Tách, làm sạch và bước đầu xác định cấu trúc của một số tốc-xin từ nọc bò cạp Việt Nam Lychas mucronatus

ở Việt Nam, có một số loài bọ cạp thuộc các

họ Buthudae, Scorpionidae và Chaerilidae [1-5].

Những nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi cho thấy

ở hai tỉnh Bình Phước và Bình Dương có các loài

bò cạp Lychas mucronatus và Heterometrus

petersii petersii. Khi nghiên cứu nọc bò cạp của

loài L. mucronatus, chúng tôi đã xác định được có

hai nhóm tốc-xin với khối lượng phân tử 3500-

5000 và 6000-8000 Da [6]. Từ nọc bò cạp này,

chúng tôi đã tách ra và làm sạch bảy tốc-xin ngắn

(Mr = 3500-5000 Da); những tốc-xin này có tác

dụng ức chế dây thần kinh bị kích thích. Trong số

những tốc-xin đó, chúng tôi đã xác định được cấu

trúc bậc 1 của tốc-xin 14 [7], với trình tự như sau:

VSIGIKCDPSIDLCEGQCRIRYFTGYCSGDTC

HCS.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày

kết quả tinh chế các nơ-rô-tốc-xin 5, 7, 9, 13 và

19 bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp trực

tiếp từ nọc thô, không qua bước lọc qua gel và

bước đầu xác định cấu trúc bậc 1 của chúng.

 

pdf 6 trang yennguyen 4920
Bạn đang xem tài liệu "Tách, làm sạch và bước đầu xác định cấu trúc của một số tốc-xin từ nọc bò cạp Việt Nam Lychas mucronatus", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tách, làm sạch và bước đầu xác định cấu trúc của một số tốc-xin từ nọc bò cạp Việt Nam Lychas mucronatus

Tách, làm sạch và bước đầu xác định cấu trúc của một số tốc-xin từ nọc bò cạp Việt Nam Lychas mucronatus
 44 
28(2): 44-49 Tạp chí Sinh học 6-2006 
Tách, làm sạch và b−ớc đầu xác định cấu trúc của một số 
Tốc-xin từ nọc bò cạp Việt Nam Lychas mucronatus 
Hoàng Ngọc Anh 
Viện Hóa học 
Đặng Trần Hoàng, Tr−ơng Nam Hải 
Viện Công nghệ sinh học 
Fournier A. 
National Institute of scientific Research Pointe-Claire, Canada 
ở Việt Nam, có một số loài bọ cạp thuộc các 
họ Buthudae, Scorpionidae và Chaerilidae [1-5]. 
Những nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi cho thấy 
ở hai tỉnh Bình Ph−ớc và Bình D−ơng có các loài 
bò cạp Lychas mucronatus và Heterometrus 
petersii petersii. Khi nghiên cứu nọc bò cạp của 
loài L. mucronatus, chúng tôi đã xác định đ−ợc có 
hai nhóm tốc-xin với khối l−ợng phân tử 3500-
5000 và 6000-8000 Da [6]. Từ nọc bò cạp này, 
chúng tôi đã tách ra và làm sạch bảy tốc-xin ngắn 
(Mr = 3500-5000 Da); những tốc-xin này có tác 
dụng ức chế dây thần kinh bị kích thích. Trong số 
những tốc-xin đó, chúng tôi đã xác định đ−ợc cấu 
trúc bậc 1 của tốc-xin 14 [7], với trình tự nh− sau: 
VSIGIKCDPSIDLCEGQCRIRYFTGYCSGDTC
HCS. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày 
kết quả tinh chế các nơ-rô-tốc-xin 5, 7, 9, 13 và 
19 bằng ph−ơng pháp sắc ký lỏng cao áp trực 
tiếp từ nọc thô, không qua b−ớc lọc qua gel và 
b−ớc đầu xác định cấu trúc bậc 1 của chúng. 
I. ph−ơng pháp nghiên cứu 
1. Nguyên liệu 
Bò cạp nâu (L. mucronatus) đ−ợc thu thập ở 
tỉnh Bình Ph−ớc, trong các tháng 5-6 của hai 
năm 2003 và 2004. Bò cạp đ−ợc nuôi trong chậu 
nhựa trên có phủ cỏ, lá khô; thức ăn của chúng 
là côn trùng. Nọc bò cạp đ−ợc thu bằng xung 
điện, rồi đem làm khô trên CaCl2 khan và giữ ở 
nhiệt độ -20oC cho đến khi dùng. Để tách chiết 
và làm sạch các tốc-xin, chúng tôi đã sử dụng 
các hóa chất của hãng Merck. 
2. Ph−ơng pháp 
- Tách, làm sạch và xác định trình tự axit 
amin của các tốc-xin 5, 7, 9, 13 và 19. 
Sắc ký lỏng cao áp đảo pha (RP-HPLC) 
đ−ợc tiến hành trên máy phân tích Beckman 
system gold và máy điều chế Flonged MOD col 
(Mỹ) với cột Phenomenex Jupiter (250 ì 35 
mm, 15 àm, 300 A) C18; tốc độ rửa cột 20 
ml/phút. Cột sắc ký đ−ợc rửa bằng gradient 
tuyến tính của các dung dịch sau: A là 0,06% 
TFA trong n−ớc và B là 0,06% TFA trong 55% 
axêtonitrin trong n−ớc. Ch−ơng trình rửa cột: 0-
50% B trong thời gian 90 phút và sau đó 50-
100% B trong thời gian 90 phút. 
Hoạt tính sinh học của các phân đoạn tốc-
xin tách ra đ−ợc thử lên động mạch của giống 
chuột bạch C57BL/6 bằng máy xác định mức độ 
co cơ. Động mạch của chuột đ−ợc ngâm trong 
dung dịch sinh lý: 4 g (10 mM) dextroza, 4,2 g 
(25 mM) NaHCO3, 13,8 g (120 mM) NaCl, 10 
ml (4,7 mM) KCL, 10 ml (1,2 mM) K2PO4, 10 
ml (2,4 mM) MgSO4, 5 ml (2,5 mM) CaCl2, 
2000 ml n−ớc là thể tích cuối cùng của dung 
dịch sinh lý. 
Khối l−ợng phân tử của các tốc-xin đ−ợc 
xác định trên máy Mass-spectrum Voyager 
(Mỹ). 
Để xác định số l−ợng gốc xystein trong phân 
tử, các protein đ−ợc khử hóa và an-kin hóa theo 
quy trình sau: các protein sạch (30 àg) đ−ợc hòa 
trong 3 ml đệm 0,6 M Tris-HCl pH = 8,6 có 
chứa 6 M guanidin hydroclorit. Thêm vào dung 
dịch này 30 àl β-mercaptoetanon và giữ trong 
 45 
khí acgon ở nhiệt độ phòng trong 3 giờ. Sau đó, 
thêm vào đó 0,3 ml 500 mM iodoaxêtat, quấy và 
giữ trong tối ở nhiệt độ 37oC trong 1 giờ để an-
kin hóa protein đã khử. Quá trình làm sạch muối 
của các protein đã S-an-kin hóa đ−ợc tiến hành 
bằng sắc ký lỏng cao áp (HPLC) trên cột C8. 
II. Kết quả và thảo luận 
1. Thu mẫu và lấy nọc của loài bò cạp nâu 
L. mucronatus 
Bò cạp phân bố nhiều ở miền Nam n−ớc ta, 
trong đó chủ yếu ở vùng Đông Nam bộ và tỉnh 
Đắc Nông. Việc bắt bò cạp th−ờng đ−ợc tiến 
hành vào đầu mùa m−a (từ giữa tháng 5 đến đầu 
tháng 7); đó cũng là mùa sinh sản của chúng. 
Đầu mùa m−a năm 2003, chúng tôi đã tiến hành 
bắt bò cạp nâu ở miền Nam rồi mang ra Hà Nội 
nuôi và lấy nọc; do khí hậu khác nhau nên bò 
cạp chết rất nhanh, vì vậy trong mùa đó, từ 1300 
bò cạp lấy đ−ợc 450 mg nọc, mà nọc không 
đ−ợc tốt (l−ợng cặn không tan trong n−ớc chiếm 
10%) và việc tách các tốc-xin gặp nhiều khó 
khăn. Do kết quả nh− vậy nên mùa m−a năm 
2004, chúng tôi đã quyết định bắt l−ợng bò cạp 
nhiều lên và lấy nọc tại chỗ để tăng số l−ơng 
nọc thu đ−ợc. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 
bò cạp ở các tỉnh Đắc Nông, Tây Ninh, Bà Rịa-
Vũng Tàu và Bình Ph−ớc. Kết quả cho thấy ở 
tỉnh Đắc Nông, có nhiều bò cạp đen H. petersii 
petersii (hình 2), còn ở vùng Đông Nam bộ có 
nhiều bò cạp nâu L. mucronatus (hình 1). 
Hình 1. Bò cạp nâu L. mucronatus 
Trong các loài bò cạp này, chúng tôi quan 
tâm đến nọc của bò cạp nâu và dựa vào kết quả 
của khảo sát này, chúng tôi đã tổ chức bắt đ−ợc 
khoảng 4000 con bò cạp nâu tại tỉnh Bình 
Ph−ớc, nuôi và lấy nọc của những bò cạp này tại 
thành phố Hồ Chí Minh. Việc nuôi bò cạp tại 
thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với khí hậu nên 
bò cạp sống và phát triển tốt, giúp cho việc thu 
đ−ợc l−ợng nọc cần thiết. Sau 1 tháng nuôi và 
lấy nọc, chúng tôi đã thu đ−ợc 1000 mg nọc khô 
với chất l−ợng tốt. 
Hình 2. Bò cạp đen H. petersii petersii 
2. Tách, làm sạch và khảo sát đặc tính của 
các tốc-xin 5, 7, 9, 13 và 19 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày 
ph−ơng pháp tách, làm sạch các tốc-xin 5, 7, 9, 
13 và 19 của nọc bò cạp nâu trực tiếp từ nọc thô 
bằng sắc ký lỏng cao áp, sau đó dùng khối phổ 
để định h−ớng tách các tốc-xin quan tâm. 
Tr−ớc đây, các tốc-xin 5, 7, 9, 13 và 19 đã 
đ−ợc tách ra từ đỉnh 3 (sau lọc qua gel), khảo sát 
hoạt tính lên dây thần kinh của ếch và xác định 
khối l−ợng phân tử của chúng t−ơng ứng là: 
4316 Da, 4054 Da, 4948 Da, 4133 Da và 3958 
Da [6], nh−ng trình tự axit amin ch−a đ−ợc xác 
định. Trong nghiên cứu này, dựa vào khối l−ợng 
phân tử của các tốc-xin đã biết, chúng tôi đã tiến 
hành tách các tốc-xin này từ nọc thô bằng 
ph−ơng pháp sắc ký lỏng cao áp và sử dụng khối 
phổ để định h−ớng các phân đoạn cần làm sạch; 
ph−ơng pháp này đã làm tăng hiệu quả tách các 
tốc-xin lên. 
 46 
Sử dụng 600 mg, trong số 1000 mg nọc bò 
cạp thô đã thu đ−ợc vào các tháng 5-6 của năm 
2004, bằng ph−ơng pháp sắc ký lỏng cao áp đảo 
pha (RP-HPLC) trên cột C18, chúng tôi đã tách 
ra một loạt các protein đ−ợc trình bày trong hình 
3. 
Hình 3. Sắc ký lỏng cao áp đảo pha (RP-HPLC) của nọc thô của bò cạp nâu L. mucronatus 
trên cột C18. Các tốc-xin quan tâm nằm ở vùng đ−ợc đánh giấu mũi tên 
Đo khối phổ của các phân đoạn đã tách ra cho 
thấy những tốc-xin mà chúng tôi quan tâm nằm 
trong vùng đ−ợc đánh dấu mũi tên trên sắc ký đồ 
(hình 3). Khảo sát tác dụng của các phân đoạn này 
lên động mạch cổ của chuột cho thấy chúng làm co 
cơ của động mạch của chuột; điều đó nói lên các 
tốc-xin này tác dụng lên các kênh thần kinh và 
chúng là các nơ-rô-tốc-xin, phù hợp với những 
nghiên cứu tr−ớc đây của các tốc-xin này. Để thu 
đ−ợc các tốc-xin sạch, các phân đoạn đã tách ra 
đ−ợc đem đông khô và chạy lại sắc ký lỏng cao áp 
trên cột C18 phân tích hoặc điều chế, tùy thuộc vào 
l−ợng các phân đoạn thu đ−ợc. Sau vài lần chạy sắc 
ký lỏng cao áp kết hợp với khối phổ để định h−ớng, 
5 tốc-xin đã đ−ợc tách và xác định khối l−ợng phân 
tử nh− trình bày trong các hình 4-8. 
Hình 4. Sắc ký đồ HPLC và khối phổ của tốc-xin 5 (Mr = 4326) 
Hình 5. Sắc ký đồ HPLC và khối phổ của tốc-xin 7 (Mr = 4060) 
4326 
4060 
 47 
Hình 6. Sắc ký đồ HPLC và khối phổ của tốc-xin 9 (Mr = 4914) 
Hình 7. Sắc ký đồ HPLC và khối phổ của tốc-xin13 (Mr= 4138) 
Hình 8. Sắc ký đồ HPLC và khối phổ của tốc-xin 19 (Mr = 3965) 
Việc so sánh khối l−ợng phân tử của các 
tốc-xin đ−ợc tách ra với khối l−ơng phân tử của 
các tốc-xin 5, 7, 9, 13 và 19 đã đ−ợc tách ra 
tr−ớc đây cho thấy chúng là một. 
Nh− vậy, bỏ qua b−ớc lọc qua gel, kết hợp 
hai ph−ơng pháp sắc ký lỏng cao áp và khối phổ, 
từ 600 mg nọc thô, chúng tôi đã tách, làm sạch 
và khảo sát đặc tính của 5 tốc-xin. Bằng cách 
này, chúng tôi đã nâng cao hiệu quả tinh sạch 
các tốc-xin của nọc bò cạp; tr−ớc đây, để thực 
hiện công việc này, chúng tôi đã phải sử dụng 
2000 mg nọc thô [6]. 
4138 
3965 
4914 
 48 
3. Xác định sự có mặt của cầu đisunphít 
trong phân tử của các tốc-xin đã tách ra 
Để xác định cấu trúc bậc một của các tốc-
xin nhận đ−ợc, đầu tiên là phải tiến hành khử 
hóa và an-kin hóa chúng để giải phóng các cầu 
đisunphít. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành khử 
hóa và an-kin hóa các tốc-xin nh− mô tả trong 
phần ph−ơng pháp và kết quả đ−ợc trình bày 
trong phần này của bài báo. Đây là b−ớc đầu 
trong việc xác định cấu trúc của chúng. 
Kết quả khử và an-kin hóa các tốc-xin cho 
thấy : 
- Tốc-xin 5 có khối l−ợng phân tử 4326 Da; 
sau khử hóa và an-kin hóa, có khối l−ợng phân 
tử 4684 Da, tăng lên 356 Da, t−ơng đ−ơng với 6 
nhóm C2H4NO (Mr = 58 Da; 356 : 58 = 6,14) đã 
gắn vào các gốc xystein. Nh− vậy, trong phân tử 
của tốc-xin 5 có 6 gốc xystein tạo thành 3 cầu 
đisunphít. 
- Tốc-xin 7 có khối l−ợng phân tử 4058 Da; 
sau khử hóa và an-kin hóa, có khối l−ợng phân 
tử 4423 Da, tăng lên 351 Da, t−ơng đ−ơng với 6 
nhóm C2H4NO (Mr = 58 Da; 351 : 58 = 6,05) đã 
gắn vào các gốc xystein. Nh− vậy, trong phân tử 
của tốc-xin 7 có 6 gốc xystein tạo thành 3 cầu 
đisunphít. 
- Tốc-xin 9 có khối l−ợng phân tử 4916 Da; 
sau khử hóa và an-kin hóa, có khối l−ợng phân 
tử 5330 Da, tăng lên 413 Da, t−ơng đ−ơng với 7 
nhóm C2H4NO (Mr = 58 Da; 413 : 58 = 7,1) đã 
gắn vào các gốc xystein. Nh− vậy, trong phân tử 
của tốc-xin 9 có 7 gốc xystein nh−ng tạo thành 
3 cầu đisunphít. 
- Tốc-xin 13 có khối l−ợng phân tử 4138 Da; 
sau khử hóa và an-kin hóa, có khối l−ợng phân 
tử 4490 Da, tăng lên 356 Da, t−ơng đ−ơng với 6 
nhóm C2H4NO (Mr = 58 Da; 356 : 58 = 6,14) đã 
gắn vào các gốc xystein. Nh− vậy, trong phân tử 
của tốc-xin 13 có 6 gốc xystein tạo thành 3 cầu 
đisunphít. 
- Tốc-xin 19 có khối l−ợng phân tử 3965 Da; 
sau khử hóa và an-kin hóa, nó có khối l−ợng 
phân tử 4314 Da, tăng lên 348 Da, t−ơng đ−ơng
với 6 nhóm C2H4NO (Mr = 58 Da; 348 : 58 = 6) 
đã gắn vào các gốc xystein. Nh− vậy, qua khử 
hóa và an-kin hóa, đã xác định đ−ợc trong phân 
tử của tốc-xin 19 có 6 xystein tạo thành 3 cầu 
đisunphít. 
Nh− vậy, việc khử hóa và an-kin hóa cho 
thấy trong phân tử của các tốc-xin 5, 7, 9, 13 và 
19 có 3 cầu đisunphít, giống nh− cấu trúc của 
các nơ-rô-tốc-xin ngắn của nọc bò cạp. 
III. Kết luận 
1. Sử dụng 600 mg, trong 1000 mg nọc đã 
thu đ−ợc của loài bò cạp nâu Lychas 
mucronatus, bằng ph−ơng pháp sắc ký lỏng cao 
áp phối hợp với khối phổ và căn cứ vào khối 
l−ợng phân tử đã biết của các tốc-xin, chúng tôi 
đã tách và làm sạch các tốc-xin 5, 7, 9, 13 và 19 
từ nọc thô của loài bò cạp này. 
2. Kết qủa khử hóa và an-kin hóa các tốc-
xin này cho thấy, trong phân tử của chúng, có 3 
cầu đisunphít; tính chất này đặc tr−ng cho tính 
chất cấu trúc của các nơ-rô-tốc-xin của nọc bò 
cạp. 
Tài liệu tham khảo 
1. Lourenco W. R., 1994: Biogeographica, 70: 
155-160. 
2. M’Barek S. et al., 2003: J. Biol Chem., 
278: 31095-31104. 
3. Possani L. D. et al., 1999: Eur. J. Biochem., 
264: 287-300. 
4. Gordon D. et al., 2003: Eur. J. Biochem., 
270: 2663-2670. 
5. Debin J. A. et al., 1993: Am. J. Physiol., 
264 (Cell. Physiol.33), C361-C369. 
6. Hoang N. A. et al., 2001: Bulletin Experi-
mental Biology and Medicine, 132: 398-
400. 
7. Hoang N. A. et al., 2003: Applied Bioche-
mistry and Microbiology, 39: 122-126. 
 49 
Isolation, purification and preliminary 
structural determination of the toxins 
from scorpion Lychas mucronatus 
Hoang Ngoc Anh, Dang Tran Hoang, Truong Nam Hai, Fournier A. 
Summary 
Our study has showed that the scorpion species H. petersii petersii was abundant in the Dacnong 
province, but the scorpion one L. mucronatus many distributed in the Tayninh, Binhphuoc and Baria-Vungtau 
provinces. Five neurotoxins were isolated, purified and identified from the venom of L. mucronatus by using 
the RP-HPLC on C18 column and Mass-Spectrum. These isolated toxins had molecular masses as: 4326 Da, 
4060 Da, 4914 Da, 4138 Da and 3965 Da respectively, that were similar to the molecular masses of the known 
toxins 5, 7, 9, 13 and 19 [6]. The structural determination of these toxins showed that in their molecules, there 
were three disulfide bridges what were typical for the short scorpion neurotoxins. 
Ngày nhận bài: 4-2-2005 

File đính kèm:

  • pdftach_lam_sach_va_buoc_dau_xac_dinh_cau_truc_cua_mot_so_toc_x.pdf