Tác động của công nghệ số tới hoạt động của khu vực tài chính

Thế giới đang chuyển mình sang một giai đoạn mới- cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ 4 (4.0) với đặc điểm là công nghệ kỹ thuật số, công nghệ vật

lý và công nghệ sinh học. Từng lĩnh vực của nền kinh tế đều chịu tác động

theo những thay đổi do công nghệ ứng dụng phát triển trên quy mô toàn thế

giới và thời gian được đo lường bởi từng giây, từng phút. Bài viết tập trung

vào hai vấn đề: (i) Công nghệ kỹ thuật số; (ii) Tác động của công nghệ kỹ

thuật số tới hoạt động của khu vực tài chính.

pdf 10 trang yennguyen 8840
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của công nghệ số tới hoạt động của khu vực tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của công nghệ số tới hoạt động của khu vực tài chính

Tác động của công nghệ số tới hoạt động của khu vực tài chính
51
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 208- Tháng 9. 2019
Tác động của công nghệ số tới hoạt động 
của khu vực tài chính
Đinh Thị Thanh Long
Khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 08/05/2019 Ngày nhận bản sửa: 20/07/2019 Ngày duyệt đăng: 27/08/2019
Thế giới đang chuyển mình sang một giai đoạn mới- cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ 4 (4.0) với đặc điểm là công nghệ kỹ thuật số, công nghệ vật 
lý và công nghệ sinh học. Từng lĩnh vực của nền kinh tế đều chịu tác động 
theo những thay đổi do công nghệ ứng dụng phát triển trên quy mô toàn thế 
giới và thời gian được đo lường bởi từng giây, từng phút. Bài viết tập trung 
vào hai vấn đề: (i) Công nghệ kỹ thuật số; (ii) Tác động của công nghệ kỹ 
thuật số tới hoạt động của khu vực tài chính.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; công nghệ kỹ thuật số; khu vực tài 
chính; dịch vụ tài chính.
The impacts of digital technology on financial sector transactions 
Abstract: The World is on a paradigm shift into a new phase of development- the Fourth Industrial Revolution, 
characterized by digital technology, physical technology, and biological technology. There have been achieved 
unprecedented changes drived by technologies respectively in economic own fields every second or minute. 
This paper will forcus on: (i) Digital techonology; and (ii) analyze how digitalization delivery its tasks on financial 
sector.
Keywords: fourth industrial revolution, digital technology/ digitalization, financial sector; financial service.
Long Thi Thanh Dinh, MEc.
Email: longdtt@hvnh.edu.vn
Fuculty of Internation Business, Banking Academy of Vietnam
1. Công nghệ kỹ thuật số
Cho tới nay, lịch sử nhân loại đang chuyển 
mình theo yêu cầu của cuộc cách mạng 
khoa học công nghiệp lần thứ tư (CMCN 
4.0). CMCN 4.0 khác với các cuộc CMCN 
trước đó bởi đặc tính ứng dụng rộng rãi 
của các thiết bị thông minh hóa sản xuất 
(smart) tạo thành một hệ thống có thể lưu 
trữ thông tin và giao dịch độc lập với nhau 
(Cyber Physical system) trong môi trường 
sản xuất. CMCN 4.0 được tiến hành dựa 
trên nền tảng cốt lõi hội nhập sâu hơn về 
trí tuệ nhân tạo và hệ thống mạng lưới. 
Công nghệ kỹ thuật số, công nghệ vật lý 
và công nghệ sinh học là ba trụ cột quan 
trọng của CMCN 4.0. Ba loại công nghệ 
Tác động của công nghệ số tới hoạt động của khu vực tài chính
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201952
này sẽ dẫn dắt cuộc CMCN 4.0 với những 
ứng dụng mạnh mẽ trong từng lĩnh vực 
của nền kinh tế (Bảng 1) và sự tích hợp 
giữa các loại công nghệ với nhau.
Nếu như CMCN 3.0 tập trung vào các lĩnh 
vực phần cứng thì CMCN 4.0 có đặc điểm 
bắt nguồn từ các ứng dụng phần mềm của 
công nghệ kỹ thuật số, công nghệ vật lý và 
công nghệ sinh học.
Công nghệ kỹ thuật số được coi là lực đẩy 
quan trọng của CMCN 4.0. Công nghệ số 
cho phép tất cả các các mạng lưới tích hợp 
với nhau thông qua dòng thông tin xuyên 
suốt chuỗi giá trị. 
Ý tưởng đầu tiên của Internets kết nối 
vạn vật là làm thế nào để mọi giao dịch 
hiện hữu xung quanh chúng ta có thể giao 
tiếp với nhau để đạt được những mục tiêu 
chung. Internet kết nối vạn vật sẽ tích hợp 
sự nhận diện đa hình thức thông qua cảm 
ứng của các mạng không dây và có dây 
cho phép truyền dữ liệu, phân phối cảm 
ứng thông minh từ các trạm thông minh. 
Internet kết nối vạn vật có khả năng nhận 
diện, định vị, lần theo dấu vết và quản lý 
đối tượng. Những ứng dụng của Internet 
kết nối vạn vật ngày càng đóng vai trò 
quan trọng trong các ứng dụng đời sống 
như ngôi nhà thông minh, dịch vụ logistic, 
bảo vệ môi trường, dịch vụ an ninh công 
cộng, kiểm soát thông minh thiết bị báo 
cháy, hệ thống kiểm soát trong dây chuyền 
công nghiệp, và các lĩnh vực khác như đo 
lường, kiểm soát sức khỏe con người. 
Các phát kiến về đường truyền, tốc độ, 
tăng dung lượng lưu trữ và trí tuệ nhân tạo 
đã cho phép các thiết bị này suy nghĩ và 
hành xử (như hoạt động học tập, suy đoán, 
tư duy và lên kế hoạch) giống như con 
người. Trí tuệ nhân tạo đã giúp cho máy 
tính đạt tới những ứng dụng cao hơn tương 
tự như những hành động của con người. 
Bằng cách sử dụng các thuật toán, máy 
tính có thể nhận diện các dữ liệu hiện có, 
lặp lại các quyết định trước khi tìm ra các 
dữ liệu mới. Ngày nay, phân tích dữ liệu 
có thể được sử dụng rộng rãi trong phân 
tích tình cảm trong văn bản, nhận diện 
sinh trắc con người, phân tích thị trường 
chứng khoán và nhận dạng qua hình ảnh 
Dữ liệu lớn và điện toán đám mây là ứng 
dụng thứ ba của công nghệ số. Lý thuyết 4V 
(Li Grouping, 2017) là một khái niệm điển 
hình cho dữ liệu lớn. Dữ liệu lớn có thể được 
thu thập từ nhiều nguồn và nhiều chủng loại, 
chứa dung lượng lớn, tốc độ truyền cao và 
xử lý ngay lập tức. Để xử lý dữ liệu lớn đòi 
hỏi các thiết bị phần cứng với dung lượng 
khổng lồ thì điện toán đám mây ra đời đã 
Bảng 1. Các loại công nghệ và ứng dụng trong CMCN 4.0
Công nghệ Lĩnh vực áp dụng
Công nghệ số - Kết nối Internet vạn vật (The Internet of things)
- Trí tuệ nhân tạo và phương pháp phân tích dữ liệu (Artificial intelligence 
and machine learning)
- Dữ liệu lớn và điện toán đám mây (Big data and cloud computing)
Công nghệ vật lý - Xe không người lái (Autonomous cars)
- Công nghệ in 3D
Công nghệ sinh 
học
- Công nghệ gien (Genetic Engineering)
- Công nghệ thần kinh (Neurotechnology)
Nguồn: Li Guoping et all, 2017
ĐINH THỊ THANH LONG
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 53
khắc phục được điểm yếu này. 
Ngoài các lĩnh vực kể trên, phải kể tới các 
sáng kiến liên quan tới giao diện. Trên 
quy mô toàn cầu, giao diện giúp xây dựng 
nền kinh tế hoạt động đáp ứng theo nhu 
cầu (ví dụ như nền kinh tế chia sẻ). Giao 
diện đã ngay lập lức làm giảm chi phí giao 
dịch khi cá nhân và tổ chức chia sẻ quyền 
sử dụng một tài sản hoặc cung cấp chung 
dịch vụ. Các giao diện tạo ra các cách 
thức mới tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, 
chỉ cần có điện thoại thông minh. Cũng có 
nhiều thay đổi xảy ra với các nhà cung cấp 
hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ, Uber, công 
ty vận chuyển lớn nhất thế giới không 
sở hữu một phương tiện nào; Facebook, 
chủ sở hữu trang báo lớn nhất thế giới 
không cung cấp một nội dung cụ thể nào; 
Alibaba, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, 
không hề có kho hàng. Các giao diện cũng 
cho phép cung cấp hàng loạt dịch vụ mới 
từ giặt là cho tới mua sắm, từ nhà cung 
cấp dịch vụ tại nhà hay giao hàng đường 
dài. Giao diện sẽ hoạt động như nhà môi 
giới thông tin khớp lệnh đặt mua từ phía 
người tiêu dùng và lệnh đặt bán từ phía 
nhà cung cấp với chi phí rẻ nhất, người 
tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn và cho 
phép các bên tương tác, đưa ra đánh giá về 
sản phẩm. 
2. Tác động của công nghệ số tới hoạt 
động của khu vực tài chính
Thời đại công nghệ số đang dần dần thay 
đổi cấu trúc và hoạt động của khu vực tài 
chính, từ sự thay đổi chức năng của khu 
vực tài chính, công nghệ mới ứng dụng 
trong khu vực tài chính, sự ra đời của các 
định chế tài chính điện tử, sự ra đời của 
các sản phẩm tài chính điện tử, sự tương 
tác giữa các chủ thể trong khu vực tài 
chính. 
2.1. Các thuật ngữ mới trong lĩnh vực tài 
chính
Một số thuật ngữ mới đã xuất hiện và ngay 
lập tức được chấp nhận rộng rãi trong các 
hoạt động đang diễn ra hàng ngày của khu 
vực tài chính. Để hiểu rõ hơn những thay 
đổi trong hoạt động của khu vực tài chính, 
bài viết sẽ đề cập tới các thuật ngữ này.
- Tài chính số (Digital Finance): Tài chính 
số mô tả quá trình số hóa trong khu vực 
tài chính nói chung và là nền tảng cho sự 
ra đời của các sản phẩm tài chính điện tử 
như thẻ tín dụng (credit), thẻ chip, trao đổi 
dữ liệu điện tử (electronic trading system), 
dịch vụ ngân hàng tại nhà (home banking), 
các dịch vụ giao dịch tại nhà khác (home 
trading services), máy rút tiền tự động 
(automated teller machines) Hơn nữa, 
tài chính số còn giúp người sử dụng tiếp 
cận dịch vụ ngân hàng ở những vùng chưa 
có sự hiện diện thương mại của các định 
chế tài chính với sự hỗ trợ của điện thoại 
và các ứng dụng thông minh khác. Ở một 
số nước, người ta còn sử dụng dịch vụ 
thanh toán trước kèm theo dịch vụ Internet 
(Rizzo, 2014).
- Công nghệ tài chính (Fintech): Thuật 
ngữ Fin Tech, Fin- tech, Fintech cho dù 
được viết khác nhau nhưng đều là từ ghép 
của hai từ “Tài chính/Financial”và “Công 
nghệ/Technology”, mô tả mối quan hệ 
giữa việc sử dụng các công nghệ ứng dụng 
Internet (như điện toán đám mây, điện 
thoại kết nối Internet) với các dịch vụ 
tài chính (như hoạt động cho vay và các 
dịch vụ thanh toán khác). Thông thường 
Fintech sẽ liên quan tới các sáng kiến hoặc 
khó khăn trong quá trình xử lý giao dịch 
tài chính thông qua mạng Internet. Fintech 
giúp các công ty có mô hình giao dịch 
linh hoạt hơn, an toàn hơn, hiệu quả hơn, 
Tác động của công nghệ số tới hoạt động của khu vực tài chính
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201954
có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ và nhà 
cung cấp hơn chứ không phải tập trung 
vào việc thiết kế ra các sản phẩm tài chính 
(Lee, 2015a). 
- E- finance (tài chính điện tử): Có nhiều 
định nghĩa về tài chính điện tử do các nhà 
kinh tế- tài chính tiếp cận khác nhau đối 
với thuật ngữ “electronic”; còn thuật ngữ 
“finance” thì đều được hiểu chung là các 
sản phẩm, dịch vụ và/ hoặc định chế tài 
chính trong khu vực tài chính. Thuật ngữ 
“electronic”, hiểu theo nghĩa rộng là hoạt 
động giao tiếp và xử lý thông tin điện tử 
(Allen và các cộng sự, 2002). Còn Zask 
(2001) lại nhấn mạnh vai trò của Internet 
như là công nghệ điện tử, làm nền móng 
cho tài chính điện tử. Nhưng cũng cần 
phải lưu ý, nếu e- Finance được tiếp cận 
trong mối tương quan với Internet thì 
người ta sẽ tập trung tiêu chuẩn hóa các 
sản phẩm tài chính. Còn ngược lại, người 
ta sẽ tập trung vào năng lực cạnh tranh và 
sự hợp tác giữa các định chế tài chính khi 
nhìn nhận từ giác độ các định chế. 
Do thuật ngữ “Digital Finance” và “e- 
Finance” thường xuyên được sử dụng 
trong đời sống hàng ngày nên nó có thể 
được hiểu với nghĩa tương tự như nhau. Về 
cơ bản, “Digital Finance”, “Fin tech” và 
“e- Finance” đều mô tả quá trình vận động 
trong khu vực tài chính thông qua việc sử 
dụng công nghệ thông tin và giao dịch. 
2.2. Tác động của công nghệ số tới hoạt 
động của khu vực tài chính
Tác động của CMCN 4.0 nói chung và 
công nghệ kỹ thuật số nói riêng tới hoạt 
động của khu vực tài chính được nhìn 
nhận là sự tác động trong một tổng thể 
gọi là “Không gian tài chính số/Digital 
Finance Cube” (Hình 1). Đây được hiểu 
như là một tổ hợp không gian ba chiều: 
(i) chức năng của Digital Finance; (ii) các 
Hình 1. Không gian tài chính số
Nguồn: Gomber, 2017
ĐINH THỊ THANH LONG
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 55
công nghệ có liên quan; (iii) các định chế 
tài chính cung cấp giải pháp tài chính. 
2.2.1. Tác động của công nghệ số tới các 
chức năng của khu vực tài chính
Quá trình số hóa khu vực tài chính sẽ ảnh 
hưởng tới các chức năng kinh doanh, với 
sự tương tác giữa trung gian tài chính và 
khách hàng (Business to Customer- B2C) 
và giữa các định chế tài chính với nhau 
(Business to Business- B2B) với sự ra đời 
của các dịch vụ tài chính mới như hoạt 
động tài trợ số, đầu tư số, tiền kỹ thuật số, 
thanh toán điện tử, bảo hiểm kỹ thuật số 
và dịch vụ đánh giá tài chính số.
 ○ Hoạt động tài trợ số (Digital Financing)
Thuật ngữ “Digital Financing” (tạm dịch 
là giao dịch tài trợ số) là khác biệt với 
thuật ngữ “Digital Finance” (tài chính 
số). Theo truyền thống, ngân hàng sẽ là 
nhà cung cấp nguồn vốn tài trợ cho cá 
nhân và doanh nghiệp. Các nguồn tài trợ 
khác có thể có từ hoạt động liên doanh, 
các chương trình tài trợ của Chính phủ 
cho các công ty hoặc các hoạt động khởi 
nghiệp (Klohn và Hornuf, 2012). Digital 
Financing cho phép các cá nhân, doanh 
nghiệp và hoạt động khởi nghiệp tiếp cận 
nguồn vốn hiện có sẵn trên thị trường 
hoàn toàn độc lập so với các phương thức 
truyền thống bằng cách sử dụng Internet. 
Các giao diện vốn hóa dịch vụ Digital 
Financing được chào mời ở hoạt động bao 
thanh toán (Factoring), chiết khấu hóa đơn 
(Invoicing), cho thuê (Leasing) và hoạt 
động tài trợ sáng kiến (Crowdfunding)1.
Điểm nhấn của hoạt động tài trợ số là hai 
loại hình chiết khấu hóa đơn và tài trợ 
1 Crowdfunding là một giao diện, một website được tạo ra 
cho các chiến dịch quyên góp tiền để hỗ trợ các sáng kiến
sáng kiến. Ngày càng nhiều công ty sử 
dụng hóa đơn điện tử để trao đổi dữ liệu 
nhanh hơn do quá trình xử lý hóa đơn tự 
động, do đó rút ngắn thời gian thanh toán 
hóa đơn. Một ưu việt nữa là người bán có 
thể được tài trợ bằng hóa đơn điện tử. Ví 
dụ, từ năm 2011, MarketInvoice, một công 
ty mới khởi nghiệp tại Anh, điều hành 
chợ giao dịch điện tử, hỗ trợ các công ty 
nhỏ bán các hóa đơn chưa thanh toán cho 
nhà đầu tư với giá chiết khấu. Người bán 
có thể thu tiền sớm hơn và người mua thu 
được chênh lệch giữa giá bán và trị giá 
hóa đơn. 
Crowdfunding là một giao diện, một 
website được tạo ra cho các chiến dịch 
quyên góp tiền để hỗ trợ các sáng kiến. 
Đây là nguồn tài trợ (funding) từ phía 
đám đông (crowd). Nguồn tài trợ có thể là 
nguồn quyên góp (donation), nguồn tiền 
đầu tư để đổi lấy sản phẩm trong tương lai, 
hay đơn giản chỉ là giải thưởng (reward). 
Nguồn tiền hỗ trợ sáng kiến được kêu gọi 
qua mạng Internet và mang lại lợi ích cho 
cả người khởi tạo sáng kiến và người sẵn 
sàng chi tiền đầu tư. Nhà đầu tư có thể chỉ 
phải chi một khoản tiền nhỏ cho sáng kiến, 
nhưng với sự tham gia của đám đông sẽ 
tạo thành khoản tiền lớn. Do vậy giúp nhà 
đầu tư san sẻ bớt rủi ro nếu như sáng kiến 
đó không thành công. 
 ○ Hoạt động đầu tư số (Digital Invest-
ment)
Hoạt động đầu tư số hỗ trợ cá nhân và 
doanh nghiệp ra quyết định và thực hiện 
giao dịch đầu tư thông qua cách sử dụng 
thiết bị và công nghệ tương ứng. Hoạt 
động đầu tư số có thể là giao dịch qua 
mạng điện thoại (Mobile trading), giao 
dịch qua mạng xã hội (Social trading) 
và môi giới trực tuyến (Online brokers). 
Tác động của công nghệ số tới hoạt động của khu vực tài chính
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201956
Chúng ta cũng đã khá quen thuộc với việc 
giao dịch qua mạng điện thoại (Mobile 
trading) để thực hiện lệnh đặt mua và đặt 
bán chứng khoán hoặc các giao dịch thanh 
toán khác. Giao dịch qua mạng xã hội 
cho phép nhà đầu tư kinh doanh chứng 
khoán trên các giao diện mạng xã hội và 
chiến lược đầu tư được kết nối Internet. 
Ngoài các sản phẩm truyền thống ở các 
sở giao dịch, giao diện mạng xã hội cũng 
mời chào sản phẩm giao dịch qua quầy 
như ngoại hối và các loại hàng hóa khác 
(Doering và các cộng sự, 2015). Sự phát 
triển của giao dịch trên mạng xã hội hứa 
hẹn kênh giao dịch thay thế ngân hàng và 
các nhà tư vấn đầu tư- vốn đã chịu thách 
thức về lòng tin sau cuộc khủng hoảng 
kinh tế năm 2008. Ngày càng nhiều nhà 
đầu tư cá nhân tìm kiếm thông tin về đối 
tượng đầu tư và càng nhiều công ty truyền 
thông hay cung ... ng vai trò như nhà môi 
giới truyền thống nhưng có thể hoạt động 
không kể thời gian và địa điểm với số 
lượng nhân viên điều hành ít đi, chi phí 
giao dịch cũng giảm. Các nhà đầu tư cá 
nhân cũng có cơ hội tiếp cận các công cụ 
và thông tin phân tích thị trường cho đến 
các phần mềm giao dịch chuyên dụng. 
 ○ Tiền kỹ thuật số (Digital Money)
Trong thế giới truyền thống, khi nói tới 
tiền ta thường hình dung dưới dạng giấy, 
xu và thẻ tín dụng do cơ quan quản lý 
tiền tệ của một quốc gia ban hành và kiểm 
soát tương ứng với nhu cầu của nền kinh 
tế. Ngày nay, các hình thái khác của tiền 
tệ (tiền kỹ thuật số- Digital money) ra đời 
và có tên gọi khác như tiền ảo (virtual 
currency), tiền điện tử (e- currency), tiền 
mã hóa (cyptocurrency). Tiền kỹ thuật số 
cũng thực hiện ba chức năng tương tự như 
tiền tệ và tồn tại ở dạng tiền số (digital). 
Ví dụ điển hình nhất của tiền kỹ thuật số 
là Bitcoin. Theo NHTW Châu Âu, “tiền 
ảo là tiền kỹ thuật số nhưng không do cơ 
quan quản lý tiền tệ kiểm soát, mà tiền ảo 
được phân phối và kiểm soát bởi người 
sáng lập ra nó”. Cũng cần phải phân biệt 
giữa tiền điện tử và thanh toán điện tử 
(Digital Payments). Thanh toán điện tử là 
hoạt động thanh toán điện tử sử dụng tiền 
theo nghĩa truyền thống, tức là tiền được 
kiểm soát bởi NHTW các nước. 
 ○ Hoạt động thanh toán điện tử (Digital 
Payments)
Thanh toán điện tử được Hartmann (2006) 
định nghĩa là “mọi hoạt động thanh toán 
được khởi tạo, xử lý và thu chi qua giao 
dịch điện tử”. Dịch vụ ngân hàng online là 
loại hình thanh toán điện tử, xử lý các giao 
dịch qua tài khoản giữa khách hàng và nhà 
cung cấp hàng hóa, dịch vụ. 
Dịch vụ thanh toán qua điện thoại cũng 
được coi là một bộ phận của thanh toán 
điện tử. Ngoài ra còn có các dịch vụ thanh 
toán ngang hàng (Peer-to-peer payments), 
thanh toán giữa cá nhân với cá nhân 
(person-to-person payments), private-to-
private, hay P2P payment giữa các cá nhân 
với nhau. Đại diện cho loại hình thanh 
toán này là Paypal dùng để thực hiện và 
thanh toán trên trang mua sắm eBay.
Trong loại hình thanh toán điện tử phải kể 
ĐINH THỊ THANH LONG
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 57
đến ví điện tử (e- wallet), một công cụ lưu 
trữ điện tử thực hiện chức năng như một 
chiếc ví bình thường như lưu trữ thông 
tin cá nhân (chứng minh thư, bằng lái 
xe..); thực hiện thanh toán bằng tiền mặt 
hoặc thẻ tín dụng; và lưu trữ bằng chứng 
mua hàng ưu đãi như phiếu quà tặng 
(vouchers), vé ô tô buýt Ví điện tử chỉ 
đòi hỏi được kết nối với điện thoại thông 
minh để thực hiện chức năng của một 
chiếc ví thông thường. 
 ○ Giao dịch bảo hiểm điện tử (Digital 
Insurance)
Arumugam and Cusick (2008) đã đề cập 
tới loại hình bảo hiểm điện tử. Nó được 
diễn ra dưới dạng các thành viên trong gia 
đình, bạn bè, những người thân, thậm chí 
là những người được kết nối thông qua 
giao diện bảo hiểm điện tử. Những người 
tham gia sẽ thỏa thuận đóng góp một số 
tiền thành một quỹ và sau đó thỏa thuận 
chia quỹ thành 2 phần. Một phần được duy 
trì như là một khoản tiền bảo hiểm cho các 
thành viên tham gia. Một phần sẽ là phần 
mua bảo hiểm tại công ty bảo hiểm. Trong 
những tình huống nghiêm trọng thì người 
tham gia bảo hiểm sẽ được nhận tiền bồi 
thường từ công ty bảo hiểm. Ngược lại, 
khoản tiền bảo hiểm duy trì trên tài khoản 
của các thành viên vẫn tiếp tục duy trì cho 
năm sau mà không phải đóng góp. Loại 
hình bảo hiểm điện tử sẽ giúp loại trừ hiện 
tượng thông tin bất cân xứng do người 
mua bảo hiểm cung cấp. Đồng thời người 
mua bảo hiểm vẫn giữ được tiền nếu như 
không có sự kiện gì xảy ra. Và công ty bảo 
hiểm cũng không phải mất chi phí quản lý 
cho khoản phí bảo hiểm tương đối nhỏ. 
 ○ Dịch vụ đánh giá tài chính số (Digital 
Financial Advice)
Rất nhiều nhà cung cấp mở website riêng 
để quảng cáo cho sản phẩm dịch vụ của 
mình và cho phép người sử dụng đánh 
giá, chấm điểm, xếp hạng, bình luận về 
sản phẩm của nhà cung cấp cũng như so 
sánh với các sản phẩm tương tự của các 
nhà cung cấp khác. Đây thực sự là kênh 
tư vấn tốt cho khách hàng tiềm năng. Bởi 
vì khách hàng khó có khả năng đánh giá 
chất lượng sản phẩm của một công ty cho 
đến khi phải sử dụng hết tất cả sản phẩm 
tương tự của các nhà sản xuất khác. Điều 
này mất nhiều thời gian và chi phí. Do đó, 
trước khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mới, 
khách hàng thường tham khảo những đánh 
giá của những người sử dụng trước đó làm 
căn cứ lựa chọn sản phẩm. 
Trong hoạt động đầu tư thì lại có các 
website riêng như cộng đồng kinh doanh, 
cộng đồng chứng khoán, cộng đồng đầu 
tư với nỗ lực chia sẻ thông tin về doanh 
nghiệp, chứng khoán, hàng hóa mình đang 
và sẽ quan tâm. 
2.2.2. Tác động tới công nghệ tài chính kỹ 
thuật số
Công nghệ tài chính kỹ thuật số cho phép 
khu vực tài chính thay đổi các chức năng 
theo hướng số hóa. Chúng ta có thể kể đến 
công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một 
cách an toàn dựa vào hệ thống mã hoá vô 
cùng phức tạp (blockchain), mạng xã hội 
(social network), công nghệ giao tiếp tầm 
ngắn (near field communication- NFC), 
phân tích dữ liệu lớn và công nghệ bảo 
mật.
Blockchain là một công nghệ cho phép 
truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa 
vào hệ thống mã hoá vô cùng phức 
tạp, tương tự cuốn sổ cái kế toán của một 
công ty, dùng để giám sát dòng tiền. Có 
Tác động của công nghệ số tới hoạt động của khu vực tài chính
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201958
thể hiểu Blockchain là một cuốn sổ cái kế 
toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số. 
Hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp ban 
đầu (Blockchain 1.0) dùng cho các giao 
dịch tiền kỹ thuật số như chuyển đổi tiền 
tệ, chuyển kiều hối và tạo lập hệ thống 
thanh toán kỹ thuật số. Thế hệ blockchain 
2.0 được ứng dụng vào hoạt động của thị 
trường tài chính- tiền tệ như ký kết hợp 
đồng (contracting), kêu gọi dòng tiền đầu 
tư cho sáng kiến (crowdfunding) và ví 
điện tử (e- wallet). Blockchain 3.0 liên 
quan tới thiết kế và giám sát, vượt ra khỏi 
hoạt động tài chính, đi vào các hoạt động 
như y tế, giáo dục, văn hóa và nghệ thuật 
(Swan, 2015).
Mạng xã hội cho phép con người cung 
cấp thông tin cá nhân, bày tỏ ý kiến, kinh 
nghiệm hoặc đề xuất thảo luận về một chủ 
đề cụ thể.
Công nghệ giao tiếp tầm ngắn (NFC) 
được hỗ trợ bởi mạng không dây tầm 
ngắn kết nối với nhau, dựa trên nguyên 
lý nhận dạng sóng radio. Trong phạm vi 
ngắn, khi hai thiết bị trên điện thoại được 
nhận dạng, hoạt động thanh toán diễn 
ra và tiền được chuyển từ tài khoản của 
người tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ sang 
tài khoản của nhà cung cấp. Hiện diễn 
đàn NFC có 140 thành viên trong đó bao 
gồm rất nhiều thương hiệu lớn như LG, 
Nokia, HTC, Motorola, RIM, Samsung, 
Sony Ericsson, Google, Microsoft, PayPal, 
Visa, Mastercard, American Express, 
Intel, Qualcomm... Hoạt động thanh toán 
bằng điện thoại di động đã được ứng dụng 
khoảng 10 năm ở Nhật Bản. 
Hệ thống thanh toán ngang hàng (Peer to 
peer system) cho phép bất kỳ một chủ thể 
nào trong hệ thống sử dụng dịch vụ mạng 
mà không bị hiện tượng quá tải hoặc tắc 
nghẽn mạng. Còn các công cụ phân tích 
dữ liệu lớn sẽ thực hiện phân tích dữ liệu 
dựa trên các mô hình, thực hiện truyền tải 
dữ liệu và tính toán. Ngoài ra còn hàng 
loạt các thiết bị điện thoại kết nối Internet, 
trí tuệ nhân tạo, công nghệ bảo mật 
cũng sẽ hỗ trợ quá trình số hóa. 
2.2.3. Tác động tới các định chế tài chính
Đối tượng chịu ảnh hưởng thứ ba trong 
mô hình là các định chế tài chính. Quá 
trình số hóa cho ra đời các công ty 
Fintech, và cũng đòi hỏi bản thân các 
định chế tài chính phải áp dụng công 
nghệ tài chính vào hoạt động của chính 
mình. Công ty Fintech ban đầu chỉ là công 
ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, 
nhưng dần dần chuyển sang lĩnh vực tài 
chính và coi đó như là một thị trường mục 
tiêu. Căn cứ vào quy định cụ thể mà các 
nước có coi Fintech như là định chế tài 
chính hay không. Bởi theo nghĩa truyền 
thống, định chế tài chính là công ty quản 
lý tài sản, ngân hàng, công ty bảo hiểm 
và nhà môi giới. Các chủ thể này nếu tiến 
hành số hóa hoạt động tài chính thì vẫn 
được xếp vào định chế tài chính. Do đó 
một số nước đều liệt kê trong luật các loại 
hình định chế tài chính, trong đó có hoặc 
không có công ty Fintech. Quan điểm ủng 
hộ thì cho rằng công ty Fintech có lợi hơn 
các định chế tài chính truyền thống ở các 
điểm mạnh là tính linh hoạt, tính hiệu quả, 
tính bảo mật và tạo cơ hội cho khách hàng 
so sánh dịch vụ tài chính sử dụng do các 
công ty Fintech và các định chế tài chính 
truyền thống cung cấp. Nhưng quan điểm 
phản đối thì cần giám sát chặt chẽ hoạt 
động của các công ty và quá trình tạo tiền 
số, nhất là sau sự kiện Bitcoin thay đổi giá 
trị bất thường trong giai đoạn hiện nay.
3. Kết luận và một số khuyến nghị cho 
Việt Nam
ĐINH THỊ THANH LONG
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 59
Sự vận động luôn diễn ra trong nền kinh tế 
nói chung và khu vực tài chính nói riêng. 
Công nghệ số đã làm thay đổi hoạt động 
của khu vực tài chính từ chức năng, công 
nghệ tài chính, định chế tài chính. Không 
thể phủ nhận những sáng tạo do công nghệ 
mang lại cho công chúng trong lĩnh vực 
tài chính. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát ảnh 
hưởng của công nghệ kỹ thuật số tới hoạt 
động tài chính và sự ra đời của các định 
chế tài chính mới cũng như việc quản lý 
tiền kỹ thuật số đã đặt ra nhiều thách thức 
cho cơ quan quản lý tiền tệ và các nhà 
nghiên cứu. 
Thứ nhất, sự ra đời của tiền kỹ thuật số sẽ 
ảnh hưởng tới chức năng quản lý tiền tệ 
của NHTW. Tiền kỹ thuật số được chấp 
nhận rộng rãi trong lưu thông và trong 
hoạt động ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới 
cơ chế nhận tiền tiết kiệm và tiếp cận tín 
dụng của ngân hàng. 
Thứ hai, hoạt động thanh toán điện tử 
không qua ngân hàng sẽ trở thành đối thủ 
đáng gờm với dịch vụ thanh toán bù trừ 
liên ngân hàng với cơ sở hạ tầng được xây 
dựng hàng trăm năm. Vai trò truyền thống 
của các định chế tài chính cung cấp dịch 
vụ bán lẻ giờ đây cũng phải chuyển đổi 
thành hệ thống thanh toán có giá trị cao. 
Và cũng khó khăn với NHTW theo dõi, 
quản lý, giám sát dòng tiền khi thanh toán 
cổ phiếu, trái phiếu, công cụ tài chính phái 
sinh và các giấy tờ có giá bằng các mạng 
xã hội. 
Thứ ba, NHTW sẽ phải tiếp tục quản lý 
dòng tiền và sự phát triển của tiền kỹ thuật 
số cũng như ảnh hưởng của tiền kỹ thuật 
số tới sự ổn định của khu vực tài chính 
dưới hai giác độ. Một là triển vọng phát 
triển tiền kỹ thuật số và rủi ro đi kèm với 
tiền kỹ thuật số khi nền kinh tế sử dụng, 
giao dịch. Và NHTW cũng nhìn nhận việc 
Tài liệu tham khảo
1. Ayondo markets Ltd (2016) Social trading: innovative network trading. https://www.ayondo.com/en/ial-trading/. 
Accessed 8 Feb 2016
2. Allen F, McAndrews J, Strahan P (2002) E-Finance: an introduction. J Financ Serv Res 22(1):5–27.
3. Arumugam M, Cusick K (2008) General insurance 2020: insurance for the individual.
4. Banks E (2001) e-Finance: the electronic revolution, 1st edn. Wiley, Chichester.
5. Doering P, Neumann S, Paul S (2015) A primer on social trading networks, institutional aspects and empirical 
evidence. Working paper 5th May, 2015.
6. Gomber P, Arndt B, Lutat M, Uhle T (2011) High-frequency trading. SSRN J.
7. Hartmann ME (2006) E-Payments Evolution. In: Lammer T (ed) Handbuch E-Money, E-Payment & M-Payment. 
Physica-Verlag, Heidelberg
8. Hemmadi M (2015) FinTech is both friend and FOE. Can Bus 88(6):10–11.
9. Koch J, Siering M (2015) Crowdfunding success factors: the characteristics of successfully funded projects on 
crowdfunding platforms. In: Proceedings of the
10. twenty-third European conference on information systems (ECIS 2015), Mu¨nster, Germany.
11. Lee P (2015a) The fintech entrepreneurs aiming to reinvent finance. Euromoney (UK) 46(552):42–48
12. Lee S (2015b) Fintech and Korea’s financial investment industry. KCMI—Capital Market Opinion
13. Li Grouping et al, 2017, Fourth Industrial Revolution: Technological Drivers, Impacts and Coping Methods, China 
Geographical Science Vol. 27 No. 4 pp. 626–637
14. Rizzo M (2014) Digital Finance: empowering the poor via new technologies. 
feature/2014/04/10/digital-finance-empowering-poor-new-technologies. Accessed 1 Feb 2016.
15. Swan M (2015) Blockchain: blueprint for a new economy, 1st edn. O’Reilly, Sebastopol.
16. Xu T (2015) Financial disintermediation and entrepreneurial learning: evidence from the crowdfunding market. 
Annual Meeting of the European Zask E (ed) (2001) The E-finance report. McGraw-Hill, New York.
17. Zhang Z, Teo HH (2014) The impact of mobile trading technology on individual investors’ trading behaviors: the 
‘‘Two-Edged Sword’’ effect. In: Proceedings of the twenty second European conference on information systems (ECIS 
2014), Tel Aviv, Isreal.
xem tiếp trang 71
LÊ HÀ TRANG
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 71
hiệu quả trong thu hút FDI, chi phí ngân 
sách và các chi phí khác liên quan đến ưu 
đãi thuế nhìn chung còn tương đối cao. Từ 
thực trạng này, bài viết đưa ra một số kiến 
nghị chính sách để cải cách công cụ ưu đãi 
thuế tại Việt Nam, đồng thời xác định các 
cân nhắc và chiến lược liên quan để hoàn 
thiện chính sách ưu đãi thuế thu hút FDI 
thế hệ mới trong tương lai ■
tiếp theo trang 70
kiểm soát tiền kỹ thuật số như là một sự 
đổi mới trong hoạt động của hệ thống tài 
chính. Nhưng hiện nay, theo Thống đốc 
NHTW Áo Ewald Nowotny2, Bitcoin đã 
tỏ ra là đồng tiền không ổn định và dễ tổn 
thương trước hoạt động đầu cơ nên khó có 
thể chấp nhận như là phương tiện thanh 
toán chính thức NHTW các nước trên thế 
giới cũng đang đề cập nhiều phương án 
phân loại, giám sát tiền ảo khi mà doanh 
số giao dịch đồng tiền này hàng ngày 
đã lên tới mức 3.000 tỷ USD (Ayondo, 
2016). 
Tóm lại, trong những năm gần đây, khu 
vực tài chính đã dần làm quen với sự xuất 
hiện của yếu tố công nghệ số làm thay đổi 
hoạt động của khu vực tài chính. Câu hỏi 
“liệu công nghệ số mang lại nhiều phát 
minh, đổi mới hay thách thức cho khu vực 
tài chính” cho đến nay chưa có lời đáp bởi 
cần có thời gian để chứng minh. Tuy nhiên, 
công nghệ số thực sự là cuộc cách mạng 
trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế. ■
2 https://www.reuters.com/article/us-eurozone-ecb-bit-
coin-idUSKBN1A40GE?il=0
tiếp theo trang 59
thời, đặc biệt là những thông tin về pháp 
lý của KH và nhóm KH liên quan. 
4. Kết luận 
Để nâng cao năng lực hoạt động và quản 
trị rủi ro trong bối cảnh hội nhập, tiến gần 
hơn với các chuẩn mực an toàn quốc tế, 
và đặc biệt là để đảm bảo an toàn đối với 
nguồn vốn cấp tín dụng, các NHTM Việt 
Nam cần xây dựng và triển khai hiệu quả 
hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng nói 
chung và nhóm KH nói riêng. Trong phạm 
vi nghiên cứu này, tác giả đã tổng hợp một 
số tình huống rủi ro tín dụng điển hình với 
nhóm KH cũng như phân tích thực trạng 
công tác cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại 
các NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra những 
bài học và khuyến nghị làm cơ sở cho các 
tiếp theo trang 32

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cong_nghe_so_toi_hoat_dong_cua_khu_vuc_tai_chin.pdf