Suy nghĩ về tư duy (Phần 1)

1. Mở đầu

Tiếng Việt có hai từ “suy nghĩ” và “tư duy”. Trong Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn

Như Ý chủ biên), Bộ giáo dục và đào tạo, Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam,

Nhà xuất bản văn hóa – thông tin, 1999, hai từ nói trên được giải thích như sau:

Suy nghĩ: dùng trí óc để tìm hiểu, nhận biết hoặc giải quyết vấn đề. Ví dụ: suy

nghĩ kỹ trước khi viết; ăn nói thiếu suy nghĩ; vấn đề đáng suy nghĩ; suy nghĩ mãi

mới tìm ra cách giải bài toán.

Tư duy: nhận thức bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật, bằng

những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lý. Ví dụ: khả năng tư

duy; tư duy trừu tượng.

Nếu đọc các bản dịch từ tiếng nước ngoài (ví dụ tiếng Anh, tiếng Nga), cùng

một từ tiếng Anh “thinking” hoặc một từ tiếng Nga “мышление”, các dịch giả dịch

sang tiếng Việt lúc là “suy nghĩ”, lúc là “tư duy”. Như vậy hai từ “suy nghĩ” và “tư

duy” của tiếng Việt đều nhắm đến cùng một đối tượng mà một từ “thinking” của

tiếng Anh, một từ “мышление” của tiếng Nga đề cập đến. Trong ý nghĩa này, từ nay

về sau, người viết lúc thì dùng từ “suy nghĩ”, lúc thì dùng từ “tư duy” và coi chúng là

những từ đồng nghĩa cùng chỉ về một đối tượng.

Theo triết học, có ba lĩnh vực loài người cần nhận thức và biến đổi để thỏa mãn

các nhu cầu tồn tại và phát triển của mình là tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự phân

loại này cho thấy, tư duy là lĩnh vực đứng ngang hàng với hai lĩnh vực tự nhiên và

xã hội chứ không thuộc tự nhiên hay xã hội, mặc dù tư duy liên hệ mật thiết với tự

nhiên và xã hội.

Chúng ta thử tưởng tượng nếu loài người không có tư duy thì sao? Lúc đó, nền

văn minh nhân tạo rực rỡ như hiện nay đã không có và loài người cũng chỉ là một

trong các loài động vật hoang dã yếu ớt trên Trái Đất, bởi vì, loài người không khỏe

như loài voi, không nhanh như báo, không bay và tinh mắt như chim, không có các

vũ khí săn bắt hoặc tự vệ đặc biệt như nọc độc của rắn Có thể nói, tư duy là sự

khác biệt, ưu thế tuyệt đối của loài người so với loài vật. Tư duy đóng vai trò

cực kỳ quan trọng, nếu như không nói là quyết định đối với quá trình tiến

hóa và phát triển của xã hội loài người.

pdf 84 trang yennguyen 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Suy nghĩ về tư duy (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Suy nghĩ về tư duy (Phần 1)

Suy nghĩ về tư duy (Phần 1)
PHAN DŨNG 
SUY NGHÓ 
veà TÖ DUY 
 2013. Tác giả giữ bản quyền. 
MỤC LỤC 3 
MỤC LỤC 
1. Mở đầu ............................................................................................................................... 5 
2. Tư duy là gì? ..................................................................................................................... 7 
3. Các nghiên cứu về tư duy .......................................................................................... 16 
4. Tư duy và hành động .................................................................................................. 24 
4.1. Hành động cá nhân .......................................................................................................... 24 
4.2. Mối quan hệ giữa tư duy và hành động .................................................................. 27 
5. Chuỗi từ nhu cầu đến hành động và ngược lại (chuỗi nhu cầu–hành 
động) khi chưa có tư duy .......................................................................................... 32 
5.1. Nhu cầu cá nhân và hành động cá nhân .................................................................. 32 
5.1.1. Nhu cầu cá nhân ..................................................................................................... 32 
5.1.2. Mối liên hệ giữa nhu cầu cá nhân và hành động cá nhân .................... 37 
5.2. Xúc cảm cá nhân trong chuỗi nhu cầu–hành động ............................................. 41 
5.3. Thói quen tự nguyện trong chuỗi nhu cầu–hành động .................................... 51 
6. Tư duy trong chuỗi nhu cầu–hành động: tư duy sáng tạo hiện có .............. 56 
6.1. Những nhận xét chung về tư duy hiện có .............................................................. 57 
6.2. Tư duy rất chủ quan ........................................................................................................ 63 
6.3. Phương pháp (tự nhiên) thử và sai: công cụ tư duy thô sơ, năng 
suất, hiệu quả thấp, điều khiển kém ......................................................................... 64 
6.4. Tư duy chưa được chú ý xứng đáng ......................................................................... 76 
7. Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo ................................................... 83 
8. Đã xuất hiện nhu cầu xã hội đòi hỏi phát triển sáng tạo học và 
phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM) .................................... 90 
8.1. Sáng tạo – nguyên nhân thành công chính nếu không nói là duy nhất 
ở thế kỷ 21 ........................................................................................................................... 92 
8.2. Phương pháp thử và sai đã tiến đến những giới hạn ........................................ 99 
8.3. Nhu cầu học PPLSTVĐM tăng .................................................................................... 105 
9. Tổng quan các kết quả đạt được trong lĩnh vực phương pháp luận 
sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM) ........................................................................ 107 
10. TRIZ – ứng viên tiềm năng để trở thành tư duy cần có ................................ 113 
MỤC LỤC 
4 
10.1. Các quy luật sáng tạo phải tìm chính là các quy luật phát triển ................. 113 
10.2. Sáng tạo của con người: khía cạnh chủ quan và khía cạnh khách 
quan ..................................................................................................................................... 114 
10.3. Cơ chế định hướng và tư duy định hướng .......................................................... 118 
10.4. Phát triển của con người: năng lực cơ thể hay/và công cụ .......................... 120 
10.5. Quan hệ giữa tài năng và công cụ ............................................................................ 121 
10.6. TRIZ: các yêu cầu đối với PPLSTVĐM ................................................................... 123 
10.7. Các nguồn thông tin và tri thức của TRIZ ............................................................ 125 
10.8. Sơ đồ khối TRIZ .............................................................................................................. 127 
11. Du nhập, phổ biến và phát triển phương pháp luận sáng tạo và đổi 
mới (PPLSTVĐM) ở Việt Nam ................................................................................ 132 
11.1. Du nhập phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM) vào 
Việt Nam ............................................................................................................................ 132 
11.2. Phổ biến và phát triển phương pháp luận sáng tạo và đổi mới 
(PPLSTVĐM) ở Việt Nam: các kịch bản ................................................................ 133 
11.3. Phổ biến và phát triển PPLSTVĐM ở Việt Nam trước và từ khi thành 
lập Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật (TSK) ........................................... 136 
11.4. Mở rộng TRIZ và dạy TRIZ mở rộng cho đông đảo mọi người ................... 182 
11.5. Một số kết quả mở rộng TRIZ và dạy TRIZ mở rộng cho đông đảo 
mọi người .......................................................................................................................... 189 
12. Thay cho kết luận ....................................................................................................... 218 
Phụ lục 1: Genrikh Saulovich Altshuller – tiểu sử và sự nghiệp ..................... 251 
Phụ lục 2: Tôi được học thầy Genrikh Saulovich Altshuller ............................ 255 
Phụ lục 3: In memory of Genrikh Saulovich Altshuller ...................................... 271 
Phụ lục 4: Một số thông tin về TRIZ, các hội nghị về TRIZ, các lớp dạy về 
TRIZ trên thế giới ....................................................................................................... 275 
Phụ lục 5: Về các biểu tượng và bài hát Sáng tạo ca ............................................ 289 
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH VÀ NÊN TÌM ĐỌC THÊM, KỂ CẢ CÁC 
CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...................................................................................... 293 
Mở đầu 5 
1. Mở đầu 
Tiếng Việt có hai từ “suy nghĩ” và “tư duy”. Trong Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn 
Như Ý chủ biên), Bộ giáo dục và đào tạo, Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, 
Nhà xuất bản văn hóa – thông tin, 1999, hai từ nói trên được giải thích như sau: 
Suy nghĩ: dùng trí óc để tìm hiểu, nhận biết hoặc giải quyết vấn đề. Ví dụ: suy 
nghĩ kỹ trước khi viết; ăn nói thiếu suy nghĩ; vấn đề đáng suy nghĩ; suy nghĩ mãi 
mới tìm ra cách giải bài toán. 
Tư duy: nhận thức bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật, bằng 
những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lý. Ví dụ: khả năng tư 
duy; tư duy trừu tượng. 
Nếu đọc các bản dịch từ tiếng nước ngoài (ví dụ tiếng Anh, tiếng Nga), cùng 
một từ tiếng Anh “thinking” hoặc một từ tiếng Nga “мышление”, các dịch giả dịch 
sang tiếng Việt lúc là “suy nghĩ”, lúc là “tư duy”. Như vậy hai từ “suy nghĩ” và “tư 
duy” của tiếng Việt đều nhắm đến cùng một đối tượng mà một từ “thinking” của 
tiếng Anh, một từ “мышление” của tiếng Nga đề cập đến. Trong ý nghĩa này, từ nay 
về sau, người viết lúc thì dùng từ “suy nghĩ”, lúc thì dùng từ “tư duy” và coi chúng là 
những từ đồng nghĩa cùng chỉ về một đối tượng. 
Theo triết học, có ba lĩnh vực loài người cần nhận thức và biến đổi để thỏa mãn 
các nhu cầu tồn tại và phát triển của mình là tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự phân 
loại này cho thấy, tư duy là lĩnh vực đứng ngang hàng với hai lĩnh vực tự nhiên và 
xã hội chứ không thuộc tự nhiên hay xã hội, mặc dù tư duy liên hệ mật thiết với tự 
nhiên và xã hội. 
Chúng ta thử tưởng tượng nếu loài người không có tư duy thì sao? Lúc đó, nền 
văn minh nhân tạo rực rỡ như hiện nay đã không có và loài người cũng chỉ là một 
trong các loài động vật hoang dã yếu ớt trên Trái Đất, bởi vì, loài người không khỏe 
như loài voi, không nhanh như báo, không bay và tinh mắt như chim, không có các 
vũ khí săn bắt hoặc tự vệ đặc biệt như nọc độc của rắn Có thể nói, tư duy là sự 
khác biệt, ưu thế tuyệt đối của loài người so với loài vật. Tư duy đóng vai trò 
cực kỳ quan trọng, nếu như không nói là quyết định đối với quá trình tiến 
hóa và phát triển của xã hội loài người. 
Trên đây là nói về loài người nói chung, còn đối với những con người cụ thể thì 
sao? Những người có tư duy xuất sắc ở bất kỳ lĩnh vực nào như khoa học, kỹ thuật, 
văn học, nghệ thuật, chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế đều được xã hội đánh 
giá cao và được tôn vinh với nhiều hình thức. Những người bình thường, ai cũng 
Mở đầu 
6 
muốn được những người khác đánh giá là mình tư duy tốt và coi chuyện bị đánh 
giá tư duy không tốt như một cái gì đó thấp kém, không thể chấp nhận được. Cụ 
thể, người ta thường vui mừng, phấn khởi, sung sướng khi được khen là thông 
minh, sáng dạ, nhanh trí, sáng tạo, sáng suốt, có đầu óc sáng láng, uyên bác và 
ngược lại, buồn, tự ái, tức giận khi bị chê là đồ suy nghĩ chậm, suy nghĩ quẩn, ngốc, 
đần, tối dạ, ngu như bò, óc đậu phụ, đầu chập mạch 
Ở Việt Nam, từ năm 1986, từ “tư duy” được dùng không ít trên các phương tiện 
thông tin đại chúng, trong các cụm từ như “cần đổi mới tư duy, đặc biệt, tư duy kinh 
tế”, “cần thay đổi tư duy”, “cần tư duy mới”, “cần có tư duy độc lập”, “cần có tư duy 
sáng tạo”, “cần khắc phục tư duy trì trệ”, “cần khắc phục tư duy giáo điều” Cũng 
liên quan đến tư duy, ở nước ta tồn tại và hoạt động trong thời gian khá dài các 
“ban tư tưởng văn hóa” từ trung ương đến các tỉnh thành. 
Có một thực tế là, tuy tư duy cực kỳ quan trọng, ai cũng muốn tư duy tốt nhưng 
hiểu biết một cách khoa học của nhiều người trong xã hội về tư duy lại rất ít và 
cũng ít người có ý thức tự tìm hiểu tư duy của chính mình. Trong hàng trăm lớp 
dạy môn “Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới” (PPLSTVĐM), người viết thường 
đặt các câu hỏi sau cho các học viên trả lời bằng hình thức giơ tay: 
1) Cho đến nay, anh (chị) nào có học môn chuyên dạy về tư duy và các 
phương pháp suy nghĩ? 
2) Anh (chị) nào có học môn “Lôgích học hình thức”? 
3) Anh (chị) nào có học môn “Tâm lý học sáng tạo”? 
4) Khi học các môn như toán, lý, hóa, sinh, sử, địa, tin học, anh (chị) nào 
được học với thầy (cô), ngoài dạy kiến thức còn dạy cả cách suy nghĩ để giải bài tập 
và trả lời các câu hỏi của môn học đó, ví dụ, môn toán chẳng hạn? 
5) Anh (chị) nào sau mỗi lần suy nghĩ, có thói quen (ý thức, tác phong) hồi 
tưởng lại quá trình suy nghĩ, dùng suy nghĩ của mình suy nghĩ về quá trình suy nghĩ 
đó, để tìm hiểu xem quá trình suy nghĩ của mình diễn ra như thế nào và tìm cách 
khắc phục các nhược điểm, phát huy các ưu điểm, cải tiến làm cho suy nghĩ của 
mình ngày càng tốt hơn? 
Kết quả cho thấy, trong lớp học với khoảng vài chục người trình độ văn hóa từ 
lớp 12 trở lên, thuộc nhiều lứa tuổi, ngành nghề, chức vụ khác nhau: hoặc không ai 
giơ tay, hoặc chỉ có vài cánh tay giơ lên. 
Những người tự tìm hiểu tư duy qua con đường đọc sách tiếng Việt (kể cả sách 
dịch) có thể nhận thấy: số lượng sách viết về tư duy ít hơn rất rất nhiều sách viết về 
Tư duy là gì? 7 
tự nhiên và xã hội; bản thân các sách viết về tư duy thường sơ sài, phiến diện, thiếu 
tính hệ thống, lôgích, khoa học và tính ứng dụng thấp. 
Nhằm góp phần khắc phục những nhược điểm nói trên, quyển sách “Suy nghĩ 
về tư duy” được viết ra. Trên thực tế, trong các quyển sách bằng tiếng Việt đã phát 
hành trước đây của người viết (xem các quyển sách có số thứ tự từ [1] đến [20] 
trong mục “Các tài liệu tham khảo chính và nên tìm đọc thêm, kể các các công trình 
của tác giả” ở cuối quyển sách này), người viết cũng đã trình bày nhiều phần thuộc 
tư duy và liên quan đến tư duy. Trong ngữ cảnh như vậy, quyển sách “Suy nghĩ về 
tư duy” còn đóng vai trò sách tổng quan, hiểu theo nghĩa, một mặt người viết sẽ 
nhắc lại những gì cần thiết đã trình bày trong các quyển sách trước để bảo đảm 
tính nhất quán, hệ thống của quyển sách này. Mặt khác, ở những chỗ bạn đọc có thể 
tự đọc, người viết sẽ chỉ ra các phần nên đọc trong các quyển sách trước. 
Quyển sách “Suy nghĩ về tư duy” trình bày các kiến thức khoa học về tư duy và 
những cái liên quan dựa trên những hiểu biết của người viết nhờ được học, tự học, 
nghiên cứu, giảng dạy, trải nghiệm chính mình nhiều chục năm qua, và do vậy, 
không tránh khỏi mang tính chủ quan nhất định. Đọc xong quyển sách này, kể cả 
những phần người viết đề nghị đọc thêm trong các quyển sách trước đây, bạn đọc 
có thể nắm được: Tư duy là gì?; Tư duy và tư duy sáng tạo; Có mấy loại tư duy?; Loại 
tư duy chỉ con người mới có; Mối quan hệ giữa tư duy và hành động; Vai trò của tư 
duy trong chuỗi từ nhu cầu đến hành động và ngược lại; Tư duy và hành động hiện 
có; Tư duy và hành động cần có; Các kết quả đạt được trong lĩnh vực phương pháp 
luận sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM); Du nhập, phổ biến và phát triển PPLSTVĐM ở 
Việt Nam. 
Người viết cho rằng, những gì trình bày trong quyển sách này và những quyển 
sách trước đây của người viết chỉ là những kiến thức tối thiểu giúp bạn đọc tìm 
hiểu lĩnh vực tư duy. Do vậy, bạn nên tìm đọc thêm cả những quyển sách khác về tư 
duy để làm giàu tri thức của mình và có nhiều hành động tốt, được dẫn dắt bởi tư 
duy đúng với xúc cảm thích hợp đồng hành. 
2. Tư duy là gì? 
 Tư duy (suy nghĩ) là quá trình phản ánh tích cực hiện thực, gắn kết với 
việc giải quyết vấn đề này hay vấn đề khác, là sản phẩm cao cấp nhất của loại 
vật chất được tổ chức đặc biệt – bộ óc của con người. Kết quả của quá trình tư 
duy là các ý nghĩ giải quyết vấn đề. 
Nói cách khác, tư duy (suy nghĩ) là loại hoạt động của bộ óc con người, 
Tư duy là gì? 
8 
khởi động và làm việc khi con người phải giải quyết vấn đề nào đó. Kết quả 
của quá trình tư duy (suy nghĩ) là ý nghĩ (ý tưởng) giải pháp cho vấn đề. 
Ở đây, bạn đọc cần lưu ý những từ chìa khóa như “phản ánh tích cực”, “hiện 
thực”, “bộ óc”, “vấn đề”, “giải quyết vấn đề”, “ý tưởng giải pháp”. 
 Trong mục này và những mục sau, người viết sẽ triển khai, giải thích những 
từ chìa khóa nói trên. Trước hết, “vấn đề” là gì? 
Vấn đề hay còn gọi là bài toán (problem) là tình huống, ở đó người giải 
biết mục đích cần đạt nhưng: 
Trường hợp 1: không biết cách đạt đến mục đích, hoặc 
Trường hợp 2: không biết cách tối ưu đạt đến mục đích trong một số cách 
đã biết. 
 Ví dụ: Một người thường 12 giờ đêm đi ngủ. Đêm hôm ấy, người đó lên giường 
nhưng không hiểu sao trằn trọc hoài không ngủ được. Người đó có thể rơi vào 
trường hợp một: hoàn toàn không biết cách làm sao ngủ được, hoặc, rơi vào trường 
hợp hai: biết bốn cách có thể ngủ được nhưng không biết cách nào tối ưu. Bốn cách 
đó là: 1) Uống thuốc ngủ; 2) Ra khỏi giường, làm vài động tác thể dục thư giãn giúp 
dễ ngủ; 3) Lấy quyển truyện đọc, bao giờ mỏi mắt thì rơi vào giấc ngủ; 4) Cứ nằm 
trên giường, đếm thầm trong đầu đến con số đủ lớn thì ngủ thiếp đi. 
Trong ví dụ nêu trên, dù người mất ngủ ở vào trường hợp một hay trường hợp 
hai, chúng ta đều nói rằng người đó có vấn đề (bài toán). Vấn đề (bài toán) có tác 
dụng khởi động, kích hoạt suy nghĩ làm việc. Còn ở đâu người t ... ặc cái này kéo theo cái kia. 
Chú ý thế giới bên trong ít >< Chú ý thế giới bên ngoài nhiều 
Nếu so sánh ba lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy về số lượng những người 
làm việc, nghiên cứu, số công trình công bố, số tiền đầu tư chúng ta có thể thấy 
những gì nhân loại dành cho lĩnh vực tư duy là không đáng kể. Dale Carnegie nhớ 
Tư duy trong chuỗi nhu cầu–hành động: tư duy sáng tạo hiện có 77
lại, ông cần có quyển sách về cách chiến thắng sự lo âu, phiền muộn (phần lớn là do 
suy nghĩ không hiệu quả – người viết). Ông vào thư viện công cộng lớn của New 
York nằm trên Đại lộ 5 và phố 42. Ông hết sức ngạc nhiên khi thấy vỏn vẹn có 22 
quyển sách dưới tiêu đề “Lo âu, phiền muộn” (Worry). Trong khi đó, dưới tiêu đề 
“Giun” (Worms) ông tìm được tới 189 quyển, tức nhiều gần gấp chín lần. Bạn đọc 
còn có thể hình dung tiếp, trong tự nhiên, ngoài loài giun còn biết bao loài khác, 
không chỉ động vật còn thực vật, không chỉ thế giới hữu cơ, còn thế giới vô cơ 
Tương tự, trong xã hội cũng có biết bao đối tượng mà loài người đều nghiên cứu và 
viết sách về chúng thì sự chênh lệch còn tăng gấp nhiều lần nữa. 
Trong các giải thưởng lớn trên thế giới, kể cả giải Nobel, bạn đọc có thể kể tên 
giải thưởng nào được dành riêng cho lĩnh vực tư duy không? Rõ ràng, nhân loại quá 
thờ ơ với những gì thuộc lĩnh vực tư duy mà chú ý nhiều hơn đến hai lĩnh vực kia: 
tự nhiên và xã hội. Nếu coi tư duy thuộc thế giới bên trong con người, tự nhiên và 
xã hội là thế giới bên ngoài thì nhân loại chú ý “trong” ít hơn “ngoài”. Do vậy, trên 
thực tế, nhân loại biết rất nhiều về thế giới xung quanh nhưng lại biết rất ít về 
chính bản thân mình, đặc biệt, những gì xảy ra trong bộ não. 
Nguyễn Du trong Truyện Kiều viết: “Bên trong có ấm thì ngoài mới êm”. Có lẽ, 
không ít các vấn đề nảy sinh ở mức độ cá nhân, tập thể, quốc gia và toàn cầu có 
nguyên nhân sâu xa do nghịch lý “trong” và “ngoài” này mà lẽ ra phải có sự tương 
hợp giữa chúng. 
Chú ý nguyên nhân ít >< Chú ý kết quả nhiều 
Trong chính lĩnh vực tư duy, nhân loại quan tâm kết quả tư duy (các phát minh, 
sáng chế) hơn là nguyên nhân: quá trình suy nghĩ dẫn đến kết quả đó. Trong khi 
theo lẽ thông thường, muốn có nhiều kết quả tốt thì phải chú ý nghiên cứu, thay 
đổi, tác động, cải tiến nguyên nhân. Chẳng hạn, muốn bò cho nhiều sữa, người ta 
phải nghiên cứu các nguyên nhân, tác động lên chúng để xây dựng quá trình nuôi 
bò sữa cho kết quả như mong muốn. 
Không quan tâm đến nguyên nhân nên tình hình trong lĩnh vực tư duy hiện nay 
giống như thời kỳ săn bắn, hái lượm: nhân loại thu nhận những kết quả sáng tạo có 
sẵn của các cá nhân trong xã hội (giống như săn bắn các thú vật, hái lượm các trái 
cây có sẵn trong rừng) mà chưa chuyển sang giai đoạn chăn nuôi, trồng trọt dựa 
trên cơ sở các nghiên cứu khoa học. Nói cách khác, nhân loại chưa thật sự chú ý 
nghiên cứu quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định. Do vậy, cách suy 
nghĩ của chúng ta hiện nay không khác cách suy nghĩ của tổ tiên chúng ta là bao 
nhiêu. Cách (công cụ) suy nghĩ đó hoàn toàn tương phản với các công cụ dùng 
Tư duy trong chuỗi nhu cầu–hành động: tư duy sáng tạo hiện có 
78 
trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội. Từ đây, chúng ta chuyển sang nghịch lý tiếp theo. 
Công cụ tư duy thô sơ,
năng suất, hiệu quả thấp,
điều khiển kém
>< Công cụ dùng cho lĩnh vực tự 
nhiên, xã hội hiện đại, năng suất, 
hiệu quả cao, điều khiển tốt 
Con người là động vật lao động bằng các công cụ (hiểu theo nghĩa rộng nhất) 
do chính con người chế tạo ra. Chúng thường xuyên được hoàn thiện, cải tiến, đổi 
mới tạo nên khuynh hướng phát triển: công cụ ra đời sau có năng suất, hiệu quả, độ 
tin cậy, tính điều khiển cao hơn cái trước. Nói cách khác, các công cụ lao động của 
con người càng ngày, càng trở nên hiện đại. Ví dụ, nếu như trước đây người ta xúc 
đất bằng xẻng thì nay bằng máy xúc với năng suất cao hơn nhiều lần. Để báo tin cho 
một người nào đó, đã có thời người ta phải lóc cóc đạp xe đến tận nơi thì nay dùng 
điện thoại nhanh hơn nhiều. Thay vì phải dùng những con dao kim loại cồng kềnh, 
nay các bác sỹ có tia laser cho phép thực hiện các cuộc giải phẫu đòi hỏi độ chính 
xác cực kỳ cao. Ngày xưa, đã là giỏi lắm khi người ta tính được một phép tính trong 
một giây thì nay đã có những máy tính cho phép thực hiện nhiều tỷ phép tính một 
giây 
Nhân loại với các công cụ do mình tạo ra không chỉ điều khiển dòng chảy của 
những dòng sông, các quá trình biến đổi ở mức nguyên tử, hạt nhân, các chuyến 
bay vũ trụ mà còn điều khiển cả việc tạo ra các giống loài mới. Những công cụ này 
đều có thể dạy, học cách chế tạo và sử dụng chúng để truyền cho những người 
khác. 
Trong khi những điều kể trên là bình thường đối với hai lĩnh vực tự nhiên và xã 
hội thì trong lĩnh vực tư duy, công cụ để có được những ý tưởng sáng tạo vẫn còn ở 
trong giai đoạn “trời cho thế nào thì dùng thế ấy và cũng không biết hình hài của 
công cụ đó ra sao” vì tư duy là đối tượng không nhìn thấy. Nhiều người còn cho 
rằng tư duy sáng tạo là đối tượng không điều khiển được. 
G.S. Altshuller nhận xét về nghịch lý này như sau: “Ý tưởng về điều khiển một 
cái gì đó hiện nay chưa điều khiển được vẫn được tiếp nhận một cách bình thường. 
Chúng ta sẽ tìm ra phương tiện điều khiển nó, chúng ta sẽ điều khiển nó. Nhưng ý 
tưởng về việc điều khiển quá trình sáng tạo, như là quy tắc, luôn gặp sự chống đối 
quyết liệt”. 
Nói cách khác, công cụ hiện nay dùng trong lĩnh vực tư duy sáng tạo còn rất thủ 
công mò mẫm, thô sơ theo kiểu thử và sai: cứ nghĩ đi, làm đi, thua keo này, bày keo 
khác cho đến bao giờ thành công thì thôi với năng suất, hiệu quả, độ tin cậy, tính 
Tư duy trong chuỗi nhu cầu–hành động: tư duy sáng tạo hiện có 79
điều khiển thấp và khó truyền đạt “bí quyết” của mình cho những người khác để họ 
có thể nghĩ theo cách đó cũng có những sáng tạo tốt. Nhưng cũng chính tư duy – 
công cụ không nhìn thấy và rất thô sơ ấy lại quyết định những cái nhìn thấy và cho 
ra đời những công cụ và thành tựu hiện đại nhất. Từ đây chúng ta có thể thấy xã hội 
loài người sẽ phát triển vượt bậc như thế nào nếu tư duy có được những công cụ 
hiện đại, năng suất, hiệu quả cao, điều khiển tốt như trong hai lĩnh vực tự nhiên và 
xã hội. 
Cái đắt thì chú ý nhiều >< Cái rẻ chú ý ít 
Một loại máy tính hoạt động rất phí phạm vì chưa dùng hết khả năng của 
chúng, mặc dù có một loạt ưu điểm vượt trội so với máy tính hiện đại nhất hiện 
nay: 
o Không cần lập công ty thiết kế, chế tạo và sản xuất mà vẫn có máy tính để 
dùng. 
o Phổ biến đến mức, ai cũng có và có rất sớm ngay từ khi bắt đầu cuộc đời. 
o Rất nhẹ, khoảng hơn kilôgram và luôn luôn đi theo chủ thành ra không sợ để 
quên đâu đó. 
o Có khả năng tàng hình nên người chủ tha hồ sử dụng máy tính đó một cách 
thoải mái mà không ai biết, kể cả ở những nơi cấm sử dụng máy tính thông 
thường. 
o Luôn được giấu kín ở nơi mà không ai có thể đột nhập để lấy trộm được. 
o Phần cứng lý tưởng đến mức người chủ không phải bận tâm về việc “lên 
đời”. 
o Bảo mật cực tốt, các tin tặc chỉ có nước ngồi khóc. 
o Tự động nạp năng lượng làm việc, không phụ thuộc vào máy phát điện, điện 
lưới, pin, ắc-quy 
o Thời gian hoạt động trung bình 60 – 70 năm mà không phải bảo trì, sửa 
chữa, thay thế. 
o Sử dụng để giải quyết các loại vấn đề mọi nơi, mọi lúc, thường xuyên hơn 
bất kỳ loại máy tính nào khác. 
o Có khả năng phát các ý tưởng sáng tạo mà lĩnh vực trí tuệ nhân tạo không 
biết bao giờ mới có thể bén gót. 
o Chính nó giúp chế tạo ra các loại máy tính khác nói riêng và tất cả các công 
Tư duy trong chuỗi nhu cầu–hành động: tư duy sáng tạo hiện có 
80 
cụ lao động của con người nói chung. 
o Giá máy rẻ không ngờ vì ai cũng được cha, mẹ tặng, không mất tiền mua. 
Bạn đọc đã đoán ra “máy tính vượt trội” vừa nói chính là bộ óc của mỗi người 
bình thường. Thật là lạ khi thấy người ta theo đuổi những máy tính điện tử cùng 
các phần mềm đắt tiền mà chưa chú ý khai thác các ưu việt của loại máy tính cực rẻ 
(bộ óc) này bằng cách viết các “phần mềm” thích hợp cho nó. 
Học tư duy ít,
dùng nhiều
>< Học tự nhiên, xã hội nhiều, 
dùng ít 
Suốt cuộc đời, mỗi người chúng ta dùng suy nghĩ rất nhiều, nếu như không nói 
là hàng ngày. Từ việc trả lời những câu hỏi bình thường như “Hôm nay ăn gì? Mặc 
gì? Làm gì? Mua gì? Xem gì? Đi đâu?” đến làm các bài tập thầy, cô cho khi đi học; 
chọn ngành nghề đào tạo; lo công ăn, việc làm, sức khỏe, thu nhập, hôn nhân, nhà ở; 
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, trong quan hệ xã hội, gia đình, nuôi 
dạy con cái, tất tần tật đều đòi hỏi phải suy nghĩ và chắc rằng ai cũng muốn làm 
sao mình suy nghĩ tốt để ra những quyết định đúng. Mặc dù đâu đó chúng ta nghe 
thấy những lời mang tính khẳng định kiểu, học toán học là học suy nghĩ lôgích, 
chính xác; các môn triết học, khoa học tự nhiên và xã hội giúp hình thành thế giới 
quan, nhân sinh quan là điều rất cần thiết để có tư duy đúng; chơi cờ là hình thức 
rất tốt để luyện tập suy nghĩ; văn học, nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ đem lại 
nhiều tình cảm đẹp, tạo cảm hứng tốt cho các hoạt động trí óc Nhưng rõ ràng, 
chúng ta không được học môn trực tiếp về tư duy để sáng tạo, để giải quyết các vấn 
đề nảy sinh trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Ngay cả khoa học có phần chuyên 
ngành nghiên cứu tư duy là tâm lý học cũng rất ít người được học. 
Trong khi đó, suốt cuộc đời, chúng ta phải học rất nhiều môn trong nhà trường, 
nhiều điều ngoài nhà trường, chủ yếu về hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Nhưng 
xem ra những gì chúng ta được học nhiều lại dùng rất ít trong cuộc sống và công 
việc. Nếu bạn đọc hiện nay đang đi làm, bạn càng có điều kiện để chiêm nghiệm 
điều đó. Chẳng hạn, từ khi bạn đi làm đến nay, ngoài một số kiến thức nghiệp vụ 
thuộc nghề của bạn, bạn đã bao nhiêu lần dùng những kiến thức khi học trong 
trường phổ thông thôi (chưa nói những kiến thức khác sâu hơn) như hằng đẳng 
thức đáng nhớ, giải phương trình bậc nhất, bậc hai, lấy đạo hàm, ba định luật của 
Newton, cân bằng phương trình của các phản ứng hóa học 
Nghịch lý học ít, dùng nhiều và ngược lại học nhiều, dùng ít, đặc biệt trong thời 
đại bùng nổ thông tin, tri thức, đang là vấn đề được nhiều nhà giáo dục trên thế giới 
báo động và dành nhiều nỗ lực để giải quyết. 
Tư duy trong chuỗi nhu cầu–hành động: tư duy sáng tạo hiện có 81
Thông minh >< Ít có kết quả sáng tạo 
Có giai thoại sau liên quan đến tư duy sáng tạo. Montaigne, nhà triết học Pháp 
nói với những người xung quanh: “Thượng đế ban phát cho loài người rất nhiều thứ 
không công bằng. Riêng về trí thông minh thì ai cũng như ai”. Mọi người đề nghị ông 
giải thích. Ông trả lời: “Các bạn để ý mà xem, có người khỏe, có người yếu; có người 
mập, có người gầy; có người cao, có người thấp; có người đẹp, có người không đẹp; 
Nhưng có ai tự nhận mình là ngu đâu và nếu như ai bị người khác mắng là ngu, 
người đó sẽ tức điên lên ấy chứ. Điều này chứng tỏ ai cũng thông minh như ai”. 
Câu nói tưởng là đùa của Montaigne phản ánh một sự thật được hầu hết các 
nhà nghiên cứu công nhận. Đó là, tiềm năng sáng tạo của bộ óc mỗi người bình 
thường (không bị các khuyết tật về não) cực kỳ lớn, đến nỗi, có nhà khoa học nói: 
“Trong mỗi người có một thiên tài ngủ quên”. Có cách nào đánh thức thiên tài trong 
mỗi người tỉnh dậy và hoạt động để kết quả sáng tạo của mỗi người tương xứng với 
tiềm năng thông minh vốn có? Làm sao biến tiềm năng thành hiện thực? 
Nhiều vấn đề >< Ít suy nghĩ 
Mục 2. Tư duy là gì? cho chúng ta biết, cuộc đời của mỗi người là chuỗi các vấn 
đề cần giải quyết, chuỗi các quyết định cần phải ra. Mỗi người cần suy nghĩ để giải 
quyết vấn đề, để ra quyết định. Cuộc đời của mỗi người đều có nhiều vấn đề, nhiều 
lần phải ra quyết định, do vậy cần phải suy nghĩ nhiều. 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng người có suy nghĩ khi gặp vấn đề hoặc 
khi cần ra quyết định không nhiều, số lượng người thực sự suy nghĩ đến nơi đến 
chốn còn ít hơn và số lượng người suy nghĩ một cách có hiệu quả lại còn ít hơn nữa. 
Về điều này, A. Einstein nhận xét: “Suy nghĩ là một việc khó, nên rất ít người chịu 
khó suy nghĩ”. Còn người nhận giải Nobel văn học Bernard Shaw nói về suy nghĩ 
như sau: “Ít người suy nghĩ hơn hai hoặc ba lần trong một năm. Tôi tạo được sự nổi 
tiếng quốc tế là do tôi luôn suy nghĩ một hoặc hai lần trong một tuần”. Đi vào cụ thể, 
ngay cả trường hợp có dùng tư duy, trong ba loại tư duy (xem mục 3. Các nghiên 
cứu về tư duy thì có lẽ tư duy trực quan–hành động được dùng nhiều nhất, rồi đến 
tư duy trực quan–hình ảnh và sau cùng là tư duy từ ngữ–lôgích. Tư duy từ ngữ–
lôgích, nếu dùng thì chủ yếu là ngôn ngữ tự nhiên và lôgích tự nhiên. 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người ta ít suy nghĩ: 
1) Suy nghĩ, mà thực tế lại là suy nghĩ bằng phương pháp phổ biến thử và sai, 
tốn nhiều sức lực, trí lực, thời gian. Do vậy, nhiều người ngại, lười, trốn suy nghĩ, 
thậm chí, cam chịu, chấp nhận những hậu quả không mong muốn do vấn đề chưa 
Tư duy trong chuỗi nhu cầu–hành động: tư duy sáng tạo hiện có 
82 
được giải quyết mang lại. Nói cách khác, đành “sống” chung với vấn đề. Ví dụ, sống 
chung với ô nhiễm, kẹt xe. 
2) Môi trường có những điều kiện giúp người có các vấn đề tránh suy nghĩ giải 
quyết chúng. Ví dụ, các vấn đề có thể báo cáo lên cấp trên. Cấp trên sẽ suy nghĩ, giải 
quyết, mình chỉ là thiên lôi chỉ đâu đánh đấy theo quyết định của cấp trên. 
Các vấn đề có thể giao cho cấp dưới suy nghĩ rồi họ kiến nghị các giải pháp, các 
dự thảo quyết định. 
Các vấn đề có thể chuyển giao cho những người khác giải quyết bằng cách mua, 
thuê các thành phẩm, dịch vụ có sẵn hoặc đặt hàng giải quyết theo các yêu cầu của 
chủ sở hữu vấn đề. Tất nhiên, chủ sở hữu vấn đề phải có đủ tiền để làm điều đó. 
Nhân đây, người viết dẫn ra câu nói cửa miệng của E.Rutherford (giải Nobel vật lý) 
nhắc nhở các đồng nghiệp và học trò mình: “Chúng ta không có tiền, chúng ta phải 
suy nghĩ” (We’ve got no money, so we have to think). 
3) Người có vấn đề có thể chuyển sang các môi trường khác, ở đó không có vấn 
đề mình gặp. Ví dụ, chuyển công tác, chuyển nhà, chuyển nghề, li dị, cắt đứt các 
quan hệ xấu. 
4) Người viết cho rằng nguyên nhân cơ bản nhất của việc ít hoặc không suy 
nghĩ là do giáo dục nói riêng, nhân loại nói chung không thực sự chú ý đến tư duy: 
cho đến hiện nay, trong các nhà trường trên khắp thế giới, hầu như không thấy dạy 
và học suy nghĩ như một môn riêng. Nhiều nơi khuyến khích học thuộc lòng không 
cần suy nghĩ. Có những nơi, giới lãnh đạo cần những người cuồng tín hoặc nô lệ, là 
những người có suy nghĩ mà không dùng. 
Để khắc phục các nghịch lý nói trên, những người có trách nhiệm đối với sự 
phát triển của nhân loại và cá nhân cần thực hiện những ý kiến của các nhà khoa 
học để thực sự chú ý đến tư duy. Ví dụ: 
 Maxwell: “Đề tài nghiên cứu chân chính dành cho nhân loại chính là con 
người”. 
 T. Edison: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của nền văn minh là dạy con người biết 
suy nghĩ”. 
 M. Planck: “Chức năng của trường học không phải là cung cấp các kinh 
nghiệm chuyên môn mà là bồi dưỡng, luyện tập tư duy có phương pháp một cách 

File đính kèm:

  • pdfsuy_nghi_ve_tu_duy_phan_1.pdf