Sổ tay Văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Chương II
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
Điều 3. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp
của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):
Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm
ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng
nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác,
thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc
vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
theo ủy quyền của thương nhân.
2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi
nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động
thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc
thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy
định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong
các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất
khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này,
thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sổ tay Văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Sổ tay văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quá trình hội nhập đó, Việt Nam với tư cách là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chủ động tiến hành cải cách, điều chỉnh hệ thống chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật nói chung cũng như các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng theo hướng tự do hóa, đảm bảo sự phù hợp, tương thích với các chuẩn mực quốc tế. Xác định rõ tầm quan trọng và vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã thực hiện biên soạn cuốn “Sổ tay văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu”. Tôi đánh giá rất cao cuốn Sổ tay cũng như sáng kiến biên soạn của Cục Xuất nhập khẩu nhằm tổng hợp, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, mua bán hàng hóa quốc tế, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Đối tượng phục vụ của cuốn Sổ tay là các cán bộ, công chức của các Bộ, ngành, Sở Công Thương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Cuốn Sổ tay cũng là tài liệu hữu ích cho các đối tượng có nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham khảo các văn bản liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do Sổ tay được biên soạn lần đầu nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Trần Tuấn Anh Thứ trưởng Bộ Công Thương MỤC LỤC Danh mục Trang Lời nói đầu 5 Phần 1: Các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, tạm nhập tái xuất, quá cảnh và chuyển khẩu hàng hóa 9 1. Nghị định số 187/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. 10 2. Thông tư số 04/2014/TT-BCT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. 50 3. Thông tư số 05/2014/TT-BCT Quy định về hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. 82 4. Thông tư số 27/2014/TT-BCT Quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 143 5. Thông tư số 22/2009/TT-BCT Quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 167 Phần 2: Các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo 191 1. Nghị định số 109/2010/NĐ-CP Về kinh doanh xuất khẩu gạo. 192 2. Thông tư số 44/2010/TT-BCT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo. 224 Phần 3: Các văn bản quy phạm pháp luật về xuất xứ hàng hóa 237 1. Nghị định số 19/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa. 238 2. Thông tư số 07/2006/TT-BTM Hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa. 250 3. Thông tư số 08/2006/TT-BTM Hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa. 262 4. Thông tư số 10/2006/TT-BTM Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2006/TT-BTM về việc hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa. 267 5. Thông tư số 06/2011/TT-BCT Quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi. 269 6. Thông tư số 01/2013/TT-BCT Sửa đổi bổ sung Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 03 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi. 285 PhÇn I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA, TẠM NHẬP TÁI XUẤT, QUÁ CẢNH VÀ CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA 10 Sæ tay v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng xuÊt khÈu, nhËp khÈu 1. Nghị định số 187/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 187/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ MUA, BÁN, GIA CÔNG VÀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA VỚI NƯỚC NGOÀI Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương; Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa. 2. Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân theo quy định của pháp luật, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. C¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng ... hµng hãa 11 Điều 2. Đối tượng áp dụng Thương nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại quy định tại Luật Thương mại. Chương II XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA Điều 3. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu 1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân. 2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố. 3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó. Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan. 12 Sæ tay v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng xuÊt khÈu, nhËp khÈu 2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan. 3. Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Điều 5. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu 1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Việc cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này. 3. Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu được các Bộ, cơ quan ngang Bộ xem xét cho phép nhập khẩu trong các trường hợp cụ thể theo nguyên tắc và quy định sau đây: a) Nhập khẩu hàng hóa để nghiên cứu khoa học: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ xem xét, giải quyết theo phân công và quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. b) Nhập khẩu hàng hóa viện trợ nhân đạo: Bộ Công Thương xem xét, giải quyết trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. c) Hàng hóa quy định tại Điểm a và b Khoản này là hàng hóa không gây ô nhiễm môi trường, không lây lan dịch bệnh, không ảnh hưởng sức khỏe con người, an toàn giao thông, an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội và không ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. C¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng ... hµng hãa 13 d) Căn cứ phân công tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành văn bản quy định và danh mục hàng hóa cụ thể theo đúng mã số HS trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Điều 6. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ tại Phụ lục II. 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành phải công bố công khai tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu. Thủ tục cấp phép nhập khẩu phải phù hợp với Quy chế về thủ tục cấp phép nhập khẩu hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Điều 7. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng và quy định cửa khẩu 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Danh mục hàng hóa phải tiến hành kiểm dịch trước khi thông quan; quy định thủ tục, hồ sơ kiểm dịch và tiêu chuẩn cụ thể các loại hàng hóa thuộc danh mục này. 2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo an toàn thực phẩm; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch y tế và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, được thực hiện theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành. Căn cứ quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng 14 Sæ tay v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng xuÊt khÈu, nhËp khÈu quản lý công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chống chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, chống gian lận thương mại, Chính phủ giao Bộ Công Thương, trong từng thời kỳ, quy định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa. Điều 8. Công bố danh mục hàng hóa theo mã số HS và điều chỉnh danh mục hàng hóa quy định tại các Phụ lục I, Phụ lục II 1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thống nhất với Bộ Công Thương về danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã số HS để công bố mã số HS của hàng hóa theo mã số HS trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Việc điều chỉnh danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này do Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương sau khi có ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành. Điều 9. Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng 1. Nhập khẩu ô tô: a) Ô tô các loại đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu nếu bảo đảm điều kiện: loại đã qua sử dụng không quá 5 (năm) năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu. b) Căn cứ yêu cầu quản lý từng thời kỳ, Chính phủ giao Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu ô tô các loại chở người từ 9 (chín) chỗ ngồi trở xuống. 2. Tái xuất khẩu các loại vật tư nhập khẩu chủ yếu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ để nhập khẩu: Các mặt hàng nhập khẩu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu chỉ được C¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng ... hµng hãa 15 tái xuất khẩu thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc theo giấy phép của Bộ Công Thương. Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa tái xuất theo giấy phép cho từng thời kỳ và tổ chức thực hiện. 3. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà: Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành về sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc lá điếu các loại và các cam kết quốc tế có liên quan, Bộ Công Thương quy định cụ thể việc nhập khẩu mặt hàng này. 4. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh, quốc phòng: Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh, quốc phòng, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ: Công an, Quốc phòng quy định việc cấp phép để thực hiện. 5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm xuất, tái nhập vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh để sửa chữa phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng. 6. Nhập khẩu máy bay không sử dụng trong hàng không dân dụng không có vũ trang, xe ô tô có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng; súng bắn sơn, đạn sơn và các mặt hàng khác có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng: a) Việc nhập khẩu các mặt hàng này thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương sau khi có ý kiến đề nghị của ... Thương 1. Tên doanh nghiệp:..................................................................... - Địa chỉ trụ sở chính: . Số điện thoại: . Số fax: .......... - Địa chỉ website (nếu có):............................................................. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: do .... cấp ngày tháng năm Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt/ hàng đã qua sử dụng. 2. Hồ sơ kèm theo gồm: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp. - Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 10/ Điều 11 Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 1 bản chính. - Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định: 1 bản chính. C¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng ... hµng hãa 129 Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu) 130 Sæ tay v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng xuÊt khÈu, nhËp khÈu PHỤ LỤC VII MẪU GIẤY XÁC NHẬN VIỆC ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương) KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH.../ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG... CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: ......, ngày tháng năm 20 GIẤY XÁC NHẬN DOANH NGHIỆP NỘP TIỀN ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 05/2014/TT-BCT Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) .../Chi nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) ... xác nhận như sau: 1. Tên doanh nghiệp: .................................................................... - Địa chỉ trụ sở chính: ..... Số điện thoại: . Số fax: ............ - Địa chỉ website (nếu có):............................................................. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .. do ..... cấp ngày tháng năm - Số tài khoản: Đã nộp số tiền .............................. vào tài khoản nêu trên. 2. Số tiền nêu trên được doanh nghiệp nộp vào Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) .../tài khoản phong tỏa tại Chi nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) ... theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT- BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu một số loại hàng hóa. 3. Số tiền nêu trên chỉ được sử dụng hoặc hoàn trả lại doanh nghiệp theo đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ Công Thương theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương. Người đứng đầu Kho bạc/Chi nhánh Ngân hàng (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu) C¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng ... hµng hãa 131 PHỤ LỤC VIII MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT HÀNG HÓA (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA THUỘC PHỤ LỤC III, IV, V) (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương) TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: V/v báo cáo tình hình TNTX hàng hóa tháng ......, ngày tháng năm 20 Kính gửi: Bộ Công Thương Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin báo cáo tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa trong tháng như sau: * Nếu hàng còn lưu giữ tại kho, bãi, cảng, cửa khẩu vào thời điểm báo cáo, đề nghị doanh nghiệp nêu rõ: Tên hàng Mã số HS Giấy phép do Bộ Công Thương cấp (Số ) (nếu có) Thực hiện tạm nhập Thực hiện tái xuất Số lượng chưa tái xuất hiện đang lưu giữ tại kho/bãi/cảng (nêu rõ tên cảng) Lượng (cont 40'/ Chiếc/ Tấn) Trị giá (USD) Lượng (cont 40'/ Chiếc/ Tấn) Trị giá (USD) CK tạm nhập Lượng (cont 40'/ Chiếc/ Tấn) Trị giá (USD) CK tái xuất Lượng (cont 40'/ Chiếc/ Tấn) Trị giá (USD) Đề nghị kê khai cụ thể tên hàng Đề nghị kê khai cụ thể mã số HS 08 số của hàng hóa 132 Sæ tay v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng xuÊt khÈu, nhËp khÈu - Số lượng: ...................., trong đó: + Số lượng hàng đã về Việt Nam nhưng chưa làm thủ tục tạm nhập: ....................................................................................................... + Số lượng hàng đã làm thủ tục tạm nhập nhưng chưa tái xuất ra khỏi Việt Nam: ....................................................................................... - Lý do chưa tái xuất được: ........................................................... - Thời gian đã lưu giữ tại kho, bãi, cảng, cửa khẩu................... - Dự kiến thời gian giải tỏa hàng: ......................................... Doanh nghiệp cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm được pháp luật ./. Nơi nhận: - Như trên; - UBND tỉnh ; - Sở Công Thương tỉnh .. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu) C¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng ... hµng hãa 133 PHỤ LỤC IX ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương) Mẫu (1): Áp dụng đối với trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: ......, ngày tháng năm 20 Kính gửi: Bộ Công Thương - Tên doanh nghiệp: ...................................................................... - Địa chỉ trụ sở chính: . Số điện thoại: . Số fax: ........... - Địa chỉ website (nếu có):............................................................ - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .. do ..... cấp ngày tháng năm - Mã số tạm nhập, tái xuất (nếu có): Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin kinh doanh tạm nhập, tái xuất: TT Mặt hàng Mã HS Số lượng Trị giá - Công ty nước ngoài bán hàng: ................................................... + Theo hợp đồng nhập khẩu số ... ngày ... tháng ... năm .............. + Cửa khẩu nhập hàng: ................................................................. - Công ty nước ngoài mua hàng: .................................................. 134 Sæ tay v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng xuÊt khÈu, nhËp khÈu + Theo hợp đồng xuất khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ............... + Cửa khẩu xuất hàng: .................................................................. Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu) Hồ sơ gửi kèm theo: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp. - Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp. - Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép tạm nhập, tái xuất đã được Bộ Công Thương cấp trước đó, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính. C¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng ... hµng hãa 135 Mẫu (2): Áp dụng đối với trường hợp tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo hình thức khác TÊN THƯƠNG NHÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: ......, ngày tháng năm 20 Kính gửi: Bộ Công Thương - Tên thương nhân: ....................................................................... - Địa chỉ trụ sở chính: . Số điện thoại: . Số fax: ........ - Địa chỉ website (nếu có):............................................................. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .. do .. cấp ngày tháng năm Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin tạm nhập, tái xuất: TT Mặt hàng Mã HS Số lượng Trị giá - Mục đích tạm nhập, tái xuất: - Công ty nước ngoài cho thuê/ mượn: ........................................ - Theo hợp đồng số ... ngày ... tháng ... năm ............................... - Cửa khẩu nhập hàng: ................................................................. - Cửa khẩu xuất hàng: .................................................................. Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu) 136 Sæ tay v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng xuÊt khÈu, nhËp khÈu Hồ sơ gửi kèm theo: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. - Hợp đồng thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. - Văn bản chấp thuận của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành đối với việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. C¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng ... hµng hãa 137 Mẫu (3): Áp dụng đối với trường hợp tạm xuất, tái nhập hàng hóa TÊN THƯƠNG NHÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: ......, ngày tháng năm 20 Kính gửi: Bộ Công Thương - Tên thương nhân: ....................................................................... - Địa chỉ trụ sở chính: . Số điện thoại: . Số fax: ........ - Địa chỉ website (nếu có):............................................................. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ...do . cấp ngày tháng năm Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin tạm xuất, tái nhập: TT Mặt hàng Mã HS Số lượng Trị giá - Mục đích tạm xuất, tái nhập: - Hợp đồng sửa chữa, bảo hành/Hợp đồng cho thuê, mượn số ..... ngày ..... tháng ... năm .... - Cửa khẩu xuất hàng: .................................................................. - Cửa khẩu nhập hàng: ................................................................. Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm xuất tái nhập hàng hóa. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu) 138 Sæ tay v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng xuÊt khÈu, nhËp khÈu Hồ sơ gửi kèm theo: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. - Hợp đồng sửa chữa, bảo hành/ Hợp đồng cho thuê, mượn: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. C¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng ... hµng hãa 139 Mẫu (4): Áp dụng đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa TÊN THƯƠNG NHÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: ......, ngày tháng năm 20 Kính gửi: Bộ Công Thương - Tên thương nhân: ........................................................................ - Địa chỉ trụ sở chính: . Số điện thoại: . Số fax: ............ - Địa chỉ website (nếu có):............................................................. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: do . cấp ngày tháng năm Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa: TT Mặt hàng Mã HS Số lượng Trị giá - Công ty nước ngoài bán hàng: ................................................... + Theo hợp đồng nhập khẩu số ... ngày ... tháng ... năm .............. + Cửa khẩu nhập hàng: ................................................................ - Công ty nước ngoài mua hàng: ................................................... + Theo hợp đồng xuất khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ............... + Cửa khẩu xuất hàng: .................................................................. Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu) 140 Sæ tay v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng xuÊt khÈu, nhËp khÈu Hồ sơ gửi kèm theo: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. - Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. - Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được Bộ Công Thương cấp trước đó, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính. C¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng ... hµng hãa 141 PHỤ LỤC X BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương) TÊN THƯƠNG NHÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: V/v báo cáo tình hình tạm nhập, tái xuất/chuyển khẩu hàng hóa ......, ngày tháng năm 20 Kính gửi: Bộ Công Thương Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất/kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa như sau: Tên hàng Mã số HS Giấy phép do Bộ Công Thương cấp (Số ) Thực hiện tạm nhập Thực hiện tái xuất Số lượng còn chưa tái xuất hiện đang lưu giữ tại kho/bãi/cảng (nếu có) Lượng (chiếc/ tấn) Trị giá (USD) Lượng (chiếc/ tấn) Trị giá (USD) CK tạm nhập Lượng (chiếc/ tấn) Trị giá (USD) CK tái xuất Lượng (chiếc/ tấn) Trị giá (USD) Đề nghị kê khai cụ thể tên hàng Đề nghị kê khai cụ thể mã số HS 08 số của hàng hóa 142 Sæ tay v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng xuÊt khÈu, nhËp khÈu Thương nhân cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai thương nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm được pháp luật ./. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân (Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN
File đính kèm:
- so_tay_van_ban_quy_pham_phap_luat_ve_hoat_dong_xuat_khau_nha.pdf