Tài liệu Tập huấn tổ chức thực hiện dạy học theo sách giáo khoa mới môn Âm nhạc 1 (Phần 1)

1. Những vấn đề cơ bản của sách giáo khoa phát triển năng lực

1.1. Quan niệm về sách giáo khoa (SGK)

− Giáo dục phổ thông phụ thuộc vào chương trình, không phụ thuộc vào sách

giáo khoa (SGK).

− SGK cụ thể hoá chương trình; SGK là một trong những tài liệu hướng dẫn

dạy học quan trọng.

− SGK cung cấp kiến thức nền tảng, làm cơ sở phát triển những phẩm chất và

năng lực người học.

1.2. Trình bày trong sách giáo khoa

Trình bày các sự kiện, cung cấp các tình huống cụ thể, cân nhắc các quá trình

học tập của học sinh.

1.3. Cấu trúc của một đơn vị kiến thức

Có nhiều cấu trúc đa dạng phụ thuộc vào các đặc trưng của các chủ đề được

đưa ra.

1.4. Lựa chọn nội dung

− Các khái niệm quan trọng đều được liên hệ đến những kinh nghiệm của cuộc

sống thực.

− Nội dung dựa trên nền tảng kiến thức, thiết kế cho người học.

− Khi lựa chọn nội dung cần xem xét về tiện ích.

Dựa trên những đặc trưng cơ bản về SGK phát triển năng lực để định hướng

phát triển SGK “Cùng học để phát triển năng lực”.

2. Định hướng phát triển sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực

2.1. Nguyên tắc cơ bản

− Thực hiện nhiệm vụ nêu trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể: Đổi

mới chương trình và SGK theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, đảm

bảo tính thống nhất trong toàn quốc và phù hợp với đặc thù mỗi địa phương.4

− SGK cần tuân thủ và cụ thể hóa Chương trình (Định hướng tiếp cận, Mục

tiêu, Yêu cầu cần đạt, Đổi mới phương pháp dạy – học và Đánh giá).

− Đảm bảo kế thừa những yếu tố tích cực của SGK Việt Nam và vận dụng

hợp lí kinh nghiệm quốc tế về phát triển SGK hiện đại: SGK là một kế hoạch cho

những hoạt động học tập tích cực của HS, giúp phát triển năng lực chuyên môn,

góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực chung. SGK tạo

điều kiện để HS tự học và chứng tỏ khả năng vận dụng sáng tạo. SGK góp phần

đổi mới phương pháp dạy học; giúp giáo viên (GV) tổ chức tốt các hoạt động học

tập của HS.

2.2. Định hướng phát triển

Việc phát triển từ Chương trình đến SGK cần được nghiên cứu và thực hiện

một cách bài bản, khoa học.

− SGK phải chứa đựng nội dung môn học giúp cho mỗi HS có thể phát triển

năng lực đặc thù của môn học, góp phần phát triển năng lực chung.

− SGK phải thể hiện nội dung môn học sao cho có thể cải thiện hiệu quả việc

học và vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn và các môn học khác.

− SGK phải là dễ hiểu, hấp dẫn và thân thiện với HS.

− SGK cần linh hoạt theo cách mà GV có thể vận dụng tùy theo đặc điểm của

trường học hoặc địa phương của họ. SGK không phải là tài liệu duy nhất cần tuân

thủ mà được xem như một minh họa của quan điểm tích hợp của Chương trình.

− SGK, tài liệu tham khảo bổ trợ (TLTKBT) − sách và học liệu điện tử, thiết bị

đồ dùng dạy học,.cần được xây dựng đồng bộ, hỗ trợ phát triển tốt nhất những

năng lực cần có của HS.

pdf 19 trang yennguyen 5720
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Tập huấn tổ chức thực hiện dạy học theo sách giáo khoa mới môn Âm nhạc 1 (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Tập huấn tổ chức thực hiện dạy học theo sách giáo khoa mới môn Âm nhạc 1 (Phần 1)

Tài liệu Tập huấn tổ chức thực hiện dạy học theo sách giáo khoa mới môn Âm nhạc 1 (Phần 1)
TÀI LIỆU TẬP HUẤN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚI
MÔN
ÂM NHẠC 1
BỘ SÁCH CÙNG HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
PHAN DOÃN THOẠI
HOÀNG LONG
TRẦN VĂN MINH
2 3
2 3
Tài liệu
TẬP HUẤN TỔ CHỨC THỰC HIỆN DẠY HỌC THEO 
SÁCH GIÁO KHOA MỚI MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 
Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ SÁCH GIÁO KHOA 
CÙNG HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Những vấn đề cơ bản của sách giáo khoa phát triển năng lực
1.1. Quan niệm về sách giáo khoa (SGK)
− Giáo dục phổ thông phụ thuộc vào chương trình, không phụ thuộc vào sách 
giáo khoa (SGK). 
− SGK cụ thể hoá chương trình; SGK là một trong những tài liệu hướng dẫn 
dạy học quan trọng.
− SGK cung cấp kiến thức nền tảng, làm cơ sở phát triển những phẩm chất và 
năng lực người học.
1.2. Trình bày trong sách giáo khoa
Trình bày các sự kiện, cung cấp các tình huống cụ thể, cân nhắc các quá trình 
học tập của học sinh.
1.3. Cấu trúc của một đơn vị kiến thức
Có nhiều cấu trúc đa dạng phụ thuộc vào các đặc trưng của các chủ đề được 
đưa ra.
1.4. Lựa chọn nội dung
− Các khái niệm quan trọng đều được liên hệ đến những kinh nghiệm của cuộc 
sống thực.
− Nội dung dựa trên nền tảng kiến thức, thiết kế cho người học.
− Khi lựa chọn nội dung cần xem xét về tiện ích.
Dựa trên những đặc trưng cơ bản về SGK phát triển năng lực để định hướng 
phát triển SGK “Cùng học để phát triển năng lực”.
2. Định hướng phát triển sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực
2.1. Nguyên tắc cơ bản
− Thực hiện nhiệm vụ nêu trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể: Đổi 
mới chương trình và SGK theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, đảm 
bảo tính thống nhất trong toàn quốc và phù hợp với đặc thù mỗi địa phương.
4 5
− SGK cần tuân thủ và cụ thể hóa Chương trình (Định hướng tiếp cận, Mục 
tiêu, Yêu cầu cần đạt, Đổi mới phương pháp dạy – học và Đánh giá).
− Đảm bảo kế thừa những yếu tố tích cực của SGK Việt Nam và vận dụng 
hợp lí kinh nghiệm quốc tế về phát triển SGK hiện đại: SGK là một kế hoạch cho 
những hoạt động học tập tích cực của HS, giúp phát triển năng lực chuyên môn, 
góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực chung. SGK tạo 
điều kiện để HS tự học và chứng tỏ khả năng vận dụng sáng tạo. SGK góp phần 
đổi mới phương pháp dạy học; giúp giáo viên (GV) tổ chức tốt các hoạt động học 
tập của HS.
2.2. Định hướng phát triển
Việc phát triển từ Chương trình đến SGK cần được nghiên cứu và thực hiện 
một cách bài bản, khoa học. 
− SGK phải chứa đựng nội dung môn học giúp cho mỗi HS có thể phát triển 
năng lực đặc thù của môn học, góp phần phát triển năng lực chung.
− SGK phải thể hiện nội dung môn học sao cho có thể cải thiện hiệu quả việc 
học và vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn và các môn học khác.
− SGK phải là dễ hiểu, hấp dẫn và thân thiện với HS.
− SGK cần linh hoạt theo cách mà GV có thể vận dụng tùy theo đặc điểm của 
trường học hoặc địa phương của họ. SGK không phải là tài liệu duy nhất cần tuân 
thủ mà được xem như một minh họa của quan điểm tích hợp của Chương trình.
− SGK, tài liệu tham khảo bổ trợ (TLTKBT) − sách và học liệu điện tử, thiết bị 
đồ dùng dạy học,...cần được xây dựng đồng bộ, hỗ trợ phát triển tốt nhất những 
năng lực cần có của HS. 
3. Cấu trúc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo bổ trợ
3.1. Mô hình cấu trúc sách giáo khoa là mô hình hoạt động
Nội dung mỗi bài trong SGK được thể hiện dưới dạng một hệ thống các hoạt 
động học. Theo đặc trưng mỗi môn học, cấp học, các tác giả nghiên cứu tìm ra các 
loại hình hoạt động học thích hợp. Sử dụng các loại hình hoạt động đó để thể hiện 
nội dung mỗi đơn vị kiến thức một cách hợp lí. 
Sách giáo viên (SGV) có cấu trúc 2 trong 1: Mỗi bài trong SGV có nhúng bài 
tương ứng thu nhỏ của SGK. Nội dung chính của mỗi bài tương ứng trong SGV 
là hướng dẫn tổ chức các hoạt động (HĐ) học tập của HS. Có ba hình thức tổ 
chức HĐ học tập cơ bản: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, HĐ cả lớp. SGV gợi ý lựa chọn 
loại hình tổ chức HĐ cho mỗi HĐ tương ứng trong SGK. Khi dạy học, tuỳ theo đối 
tượng cụ thể, GV thực hiện tổ chức HĐ học tập một cách linh hoạt, tạo một không 
khí học tập sôi nổi để HS cùng học, cùng trải nghiệm.
4 5
3.2. Hệ thống sách và tài liệu tham khảo bổ trợ
Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực gồm 3 loại tài liệu: 
(a) Sách in giấy: SGK, SGV, Vở hoặc sách bài tập. 
(b) Thiết bị giáo dục. Mỗi môn học có đủ thiết bị đồ dùng dạy học đi kèm. Về 
cơ bản thiết bị, đồ dùng dạy học tối thiểu của Bộ. Riêng với ba môn Toán, 
Tiếng Việt và Tự nhiên Xã hội lớp 1, có bổ sung điều chỉnh cho phù hợp.
(c) Học liệu điện tử. Ở Tiểu học, mỗi môn học, ở mỗi lớp có 3 học liệu điện tử: 
− Sách mềm − Vở bài tập. Chuyển thể từ VBT sang dạng tương tác.
− Sách mềm − Tự kiểm tra, đánh giá. Với mỗi bài trong SGK, có một vài câu 
hỏi, bài tập để HS tự thực hiện, qua đó tự đánh giá về khả năng nắm vững nội 
dung cơ bản của bài.
− Tư liệu bài giảng dành cho giáo viên. Phân loại các loại hình bài học trong 
SGK. Với mỗi loại bài học, thiết kế bài giảng mẫu, kèm theo các tư liệu bổ trợ để 
GV có thể sử dụng khi dạy học. 
Ngoài ra, còn có những trang học liệu khác, như: ngân hàng câu hỏi, tài liệu 
tập huấn GV... để GV, HS tham khảo.
4. Những đặc trưng của bộ sách Cùng học để phát triển năng lực
Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực đã được biên soạn ở lớp 1 có nhiều 
ưu điểm nổi bật:
4.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa đáp ứng yêu cầu của Chương trình, 
vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở tất cả các vùng miền, đảm bảo 
sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh, giáo viên.
Ở mỗi môn học, sách bảo đảm sự hài hoà giữa các hoạt động hình thành kiến thức, 
rèn kĩ năng với hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
4.2. Sách dễ sử dụng, phù hợp cho việc tự học của học sinh, cho việc giảng 
dạy của giáo viên và việc theo dõi, phối hợp của phụ huynh học sinh. 
Việc phát triển từ Chương trình đến sách giáo khoa được nghiên cứu và 
thực hiện một cách bài bản, khoa học để đảm bảo rằng SGK phải dễ sử dụng, 
hấp dẫn và phù hợp để HS tự học hiệu quả.
4.3. Sách có độ mở thích hợp, thuận tiện cho việc cập nhật thông tin và bổ 
sung kiến thức theo vùng miền.
Bộ sách được biên soạn giúp giáo viên có thể vận dụng linh hoạt theo đặc điểm 
của từng trường học hoặc địa phương. 
6 7
4.4. Bộ sách góp phần đổi mới phương pháp dạy và học; giúp học sinh thực 
hiện nhiệm vụ học hiệu quả, giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động học tập cũng 
như các hoạt động kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh.
Bộ sách được thiết kế theo mô hình hoạt động. Trong đó, nội dung mỗi bài 
trong SGK được thể hiện qua các hoạt động học; sách giáo viên hướng dẫn tổ 
chức các hoạt động học đó. Cách thiết kế này tạo điều kiện cho HS tích cực, chủ 
động, GV dạy học linh hoạt và sáng tạo.
4.5. Bộ sách có một Thiết kế mĩ thuật tổng thể, nhất quán và khoa học. Mỗi 
cuốn sách được thiết kế đẹp, hấp dẫn, hiện đại, giàu tiện ích và dễ dàng sử dụng 
cho mỗi học sinh, giáo viên.
4.6. Bộ sách là một bộ tài liệu dạy học hoàn chỉnh, bao gồm: sách giấy (sách 
giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập); thiết bị, đồ dùng dạy học; sách mềm (sách 
điện tử). Hệ thống phần mềm và học liệu điện tử dành cho giáo viên và học sinh sẽ 
hỗ trợ việc dạy − học (hệ thống này giúp nâng cao hiệu quả dạy − học, đáp ứng 
kì vọng của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh).
Trên đây là tóm tắc những vấn đề chung của bộ SGK “Cùng học để phát triển 
năng lực”. Với mỗi môn học, sẽ có bản thuyết minh cụ thể cho từng cuốn SGK của 
môn học đó.
B. TÀI LIỆU TẬP HUẤN TỔ CHỨC THỰC HIỆN DẠY HỌC MÔN 
ÂM NHẠC LỚP 1
Phần một
HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Giới thiệu sách giáo khoa môn Âm nhạc 1
1.1. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học 
nói chung và lớp 1 nói riêng
* Ở cấp Tiểu học
− Bám sát chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc (Ban hành kèm theo 
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo), vận dụng một cách linh hoạt, mang tính mở và có kế thừa 
một số nội dung của sách hiện hành. Thực hiện nhiệm vụ nêu trong Chương trình 
Giáo dục phổ thông tổng thể: Đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo định 
hướng phát triển phẩm chất và năng lực, đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc 
và phù hợp với đặc thù mỗi địa phương
6 7
 − SGK tuân thủ và cụ thể hóa Chương trình (Định hướng tiếp cận, Mục tiêu, 
Yêu cầu cần đạt, Đổi mới phương pháp dạy – học và Đánh giá).
 − Đảm bảo kế thừa những yếu tố tích cực của SGK Việt Nam hiện hành và vận 
dụng hợp lí kinh nghiệm quốc tế về phát triển SGK hiện đại: SGK là một kế hoạch 
cho những hoạt động học tập tích cực của học sinh (HS) góp phần hình thành và 
phát triển những năng lực chung, đặc biệt là năng lực môn học. 
− SGK tạo điều kiện để HS tự học và chứng tỏ khả năng vận dụng sáng tạo. 
SGK góp phần đổi mới phương pháp dạy học; giúp giáo viên (GV) tổ chức tốt các 
hoạt động học tập của HS.
− Việc phát triển từ chương trình đến sách giáo khoa được nghiên cứu và 
thực hiện một cách bài bản, khoa học để đảm bảo SGK dễ sử dụng, hấp dẫn và 
phù hợp để HS tự học hiệu quả.
− SGK chứa đựng nội dung môn học để mỗi HS có thể phát triển năng lực đặc 
thù của môn học, góp phần phát triển năng lực chung.
− SGK thể hiện nội dung môn học có thể cải thiện hiệu quả việc học và vận 
dụng kiến thức môn học vào thực tiễn và các môn học khác.
− Lựa chọn nội dung nhẹ nhàng, phù hợp với tâm, sinh lí và khả năng học tập 
của HS, tránh quá tải. Tổ chức các hoạt động học tập để học sinh tiếp thu kiến thức 
và hình thành kĩ năng, năng lực âm nhạc phù hợp với lứa tuổi.
− Chú ý tính phổ cập, sách có thể dùng cho đại trà phù hợp với các vùng miền, 
dễ tổ chức dạy − học trong những điều kiện khác nhau.
− Tiếp thu vận dụng một số vấn đề mới về phương pháp dạy học âm nhạc của 
các nước. 
− SGK dễ hiểu, hấp dẫn về nội dung, hình thức và thân thiện với học sinh.
− SGK có sự linh hoạt theo cách mà GV có thể vận dụng tùy theo đặc điểm của 
trường học hoặc địa phương... 
− Sách giáo khoa, sách giáo viên và học liệu điện tử, thiết bị đồ dùng dạy 
học,... đã được xây dựng một cách đồng bộ, đảm bảo phát triển tốt nhất những 
năng lực cần có của HS. 
* Với lớp 1
Sách Âm nhạc 1 có những ưu điểm nổi bật sau:
− Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa đáp ứng yêu cầu của Chương trình, 
vừa phù hợp với khả năng học tập của đại đa số học sinh ở tất cả các vùng miền, 
đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi HS và giáo viên.
− Căn cứ vào Chương trình môn Âm nhạc, sách giáo khoa (SGK) Âm nhạc 1 
được xây dựng theo các chủ đề, mỗi chủ đề có 1 bài hát và 1 bài nghe tương ứng. 
8 9
Ngoài ra, còn một số nội dung khác như: Kể chuyện âm nhạc; Làm quen với cao 
độ, trường độ âm thanh; Luyện tập tiết tấu; Trò chơi âm nhạc
− Các bài hát được lựa chọn cho học sinh học ngắn gọn, đơn giản, dễ hát, dễ 
thuộc phù hợp lứa tuổi, với chủ đề và có tính cập nhật.
− Ở mỗi chủ đề, sách bảo đảm sự hài hoà giữa các hoạt động hình thành kiến 
thức, rèn kĩ năng với hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc 
sống. 
− Sách dễ sử dụng, phù hợp cho việc tự học của HS, cho việc giảng dạy của 
giáo viên và việc theo dõi, phối hợp của phụ huynh học sinh. 
− Sách có độ mở thích hợp, thuận tiện cho việc cập nhật thông tin và bổ sung 
kiến thức theo vùng miền, theo định hướng nghề nghiệp của học sinh. Sách được 
biên soạn giúp giáo viên có thể vận dụng linh hoạt theo đặc điểm của từng trường 
học hoặc địa phương. 
− Sách góp phần đổi mới phương pháp dạy và học; giúp học sinh thực hiện 
nhiệm vụ học hiệu quả, giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động học tập cũng như 
các hoạt động kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh.
− Sách được thiết kế theo mô hình hoạt động. Trong đó, nội dung mỗi bài trong 
SGK được thể hiện qua các hoạt động học; SGV hướng dẫn tổ chức các hoạt 
động học đó.
− Sách có một Thiết kế mĩ thuật tổng thể, nhất quán và khoa học, hình ảnh 
đẹp, hấp dẫn, hiện đại, sát với nội dung học tập và dễ dàng sử dụng cho mỗi học 
sinh, giáo viên.
− Sách là tài liệu dạy học hoàn chỉnh, bao gồm: sách giấy (sách giáo khoa, 
sách giáo viên); thiết bị, đồ dùng dạy học; sách mềm (sách điện tử), việc dạy học 
được hỗ trợ bởi hệ thống phần mềm và học liệu điện tử dành cho học sinh và giáo 
viên (hệ thống này giúp nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng kì vọng của giáo viên, 
học sinh và phụ huynh ).
1.2. Những điểm mới của sách giáo khoa môn Âm nhạc 1
Từ kinh nghiệm quốc tế qua tham khảo một số sách giáo khoa của các nước 
như Nhật Bản, Sin-ga-po, Nga, Đức, Hung-ga-ri, Mĩ, sách giáo khoa Âm nhạc 
1 triển khai đầy đủ các nội dung được quy định trong Chương trình Âm nhạc mới, 
bao gồm: Hát, Nghe nhạc, Đọc nhạc, Nhạc cụ và Thường thức âm nhạc, nhưng 
thiết kế gọn nhẹ nhằm giúp học sinh vui học, học vui một cách thoải mái, nhẹ 
nhàng.
Những bài hát các em được học và những bài hát, bản nhạc các em được 
nghe đã có sự lựa chọn một cách khoa học, logic, hấp dẫn, có nội dung văn học và 
giai điệu âm nhạc phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, phù hợp với các chủ đề đã lựa 
8 9
chọn, dễ hát, dễ nghe, dễ thuộc, vừa với khả năng học tập của HS, bao gồm bài 
hát thiếu nhi, dân ca, bài hát nước ngoài.
Các bài hát được chọn để dạy trong sách lớp 1 không sử dụng lại những bài 
trong sách hiện hành (trừ 2 bài dân ca Lí cây xanh – Dân ca Nam Bộ và Quê 
hương tươi đẹp – dân ca Nùng, đồng bào dân tộc ít người miền núi phía Bắc).
SGK Âm nhạc 1, ở 4 chủ đề đầu (thuộc học kì I), ngoài các nội dung Hát, Nghe 
nhạc các em còn được làm quen với 3 hình tiết tấu mẫu (gọi là hình tiết tấu 1, 2, 3) 
thể hiện qua các nhạc cụ gõ như: Thanh phách, trống con, Tem-bơ-rin, Trai-en-go 
(hoặc nhạc cụ gõ tự làm) và sử dụng một vài động tác vận động cơ thể như: giậm 
chân, vỗ tay, vỗ hai tay lên vai, búng ngón tay hay đọc đồng dao theo tiết tấu... để 
hướng đến việc rèn luyện tiết tấu, nhịp phách cho HS khi hoạt động âm nhạc.
Sang học kì II, các em bắt đầu được làm quen với cao độ và tên của 5 nốt nhạc 
Đô – Rê – Mi – Son – La, theo mức độ tăng dần, trước hết chỉ học 3 nốt Đô – Rê – 
Mi, tiếp theo là 4 nốt Đô – Rê – Mi – Son, rồi 5 nốt Đô – Rê – Mi – Son – La bằng 
các kí hiệu bàn tay. Ở lớp 1 chưa cho HS đọc đủ 7 nốt Đô – Rê – Mi – Pha – Son 
– La – Si. Khi đã biết tên và đọc được cao độ các nốt nhạc theo kí hiệu bàn tay, 
các em mới tiếp cận với nốt nhạc trên khuông nhạc qua những mẫu âm ngắn có 
sự kết hợp với những hình tiết tấu đã được làm quen và luyện tập nhiều lần (hình 
tiết tấu 1, 2, 3). 
Ở lớp Một, chương trình không quy định có nội dung Lí thuyết âm nhạc. Về nội 
dung Thường thức âm nhạc, các em được nghe giới thiệu và làm quen với 4 loại 
nhạc cụ gõ (2 nhạc cụ Việt Nam v ... tập. Ngoài ra, sách 
còn được trang trí bởi nhiều hình vẽ đẹp, sinh động, minh họa cho các nội dung và 
các hoạt động. Khi giở sách ra, các em thấy hấp dẫn và lôi cuốn, tạo tâm lí muốn 
tìm hiểu và khám phá, học tập.
10 11
Sách Âm nhạc 1 được biên soạn một cách khoa học, công phu, phù hợp với 
năng lực tiếp thu và cảm nhận của HS ở mọi vùng miền. Nội dung của sách đã 
kết hợp được truyền thống với hiện đại, giàu bản sắc dân tộc Việt Nam. Kèm theo 
sách có Tài liệu dạy học điện tử và băng âm thanh các bài hát, bài nghe, phần nhạc 
đệm (nhạc beat) của bài dạy hát
Ở giai đoạn đầu, khi thực hiện nội dung Đọc nhạc đã sử dụng phương pháp 
đọc cao độ các nốt nhạc theo kí hiệu bàn tay (theo kinh nghiệm của các nước như 
Hung-ga-ri, Đức, Nhật Bản, Mĩ, Sin-ga-po) để các em dễ dàng tiếp cận với việc đọc 
cao độ các nốt nhạc, như một hình thức trò chơi, không tạo nên sự quá tải mà tạo 
sự hào hứng, vui vẻ, sau đó có kèm thêm bài tập mẫu âm ghi trên khuông nhạc 
dùng khóa Son và ghi số chỉ nhịp để HS được làm quen dần với kí hiệu ghi nhạc 
trên 5 dòng kẻ.
Ngoài những bài hát đã dùng trong các chủ đề, sách còn có thêm phần phụ 
lục các bài hát dùng để thay thế, giúp cho GV và HS được linh hoạt lựa chọn khi 
tổ chức dạy – học.
So sánh với sách giáo khoa hiện hành: Trong thời gian qua, từ năm học 2002 
ở lớp 1, 2, 3 không có SGK môn Âm nhạc. Chương trình âm nhạc hiện hành được 
thể hiện trong sách Nghệ thuật – phần Âm nhạc (sách giáo viên). Sách này gồm 
có 2 nội dung chính là Học hát và Phát triển khả năng Âm nhạc. Ở phân môn Học 
hát, sách chọn 12 bài trong đó có 9 bài hát thiếu nhi, 2 bài dân ca Việt Nam và 1 
bài hát nước ngoài. Phân môn Phát triển khả năng âm nhạc có các nội dung: Nghe 
Quốc ca Việt Nam, dân ca, bài hát thiếu nhi hoặc nhạc không lời. Tập phân biệt âm 
thanh cao – thấp, dài – ngắn, hướng đi của âm thanh: đi lên, đi xuống, đi ngang; 
tập thể hiện các tiết tấu đơn giản bằng nhạc cụ gõ.
Bên cạnh SGV, HS có Tập bài hát lớp 1, Tập bài hát lớp 2 và Tập bài hát lớp 3. 
Các Tập bài hát có đủ nhạc và lời những bài hát trong SGV và có thêm Phụ lục một 
số bài hát có thể bổ sung, thay thế.
Như vậy có thể thấy việc biên soạn sách dạy Âm nhạc cho HS 3 lớp đầu cấp 
Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng của Chương trình hiện hành khác hẳn với 
SGK Âm nhạc 1 theo Chương trình mới. Sách hiện hành không soạn theo chủ đề 
mà chia thành các bài học – mỗi bài học lấy một bài hát là chủ đạo, mỗi bài thường 
dạy trong 2 tiết, chưa dạy các nốt nhạc 
2. Cấu trúc sách và cấu trúc bài học
Sự chuyển hóa từ mục tiêu, yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất được qui 
định trong Chương trình mới thành nội dung hoạt động học tập trong SGK lớp 1.
Để thực hiện mục tiêu và các yêu cầu của Chương trình mới, sách giáo khoa 
Âm nhạc 1 đã chọn những bài hát, bài nghe, các hình tiết tấu mẫu, các mẫu âm, 
10 11
các nhạc cụ gõ và câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi và sự tiếp thu của 
HS lớp 1 để đưa vào sách, thiết kế thành các chủ đề/ bài học. Trong chủ đề/ bài 
học định ra các hoạt động cụ thể nhằm giúp giáo viên thực hiện tốt chương trình. 
Sau khi dạy và học, theo thời gian HS bước đầu hình thành những phẩm chất và 
năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của môn học.
2.1. Cấu trúc sách
Căn cứ vào chương trình môn Âm nhạc, sách giáo khoa Âm nhạc 1 được xây 
dựng theo các chủ đề, mỗi chủ đề có 1 bài hát và 1 bài nghe tương ứng. Ngoài ra, 
còn một số nội dung khác như: Kể chuyện âm nhạc; Làm quen với cao độ, trường 
độ âm thanh; Luyện tập tiết tấu; Trò chơi âm nhạc
Sách giáo khoa Âm nhạc 1 có 8 chủ đề sau:
1. Chủ đề Đi học (4 tiết)
2. Chủ đề Cây xanh (4 tiết)
3. Chủ đề Thầy cô và mái trường (4 tiết)
4. Chủ đề Em yêu quê hương (4 tiết)
5. Chủ đề Mùa xuân (4 tiết)
6. Chủ đề Gia đình (4 tiết)
7. Chủ đề Những con vật quanh em (4 tiết)
8. Chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam (3 tiết)
Mỗi chủ đề trong SGK không thể hiện số tiết và thường dạy trong 4 tiết (số tiết 
của mỗi chủ đề sẽ được phân chia cụ thể ở SGV). Như vậy, 8 chủ đề được dạy 
trong 31 tiết (trong đó 7 chủ đề dạy trong 28 tiết, 1 chủ đề dạy 3 tiết) và sau 2 chủ 
đề sẽ có 1 tiết ôn tập (có 4 tiết ôn tập).
Một năm học có 35 tuần, mỗi tuần có 1 tiết Âm nhạc, trong đó có 31 tiết học và 
4 tiết ôn tập, kiểm tra.
Tóm lại: Cấu trúc sách giáo khoa đã có đủ các thành phần cơ bản như: phần 
chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục. Cấu trúc bài học trong sách giáo 
khoa bao gồm các mục cơ bản sau: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng 
và trải nghiệm sáng tạo.
2.2. Cấu trúc chủ đề/ bài học 
2.2.1. Đặc điểm của cấu trúc chủ đề/ bài học
Căn cứ vào các nội dung học tập đã được quy định trong Chương trình môn 
Âm nhạc, mỗi chủ đề trong SGK đã có sự lựa chọn các nội dung một cách logic, 
khoa học theo một quan điểm nâng dần mức độ kiến thức (từ dễ, đơn giản đến 
nâng cao) để hình thành phẩm chất và năng lực cho người học. Từ chủ đề 1 đến 
12 13
chủ đề 4 (trong học kì I), thường có từ 3 – 4 nội dung học tập, đồng thời ở những 
chủ đề này nội dung Đọc nhạc cũng chưa đưa vào để tránh sự quá tải và dễ gây 
nên tâm lí lo ngại khi học âm nhạc đối với HS. Từ chủ đề 5 – đến chủ đề 8 (trong 
học kì II), có từ 4 – 5 nội dung và HS bắt đầu được làm quen với việc đọc nhạc 
theo kí hiệu bàn tay một cách nhẹ nhàng như một trò chơi (theo phương pháp tiếp 
cận của một số nước như: Nhật Bản, Sin-ga-po, Mĩ, Nga, Hung-ga-ri) bước đầu 
được làm quen với một vài kí hiệu âm nhạc cơ bản trên khuông nhạc khóa Son 
qua các bài tập đọc nhạc đơn giản.
Tên của mỗi chủ đề cũng được sách lựa chọn một cách cẩn thận, chi tiết, đảm 
bảo được các yếu tố: Gần gũi, thân thiện, dễ nhớ, dễ hiểu và phù hợp với đặc điểm 
lứa tuổi học sinh lớp 1. Đồng thời, cũng muốn thông qua các chủ đề đó để khẳng 
định sách không chỉ quan tâm đến việc hình thành năng lực mà còn phải chú ý đến 
việc hình thành phẩm chất cho HS.
Các nội dung được lựa chọn trong các chủ đề của sách, gồm có:
Hát: Chọn 1 bài hát có nội dung phù hợp với chủ đề, phù hợp với khả năng của 
HS để dạy cho HS hát. Ví dụ: Chủ đề có tên gọi Đi học thì bài hát được chọn là bài 
Học sinh lớp Một vui ca; Chủ đề Thầy cô và mái trường chọn bài hát Mái trường 
em yêu; Chủ đề Em yêu quê hương, có bài Quê hương tươi đẹp
Nghe nhạc: Mỗi chủ đề chọn 1 bài hát (hoặc 1 bản nhạc không lời) phù hợp 
với nội dung chủ đề cho học sinh nghe. Ví dụ ở chủ đề Cây xanh, chọn bài Bài hát 
trồng cây; chủ đề Em yêu quê hương chọn bài Biển quê hương em; chủ đề Gia 
đình yêu thương, chọn bài Gia đình nhỏ, hạnh phúc to; Chủ đề Em yêu Tổ quốc 
Việt Nam chọn bản Hòa tấu nhạc cụ dân tộc bài Trống cơm – dân ca Ngoài ra, 
còn cho HS được trải nghiệm qua phần nghe một số âm thanh thực tế trong cuộc 
sống hoặc trong âm nhạc để các em nhận biết và phân biệt được độ cao – thấp, 
dài – ngắn, to – nhỏ của âm thanh, qua đó giúp các em biết cảm thụ và thể hiện 
cảm xúc khi nghe nhạc.
Đọc nhạc: Trong học kì I, nội dung đọc nhạc chưa cho học sinh tiếp cận để 
tránh sự quá tải mà chỉ cho các em luyện tập một số hình tiết tấu mẫu để rèn luyện 
sự cảm nhận về tiết tấu, nhịp điệu trong âm nhạc, làm nền tảng cho việc thực hiện 
nội dung Đọc nhạc ở học kì II. Từ học kì II, học sinh bắt đầu được làm quen với 
cao độ của 5 nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Son – La bằng kí hiệu bàn tay và từng bước 
làm quen với nốt nhạc trên khuông nhạc thông qua việc đọc mẫu âm, theo mức 
độ tăng dần (bắt đầu là 3 nốt Đô – Rê – Mi, tiếp theo là 4 nốt Đô – Rê – Mi – Son 
và 5 nốt Đô – Rê – Mi – Son – La). Như vậy ở lớp 1, HS được làm quen với thang 
5 âm làm nền tảng, cơ sở cho việc đọc nhạc ở các lớp học, cấp học tiếp theo, khi 
các em học đủ 7 âm của giọng Đô trưởng. 
Nhạc cụ: Theo chương trình, ở các lớp 1, 2, 3 cấp Tiểu học, học sinh chỉ tiếp 
cận việc sử dụng một số nhạc cụ gõ, do đó ngay từ lớp 1 học sinh tập chơi nhạc 
12 13
cụ gõ để đệm cho bài hát (đệm theo nhịp, theo phách hoặc tiết tấu lời ca) và tập 
3 hình tiết tấu mẫu (số 1, số 2, số 3). Ba hình tiết tấu này là cơ sở để sang học kì 
II khi tập đọc cao độ nốt nhạc, các em có thể đọc cao độ kết hợp trường độ theo 
mẫu âm đơn giản bằng kí hiệu bàn tay rồi tập theo nốt nhạc ghi trên khuông nhạc. 
Ngoài ra, có thể dùng các động tác vận động cơ thể như: vỗ tay, giậm chân, vỗ vào 
hai vai, búng ngón tay... để thể hiện 3 hình tiết tấu và đệm cho bài hát tạo nên sự 
sinh động, cuốn hút người học vào các hoạt động trải nghiệm.
Lí thuyết âm nhạc: Nội dung này Chương trình môn Âm nhạc quy định chưa 
đưa vào các lớp 1, 2, 3.
Thường thức âm nhạc: Giới thiệu 4 nhạc cụ gõ trong đó có 2 nhạc cụ gõ dân 
tộc: thanh phách, trống nhỏ và 2 nhạc cụ gõ nước ngoài: Tem-bơ-rin (Tambourine) 
và Trai-en-gô (Triangle).
 Hai câu chuyện âm nhạc ngắn: Hội thi giọng hát hay và Âm nhạc với loài vật.
Cuối sách Âm nhạc 1 có phần Phụ lục. Phần này có 4 bài hát tương ứng với 
4 chủ đề để giáo viên có thể thay thế bài dạy (nếu cần).
Như vậy có thể thấy, sách Âm nhạc 1 đã vận dụng đầy đủ và linh hoạt các yêu 
cầu được quy định trong Chương trình môn Âm nhạc mới, từ đó các tác giả đã lựa 
chọn các nội dung cụ thể để đưa vào sách một cách logic, khoa học. Có thể tóm 
tắt nội dung của sách gồm: 
– Nội dung Hát: 08 bài hát (bài hát thiếu nhi, bài hát nước ngoài, bài dân ca 
Việt Nam).
– Nội dung Nghe nhạc: 07 bài nghe (6 bài hát + 1 bài hòa tấu nhạc cụ dân tộc). 
Ngoài ra HS còn được nghe để phân biệt âm thanh cao – thấp, dài − ngắn, nhanh − 
chậm, to – nhỏ.
– Nội dung Nhạc cụ: Sử dụng nhạc cụ gõ Việt Nam và nước ngoài để đệm cho 
bài hát và thể hiện các hình tiết tấu mẫu.
– Nội dung Đọc nhạc: Đọc cao độ 5 nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Son – La và một 
số bài tập đọc nhạc (gọi là đọc mẫu âm).
– Nội dung Thường thức âm nhạc: HS được nghe 2 câu chuyện âm nhạc và 
được làm quen với 4 loại nhạc cụ gõ (thanh phách, trống nhỏ, Tem-bơ-rin, Trai-
en-gô). Những nội dung đó là cơ sở để dạy − học hướng tới yêu cầu cần đạt trong 
Chương trình đã đề ra.
So sánh một số chủ đề với chủ đề/ bài học trong SGK hiện hành (sự khác biệt):
Sách giáo khoa Âm nhạc 1 mới được thiết kế theo các chủ đề, mỗi chủ đề của 
SGK Âm nhạc mới có từ 3 đến 5 nội dung được quy định trong Chương trình. Các 
14 15
nội dung học tập trong một chủ đề được đan xen một cách logic và đảm bảo lượng 
kiến thức vừa đủ với khả năng tiếp thu của HS, có sự kết hợp hài hòa giữa kiến 
thức mới với kiến thức cũ tạo nên sự phong phú, đa dạng. Nội dung học tập được 
thiết kế theo các hoạt động để hình thành kiến thức, kĩ năng và năng lực cần đạt 
qua 4 tiết học.
Ví dụ Chủ đề 3: Thầy cô và mái trường trong SGK Âm nhạc 1 có 4 nội dung là: 
Hát bài Mái trường em yêu; Nghe nhạc bài Cô giáo em; Nhạc cụ Luyện tập hình tiết 
tấu 1, 2; Thường thức âm nhạc: Câu chuyện Hội thi giọng hát hay.
SGK Âm nhạc 1 hiện hành không thiết kế theo chủ đề mà bố cục nội dung theo 
từng bài, từng tiết học. Các bài học trong sách Nghệ thuật 1 hiện hành (phần Âm 
nhạc) thường chỉ có 1 hoặc 2 nội dung đơn giản (cơ bản là nội dung học hát) và chỉ 
đơn thuần là cung cấp nội dung, kiến thức cho người học, chưa chú ý nhiều đến 
việc hoạt động để hình thành phẩm chất và năng lực. Mỗi bài học thường được 
triển khai thực hiện trong 2 tiết. Ví dụ trong sách Nghệ thuật 1 (phần Âm nhạc): 
Tiết 8 và tiết 9 dạy bài hát Lí cây xanh và tập đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu bài Lí cây 
xanh. Tiết 11 – 12: Dạy bài hát Đàn gà con (tiết 11 dạy hát, tiết 12 ôn tập bài hát).
2.2.2. Một số chủ đề/ bài học đặc trưng trong sách giáo khoa Âm nhạc 1
* Chủ đề 1: Đi học
Đây là chủ đề đầu tiên của SGK Âm nhạc 1 có nội dung phù hợp với những 
ngày đầu các em được học tập ở một môi trường mới. Chủ đề này gồm có các nội 
dung: Hát Học sinh lớp Một vui ca; Nghe nhạc: Bài Quốc ca Việt Nam, Nghe và 
phân biệt âm thanh cao – thấp; Nhạc cụ: Giới thiệu nhạc cụ gõ thanh phách và bài 
luyện tập tiết tấu, được thực hiện trong 4 tiết/ 4 tuần. Chủ đề này có bài hát Học 
sinh lớp Một vui ca của Nhạc sĩ Hoàng Long để dạy cho HS hát, đây là một bài hát 
mới mà tác giả dành nhiều tâm huyết để viết dành tặng riêng cho cuốn sách. Bài 
hát ngắn gọn, xúc tích, có giai điệu âm nhạc hay, lời ca phù hợp với lứa tuổi học 
sinh lớp 1, phù hợp trong những ngày HS mới đến học tập ở một môi trường mới, 
dễ thuộc, dễ nhớ. Ở nội dung Nghe nhạc, HS được nghe bài Tiến quân ca (Quốc 
ca Việt Nam), bởi lẽ ngay từ những ngày đầu mới đến trường các em đã được tiếp 
xúc và trải nghiệm thực tế của nghi lễ chào cờ qua buổi lễ khai giảng và sau đó bài 
hát lại thường xuyên được vang lên trong nghi thức chào cờ của ngày đầu tuần. 
Do vậy, việc cho HS được nghe bài Quốc ca từ ngay chủ đề đầu tiên là phù hợp và 
đảm bảo theo yêu cầu của Chương trình quy định cho nội dung Nghe nhạc (phải 
cho HS nghe bài Quốc ca). Cũng trong phần Nghe nhạc, HS được hoạt động trải 
nghiệm để phân biệt được độ cao – thấp của âm thanh thông qua các ví dụ về âm 
thanh trong cuộc sống và âm thanh trong âm nhạc. 
14 15
16 17
Nội dung nhạc cụ HS được nghe giới thiệu về cấu tạo và hướng dẫn cách 
sử dụng thanh phách – một nhạc cụ gõ dân tộc đơn giản và rất phổ biến. Trong 
phần thực hành chơi nhạc cụ gõ, sách hướng dẫn HS sử dụng thanh phách để 
gõ đệm cho bài hát (đệm theo phách, theo nhịp) và tập gõ hình tiết tấu mẫu (hình 
tiết tấu 1).
Hình ảnh tiết tấu 1 trên cũng được thể hiện ngay trong SGK để HS bắt đầu làm 
quen với kí hiệu của hình nốt nhạc.
16 17
* Chủ đề 5: Mùa xuân
18 19
Đây là chủ đề thứ 5 trong SGK Âm nhạc 1 được dạy trong 4 tiết/ 4 tuần. Theo 
tiến trình của thời gian học tập trong năm học, thời điểm này cũng chính là mùa 
xuân trong bốn mùa xuân – hạ – thu – đông (tháng 1 – tháng 2), để qua các bài 
học âm nhạc trong chủ đề các em thêm yêu cảnh vật, thiên nhiên, giáo dục thẩm 
mĩ. Chủ đề này chọn 1 bài cho HS hát, bài Khúc nhạc mùa xuân, nhạc nước ngoài. 
(Trong chương trình có qui định lựa chọn bài hát cho HS học phải có 3 thành phần: 
dân ca, bài hát thiếu nhi và bài hát nước ngoài). 
– Nội dung nghe nhạc: là bài Màu xanh mùa xuân (có nội dung phù hợp với 
chủ đề Mùa xuân).
– Nhạc cụ: giới thiệu Trống nhỏ − 1 nhạc cụ gõ dân tộc. Sử dụng trống nhỏ, HS 
luyện hình tiết tấu 1 kết hợp với hình tiết tấu 2. 
Trong chủ đề này bắt đầu có nội dung Đọc nhạc – một nội dung mới. Như 
vậy, sau khi đã được luyện tập với các hình tiết tấu ở học kì I, trong chủ đề 5 HS 
bắt đầu được làm quen với việc tập đọc cao độ các nốt nhạc Đô – Rê − Mi theo 
kí hiệu bàn tay, sau đó kết hợp nhìn vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc và tập 
đọc một số bài tập mẫu âm có kết hợp với hình tiết tấu đã học (hình tiết tấu 1) để 
HS tập đọc đúng cao độ và trường độ như yêu cầu cần đạt của Chương trình qui 
định. Việc xuất hiện khuông nhạc, khóa nhạc, nốt nhạc trên khuông, số chỉ nhịp 
chưa cần phải giải thích về nguyên lí mà mặc nhiên để các em công nhận, như 
một hình thức gián tiếp để các em được tiếp xúc và làm quen với các kí hiệu âm 
nhạc. Như vậy, so với chủ đề 1 giới thiệu ở trên, chủ đề 5 có thêm yếu tố mới đó 
là đọc cao độ 3 nốt nhạc Đô – Rê – Mi theo kí hiệu bàn tay và tập đọc mẫu âm 
trên khuông nhạc.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_to_chuc_thuc_hien_day_hoc_theo_sach_giao_k.pdf