Tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

TÓM TẮT

Cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng gia tăng, yêu cầu cấp bách đặt ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) hiện nay là phải phát triển, đa dạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ kinh doanh của mình, cả dịch vụ ngân hàng trong nước và dịch vụ ngân hàng quốc tế (DVNHQT). Mặc dù mảng DVNHQT đã được các NHTMVN quan tâm chú trọng phát triển nhưng phải có chiến lược phát triển lâu dài để thích nghi với sự cạnh tranh gay gắt. Bài viết này nhằm nghiên cứu riêng tác động của DVNHQT đến hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của các NHTMVN, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao HQHĐ và phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam

pdf 10 trang yennguyen 9420
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm số 11 (2017) 132-141 
132 
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ ĐẾN HIỆU 
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG 
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 
Huỳnh Thị Hƣơng Thảo 
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 
*
Email: thaohth@cntp.edu.vn 
Ngày nhận bài: 05/01/2017 ; Ngày chấp nhận đăng: 07/02/2017 
TÓM TẮT 
Cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng gia tăng, yêu cầu cấp 
bách đặt ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) hiện nay là phải phát triển, đa 
dạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ kinh doanh của mình, cả dịch vụ ngân hàng trong nước 
và dịch vụ ngân hàng quốc tế (DVNHQT). Mặc dù mảng DVNHQT đã được các NHTMVN 
quan tâm chú trọng phát triển nhưng phải có chiến lược phát triển lâu dài để thích nghi với sự 
cạnh tranh gay gắt. Bài viết này nhằm nghiên cứu riêng tác động của DVNHQT đến hiệu quả 
hoạt động (HQHĐ) của các NHTMVN, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao HQHĐ và phát 
triển dịch vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. 
Từ khóa: dịch vụ ngân hàng quốc tế, ngân hàng thương mại, hiệu quả hoạt động. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong xu hướng hội nhập hiện nay, các quốc gia đều không ngừng phát triển kinh tế đối 
ngoại. Các quan hệ kinh tế đối ngoại sử dụng dịch vụ ngân hàng (DVNH) hình thành nên 
DVNHQT. Đây là lĩnh vực kinh doanh không thể thiếu đối với các NHTM hiện đại. Trong 
những năm gần đây, DVNHQT của các NHTM trên thế giới đã tăng lên mạnh mẽ cùng với sự 
mở rộng hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh 
đối ngoại đã được mở rộng, số lượng các dịch vụ đã gia tăng và số lượng các ngân hàng (NH) 
hoạt động kinh doanh quốc tế cũng tăng lên đáng kể. Mảng DVNHQT đã được các NHTMVN 
quan tâm, nhưng cần phải có chiến lược phát triển để thích nghi với sự cạnh tranh ngày càng lớn 
trong thị trường tài chính. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế càng trở nên sâu rộng thì vai 
trò của DVNHQT ngày càng lớn hơn, DVNHQT ngày càng phát triển và ảnh hưởng rất lớn đến 
HQHĐ của mỗi NH. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của DVNHQT đến HQHĐ của các 
NHTMVN trong những năm gần đây cũng như đưa ra các giải pháp nhằm phát triển DVNHQT 
là cần thiết. 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 
DVNHQT bao gồm rất nhiều dịch vụ như thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế, 
bảo lãnh vay trả nợ nước ngoài, tài trợ xuất nhập khẩu, tham gia thị trường hối đoái, tín dụng 
 Tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng... 
133 
quốc tế  , là các hoạt động kinh doanh tiền tệ với phạm vi mở rộng khỏi biên giới quốc gia để 
hòa nhập, giao dịch với các NH khác trên thế giới [1]. Theo Trần Huy Hoàng và cộng sự (2006), 
một NH cung cấp DVNHQT là NH cung ứng các DVNH liên quan đến ngoại hối hoặc người 
không cư trú [2]. 
Căn cứ vào Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 và Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi năm 2013, trên 
lãnh thổ Việt Nam, các giao dịch bằng ngoại hối hạn chế sử dụng trừ một số trường hợp được 
phép kể cả người cư trú và người không cư trú. Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 
của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 
25/5/2012 hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã được ban hành với chủ 
trương chuyển quan hệ ―huy động, cho vay vốn bằng vàng‖ sang quan hệ ―mua, bán vàng‖ nên 
phạm vi nghiên cứu về các giao dịch ngoại hối tại NH là các giao dịch bằng ngoại tệ. Trên cơ sở 
kế thừa các khái niệm về DVNHQT và các văn bản pháp lý tại Việt Nam, khái niệm DVNHQT 
được thống nhất sử dụng trong nghiên cứu này là các DVNH liên quan đến ngoại tệ do NH cung 
cấp. 
Căn cứ vào các chỉ tiêu phản ánh trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động 
kinh doanh của các NHTMVN (theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS – International 
Financial Reporting Standards và chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS – Vietnamese Accounting 
Standards), nghiên cứu nêu hai chỉ tiêu đánh giá chung nhất về DVNHQT như sau: 
Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ 
 Tài sản có ngoại tệ bao gồm các khoản tiền mặt, chứng từ có giá bằng ngoại tệ, các 
khoản cấp tín dụng bằng ngoại tệ, các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại các NHTM khác và các 
khoản đầu tư bằng ngoại tệ. Cho vay ngoại tệ là hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong 
cơ cấu tài sản có ngoại tệ. Quy mô dư nợ cho vay ngoại tệ càng cao chứng tỏ các dịch vụ như: 
bao thanh toán, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh quốc tế của NH ngày càng phát triển 
[3]. Chỉ tiêu cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ sẽ phản ánh được quy mô hoạt động 
cho vay ngoại tệ vừa đồng thời phản ánh được mức độ phát triển của dịch vụ ngân hàng đại lý, 
dịch vụ thanh toán quốc tế, hoạt động đầu tư quốc tế. 
Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ tài sản nợ ngoại tệ so với tổng nguồn vốn 
Tài sản nợ ngoại tệ bao gồm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của NH nước ngoài mở tại 
NH trong nước nhằm thực hiện các giao dịch thanh toán với nhau, ngoài ra còn có các nguồn 
vốn huy động bằng ngoại tệ, các tài sản nợ ngoại tệ khác (tiền ký quỹ bằng ngoại tệ, vốn tài trợ, 
ủy thác đầu tư cho vay bằng ngoại tệ, chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ,...). Chỉ tiêu này được 
đưa vào mô hình nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ của NHTM vì vốn huy động 
luôn là nhân tố quan trọng để NH tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu lãi và phí, Bảng 1. 
Với mục đích kiểm định sự tác động của DVNHQT đến HQHĐ của NH, mô hình nghiên 
cứu đưa ra chỉ tiêu đo lường HQHĐ và DVNHQT. Theo Farrell (1957), hiệu quả chi phí (Cost 
efficiency) hay hiệu quả kinh tế (Economic efficiency) gồm hiệu quả kỹ thuật (TE - Technical 
efficiency) và hiệu quả phân bổ (Allocative efficiency). Hiệu quả kỹ thuật phản ánh khả năng 
đơn vị sản xuất tối đa đầu ra với các đầu vào có sẵn. Có nhiều cách đo lường HQHĐ, nghiên 
cứu sử dụng phương pháp DEA (phương pháp bao dữ liệu - Data Envelopment Analysis) được 
giới thiệu trong nghiên cứu của Charnes, Cooper và Rhodes (1978). Phương pháp DEA gồm có 
mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô (Constant returns to scale - CRS) và mô hình hiệu quả 
biến đổi theo quy mô (Variable returns to scale - VRS). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp 
DEA với mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô (DEACRS) và lựa chọn một chỉ tiêu là hiệu 
quả kỹ thuật (HQKT) để phản ánh về HQHĐ của NH. DVNHQT được đo lường qua hai chỉ tiêu 
là tỷ lệ cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ và tỷ lệ tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn 
vốn. Dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới về các nhân tố tác động đến 
Huỳnh Thị Hương Thảo 
134 
HQHĐ của NHTM, tác giả sử dụng mô hình hồi quy để nghiên cứu nên mô hình nghiên cứu cụ 
thể: 
HQKT = ε + β1×CVNT +β2×TSNNT + β3×VCSH + β4×QMTS + β5×CV+β6×HDCV + β7×TTKT+ β8×LP 
Bảng 1: Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc bảng cân đối kế toán của NHTM. 
Chỉ tiêu Đối với hoạt động kinh doanh 
chung của NH 
Đối với hoạt động 
kinh doanh DVNHQT 
Chỉ tiêu phản 
ánh cơ cấu vốn 
Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn (Theo các 
nghiên cứu của: Gul, 2011; Lei và Song, 2013 ) 
Tỷ lệ tài sản nợ ngoại tệ trên tổng 
nguồn vốn (Theo nghiên cứu của 
Trương Quang Thông, 2010) 
Chỉ tiêu phản 
ánh hoạt động 
sử dụng vốn 
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (Theo các nghiên 
cứu của Gul, 2011; Trịnh Quốc Trung và Nguyễn 
Văn Sang, 2013  ) 
Tỷ lệ cho vay ngoại tệ trên tổng tài 
sản có ngoại tệ (Theo nghiên cứu 
của Trương Quang Thông, 2010) 
Nguồn: Tổng hợp của tác giả 
Bảng 2: Mô tả chi tiết các biến trong mô hình nghiên cứu. 
Ký hiệu biến Ý nghĩa Công thức tính 
Biến phụ thuộc: biến phản ánh HQHĐ của NH 
HQKT Hiệu quả kỹ thuật (TE - Technical 
Efficiency) của NH 
Kết quả TE từ việc xử lý dữ liệu của 38 
NH từ phần mềm DEAP 2.1 theo mô hình 
DEACRS 
Biến giải thích: biến phản ánh DVNHQT của NH 
CVNT Tỷ lệ cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản 
có ngoại tệ 
Cho vay ngoại tệ/Tổng tài sản có ngoại tệ 
TSNNT Tỷ lệ tài sản nợ ngoại tệ trên tổng 
nguồn vốn 
Tài sản nợ ngoại tệ/Tổng nguồn vốn 
Biến kiểm soát: biến nội tại của NH 
VCSH Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 
QMTS Quy mô tài sản của ngân hàng Ln (Tổng tài sản) 
CV Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản Dư nợ cho vay/Tổng tài sản 
VHDCV Tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ cho vay Vốn huy động/Tổng dư nợ cho vay 
Biến kiểm soát: biến kinh tế vĩ mô 
TTKT Tốc độ tăng trưởng kinh tế Nguồn dữ liệu từ Tổng cục thống kê 
LP Tỷ lệ lạm phát Nguồn dữ liệu từ Tổng cục thống kê 
Nguồn: Tổng hợp của tác giả 
Các biến kiểm soát tác giả sử dụng trong mô hình như: VCSH, QMTS, CV, VHDCV, 
TTKT, LP theo như các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của NHTM của Nguyễn 
Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013), Nguyễn Minh Sáng (2013) [6,7]. 
 Tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng... 
135 
3. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Hệ thống NHTMVN đến cuối năm 2014 (không tính chi nhánh NH nước ngoài, NH liên 
doanh, NH 100% vốn nước ngoài) gồm 38 NH: 05 NHTM nhà nước là Agribank, Vietcombank, 
BIDV, Vietinbank, MHB và 33 NHTM cổ phần (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, MHB đã 
được cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn sở hữu trên 50% vốn nên xếp vào loại hình NHTM nhà 
nước). Để thực hiện nội dung nghiên cứu, tác giả đã thu thập số liệu trên báo cáo tài chính của 
38 NHTMVN giai đoạn 2008-2014. Thời gian 7 năm là đủ dài để có được tầm nhìn tổng quát về 
HQHĐ của các NHTMVN. Đây cũng là giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO và các báo 
cáo tài chính được các NH cung cấp khá đầy đủ, tạo thuận lợi cho việc thu thập số liệu. Tuy 
nhiên, do đặc thù về việc công bố thông tin hoạt động kinh doanh và một số NH mới được thành 
lập cũng như hợp nhất trong khoảng thời gian nghiên cứu nên số quan sát trong từng năm không 
bằng nhau, điều này làm thay đổi số biến đầu vào và đầu ra của các NH theo từng năm. Dữ liệu 
nghiên cứu là không cân bằng và được xử lý bằng phần mềm DEAP 2.1 khi ước lượng HQHĐ 
và phần mềm Stata 12 khi nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN. 
Để phân tích chi tiết tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NH có quy mô vốn chủ 
sở hữu và quy mô tài sản khác nhau, nghiên cứu đã tiến hành phân loại thành 2 nhóm NH dựa 
trên tiêu chí vốn chủ sở hữu trên dưới 10.000 tỷ đồng và tổng tài sản trên dưới 100.000 tỷ đồng 
đến thời điểm 31/12/2014. Kết quả phân loại như sau: 
Bảng 3: Phân loại các NH theo quy mô vốn chủ sở hữu và quy mô tài sản [8]. 
Phân loại Ngân hàng 
Nhóm 1 (11 NH có vốn chủ sở 
hữu trên 10.000 tỷ đồng và tổng 
tài sản trên 100.000 tỷ đồng) 
Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, Sacombank, 
Militarybank, Techcombank, Eximbank, SCB, ACB, SHB 
Nhóm 2 (27 NH có vốn chủ sở 
hữu dưới 10.000 tỷ đồng và tổng 
tài sản dưới 100.000 tỷ đồng) 
PVcombank, Maritimebank, VPbank, HDbank, VIB, 
LienvietPostbank, Anbinhbank, SeAbank, DongAbank, 
Tienphongbank, BacAbank, MDbank, OCB, VietAbank, 
MHB, Saigonbank, Kienlongbank, PGbank, NamAbank, 
Vietcapitalbank, NCB, Phuongnambank, Oceanbank, 
Baovietbank, VNBC, Westernbank, GPbank 
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM được khảo sát 
Giai đoạn quan trọng trong việc áp dụng phương pháp DEA vào việc đánh giá HQHĐ của 
các NHTM là việc xây dựng mô hình các biến đầu vào và đầu ra cho phù hợp với đặc điểm 
kinh doanh của các NHTM. Khảo cứu các công trình, tài liệu nghiên cứu khác nhau trên thế 
giới và Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận doanh thu và chi phí nhưng vẫn phản 
ảnh được bản chất NHTM là trung gian tài chính, huy động vốn và sử dụng vốn để kinh doanh 
tiền tệ, thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế [9,10]. Biến đầu vào gồm 03 biến đại diện 
cho các nguồn lực đầu vào của một NHTM như chi phí trả lãi (X1): bao gồm chi phí trả lãi và 
các khoản tương đương thể hiện yếu tố vốn trong đầu vào của hoạt động NHTM; chi phí tiền 
lương (X2): là chi phí trả cho nhân viên thể hiện yếu tố lao động trong đầu vào của hoạt động 
NHTM; chi phí khác (X3): là chi phí ngoài lãi loại trừ chi phí nhân viên thể hiện yếu tố trang 
thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật Biến đầu ra gồm 02 biến phản ánh kết quả hoạt động kinh 
doanh của một NHTM là thu nhập từ lãi (Y1): thu nhập từ hoạt động tín dụng và các khoản 
tương đương; thu nhập khác (Y2): bao gồm thu nhập hoạt động dịch vụ và thu nhập hoạt 
động khác. 
Huỳnh Thị Hương Thảo 
136 
Bảng 4: Giá trị trung bình các biến đầu vào và đầu ra giai đoạn 2008-2014 [8]. 
Đơn vị tính: triệu đồng 
Biến 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 
Y1 5.062.931 4.784.702 7.389.980 12.619.011 12.231.368 10.671.409 9.365.471 
Y2 542.246 667.215 722.300 594.266 672.489 900.098 987.431 
X1 3.600.688 3.187.138 5.059.085 8.873.867 8.509.113 7.191.492 6.055.211 
X2 452.866 542.050 707.919 1.032.834 1.119.641 1.197.342 1.067.307 
X3 427.511 473.897 655.736 943.390 1.381.408 1.113.531 1.090.723 
Nguồn: Báo cáo thường niên của 38 NHTM khảo sát 
Để phân tích tác động của DVNHQT đến HQHĐ của NH, tác giả tiến hành phân tích theo 
2 giai đoạn: giai đoạn 1 phân tích HQHĐ của các NHTM theo phương pháp DEA; giai đoạn 2 
sử dụng kết quả phân tích HQHĐ của giai đoạn 1 tiến hành phân tích sự tác động của DVNHQT 
đến HQHĐ theo mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM (Fixed Effects Model), REM (Random 
Effects Model). Kiểm định được thực hiện trong bài viết là kiểm định F cho phép lựa chọn giữa 
mô hình theo FEM và Pooled OLS, kiểm định Hausman cho phép lựa chọn giữa mô hình theo 
FEM và REM. Với mô hình FEM và REM được lựa chọn, tác giả tiến hành kiểm định Breusch-
Pagan Lagrangian Multiplier về phương sai thay đổi, kiểm định Wooldridge về hiện tượng tự 
tương quan. Nếu mô hình FEM hoặc REM tồn tại hiện tượng tự tương quan hoặc phương sai 
thay đổi, mô hình FGLS (Feasible Generalized Least Squares) được sử dụng bởi nó có thể kiểm 
soát được hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. 
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
4.1. Kết quả ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật của NH theo mô hình DEACRS 
HQKT của các NHTMVN chỉ đạt 86,2% ở năm 2008; 91,7% ở năm 2009; 89,3% ở năm 
2010; 94,6% ở năm 2011; 94,3% ở năm 2012; 93,1% ở năm 2013 và 92% năm 2014, hay nói 
một cách khác các NH vẫn đang hoạt động kém hiệu quả 13,8% ở năm 2008; 8,3% ở năm 2009; 
10,7% ở năm 2010; 5,4% ở năm 2011; 5,7% ở năm 2012; 6,9% ở năm 2013 và 8% năm 2014. 
Kết quả từ mô hình cho thấy, HQKT trung bình của toàn bộ mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-
2014 đạt 91,6%, đây là mức hiệu quả khá cao, điều này có nghĩa các NHTMVN trung bình sử 
dụng 91,6% đầu vào để tạo ra một sản lượng đầu ra, tức có khoảng 8,4% nguồn lực đầu vào bị 
lãng phí. Mức HQKT thấp nhất cũng được cải thiện từ 64,6% năm 2008, tuy có biến động qua 
một số năm, nhưng đến năm 2014 là 82%, Bảng 5. 
4.2. Kết quả hồi quy tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN 
Đối với mẫu nghiên cứu là các NH nhóm 1: Qua kiểm định F-test (p-value=0,0478), 
Hausman test (p-value=0,8323) thì mô hình được lựa chọn là mô hình tác động ngẫu nhiên 
REM. Tuy nhiên, khi kiểm định phương sai thay đổi (p-value=0,0000) và tự tương quan (p-
value=0,0184) thì mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Để khắc phục 
hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, mô hình hồi quy FGLS được lựa chọn cho các 
NH nhóm 1. 
 Tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng... 
137 
Bảng 5: HQKT (TE) theo mô hình DEACRS. 
Năm 
Giá trị 
nhỏ nhất 
Giá trị 
lớn nhất 
Giá trị 
trung bình 
Độ lệch 
chuẩn 
Số ngân hàng có HQKT 
nhỏ hơn mức trung bình 
Tổng số 
ngân hàng 
2008 0,646 1 0,862 0,108 16 35 
2009 0,726 1 0,917 0,082 18 36 
2010 0,694 1 0,893 0,079 20 36 
2011 0,800 1 0,946 0,059 16 35 
2012 0,814 1 0,943 0,059 15 35 
2013 0,792 1 0,931 0,074 13 34 
2014 0,820 1 0,920 0,065 16 31 
Nguồn: Kết quả từ phần mềm DEAP 2.1 
Đối với mẫu nghiên cứu là các NH nhóm 2: Qua kiểm định F-test (p-value=0,0000) và 
Hausman test (p-value=0,6646) thì mô hình được lựa chọn là mô hình tác động ngẫu nhiên 
REM. Tuy nhiên, khi kiểm định phương sai thay đổi (p-value=0,0000) và tự tương quan (p-
value=0,0041) thì mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Để khắc phục 
hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, mô hình hồi quy FGLS được lựa chọn cho các 
NH nhóm 2 được thể hiện trong Bảng 6. 
Biến CVNT tác động ngược chiều đến HQKT ở mức ý nghĩa thống kê 5% đối với NH 
nhóm 1 và không có ý nghĩa thống kê đối với NH nhóm 2 tức là sự gia tăng trong hoạt động 
cho vay ngoại tệ sẽ không mang lại hiệu quả cao hơn đối với NH nhóm 1 là nhóm các NH có 
hoạt động cho vay ngoại tệ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng cho vay. Tăng trưởng tín dụng 
phải đi kèm với an toàn tín dụng trong phạm vi cho phép để đem lại hiệu quả cho tổng thể 
hoạt động NH. Hoạt động cho vay ngoại tệ ngoài gặp phải những rủi ro tín dụng như cho vay 
nội tệ thì còn chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá khi cho vay ngoại tệ và sẽ gây thiệt hại cho NH. 
TSNNT tác động cùng chiều đến HQKT của NH nhóm 2 ở mức ý nghĩa 10%. TSNNT có 
tương quan dương cho thấy nếu các NH nhóm 2 sử dụng tốt nguồn vốn huy động ngoại tệ thì sẽ 
làm gia tăng HQHĐ, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hơn cho NH. Thực tế, nếu các NH sử dụng 
nguồn vốn huy động ngoại tệ hiệu quả để đầu tư vào dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, phát triển 
công cụ tài chính phái sinh, mở rộng dịch vụ ngân hàng đại lý, các hoạt động đầu tư ngoại tệ 
để tăng thêm nguồn thu phí thì có thể làm tăng HQHĐ của NH. Điều này khẳng định nguồn 
ngoại tệ huy động là một trong những nhân tố nâng cao HQHĐ của NH. Thực vậy, NH là các 
định chế tài chính trung gian, huy động tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng nguồn vốn đó 
để kinh doanh hưởng chênh lệch giá, tối đa hóa lợi nhuận. 
Ngoài ra, các biến kiểm soát khác cũng có ý nghĩa trong mô hình. Đầu tiên, VCSH có mối 
tương quan dương với HQKT đối với NH nhóm 2 ở mức ý nghĩa 1% cho thấy khi vốn chủ sở 
hữu tăng, NH nhóm 2 có nguồn vốn tốt để đón đầu những cơ hội kinh doanh, giảm nhu cầu 
vay nợ từ đó gia tăng HQHĐ cho NH. Biến CV có ảnh hưởng ngược chiều đến HQKT đối với 
NH nhóm 2 ở mức ý nghĩa thống kê 1% chứng tỏ hoạt động cho vay không mang lại hiệu quả 
cho các NH nhóm 2 trong thời gian qua do hoạt động cho vay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tỷ lệ 
nợ xấu cao, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhiều. 
QMTS có mối tương quan dương với NH nhóm 2 ở mức ý nghĩa 1%. Mối tương quan 
dương chỉ ra rằng các NH nhóm 2 càng mở rộng quy mô thì hiệu quả càng tăng, thể hiện tính 
Huỳnh Thị Hương Thảo 
138 
lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Kết quả nghiên cứu này cho thấy việc mở rộng mạng lưới và 
cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ mới góp phần tiết kiệm chi phí, tăng nguồn thu và từ đó 
tăng lợi nhuận cho NHTM. Do đó, NH nhóm 2 hoạt động với quy mô càng lớn càng làm tăng 
hiệu quả. Theo lý thuyết, khi quy mô càng lớn thì NH sẽ càng có lợi thế, không chỉ có lợi thế 
về tài sản, phân khúc thị trường mà còn có lợi thế về mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch 
và quan hệ với các đối tác. 
Bảng 6: Kết quả hồi quy FGLS với biến phụ thuộc HQKT. 
Biến Ngân hàng nhóm 1 Ngân hàng nhóm 2 
CVNT 
-0,1214(
**) 
(0,0310) 
0,0102 
(0,6630)
TSNNT 
0,1280 
(0,2210) 
0,1230(
*) 
(0,0840) 
VCSH 
0,1258 
(0,6980) 
0,3038(
***) 
(0,0000) 
QMTS 
0,0056 
(0,7390) 
0,0414(
***) 
(0,0000) 
CV 
-0,0732 
(0,6110) 
-0,1511(
***) 
(0,0010) 
VHDCV 
-0,0252 
(0,5890) 
-0,0200 
(0,1320) 
TTKT 
-0,2971 
(0,8610) 
-2,4403(
**) 
(0,0220) 
LP 
-0,1488 
(0,2240) 
-0,0207 
(0,8040) 
CONS 
0,9456(
***) 
(0,0040) 
0,3921(
**) 
(0,0210) 
F-test 
F(10,57) = 2,02 
Prob > F = 0,0478 
F(26,131) = 4,11 
Prob > F = 0,0000 
Hausman test 
chi2(8) = 4,2700 
Prob>chi2 = 0,8323 
chi2(8) =5,8500 
Prob>chi2 = 0,6646 
Breusch-Pagan 
Lagrangian test 
chi2(1) = 1,5400 
Prob > chi2 = 0,2140 
chi2(1) = 32,1100 
Prob > chi2 = 0,0000 
Wooldridge test 
F( 1, 10) = 7,906 
Prob > F = 0,0184 
F( 1, 25) = 9,9900 
Prob > F = 0,0041 
(*), (**), (***) 
thể hiện ở mức ý nghĩa 1% và 5% và 10% 
Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 12 với dữ liệu của 38 NHTM khảo sát 
 Tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng... 
139 
Biến TTKT có ảnh hưởng ngược chiều đến HQKT đối với NH nhóm 2 ở mức ý nghĩa 
5%. Nguyên nhân dẫn đến sự tương quan ngược dấu này là bởi những thay đổi trong chính 
sách điều hành của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước (NHNN) trong từng thời kỳ của giai 
đoạn nghiên cứu. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái năm 2008-2010, Chính phủ đã thực hiện 
chính sách hỗ trợ lãi suất làm cho hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh, nguồn thu từ lãi của 
các NH tăng cao kéo theo khả năng sinh lời của các NH tăng mạnh. Tuy nhiên, khi kiềm chế 
lạm phát, tốc độ tăng trưởng bắt đầu có dấu hiệu phục hồi thì hoạt động của các NHTM lại 
bộc lộ những hạn chế yếu kém, buộc phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng hoạt động, 
xử lý nợ xấu, khó mở rộng quy mô hoạt động nên làm cho thu nhập của các NH giảm sút, từ 
đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM. 
5. KẾT LUẬN 
Bài viết nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ áp dụng phương pháp Pooled 
OLS, FEM, REM và FGLS đã tìm được mô hình phù hợp đối với từng nhóm NH đồng thời giải 
thích được các nhân tố có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với các mức ý nghĩa khác 
nhau. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao HQHĐ và phát 
triển DVNHQT của các NHTMVN hiện nay, cụ thể là: 
Theo kết quả nghiên cứu, biến TSNNT có mối tương quan thuận chiều với HQKT đối với 
NH nhóm 2, kết quả này chứng tỏ các NH nhóm 2 nên tăng vốn huy động bằng ngoại tệ để nâng 
cao HQHĐ. Để nâng cao khả năng huy động vốn bằng ngoại tệ, ngoài chính sách lãi suất hợp 
lý, các NH nhóm 2 cần cân nhắc việc mở rộng quy mô hoạt động thông qua các mạng lưới, chi 
nhánh được phân bổ phù hợp theo khu vực địa lý trên toàn quốc cũng như các quốc gia trong 
khu vực. 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến CVNT có quan hệ ngược chiều với HQKT đối với 
các NH nhóm 1 là các NH có doanh số cho vay ngoại tệ lớn. Kết quả phù hợp với chủ trương về 
cho vay ngoại tệ hiện nay của NHNN. Trong giai đoạn 2008-2011, NHNN đã liên tục đưa ra 
những thay đổi về đối tượng được vay và quy định đối với NH về cho vay bằng ngoại tệ, điển 
hình là các Quyết định 09/2008/QĐ-NHNN, Thông tư 25/2009/TT-NHNN, Quyết định số 
74/2010/QĐ-NHNN, Quyết định số 750/2011/QĐ-NHNN. Những động thái này cho thấy chủ 
trương của NHNN là tăng cường kiểm soát và hạn chế tín dụng ngoại tệ nhằm tạo ra sự ổn định 
trên thị trường ngoại tệ. Việc hạn chế và tiến tới xóa bỏ tín dụng ngoại tệ có thể được thực hiện 
theo một lộ trình được xác định gồm hai giai đoạn, trước mắt là hạn chế cho vay ngoại tệ, sau 
đó xóa bỏ hoàn toàn tín dụng ngoại tệ chuyển sang quan hệ mua bán ngoại tệ. 
Trong chính sách tín dụng, NHNN nên chủ trương hạn chế tín dụng ngoại tệ, nếu để tín 
dụng ngoại tệ phát triển thì sẽ làm cho quan hệ vay trả bằng ngoại tệ lấn át quan hệ mua bán 
ngoại tệ, chỉ cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nguồn ngoại tệ đảm 
bảo trả nợ khi đáo hạn. Theo đó, những doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được phép vay ngoại tệ để 
thanh toán tiền nhập khẩu nguyên vật liệu hoặc chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Hơn nữa, nếu 
để tín dụng ngoại tệ phát triển có thể làm tăng thêm tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Điều này 
phù hợp với các chính sách quản lý của NHNN đã hướng tới và gần đây nhất là Thông tư 
24/2015/TT-NHNN về quy định cho vay ngoại tệ. 
Với nguồn vốn ngoại tệ huy động được, để tối đa hóa lợi nhuận bắt buộc các NHTM phải 
sử dụng nguồn vốn này để đa dạng các DVNHQT khác. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc 
tế sâu rộng, thị trường trong nước ngày càng liên hệ mật thiết với thị trường quốc tế nên khả 
năng dẫn đến rủi ro tỷ giá và sự dịch chuyển dòng tiền rất lớn gây ảnh hưởng đến hoạt động 
kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động 
Huỳnh Thị Hương Thảo 
140 
kinh doanh ngoại tệ của các NH. Vì vậy, nhu cầu phát triển các công cụ phái sinh ngoại tệ là cần 
thiết và phù hợp với tình hình phát triển theo xu hướng quốc tế. Chính vì vậy, mỗi NH cần xây 
dựng chiến lược để triển khai các dịch vụ ngoại tệ phái sinh như Forward, Swap, Option, 
Future, không chỉ ở hội sở mà các chi nhánh NH cũng có thể thực hiện các giao dịch này với 
khách hàng. 
Ngoài ra, các NH cần chú trọng đến việc phát triển và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ 
thanh toán quốc tế như: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức thanh toán 
bằng L/C đảm bảo việc thanh toán nhanh chóng, chính xác tạo nên những tiện ích tối đa cho 
khách hàng. Để thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, mỗi NH cần thiết lập quan hệ đại lý với 
các định chế tài chính, NH ở các quốc gia khác nhau, nhất là tại các quốc gia đã có hiệp định 
thương mại song phương. Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý góp phần chuẩn hóa NH theo các 
thông lệ quốc tế, qua đó nâng cao vị thế của chính NH đó ở trong và ngoài nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Báo cáo tài chính của 38 NHTMVN qua các năm 2008; 2009; 2010; 2011; 2012; 2013, 
2014 (ACB, Anbinhbank, Agribank, BacAbank, BIDV, Baovietbank, DongAbank, 
Eximbank, Kienlongbank, MHB, Maritimebank, Militarybank, NamAbank, NCB, 
HDBank, Phuongnambank, PGbank, OCB, Oceanbank, Sacombank, SHB, 
Techcombank, VPBank, Vietcapitalbank, Vietinbank, VIB, Vietcombank, Saigonbank, 
SeAbank, SCB, Vietabank, GBbank, PVcombank, LienvietPostbank, VNCB, 
Tienphongbank, MDB, Westernbank). 
2. Coelli T., ―A guide to DEAP version 2.1: A data envelopment analysis (computer 
program)‖, CEPA Working Paper 96/08: 1-49, 1996. 
3. Charnes, A., Cooper, W.W. and Rhodes, E., ―Measuring the Efficiency of Decision 
Making Units‖, European Journal of Operational Research, 2: 429-444, 1978. 
4. Farrell, M.J., ―The measurement of productive efficiency‖, Journal of Royal Statistical 
Society, 120(3): 253-290, 1957. 
5. Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, ―Ứng dụng phương pháp DEA 
trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam‖, Tạp chí 
ngân hàng, số 21, trang 12-17, 2013. 
6. Nguyễn Minh Sáng, ―Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các 
ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM‖, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 11(21), 
trang 10-15, 2013. 
7. Nguyễn Thị Cẩm Thủy, ―Phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đối với các ngân 
hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập‖, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện 
ngân hàng, 2012. 
8. Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh, ―Hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương 
mại Việt Nam‖, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 270, trang 12-25, 2013. 
9. Trương Quang Thông, ―Phân tích hiệu năng hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam 
một nghiên cứu thực nghiệm mô hình S-C-P‖, TPHCM, Nhà xuất bản Phương Đông, 
2010. 
10. Trần Huy Hoàng và cộng sự, ―Nghiên cứu giải pháp phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc 
tế của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam‖, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 
Trường đại học kinh tế TPHCM, 2006. 
 Tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng... 
141 
11. Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang, ―Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động 
của các ngân hàng thương mại Việt Nam‖, Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 85, trang 11-
15, 2013. 
12. Trương Quang Thịnh, ―Hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng thương mại Việt Nam‖, Tạp 
chí Công nghệ ngân hàng, số 70+71, trang 40-47, 2012. 
13. Gul S. et al., ―Factors affecting bank profitability in Pakistan‖, The Romanian economic 
journal, 39: 60-87, 2011. 
14. Lei Adrian C. H., Song Zhuoyun, ―Liquidity creation and bank capital structure in 
China‖, Global Finance Journal, 24(3): 188-202, 2013. 
ASTRACT 
THE IMPACT OF INTERNATIONAL BANKING SERVICES TO OPERATIONAL 
EFFICIENCY OF VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS 
Huynh Thi Huong Thao 
Ho Chi Minh city of Food Industry 
Email: thaohth@cntp.edu.vn 
In terms of international competition in the banking and financial sector are increasing, 
urgent requirement for Vietnamese commercial banks now is to develop, diversify and improve 
the quality of their banking services both domestic and international banking services. Despite 
international banking services have been the focus of Vietnamese commercial banks but they 
must have long-term development strategies to adapt to the fierce competition. The study of the 
impact of international banking services to the operational efficiency of Vietnamese commercial 
banks in recent years is to provide solutions to develop business operation and international 
banking services. 
Key words: international banking services, commercial banks, operational efficiency. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_dich_vu_ngan_hang_quoc_te_den_hieu_qua_hoat_don.pdf