Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật thâm canh chuối lùn

I. MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG :

1. Giá trị kinh tế

Trên thế giới, chuối là loại cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng miền, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thương mại rau quả toàn cầu. Xuất khẩu chuối đứng đầu về khối lượng và đứng thứ hai về kim ngạch, sau cam trong cơ cấu xuất khẩu trái cây của thế giới. Ở Việt Nam Chuối chiếm khoảng 19% tổng số diện tích cây ăn quả và Việt Nam là nước đứng thứ 12 về xuất khẩu chuối trên thế giới. Cùng với gạo, lúa mỳ, ngũ cốc, chuối cũng là một trong số những mặt hàng chủ lực của nhiều nước đang phát triển. Hằng năm kim ngạch xuất khẩu chuối của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn và ổn định.

Theo những giả thuyết của những nhà nghiên cứu thảo mộc và khảo cổ: chuối được thuần hóa ở Đông Nam Á. Nhiều loài chuối dại vẫn còn mọc lên ở New Guinea, Malaysia, Indonesia, và Philippines.

Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trong những xứ sở của chuối với nhiều giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối bom, chuối ngự, chuối Laba, với những đặc điểm trên chuối được xem là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu ở Việt Nam, nhất là đối với giống chuối già và chuối cau.

Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, có tính thích nghi rộng, dễ trồng thời gian thu hoạch ngắn ngày và cho sản lượng khá cao 1 buồng có thể có trên chục nải và nặng từ 25-40kg/buồng, trung bình có thể đạt năng suất 20 - 30 tấn/ha. Chuối có giá trị thu nhập cao ( gấp 4 đến 5 lần trồng lúa và các cây hoa màu khác). Nước đạt năng suất cao như Goatemala: 100 tấn/ha. Ở nước ta khí hậu bốn mùa đều hợp cho chuối phát triển. Chuối thích hợp để bảo quản và vận chuyển đi xa, từ Nam đến Bắc, đồng bằng cũng như miền núi, đâu đâu cũng có chuối, mùa nào cũng có chuối. Chuối gần gũi với người nông dân và phổ biến khắp các vùng nông thôn, thành thị. Chuối là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản lượng chuối ở ta hàng năm cũng khá, ngoài việc ăn tươi trong nhân dân, chúng ta còn thu mua được một lượng lớn để xuất tươi.

 

doc 48 trang yennguyen 4941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật thâm canh chuối lùn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật thâm canh chuối lùn

Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật thâm canh chuối lùn
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ
---o0o---
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ
KỸ THUẬT THÂM CANH CHUỐI LÙN
(Dùng cho trình độ dưới 3 tháng )
Đơn vị biên tập:
Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
 Năm 2013
Mục lục
PHẦN I :TỔNG QUAN VỀ CÂY CHUỐI	 1
I. MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG :
II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG CHUỐI Ở VIỆT NAM:
PHẦN II : ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA CÂY CHUỐI
I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY CHUỐI
II. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÂY CHUỐI:
PHẦN III : KỸ THUẬT THÂM CANH CÂY CHUỐI LÙN
I. THỜI VỤ:
II. CHỌN GIỐNG
III. ĐẤT TRỒNG
IV. MẬT ĐỘ TRỒNG 
V. BÓN PHÂN
 VI. TƯỚI NƯỚC :
VII. CHĂM SÓC:
PHẦN IV : PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHUỐI
I. BỆNH HẠI
1. Bệnh chuối rụt (bệnh chùn đọt chuối)
2. Bệnh đốm lá
3. Bệnh héo rũ panama: 
4. Bệnh thán thư:
II. SÂU NHẠI
1. Sâu vòi voi:
2. Sùng đục củ (cosmopolites sodidus):
3. Rầy mềm (pentalonia nigronervosa)
4. Bù lạch (thysanoptera sp):
5. Sâu đục thân (odoiporus longicollis):
6. Tuyến trùng
PHẦN V : THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN CHUỐI
I. Thu hoạch
II. Bảo quản chuối sau thu hoạch
III. Rấm chuối chín
1.Rấm chuối bằng nhiệt: 
2. Rấm chuối bằng máy ở nhiệt độ thấp 
PHẦN VI : KỸ THUẬT TRỒNG CHUỐI PHỦ BẠT
I. Chuẩn bị đất trồng
II. Kỹ thuật trồng
1. Thời vụ.
2. Mật độ, khoảng cách:
3. Chọn cây giống: 
4. Đào hố, bón lót và phủ bạt:
5. Cách trồng:
III. Chăm sóc:
IV. Phòng trừ sâu bệnh: Xem phần III phòng trừ sâu bệnh
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÂY CHUỐI
I. MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG :
1. Giá trị kinh tế 
Trên thế giới, chuối là loại cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng miền, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thương mại rau quả toàn cầu. Xuất khẩu chuối đứng đầu về khối lượng và đứng thứ hai về kim ngạch, sau cam trong cơ cấu xuất khẩu trái cây của thế giới. Ở Việt Nam Chuối chiếm khoảng 19% tổng số diện tích cây ăn quả và Việt Nam là nước đứng thứ 12 về xuất khẩu chuối trên thế giới. Cùng với gạo, lúa mỳ, ngũ cốc, chuối cũng là một trong số những mặt hàng chủ lực của nhiều nước đang phát triển. Hằng năm kim ngạch xuất khẩu chuối của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn và ổn định. 
Theo những giả thuyết của những nhà nghiên cứu thảo mộc và khảo cổ: chuối được thuần hóa ở Đông Nam Á. Nhiều loài chuối dại vẫn còn mọc lên ở New Guinea, Malaysia, Indonesia, và Philippines.
Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trong những xứ sở của chuối với nhiều giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối bom, chuối ngự, chuối Laba, với những đặc điểm trên chuối được xem là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu ở Việt Nam, nhất là đối với giống chuối già và chuối cau. 
Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, có tính thích nghi rộng, dễ trồng thời gian thu hoạch ngắn ngày và cho sản lượng khá cao 1 buồng có thể có trên chục nải và nặng từ 25-40kg/buồng, trung bình có thể đạt năng suất 20 - 30 tấn/ha. Chuối có giá trị thu nhập cao ( gấp 4 đến 5 lần trồng lúa  và các cây hoa màu khác). Nước đạt năng suất cao như Goatemala: 100 tấn/ha. Ở nước ta khí hậu bốn mùa đều hợp cho chuối phát triển. Chuối thích hợp để bảo quản và vận chuyển đi xa, từ Nam đến Bắc, đồng bằng cũng như miền núi, đâu đâu cũng có chuối, mùa nào cũng có chuối.. Chuối gần gũi với người nông dân và phổ biến khắp các vùng nông thôn, thành thị. Chuối là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản lượng chuối ở ta hàng năm cũng khá, ngoài việc ăn tươi trong nhân dân, chúng ta còn thu mua được một lượng lớn để xuất tươi. 
2. Giá trị về dinh dưỡng :
Giá trị dinh dưỡng trong chuối khá cao. Cung cấp hàm lượng đường, năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hàm lượng vitamin rất phong phú như vitamin A, B1, B2, C. Chuối lại rất dễ tiêu hóa, sau khi ăn vào chuối 1 giờ 45 phút đã được hấp thu hết, trong khi đó cam quýt phải 2 giờ 45 phút, vì thế chuối rất thích hợp cho những người yếu mệt.
Bảng 1: Hàm lượng dinh dưỡng trong một số giống chuối ở nước ta (%)
Giống
Hàm lượng các chất
Nước
Axits
Chất béo
Chất bột
Chất đường
Chất đạm
Tro
Vitamin (mg/100g tươi)
Chuối tiêu
Chuối tây
Chuối ngự
76,5
70,5
75,0
0,15
0,20
0,10
0,07
0,05
0,20
0,8
0,8
1,1
18,4
22,5
17,1
1,8
1,5
1,8
0,8
0,8
0,8
6,5
4,0
9,0
Theo Đông y, chuối có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Theo phân tích khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng kali rất cao và chứa đủ cả 10 loại amino acid thiết yếu của cơ thể.
Y học dân gian dùng chuối hột để trị sạn thận và sạn mật. 
- Chuối chín có tác dụng làm hạ huyết áp cao
+ Sự tương quan giữa muối natri và kali có liên quan đến việc duy trì độ pH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong khi natri (thành phần quan trọng của muối ăn và những thức ăn mặn hàng ngày) có tác dụng giữ lại một lượng nước nhất định tạo gánh nặng cho hệ tim mạch, thì kali lại có tính năng như một chất điện phân giúp thải trừ bớt natri ra khỏi cơ thể.
+ Ngoài ra cả hai loại muối này còn liên quan đến việc làm thư giãn cơ bắp. Sự thiếu hụt muối kali có thể làm gia tăng trương lực cơ và tương tác xấu đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Những yếu tố này đều có khả năng làm gia tăng huyết áp.
- Chuối là nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo cho hoạt động thể lực
+ Trong những hoạt động thể lực kéo dài khi năng lượng bị hao hụt nhiều, cơ thể phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho cơ bắp. Những trường hợp này, đường glucose trong chuối được hấp thu nhanh vào máu và có thể bổ sung tức thì lượng đường bị hao hụt, giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi.
+ Ngoài ra chuối còn chứa những carbohydrate khác được chuyển hóa chậm và phóng thích đường vào máu từ từ, có thể đáp ứng cho những hoạt động thể lực kéo dài hàng giờ sau đó.
- Chuối xanh chữa bệnh loét dạ dày, bệnh nóng dạ dày, tá tràng.
+ Chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhầy, làm nó dày lên, bảo vệ thành dạ dày khỏi bị loét và giúp hàn gắn nhanh chóng chỗ loét đã hình thành trước đó.
- Chuối chín chữa táo bón và ngăn ngừa ung thư ruột già
+ Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất xơ không hòa tan. Chất xơ không được tiêu hóa tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột nên có tác dụng chống táo bón rất tốt.
- Tăng khả năng miễn dịch; phòng trúng gió
- Giúp điều trị các bệnh về tâm lý
- Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
- Các bệnh về da
Toàn bộ cây chuối đều có ích, dùng trong chăn nuôi, trong công nghiệp nhuộm v.v... Quả chuối là nguyên liệu quan trọng để chế biến bánh, kẹo, tinh dầu, nước chuối, rượu chuối... Tóm tại, chuối là một nguồn dinh dưỡng quí giá và dễ tìm, dễ ăn, nên được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày.
3. Tình hình trồng chuối ở Quảng Trị
Trong chiến lược xuất khẩu hàng nông sản đến năm 2020, Bộ công thương có đề cập đến việc xuất khẩu chuối và xem đây là một mặt hàng quan trọng mà Việt Nam có nhiều lợi thế. Riêng ở Hướng Hóa Quảng Trị từ lâu cây chuối trở thành cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu không ít hộ gia đình, đặc biệt các xã vùng biên giới như Tân Long, Tân Thành, Tân Phước, Thị trấn Lao Bảo và các xã vùng Lìa. 
Từ năm 2005 đến nay chuối là một trong những loại cây ăn quả phát triển mạnh ở các xã biên giới Việt - Lào, Quảng Trị. Với ưu điểm vượt trội về chất lượng nên chuối Hướng Hóa đã trở thành sản phẩm trái cây được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Từ năm 2008 đến nay chuối Hướng Hóa đã trở thành nông sản chủ lực của tỉnh Quảng Trị xuất khẩu mạnh qua thị trường Trung Quốc và một số nước trong khu vực.
     II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG CHUỐI Ở VIỆT NAM:
Hiện nay, tại Việt Nam có các giống chuối như:
1. Nhóm chuối tiêu : 
Nhóm này có 3 giống là tiêu lùn, tiêu nhỏ, tiêu cao. Năng suất quả từ trung bình đến rất cao; phẩm chất thơm ngon, thích hợp cho xuất khẩu quả tươi, thích hợp với vùng có khí hậu mùa đông lạnh. Giống chuối tiêu ở miền Bắc bình quân đạt 13-14kg/buồng, năng suất trung bình đạt 12-15 tấn/ha. 
Chuối tiêu có năng suất cao, phẩm chất tốt (Hàm lượng đường và axit, vitamin đều cao), vì vậy nó là giống được trồng phổ biến trong nhân dân ta. Hiện nay chuối tiêu là giống có ý nghĩa nhất, nó là mặt hàng xuất khẩu chính trong các loại chuối.
Đặc điểm: cây thấp, lá mọc sít nhau, cuống lá ngắn, có eo lá màu tím đỏ, gốc lá nhọn và sâu, cuống lá hở. Quả chuối tiêu, nói chung dài và cong. 
- Chuối tiêu lùn, cây cao 1,2-1,5m, cây mập, lá rộng bề ngang, nhưng ngắn hơn hơn quả chuối tiêu cao, phẩm chất khá.
- Chuối tiêu vừa, cây cao trung bình 2 - 3,5m. Ở nước ta trong dạng này còn phân biệt chuối tiêu trắng (ruột trắng) và chuối tiêu hồng. Chuối tiêu hồng chín vào mùa nào vỏ quả cũng có màu vàng tươi, thịt quả màu vàng, còn chuối tiêu trắng thịt quả nhạt hơn, mùa hè bao giờ vỏ quả cũng vẫn giữ màu xanh khi chín, chỉ chín trong mùa đông mới có màu vàng. Về phẩm chất, chuối tiêu hồng tốt hơn chuối tiêu trắng.
- Chuối tiêu cao, thân cây cao 2,5 - 5m, chịt được khô hạn, quả to hơn, sản lượng cao. Một số dạng chuối tiêu cao trồng để xuất khẩu rất tốt.
2. Nhóm chuối sứ (chuối xiêm, mốc):
Được trồng phổ biến ở nhiều nơi, cây cao sinh trưởng khoẻ, không kén đất, chịu hạn, chịu nóng, dễ bị héo rụi (vàng lá panama), quày to, mập, ngọt đậm và kém thơm hơn so với giống khác.
3. Chuối bom: 
Được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ, trọng lượng buồng thấp, chỉ đạt từ 6-8 kg/buồng. Thời gian sinh trưởng ngắn nên hệ số sản xuất cao (5 buồng trong 20 tháng/gốc) có có thể trồng ở mật độ cao 1200-1500 cây/ha nên năng suất có thể đạt 25-40 tấn/ha. Quả được dùng làm ăn tươi, chuối sấy.
4. Chuối ngự (Chuối cau)
 Bao gồm chuối ngự tiến, chuối mật. Cây cao 2,5-3 m, cho quả nhỏ, màu vỏ sáng đẹp, thịt quả chắc, vị thơm đặc biệt, tuy nhiên năng suất thấp.
Ngoài ra còn các giống chuối lá, chuối hột nhưng các giống chuối này có diện tích trồng ít vì giá trị kinh tế thấp. Hiện nay, thị trường có loại giống chuối laba được người trồng tại Lâm Đồng ưu chuộng, vì giá trị xuất khẩu tương đối lớn.
Tại Quảng Trị, các giống chuối trồng chủ yếu là chuối sứ, chuối mốc, chuối tiêu, và chuối lùn. 
PHẦN II
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA 
CÂY CHUỐI
I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY CHUỐI
Cấu tạo của một cây chuối bao gồm : Nải; Chồi; Củ (thân thật); Rễ; Thân giả; Bẹ lá.
Cấu tạo cây chuối
1. Rễ: 
Số lượng rễ thay đổi tùy theo tình trạng sinh trưởng của cây, củ chuối mạnh có khoảng 200 – 300 rễ. Từ khi trồng đến khi cây có trái chín, cây chuối có khoảng 600 – 800 rễ cái.
2.Thân: 
Thân chuối hay còn gọi là củ chuối, nằm dưới mặt đất. Đầu phía trên xung quanh củ chuối được bao phủ bởi những vết sẹo từ bẹ lá có dạng vòng cung. Ở đây mỗi bẹ lá đều có một chồi mầm, nhưng chỉ các chồi ở từ phần giữa củ đến ngọn củ phát triển được vì vậy thân chuối có hiện tượng mọc trồi dần lên. Mô phân sinh ngọn củ cho ra các lá chuối ngay từ khi cây còn nhỏ. Phần bên trong củ chuối có 2 phần chính là trục trung tâm và vỏ củ. Rễ chuối phát sinh từ hệ thống mạch tiếp giáp giữa vỏ củ và trục trung tâm.
Cấu tạo củ chuối
3. Chồi:
 Khi mới mọc, cây chuối con mọc thẳng góc với thân cây mẹ (củ chuối), sau đó hướng dần lên. Khi cây con cao được 0,6 – 0,8m thì phần dính với thân mẹ teo lại. Cây mẹ có ảnh hưởng ngăn cản sức lớn của các phiến lá trên cây chuối con. Bẹ lá (thân giả): mọc từ thân thật, vươn dài lên cao, cắt ngang bẹ lá thấy có dạng hình lưỡi liềm, giữa phình to 2 – 3cm, mỏng dần về hai bên. Ở chuối mọc mạnh thì các bẹ này có xu thế tách nghiêng ra khỏi thân giả, bẹ chính sát vào thân khi cây mọc yếu.
4. Phiến lá:
 Bản lá rộng, mọc đối xứng qua gân chính, phiến lá dày 0,35 – 1mm, có các gân phụ song song nhau và thẳng góc với gân chính. Chiều dài phiến lá thường thay đổi nhiều hơn chiều rộng, kích thước phiến lá còn tùy thuộc các thời kỳ tăng trưởng của cây chuối, chất dinh dưỡng, các yếu tố khí hậu. Một cây chuối đang phát triển tốt thường có từ 10 – 15 lá bàng, trong đó có 4 – 5 lá trên ngọn là quang hợp mạnh nhất.
5. Cuống lá:
 Đỉnh bẹ lá hẹp dần, dày lên tạo thành cuống lá, các bó sợi trong bẹ xếp chặt hơn, nhưng vẫn còn các lỗ thông khí. Cuống lá thường dai, chắc để mang nổi phiến lá. Cuống lá mọc sau dài hơn cuống các lá mọc trước. Phiến lá cuối lớn dần mãi cho đến khi chuối sắp trổ buồng.
6. Hoa và trái:
6.1.Hoa:
 Chu kỳ sinh trưởng chia làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ tăng trưởng.
- Thời kỳ tượng buồng: khi cây chuối xuất hiện lá thật thì vòm tăng trưởng chuyển sang sinh sản, đỉnh của vòm củ tăng trưởng có hình chóp, thân củ vươn lên rất nhanh. Sự phát triển của buồng hoa khoảng 100 ngày, trong suốt thời gian đó, những hoa nguyên thủy phân hóa không ngừng, đồng thời thân mang buồng hoa tận cùng dài ra để thoát ra khỏi thân giả (bẹ lá).
- Thời kỳ trổ buồng: khi thân thật đẩy phát hoa ra khỏi thân giả gọi là trổ buồng. Từ khi trổ buồng đến khi trái chín trung bình là 3 tháng. 
Buồng hoa: buồng hoa là một phát hoa, trên buồng hoa mọc thành từng chùm (nải hoa) trên chóp của thân thật theo đường xoắn ốc. Những chùm mọc sau có số hoa ít dần, kích thước cũng nhỏ đi. Sau khi điểm sinh trưởng đã cho ra một số chùm hoa, thì hoa cái có sự thay đổi đột ngột, lúc này nồng độ hormone đã cạn, khi đó xuất hiện những chùm hoa đực với số lượng rất nhiều. Trên mỗi chùm hoa có 2 hàng hoa, chùm hoa phát triển từ phải sang trái luân phiên nhau. Hoa cái có nuốm vòi nhụy lớn. Hoa đực noãn sào bị thoái hóa, vòi nhụy nhỏ và nhị đực có bao phấn, một ngày sau khi nở, hoa đực rụng. Đầu nuốm nhụy cái có mật để thu hút ong bướm.
Hoa chuối thuộc loại hoa đủ, có đầy đủ các bộ phận: đế, đài, tràng, nhị, nhụy. Trên chùm hoa (hoa tự) có 3 loại hoa: hoa cái, hoa trung tính và hoa đực.
Hoa cái, có đế hoa rất phát triển, chiếm 2/3 hoa, chỉ có hoa cái là có thể thành quả, hoa cai tập trung ở gốc của chùm hoa.
Hoa trung tính có đế hoa kém phát triển, chiều dài chỉ bằng 1/2 hoa, nhị đực khá phát triển. Loại hoa này không thành quả được, thường mọc ở giữa các chùm hoa cái và hoa đực, số lượng ít.
Hoa đực có nhị đực rất phát triển, dai hơn cả đầu nhụy. Đế hoa chỉ bằng 1/3 chiều dài hoa. Loài hoa này không thể phát triển để cho hoa quả được, thường mọc tập trung ở ngọn của chùm hoa. Phần bắp chuối mà nhân dân ta vẫn có thói quên cắt đi gồm một số ít hoa trung tính và phần chủ yếu là số hoa đực.
6.2.Trái:
 Sự phát triển của trái: trọng lượng trái, tỷ lệ thịt trái/vỏ tăng đều trong suốt quá trình tăng trưởng của trái. Kích thước trái giảm dần từ nải thứ nhất đến nải cuối cùng, thường nải cuối cùng chỉ đạt 50 – 60% so với nải thứ nhất. Trong cùng một nải, trái ở hàng trên lớn hơn trái ở hàng dưới.
II. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÂY CHUỐI:
1. Điều kiện khí hậu
1.1. Nhu cầu về nhiệt độ: 
Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong phạm vi 25-35oC. Khi nhiệt độ giảm đến 100C thì quả chuối nhỏ, phẩm chất kém, sinh trưởng chậm. Ở nước ta, nhất là các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ, bình quân nhiệt độ hàng năm lớn hơn 24oC, nên có lượng nhiệt rất tốt cho chuối phát triển.
1.2. Nhu cầu về nước: 
Hàm lượng nước trong các bộ phận câ y chuối rất cao, trong thân già 92,4 %, trong rễ 96 %, trong lá 82,6 % và trong quả 96 %.
1.3.Nhu cầu về ánh sáng: 
Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng. ... hể trổ buồng ngang hông.
Trên thế giới bệnh này xuất hiện ở nhiều nước trồng chuối.
Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân gây ra bệnh này và cả một loại virut gây ra mà môi giới truyền bệnh chủ yếu là các loại rệp.
- Cách phòng trừ:
Thu gom và tiêu hủy tất cả những cây nhiễm bệnh kể cả củ và chồi.
 Phun thuốc diệt rầy, vệ sinh vườn thường xuyên, tránh tủ gốc mùa mưa.
Chọn vật liệu trồng cẩn thận, chọn cây giống khoẻ mạnh không nhiễm virus.
Diệt môi giới truyền bệnh, diệt rệp bằng các loại thuốc hóa học như malation hay diendrin.
Tạo điều kiện tốt cho hoạt động sinh lý của cây: đất trồng thoáng, sạch cỏ, đủ ẩm, đủ dinh dưỡng.
2. Bệnh đốm lá
Triệu chứng bệnh: chủ yếu hại lá, từ lá già đến lá non. Trên cây bị bệnh ở viền lá hay trên mặt lá có những đốm nhỏ màu nâu vàng hình thoi, sau chuyển dần sang màu vàng tro, diệp lục bị phá hủy. Mùa đông tốc độ sinh trưởng của cây chậm, ra ít lá, bệnh biểu hiện rõ rệt. Trong mùa hè do tốc độ ra lá mạnh nên trên cây ta vẫn thấy còn lá xanh, mặc dù bệnh phá hoại mạnh từ tháng 4 đến tháng 8.
Bệnh đốm lá trên cây chuối
Nguyên nhân gây bệnh: do một loại nấm gây ra, lây lan khá nhanh.
Cách phòng trừ:
- Cắt toàn bộ lá bị bệnh đốt đi.
- Tránh trồng quá dày và chú ý bón phân kali để hạn chế bệnh phát triển.
- Phun Boocđô nồng độ 1%.
Ở Ghinê cứ phun 30 lần trong một năm có thể hạn chế hoàn toàn bệnh này không phát triển được.
3. Bệnh héo rũ panama: 
Tác nhân gây bệnh:do nấm Fusarium oxysporum. 
- Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào của cây. 
- Các lá già bị vàng trước rồi lan dần lên các lá ngọn.
- Lá bị vàng từ bìa lá rồi lan vào gân lá, lá bị héo. 
- Cuống bị gảy nơi tiếp xúc với thân giả. 
- Các lá còn xanh mọc thẳng, sau chuyển sang xanh vàng, nhăn nheo và cuối cùng cũng bị héo. 
- Thân giả bị chết nhưng vẫn đứng, các bẹ ngoài bị nứt dọc thân, các chồi con vẫn phát triển nhưng sau đó héo rụi.
Cắt ngang thân giả sẽ thấy ở các bẹ lá non nhất bên trong có mạch dẫn nhựa đổi màu vàng, các bẹ lá già bên ngoài có màu nâu. 
- Trong thân thật (củ chuối) có những đốm vàng, đỏ hay nâu. Chẻ dọc phần gốc của các rễ dẫn vào củ chuối có sọc đỏ.
Phòng trị:
- Đào bỏ các gốc bị bệnh nặng, rải vôi hay thuốc gốc đồng để khử đất trước khi trồng lại.
- Các vườn bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cày phơi khô 2-6 tháng để diệt nấm bệnh. Không dùng chuối con ở vườn bị bệnh.
Khử trùng con chuối bằng các loại thuốc Metalaxyl (Ridomil), Benomyl 95%  trước khi trồng.
4. Bệnh thán thư:
Còn gọi là bệnh đốm trứng quốc. Bệnh do nấm gây ra, gây các vết chám đen trên vỏ quả làm xấu mã quả do đó không xuất khẩu được
Phòng trừ:
+ Vệ sinh sạch sẽ vườn
+ Tránh không làm xây xát quả trước khi thu hoạch 10 ngày
II. Sâu hại
1. Sâu vòi voi:
Sâu trưởng thành là một loại cánh cứng, có vòi, sâu thường đẻ trứng vào bẹ lá, nhất là ở những vườn chuối rậm rạp, nhiều lá, bẹ thối nát. Sau khi trứng nở sâu non đục vào cây, phá hại các bẹ chuối thành những đường ngầm. Vì thế làm cho thân giả dễ bị đổ gãy (nhất là khi cây ra buồng). Nếu sâu đục qua điểm sinh trưởng, sẽ làm cho cây thối chết. Thậm chí sâu đục phá thân ngầm và làm cho cây dễ chết.
Hằng năm bọ trưởng thành hoạt động mạnh từ tháng 4 đến tháng 10.
Sâu đẻ trứng vào gốc chuối,trứng nở thành sâu đục vào củ rồi lan lên thân giả,làm chận phát triển
- Phòng trừ:
+ Dùng đoạn cây 30-50cm áp vào gốc cây ban đêm nhử sâu lên ăn để diệt
+ Rắc thuốc BVTV quanh gốc chuối: Regent, Badan 4H, BAM 5H vào mùa mưa
- Nơi có sâu đục cắt bẹ lá từ ngoài vào trong tìm bắt cho được sâu non. Tốt nhất là bắt trước khi sâu non vũ hóa ( trước tháng 3).
- Làm vệ sinh, cắt sạch lá già, bẹ thối, lá khô, bẹ khô, thu gom đem đốt bẹ nát vào cuối thu đầu đông đẻ hạn chế nơi trú ẩn của sâu. 
2. Sùng đục củ (cosmopolites sodidus):
Thành trùng là một loại mọt dài, 0,5-1mm, màu xám, khi mới nở có màu đỏ nâu hay đen. Mọt di chuyển ban đêm, ban ngày ăn núp ở dưới củ hay bẹ chuối gần mặt đất. 
Con cái sống cả năm và đẻ trúng liên tục, dính vào thân chuối đang mọc để đẻ trúng. Ấu trùng nở, đục phá củ chuối thành những lỗ đường kính độ 1- 1,5cm, tạo điều kiện để nấm bệnh xâm nhập. 
Cây chuối không hấp thu được dinh dưỡng nên phát triển kém, nếu là cây con sẽ chết. Cây trổ buồng nhỏ, trái nhỏ
Khi thấy trong vườn có những cây mọc yếu mà không có dấu hiệu gì khác thì có thể bị nghi là sùng đục củ chuối.
 * Phòng trị:
- Chọn cây con đem trồng không có dấu vết củ sùng. Tránh chất đống cây con qua đêm trước khi trồng tránh mọt đến đẻ trứng.
- Không tồn trữ cây con quá lâu. Nhúng cây con vào dung dịch thuốc trừ sâu như: Carbaryl 99% (Sevin), Diazinon 95% (Basudin), Etofenprox 96% (Trebon), nồng độ 0,2% trước khi trồng.
- Lấy thân cây chuối chẻ đôi cắt thành khúc dài 30- 60cm đặt áp xuống đất để dụ sùng đến để giết.
- Xịt thuốc Cartap 97% (Padan )nồng độ 0,2% vào gốc.
3. Rầy mềm (pentalonia nigronervosa)
Là tác nhân truyền virus gây bệnh chùn đọt ở chuối. 
Rầy có màu nâu không cánh, thường trú trong các bẹ chuối sống chung với kiến. 
Rầy thường chích hút cây con ở gần mặt đất, ở gốc chuối.
Phòng trị
- Phun thuốc Methidathion 96%( Supracide).
- Vệ sinh vườn, tách bỏ các bẹ chuối khô, diệt trừ kiến.
4. Bù lạch (thysanoptera sp):
Có rất nhiều loại: màu nâu, trắng hoặc đen. Kích thước rất nhỏ nên khó thấy. 
Trái bị chích hút sẽ nổi các sẹo ghẻ ở vỏ, màu đỏ nâu hoặc có thể bị nứt vỏ.
 Bù lạch xâm nhập vào các lá mo, chích hút nhựa trái non.
Phòng trị: xịt thuốc Cypermethrin 40g/l+Profenofos 400g/l (Polytrin) Profenofos 87% (Selecron
5. Sâu đục thân (odoiporus longicollis):
Rất giống sùng đục ở củ nhưng chỉ đục ở thân giả, hang đục rất dài.
Phòng trị: vệ sinh sạch sẽ những cây đã thu hoạch, củ chuối đánh xong phải đưa ra khỏi vườn. Dùng thuốc Diazinon 95% (Basudin) rắc cách gôc 0,5- 1m.
6. Tuyến trùng
- Loài Radopholus similis chuyên đục vào rễ chuối, thành trùng dài 0,68mm, rộng 0,02- 0,03mm, con cái có kén, đầu hơi tròn, tấn công và phá hủy rễ, tạo các vết nâu hoặc đen, rễ không phát triển và không phân nhánh, tuyến trùng có thể đục vòng ngoài củ làm củ bị đỏ lên.
- Tuyến trùng đẻ trứng vào các mô trong rễ, khi chích hút nhựa tế bào, các mô bị tấn công tạo thành vết đen ở rễ, cây bị cằn cỗi, buồng nhỏ, trái nhỏ và dễ bị các loài nấm trong đất tấn công như Fusarium, Rhizoctonia solanilàm cây bị chết.
Ngoài ra còn có tuyến trùng Meloidogyne incognit làm rễ sưng tạo thành các nốt có kích thước khác nhau.
- Tuyến trùng xoắn ốc là Heliotylenchus spp sống bên ngoài làm đứt rễ.
- Tuyến trùng chích hút rễ là Pratylenchus spp triệu chứng phá hoại như Radopholus similis.
Phòng trị:
- Loại bỏ các cây bị bệnh, đào bỏ cả rễ.
- Cày phơi đất 6 tháng sau trồng lại mới.
- Chọn cây có củ to (>15cm ) ở những vườn cây không bị bệnh để trồng.
- Ngâm củ vào dung dịch Cartap 97% (Padan) 0,2% trong 1 phút, sau đó để khô 24 giờ trước khi trồng.
- Rải Diazinon 95% (basudin) hay Cartap 97% (padan) 30kg/ha vào hố trước khi trồng và lấp lại.
PHẦN V
THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN CHUỐI
I. THU HOẠCH	
Muốn thu hoạch chuối vào thời gian định trước, cần chú ý nhiều yếu tố: giống chuối, tình trạng cây giống, tuổi cây giống, vĩ độ và độ cao, thời vụ trồng, chế độ thâm canh
Thời gian sinh trưởng của cây chuối lùn dài khoảng 10 tháng. Sau khi cây trổ buồng từ 4- 5 tháng, bà con kiểm tra thấy, những quả cuối buồng chuyển từ xanh sang vàng nhạt, quả tròn đều ta có thể bắt đầu thu hoạch.
Buồng chuối đạt tiêu chuẩn phải thẳng, quả chuối tròn đều, màu sắc xanh tự nhiên, đảm bảo đúng chất lượng của chuối lùn thương phẩm.
Khi thu hoạch nếu cây thấp cần một công nhân, cây cao cần 2 công nhân chặt và vít cây mẹ xuống để khi thu buồng chuối không rơi xuống đất. Tránh xây sát buồng, sau thu hoạch cây mẹ cần được cắt bỏ.
Sau khi trổ buồng 3,5-4 tháng, quả căng và chuyển từ màu xanh thẫm sang xanh nhạt thì tiến hành thu hoạch. Sau khi cắt buồng, nên dựng vào nơi thoáng mát cho chảy bớt nhựa trong 2-3 ngày. Dùng dao, kéo sắc ra nải đem rấm bằng đất đèn hoặc lá xoan + đốt hương đen./.
Ngoài nguồn thu từ Chuối quả người trồng cây Chuối tiêu hồng còn có nguồn thu thường xuyên từ lá chuối, chồi chuối, bẹ chuối và các cây nông nghiệp chồng xen ngắn ngày khác(đậu tương, lạc, bívv.) 
II. Bảo quản chuối sau thu hoạch
Trong quá trình vận chuyển và bảo quản, chuối có thể bị nhiễm bệnh do các loại vi trùng và nấm mốc như bệnh mốc khô làm cho chuối khô héo, sẫm màu, lan dần từ một điểm ra toàn quả; bệnh thối cuống và thịt quả...Quả chuối bị bệnh chẳng những chóng thối rữa mà cường độ hô hấp tăng rõ rệt so với quả lành, dẫn đến rút ngắn chu kỳ sinh lý của quả. Để kéo dài thời hạn bảo quản chuối tươi, trước hết phải có biện pháp phòng bệnh như sát trùng bằng các phương pháp vật lý, hóa học trước khi bảo quản dài ngày.
Độ chín thu hái của chuối là lúc độ già đạt 85 - 90%. Lúc đó vỏ chuối còn xanh thẫm, quả đã lớn hết cỡ, đầy đặn, hầu như không còn gờ cạnh, thịt chuối có màu trắng ngà đến vàng ngà. Độ chín thu hái của chuối thường đạt được sau 115 - 120 ngày phát triển kể từ khi trổ hoa
Để bảo quản chuối phải được thu hái cẩn thận, không để dập buồng, dập quả, không để bẩn. Sau khi thu hái, chuối được để ráo nhựa khoảng một ngày mới xử lý. Có thể tách chuối ra từng nải nguyên hay quả rời theo khối lượng quy định rồi đựng trong túi ni-lông có đục lỗ 2 - 4% diện tích và cho vào thùng các-tông hoặc sọt. Mỗi hộp hoặc sọt chỉ nên chứa khoảng 15 - 25 kg chuối.Có thể bảo quản chuối nguyên cả buồng được bọc trong túi PE. Buồng chuối có thể xếp dựng đứng trên giá hoặc treo trên những chiếc móc trong kho. Trường hợp phải chuyên chở đi xa, có thể bọc buồng chuối bằng rơm, rạ, hay lá chuối khô,giấy... vừa chống bốc hơi nước, vừa bảo vệ chuối khỏi tác động cơ học.
Chuối xanh thường được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 12 - 14 độC, độ ẩm 70 - 85%. Trong thời gian bảo quản cần theo dõi nghiêm ngặt các thông số kỹ thuật như nhiệt độ, độ ẩm, thành phần khí CO2... không cho dao động quá mức cho phép (nhiệt độ không ngoài 0,5 độ C, độ ẩm không ngoài 2 - 3%, CO2 không trên 1%). Phải bảo đảm thông gió nhằm một mặt giữ nồng độ CO2 không tăng,mặt khác thải bớt khí êtylen sinh ra từ quá trình bảo quản, để hạn chế tác dụng thúc đẩy sự chín. Đặc biệt chú ý không bảo quản chuối ở nhiệt độ thấp hơn 110 C, vì dưới nhiệt độ đó chuối sẽ không chín. Có thể bảo quản chuối bằng hóa chất. Hóa chất được giới thiệu dùng nhiều hiện nay ở Việt Nam là Topxin-M. Chuối được nhúng vào dung dịch 0,1% Topxin-M rồi vớt ra để ráo, đựng bằng túi ni-lông, sau đó có thể bảo quản ở môi trường nhiệt độ thường hay nhiệt độ lạnh.Nếu ở nhiệt độ thường thì bảo quản được 2 tuần, nhiệt độ lạnh thì được 8 tuần. Ngoài Topxin -M còn có hóa chất khác như: Benlat, Mertect, NF44, NF35...
Khi quả đã tròn cạnh, ruột vàng, độ già 85-90%. Chặt buồng dựng ngược, bảo quản nơi râm mát.
III. Rấm chuối chín
1.Rấm chuối bằng nhiệt: 
Là phương pháp truyền thống: Chuối được rấm chín bằng cách cắt rời các nải chuối khỏi buồng, xếp sếp ra sàn một ngày cho khô nhựa, rồi chất vào trong lu, khạp; chính giữa lu, khạp chừa chỗ cắm vài thẻ hương, rồi đậy thật kín lại. Nhiệt độ từ những cây hương trong lu khạp làm chuối chín sau 2- 3 ngày. Số lượng hương ít hay nhiều tuỳ nhiệt độ khí trời và khối lượng chuối trong lu.
2. Rấm chuối bằng máy ở nhiệt độ thấp 
Chuối được thu hoạch ở độ chín ¾ . Tạo các chùm chuối 5 trái và cho chuối "lặn" ngay vào thùng nước có fluor cho sạch nhựa và sát khuẩn 5-10 phút. Vớt chuối ra, để ráo ở 16- 200C và cho chuối vào tủ rấm của máy Ethylene Generator. Chuối được làm mất màu xanh bằng cách cho cồn 95% vào máy, khoảng 2- 5ml/m3, chỉnh chế độ máy tạo khí ethylen thích hợp. 
Giai đoạn chuyển màu vỏ vẫn để chuối trong tủ, đóng cửa và duy trì ở mức 140 C và độ ẩm ở mức 80- 85% cho chuối tươi lâu. 
Ưu thế của phương pháp rấm chuối bằng máy trong nhiệt độ thấp bảo quản được lâu hơn, màu sắc đẹp, chất lượng không thay đổi. 
PHẦN VI
KỸ THUẬT TRỒNG CHUỐI PHỦ BẠT
Trồng chuối phủ bạt là biện pháp kỹ thuật mới, sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt plastic, sử dụng 6 cuộn khổ 1,2m x 400m/ha) hạn chế được rệp truyền virus cho cây, hạn chế cỏ dại, ổn định nhiệt độ đất, giữ được độ ẩm đất, khi mưa tránh cho đất bị xói mòn gây tổn thương bộ rễ và phân bị rửa trôi...
 I. Chuẩn bị đất trồng
 - Cây chuối thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng trồng chuối thâm canh nên chọn những vùng đất bằng phẳng, tưới tiêu chủ động, pH thích hợp 6-7,5.
- Làm đất: 
 Đất tơi xốp, sạch cỏ dại, bằng phẳng, xử lý vôi trước lần làm đất cuối cùng sau đó cày vùi trước khi đào hố trồng 2 tuần.
II. Kỹ thuật trồng
1. Thời vụ.
- Thời vụ: Chuối có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa. Cây chuối lùn cũng như một số giống chuối khác có thể trồng quanh năm, vì vậy về mặt thời vụ không yêu cầu nghiêm ngặt lắm tuy nhiên nếu để đạt đến năng suất cao và phẩm chất chuối tốt. Vùng Hướng Hoá trồng từ tháng 6-8, vùng đồng bằng: trồng từ tháng 9-11. Ở thời điểm này, đây là thời kỳ đầu mùa mưa, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho cây chuối lùn phát triển.
2. Mật độ, khoảng cách:
- Mật độ: 2.000 cây/ha. Khoảng cách: 2,5m x 2m.
3. Chọn cây giống: 
Chọn cây con trên cây mẹ đã có buồng, khỏe mạnh. Cây con cao 1,2 – 1,5m, củ chuối lớn, có lá bàng, không sâu bệnh. Gọt bỏ hết rễ trên củ, cắt 2/3 lá xòe, giữ nguyên lá cuốn. Lấy giống từ chuối nuôi cấy mô sạch bệnh.
4. Đào hố, bón lót và phủ bạt:
- Đất cày sâu 0,4-0,5m, lên luống rộng 1m, cao 20-30cm, căn cứ khoảng cách cây cách cây để đào hố.
- Đào hố: Để riêng lớp đất mặt, đào hố sâu 40-50 cm, rộng 50-60cm.
- Bón lót: Phân chuồng hoai mục 10-15kg + 0,3 kg lân supe + 0,1 kg KCl.
Trộn đều các loại phân với lớp đất mặt rồi lấp hố. Tiến hành phủ bạt, dùng ghim tre hoặc đất chèn hai bên mí bạt.
5. Cách trồng:
Khoét bạt theo khoảng cách cây cách cây 2m, dùng xẻng tạo 1 lỗ sâu hơn củ chuối 10-15cm, sau đó đặt cây vào giữa hố trồng và lấp đất vừa quá cổ gốc chuối, ém đất quanh gốc.
Sau khi trồng cần tưới nước, giữ ẩm cho chuối.
Khi trồng quay sẹo củ của cây (mặt cắt cây giống khi tách ra khỏi cây mẹ) về một hướng để chuối trổ buồng về một phía dễ chăm sóc., thu hoạch.
III. Chăm sóc:
- Trồng dặm: 
Sau trồng 1 tháng nên dặm lại những cây đã chết hay còi cọc ...
- Bón phân:
Liều lượng bón/ha: 600-800kg urê, 500-800 kg kali (1 gốc: 0,3-0,4 kg urê; 0,25-0,4 kg kali).
- Bón thúc: Chia làm 2 đợt bón như sau:
+ Đợt 1 (sau khi trồng 1,5-2 tháng): ½ urê + ½ kali.
+ Đợt 2 (trước khi chuối trỗ buồng 2 tháng): ½ urê + ½ kali.
Cách bón: Cuốc rãnh sâu (20-25 cm) 2 bên mí bạt, bón phân, đảo đều đất, lắp bằng.
Tỉa cây con
Thường xuyên tỉa định cây con để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, giảm sâu bệnh gây hại vườn chuối, thường để 1cây mẹ và 2 cây con.
Bẻ bắp chuối: Cắt bỏ hoa đực (bắp chuối) vào buổi trưa khi chuối được 8-12 nải. Dùng một nắm lân trộn với đất bịt vết cắt ngăn chặn tình trạng chảy nhựa.
Chống buồng: Dùng cọc chống buồng quả, kết hợp với “bó giò” thân cây bằng lạt dài hoặc dây nilon.
Bao buồng: Mục đích hạn chế sâu, bệnh hại, giữ cho trái đẹp. Có thể dùng bao chuyên dùng (Trung Quốc) hoặc bao nilon trắng (xanh) thủng 2 đầu lồng vào buồng chuối, buộc chặt phần đầu trên vào cuống buồng, đầu dưới để hở tự nhiên (nếu buộc kín quả sẽ bị thối).
IV. Phòng trừ sâu bệnh: Xem phần III phòng trừ sâu bệnh

File đính kèm:

  • doctai_lieu_dao_tao_nghe_ky_thuat_tham_canh_chuoi_lun.doc