Tài liệu Chuyên môn cho kỹ thuật viên ngành Điện

Các khái niệm cơ bản về dòng điện - Cấu trúc vật chất , bản chất và chiều dòng điện, tác dụng

của dòng điện.

1. Cấu trúc nguyên tử :

Để hiểu về bản chất dòng điện ta biết rằng ( kiến thức PTTH ) tất cả các nguyên tố đều

được cấu tạo lên từ các nguyên tử và mỗi nguyên tử của một chất được cấu tạo bởi hai phần

- Một hạt nhân ở giữa các hạt mang điện tích dương gọi là Proton và các hạt trung hoà

điện gọi là Neutron.

- Các Electron (điện tử ) mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân .

- Bình thường các nguyên tử có trạng thái trung hoà về điện nghĩa là số Proton hạt nhân

bằng số electron ở bên ngoài nhưng khi có tác nhân bên ngoài như áp xuất, nhiệt độ, ma sát

tĩnh điện, tác động của từ trường . thì các điện tử electron ở lớp ngoài cùng có thể tách khỏi

quỹ đạo để trơqr thành các điện tử tự do.

- Khi một nguyên tử bị mất đi một hay nhiều điện tử, chúng bị thiếu điện tử và trở thành

ion dương và ngược lại khi một nguyên tử nhận thêm một hay nhiều điện tử thì chúng trở

thành ion âm.

2 . Bản chất dòn điện và chiều dòng điện .

Khi các điện tử tập trung với mật độ cao chúng tạo lên hiệu ứng tích điện

- Dòng điện chính là dòng chuyển động của các hạt mang điện như điện tử , ion.

- Chiều dòng điện được quy ước đi từ dương sang âm ( ngược với chiều chuyển động của các điện

tử - đi từ âm sang dương )

3. Tác dụng của dòng điện

pdf 152 trang yennguyen 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Chuyên môn cho kỹ thuật viên ngành Điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Chuyên môn cho kỹ thuật viên ngành Điện

Tài liệu Chuyên môn cho kỹ thuật viên ngành Điện
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 1 
 Khái niệm cơ bản về dòng điện 
Các khái niệm cơ bản về dòng điện - Cấu trúc vật chất , bản chất và chiều dòng điện, tác dụng 
của dòng điện. 
 1. Cấu trúc nguyên tử : 
 Để hiểu về bản chất dòng điện ta biết rằng ( kiến thức PTTH ) tất cả các nguyên tố đều 
được cấu tạo lên từ các nguyên tử và mỗi nguyên tử của một chất được cấu tạo bởi hai phần 
là 
 - Một hạt nhân ở giữa các hạt mang điện tích dương gọi là Proton và các hạt trung hoà 
điện gọi là Neutron. 
 - Các Electron (điện tử ) mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân . 
 - Bình thường các nguyên tử có trạng thái trung hoà về điện nghĩa là số Proton hạt nhân 
bằng số electron ở bên ngoài nhưng khi có tác nhân bên ngoài như áp xuất, nhiệt độ, ma sát 
tĩnh điện, tác động của từ trường .. thì các điện tử electron ở lớp ngoài cùng có thể tách khỏi 
quỹ đạo để trơqr thành các điện tử tự do. 
 - Khi một nguyên tử bị mất đi một hay nhiều điện tử, chúng bị thiếu điện tử và trở thành 
ion dương và ngược lại khi một nguyên tử nhận thêm một hay nhiều điện tử thì chúng trở 
thành ion âm. 
 2 . Bản chất dòn điện và chiều dòng điện . 
 Khi các điện tử tập trung với mật độ cao chúng tạo lên hiệu ứng tích điện 
 - Dòng điện chính là dòng chuyển động của các hạt mang điện như điện tử , ion. 
 - Chiều dòng điện được quy ước đi từ dương sang âm ( ngược với chiều chuyển động của các điện 
tử - đi từ âm sang dương ) 
 3. Tác dụng của dòng điện : 
 Khi có một dòng điện chạy qua dây dẫn điện như thí nghiệm sau : 
 Ta thấy rằng dòng điện đã tạo ra một từ trường xung quanh để làm lệch hướng của nam châm, khi 
đổi chiều dòng điện thì từ trường cũng đổi hướng => làm nam châm lệch theo hướng ngược lại. 
 - Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn phát sáng và siẩng nhiệt năng 
 - Dòng điện chạy qua động cơ làm quay động cơ quay sinh ra cơ năng 
 - Khi ta nạp ác quy các cực của ắc quy bị biến đổi và dòng điện có tác dụng hoá năng.. 
Như vậy dòng điện có các tác dụng là tác dụng về nhiệt , tác dụng về cơ năng , tác dụng về từ 
trường và tác dụng về hoá năng. 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 2 
Dòng điện & Điện áp một chiều 
 Cường độ dòng điện , ký hiệu và đơn vị . Điện áp , hiệu điện thế, ký hiệu, đơn vị của điện áp . 
 1. Cường độ dòng điện : 
 Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện hay đặc trưng cho số lượng các 
điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian - Ký hiệu là I 
 - Dòng điện một chiều là dòng chuyển động theo một hướng nhất định từ dương sang 
âm theo quy ước hay là dòng chuyển động theo một hướng của các điện tử tự do. 
 Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe và có các bội số : 
 Kilo Ampe = 1000 Ampe 
 Mega Ampe = 1000.000 Ampe 
 Mili Ampe = 1/1000 Ampe 
 Micro Ampe = 1/1000.000 Ampe 
 2. Điện áp : 
 Khi mật độ các điện tử tập trung không đều tại hai điểm A và B nếu ta nối một dây dẫn từ A 
sang B sẽ xuất hiện dòng chuyển động của các điện tích từ nơi có mật độ cao sang nơi có mật độ 
thấp, như vậy người ta gọi hai điểm A và B có chênh lệch về điện áp và áp chênh lệch chính là 
hiệu điện thế. 
 - Điện áp tại điểm A gọi là UA 
 - Điện áp tại điểm B gọi là UB. 
 - Chênh lệch điện áp giữa hai điểm A và B gọi là hiệu điện thế UAB 
 UAB = UA - UB 
 - Đơn vị của điện áp là Vol ký hiệu là U hoặc E, đơn vị điện áp có các bội số là 
 Kilo Vol ( KV) = 1000 Vol 
 Mini Vol (mV) = 1/1000 Vol 
 Micro Vol = 1/1000.000 Vol 
 Điện áp có thể ví như độ cao của một bình nước, nếu hai bình nước có độ cao khác nhau thì 
khi nối một ống dẫn sẽ có dòng nước chảy qua từ bình cao sang bình thấp hơn, khi hai bình 
nước có độ cao bằng nhau thì không có dòng nước chảy qua ống dẫn. Dòng điện cũng như vậy 
nếu hai điểm có điện áp chên lệch sẽ sinh ra dòng điện chạy qua dây dẫn nối với hai điểm đó từ 
điện áp cao sang điện áp thấp và nếu hai điểm có điện áp bằng nhau thì dòng điện trong dây dẫn 
sẽ = 0 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 3 
Một số định luật cơ bản 
 Các định luật cần nhớ như định luật ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp, song song. Công thức tính 
điện năng và công xuất tiêu thụ. 
 1. Định luật ôm 
 Định luật ôm là định luật quan trọng mà ta cần phải nghi nhớ Cường độ dòng điện 
trong một đoạn mạch tỷ lệ thuận với điện áp ở hai đầu đoạn mạch và tỷ lệ nghịch với điện 
trở của đoạn mạch đó . 
 Công thức : I = U / R trong đó 
 I là cường độ dòng điện , tính bằng Ampe (A) 
 U là điện áp ở hai đầu đoạn mạch , tính bằng Vol (V) 
 R là điện trở của đoạn mạch , tính bằng ôm 
 2. Định luật ôm cho đoạn mạch 
 Đoạn mạch mắc nối tiếp: 
 Trong một đoạn mạch có nhiều điện trở mắc nối tiếp thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch bằng tổng 
sụt áp trên các điện trở . 
 Như sơ đồ trên thì U = U1 + U2 + U3 
 Theo định luật ôm ta lại có U1 =I1 x R1 , U2 = I2 x R2, 
 U3 = I3 x R3 nhưng đoạn mạch mắc nối tiếp thì I1 = I2 = I3 
 Sụt áp trên các điện trở => tỷ lệ thuận với các điện trở . 
Đoạn mạch mắc song song 
 Trong đoạn mạch có nhiều điện trở mắc song song thì cường độ dòng điện chính bằng 
tổng các dòng điện đi qua các điện trở và sụt áp trên các điện trở là như nhau: 
 Mạch trên có U1 = U2 = U3 = E 
 I = I1 + I2 + I3 và U1 = I1 x R1 = I2 x R2 = I3 x R3 
 Cường độ dòng điện tỷ lệ nghịch với điện trở . 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 4 
 3. Điện năng và công xuất : 
 * Điện năng. 
 Khi dòng điện chạy qua các thiết bị như bóng đèn => làm bóng đèn sáng, chạy qua động cơ => 
làm động cơ quay như vậy dòng điện đã sinh ra công. Công của dòng điện gọi là điện năng, ký 
hiệu là W, trong thực tế ta thường dùng Wh, KWh ( Kilo wat giờ) Công thức tính điện năng là 
:W = U x I x t 
 Trong đó W là điện năng tính bằng June (J) 
 U là điện áp tính bằng Vol (V) 
 I là dòng điện tính bằng Ampe (A) 
 t là thời gian tính bằng giây (s) 
 * Công xuất . 
 Công xuất của dòng điện là điện năng tiêu thụ trong một giây , công xuất được tính bởi công 
thức 
P = W / t = (U. I .t ) / t = U .I 
Theo định luật ôm ta có P = U.I = U2 / R = R.I2 
Khái niệm về từ trường 
 các chủ đề nghiên cứu : Nam châm và từ tính, từ trường, cường độ từ trường,độ từ cảm, từ thông. 
 1. Khái niệm về từ trường. 
 * Nam châm và từ tính . 
 Trong tự nhiên có một số chất có thể hút được sắt gọi là nam châm tự nhiên. 
 Trong công nghiệm người ta luyện thép hoặc hợp chất thép để tạo thành nam châm 
nhân tạo. 
 Nam châm luôn luôn có hai cực là cực bắc North (N) và cực nam South (S) , nếu chặt 
thanh nam châm ra làm 2 thì ta lại được hai nam châm mới cũng có hai cực N và S - đó là 
nam châm có tính chất không phân chia.. 
 Nam châm thường được ứng dụng để sản xuất loa điện động, micro hoặc mô tơ DC. 
 * Từ trường 
 Từ trường là vùng không gian xung quanh nam châm có tính chất truyền lực từ lên các vật liệu 
có từ tính, từ trường là tập hợp của các đường sức đi từ Bắc đến cực nam. 
 * Cường độ từ trường 
 Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường, ký hiệu là H đơn vị là A/m 
 * Độ từ cảm 
 Là đại lượng đặc trưng cho vật có từ tính chịu tác động của từ trường, độ từ cảm phụ thuộc vào 
vật liệu . VD Sắt có độ từ cảm mạnh hơn đồng nhiều lần . Độ từ cảm được tính bởi công thức 
B = µ.H 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 5 
Trong đó B : là độ từ cảm 
µ : là độ từ thẩm 
H : là cường độ từ trường 
 * Từ thông 
 Là số đường sức đi qua một đơn vị diện tích, từ thông tỷ lệ thuật với cường độ từ trường. 
 * Ứng dụng của Nam châm vĩnh cửu. 
 Nam châm vĩnh cửu được ứng dụng nhiều trong thiết bị điện tử, chúng được dùng để sản xuất 
Loa, Micro và các loại Mô tơ DC. 
Dòng điện xoay chiều 
 Chủ đề nghiên cứu: Chu kỳ và tần số dòng xoay chiều, biên độ điện áp xoay chiều, giá trị điện áp 
hiệu dụng và công xuất của dòng điện xoay chiều đi qua tải. 
 1. Dòng điện xoay chiều : 
 Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian, những 
thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. 
 Ở trên là các dòng điện xoay chiều hình sin, xung vuông và xung nhọn. 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 6 
 Chu kỳ và tần số của dòng điện xoay chiều. 
 Chu kỳ của dòng điện xoay chiều ký hiệu là T là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại vị 
trí cũ , chu kỳ được tính bằng giây (s) 
 Tần số điện xoay chiều : là số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây 
ký hiệu là F đơn vị là Hz 
 F = 1 / T 
 Pha của dòng điện xoay chiều : 
 Nói đến pha của dòng xoay chiều ta thường nói tới sự so sánh giữa 2 dòng điện xoay chiều có 
cùng tần số . 
 * Hai dòng điện xoay chiều cùng pha là hai dòng điện có các thời điểm điện áp cùng tăng và 
cùng giảm như nhau: 
Hai dòng điện xoay chiều cùng pha 
 * Hai dòng điện xoay chiều lệch pha : là hai dòng điện có các thời điểm điện áp tăng giảm 
lệch nhau . 
Hai dòng điện xoay chiều lệch pha 
 * Hai dòng điện xoay chiều ngược pha : là hai dòng điện lệch pha 180 độ, khi dòng điện này 
tăng thì dòng điện kia giảm và ngược lại. 
Hai dòng điện xoay chiều ngược pha 
 Biên độ của dòng điện xoay chiều 
 Biên độ của dòng xoay chiều là giá trị điện áp đỉnh của dòng điện.xoay chiều, biên độ này 
thường cao hơn điện áp mà ta đo được từ các đồng hồ 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 7 
 Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều 
 Thường là giá trị đo được từ các đồng hồ và cũng là giá trị điện áp được ghi trên zắc cắm 
nguồn của các thiết bị điện tử., Ví dụ nguồn 220V AC mà ta đang sử dụng chính là chỉ giá trị 
hiệu dụng, thực tế biên độ đỉnh của điện áp 220V AC khoảng 220V x 1,4 lần = khoảng 300V 
 Công xuất của dòng điện xoay chiều . 
 Công xuất dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào cường độ, điện áp và độ lệch pha giữa hai đại 
lượng trên , công xuất được tính bởi công thức : 
P = U.I.cosα 
 Trong đó U : là điện áp 
 I là dòng điện 
 α là góc lệch pha giữa U và I 
 => Nếu dòng xoay chiều đi qua điện trở thì độ lệch pha gữa U và I là α = 0 khi đó cosα = 
1 và P = U.I 
 => Nếu dòng xoay chiều đi qua cuộn dây hoặc tụ điện thì độ lệch pha giữa U và I là +90 độ 
hoặc -90độ, khi đó cosα = 0 và P = 0 ( công xuất của dòng điện xoay chiều khi đi qua tụ điện 
hoặc cuộn dây là = 0 ) 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 8 
Dòng xoay chiều qua R, C, L 
 Chủ đề nghiên cứu: Dòng xoay chiều qua trở thuần, qua tụ điện, qua cuộn dây, khái niệm về dung 
kháng của tụ điện và cảm kháng của cuộn dây, tổng hợp hai dòng điện xoay chiều. 
 1. Dòng điện xoay chiều đi qua điện trở 
 Dòng điện xoay chiều đi qua điện trở thì dòng điện và điện áp cùng pha với nhau , 
nghĩa là khi điện áp tăng cực đại thì dòng điện qua trở cũng tăng cực đại. như vậy dòng 
xoay chiều có tính chất như dòng một chiều khi đi qua trở thuần.do đó có thể áp dụng 
các công thức của dòng một chiều cho dòng xoay chiều đi qua điện trở 
I = U / R hay R = U/I Công thức định luật ohm 
P = U.I Công thức tính công xuất 
 2 . Dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện . 
 Dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện thì dòng điện sẽ sớm pha hơn điện áp 90độ 
Dòng xoay chiều có dòng điện sớm 
pha hơn điện áp 90 độ khi đi qua tụ 
 * Dòng xoay chiều đi qua tụ sẽ bị tụ cản lại với một trở kháng gọi là Zc, và Zc được tính bởi 
công thức 
Zc = 1/ ( 2 x 3,14 x F x C ) 
 Trong đó Zc là dung kháng ( đơn vị là Ohm ) 
 F là tần số dòng điện xoay chiều ( đơn vị là Hz) 
 C là điện dung của tụ điện ( đơn vị là µ Fara) 
 Công thức trên cho thấy dung kháng của tụ điện tỷ lệ nghịch với tần số dòng xoay chiều 
(nghĩa là tần số càng cao càng đi qua tụ dễ dàng) và tỷ lệ nghịc với điện dung của tụ ( nghĩa là 
tụ có điện dung càng lớn thì dòng xoay chiều đi qua càng dễ dàng) 
 => Dòng một chiều là dòng có tần số F = 0 do đó Zc = ∞ vì vậy dòng một chiều không đi 
qua được tụ. 
 3. Dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây. 
 Khi dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường biến thiên và từ trường biến 
thiên này lại cảm ứng lên chính cuộn dây đó một điện áp cảm ứng có chiều ngược lại , do đó 
cuộn dây có xu hướng chống lại dòng điện xoay chiều khi đi qua nó, sự chống lại này chính là 
cảm kháng của cuộn dây ký hiệu là ZL 
ZL = 2 x 3,14 x F x L 
 Trong đó ZL là cảm kháng ( đơn vị là Ohm) 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 9 
 L là hệ số tự cảm của cuộn dây ( đơn vị là Henry) L phụ thuộc vào số vòng dây quấn và 
chất liệu lõi . 
 F là tần số dòng điện xoay chiều ( đơn vị là Hz) 
 Từ công thức trên ta thấy, cảm kháng của cuộn dây tỷ lệ thuận với tần số và hệ số tự cảm 
của cuộn dây, tần số càng cao thì đi qua cuộn dây càng khó khăn => tính chất này của cuộn 
dây ngược với tụ điện. 
 => Với dòng một chiều thì ZL của cuộn dây = 0 ohm, dó đó dòng một chiều đi qua cuộn dây 
chỉ chịu tác dụng của điện trở thuần R mà thôi ( trở thuần của cuộn dây là điện trở đo được 
bằng đồng hồ vạn năng ), nếu trở thuần của cuộn dây khá nhỏ thì dòng một chiều qua cuộn dây 
sẽ bị đoản mạch. 
 * Dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây thì dòng điện bị chậm pha so với điện áp 90 độ 
nghĩa là điện áp tăng nhanh hơn dòng điện khi qua cuộn dây . 
Dòng xoay chiều có dòng điện chậm 
pha hơn điện áp 90 độ khi đi qua cuộn dây 
 =>> Do tính chất lệch pha giữa dòng điện và điện áp khi đi qua tụ điện và cuộn dây, nên ta 
không áp dụng được định luật Ohm vào mạch điện xoay chiều khi có sự tham gia của L và C 
được. 
 =>> Về công xuất thì dòng xoay chiều không sinh công khi chúng đi qua L và C mặc dù có 
U > 0 và I >0. 
 * Trên cùng một mạch điện , nếu xuất hiện hai dòng điện xoay chiều cùng pha thì biên độ 
điện áp sẽ bằng tổng hai điện áp thành phần. 
Hai dòng điện cùng pha biên độ sẽ tăng. 
 * Nếu trên cùng một mạch điện , nếu xuất hiện hai dòng điện xoay chiều ngược pha thì biên 
độ điện áp sẽ bằng hiệu hai điện áp thành phần. 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 10 
Hai dòng điện ngược pha, biên độ giảm 
Hướng dẫn đo bằng đồng hồ (VOM) 
 Chủ đề tìm hiểu: Giới thiệu về đồng hồ vạn năng, hướng dẫn đo điện áp xoay chiều, các trường hợp 
đo nhầm gây hỏng đồng hồ. 
 1. Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM) 
 Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên 
điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp 
AC và đo dòng điện. 
 Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng 
nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 
20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp. 
 2. Hướng dẫn đo điện áp xoay 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên  ... huếch đại xung dòng lên đủ mạnh sau 
đó ghép qua biến áp kích T1 sang điều khiển đèn công xuất 
Q3 
 Q3 là đèn công xuất, hoạt động ngắt mở như một công tắc 
điện tử => tạo ra dòng điện xoay chiều chạy qua cao áp T2, tụ 
C5 là tụ bù, C6 và D3 là tụ và Diode nhụt, D4 và C7 là mạch 
chỉnh lưu điện áp B2 =110V cung cấp cho G2, C8 và D5 tạo 
ra điện áp âm đưa vào G1 khi tắt máy, điện áp HV lấy trên 
cuộn thứ cấp khoảng 10KV điện áp này dùng vỏ đèn hình làm 
cực âm của tụ lọc vì vậy vỏ đèn hình phải luôn luôn được tiếp 
mass . 
Tầng dao động dòng 
 4. Hư hỏng thường gặp của khối quét dòng. 
 1) Máy có vào điện nhưng không lên màn sáng . 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 140 
Máy có vào điện nhưng không lên màn sáng 
 Nguyên nhân : Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là 
 Hỏng khối quét dòng => cao áp không hoạt động 
 Hỏng đèn hình. 
 Kiểm tra : 
 Kiểm tra điện áp B2 ( đo áp B2 trên tụ C7 bằng 110V ) để 
xác định xem cao áp có hoạt động hay không ? nếu áp B2 = 
0V là cao áp không hoạt động . 
 Kiểm tra điện áp cung cấp cho các tầng công xuất, tầng kích, 
tầng dao động xem có không ? 
 Đo chế độ điện áp UBE và UCE trên các đèn Q1 và Q2, thông 
thường điện áp này có UBE  0,6V và UCE  2/3 Vcc 
 2) Mất đồng bộ dòng, hình ảnh bị đổ hình sọc dưa 
Hình ảnh bị đổ hình sọc dưa do mất đồng bộ dòng 
 Nguyên nhân : Hiện tượng trên là do sai tần số dòng có thể do hỏng 
 Hỏng mạch so pha 
 Mất xung đồng bộ H.syn từ mạch tách xung đồng bộ đưa sang 
mạch so pha 
 Mất xung AFC từ cao áp đưa về so pha 
 Chỉnh sai núm H.Hold 
 Kiểm tra : 
 Chỉnh lại triết áp H.Hold ( triết áp chỉnh dao động dòng ) 
 Kiểm tra các linh kiện trong mạch so pha R1, R2, D1, C1 
 Kiểm tra mạch cung cấp xung đồng bộ H.syn 
 Kiểm tra tụ , trở dẫn xung dòng AFC về mạch so pha . 
 Khối quét mành Nội dung : Nhiệm vụ của khối quét mành, Phân tích sơ đồ khối, Phân tích các 
hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa khối quét mành. 
 1. Nhiệm vụ của khối quét mành : 
 Nhiệm vụ của khối quét mành là lái tia điện tử quét theo chiều dọc, 
khối quét mành bao gồm : 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 141 
 Mạch tạo dao động : Tạo ra xung mành có tần số 50Hz 
cung cấo cho tầng công xuất 
 Mạch tiền KĐ : Khuếch đại xung mành cho khoẻ hơn 
trước khi đưa vào tầng công xuất. 
 Tầng công xuất : Khuếch đại xung mành cho đủ lớn rồi 
đưa đến cuộn lái mành để lái tia tia điện tử dãn theo chiều 
dọc. 
 Xung đồng bộ : Điều khiển cho mạch dao động , dao 
động đúng tần số. 
Sơ đồ khối - khối quét mành. 
 2. Sơ đồ chi tiết khối quét mành sử dụng đèn bán dẫn : 
Sơ đồ chi tiết khối quét mành dùng đèn bán dẫn. 
 Phân tích sơ đồ mạch : 
 Q1 là tầng dao động, hoạt động theo nguyên lý dao động 
nghẹt, L1 là cuộn dây tạo dao động, VR1 là triết áp điều chỉnh 
tần số còn gọi là triết áp V.Hold 
 VR2 là triết áp đưa xung dao động sang tầng tiền KĐại, khi 
chỉnh VR2 sẽ làm thay đổi biên độ dao động ra => VR2 là 
triết áp chỉnh chiều cao màn hình. 
 VR3 là triết áp chỉnh tuyến tính, khi chỉnh VR3 thì dạng xung 
thay đổi => tuyến tính mành thay đổi, tuyến tính là độ dãn đều 
giữa các điểm ảnh theo chiều dọc. 
 Q2 là tầng tiền khuếch đại , KĐ đảo pha tín hiệu trước khi đưa 
vào hai đèn công xuất. 
 Q3 và Q4 là hai đèn KĐại công xuất, mắc theo kiểu đẩy kéo 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 142 
 L2 là cuộn lái mành gằn trên cổ đèn hình 
 Mạch hồi tiếp qua C1 có tác dụng sửa méo tuyến tính . 
 Xung đồng bộ mành được đưa vào một đầu của cuộn dây L1 
 3. Sơ đồ khối quét mành dùng IC trong Ti vi Samsung 359R 
Sơ đồ khối quét mành dùng IC trong Ti vi Samsung 359R 
 Phân tích sơ đồ trên : 
 Trong IC đã được tích hợp ba mạch : Tạo dao động : V.OSC, 
tầng tiền KĐại V.Amply và tầng công xuất V.OUT, các linh 
kiện điện trở, tụ điện được đưa ra ngoài. 
 Xung đồng bộ V.SYN đi qua mạch lọc tích phân R1, C1 sau 
đó đi qua tụ vào chân số 5 => đi vào mạch dao động để gim cố 
định tần số mành. 
 Triết áp V.HOLD ở chân 6 có tác dụng điều chỉnh thay đổi tần 
số mành. 
 Triết áp V.SIZE ở chân 4 có tác dụng điều chỉnh để thay đổi 
kích thước dọc màn hình. 
 Triết áp V.LIN từ sau cuộn lái tia có tác dụng thay đổi điện áp 
hồi tiếp => Làm thay đổi tuyến tính dọc màn hình, C3, C4 là 
các tụ hồi tiếp . 
 4. Các hư hỏng thường gặp của khối quét mành. 
 1) Màn hình chỉ còn một vạch sáng ngang 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 143 
Màn ảnh còn một vạch sáng ngang 
 Nguyên nhân : 
 Mất điện áp cung cấp cho khối quét mành 
 Hỏng IC công xuất mành 
 Hỏng các linh kiện R, C xung quanh IC 
 Kiểm tra : 
 Xác định đúng IC công xuất mành ( dò ngược từ zắc lái mành 
về ) 
 Kiểm tra Vcc cho IC ( với máy đen trắng là 12V với Ti vi mầu 
là 24V) đo Vcc trên tụ lọc nguồn to nhất cạnh IC 
 Thay IC công xuất mành nếu các chế độ điện áp đã có đủ. 
 2) Màn ảnh bị méo tuyến tính dọc, co dưới chân, dãn trên đầu : 
Màn ảnh bị méo tuyến tính dọc 
 Nguyên nhân : 
 Chỉnh sai triết áp V.LIN 
 Khô các tụ hoá trên mạch hồi tiếp sửa méo tuyến tính. 
 Hỏng IC 
 Khắc phục : 
 Chỉnh lại triết áp V.LIN 
 Thay các tụ của mạch hồi tiếp như tụ C3, C4 ở sơ đồ trên ( 
Các tụ hồi tiếp là tụ hoá thường có trị số nhỏ từ 1µF đến 
22µF nằm xung quanh khu vực IC công xuất mành.) 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 144 
 Thay IC nếu các nguyên nhân trên đã được loại trừ . 
 3) Hình bị trôi theo chiều dọc 
Ảnh bị trôi theo chiều dọc 
 Nguyên nhân : 
 Chỉnh sai triết áp V.Hold => làm sai tần số dao động mành. 
 Mất xung đồng bộ V.SYN 
 Kiểm tra : 
 Chỉnh lại triết áp V.Hold 
 Kiểm tra mạch cung cấp xung đồng bộ mành V.SYN cho 
mạch dao động mành. 
 Khối khuếch đai xung đồng bộ Nội dung : Nhiệm vụ của các xung đồng bộ, phân tích sơ đồ 
mạch khuếch đại và tách xung đồng bộ, các hư hỏng của khối đồng bộ. 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 145 
 1. Mạch khuếch đại và tách xung đồng bộ 
 Xung đồng bộ bao gồm xung đồng bộ dòng H.SYN và xung đồng 
bộ mành V.SYN được gửi sang máy thu hình cùng với tín hiệu 
Video, hai xung đồng bộ này có nhiệm vụ điều khiển khối quét 
dòng và quét mành quét đúng tần số như bên phát, điều này rất 
quan trọng cho việc khôi phục lại hình ảnh, nếu bên máy thu bị sai 
tần số quét dòng sẽ sinh mất đồng bộ dòng => hình bị đổ xiên, nếu 
sai tần số quét mành sẽ sinh mất đồng bộ mành => hình bị trôi theo 
chiều dọc. 
 Sơ đồ khối của khối đồng bộ : 
Sơ đồ khối của khối đồng bộ 
 Mạch tách xung đồng bộ : Tách tín hiệu đồng bộ chung ra 
khỏi tín hiệu Video tổng hợp . 
 Mạch khuếch đại : Khuếch đại biên độ xung đồng bộ 
chung 
 Mạch tích phân : Cho tín hiệu đồng bộ mành V.SYN đi 
qua 
 Mạch vi phân : Cho tín hiệu đồng bộ dòng H.SYN đi qua 
 Sơ đồ mạch chi tiết : 
Khối đồng bộ trong Ti vi Samsung 359R 
 R1, C1, R2, C2 là mạch tách xung đồng bộ, tách hai xung 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 146 
V.SYN và H.SYN ra khỏi tín hiệu Video tổng hợp 
 Đèn Q1 là tầng khuếch đại hai xung đồng bộ trên 
 R7, C3 và R8, C4 là hai mắt lọc tích phân , cho tần số thấp 
V.SYN đi qua và lọc bỏ tần số cao 
 C5, R9 là mắt lọc vi phân cho tần số cao H.SYN đi qua và 
ngăn tần số thấp lại . 
 Xung V.SYN sau mạch lọc tích phân đi tới mạch dao động 
mành 
 Xung V.SYN sau mạch vi phân đi tới mạch so pha 
 2. Hư hỏng của khối đồng bộ : 
 1) Mất tín hiệu đồng bộ chung => màn hình vừa đổ , vừa trôi 
Ảnh vừa bị đổ, vừa bị trôi 
 Nguyên nhân : 
 Do khô tụ của mạch tách xung đồng bộ 
 Do hỏng tầng khuếch đại xung đồng bộ chung 
 Kiểm tra : 
 Kiểm tra tụ C1 của mạch tách xung đồng bộ 
 Kiểm tra mạch khuếch đại xung đồng bộ chung Q1 
 Khối nguồn nuôi Nội dung : Nhiệm vụ của khối cấp nguồn, sơ đồ tổng quát, mạch chỉnh lưu và 
mạch lọc, Mạch ổn áp tuyến tính, Các hư hỏng thường gặp của khối cấp nguồn và phương pháp kiểm 
tra sửa chữa. 
 1. Khối nguồn nuôi 
 Nhiệm vụ của khối cấp nguồn là cung cấp nguồn 1chiều 12V ổn 
định cho máy hoạt động, điện áp vào là nguồn xoay chiều 220V AC 
không ổn định. 
Sơ đồ khối - khối nguồn nuôi 
 Biến áp có nhiệm vụ đổi điện 220V AC xuống điện áp 18V 
AC 
 Mạch chỉnh lưu cầu và lọc chỉnh lưu điện áp xoay chiều AC 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 147 
thành điện áp một chiều DC 
 Mạch ổn áp tuyến tính : có nhiệm vụ giữ cho điện áp ra cố 
định và bằng phẳng cung cấp cho tải tiêu thụ . 
 Mạch giảm áp, chỉnh lưu và mạch lọc . 
Biến áp và mạch chỉnh lưu cầu, mạch lọc 
 Biến áp nguồn : Điện áp vào = 220V 50Hz , Điện áp ra = 
18V 
 D1, D2, D3, D4 là mạch chỉnh lưu cầu , chỉnh lưu điện AC 
thành DC 
 Tụ C1 : 2200µF/25V là tụ lọc nguồn chính 
Biến áp và mạch chỉnh lưu cầu, mạch lọc trong thực tế. 
 Mạch ổn áp tuyến tính : 
Nhiệm vụ : Mạch ổn áp tuyến tính có nhiệm vụ => Tạo ra điện áp 
đầu ra ổn định và bằng phẳng, không phụ thuộc vào điện áp vào , 
không phụ thuộc vào dòng điện tiêu thụ 
 Sơ đồ tổng quát 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 148 
Sơ đồ tổng quát mạch ổn áp tuyến tính 
 Điện áp vào là nguồn DC không ổn định và còn gợn xoay 
chiều. 
 Điện áp ra là nguồn DC ổn định và bằng phẳng 
 Mạch lấy mẫu là lấy ra một phần điện áp đầu ra, điện áp lấy 
mẫu tăng giảm tỷ lệ với điện áp đầu ra . 
 Mạch tạo áp chuẩn : là tạo ra một điện áp cố định 
 Mạch dò sai : so sánh điện áp lấy mẫu với điện áp chuẩn để 
phát hiện sự biến đổi điện áp ở đầu ra và khuếch đại thành 
điện áp điều khiển quay lại điều chỉnh độ mở của đèn công 
xuất, nếu điện áp giảm thì áp điều khiển , ĐKhiển cho đèn 
công xuất dẫn mạnh, và ngược lại . 
 Đèn công xuất : khuếch đại về dòng điện và giữ cho điện áp ra 
cố định . 
 Sơ đồ chi tiết của mạch ổn áp tuyến tính máy Samsung 
Mạch ổn áp tuyến tính trong Ti vi Samsung 359R 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 149 
 Mach tạo áp lấy mẫu gồm R5, VR1, R6 , điện áp lấy mẫu 
được đưa vào cực B đèn Q2 . 
 Mạch tạo áp chuẩn gồm Dz và R4, điện áp chuẩn đưa vào cực 
E đèn Q2 
 Q2 là đèn dò sai , so sánh hai điện áp lấy mẫu và điện áp 
chuẩn để tạo ra điện áp điều khiển đưa qua R3 điều khiển độ 
hoạt động của đèn công xuất Q1 
 Q1 là đèn công xuất 
 R1 là điện trở phân dòng 
 Tụ 2200µF là tụ lọc nguồn chính . 
 Nguyên tắc ổn áp như sau : Giả sử khi điện áp vào tăng hoặc dòng 
tiêu thụ giảm => Điện áp ra tăng lên => điện áp chuẩn tăng nhiều hơn 
điện áp lấy mẫu => làm cho điện áp UBE đèn Q2 giảm => đèn Q2 dẫn 
giảm => dòng qua R3 giảm => đèn Q1 dẫn giảm ( vì dòng qua R3 là 
dòng định thiên cho đèn Q1 ) => kết quả là điện áp ra giảm xuống, 
vòng điều chỉnh này diễn ra trong thời gian rất nhanh so với thời gian 
biến thiên của điện áp, vì vậy điện áp ra có đặc tuyến gần như bằng 
phẳng. 
 Trường hợp điện áp ra giảm thì mạch điều chỉnh theo chiều hướng 
ngược lại. 
 2. Hư hỏng thường gặp của khối cấp nguồn 
 1) Không có điện vào máy, không có tiếng, không có màn sáng. 
Máy không màn sáng, không hình, không vào điện 
 Nguyên nhân : 
 Cháy biến áp nguồn, hoặc đứt cầu chì. 
 Cháy các Diode của mạch chỉnh lưu 
 Kiểm tra : 
 Kiểm tra biến áp nguồn : Để đồng hồ thanh x1 và đo vào 
hai đầu phích cắm điện AC, nếu kim đồng hồ không lên => là 
biến áp nguồn bị cháy, nếu kim lên vài chục ohm là biến áp 
bình thường. 
 Đo kiểm tra trên các Diode chỉnh lưu cầu 
 Cuối cùng ta cấp điện và đo trên hai đầu tụ lọc nguồn chính 
phải có 18V DC 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 150 
 2) Hình ảnh bị uốn éo, có tiếng ù ở loa . 
Hình ảnh bị uốn éo 
 Nguyên nhân : 
 Bản chất của hiện tượng trên là do điện áp cung cấp cho máy đã 
bị nhiễm xoay chiều 50Hz vì vậy nguyên nhân là : 
 Hỏng tụ lọc nguồn chính 2200µF/25V 
 Hỏng một trong số các Diode chỉnh lưu cầu 
 Hỏng mạch ổn áp tuyến tính 
 Kiểm tra : 
 Kiểm tra cầu Diode, nếu cầu Diode bình thường thì đo sụt áp 
trên 4 Diode phải bằng nhau, nếu điện áp này lệch là có 1 
hoặc 2 trong số 4 Diode bị hỏng 
 Đo điện áp DC trên tụ lọc nguồn chính phải có 18V DC, nếu 
điện áp này giảm < 18V là tụ lọc nguồn bị khô . 
 Kiểm tra điện áp DC ở đầu ra của nguồn ổn áp tuyến tính có 
khoảng 11V => 12V, và điều chỉnh biến trở nguồn (VR1) điện 
áp đầu ra phải thay đổi, nếu điện áp ra quá cao khoảng 15V 
hoăc quá thấp khoảng 7V và điều chỉnh biến trở VR1 không 
tác dụng là hỏng mạch ổn áp tuyến tính. 
 Khối đường tiếng Nội dung : Phân tích sơ đồ khối đường tiếng, phân tích mạch trung tần tiếng, 
phân tích hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa . 
 1. Sơ đồ khối đường tiếng 
Sơ đồ khối đường tiếng 
 Tín hiệu điều tần FM đi cùng tín hiệu Video tổng hợp được tách qua 
tụ giấy => đi qua mạch cộng hưởng đầu vào đi vào tầng khuếch đại 
trung tần tiếng => sau khi KĐ lên biên độ đủ lớn tín hiệu đưa sang 
mạch tách sóng điều tần để lấy ra tín hiệu âm tần => sau đó tín hiệu 
âm tần được khuếch đại qua mạch công xuất rồi đưa ra loa để phát lại 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 151 
âm thanh. 
 2. Mạch trung tần tiếng dùng Transistor 
Mạch trung tần tiếng dùng Transistor 
 T301 là biến áp trung tần cộng hưởng đầu vào , cộng hưởng ở 
tần số 6,5MHz 
 Q1 là đèn khuếch đại trung tần 
 T302 là biến áp trung tần tách sóng, sau biến áp T302 là mạch 
tách sóng điều tần 
 Đèn Q2 là mạch khuếch đại tín hiệu âm tần . 
 3. Khối đường tiếng dùng IC 
Khối đường tiếng trong Tivi Samsung 359R 
 CF1 là thạch anh cộng hưởng đầu vào, cộng hưởng ở tần số 
6,5MHz 
 IF Amply là tầng KĐ trung tần tiếng 
 FM DET là mạch tách sóng điều tần 
 CF2 là thạch anh cộng hưởng đầu ra 
GC Com Co., Ltd www.gccom.net – www.kythuatvien.com 
Tài liệu chuyên môn cho kỹ thuật viên Trang 152 
 Tín hiệu âm tần sau tách sóng được đưa đến triết áp Volume 
sau đó đưa sang tầng công xuất AUDIO OUT khuếch đại và 
đưa ra loa. 
 4. Hiện tượng hư hỏng khối đường tiếng 
 1) Máy có hình, không có tiếng. 
 Nguyên nhân : 
 Hỏng loa 
 Mất điện áp Vcc cung cấp cho khối đường tiếng 
 Hỏng IC công xuất tiếng 
 Hỏng mạch trung tần tiếng 
 Kiểm tra : 
 Kiểm tra loa : Để đồng hồ ở thang x1 đo vào hai đầu dây 
loa, nếu có âm thanh sột soạt ở loa là loa bình thường, nếu 
kim không lên và không có tiếng động là loa hỏng. 
 Đo kiểm tra Vcc cho IC công xuất 
 Thay IC tiếng nếu các điều kiện trên đã tốt. 
 2) Có tiếng rồ kèm theo tiếng nói , tiếng nói nhỏ. 
 Nguyên nhân : 
 Do mạch trung tần cộng hưởng sai tần số, thạch anh cộng 
hưởng không đúng hệ . 
 Kiểm tra : 
 Kiểm tra mạch trung tần, kiểm tra các thạch anh cộng hưởng, 
nếu thu các đài trong nước thì thạch anh là 6,5MHz. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_chuyen_mon_cho_ky_thuat_vien_nganh_dien.pdf