Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi giun quế
PHẦN I: KỸ THUẬT NUÔI GIUN QUẾ
BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIUN QUẾ
Giun quế thuộc nhóm giun ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài giun địa phương sống trong đất.
Giun quế là một trong những giống giun đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài giun mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch
Hàm lượng Protêin trong giun cao, khoảng 60 – 65 % VCK; Protein của giun đất có mặt đầy đủ các acid amin thiết yếu, việc sử dụng giun đất làm thức ăn bổ sung chất đạm cho vật nuôi sẽ tăng trọng nhanh và nâng cao được sức đề kháng
1. Đặc tính sinh học
Giun quế có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10 - 15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 - 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể trùn có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ.
Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải ra phân ra ngoài rất giàu dinh dưỡng, những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân trùn có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên.
2. Đặc tính sinh lý
Giun quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với giun quế nằm trong khoảng từ 20 - 30 0C, ở nhiệt độ khoảng 30 0C và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi Oxy.
Giun quế quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định từ 4 – 9, thích hợp nhất vào khoảng 7.0 - 7.5, pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi.
Giun quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm ). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng hơn, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn.
Trong tự nhiên, giun quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. chúng rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi giun quế
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ ---o0o--- TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ KỸ THUẬT NUÔI GIUN QUẾ (Dùng cho trình độ dưới 3 tháng ) Đơn vị biên tập: Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Năm 2013 PHẦN I: KỸ THUẬT NUÔI GIUN QUẾ BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIUN QUẾ Giun quế thuộc nhóm giun ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài giun địa phương sống trong đất. Giun quế là một trong những giống giun đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài giun mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch Hàm lượng Protêin trong giun cao, khoảng 60 – 65 % VCK; Protein của giun đất có mặt đầy đủ các acid amin thiết yếu, việc sử dụng giun đất làm thức ăn bổ sung chất đạm cho vật nuôi sẽ tăng trọng nhanh và nâng cao được sức đề kháng 1. Đặc tính sinh học Giun quế có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10 - 15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 - 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể trùn có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải ra phân ra ngoài rất giàu dinh dưỡng, những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân trùn có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên. 2. Đặc tính sinh lý Giun quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với giun quế nằm trong khoảng từ 20 - 30 0C, ở nhiệt độ khoảng 30 0C và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi Oxy. Giun quế quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định từ 4 – 9, thích hợp nhất vào khoảng 7.0 - 7.5, pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi. Giun quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng hơn, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn. Trong tự nhiên, giun quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. chúng rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ. 3. Đặc điểm sinh sản và sinh trưởng 3.1. Đặc điểm sinh sản: Giun quế thành thục sớm 3- 4 tháng bắt đầu đẻ, cứ khoảng cách 7 - 10 ngày giun giao phối và đẻ 1 kén chứa 1 - 20 trứng, 14 - 20 ngày kén nở ra giun con; tái sinh nhanh (3 - 4 thế hệ/năm ) 3.2. Đặc điểm sinh trưởng: Quá trình sinh trưởng của giun là quá trình tăng số lượng đốt thân và tăng tiết diện đốt thân. Từ lúc mới nở cho đến khi xuất hiện đai sinh dục, giun tăng trưởng nhanh. Thời gian sau giai đoạn sinh sản giun tăng trưởng chậm lại. Giun đạt kích thước tối đa (trưởng thành) lúc 6 - 8 tháng tuổi Sự già đi của giun biểu hiện ở đặc điểm đai sinh dục ngày càng thoái hóa, trọng lượng giảm sút và chết. Tuổi thọ của giun biến động trong 4-8 năm tuổi. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, việc giao phối diễn ra quanh năm, vì vậy việc cho sinh khối đặc biệt cao. Nuôi đúng kỹ thuật năng suất có thể đạt 1,5- 2 kg giun tươi/m2/tháng hay 180 - 240 tấn giun tươi/ha/năm, và lượng phân giun thải ra tương đương 500 - 600 tấn/ ha/ năm Bài 2: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NUÔI GIUN QUẾ I. Vai trò lợi ích từ giun quế 1. Bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp sinh thái Giun có sức tiêu hóa lớn. Tác dụng phân giải hữu cơ của giun chi đứng sau các vi sinh vật, Một tấn giun có thể tiêu hủy được 70 – 80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn phân gia súc trong một quý. Tất cả các loại phân của gia súc, gia cầm; rơm rạ, thân cây lạc, dây khoai lang ủ hoai mục; rác hữu cơ thối rữa, bùn cống rảnh; thức ăn tinh, vỏ củ quả bỏ đi.... đều có thể tận dụng trở thành thức ăn gián tiếp hoặc trực tiếp có giá trị đối với giun đất, qua hệ thống tiêu hoá của giun các loại phân, rác thải đều trở thành phân sạch. Giun sống trong đất sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Phân giun góp phần làm giảm mức sử dụng phân hóa học, giúp cây trồng phát triển tốt, tăng khả năng chống sâu bệnh, giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhờ đó bảo vệ được môi trường. Với những khu vực ô nhiễm, nếu nuôi giun cũng làm sạch được môi trường nước. Hơn nữa, giun đất có thể xử lý chất thải hữu cơ, phân gà, phân lợn, phân bò và chuyển hóa phân bón hữu cơ có chất lượng cao, và bằng cách đó cải thiện môi trường sinh thái các vùng nông thôn. Phân giun còn có tác dụng như chất khử mùi, vì trong đó có chứa vi khuẩn háo khí, một lớp mỏng được đặt trên đống phân gia súc sẽ trung hoà được mùi vị hầu như ngay lập tức, vi khuẩn trong phân giun sẽ phân huỹ chất hữu cơ. 2. Làm thức ăn bổ dưỡng cho gia súc, gia cầm, thủy sản Giun là loài thức ăn giàu đạm, chất lượng cao để nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản, đồng thời làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi Với hàm lượng Protein thô chiếm 70% trọn lượng khô, hàm lượng đạm của giun tương đương với bột cá, thường được dung trong thức ăn chăn nuôi. Giun còn hội đủ 12 loại Axit Amin, nhiều loại Vitamin, chất khoáng cần thiết cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Đặc biệt giun còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên mà trong bột cá không có. Thức ăn chăn nuôi có bột giun sẽ không có mùi tanh và khét của cá và dầu cá, hấp dẫn vật nuôi, lại bảo quản được lâu hơn thức ăn có dùng bột cá. Chỉ cần nuôi 10 m2 giun quế, sẽ cung cấp đủ thức ăn đạm cho 100 con gà , vịt hoặc 100 con cá trê phi. 3. Là nguồn dược liệu quí Y học cổ truyển của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đã dùng giun đất để chữa các bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, kháng ung thư, hen suyễn, sốt rét, thấp khớp, đậu mùa, thương hàn, gẫy tay chân v..v Ngoài ra nó còn điều trị suy nhược thần kinh toàn diện, trí nhớ kém, ngủ kém, khứu giác bất thường. 4. Làm thực phẩm cho người và sản xuất mỹ phẩm Giun có hàm lượng Protein cao, giàu nguyên tố vi lượng tương tự thịt thỏ – là loại thịt giàu đạm, ít chất béo. Trong giun có tới 8 loại Axit Amin cần thiết cho con người. Hàm lượng Vitamin B1, B2 trong giun gấp 10 lần khô đậu tương, 14 lần bột cá, cùng sự phong phú về Vitamin A, E, C và các vi lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe dinh dưỡng của con người. Giun cũng cung cấp nguyên vật liệu thô tốt nhất cho công nghiệp. Một số Enzyme và hoạt chất được chiết xuất từ giun để làn thuốc, thức ăn, mỹ phẩm. Hiện giun đang được quan tâm nghiên cứu sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm. 4. Phân giun quế là làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và là loại phân hữu cơ vi sinh tốt nhất Thức ăn chủ yếu của giun là phân trâu bò, ngựa, dê, cừu, thỏ, lợn, gà; phế thải, rau của quả, cây thân thảo và các loại rác hữu cơ hoai mục; sau khi được giun tiêu hóa sẽ trở thành phân giun, có chứa một số Axit Amin như: Tyrosin, Arginin, Cystin, Methiomin, Histidin thì phân giun có thể làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Phân giun chứa một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50% chất mùn. Do đó phân giun không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng, mà còn tăng khả năng cải tạo đất. Hàm lượng N-P-K, Ca và các chất khoáng vi lượng trong phân giun, cao gấp 2-3 lần phân trâu bò, phân ngựa; gấp 1,5-2 lần phân lợn và phân dê. Hơn nữa, phân giun không có mùi hôi thối như các loại phân gia súc, gia cầm, lại có thể để lưu giữ lâu ngày trong túi nilon mà không sợ bị mốc. Phân giun làm giảm lượng axit cacbon trong đất và gia tăng nồng độ nitơ ở trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được. Phân giun có thể giúp chống sự xói mòn và tăng khả năng giữ nước trong đất. Cây trồng khi bón phân giun sẽ không bị “cháy”, khống chế được các kim loại nặng xâm nhập cây gây đột biến làm phát sinh tế bào lại có hại, gây hoại tử rễ Chất mùn trong phân giun loại trừ được những độc tố, nấm, và vi khuẩn có hại trong đất có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ và đẩy lùi nhiều bệnh của cây trồng. Phân giun có tác dụng điều hòa môi trường đất rất tốt, giúp cây phát triển ngay cả khi nồng độ pH trong đất quá cao hoặc thấp. Chỉ cần nuôi 10 m2 giun quế thì lượng phân giun thải ra đủ cung cấp cho 300 m2 chuyên canh sản xuất rau sạch. Nếu nuôi cả 1 ha giun thì lượng phân thải ra cũng không phải là nhỏ (600 tấn/năm). 5. Những tác dụng khác của giun - Giun là một sinh vật chỉ thị về môi trường thổ nhưỡng, có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất độc hại của môi trường vùng đất mà giun sống. - Giun là một trong những loại mồi câu cá, bẫy chim. - Giun còn được sử dụng làm học cụ trong nhà trường, có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, vừa rẻ tiền, thao tác dễ dàng, mà việc thu nhập bảo quả tiêu bẩn lại an toàn cho thầy giáo và học sinh. II. Ý nghĩa kinh tế - xã hội đối với việc đưa giun quế vào nuôi ở nông hộ - Nuôi giun là một nghề dễ thực hiện, vốn đầu tư nuôi ít, chi phí đầu tư không lớn, thức ăn để nuôi giun chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như rác hữu cơ (rau, củ, hoa quả, vỏ trái cây loại bỏ, rơm rạ, các loại bã đã ép dầu), phân trâu, bò, dê, lợn, gà rất dồi dào và rẻ tiền. Nuôi giun ít bị bệnh, ít rủi ro, tốn ít công chăm sóc, kỹ thuật đơn giản, dễ làm, sớm có thu nhập. Nếu sản xuất hàng hóa để bán thì có lợi nhuận đáng kể, mang lại giá trị cao. Giun sinh sản rất nhanh, nên chỉ cần đầu tư con giống một lần đầu tiên. Từ 1 kg giun giống, sau 60 ngày nuôi có thể thu được 2 đến 3 kg giun. Mỗi hộ chỉ cần nuôi khoảng 10m2 giun quế; Vừa tạo được một số lượng giun khá lớn để làm thức ăn cho gia cầm, vừa có phân để trồng hoa màu, tiết kiệm được một số tiền không nhỏ... - Giúp cho nông dân tiếp cận với một vật nuôi mới, có triển vọng; Vừa cung cấp nguồn protein tốt, góp phần giải quyết nguồn thức ăn giàu đạm, giảm giá thành - nâng cao chất lượng sản phẩm; Vừa góp phần xử lý chất thải trong chăn nuôi. Làm trong sạch và bảo vệ môi trường. Đồng thời sản xuất ra một khối lượng lớn phân hữu cơ tốt nhất cho cây trồng, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và tươi ngon phục vụ cho đời sống con người. - Phổ biến cho nông dân một nghành nghề mới, nâng cao ý thức của họ về bảo vệ môi trường, góp phần tăng thu nhập cho người lao động Bài 3: KỸ THUẬT NUÔI GIUN QUẾ 1. Các phương thức nuôi giun quế có thể áp dụng: Mô hình nuôi giun quế ngoài trời Mô hình nuôi giun quế trong nhà 1.1. Các phương thức nuôi giun - Nuôi trong nhà, có kê thêm các tầng. - Nuôi bể có mái che. - Nuôi trong tự nhiên (ngoài trời), có mái che khi thời tiết khắc nghiệt. 1.2. Các dụng cụ nuôi giun: - Chum vại, chậu hoa, thùng gỗ - Bao bì thức ăn gia súc, túi nilông có đường kính 0,8- 1m - Hố nuôi giun xây bằng gạch 1.3. Một số yêu cầu đối với bể và nhà nuôi giun - Bố trí tiện việc chăm sóc, nơi cao ráo không bị ngập lụt. Bề dài hố nuôi giun tùy ý, bề rộng chỉ nên 1m. - Bề cao của hố nên 0,3 – 0,5 m. - Đáy bể có thể thoát được nước. - Miệng bể thoáng, tăng dưỡng khí, thoát hơi độc dễ dàng. - Có biện pháp chống kiến, chống chuột, gà, vật gây hại cho giun (có lưới bảo vệ), chống sự trốn thoát của giun. - Bể nuôi hay nhà giun cần có mái che, chống được mưa nắng, tạo bóng râm, tối để giun sinh sản, sinh trưởng phát triển tốt. 2. Ảnh hưởng các yếu tố môi trường đối với giun quế 2.1. Nhiệt độ: - Giun có thể sống trong phạm vi nhiệt độ từ 5 - 30 0C. - Dưới 100C giun rất ít hoạt động, dưới 50C giun ngủ đông, dưới 00C giun chết - Từ 25 - 280C giun sinh sản, sinh trưởng tốt nhất. - Từ 28 -300C giun hạn chế sinh sản, sinh trưởng; Trên 320C giun ngừng sinh trưởng, trên 400C giun chết. 2.2. Ẩm độ: - Ẩm độ thích hợp cho giun từ 60 -70% (môi trường + thức ăn) - Ẩm độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản (chậm lớn, chậm phát dục) và có thể làm giun chết hoặc rời chổ ở. 2.3. Ánh sáng: - Giun không có mắt, nhưng có tế bào cảm nhận ánh sáng. - Ánh sáng, tia nắng mặt trời có hại cho giun. - Giun thích ánh sáng mờ, trong bóng râm. Khi cường độ ánh sáng gia tăng giun có phản ứng né tránh. 2.4. Không khí: - Giun thích hợp với môi trường nhiều dưỡng khí (oxy). - Giun sống được nhiều ngày trong nước nhưng chết rất nhanh chóng trong nước nhiều bùn đất do thiếu oxy. - Giun sinh trưởng kém, tăng trưởng chậm, đôi khi có thể chết trong môi trường không khí có nhiều mùi thối (H2S), nhiều mùi khai (NH3), khí Mê tan (CH4 ), khí clo (Cl2) có trong nước máy. 2.5. Độ pH: - Độ pH thích hợp đối với giun là 7 (6,8 – 7,2), pH >9 và pH < 5 giun không thể sống được. Trong môi trường có độ pH thấp giun chậm phát dục. - Môi trường nơi cần chú ý đến pH là chất nền, thức ăn và nước tưới tạo độ ẩm cho giun. 3. Chất nền và cách tạo chất nền: 3.1. Chất nền: - Là nơi giun trú ẩn và có thể tìm thấy thức ăn. Yêu cầu chất nền có độ pH là 7, tơi xốp, không có khí độc, chất độc. - Chất nền tốt nhất là phân gia súc đã hoai nhất là phân bò và các gia súc ăn cỏ; hoặc 50% là phân bò và 50% chất độn thực vật như rơm, cỏ hoai mục (trừ các loại cây có tinh dầu, có mùi thơm), chất độn không còn lên men, phát nhiệt. 3.2. Cách tạo chất nền: - Chất nền làm bằng nhiều cách khác nhau như ủ rơm rạ, cỏ mục, bèo tây, rau muống, phân ủ của gia súc hoặc sử dụng ngay phân giun làm nền cho chúng là tốt nhất. - Dùng phương pháp ủ như ủ phân chuồng với 1 lớp rơm rạ, thực vật khác và 1 lớp phân bò, 1 lớp rưới một lần nước vừa ướt (ẩm độ 60-70%); Tùy vào phân cũ hay mới, thời gian ủ có thể là 1 đến 2 tháng sao cho phân hoai, không còn lên men tạo nhiệt. - Có thể xử lý với các chế phẩm EM, thời gian ủ sẽ ngắn hơn (10- 15 ngày). - Trước khi đưa phân ủ vào làm chất nền nuôi giun, cần phải đảm bảo và làm tơi để thải hết khí độc có trong phân ủ. 4. Thức ăn cho giun: Thức ăn cho giun phải mền và ướt. Phân trâu, bò, dê, thỏ tươi. Phân heo, gà cần phải hoai. - Có thể bổ sung 20% vỏ khoai, mỳ xay nhỏ hay 10% thức ăn tinh vào phân bò. - Các loại thức ăn mới nếu muốn thử nuôi giun, ta thử 1 ít và theo dõi, nếu thấy giun bám vào ăn mạnh, bình thường thì có thể sử dụng được. 5. Kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc: 5.1. Đưa chất nền đã xử lý vào bể, dụng cụ nuôi (tối thiểu dày 10cm) 5.2. Chọn giun giống - Chọn giun khỏe mạnh. - Giun ở tất cả các dạng tuổi đều sử dụng được; Có điều kiện nên sử dụng giống bao gồm phân giun, kén giun và giống giun là tốt nhất. 5.3. Thả giun giống: - Mật độ thả: 5000 – 6000 con/m2 (2 – 3 kg giun/ m2). - Rải giun giống thành từng cụm hoặc từng vệt, không rải quá thưa - Loại bỏ những ... sung thức ăn trực tiếp Đối với các ao nuôi cá tăng sản thức ăn tự nhiên trong ao không đủ đáp ứng cho nhu cầu của cá, người nuôi cá cần phải cung cấp thêm các loại thức ăn trực tiếp. Cho cá ăn ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát, lượng thức ăn như sau: - Thức ăn tinh: cho ăn hàng ngày với liều lượng từ 2 - 3% trọng lượng cá. - Thức ăn xanh: cho ăn hàng ngày với liều lượng từ 25 - 35% trọng lượng cá. Thường xuyên cho cá ăn vào những thời gian và địa điểm cố định sẽ tạo cho cá một phản xạ có điều kiện, cá sẽ tìm ăn đúng giờ và đúng địa điềm. Như vậy sẽ hạn chế thức ăn thừa lẫn vào bùn, tránh lãng phí thức ăn, tránh ô nhiễm môi trường và dễ dàng thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá. 4. Quản lý ao nuôi cá Để quản lý tốt ao nuôi cá tăng sản, nguời nuôi cá phải thăm ao hàng ngày để phát hiện các sự cố như sụt lì bờ, địch hại, ô nhiễm môi trường, bệnh cá... Hàng tháng phải kiểm tra tốc độ lớn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với nhu cầu của cá. Kịp thời thay nước, bổ sung nước, xử lý bệnh tật khi phát hiện các sự cố về môi trường. 5. Thu hoạch Sau một thời gian nuôi , có thể thu hoạch bớt những con đạt kích cỡ thương phẩm theo hình thức đánh tỉa. Sau 8 - 9 tháng nuôi tháo cạn ao để thu hoạch. BÀI 4: THỨC ĂN VÀ CÁCH SỬ DỤNG THỨC ĂN MỘT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ Trong nuôi trồng thủy sản, xét về mặt chi phí sản xuất, chi phớ thức ăn nuôi cá chiếm tỉ lệ khá cao. Vì vậy, thức ăn là khâu quan trọng quyết định hiệu quả kinh tế trong các mụ hình nuôi cá. Hiện nay, người nuôi cá sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau để phối chế thức ăn và phương thức phối chế cũng đa dạng. Các hộ nuôi quy mụ nhá chủ yếu sử dụng các loại nguyên liệu từ phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại chỗ, rẻ tiền để phối chế thức ăn nuôi cá. Nguồn nguyên liệu để phối chế thức ăn truyền thống thường là cám, cá tạp và được phối chế với tỷ lệ khác nhau. Việc nắm bắt giá trị dinh dưỡng của từng nguồn nguyên liệu, cách sử dụng và phương thức phối chế thức ăn là cần thiết nhằm sử dụng có hiệu quả và kinh tế nhất trong nuôi cá. Trong tài liệu này, chúng tôi xin đề cập đến giá trị dinh dưỡng của một số nguyên liệu thường được sử dụng trong nuôi cá và cách sử dụng một số loại thức ăn để nuôi cá đạt hiệu quả cao. 1. Giá trị dinh dưởng của nguồn nguyên liệu: * Cám gạo: Cám gạo là nguyên liệu được sử dụng phổ biến nhất để làm thức ăn tự chế trong nuôi trồng thuỷ sản. Hàm lượng đạm trong một số loại cám dao động trong khoảng từ 8,34- 16,3%. Hiện nay người nuôi thớch dựng cám gạo để phối chế thức ăn vì cám này có hàm lượng đạm ồn định (12,4%) và có bột gạo nhiều dễ làm dẻo thức ăn khi nấu và phối trộn. * Cá tạp Có hai nguồn cá tạp là cá tạp nước ngọt và cá tạp biển. Tuy nhiên, hiện nay người dân sử dụng chủ yếu là cá biển. Có thể kể một số nhúm cá chủ yếu sau: nhúm cá cơm, cá nục, cá trớch, cá liệt, cá chỉ vàng, Thành phần đạm các loại cá tạp dao động từ 44,1% (như đầu cá nục, đầu cá trích) đến 69,2% (như cá hố, cá cơm). Hàm lượng khoáng của nhóm đầu cá khá cao (22-23,4%) trong khi ở cá tạp nguyờn con là 11,5- 16,9%. Chất đạm đóng vai trò quan trọng nhất trong thành phần húa học của thức ăn. Chất đạm từ cá được động vật thủy sản tiêu hóa rất tốt (>90%), cung cấp đầy đủ các acid min cần thiết cho cá nuôi. Hàm lượng chất béo của các loại cá tạp khụng khác nhau nhiều, dao động trong khoảng từ 15,3 - 19,3. Cá tạp là nguồn cung cấp các acid bộo cần thiết và năng lượng trong thức ăn cho cá. * Giun quế: Giun quế có giá trị dinh dưởng cao, độ đạm cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, sinh khối lớn. Chính vì vậy dùng giun quế làm nguồn thức chính cung cấp độ đạm cho các loại cá nuôi. * Bột đậu nành Một loại nguyên liệu cũng thường được sử dụng để chế biến thức ăn nuôi cá là bột đậu nành. Bánh dầu đậu nành được nhập khẩu từ các nguồn khác nhau và có chất lượng khá ổn định. Hàm lượng đạm trong bột đậu nành dao động từ 44 – 48%. 2. Chế biến thức ăn cho cá: Để đảm bảo dinh dưỡng cho cá phát triển tốt, đạt chất lượng cao, người nuôi cần nắm vững nhu cầu dinh dưỡng của cá, trong đó nhu cầu chất đạm từng giai đoạn phát triển rất quan trọng. Việc sử dụng các chất cung cấp tinh bột như cám, tấm, mì lát.. phải trong giới hạn, dựng quá nhiều cá sẽ khụng tiờu húa hết, tớch luỹ trong cơ thể dưới dạng mỡ hoặc thải ra ngoài làm ô nhiễm môi trường nuôi. ngoài ra để tăng cường sức kháe cho đàn cá cần bổ sung thêm vitamin (1-2%), đặc biệt là vitamin C. Một vài công thức đề nghị phối chế thức ăn cho cá: (chỉ bao gồm thành phần chính) Nguyên liệu Cộng thức thức ăn theo tỷ lệ đạm khác nhau (%) Bột cá, hoặc Giun quế (*) Bột đậu nành Cám gạo Bột sắn Premix vitamin 20 30 34 15 1 17 25 35 20 1 9 20 50 20 1 (*) Có thể thay thế bột cá bằng cá tạp theo tỷ lệ lượng cá tạp = lượng cá bột x 4 Tuỳ điều kiện của nụng hộ mà áp dụng các phương thức chế biến khác nhau. Tuy nhiờn việc nấu chớn các nguyên liệu là cần thiết, đặc biệt là cám, bột sắn vì sẽ làm gia tăng độ tiêu hoá thức ăn, giảm lượng phân thải vào môi trường. Quy trình chế biến thức ăn cho cá như sau: Cân nguyên liệu -----> Trộn và nấu nguyên liệu -----> Để nguội ------> Trộn thêm nguyên liệu (vitamin, men tiêu hóa,...) ------> viên hoặc nắm thành từng nắm và cho ăn. 3. Cách sử dụng một số loại thức ăn: Khi cho cá ăn cần quan tâm tới 4 yêu cầu cơ bản: lượng thức ăn vừa đủ; chất lượng thức ăn tốt (không ẩm, mốc, thiu thối, hàm lượng đạm động vật chiếm 10% trở lên và lượng vitamin C chiếm 1%); thời gian cho ăn thích hợp; địa điểm cho ăn là nơi cá thường đến, yên tĩnh và cố định. Thức ăn cho cá có thể chia làm 2 loại chính: thức ăn sử dụng trực tiếp và thức ăn sử dụng gián tiếp. Thức ăn sử dụng trực tiếp (thức ăn trực tiếp) gồm: thóc gạo, ngô, khoai, sắn, đậu tương, khô dầu, các loại thủy sản chế biến ở dạng bột hoặc để thô; một số loại thực vật như cá, lá ngụ, rong, lá sắn... thái nhá vừa cỡ để cá có thể ăn được. Thức ăn thực vật dùng để phối chế bổ sung vitamin C và các chất khoáng theo tỷ lệ phù hợp cho từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng của cá (gọi là thức ăn tổng hợp). Vì chất lượng thức ăn có ý nghĩa quyết định tới tốc độ sinh trưởng, phát triển nên khi cá còn nhá phải cho ăn đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng thì mới sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Các loài cá đều ăn thức ăn tinh bột, lượng cho ăn hàng ngày bằng 1- 10% trọng lượng thân cá. Riêng cá trắm cá thiên về thức ăn thực vật, bằng 20 – 70% trọng lượng thân cá. Với thức ăn là tinh bột, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều mát. Thức ăn là thực vật thường cho cá ăn vào chiều tối. Địa điểm cho ăn cách bờ ao 1-2m, có độ sâu 1-1, 5m trở lên, ở vị trí cố định và yên tĩnh. Thức ăn tinh nên cho vào sàn, đặt cách đáy ao 0,3-0, 5m. Thức ăn thực vật phải thả vào khung tre nổi trên mặt nước, khung rộng 6-10m2. Thức ăn sử dụng gián tiếp (thức ăn gián tiếp) gồm các loại phân bón cho ao để tạo ra thức ăn tự nhiên cho cá. Nguyên tắc chung khi bón phân cho ao nuôi cá là phải xác định được lượng phân phù hợp. Không nên bón phân vào ngày trời âm u hay mưa. Trước khi bón, phân chuồng phải được ủ kỹ với vôi bột. Nếu cần bón phối hợp các loại phân thì nên bún riờng và xen kẽ, 2 ngày bún một loại. Phân bón cho ao nuôi cá có 2 loại chính: phân hữu cơ và phân vô cơ. Phân hữu cơ gồm các loại phân chuồng (phân gia súc, gia cầm, thuỷ cầm...) và phân xanh (các loại lá cây thân mềm, có nhiều màu xanh, không gây độc hại như chó đẻ, cứt lợn, cóc vàng, cây họ đậu còn xanh...). Có thể ủ phân hữu cơ với phân chuồng và vôi bột, trong 20-30 ngày, vói đều cho ao nuôi tạo thức ăn tự nhiên cho cá. * Cách bón phân hữu cơ cho ao nuôi cá: Phân chuồng và phân xanh ủ tổng hợp với nhau, lượng bón 20-25kg/100m3 nước ao /tuần. Phân được rói đều khắp ao. Nếu bón riêng phân chuồng đó ủ kỹ thì bún 10-15kg/100m3 nước ao /tuần, phân được rói đều khắp ao. Phân xanh có thể không cần ủ mà bó thành bó (10 – 15kg/bú) rồi dìm ở đáy ao, sau 2-3 ngày vớt cọng phân xanh lên bờ để nước ao khái bị thối. Lượng phân xanh bón cho ao trung bình 7-15kg/100m3 nước ao /tuần. Phân vô cơ gồm các loại phân đạm, lân, kali, NPK và vôi, riêng vôi cần sử dụng thường xuyên cho ao nuôi cá theo liều 2-3kg/100m3 nước ao /tuần vì có tác dụng làm sạch nước ao, giữ nước không bị chua và cung cấp lượng chất khoáng, canxi giúp cá sinh trưởng và phòng bệnh tốt. Phân vô cơ nên bón từ tháng 4 đến tháng 10 (bón vào ngày nắng vừa phải). Thời gian bún tốt nhất 9 – 10 giờ. Lượng phân trung bình là 0,2kg đạm + 0,4kg lân/100m3 nước ao /tuần. Trước khi bón phân vô cơ được hoà tan riêng biệt từng loại, té đều khắp mặt ao. BÀI 5: NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ NUÔI: 1. Bệnh xuất huyết đốm đá do vi khuẩn: Cá kém ăn hoặc bá ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Có các đốm đá trên thân, vảy, vây xuất huyết rách nát. Cơ quan nội tạng xuất huyết, ruột xuất huyết hoại tử thối nát. Bệnh thường gặp ở cá giống và cá thịt. * Phòng trị bệnh: - Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 2 –3 kg/100m2ao. - Tắm cho cá bằng muối sống trước khi thả cá xuống ao với nồng độ 2 – 3%( 200 – 300g) muối/10 lít nước . Thời gian tắm 5 – 10 phút. - Thuốc kháng sinh: + Stretomyxin: 50 – 75mg/kg cá nuôi , cho ăn 5 – 7 ngày. + Kanamyxin: 50mg/kg cá nuôi , cho ăn 7 ngày. + Nhóm Sulfamid: 100 – 200mg/kg cá nuôi , cho ăn 10 - 12ngày. 2. Bệnh nấm thuỷ my: Trên da cá xuất hiện nhiều vùng trắng xám. Nấm phát triển như đám bông (để trong nước quan sát rá hơn ngoài khô). Trúng có màu trắng đục xung quanh có sợi nấm. Bệnh thường gặp vào mùa đông và mùa xuân. * Phòng trị bệnh: - Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 2 –3 kg/100m2ao. - Tắm cho cá bằng muối sống trước khi thả cá xuống ao với nồng độ 2 – 3% (200 – 300g) muối/10 lít nước . Thời gian tắm 5 – 10 phút. - Tắm cho cá bằng thuốc tím (KMn04) nồng độ 5 – 10 g/ m3 nước. Thời gian tắm 15 – 30 phút. 3. Bệnh trùng quả dưa: - Trên da, vây, mang cá xuất hiện nhiều trùng bám thành hạt lấm tấm rất nhá màu hơi trắng đục có thể thấy rá bằng mắt thường. - Cá bị bệnh này thường tách đàn bơi lờ đờ quanh bờ, khi bơi đầu hơi ngoi lên đuôi cắm xuống đáy. - Bệnh thường gặp vào mùa đông và mùa xuân, mùa thu. * Phòng trị bệnh: - Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 2 –3 kg/100m2ao. - Tắm cho cá bằng muối sống trước khi thả cá xuống ao với nồng độ 2 – 3%( 200 – 300g) muối/10 lít nước . Thời gian tắm 5 – 10 phút. - Tắm cho cá bằng thuốc tím (KMn04) nồng độ 5 – 10 g/ m3 nước. Thời gian tắm 15 – 30 phút. 4. Bệnh trùng mỏ neo: - Cá kém ăn, gầy yếu đầu to thân nhá. - Trùng ký sinh vào làm viêm loét da, vây và mang cá. * Phân bố bệnh: - Bệnh thường gặp vào mùa đông và mùa xuân mùa thu. * Phòng trị bệnh: - Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 2 –3 kg/100m2ao. - Dùng lá xoan( để cả nhánh) đập dập bó thành từng bó thả xuống ao sau 3 – 5 ngày lá xoan có tác dụng diệt trùng. - Tắm cho cá bằng thuốc tím (KMn04) nồng độ 5 – 10 g/ m3 nước. Thời gian tắm 15 – 30 phút. BÀI 6: KỸ THUẬT NUÔI CÁ V.A.C (Hệ thống Vườn - Ao - Chuồng) 1.Lợi ích của hệ thống V.A.C V.A.C là hoạt động nông nghiệp kết hợp giữa chăn nuôi gia súc, gia cầm (C) với làm vườn (V) và nuôi cá ao (A). Trong việc điều hành của hệ V.A.C cần tận dụng sự kết hợp, hỗ trợ của các thành phần trong hệ thống sinh thái khép kín đó để nâng cao hiệu quả của sản xuất. V.A.C là mô hình của nền nông nghiệp đa dạng, có sản phẩm của trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là mô hình của nền nông nghiệp sạch, bền vững vì tất cả các vật thải đều được tận dụng và đất đai, mặt nước không bị nghèo kiệt mà ngày càng thêm màu mỡ. + Sự hỗ trợ qua lại giữa Ao - Chuồng Ao: không những chỉ nuôi cá mà còn thả rau, bèo hỗ trợ chăn nuôi , chất thải của ao (cá tạp, đầu cá, ruột cá) bổ sung chất đạm cho gia súc, gia cầm. Nước ao dùng để vệ sinh chuồng trại, tắm rửa hàng ngày cho gia súc. Chuồng: phân, nước thải, nước rủa chuồng, thức ăn thừa của lợn,gà, vịt, ngan, ngỗng lại bổ sung thức ăn cho cá dưới ao. Quan hệ 2 chiều này đã giúp cho Ao và Chuồng cùng phát huy hiệu quả là tăng năng suất nuôi cá - chăn nuôi và góp phần làm sạch môi trường. + Sự hỗ trợ qua lại giữa Chuồng - Vườn Chuồng: phát triển dựa vào các sản phẩm phụ của vườn. đó là thức ăn xanh, rau, cá, lá và chất bột sắn, ngô, khoai của vườn. Vườn: cây trồng phát triển được dựa vào đất đai màu mỡ, dựa vào phân bón, vật thải của Chuồng. + Sự hỗ trợ qua lại giữa Ao - Vườn Ao: phát triển dựa vào các sản phẩm phụ của vườn đó là rau xanh, cá lá, chất bột làm thức ăn bổ sung cho cá dưới ao. Vườn: phát triển dựa vật thải của ao, đó là: nước ao tưới cho cây trồng, giữ ẩm cho đất, bùn ao bón mát cho cây trồng. + Cách bón phân cho ao nuôi cá: Ao nuôi cá trong hệ V.A.C có kết hợp chăn nuôi đủ lợn, gà hoặc vịt trên ao thì không phải bón thêm phân chuồng (chỉ cho cá ăn thêm thức ăn bổ sung). Riêng ao xa khu chăn nuôi gia súc, gia cầm sau khi thả đủ cá giống, mỗi tuần phải bón thêm phân chuồng từ 10 – 15 kg/m2 ao. 2. Xây dựng kết nối hệ thống V.A.C Phải là một hệ thống liên hoàn, khép kín. Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm phải gần ao nuôi cá. Chuồng có hệ thống mương dẫn nước thải xuống ao. Vườn gần ao để dể dàng thu hái thức ăn xanh cho cá và thuận tiện vét bùn cải tạo đáy ao, có đất tốt bổ cho vườn. 3. Chọn đối tượng cá nuôi Cá nuôi trong hệ V.A.C nhất thiết phải là cá biết tận dụng được các chất thải của vườn, của chăn nuôi . Trong hệ V.A.C có phân của gia súc, gia cầm để nuôi cá mè trắng, cá rô phi. Có rau, bèo, lá, cá để nuôi cá trắm cá. Có chất đáy tốt để phát triển động vật đáy làm thức ăn cho cá chép. 4. Mật độ và kích cở cá nuôi - Tỷ lệ thành phần cá nuôi ghép: nếu nuôi cá trắm cá là chính có thể ghép 25 – 30 con cá trắm cá/100 con cá. Nếu nuôi cá mè là chính thì ghép 15 – 20 con cá mè trắng/100 con cá. Số còn lại là cá khác như: cá chép, cá trê, cá rô phi. - Mật độ và kích cở cá thả: tùy theo điều kiện ao và khả năng tận dụng thức ăn, phân bón có thể thả từ 1 – 2 con/m2. Cở cá thả tốt nhất từ 20 – 30 con/kg (khoảng 30 – 50 g/con). Cá giống phải kháe mạnh, bơi lội hoạt bát, toàn thân trơn bóng, không khô mình, không mất nhớt, không mang mầm bệnh. 5. Quản lý chăm sóc Ngoài các sản phẩm tận dụng của vườn và chuồng cần cho cá ăn thức ăn bổ sung như cám gạo, bột sắn, bột ngô. Cho ăn 2 lần/ngày với liều lượng 2 – 3% trọng lượng thân cá. Nuôi cá trong hệ V.A.C chủ yếu là tận dụng hợp lý các sản phẩm phụ dư thừa của trồng trọt và chăn nuôi . Tùy theo thành phần đàn cá nuôi trong ao, khả năng đầu tư mà năng suất có thể đạt từ 2 – 3 tấn/ha/năm. Trong quá trình nuôi nếu màu nước trong ao nuôi lên quá đậm (độ trong < 10cm) thì ta nên tiến hành thay từ 20 – 30% lượng nước trong ao nuôi . 6. Thu hoạch - Thu tỉa: sau khi nuôi được 4 – 5 tháng hoặc khi cá được giá nên thu hoạch tỉa bớt cá lớn để bán và thả bù ngay cá giống cở lớn (của loài cá vừa thu). - Thu hoạch toàn bộ: sau khi nuôi được 6 – 7 tháng ta tiến hành tháo cạn nước và thu hoạch toàn bộ cá trong ao. Trên đây là một số kỹ thuật nuôi cá nuớc ngọt đã được chúng tôi đúc rút từ thực tiễn sản xuất. Mong rằng qua tập tài liệu này sẽ đóng góp một phần nào đó để giúp cho bà con đạt được những thành công trong các vụ nuôi , làm giàu từ nghề nuôi trông thủy sản mà ở đây là làm giàu từ nghề nuôi cá nước ngọt. MỤC LỤC
File đính kèm:
- tai_lieu_dao_tao_nghe_ky_thuat_nuoi_giun_que.doc