Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ khi VN mở cửa thị trường ngân hàng, tài chính, hoạt động của hệ thống ngân hàng VN đã bộc lộ nhiều vấn đề bất ổn mang tính hệ thống, đó là: sở hữu chéo, thanh khoản kém, nợ

xấu tăng cao, chất lượng quản trị điều hành hạn chế, sản phẩm dịch vụ

nghèo nàn, mà nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ có nguy

cơ xảy ra rủi ro mất an toàn hệ thống. Vì thế, bài viết đánh giá thực trạng

tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) VN giai đoạn 2008

- 2012, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đóng góp cho quá trình tái cấu trúc

hệ thống NHTM VN trong thời gian tới. Trong bài viết, tác giả sử dụng

phương pháp thống kê, phân tích để củng cố cho kết luận của mình.

pdf 5 trang yennguyen 8540
Bạn đang xem tài liệu "Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Hoạt Động NH Hướng Tới Hồi Phục & Hoàn Thiện
27
1. Giới thiệu
Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 
1998), tái cấu trúc ngân hàng bao 
gồm một loạt các biện pháp được 
phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ 
thống thanh toán quốc gia và khả 
năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, 
đồng thời xử lý các vấn đề còn 
tồn tại trong hệ thống tài chính là 
nguyên nhân gây ra khủng hoảng. 
Tại VN, tái cấu trúc hệ thống 
NHTM đã được đặt ra từ những 
năm cuối thập niên 1990 khi hệ 
thống NHTM trong nước bộc lộ rõ 
những yếu kém và rủi ro mang tính 
hệ thống dưới tác động của khủng 
hoảng tài chính châu Á. Kết quả là 
hệ thống ngân hàng đã hoạt động 
ổn định hơn và có những đóng góp 
rất lớn với việc phát triển kinh tế. 
Tuy nhiên, từ khi VN cam kết thực 
hiện WTO và Hiệp định thương 
mại VN – Mỹ, tăng dần theo lộ 
trình nới lỏng các quy định đối với 
các tổ chức tài chính nước ngoài 
sau năm 2010, đặc biệt là sau cuộc 
khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, 
hoạt động của hệ thống ngân hàng 
VN đã bộc lộ những yếu kém về 
khả năng chống đỡ với những cú 
sốc từ bên ngoài,... tái cấu trúc hệ 
thống ngân hàng lại trở thành vấn 
đề cấp bách hơn bao giờ hết. Bài 
viết sử dụng phương pháp thống 
kê, phân tích để đánh giá thực trạng 
tái cấu trúc của các NHTM VN, chỉ 
ra những hạn chế và đề xuất các 
giải pháp hữu ích góp phần cho quá 
trình tái cấu trúc hệ thống NHTM 
VN trong thời gian tới.
2. Thực trạng tái cấu trúc hệ 
thống ngân hàng thương mại 
VN
Thứ nhất, về nhận thức
Hầu hết các NHTM VN nhận 
thức được tầm quan trọng cũng 
như cơ hội, thách thức trong quá 
trình tham gia công cuộc tái cơ cấu 
và đã chủ động xây dựng, triển khai 
kế hoạch tái cơ cấu nhằm nâng cao 
năng lực cạnh tranh để phát triển. 
Tuy nhiên, vẫn còn một số ngân 
hàng chưa mặn mà với việc tái cấu 
trúc, nhất là các ngân hàng nhỏ vì 
hầu hết những ngân hàng này hoạt 
động kém hiệu quả nên nếu quá 
trình tái cấu trúc diễn ra thì đây sẽ 
là những ngân hàng đầu tiên bị sáp 
nhập hoặc giải thể. Chính điều này 
đã gây khó khăn cho Chính phủ 
khi thực hiện công cuộc tái cơ cấu 
NHTM.
Thứ hai, về xử lý nợ xấu
Vấn đề nợ xấu đã được NHNN, 
các NHTM và các ban ngành liên 
quan đặc biệt quan tâm xử lý trong 
thời gian qua bằng các biện pháp: 
NCS. NGuyễN QuỳNH HoA
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 
thương mại Việt Nam
Từ khi VN mở cửa thị trường ngân hàng, tài chính, hoạt động của hệ thống ngân hàng VN đã bộc lộ nhiều vấn đề bất ổn mang tính hệ thống, đó là: sở hữu chéo, thanh khoản kém, nợ 
xấu tăng cao, chất lượng quản trị điều hành hạn chế, sản phẩm dịch vụ 
nghèo nàn,  mà nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ có nguy 
cơ xảy ra rủi ro mất an toàn hệ thống. Vì thế, bài viết đánh giá thực trạng 
tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) VN giai đoạn 2008 
- 2012, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đóng góp cho quá trình tái cấu trúc 
hệ thống NHTM VN trong thời gian tới. Trong bài viết, tác giả sử dụng 
phương pháp thống kê, phân tích để củng cố cho kết luận của mình.
Từ khóa: Ngân hàng thương mại, tái cấu trúc, sản phẩm, dịch vụ, 
nợ xấu
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 14 (24) - Tháng 01- 02/201428
Hoạt Động NH Hướng Tới Hồi Phục & Hoàn Thiện
cơ cấu lại nợ một cách cách hợp 
lý, giảm lãi suất tiền vay đối với 
cả lĩnh vực ưu tiên, đồng thời tăng 
cường trích lập, sử dụng dự phòng 
rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy 
định của pháp luật. Với những nỗ 
lực của NHNN và các NHTM, tính 
đến cuối năm 2012, các NHTM 
VN đã xử lý được 65.740 tỷ đồng 
nợ xấu bằng dự phòng rủi ro và số 
dự phòng rủi ro chưa sử dụng là 
61.012 tỷ đồng; số nợ xấu được cơ 
cấu lại 237.500 tỷ đồng. 
Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ 
xấu của các NHTM VN trong thời 
gian qua còn rất nhiều hạn chế: 
Bản thân các NHTM đã không 
trích lập đầy đủ, trung thực dự 
phòng rủi ro tín dụng nên việc xử 
lý nợ xấu làm lành mạnh, an toàn 
hệ thống mà NHNN chưa thể xử lý 
dứt điểm suốt thời gian qua. Ngoài 
ra, nợ xấu được xử lý chủ yếu bằng 
dự phòng rủi ro tín dụng cho thấy 
hoạt động xử lý nợ của các NHTM 
VN vẫn chưa thực sự có hiệu quả 
vì việc thường xuyên sử dụng quỹ 
dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu 
khiến lợi nhuận của ngân hàng bị 
ảnh hưởng, từ đó kéo theo những 
hệ quả xấu trong hoạt động kinh 
doanh và giảm lợi thế cạnh tranh 
trên thị trường.
Thứ ba, về tăng vốn tự có
Vốn tự có của các NHTM VN 
tăng nhanh từ năm 2008 đến 2012 
là nhờ có nguồn vốn từ ngân sách 
nhà nước cấp bổ sung, phát hành 
cổ phiếu, sáp nhập các NHTM 
cổ phần với nhau, lợi nhuận tăng 
trưởng cao trong giai đoạn này đã 
kéo theo quỹ dự trữ bổ sung vốn 
điều lệ và lợi nhuận giữ lại tăng 
lên. Chính những quy định về mức 
vốn tối thiểu của NHNN cùng với 
sự nỗ lực của các NHTM VN mà 
tính đến thời điểm 31/12/2012 tất 
cả các NHTM VN đều đạt được 
mức vốn điều lệ theo quy định là 
3.000 tỷ đồng, hệ số CAR được cải 
thiện đáng kể. Mặc dù vốn tự có 
và hệ số an toàn vốn tối thiểu của 
các NHTM VN có những chuyển 
biến tích cực, song nếu so sánh 
với các quốc gia khác trong khu 
vực Đông Nam Á thì vốn điều lệ 
của các NHTM VN còn rất khiêm 
tốn. Chẳng hạn, tính đến cuối năm 
2012, Ngân hàng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn VN là ngân 
hàng có vốn điều lệ lớn nhất nhưng 
cũng chỉ đạt 29.605 tỷ đồng tương 
đương 1.421 triệu USD (trong khi 
đó OCBC bank của Singapore có 
vốn điều lệ là 18.018 triệu USD). 
Thứ tư, về hệ thống quản trị
Năng lực quản trị điều hành của 
các NHTM VN đã được nâng lên, 
nhiều ngân hàng áp dụng mô hình 
quản trị hiện đại, tiến gần đến mô 
hình quản trị của thế giới. Cơ cấu 
tổ chức bộ máy Hội đồng quản 
trị, bộ máy điều hành, các phòng 
ban ở các ngân hàng cũng được 
tổ chức sắp xếp lại nhằm xác định 
trách nhiệm, quyền hạn của các bộ 
phận, các cấp. Tuy nhiên, hệ thống 
quản trị của các NHTM VN vẫn 
bộc lộ nhiều nhược điểm như: vai 
trò thực tế của Hội đồng quản trị 
và Ban điều hành chưa được phân 
biệt rõ ràng; chưa coi trọng vấn đề 
quản trị rủi ro; quản trị công ty tại 
các NHTM chưa được quan tâm 
đúng mức và chưa được coi là mô 
hình thực sự cần thiết cho phát 
triển kinh doanh; rất nhiều NHTM 
thiếu vắng các thành viên độc lập 
là những người có uy tín, có kinh 
nghiệm trong các ủy ban thuộc Hội 
đồng quản trị. 
Thứ năm, về sản phẩm
Các NHTM VN đã và đang 
không ngừng nghiên cứu và đưa 
ra những sản phẩm mới để ngày 
càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của 
nền kinh tế. Nếu như trước đây, 
các NHTM VN thực hiện nhiệm 
vụ chủ yếu là cho vay và huy động 
thì đến nay hệ thống đã lớn mạnh 
và hoạt động đa dạng trên các mặt 
dịch vụ. Các dịch vụ tín dụng và 
phí tín dụng của ngân hàng đã đáp 
ứng được các nhu cầu cơ bản của 
khách hàng trong, ngoài nước và 
đã xây dựng được niềm tin trong 
lòng người sử dụng dịch vụ. Chẳng 
hạn, nói đến ACB là người ta nghĩ 
ngay đến thái độ phục vụ ân cần, 
thời gian chờ đợi ngắn. Bên cạnh 
những kết quả đạt được, việc phát 
triển sản phẩm của các NHTM VN 
còn tồn tại những vấn đề như: số 
lượng sản phẩm chưa phong phú, 
nhất là nghiệp vụ ngân hàng quốc 
tế; chưa chú trọng nhiều đến cạnh 
tranh về chất lượng phục vụ và 
công nghệ mà chủ yếu nhờ mở 
rộng mạng lưới, cạnh tranh về giá 
cả và lãi suất.
Thứ sáu, về nhân lực
Để đạt được hiệu quả cao trong 
hoạt động kinh doanh của mình, 
vấn đề nhân sự được các NHTM 
hết sức quan tâm. Vì vậy, ngay từ 
khâu tuyển dụng các ngân hàng 
cũng đề ra các tiêu chuẩn cụ thể 
và áp dụng các chính sách đãi ngộ 
tốt để giữ và chiêu dụ nhân tài. Tỷ 
trọng nhân sự có trình độ từ đại học 
trở lên của các NHTM VN ngày 
càng gia tăng và chiếm tỷ lệ rất cao, 
chằng hạn tỷ lệ này ở ACB là 93%, 
của Techcombank là 93,33%. Tuy 
nhiên, hiện tại, đội ngũ nhân lực 
trong các NHTM VN đang tồn tại 
một số hạn chế: thiếu hụt nghiêm 
trọng kiến thức về ngân hàng như 
một ngành kinh doanh, thiếu tự tin 
trong giao tiếp, thiếu khả năng tư 
duy sáng tạo, ... 
Thứ bảy, về công nghệ
Hệ thống NHTM VN đã xây 
dựng được một hạ tầng CNTT 
Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 29
 Hoạt Động NH Hướng Tới Hồi Phục & Hoàn Thiện
tương đối hiện đại đã sử dụng phục 
vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã 
hội và chủ động hội nhập với khu 
vực và thế giới. Bên cạnh việc triển 
khai hệ thống phần mềm quản trị 
lõi ngân hàng nhằm giúp thực hiện 
các nghiệp vụ giao dịch, quản trị 
hoạt động ngân hàng hàng ngày, 
cung cấp ứng dụng CNTT như một 
dịch vụ nhằm phục vụ mục tiêu 
kinh doanh của ngân hàng, giúp đa 
dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đảm 
bảo an ninh hệ thống, chống thất 
thoát dữ liệu, đồng thời giảm chi 
phí, thời gian cung ứng dịch vụ 
cũng như khả năng mở rộng nhanh 
chóng theo yêu cầu của hoạt động 
kinh doanh. Mặc dù các NHTM 
VN đã ý thức được tầm quan trọng 
của việc ứng dụng công nghệ hiện 
đại trong hoạt động kinh doanh 
ngân hàng nhưng do hạn chế về 
vốn, kinh nghiệm nên việc triển 
khai còn chưa đạt hiệu quả cao, 
mức độ hiện đại còn thua kém so 
với các chi nhánh NHNNg và ngân 
hàng 100% vốn nước ngoài. 
Thứ tám, về mô hình tổ chức hoạt 
động
Hầu hết mô hình tổ chức hoạt 
động của các NHTM VN đã được 
sắp xếp, phân định thành các bộ 
phận kinh doanh, hỗ trợ và kiểm 
soát. Công tác chuyển đổi, vận 
hành mô hình tổ chức mới của các 
NHTM VN đã cơ bản đáp ứng 
được các yêu cầu đề ra: thực hiện 
được mục tiêu chuyển đổi từ mô 
hình ngân hàng truyền thống sang 
mô hình NHTM hiện đại, đa năng; 
tạo ra được sự phân tách về mặt tổ 
chức giữa khối kinh doanh với các 
khối quản lý rủi ro, tác nghiệp và 
hỗ trợ; thúc đẩy triển khai các dịch 
vụ, sản phẩm mới. Mặc dù đã có rất 
nhiều cố gắng trong việc chuyển đổi 
mô hình tổ chức hoạt động nhưng 
đến nay mô hình tổ chức của các 
NHTM vẫn còn những điểm chưa 
hoàn thiện: vẫn còn tình trạng các 
phòng ban nghiệp vụ từ trụ sở chính 
và chi nhánh được phân nhiệm 
theo nghiệp vụ và phân khúc theo 
địa giới hành chính, chưa chú trọng 
phân nhiệm theo nhóm khách hàng 
và loại hình dịch vụ như thông lệ 
quốc tế; mạng lưới chi nhánh phân 
bố chưa hợp lý.
Thứ chín, về sở hữu
Cấu trúc sở hữu của hệ thống 
NHTM VN ngày càng đa dạng 
phù hợp với trình độ phát triển 
kinh tế trong nước và xu thế hội 
nhập, mở cửa thị trường tài chính. 
Tuy nhiên, cơ cấu sở hữu chéo giữa 
các NHTM, sự tham gia của các 
tập đoàn kinh tế vào các NHTM 
đang là nguyên nhân của một số 
ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn 
và lành mạnh của hệ thống ngân 
hàng VN như: sở hữu chéo có thể 
giúp các ngân hàng cho vay theo 
quan hệ mà hệ quả là nảy sinh rất 
nhiều khoản nợ xấu; sở hữu chéo 
tạo ra rủi ro mang tính hệ thống vì 
vấn đề thanh khoản và khả năng trả 
nợ của một ngân hàng có thể kéo 
theo những vấn đề tương tự ở rất 
nhiều các ngân hàng khác; sở hữu 
chéo có thể dẫn tới tình trạng tăng 
vốn ảo nên nguồn lực và khả năng 
chống đỡ rủi ro của ngân hàng 
không được đánh giá đúng mức. 
Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với cơ 
quan hoạch định chính sách là làm 
thế nào để giảm tình trạng sở hữu 
chéo trong khu vực ngân hàng và 
làm thế nào để giảm tác động của 
các cấu trúc sở hữu chéo đến việc 
tuân thủ các quy định đảm bảo hoạt 
động an toàn.
Tóm lại, trong thời gian qua, 
mặc dù việc tái cấu trúc hệ thống 
NHTM VN đã đạt được một số 
thành quả đáng khích lệ nhưng 
cũng còn không ít những hạn chế. 
Vì vậy, trong thời gian tới cần phải 
tiếp tục tiến hành các biện pháp tái 
cấu trúc hệ thống NHTM VN để 
hoạt động của các NHTM VN có 
thể đạt được mục tiêu: “An toàn 
– Hiệu quả - Phát triển bền vững 
– Hội nhập quốc tế” Chính phủ 
(2009), Nghị định 59/2009/NĐ-CP 
ngày 16/7/2009.
3. Đề xuất một số giải pháp tái 
cấu trúc hệ thống ngân hàng 
thương mại VN trong thời gian 
tới
Mục tiêu lớn của tái cấu trúc 
là tạo một hệ thống ngân hàng đa 
dạng về loại hình, quan hệ sở hữu 
và quy mô, trong đó có các ngân 
hàng đủ mạnh để có thể cạnh tranh 
trong khu vực và quốc tế, có các 
ngân hàng làm trụ cột cho cả hệ 
thống ngân hàng trong nước và có 
các ngân hàng có quy mô nhỏ và 
vừa hoạt động trong những phân 
khúc thị trường khác nhau. Để 
đạt được mục tiêu này, những giải 
pháp được đề xuất là:
Nhóm giải pháp vĩ mô
Thứ nhất, tiến hành thanh tra 
đánh giá, phân loại, phân nhóm 
ngân hàng thương mại dựa vào các 
tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá ngân 
hàng tốt, an toàn. Nhóm những 
ngân hàng kém nhất, không đáp 
ứng các tiêu chuẩn đánh giá sẽ bị 
buộc chấm dứt hoạt động, sáp nhập 
vào các ngân hàng có tình hình tài 
chính tốt hơn. Nhóm ngân hàng có 
khả năng phục hồi và nhóm ngân 
hàng có tình hình tài chính tốt được 
khuyến khích sáp nhập để hình 
thành ngân hàng mới có quy mô 
lớn hơn, hoạt động hiệu quả hơn.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung, 
hoàn thiện hành lang pháp lý: các 
cấp quản lý cần xây dựng hành 
lang pháp lý về hoạt động ngân 
hàng thật công khai, minh bạch 
và công bằng để tạo điều kiện cho 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 14 (24) - Tháng 01- 02/201430
Hoạt Động NH Hướng Tới Hồi Phục & Hoàn Thiện
các NHTM được bình đẳng trong 
cạnh tranh, đảm bảo an toàn hệ 
thống đồng thời cải thiện niềm tin 
của công chúng vào hệ thống ngân 
hàng; đưa vào thực hiện các tiêu 
chuẩn quản trị mới, các quy định 
về an toàn và phòng tránh rủi ro 
theo thông lệ quốc tế; hình thành 
môi trường kinh doanh lành mạnh, 
xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các 
NHTM.
Thứ ba, nâng cao vai trò định 
hướng, quản lý, giám sát của 
NHNN và Chính phủ. Việc giám 
sát của NHNN và Chính phủ đối 
với các NHTM phải được tiến 
hành thường xuyên – liên tục, linh 
hoạt và hỗ trợ các tổ chức được 
giám sát, đảm bảo tính hệ thống, 
phối hợp các chính sách hiệu quả 
và hợp tác với quốc tế trong giám 
sát tài chính để các ngân hàng hoạt 
động an toàn, hiệu quả, tránh tình 
trạng cạnh tranh không lành mạnh. 
Thứ tư, tiếp tục cổ phần hóa 
NHTM nhà nước. Việc cổ phần hóa 
các NHTM nhà nước tạo điều kiện 
cho các ngân hàng này chủ động 
hơn trong hoạt động của mình: 
nâng cao năng lực tài chính, cải 
thiện chất lượng dịch vụ, gia tăng 
sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt 
động để thực sự trở thành những 
ngân hàng nòng cốt trong hoạt 
động của hệ thống NHTM VN.
Thứ năm, phối hợp có hiệu quả 
việc tái cấu trúc hệ thống NHTM 
với việc phát triển mạnh các thị 
trường tài chính: thị trường chứng 
khoán, thị trường bảo hiểm và các 
quỹ đầu tư theo những tiêu chuẩn 
quốc tế để đáp ứng nhu cầu vốn 
cho nền kinh tế.
Thứ sáu, tiếp tục chủ động hội 
nhập quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, 
tín dụng và ngân hàng. Quá trình 
hội nhập này cần phải được tính 
toán cụ thể sao cho phù hợp với 
năng lực của các NHTM VN và 
khả năng quản lý và giám sát của 
các cơ quan quản lý Nhà nước.
Thứ bảy, xử lý vấn đề sở hữu 
chéo. Vấn đề mấu chốt trong công 
tác xử lý sở hữu chéo là phải đảm 
bảo ngăn ngừa hành vi cố tình vi 
phạm, đồng thời triệt tiêu lợi ích từ 
việc sở hữu chéo của các cá nhân 
và tổ chức. Để thực hiện điều này, 
đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng 
bộ giữa NHNN và các Bộ ngành 
liên quan trong việc ban hành các 
văn bản pháp quy cũng như việc 
kiểm soát việc thực thi các điều 
khoản quy định.
Nhóm giải pháp từ phía các 
NHTM
Thứ nhất, tăng cường năng lực 
tài chính. Các NHTM cần chủ động 
nâng cao năng lực tài chính của 
mình trên các phương diện chính 
như: vốn tự có, chất lượng tài sản, 
thanh khoản, khả năng sinh lời. Để 
làm được điều này trước tiên các 
NHTM cần phải từng bước tăng 
vốn điều lệ bằng các biện pháp: phát 
hành cổ phiếu cho nhà đầu tư trong 
nước và nước ngoài, tự nguyện sáp 
nhập, hợp nhất với nhau; khi tiến 
hành đầu tư hay cho vay mới cần 
tuân thủ đúng quy trình; minh bạch 
thông tin và trích lập đầy đủ các 
khoản dự phòng; tuân thủ yêu cầu 
an toàn trong hoạt động kinh doanh 
về cơ cấu huy động và cơ cấu cho 
vay; hạn chế rủi ro, tiết giảm chi 
phí và nâng cao khả năng sinh lời.
Thứ hai, nâng cao năng lực quản 
trị điều hành. Để nâng cao năng lực 
quản trị điều hành, các NHTM VN 
cần tách bạch rõ quyền hạn, trách 
nhiệm của các ban, trung tâm tại 
hội sở chính cũng như tăng cường 
sự phối hợp giữa các ban này với 
các chi nhánh toàn hệ thống; xây 
dựng hệ thống cảnh báo sớm và 
phát triển hệ thống công cụ, chương 
trình phần mềm phục vụ công tác 
quản lý rủi ro thị trường, tác nghiệp 
theo chuẩn mực và thông lệ quốc 
tế; tăng cường và nâng cao chất 
lượng công tác dự báo, nghiên cứu 
thị trường phục vụ cho công tác 
quản trị, điều hành nhằm phát triển 
dịch vụ phi tín dụng; có chính sách 
đãi ngộ tốt cho những nhà quản lý 
giỏi để giữ và thu hút nhân tài.
Thứ ba, cải thiện chất lượng sản 
phẩm hiện có và không ngừng phát 
triển sản phẩm mới. Các NHTM 
cần phải tận dụng tất cả những lợi 
thế về nguồn nhân lực, công nghệ 
để nâng cao chất lượng sản phẩm 
hiện có cũng như không ngừng đưa 
ra các sản phẩm mới nhằm đáp ứng 
tốt nhất nhu cầu của khác hàng. 
Làm được điều này sẽ giúp ngân 
hàng tạo được niềm tin với khách 
hàng và giúp ngân hàng ngày càng 
khẳng định được vị thế của mình 
trong trên thị trường.
Thứ tư, nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực theo hướng nâng 
cao trình độ chuyên môn, khả năng 
sáng tạo, khả năng giao tiếp, phong 
cách làm việc chuyên nghiệp. Để 
làm được điều này, ngay từ khâu 
tuyển dụng cần phải đặt ra các tiêu 
chí cần thiết cụ thể đồng thời kết 
hợp đào tạo và đào tạo lại thường 
xuyên cán bộ. Đối với các cán bộ 
quản lý các cấp có tiềm năng nên 
có kế hoạch đào tạo, thực tập, trao 
đổi nhân viên giữa với các ngân 
hàng uy tín của nước ngoài hoạt 
động trong và ngoài nước.
Thứ năm, tiếp tục đổi mới công 
nghệ ngân hàng. Trong thời gian 
qua, mặc dù việc ứng dụng công 
nghệ ngân hàng của các NHTM 
VN đã tiến một bước xa nhưng so 
với các NHTM của các nước tiên 
tiến trên thế giới thì công nghệ sử 
dụng ở các NHTM VN còn khá lạc 
hậu. Do đó, các NHTM VN phải 
Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 31
 Hoạt Động NH Hướng Tới Hồi Phục & Hoàn Thiện
có kế hoạch cụ thể và tiến hành đổi 
mới công nghệ nhằm tạo ra những 
sản phẩm dịch vụ có tính cạnh 
tranh cao, khả năng bảo mật thông 
tin tốt để nâng cao năng lực cạnh 
tranh của mình.
Thứ sáu, sắp xếp lại mạng lưới 
một cách khoa học. Suốt một thời 
gian dài, các NHTM VN đã không 
ngừng mở rộng mạng lưới mà 
không chú ý nhiều đến tính hiệu 
quả, khả năng quản lý, nguồn lực, .. 
vì vậy đã dẫn đến tình trạng có nơi 
rất thừa (các thành phố, đô thị lớn), 
có nơi rất thiếu (nông thôn, vùng 
xa xôi). Những nơi thừa thì cạnh 
tranh không lành mạnh để giành 
giật khách hàng, những nới thiếu 
thì lãng phí nguồn lực. Vậy nên, 
trong thời gian tới các NHTM cần 
phải có giải pháp cụ thể cơ cấu lại 
mạng lưới như sáp nhập, giải thể, 
thay đổi nhân sự quản lý, trong 
điều kiện hạn chế tối thiểu sự xáo 
trộn, hoang mang về tâm lý đối với 
đội ngũ nhân sự.
4. Kết luận
Tóm lại, có thể nói, tái cơ cấu 
hệ thống ngân hàng đã và đang là 
vấn đề cấp thiết không chỉ đối với 
riêng ngành ngân hàng mà đối với 
toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, không 
chỉ các NHTM, Ngân hàng Nhà 
nước mà các cơ quan chức năng, 
bộ ngành đều phải cùng chung tay 
thực hiện. Mặt khác, đây là một 
vấn đề lớn nên không thể nóng 
vội trong quyết định, cần phải tính 
toán kỹ lưỡng trong từng bước 
hành động để xây dựng nên một 
hệ thống ngân hàng phát triển lành 
mạnh, làm nền tảng cho việc tái cơ 
cấu toàn bộ nền kinh tếl
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo thường niên của các NHTM VN (từ 
năm 2008 đến năm 2012).
Claudia Dziobek, Ceyla Pazarbasioglu 
(1998), Lessons from Systemic Bank 
Restructuring, IMF.
David S.Hoelscher (2006), Bank 
Restructuring and Resolution, IMF.
Đức Huy (2011), Hệ thống ngân hàng Việt: 
Rất cần một cuộc “đại tu”!, 
com.vn/c76/s76-536358/he-thong-
ngan-hang-viet-rat-can-1-cuoc-dai-tu.
htm, 25/4/2012.
Phạm Đỗ Chí (2012), Cải tổ ngân hàng: Mới 
chỉ “chữa cháy”, 
vn/kinh-te/vef/62708/cai-to-ngan-hang-
-moi-chi--chua-chay-.html, 26/4/2012.
Phạm Hằng (2011), Cơ cấu lại hệ thống 
ngân hàng thương mại, 
baomoi.com/Co-cau-lai-he-thong-ngan-
hang-thuong-mai/126/6956734.epi, 
22/4/2012.
Trần Sĩ Chương (2012), “Tử huyệt” của 
hệ thống ngân hàng, 
vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/71910, 
22/4/2012.
Sanjay Kalra (2012), Banking System 
Restructuring, IMF.
(Tiếp theo trang 9)
Hart, Stuart. (1995), “Does It Pay To Be Green? An Empirical Examination Of The Relationship 
Between Emissions Reduction And Firm Performance”, Business Strategy and the
Environment (September).
Heim, G and Zenklusen, O (2005), “Sustainable Finance: Strategy Options for Development
Financing Institutions”, Eco: Fact, Stampfenbachstrass, Zurich, 2005.
Jan Willem van Gelder, (2006), “Sustainable Banking In Practice: A Closer Look At The 
Nominees For The 2006 Financial Times Sustainable Banking Awards”, Banktrack., 
Profundo.
Jeucken, M (2001) “Sustainable Finance and Banking, The finance Sector and The Future of 
the Planet”, Earthscan, London, 
Jeucken, M and Bouma, J,J (1999) “The Changing Environment of Banks”, GMI Theme Issue, 
GMI-27, Autumn, 1999.
Pravakar Sahoo, Bibhu Prasad Nayak, (2008), Green Banking in India, Institute Of Economic 
Growth University Of Delhi Enclave North Campus, Delhi.
Rutherford, Michael (1994),“At what Point can pollution be said to cause damage to the 
Environment?”, The Banker, January.
Schmidheiny, S and Federico J L Zorraquyn, (1996), Financing Change: The Financial 
Community, Eco-Efficiency and Sustainable development, Cambridge, MIT Press.
Sesit, Michael R, (1996), “Disclosure fails to Meet Needs of Big Investors: Survey Shows 
Institutions Feel Company Reports Yeild Insufficient Data”, Wall Street Journal.
Starogiannis, D (2006), “What is Environmental Responsibility of Banks”, UNEP FI 
Conference, June.
Thompson,-Hilary-J, (1995) “The Role of Financial Institutions in Encouraging Improved 
Environmental Performance” in Rogers,-Michael-D., ed. Business And The Environment. 
New York: St. Martin’s Press; London: Macmillan Press; 271-81
UNEP Finance Initiatives (2002), Financial Institution Initiative Signatories, http:/unepfi.net/
fii/signatories_country.htm
Xây dựng ngân hàng xanh... 

File đính kèm:

  • pdftai_cau_truc_he_thong_ngan_hang_thuong_mai_viet_nam.pdf