Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán thẻ qua pos tại Vietinbank chi nhánh 2 thành phố Hồ Chí Minh
ABSTRACT
The study was conducted to identify the level of customers’ satisfaction as well
as examine factors affecting customers’ satisfaction toward the card payment
service of POS at Vietinbank Branch 2 Ho Chi Minh city, by interviewing 160
customers. The results showed that there were six main factors affecting
customers’ satisfaction via the card payment service of POS and the level of
impacts was also decreasing, including physical facility, responsiveness,
comfortability, transaction fee, being easy to use, and creditability. Regarding
the situation, the research revealed some suggestions for the management
system to enhance customers’ satisfaction through the card payment of POS
Bạn đang xem tài liệu "Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán thẻ qua pos tại Vietinbank chi nhánh 2 thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán thẻ qua pos tại Vietinbank chi nhánh 2 thành phố Hồ Chí Minh
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 76 – 85 76 SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ QUA POS TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hà Nam Khánh Giao1 1Trường Đại học Tài chính Marketing, Thành phố Hồ Chí Minh Thông tin chung: Ngày nhận bài: 19/04/2016 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 22/06/2016 Ngày chấp nhận đăng: 08/2017 Title: Customers’ satisfaction toward the card payment service of POS at Vietinbank Branch 2 Ho Chi Minh city Keywords: Satisfaction, payment service through POS, responsiveness, comfortability, transaction fee, easy to use, creditability Từ khóa: Sự hài lòng, dịch vụ thanh toán qua thẻ POS, tính đáp ứng, sự thuận tiện, phí giao dịch, dễ sử dụng, sự tin cậy ABSTRACT The study was conducted to identify the level of customers’ satisfaction as well as examine factors affecting customers’ satisfaction toward the card payment service of POS at Vietinbank Branch 2 Ho Chi Minh city, by interviewing 160 customers. The results showed that there were six main factors affecting customers’ satisfaction via the card payment service of POS and the level of impacts was also decreasing, including physical facility, responsiveness, comfortability, transaction fee, being easy to use, and creditability. Regarding the situation, the research revealed some suggestions for the management system to enhance customers’ satisfaction through the card payment of POS. TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm mục tiêu nhận biết mức độ hài lòng của khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán thẻ qua POS tại Vietinbank Chi nhánh 2 TP.HCM, bằng việc khảo sát 160 khách hàng đang sử dụng dịch vụ Kết quả cho thấy có 06 nhân tố chính tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán thẻ qua POS, mức độ tác động theo thứ tự giảm dần: Phương tiện hữu hình, Tính đáp ứng, Sự thuận tiện, Phí giao dịch, Dễ sử dụng và Sự tin cậy. Từ đó, nghiên cứu đã có những hàm ý quản trị đến ban quản lý nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán thẻ qua POS. 1. GIỚI THIỆU Kết quả tài chính và cơ cấu thu nhập của các Ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam (VN) nói chung, và của Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công thương VN (VietinBank) nói riêng phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng, vì vậy lợi nhuận của các ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. NHTM cần nâng cao năng lực tài chính và cơ cấu lại thu nhập theo hướng kiểm soát thu nhập tín dụng và phát triển thu nhập phi tín dụng, đây cũng là xu hướng của hầu hết các Ngân hàng hàng đầu trên thế giới. Thu nhập phi tín dụng gồm rất nhiều khoản thu nhập từ nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác nhau, tuy nhiên, phí thu từ dịch vụ thanh toán thẻ qua điểm bán hàng (Point-of-Sales, POS) chiếm tỷ lệ lớn nhất, khoảng 80% trên tổng thu nhập phí dịch vụ của VietinBank Chi nhánh 2 (CN 2) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Tỷ lệ thanh toán thẻ so với tổng doanh số bán lẻ của nền kinh tế hàng năm còn rất thấp, chưa đến 3%, nên thị trường tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường giúp tăng thu nhập cho các NHTM khác trên cùng địa bàn, nên cạnh tranh khá khốc liệt; ngoài ra, phần lớn khách hàng sử An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 76 – 85 77 dụng thẻ nội địa là người VN vốn quen với việc sử dụng tiền mặt và dễ dàng tiếp cận với nguồn tiền mặt luân chuyển rất lớn tại các hệ thống máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine, ATM), nên chủ thẻ nội địa hầu như không có thói quen mua hàng hóa dịch vụ bằng thẻ mà dùng nó để rút tiền rồi dùng tiền mặt để thanh toán. Vietinbank CN 2 thành lập ngày 01/10/1993. Hiện tại, Vietinbank CN 2 gồm có một trụ sở chính và 05 phòng giao dịch tập trung chủ yếu ở quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp, cung cấp các dịch vụ: hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư, bảo lãnh, thanh toán và tài trợ thương mại, ngân quỹ, thẻ, POS, ngân hàng điện tử và các hoạt động khác. Trong đó, dịch vụ POS là một trong những hoạt động thế mạnh và chiếm doanh thu khá lớn tại chi nhánh. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội thẻ Việt Nam đến cuối năm 2014, Vietinbank là ngân hàng dẫn đầu về thị phần thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế và mạng lưới POS thanh toán (chiếm 33% thị trường). Năm 2014, số lượng POS lắp mới của Vietinbank CN 2 là 156, nâng tổng lượng POS lắp đặt lên 269 POS, dự kiến năm 2016, số lượng tổng kết sẽ tăng gấp hai lần năm 2014. Việc nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán thẻ qua POS tại VietinBank CN2 TP.HCM trở nên cần thiết. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1 Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng Theo Babakus và Boller (1992), chất lượng của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ lâu đã là mối quan tâm của nhiều người, chất lượng dịch vụ khó xác định và chưa có chiến lược quản lý hiệu quả. Theo Parasuraman, Zeithaml và Berry (1988), chất lượng dịch vụ là sự đánh giá của khách hàng về tính siêu việt và sự tuyệt vời nói chung của một thực thể, nó là một dạng của thái độ và các hệ quả từ một sự so sánh giữa những gì được mong đợi và nhận thức về những thứ ta nhận được. Lewis và Booms (1983) phát biểu: “Dịch vụ là một sự đo lường mức độ dịch vụ được đưa đến khách hàng tương xứng với mong đợi của khách hàng tốt đến đâu, việc tạo ra một dịch vụ chất lượng nghĩa là đáp ứng mong đợi của khách hàng một cách đồng nhất”. Mittal và Kamakura (2001) định nghĩa: “Chất lượng dịch vụ là mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình cảm nhận tiêu dùng dịch vụ, là dịch vụ tổng thể của doanh nghiệp mang lại chuỗi lợi ích và thỏa mãn đầy đủ nhất giá trị mong đợi của khách hàng trong hoạt động sản xuất cung ứng và trong phân phối dịch vụ ở đầu ra”. Sự hài lòng của khách hàng là phản ứng của họ về sự khác biệt cảm nhận giữa kinh nghiệm đã biết và sự mong đợi (Parasuraman và cs., 1988). Theo Kotler và Keller (2006), sự hài lòng là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so với mong đợi của người đó, gồm 3 cấp độ: Nếu nhận thức của khách hàng nhỏ hơn kỳ vọng thì khách hàng không thỏa mãn. Nếu nhận thức bằng kỳ vọng thì khách hàng thỏa mãn. Nếu nhận thức lớn hơn kỳ vọng thì khách hàng thỏa mãn hoặc thích thú. Lý thuyết “Kỳ vọng – Xác nhận” được phát triển bởi Oliver (1980) gồm hai quá trình: kỳ vọng về dịch vụ trước khi mua và cảm nhận về dịch vụ sau khi trải nghiệm. Khách hàng được thỏa mãn là một yếu tố quan trọng để duy trì được thành công lâu dài trong kinh doanh và các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thu hút và duy trì khách hàng (Zeithaml, Berry & Parasuraman, 1996). Theo Oliver (1993), chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng. Còn theo Cronin và Taylor (1992), cảm nhận chất lượng dịch vụ dẫn đến sự hài lòng của khách hàng. Do vậy, muốn nâng cao sự hài lòng của khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Những nhân tố như cảm nhận của khách hàng về giá và chi phí không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ nhưng sẽ tác động đến sự hài lòng của khách hàng (Cronin & Taylor, 1992). Cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường và các thay đổi trong nhận định của khách hàng về sản phẩm, An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 76 – 85 78 dịch vụ, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng giá cả và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ sâu sắc với nhau (Patterson & Spreng, 1997). 2.2 Khái niệm dịch vụ thanh toán thẻ qua POS Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam ngày 22/11/2012 định nghĩa dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và một số tổ chức khác. Theo Vietinbank, dịch vụ thanh toán thẻ qua POS là dịch vụ cho phép khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ thay vì dùng tiền mặt như thông thường. Những chủ thể tham gia trong quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ bao gồm: (1) Đơn vị chấp nhận thẻ (DVCNT): bao gồm tất cả các tổ chức hoặc cá nhân được Ngân hàng Vietinbank ký kết hợp đồng chấp nhận thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, cung cấp dịch vụ rút tiền mặt bằng thẻ, (2) Ngân hàng thanh toán thẻ: là ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền cho phép và là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết của Tổ chức thẻ quốc tế, (3) Thiết bị thanh toán thẻ: là thiết bị thanh toán được đặt tại các DVCNT, qua đó khách hàng sử dụng thẻ thực hiện các giao dịch thanh toán hàng hóa dịch vụ hoặc ứng tiền mặt, (4) Tổ chức thẻ: là Hiệp hội các thành viên phát hành và thanh toán thẻ bao gồm: Visa/Mastercard/JCB, Dinner Club/China Union Pay 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình Gronroos (1984) chỉ ra rằng nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ dựa trên 3 yếu tố chính: những gì khách hàng được thỏa mãn, khách hàng được thỏa mãn như thế nào, danh tiếng của tổ chức, công ty. Mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cs. (1985, 1988) đo lường chất lượng dịch vụ qua 5 thành phần: (1) Độ tin cậy, (2) Độ đáp ứng, (3) Sự đảm bảo, (4) Sự cảm thông, (5) Các yếu tố hữu hình. Mô hình SERVPERF (Cronin & Taylor, 1992) chỉ đo lường chất lượng dịch vụ cảm nhận (thay vì đo cả chất lượng cảm nhận lẫn kỳ vọng như SERVQUAL). Mô hình Spreng và Mackoy (1996) khẳng định chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự hài lòng khách hàng. Carlos, Kim và Leonard (2011) khảo sát những khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ qua POS do các ngân hàng tại Canada cung cấp, cho thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng chính: (1) Dễ sử dụng, (2) Các loại chi phí giao dịch, (3) Thanh toán chậm. Adeoti và Oshotimehin (2011) nghiên cứu các cơ sở chấp nhận việc thanh toán POS như siêu thị, khách sạn, trạm xăng, quán ăn, các hãng hàng không, trường học, công ty và các cửa hàng dược phẩm tại bang Lagos, Nigeria cho thấy các yếu tố: (1) Tính bảo mật, (2) Dễ sử dụng, (3) Tính sẵn có của hệ thống, (4) Sự thuận tiện, (5) Mục đích sử dụng, (6) Sự phức tạp trong sử dụng, (7) Thời gian xử lý giao dịch. Nguyễn Đông Phương và Vương Đức Hoàng Quân (2013) chỉ ra 03 khái niệm thành phần ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ qua POS của khách hàng tại khu vực TP.HCM: (1) Dễ sử dụng, (2) Tính bảo mật, (3) Chi phí sử dụng. Trên cơ sở đánh giá và so sánh lý thuyết cũng như các công trình nghiên cứu trong quá khứ, mô hình nghiên cứu đề xuất như trong Hình 1. An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 76 – 85 79 Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: nhóm tác giả đề xuất) Giả thuyết H1: Khi Sự tin cậy của dịch vụ được khách hàng đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng của khách hàng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. Giả thuyết H2: Khi Tính đáp ứng của dịch vụ được khách hàng đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng của khách hàng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. Giả thuyết H3: Khi Phương tiện hữu hình của dịch vụ được khách hàng đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng của khách hàng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. Giả thuyết H4: Khi Sự thuận tiện của dịch vụ được khách hàng đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng của khách hàng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. Giả thuyết H5: Khi tính dễ sử dụng của dịch vụ được khách hàng đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng của khách hàng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. Giả thuyết H6: Khi tính hợp lý của phí liên quan đến dịch vụ được khách hàng đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng của khách hàng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Mô tả bộ dữ liệu Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, bảng câu hỏi được gởi đến 220 khách hàng sử dụng POS, sau khi thu về và loại các bảng không đạt yêu cầu, còn lại 160 bảng đưa vào phân tích. Mẫu có đặc điểm như trong Bảng 1. Bảng 1. Kết quả tổng hợp các thuộc tính mẫu khảo sát STT Mô tả Số lượng Phần trăm 1 Nam 127 79,4 2 Nữ 33 20,6 1 18 - 25 37 23,1 2 26 - 35 100 62,5 3 36 - 50 23 14,4 1 Trung học phổ thông và Trung cấp nghề 27 16,9 2 Cao đẳng 18 11,2 3 Đại học 92 57,5 Sự tin cậy Tính đáp ứng Phương tiện hữu hình Sự thuận tiện Dễ sử dụng Phí giao dịch Sự hài lòng Độ tuổi Giới tính An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 76 – 85 80 STT Mô tả Số lượng Phần trăm 4 Sau đại học 22 13,8 5 Khác 1 0,6 (Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ số liệu điều tra) 3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sau khi thảo luận nhóm 10 người và điều chỉnh thang đo, độ tin cậy được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha (Bảng 2). 02 biến quan sát TC5 và PH4 bị loại ra khỏi mô hình, 28 biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Bảng 2. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Biến quan sát Số biến quan sát Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến - tổng nhỏ nhất Sự tin cậy 5 0,863 0,758 Tính đáp ứng 4 0,888 0,667 Phương tiện hữu hình 5 0,834 0,583 Sự thuận tiện 4 0,876 0,593 Dễ sử dụng 4 0,951 0,828 Phí giao dịch 3 0,743 0,546 Hài lòng 3 0,716 0,507 (Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ số liệu điều tra) 3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả phân tích EFA (Bảng 3) cho nhóm 06 nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng, gồm 25 biến quan sát. Kết quả kiểm định Bartlett (Sig = 0,000< 0,05) giữa các biến quan sát có tương quan với nhau. Hệ số eigenvalue > 1 và sử dụng phương pháp rút trích Principal Component Analysis với phép quay vuông góc Varimax, tổng phương sai trích được 77,39%. Bảng 3. Kết quả phân tích EFA Yếu tố 1 2 3 4 5 6 TC01 0,934 TC02 0,908 TC03 0,799 TC04 0,826 TC06 0,937 DU01 0,724 DU02 0,742 DU03 0,826 An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 76 – 85 81 Yếu tố 1 2 3 4 5 6 DU04 0,734 HH01 0,742 HH02 0,647 HH03 0,708 HH04 0,710 HH05 0,678 TT01 0,720 TT02 0,746 TT03 0,921 TT04 0,921 SD01 0,941 SD02 0,864 SD03 0,892 SD04 0,957 PH01 0,959 PH02 0,959 PH03 0,584 (Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ số liệu điều tra) Kết quả phân tích nhân tố Sự hài lòng là phù hợp: KMO = 0,670 và kiểm định Bartlett (Sig = 0,000 < 0,05). Thang đo sự hài lòng rút trích được một nhân tố tại giá trị eigen 1,941, tổng phương sai trích được là 64,69%. Bảng 4. Kết quả phân tích EFA cho thang đo sự hài lòng Biến quan sát Trọng số nhân tố (≥ 0.5) 1 SHL01 0,779 SHL02 0,792 SHL03 0,841 Eigenvalue 1,941 Phương sai trích (%) 64,69% Cronbach’s Alpha 0,716 Tổng phương sai trích = 64,698%; Hệ số KMO = 0,670; Sig = .000 (Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ số liệu điều tra) An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 76 – 85 82 3.4 Phân tích hồi quy Kết quả từ bảng hệ số tương quan cho thấy, mức ý nghĩa kiểm định mối tương quan của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập đều có Sig < 0,05, có ý nghĩa thống kê, biến phụ thuộc Sự hài lòng của khách hàng có mối liên hệ tuyến tính với cả sáu biến độc lập (Sự tin cậy, Tính đáp ứng, Phương tiện hữu hình, Sự thuận tiện, Dễ sử dụng và Phí giao dịch). Bảng 5. Kết quả phân tích tương quan FT_TC FT_DU FT_HH FT_TT FT_SD FT_PH FT_SHL FT_TC Pearson Correlation 1 0,460** 0,466** 0,213** 0,179* 0,205** 0,494** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 .007 0,024 0,009 0,000 FT_DU Pearson Correlation 0,460** 1 0,651** 0,347** 0,209** 0,441** .708** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,008 0,000 0,000 FT_HH Pearson Correlation 0,466** 0,651** 1 0,265** 0,307** 0,410** 0,708** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,001 0,000 0,000 0,000 FT_TT Pearson Correlation 0,213** 0,347** 0,265** 1 0,275** 0,119 0,435** Sig. (2-tailed) 0,007 0,000 0,001 0,000 0,134 0,000 FT_SD Pearson Correlation 0,179* 0,209** 0,307** 0,275** 1 0,158* 0,357** Sig. (2-tailed) 0,024 0,008 0,000 0,000 0,045 0,000 FT_PH Pearson Correlation 0,205** 0,441** 0,410** 0,119 0,158* 1 0,486** Sig. (2-tailed) 0,009 0,000 0,000 0,134 0,045 0,000 FT_SHL Pearson Correlation 0,494** 0,708** 0,708** 0,435** 0,357** 0,486** 1 Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 (Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ số liệu điều tra) Bảng 6. Đánh giá độ phù hợp của mô hình Mô hình R R2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn Durbin-Watson 1 0,827a 0,684 0,672 0,397 2,213 (Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ số liệu điều tra) Hệ số xác định R2 điều chỉnh = 0,672 có nghĩa là sáu biến độc lập giải thích 67,2% biến thiên của biến phụ thuộc Sự hài lòng. Bảng 7 cho thấy, kiểm định F = 55,204 với Sig < 0,05, mô hình hồi quy tuyến tính bội xây dựng phù hợp với tập dữ liệu thực tế ở độ tin cậy 95%. An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 76 – 85 83 Bảng 7. Kết quả phân tích phương sai mô hình Model Tổng các bình phương Bậc tự do Bình phương độ lệch Giá trị F Sig. 1 Regression 52,309 6 8,718 55,204 0,000a Residual 24,163 153 ,158 Total 76,472 159 (Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ số liệu điều tra) Bảng 8. Kết quả phân tích hồi quy mô hình Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Dung sai VIF 1 (Hằng số) -0,292 0,247 -1,184 0,238 FT_TC 0,091 0,039 0,124 2,337 0,021 0,736 1,358 FT_DU 0,245 0,055 0,290 4,426 0,000 0,482 2,074 FT_HH 0,315 0,064 0,316 4,918 0,000 0,501 1,996 FT_TT 0,172 0,049 0,176 3,536 0,001 0,832 1,202 FT_SD 0,101 0,048 0,102 2,091 0,038 0,861 1,161 FT_PH 0,148 0,046 0,167 3,230 0,002 0,775 1,291 (Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ số liệu điều tra) Kết quả phân tích hồi quy ở Bảng 8 cho thấy, cả sáu nhân tố đều thỏa điều kiện tác động dương đến sự hài lòng của khách hàng. Kiểm định các giả định hồi quy đều đạt yêu cầu, cho thấy mô hình hồi quy được chấp nhận. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán thẻ qua POS của Vietinbank CN 2, kiểm định mối quan hệ của các yếu tố đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ, đề xuất một số hàm ý quản trị cho Vietinbank CN 2. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy cả sáu nhân tố đều tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán thẻ qua POS, mức độ tác động theo thứ tự giảm dần: Phương tiện hữu hình, Tính đáp ứng, Sự thuận tiện, Phí giao dịch, Dễ sử dụng và Sự tin cậy. 4.1 Hàm ý quản trị Phương tiện hữu hình Đây là nhân tố tác động mạnh nhất. Trong thời gian tới, Vietinbank CN 2 cần thống nhất và đảm bảo nhân viên toàn chi nhánh tuân thủ đúng về đồng phục nhằm tạo tính chuyên nghiệp trong mắt khách hàng; đề xuất ý kiến đến Trung tâm thẻ VietinBank về việc đơn giản hóa các thủ tục đăng ký, sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ qua POS, tạo cảm giác thoải mái và rõ ràng cho khách hàng; chú trọng chọn các dòng máy POS chiến lược và phù hợp với từng loại hình kinh doanh của khách hàng, thường xuyên cập nhật những ứng dụng mới nhất, hiện đại nhất, thường xuyên kiểm tra, sửa chữa những sai sót, hư hỏng phát sinh đảm bảo cho quá trình cung cấp dịch vụ được diễn ra thường xuyên, liên tục. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, về An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 76 – 85 84 công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng hiện đại. Tính đáp ứng Đây là nhân tố tác động mạnh thứ hai. Theo đánh giá của khách hàng, hiện tại dịch vụ vẫn chưa được thực hiện một cách nhanh chóng. Vietinbank CN 2 cần phải thực hiện tốt việc tiếp nhận mọi ý kiến đóng góp, thắc mắc của khách hàng thông qua đường dây nóng, tránh tình trạng khách hàng gọi điện thoại nhưng máy bận hoặc không có tín hiệu trả lời, nêu cao nguyên tắc lắng nghe khách hàng và luôn luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng kịp thời. Đồng thời, cũng cần khuyến khích nhân viên chủ động tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề xảy ra trong thực tế sử dụng để đề xuất những giải pháp phù hợp và đồng thời có chính sách khen thưởng đối với những đề xuất mang tính thực tiễn cao. Sự thuận tiện Hầu hết các biến đo lường Sự thuận tiện đều được khách hàng đánh giá khá thấp, cho thấy dịch vụ thanh toán thẻ qua POS của VietinBank vẫn còn nhiều điểm thiếu sót, nhất là chưa chấp nhận thanh toán bằng thẻ American Express (AMEX). VietinBank cần đề xuất Trung tâm thẻ nhanh chóng làm việc với Tổ chức thẻ quốc tế để ký kết hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ AMEX tại Việt Nam nhằm tăng tính cạnh tranh; lựa chọn cung cấp các dòng máy POS nhỏ gọn, không dây, máy POS di động để khách hàng có thể thanh toán tiền mọi lúc mọi nơi; đa dạng hơn nữa các hình thức thanh toán cho khách hàng để phục vụ yêu cầu của từng loại hình kinh doanh. Điều chỉnh mức phí giao dịch phù hợp Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước không đưa ra các mức quy định về mức trần và sàn của các mức phí dịch vụ, nên việc cạnh tranh nhắm vào giảm phí. VietinBank CN 2 phải nghiên cứu thị trường, cân đối chi phí và nguồn thu để xây dựng một chính sách phí dịch vụ hợp lý nhất, cụ thể hóa cho từng đối tượng, từng loại hình kinh doanh khác nhau nhằm tạo ra sự thống nhất và hấp dẫn khách hàng; có chính sách chăm sóc đơn vị phù hợp và hiệu quả nhất, nên cung cấp hóa đơn miễn phí cho khách hàng sử dụng, không thu các loại phí bảo dưỡng, bảo trì máy cho khách hàng. Ngoài ra, nên cân nhắc cung cấp miễn phí máy POS cho khách hàng, tính toán phí khấu hao trong việc xây dựng mức phí áp dụng cho đơn vị. Tính dễ sử dụng Hiện tại các dòng máy POS mà Vietinbank đang sử dụng như: Spectra Creon, PR608, VX520, P70, P78.... vẫn có kích thước khá lớn, chiếm khá nhiều diện tích tại các quầy thu ngân, không thích hợp cho việc di chuyển, cần lựa chọn các dòng máy gọn nhẹ hơn, hiệu quả hơn như: S90 của hãng PAX, VX520 không dây, VeriFone, Nurit, Hypercom Các phòng ban kỹ thuật cần nghiên cứu, xây dựng các ứng dụng trên POS sao cho rút ngắn tối đa các thao tác thanh toán trên thẻ tạo điều kiện thuận lợi cho thu ngân và khách hàng; thường xuyên theo dõi hệ thống thanh toán đảm bảo cho các giao dịch hủy, giao dịch hoàn trả, nhờ thu được thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra, nên mở rộng dịch vụ thanh toán MOTO không chỉ ở các khách sạn lớn mà còn có thể ứng dụng ở các nhà hàng, trung tâm hội nghị.... Sự tin cậy Đối với dịch vụ thanh toán thẻ qua POS thì việc hỗ trợ khách hàng kịp thời và nhanh chóng khi khách hàng gặp phải vấn đề phát sinh là điều rất quan trọng, nhưng thời gian qua VietinBank CN 2 chưa thực sự làm tốt việc này. Vietinbank CN 2 cần cải thiện thái độ của nhân viên trong việc hỗ trợ khách hàng xử lý những vấn đề phát sinh và xây dựng một phong cách làm việc chuyên nghiệp; nâng cao chất lượng của bộ phận dịch vụ khách hàng, xây dựng đường dây riêng và đảm bảo luôn có cán bộ trực để kịp thời tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ từ khách hàng đối với dịch vụ thanh toán thẻ qua POS. Ngân hàng cũng phải tiếp tục duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng đúng thời hạn, đảm bảo bảo mật toàn bộ thông tin liên quan đến khách hàng. 4.2 Hạn chế của nghiên cứu Nghiên cứu đã trình bày một số kết quả và khám phá có ý nghĩa nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế như sau: (1) Nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu trong một phạm vi hẹp là TP.HCM với phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên mức độ tổng quát hóa chưa cao, (2) Nghiên cứu chỉ xem xét ảnh hưởng của các yếu tố: sự tin An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 76 – 85 85 cậy, tính đáp ứng, phương tiện hữu hình, sự thuận tiện, dễ sử dụng và phí giao dịch đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ qua POS của VietinBank CN 2; còn nhiều yếu tố tác động chưa được xem xét một cách toàn diện. Và đây cũng chính là định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Adeoti, O.O & Oshotimehin, K.O. (2011). Factors Influencing Consumers Adoption of Point of Sale Terminals in Nigeria. Journal of Emerging Trends in Economics and Management Sciences. 2 (5), 388-392. Babakus, Emin & Gregory W. Boller. (1992). An Empirical Assessment of the SERVQUAL Scale. Journal of business Research. 24, 253- 268. Carlos, A., Kim P. Huynh & Leonard Sabetti. (2011). How do you pay? The role of incentives at the point-of-sale. Working paper series no.1386, October 2011. Cronin, J. J & Taylor, S.A. (1992). Measuring service quality: A reexamination and extension. Journal of Marketing. 56 (July), 55- 68. Gronroos, C. (1984). A service quality model and its marketing implication. European Journal of marketing. 18(4): 36-44. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP.HCM: Nhà xuất bản Hồng Đức. Kotler, P. & Keller K. (2006). Marketing Management (12th ed.). Prentice Hall. Lewis, R. C. & Booms, B. (1983). The marketing aspects of service quality. AMA Proceeding, American Marketing Association Chicago, 99- 104. Mittal, V. & Kamakura, W.A. (2001). Satisfaction, repurchase intent, and repurchase behavior: Investigating the moderating effect of customer characteristics. Journal of Marketing Research. 38(1), 131−142. Nguyen Dong Phuong & Vuong Duc Hoang Quan. (2013). Factors Affecting to Card Payment’s Choice: An empirical study of HCM city, Vietnam. Impact Factor 3.582 Case Studies Journal ISSN (2305-509X). 3(7), 20 - 30. Oliver, R.L. (1980). A Cognitive Model of the Antecedents and Consequences of Satisfaction Decisions. Journal of Marketing Research. 17(4), 460-469. Oliver, R.L. (1993). Cognitive, Affective, and Attribute Bases of the Satisfaction Response. Journal of Consumer Research. 20, 418 - 430. Parasuraman, A., Zeithaml, V. A & Berry, L. L. (1985). A Conceptual Model of Service Quality and Its Implications for Future Research. Journal of Maketing. 49 (fall), 41 - 50. Parasuraman, A., Zeithaml, V. A. & Berry, L. L. (1988). SERVQUAL: A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality. Journal of Retailing. 64(1), 12 - 40. Patterson, P.G. & Spreng, R.A. (1997). Modelling the Relationship between Perceived Value, Satisfaction and Repurchase Intentions in a Business-to-Business, Services Context: An Empirical Examination. International Journal of Service Industry Mamagement. 8(5), 414 - 434. Spreng, R.A. & Mackoy, R.D. (1996). An empirical examination of a model of perceived service quality and satisfaction. Journal of Retailing. 72(2), 201 - 214. Zeithaml, V.A., Berry, L.L. & Parasuraman, A. (1996). The Behavioral Consequences of Service Quality. Journal of Marketing. 60(2), 31 - 47.
File đính kèm:
- su_hai_long_cua_khach_hang_doi_voi_dich_vu_thanh_toan_the_qu.pdf