Cuốn sách này cùng với ấn phẩm gần đây 
của IMF Cải cách hải quan (Changing Cutstoms) tập trung vào chức năng huy động 
ngân sách của cơ quan hải quan và cung cấp công cụ cần thiết cho việc khởi xướng và 
thực hiện tiến trình cải cách hải quan. 
Các hướng dẫn đưa ra trong cuốn Sổ tay hướng tới một số nhóm đối tượng độc 
giả nhất định. Thứ nhất là các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý trung ương, 
những người được kêu gọi đi đầu trong việc tư vấn và hướng dẫn về định hướng cho các 
nỗ lực cải cách và đảm bảo hỗ trợ chính trị cần thiết cho những sáng kiến đó. Thứ hai là 
các nhà quản lý dự án trong nước cũng như các nhà quản lý đến từ cộng đồng tài trợ 
được yêu cầu thiết kế và thực hiện các dự án hiện đại hoá Hải quan. Thứ ba là những 
người nghiên cứu về tạo thuận lợi thương mại. Cuốn Sổ tay sẽ cung cấp cho nhóm đối 
tượng này bối cảnh và các phương thức hoạt động của một tổ chức đóng vai trò tối quan 
trọng trong chuỗi hậu cần thương mại (trade logistic chain). 
Mục tiêu của Cuốn Sổ tay HĐHHQ không phải là để trở thành một cuốn từ điển 
bách khoa toàn thư. Thay vì đó, nó được viết một cách có chọn lọc. Sổ tay HĐHHQ 
tránh lặp lại những vấn đề kỹ thuật đã được phân tích tron ... g như 
tính hay biến đổi của kiến trúc hệ thống? 
y Cấu trúc phần mềm: Cơ sở phần mềm cho giao diện người sử dụng, máy chủ ứng dụng, 
quản lý dữ liệu, tích hợp phần mềm và an ninh hệ thống là gì? 
y Hạ tầng Công nghệ: Platform đề xuất sử dụng cho phần cứng, máy chủ ứng dụng, trao 
đổi dữ liệu, quản lý hệ thống và an ninh là gì? 
y Thực thi và Triển khai: Các chi tiết thực thi sẽ được tiến hành như thế nào ? Các chi tiết 
này bao gồm quản lý dự án, thiết kế, phát triển và bàn giao, quản lý thay đổi, đào tạo và 
thực hiện cùng hoạt động và hỗ trợ. 
y Các Nguồn lực Triển khai: Kế hoạch của nhà thầu cho quản lý nguồn lực, hỗ trợ kỹ 
thuật, xây dựng năng lực, quản lý điều hành và lập kế hoạch là gì? 
y Chi phí Triển khai và Chuyển giao: Chi phí phát triển phần mềm và chuyển giao, chi 
phí cho hạ tầng kỹ thuật, chi phí thực thi và triển khai cũng như chi phí hỗ trợ và đào 
tạo là gì? Đâu là các giải pháp cho chi phí hoạt động và tổng phí cho vòng đời hệ thống. 
Quy trình đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp Vào thời điểm này, cần phải đưa ra 
lựa chọn giữa các giải pháp quốc gia khác nhau và các giải pháp dựng sẵn có trên thị trường 
hoặc đơn giản là lựa chọn giữa các giải pháp dựng sẵn có trên thị trường đang được cân 
nhắc. Cần đảm bảo tính minh bạch khi lựa chọn một giải pháp quốc gia do một bên thứ ba 
xây dựng. Sẽ có nhiều thách thức hơn nếu việc lựa chọn được tiến hành với hệ thống quốc 
gia do nội bộ ngành hải quan xây dựng. Trong trường hợp đó, cần tránh tình trạng đưa ra 
quyết định thiên vị cho hải quan mà không đánh giá thỏa đáng đề xuất đệ trình tuy việc này 
sẽ rất khó thực hiện. 
Có thể vận dụng ba nhân tố quyết định chính để đánh giá các đề xuất, cho điểm và 
lựa chọn bên thắng thầu: (a) tuân thủ các điều khoản và điều kiện đấu thầu (có thể sử dụng 
 417 
các thuật ngữ khác như hồ sơ thầu, yêu cầu nộp đề xuất, hồ sơ mời thầu, và tương tự); (b) 
tuân thủ về mặt kỹ thuật đối với các tiêu chí sử dụng cơ chế tính điểm dựa trên tỷ trọng xác 
định với từng tiêu chí và (c) giá trị cho đồng tiền bỏ ra – cân đối với các hợp phần khác với 
điều kiện phải thoả mãn các chuẩn tối thiểu so với chi phí. 
Điều khoản và Điều kiện Đấu thầu. Hồ sơ thầu phải cung cấp mô tả kỹ thuật chi tiết 
và phản ánh cân bằng giữa việc đưa ra các mô tả kỹ thuật quá chung chung và khái quát 
dẫn đến tình trạng tất cả các nhà cung cấp đều đủ tiêu chuẩn và việc đưa ra các mô tả kỹ 
thuật quá hẹp dẫn đến tình trạng không có nhà cung cấp nào có đủ điều kiện tham gia thầu 
hay chỉ có một nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn. Phần mô tả kỹ thuật cần bao gồm hàng loạt các 
vấn đề chung chung như các yêu cầu về chức năng, về kỹ thuật, các yêu cầu của đề án và 
thực hiện đề án, các yêu cầu hỗ trợ, về an ninh, các yêu cầu về năng lực và hoạt động cũng 
như các yêu cầu liên quan đến hợp đồng. Nhà thầu cần có kinh nghiệm thực hiện thành 
công các dự án trogn những hoàn cảnh tương tự trước đó. Cần xác minh các tuyên bố của 
bên bán. Khi xem xét kinh nghiệm của nhà thầu, chất lượng của các kết quả thực hiện trước 
đó quan trọng hơn số lượng. Có nghĩa là kinh nghiệm thực hiện chỉ một số ít các hợp đồng 
song với mức độ thành công cao sẽ được đánh giá cao hơn kinh nghiệm thực hiện nhiều 
hợp đồng song kết quả đạt được chỉ là rất khiêm tốn. Thêm nữa, trong một thế giới mà công 
nghệ biến đổi nhanh chóng như ngày nay, không nhất thiết loại các công ty mới tham gia 
vào thị trường chỉ bởi kinh nghiệm hạn chế. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ phải xác định tiềm 
năng của các công ty này dựa trên hiểu biết của họ về quản lý hải quan hiện đại cũng như 
phương thức tốt nhất để áp dụng công nghệ vào nghiệp vụ chứ không phải sử dụng kiến 
thức chung về công nghệ rồi sau đó mới tìm hiểu về hoạt động hải quan trong quá trình 
triển khai dự án. 
Đánh giá các yêu cầu kỹ thuật. Tính năng ứng dụng nên là động lực chính để đưa ra 
quyết định. Các chức năng cần đựoc điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh đặc thù cũng 
như trình độ hiện đại hóa và cải cách mà hải quan từng nước đã (hay sẽ) đạt được. Có một 
số chức năng sẽ luôn là các chức năng cốt lõi của bất kỳ hệ thống nào, số khác chỉ là các 
chức năng phụ mong muốn bổ sung. Xác định chức năng của hệ thống là việc của các nhà 
quản trị hải quan (tức là người dùng) hơn là của các nhà công nghệ. Các kỹ năng cần phải 
được xếp thứ tự ưu tiên và tính điểm theo tầm quan trọng của từng chức năng. Cần có một 
khung chấm điểm (scoring model) để tiến hành so sánh một cách nhất quán tất cả các hồ sơ 
thầu với các yêu cầu kỹ thuật. Cần xác định cẩn trọng tỷ trọng cho điểm với các tiêu chí 
chức năng chiếm tỷ trọng chi phối. Ví dụ như, một khung chấm điểm có thể được xác lập 
như sau: 40% tổng điểm cho các yêu cầu về chức năng, 25% cho các yêu cầu của đề án và 
thực hiện (bao gồm cả kinh nghiệm của nhà thầu), 13% cho các yêu cầu kỹ thuật, 10% cho 
hỗ trợ của nhà thầu, 5% cho yếu tố an ninh, 5% cho các yếu tố liên quan đến hợp đồng và 2 
% cho xây dựng năng lực cho nội bộ ngành hải quan. 
Đánh giá tài chính. Chỉ các đề xuất đạt điểm kỹ thuật tối thiểu mới được xét chấm 
điểm về tài chính. Trường hợp đề xuất không đạt điểm kỹ thuật tối thiểu, đề xuất đó hoặc sẽ 
bị loại hoặc, tùy theo các quy tắc mua sắm đấu thầu, sẽ được nâng lên cho đạt chuẩn kỹ 
thuật với điều kiện tất cả các nhà thầu đều phải được đối xử công bằng. Xác định tỷ trọng 
chấm điểm giữa chi phí và chấm điểm là rất quan trọng. Lý do là quá nhấn mạnh đến chi 
phí sẽ dẫn đến việc chọn giải pháp có chi phí thấp nhất ngay cả khi giải pháp đó không tốt 
 418 
nhất về mặt kỹ thuật (thậm chí có thể là tồi nhất). Trong cân nhắc chi phí, cần phải xem xét 
công bằng tất cả các đề xuất đạt điểm kỹ thuật. Bởi vậy, cần phải đưa tất cả các chi phí 
tương tự vào đề xuất và lượng hóa chính xác. Có thể đưa vào cả tổng phí trong cả vòng đời 
của dự án (lifetime costs). 
Chi phí của mỗi dự án khác biệt nhau rất lớn. Rõ ràng quy mô của quốc gia và tính 
phức tạp các chức năng mong muốn ảnh hưởng đến chi phí. Với một nước nhất định, chi 
phí phần cứng mà hải quan phải bỏ ra cũng như chi phí cho phần mềm đầu doanh nghiệp 
(front-end) mà doanh nghiệp phải chịu không khác nhau quá nhiều vì, không ít thì nhiều, 
chúng đều bị chi phối bởi platform công nghệ hiện có vào cùng thời điểm đó. Các chi phí 
triển khai bao gồm chi phí cho đào tạo nhân viên và cộng đồng doanh nghiệp cũng không 
có khác biệt lớn giữa các giải pháp. Bởi vậy, khác biệt về chi phí giữa các giải pháp có xu 
hướng phụ thuộc vào mức độ thiết kế, lập trình và điều chỉnh. Mức độ phụ thuộc các nhà 
thầu trong nước cũng sẽ ảnh hưởng đáng đế chi phí. 
Các giải pháp quốc gia có xu thế đắt đỏ hơn vì chúng đòi hỏi phải thiết kế và lập 
trình chi tiết nhiều chức năng của hệ thống trong khi chi phí cho việc này là không nhỏ. Ví 
dụ, tại Ma-rốc, 6,5 triệu USD trong tổng phí 10 triệu USD được chi cho thiết kế. 
Một trong những điểm hấp dẫn lớn của giải pháp dựng sẵn là có thể chia sẻ chi phí 
phát triển hệ thống. Ví dụ, chương trình ASYCUDA được cung cấp miễn phí, cho phép các 
nước sử dụng được hưởng lợi ích của “kẻ xài chùa” theo cách nói văn vẻ đối với khỏan đầu 
tư lớn do UNCTAD bỏ ra trong quá trình xây dựng một chương trình ASYCUDA sẵn sàng 
cho triển khai. Mặc dù đây là phần mềm miễn phí, song vẫn cần phải có nguồn lực đáng kể 
về phần cứng, thiết bị hỗ trợ và truyền thông trong quá trình thực thi. Ví dụ như tại Li băng, 
việc lắp đặt hệ thống ASYCUDA++ vào cuối những năm 1990, người ta đã phải chi tổng 
số tiền là 5 triệu USD. Tại Bô-li-via, chi phí bảo trì phần mềm phải lấy từ ngân sách hoạt 
động của Cơ quan Hải quan Quốc gia. Tổng chi phí phát triển cho toàn bộ dự án (nhóm dự 
án trong nước cùng nhóm UNCTAD hỗ trợ chuyển giao hệ thống ASYCUDA) vào khoảng 
3,85 triệu USD. Chi phí cho nâng cấp phần cứng, truyền thông và hạ tầng cho 5 văn phòng 
hải quan lớn, 19 văn phòng hải quan vừa và nhỏ trên cả nước mất thêm một khoản là 3,1 
triệu USD. Tương tự, dự án Tin học hóa Ngành Thuế của Phi-lip-pin - sử dụng hệ thống 
ASYCUDA – và dự án của Cục Hải quan có tổng chi phí lên đến 28 triệu USD. 
Các giải pháp dựng sẵn khác cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu và 
hoàn cảnh đặc thù của quốc gia. Việc này cũng cần có kinh phí. Ví dụ, khi tiến hành lắp đặt 
hệ thống SOFIX ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ác-hen-ti-na, người ta đã phải viết lại đáng kể phần 
mềm (xem bảng 13.3). Trong khi đó, giải pháp TIMS thường được thực hiện kết hợp với 
các hợp đồng quản lý như tại Mô-zăm-bích và Ăng-gô-la. Trong những trường hợp đó, chi 
phí thực hiện hệ thống được tính gộp cùng các can thiệp khác của Crown Agents ở các 
nước này. Tại Ga-Na, cổng điện tử Crimson Logic đã được triển khai kết hợp với Hệ thống 
Quản lý Hải quan của Mauritius. Tổng chi phí của dự án GCNet ở vào khoảng 5 triệu USD 
vốn cổ phần và 2,5 triệu USD vốn vay. Dự án bao gồm lắp đặt phần mềm, điều chỉnh cho 
phù hợp với hoàn cảnh của Ga-Na, mua thiết bị và hạ tầng cũng như tiến hành đào tạo quy 
mô rộng cho cán bộ hải quan và doanh nghiệp. Tại Bolivia, Cục Hải quan Quốc gia đã xây 
dựng một số hệ thống vệ tinh xung quanh hệ thống ASYCUDA++ để hỗ trợ các chức năng 
rà soát lại sau thông quan và lưu kho dữ liệu. Hải quan Bôlivia cũng đã có kế hoạch tiếp tục 
 419 
bổ sung các hệ thống vệ tinh để nâng cao năng lực đánh giả rủi ro và khai thác dữ liệu (data 
mining). 
Như đã lưu ý trước đây, chi phí triển khai hệ thống CNTT&TT chỉ là một phần 
trong chi phí toàn chu kỳ của các hệ thống này. Song thường người ta không dự tính được 
đầy đủ các khoản phí như phí bảo trì và nâng cấp hệ thống để đưa chúng vào tổng chi phí 
toàn chu kỳ. Hậu quả là nhiều hệ thống được triển khai mà không có đủ kinh phí. Bởi vậy, 
cùng với thời gian, số tiền đầu tư cần có thường lớn hơn so với số tiền đầu tư phải bỏ ra khi 
duy trì được hỗ trợ tài chính liên tục thoả đáng. 
Kết luận Tác nghiệp 
Công nghệ thông tin và truyền thông có thể góp phần đáng kể trong việc tăng cường 
hiệu quả và kết quả cho hoạt động hải quan. Điều này đã được chứng kiến bởi hải quan 
nhiều nước trong vòng hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các giải pháp CNTT thay đổi thường 
xuyên. Các công nghệ mới nhất cung cấp các giao diện thân thiện hơn với người sử dụng 
thông qua việc cho phép nộp dữ liệu và thanh toán điện tử, tăng cường hỗ trợ cho việc quản 
lý các loại hình miễn thuế và bảo thuế cũng như tạo ra những bước tiến đáng kể trong các 
mo-đun phân luồng và đánh giá rủi ro. Chắc chắn là việc sử dụng CNTT&TT đã đóng góp 
đáng kể vào việc bảo đảm chức năng huy động thu thuế của hải quan và đẩy nhanh các quy 
trình thông quan. Hải quan mỗi nước phải nỗ lực để thực thi CNTT&TT tiên tiến nhất phù 
hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước mình. Bởi vậy, quản lý CNTT&TT phải là một chức 
năng chính trong quản lý hải quan. 
Triển khai hệ thống CNTT&TT bản thân nó không phải là một mục đích cuối cùng. 
Hệ thống đó cần được điều chỉnh để hỗ trợ hải quan đạt được các mục tiêu của mình. Vì 
vậy, bất kỳ chiến lược CNTT&TT nào cũng phải mang tính thực tiễn và đáp ứng được 
những yêu cầu thực tế của quốc gia nói chung và của ngành hải quan nói riêng. Nó cũng 
phải thích ứng với năng lực của đội ngũ cán bộ để họ có thể tận dụng tốt nhất các công 
nghệ mới. Rõ ràng, không có giải pháp khuôn mẫu nào có thể áp dụng cho tất cả các nước. 
Thiết kế giải pháp CNTT&TT phù hợp chỉ là một phần của chiến lược CNTT&TT. 
Tham gia thiết kế giải pháp có thể là các chuyên gia, tư vấn và các nhà kỹ thuật. Song thực 
thi có hiệu quả giải pháp được thiết kế là một việc còn quan trọng và khó khăn hơn rất 
nhiều. Để đạt được điều này, hải quan cần phải điều chỉnh các quy trình nghiệp vụ, đào tạo 
đội ngũ cán bộ hải quan và doanh nghiệp và trong một số trường hợp là điều chỉnh cơ cấu 
tổ chức. Trong rất nhiều trường hợp, hải quan không tận dụng hết tính năng của hệ thống 
CNTT&TT - hệ thống mà họ đã phải mua với mức giá đắt đỏ - do không thực hiện được 
những thay đổi cần thiết đi kèm. 
Các nhà hoạch định chính sách cần phải xem xét lại các ưu, nhược điểm của việc 
thiết kế giải pháp CNTT&TT quốc gia. Khuyến nghị đưa ra ở đây là các nước nên tìm hiểu 
kỹ các giải pháp dựng sẵn hiện có. Lý do là bởi các hệ thống độc nhất có xu hướng rất đắt 
đỏ và thường không có thiết kế tốt như các hệ thống có trên thị trường. Nhiều giải pháp 
dựng sẵn là sự kết hợp của các công nghệ tiên tiến nhất với các chức năng của các mô-đun 
khác nhau đã được thử nghiệm đầy đủ trong khi các chương trình hoạt động mạnh và ổn 
định. 
 420 
Việc lựa chọn hệ thống quản lý hải quan tự động là một việc phức tạp. Bởi vậy, cần 
phải có các biện pháp thoả đáng mới có thể đảm bảo thu được giá trị tương xứng với đồng 
tiền bỏ ra. Chương này đưa ra cách xử lý quá trình này bằng cách xem xét một cách có hệ 
thống các tác động kỹ thuật và tài chính của các giải pháp khác nhau. 
Hải quan cần phải chú trọng thích đáng đến việc cung cấp đầy đủ kinh phí cho các 
hệ thống CNTT&TT. Với tiến độ nhanh chóng trong biến đổi công nghệ, sẽ là rất tốn kém 
để lắp đặt và bảo trì hệ thống CNTT&TT. Cần nâng cấp các chương trình phần mềm và 
platform phần cứng để bắt kịp với các tiến bộ công nghệ. Vì vậy, cần đảm bảo kinh phí 
không chỉ cho việc lắp đặt mà còn cho việc bảo trì và nâng cấp phần mềm và phần cứng. 
Các trường hợp thường thấy là khi nguồn tài trợ nước ngoài hết, ngân sách CNTT&TT 
cũng cạn kiệt. Điều này không gây hại nhiều đến CNTT&TT trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về 
dài hạn, điều này sẽ dẫn đến việc hệ thống CNTT&TT sụp đổ, gây ra tổn thất lớn cũng cần 
phải cải tổ hệ thống với chi phí cao hơn rất nhiều so với kinh phí bảo trì và nâng cấp 
thường xuyên. 
Tài liệu Đọc thêm 
Corfmat, François và Patricio Castro. 2003. “Tự động hóa Thủ tục Hải quan.” Trong Thay 
đổi Hải quan: Thách thức và Chiến lược cho Cải cách Cơ quan Hải quan do 
Michael Keen biên tập. Washington, D.C.: Quỹ Tiền tệ Quốc tế. 
Lane, Michael. 1998. Xa lộ Thương mại Quốc tế và Hiện đại hóa Hải quany. Westport, 
Conn.: Nhà sách Quorum. 
Tổ chức Hải quan Thế giới. Hướng dẫn Công ước Kyoto Sửa đổi. Chương 7. Brussels. 
www.wcoomd.org. 
Tài liệu Tham khảo 
Appels, T. và H. Struye de Swielande. 1998. “Đẩy lùi Biên giới: Cách mạng Thông quan 
Hải quan.” Tạp chí Quản lý Tiếp vận Quốc tế 9(1): 111–18. 
Corfmat, Francois và Patricio Castro. 2003. “Tự động hóa Thủ tục Hải quan.” In Michael 
Keen, ed. Thay đổi Hải quan: Thách thức và Chiến lược cho Cải cách Cơ quan Hải 
quan.Washington, D.C.: Quỹ Tiền tệ Quốc tế. 
De Wulf, Luc. 2004. “Ghana.” Trong Luc De Wulf và José B. Sokol. Các Sáng kiến Hiện 
đại hóa Hải quan: Nghiên cứu Tình huống. Washington, D.C.:Ngân hàng Thế giới. 
Dutta, Soumitra, Bruno Lanvin và Fiona Paua biên tập. 2004. Báo cáo Công nghệ Thông 
tin Toàn cầu 2003–2004. New York: 
Oxford University Press. 
www.weforum.org/site/homepublic.nsf/Content/Global+Competitiveness+Program
me%5CGlobal+Information+Technology+Report. 
Steenland, Marcel và Luc De Wulf. “Morocco.” In Luc De Wulf và José B. Sokol biên tập. 
Các Sáng kiến Hiện đại hóa Hải quan: Nghiên cứu Tình huống. Washington 
D.C.:Ngân hàng Thế giới. 
 421 
Ngân hàng Thế giới. 2004. “Hướng dẫn Mua sắm.”Washington, D.C. 
May-2004.pdf. 

File đính kèm:

  • pdfso_tay_hien_dai_hoa_hai_quan.pdf