Tài liệu Thương mại điện tử (Phần 2)

5.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Xây dựng thương mại điện tử thường bao gồm: Lập kế hoạch,

thiết kế, thực hiện và đưa vào hoạt động. Quá trình này cũng

tương tự như tiến trình của các công nghệ truyền thống, chỉ khác

là trong đó đôi khi có sự hợp tác của các đối tác bên ngoài như các

nhà cung cấp hoặc các ngân hàng.

Sau đây chúng ta sẽ bàn về phương thức tiến hành kinh

doanh thương mại điện tử với mục đích đưa ra một số quan điểm

khi quyết định lựa chọn mô hình hoạt động của doanh nghiệp

trong giao dịch trực tuyến.

5.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG GIẢI PHÁP THƯƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ

Các doanh nghiệp nghĩ về thương mại điện tử đôi khi gần

giống như các ngân hàng, nhà cung cấp hoặc các đối tác để lấy các

thông tin và tìm kiếm sự trợ giúp. Một số doanh nghiệp có thể gặp

phải các khó khăn trong việc tìm kiếm và hợp tác, một số trở nên

“lụt” trong lượng thông tin quá lớn và không biết thông tin nào là

chính xác.

Dưới đây là các bước tiến hành mà các công ty nên tuân theo

khi tiến hành triển khai thương mại điện tử.

Chương 5 - Xây dựng giải pháp thương mại điện tử 263

5.2.1. Phân tích ảnh hưởng của thương mại điện tử đến

kinh doanh

Thương mại điện tử đang thay đổi cách thức kinh doanh đang

được quản lý, điều khiển hiện nay. Cách kinh doanh truyền thống

sẽ không tồn tại lâu nữa trong môi trường điện tử. Mỗi công ty nên

nhìn vào bản chất công việc kinh doanh của mình để nhận ra chúng

sẽ “tồn tại” thế nào trong môi trường thương mại điện tử. Các đối

tác kinh doanh có thể liên kết lại với nhau và bỏ qua công việc kinh

doanh, các đối thủ cạnh tranh có thể chiếm được khách hàng của

chúng ta qua môi trường thương mại điện tử, nếu doanh nghiệp

không có kế hoạch triển khai thương mại điện tử ngay từ bây giờ.

5.2.2. Nghiên cứu thị trường trong thương mại điện tử

Mục đích của nghiên cứu thị trường để tìm kiếm thông tin mô

tả các mối quan hệ giữa khách hàng, sản phẩm, các phương pháp

tiếp thị và các nhà tiếp thị. Nghiên cứu thị trường là công việc

thường xuyên, liên tục của bất cứ doanh nghiệp nào.

Các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường để nhằm

vào các mục tiêu sau:

- Phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và các vấn đề tiếp thị;

- Thiết lập các kế hoạch tiếp thị;

- Hiểu rõ hơn quá trình mua hàng;

- Đánh giá được chất lượng tiếp thị;

- Phát triển xây dựng được chiến lược quảng cáo.

Trong quá trình nghiên cứu thị trường người ta phải sử dụng

các biện pháp điều tra, khảo sát thị trường, khách hàng, đối thủ

cạnh tranh. Để nghiên cứu thực tế, sâu sắc người ta thường phân

khúc thị trường ra thành các nhóm lợi ích khác nhau để từ đó đề ra

chiến lược sản phẩm hay tiếp thị.

pdf 46 trang yennguyen 4300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Thương mại điện tử (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Thương mại điện tử (Phần 2)

Tài liệu Thương mại điện tử (Phần 2)
262 Thương mại điện tử 
Chương 5 
XÂY DỰNG GIẢI PHÁP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 
5.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Xây dựng thương mại điện tử thường bao gồm: Lập kế hoạch, 
thiết kế, thực hiện và đưa vào hoạt động. Quá trình này cũng 
tương tự như tiến trình của các công nghệ truyền thống, chỉ khác 
là trong đó đôi khi có sự hợp tác của các đối tác bên ngoài như các 
nhà cung cấp hoặc các ngân hàng. 
Sau đây chúng ta sẽ bàn về phương thức tiến hành kinh 
doanh thương mại điện tử với mục đích đưa ra một số quan điểm 
khi quyết định lựa chọn mô hình hoạt động của doanh nghiệp 
trong giao dịch trực tuyến. 
5.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG GIẢI PHÁP THƯƠNG MẠI 
ĐIỆN TỬ 
Các doanh nghiệp nghĩ về thương mại điện tử đôi khi gần 
giống như các ngân hàng, nhà cung cấp hoặc các đối tác để lấy các 
thông tin và tìm kiếm sự trợ giúp. Một số doanh nghiệp có thể gặp 
phải các khó khăn trong việc tìm kiếm và hợp tác, một số trở nên 
“lụt” trong lượng thông tin quá lớn và không biết thông tin nào là 
chính xác. 
Dưới đây là các bước tiến hành mà các công ty nên tuân theo 
khi tiến hành triển khai thương mại điện tử. 
Chương 5 - Xây dựng giải pháp thương mại điện tử 263 
5.2.1. Phân tích ảnh hưởng của thương mại điện tử đến 
kinh doanh 
Thương mại điện tử đang thay đổi cách thức kinh doanh đang 
được quản lý, điều khiển hiện nay. Cách kinh doanh truyền thống 
sẽ không tồn tại lâu nữa trong môi trường điện tử. Mỗi công ty nên 
nhìn vào bản chất công việc kinh doanh của mình để nhận ra chúng 
sẽ “tồn tại” thế nào trong môi trường thương mại điện tử. Các đối 
tác kinh doanh có thể liên kết lại với nhau và bỏ qua công việc kinh 
doanh, các đối thủ cạnh tranh có thể chiếm được khách hàng của 
chúng ta qua môi trường thương mại điện tử, nếu doanh nghiệp 
không có kế hoạch triển khai thương mại điện tử ngay từ bây giờ. 
5.2.2. Nghiên cứu thị trường trong thương mại điện tử 
Mục đích của nghiên cứu thị trường để tìm kiếm thông tin mô 
tả các mối quan hệ giữa khách hàng, sản phẩm, các phương pháp 
tiếp thị và các nhà tiếp thị. Nghiên cứu thị trường là công việc 
thường xuyên, liên tục của bất cứ doanh nghiệp nào. 
Các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường để nhằm 
vào các mục tiêu sau: 
- Phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và các vấn đề tiếp thị; 
- Thiết lập các kế hoạch tiếp thị; 
- Hiểu rõ hơn quá trình mua hàng; 
- Đánh giá được chất lượng tiếp thị; 
- Phát triển xây dựng được chiến lược quảng cáo. 
Trong quá trình nghiên cứu thị trường người ta phải sử dụng 
các biện pháp điều tra, khảo sát thị trường, khách hàng, đối thủ 
cạnh tranh. Để nghiên cứu thực tế, sâu sắc người ta thường phân 
khúc thị trường ra thành các nhóm lợi ích khác nhau để từ đó đề ra 
chiến lược sản phẩm hay tiếp thị. 
264 Thương mại điện tử 
Thương mại điện tử cho các doanh nghiệp một khả năng nghiên 
cứu thị trường trực tuyến, giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận 
thị trường với một chi phí thấp nhất. Nghiên cứu thị trường trực 
tuyến là sử dụng các phương pháp, công cụ, kiến thức về mạng 
Internet để thu nhận và phân tích tất cả các thông tin thị trường: 
Khách hàng, hành vi khách hàng, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, các 
phương pháp tiếp thị của các doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu. 
Nghiên cứu thị trường trực tuyến sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn 
các phương pháp phi trực tuyến. Nó có thể triển khai trên quy mô 
rộng về địa lý và với chi phí thấp hơn. Nghiên cứu thị trường trực 
tuyến hiện nay chưa được chú ý đúng mức và do tính chất của nó 
cần phải có các phương pháp xử lý thích hợp. 
Một ví dụ việc nghiên cứu thị trường Internet đã giúp cho 
hãng Procter & Gamble rút ngắn được thời gian phát triển sản 
phẩm ra thị trường. Với P&G, các sản phẩm mới và phát triển 
trong quá khứ từ việc hình thành khái niệm cho đến việc tung ra 
thị trường thường mất 05 năm. Vào tháng 9/2000 đã đưa vào 
Whitestrips trên mạng Internet cung cấp các sản phẩm để bán 
trên Website của P&G. Việc nghiên cứu trực tuyến được tạo điều 
kiện thuận lợi qua việc khai thác các dữ liệu quá khứ rất to lớn của 
P&G và các số liệu mới trên mạng Internet. Internet đã tạo ra sự 
nhận biết về sản phẩm 35% trước khi giao hàng đến các kho hàng. 
Từ đó P&G đã đổi mới quá trình nghiên cứu khái niệm sản phẩm, 
phân khúc thị trường và rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm. 
Các phương pháp nghiên cứu thị trường trực tuyến: 
− Khảo sát trên trang Web: Sử dụng Website để tiến hành 
khảo sát khách hàng mỗi khi khách hàng đến thăm viếng Website. 
Chương 5 - Xây dựng giải pháp thương mại điện tử 265 
− Nhóm tập trung trực tuyến: Thành lập các nhóm thảo luận 
trực tuyến trên mạng vói một nội dung hay chủ đề nào đó. Qua 
trao đổi thảo luận sẽ rút ra được những thông tin cần thiết phục vụ 
nghiên cứu thị trường. 
− Lắng nghe trực tiếp từ phía khách hàng: Trao đổi trực tiếp 
với một số khách hàng để nắm được thông tin về khách hàng, yêu 
cầu khách hàng, đánh giá khách hàng về những sản phẩm và dịch 
vụ đã hoặc sẽ cung cấp. 
− Các kịch bản khách hàng: Đưa ra các kịch bản khác nhau để 
đánh giá, so sánh phản ứng của khách hàng. 
− Theo dõi các hoạt động của khách hàng: Xây dựng hồ sơ 
khách hàng, các đặc trưng của khách hàng từ đó phân loại khách 
hàng và có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp. 
− Transaction log: Là một bản ghi chép lại hoạt động của 
người sử dụng ở Website của doanh nghiệp, qua đó đánh giá được 
hành vi mua hàng của khách hàng. 
− Clickstream behavior: Là hoạt động đi dạo (lướt web) của 
khách hàng trên mạng và những việc khách hàng đã làm ở đó. Việc 
theo dõi sẽ giúp cho phân tích hành vi, thói quen mua hàng, quá 
trình ra quyết định mua hàng của khách hàng. 
− Cookies, Web Bugs, và Spyware: Là những công cụ, kỹ 
thuật cần thiết giúp cho việc nghiên cứu thị trường. Cookies là một 
tệp hệ thống ghi chép lại tất cả các địa chỉ Website mà khách hàng 
đi dạo. Đọc được tệp cookies, ta có thể nắm được hành vi mua hàng 
của khách hàng. Web Bugs là một chương trình gắn kèm vào trong 
thư điện tử và trong Website để có thể truyền các thông tin về 
khách hàng và hoạt động của họ trên Webserver. Spyware là phần 
266 Thương mại điện tử 
mềm thu thập các thông tin về khách hàng thông qua kết nối 
Internet mà người sử dụng không biết được. 
Bên cạnh các ưu điểm của nghiên cứu thị trường trực tuyến, 
phương pháp này cũng có các hạn chế: 
- Có thể có rất nhiều số liệu nên phải biết phân tích để tổ 
chức, biên soạn và tổng hợp; 
- Độ chính xác của các câu trả lời là không tuyệt đối đúng, vì 
vậy cần phải có các phương pháp phân tích thống kê số liệu; 
- Có thể bị mất các câu trả lời do máy móc thiết bị; 
- Tính pháp lý việc theo dõi qua Web: Việc đọc các tệp cookies 
là vi phạm đến sự riêng tư của khách; 
- Người mua hàng trực tuyến là những người có tiền, có việc 
làm và được đào tạo tốt, vì vậy cho nên khách hàng trực tuyến chi 
là một lớp khách hàng chứ không phải là tất cả; 
Thiếu sự hiểu biết rõ ràng về qúa trình truyền thông trực 
tuyến và làm thế nào để biết những người trả lời trực tuyến sẽ suy 
nghĩ và tương tác trong mạng. 
5.2.3. Phân tích hoạt động kinh doanh 
Công việc kinh doanh có liên quan đến các đối tác, các nhà 
cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp như thế nào. Những 
khâu nào có thể cải thiện hơn nếu sử dụng Internet. 
Xác định ngân sách, lịch trình và kiểm tra lại môi trường bên 
ngoài, bên trong doanh nghiệp. Từ những thông tin đó để quyết 
định những khâu nào trong hoạt động kinh doanh là phù hợp nhất 
với việc chuyển đổi với tiến trình đã được hoạch định. Tất cả các 
thông tin này nên chia sẻ với các đối tác của doanh nghiệp để tranh 
thủ sự giúp đỡ của họ. 
Chương 5 - Xây dựng giải pháp thương mại điện tử 267 
5.2.4. Lựa chọn phương thức triển khai 
Việc thay đổi trong chu trình kinh doanh đã được hoạch định, 
bước tiếp theo là doanh nghiệp cần kiểm tra xem thực lực đội ngũ 
kỹ thuật của mình có thể tự tiến hành được dự án hay không. Sử 
dụng kỹ thuật của bên ngoài có thể làm giảm chi phí nhưng vẫn 
đòi hỏi rất nhiều vào sự cộng tác của đội ngũ kỹ thuật của doanh 
nghiệp. Độ ngũ này cần thiết để đảm bảo rằng hệ thống xây dựng 
xong đã đạt được các yêu cầu doanh nghiệp đặt ra. Khi lựa chọn 
triển khai theo hướng sử dụng đối tác bên ngoài thì việc kiểm tra 
dự án mà họ (nhà cung cấp giải pháp kỹ thuật) đã thực hiện trước 
đó sẽ cho phép đánh giá được khả năng thực sự của nhà cung cấp. 
Cũng nên tham khảo các doanh nghiệp đã chuyển sang thương mại 
điện tử để học tập kinh nghiệm để tránh khỏi các rủi ro không 
đáng có. 
5.2.5. Soạn thảo kế hoạch kinh doanh cho TMĐT/KDĐT 
Nhiều doanh nghiệp chỉ coi thương mại điện tử đơn thuần chỉ 
là các tiến bộ trong công nghệ thông tin hay xem thương mại điện 
tử chỉ là làm trang Web dưới dạng ca-ta-lô điện tử. Hiểu đơn giản 
tham gia thương mại điện tử chỉ là việc mở trang Web trên mạng, 
không xác định rõ ràng mục đích, mục tiêu và chiến luợc phát triển 
thương mại điện tử cho doanh nghiệp. Đầu tư thương mại điện tử 
chỉ tập trung vào mua sắm thiết bị mà không chú ý đầy đủ các yếu 
tố như nhân lực, tổ chức xây dựng duy trì mối quan hệ với khách 
hàng và vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp dẫn tới tầm quản lý chiến 
lược yếu kém, hiệu quả kinh doanh thương mại điện tử thấp. Vậy, 
để đạt được kết quả như mong đợi, các nhà quản lý cần lập kế 
hoạch kinh doanh cụ thể. 
Lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử đòi hỏi doanh 
nghiệp phải thận trọng và giành công sức thích hợp cho việc này. 
268 Thương mại điện tử 
Trước hết, phải xác định chiến lược thương mại điện tử tức là 
nhằm vào mục tiêu đầu tư kinh doanh lâu dài hơn là đầu tư ngắn. 
Kế hoạch kinh doanh là khâu quan trọng không thể bỏ qua 
đối với một doanh nghiệp. Tại các nền kinh tế phát triển (hoặc 
đang chuyển đổi lành mạnh) kế hoạch kinh doanh là bằng chứng 
quan trọng để các nhà đầu tư, các ngân hàng xem xét quyết định 
cho vay vốn (hoặc cấp tín dụng) kinh doanh. 
Nói chung kế hoạch kinh doanh trên nền thương mại điện tử 
không đòi hỏi phải có hình thức khác với kế hoạch kinh doanh thông 
thường. Tuy vậy, kế hoạch này cũng cần nêu các nét riêng về: 
- Đặc trưng của môi trường kinh doanh trực tuyến khác môi 
trường khác về cạnh tranh, thiết kế sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo, 
mua bán và vai trò giá trị gia tăng của thông tin đối với mọi quá 
trình và khâu kinh doanh trên mạng; 
- Năng lực kỹ thuật và thương mại cho việc triển khai 
TMĐT/KDĐT tại môi trường kinh doanh, nhấn mạnh kiến thức về 
loại môi trường này; 
- Sẵn sàng về sản phẩm và dịch vụ thích hợp cho TMĐT/KDĐT. 
Trước khi soạn thảo chi tiết và hoàn thành kế hoạch kinh 
doanh để trình bày với các nhà đầu tư, với ngân hàng, doanh 
nghiệp cần xem xét cẩn thận các vấn đề sau: 
- Quản lý: Nên phân tích kỹ lưỡng tất cả các nhân tố và thực 
tiễn của doanh nghiệp để đảm chắc rằng quyết định về việc chuyển 
sang TMĐT/KDĐT sẽ được sự ủng hộ tích cực của mọi cấp quản lý 
trong doanh nghiệp. Soạn thảo chi tiết một kế hoạch hành động 
trong đó có sự phân công cụ thể ai làm việc gì. 
Chương 5 - Xây dựng giải pháp thương mại điện tử 269 
- Nhân lực và đào tạo: Việc đầu tiên là phải gắn kết Internet 
vào hoạt động doanh nghiệp. Giao trách nhiệm cụ thể cho các 
nhóm cộng tác xây dựng cơ sở kỹ thuật cho TMĐT/KDĐT (thiết kế 
hệ thống, nội dung, viết chương trình, tạo trang Web, bổ sung nội 
dung và hình thức, bảo trì kỹ thuật, xúc tiến, quan hệ khách hàng, 
trả lời yêu cầu khách hàng, hợp đồng và giao hàng, dịch vụ...). Một 
kế hoạch kinh doanh tốt phải xác định hợp lý tiềm năng của việc 
bán sản phẩm, dịch vụ trên thị trường điện tử, xác định được độ 
lớn đầu tư cần cho việc tạo dựng, duy trì và đạt tăng trưởng trong 
khu vực kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh cũng cần đưa ra các chỉ 
tiêu đánh giá cụ thể, các dự kiến thu nhập, hoàn vốn và chỉ tiêu tài 
chính khác. 
a) Các phần của một bản kế hoạch kinh doanh 
- Tóm tắt kế hoạch: Đây là phần quan trọng rất cần thiết 
cho kế hoạch kinh doanh, chỉ nên viết sau khi đã hoàn thành bản 
kế hoạch. Các nhà đầu tư và ngân hàng phần nhiều chỉ đọc phần 
này, do đó nó phải được viết thật rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, 
cuốn hút, nêu bật các vấn đề cần thiết của kế hoạch. Hãy nêu bật 
những điểm mạnh và thành công của mình, ví dụ mình hơn các đối 
thủ cạnh tranh như thế nào khi mình lên mạng, mình có những 
nguồn lực gì đặc biệt... 
- Mục tiêu: Xác định các mục tiêu dài hạn, trình bày rõ vì sao 
TMĐT/KDĐT lại được sử dụng để đạt tới các mục tiêu đó. 
- Định hướng: Doanh nghiệp định dùng Internet như thế nào? 
- Tình hình hiện nay: Nêu những loại sản phẩm, dịch vụ, 
giải pháp mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh thành công trên mạng, 
giải thích tại sao doanh nghiệp sẽ thành công trên mạng... 
270 Thương mại điện tử 
- Các tiêu chuẩn đánh giá: Gồm số khách tham quan trang 
Web của mình trong một tháng, số trang được khách xem, tỷ lệ số 
khách quay lại trong tháng, số lượng giao tiếp, loại giao tiếp, kết 
quả giao tiếp, số giao dịch, số lượng các đơn đặt hàng, lượng bán 
qua mạng hoặc liên quan tới mạng... 
- Xúc tiến và khuyến khích: Làm gì và làm thế nào để xúc 
tiến, khuyến khích khách viếng thăm Website của mình. 
- Phân tích thị trường: Cơ hội thị trường cho TMĐT/KDĐT 
của doanh nghiệp là gì, làm sao có thể mau chóng tạo chỗ đứng và 
lợi thế trong đó. 
- Tình hình cạnh tranh: Phân tích cụ thể và càng rộng càng 
tốt về tình hình cạnh tranh hiện nay về TMĐT/KDĐT. Cần xác 
định ngay trình độ và khả năng cạnh tranh của bản thân doanh 
nghiệp mình. Nêu danh sách những Website mạnh và yếu nhất 
đang cạnh tranh với doanh nghiệp mình, nêu dự đoán về thị phần 
cho từng đối thủ cạnh tranh, các mặt mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ 
của họ. Xu thế phát triển của thị trường là gì?... 
- Khách hàng đặc thù: Bức tranh rõ nét về dân cư và xã hội 
học của các nhóm khách hàng mà doanh nghiệp định nhằm tới? 
Tại sao doanh nghiệp lại tin tưởng rằng sẽ có khách mua hàng hóa, 
dịch vụ.. của mình qua mạng? 
- Nghiên cứu nhóm mẫu: Trình bày kết quả nghiên cứu 
nhóm mẫu trong thị trường định hướng của mình, nêu các phản 
hồi cụ thể và phân tích hành vi tổng thể và chi tiết của nhóm này 
để có hình dung tốt hơn về khách hàng và thị trường. 
- Rủi ro đã được tính toán: Dự liệu cụ thể về khu vực thị 
trường và kết quả của doanh nghiệp trong ba hoặc năm năm tới, cả 
trên mạng và bên ngoài mạng. 
Chương 5 - Xây dựng giải pháp thương mại điện tử 271 
- Chiến lược Marketing: Làm thế nào để có khách hàng, có 
các nguồn cung cấp là làm thế nào để giữ họ? 
- Nội dung: Xác định những phần nội dung nào được đưa lên 
trang Web phục vụ trực tiếp và gián tiếp các hoạt động TMĐT/KDĐT. 
- Quảng cáo: Cần chú ý mọi yếu tố đã trở thành tiêu chuẩn 
quốc tế và nhãn hiệu, thương hiệu, đóng gói, tiếng nước ngoài, 
quan hệ khách hàng, các quảng cáo liên quan tới các vấn đề văn 
hóa riêng và các rào cản ngôn ngữ. 
- Quan hệ công chúng: Cần có chương trình phù hợp, lôgíc, 
được bổ xung theo định kỳ. Nên tạo các mảng tin điện tử, viết bài 
cho các báo và các phương tiện truyền thông, họp báo, hội nghị 
khách hàng, tổ chức thảo luận trên mạng... 
b) Kế hoạch kinh doanh cho thương mại điện tử 
- Tham khảo ý kiến chuyên môn: Nên tham khảo ý ki ... ....................................... 17 
1.3.4. Trong hoạt động thương mại điện tử đều có 
sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có 
một bên không thể thiếu được là 
người cung cấp dịch vụ mạng ..................................... 18 
1.3.5. Trong thương mại điện tử, độ lớn về quy mô 
và vị trí của các doanh nghiệp trở nên 
không quan trọng ....................................................... 19 
1.3.6. Hàng hoá trong thương mại điện tử ............................ 20 
1.3.7. Không gian thực hiện thương mại điện tử ................... 23 
1.3.8. Tốc độ giao dịch nhanh chóng ..................................... 23 
1.3.9. Thương mại điện tử là một nguồn 
tài nguyên khổng lồ .................................................... 25 
1.4. Các chức năng của thương mại điện tử .......................... 26 
1.4.1. Chức năng lưu thông................................................... 27 
1.4.2. Thương mại điện tử là kênh phân phối ....................... 27 
1.4.3. Thương mại điện tử là thị trường................................ 28 
1.5. Các mô hình thương mại điện tử ..................................... 30 
1.5.1. Mô hình bảng hiệu...................................................... 30 
1.5.2. Mô hình những trang vàng ......................................... 31 
1.5.3. Mô hình cuốn sách hướng dẫn điểu khiển .................. 32 
1.5.4. Mô hình quảng cáo...................................................... 32 
1.5.5. Mô hình thuê bao........................................................ 33 
1.5.6. Mô hình cửa hàng ảo hay Cửa hàng trực tuyến .......... 33 
1.5.7. Mô hình sàn giao dịch đấu giá trực tuyến .................. 35 
1.5.8. Mô hình hội thương..................................................... 36 
1.5.9. Mô hình cổng .............................................................. 37 
1.5.10. Mô hình giá động (Dynamic-pricing Model) .............. 41 
1.5.11. Mô hình mạng xã hội ................................................ 41 
1.6. Lợi ích của thương mại điện tử........................................ 43 
1.6.1. Đối với các doanh nghiệp............................................. 43 
1.6.2. Đối với khách hàng ..................................................... 58 
1.6.3. Đối với xã hội .............................................................. 62 
1.7. Hạn chế của thương mại điện tử...................................... 64 
1.7.1. Hạn chế mang tính kỹ thuật ....................................... 64 
1.7.2. Hạn chế mang tính thương mại................................... 66 
1.8. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử ......... 70 
1.8.1. Thư tín điện tử............................................................ 70 
1.8.2. Thanh toán điện tử ..................................................... 72 
1.8.3. Trao đổi dữ liệu điện tử............................................... 72 
1.8.4. Giao gửi số hoá các dung liệu ...................................... 80 
1.8.5. Bán lẻ các hàng hoá hữu hình và hàng hóa số ............. 81 
1.8.6. Hợp đồng thương mại điện tử...................................... 83 
Chương 2. CƠ SỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 
ĐIỆN TỬ .................................................................. 84 
2.1. Cơ sở hạ tầng công nghệ ................................................... 84 
2.1.1. Mạng máy tính ........................................................... 86 
2.1.2. Các cấu trúc liên kết mạng ......................................... 86 
2.1.3. Môi trường truyền dẫn................................................ 88 
2.1.4. Internet và giao thức Internet..................................... 92 
2.1.5. World Wide Web (WWW) và trang Web ...................... 95 
2.2. Cơ sở hạ tầng về an toàn và bảo mật ............................... 97 
2.2.1. Tổng quan về an toàn bảo mật .................................... 97 
2.2.2. Các loại tấn công trên mạng...................................... 101 
2.2.3. Các phương pháp mã hóa dữ liệu .............................. 103 
2.2.4. Quản lý an toàn bảo mật trong thương mại điện tử... 107 
2.3. Cơ sở hạ tầng pháp lý...................................................... 108 
2.4. Cơ sở hạ tầng thanh toán................................................ 110 
2.5. Cơ sở hạ tầng kho vận ..................................................... 112 
2.6. Cơ sở hạ tầng nhân lực.................................................... 116 
2.7. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ......................................... 117 
2.7.1. Hệ thống mã vạch quốc gia ....................................... 117 
2.7.2. Tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại .............. 118 
2.7.3. Mức sống của người dân............................................ 118 
2.7.4. Năng suất lao động ................................................... 118 
2.7.5. Nhận thức................................................................. 119 
Chương 3: CÁC HÌNH THỨC TRONG GIAO DỊCH 
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ...................................... 120 
3.1. Tổng quan về giao dịch điện tử ..................................... 120 
3.2. Giao dịch điện tử giữa các doanh nghiệp ..................... 122 
3.2.1. Khái niệm................................................................. 122 
3.2.2. Các hoạt động ........................................................... 123 
3.2.3. Các loại giao dịch ...................................................... 126 
3.3. Giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng .134 
3.3.1. Khái niệm................................................................. 134 
3.3.2. Hoạt động ................................................................. 135 
3.3.3. Bán lẻ điện tử ........................................................... 136 
3.4. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ 143 
3.5. Người môi giới điện tử .................................................... 145 
3.5.1. Các khái niệm liên quan đến người môi giới điện tử.... 146 
3.5.2. Hoạt động của người môi giới điện tử ........................ 148 
Chương 4. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ...................................... 149 
4.1. Khái niệm thanh toán điện tử........................................ 149 
4.2. Lợi ích của thanh toán điện tử....................................... 150 
4.2.1. Lợi ích chung của thanh toán điện tử........................ 150 
4.2.2. Một số lợi ích đối với ngân hàng ................................ 153 
4.2.3. Một số lợi ích đối với khách hàng .............................. 153 
4.3. Rủi ro trong giao dịch thanh toán điện tử ................... 154 
4.3.1. Rủi ro........................................................................ 154 
4.3.2. Vấn đề an toàn bảo mật với thanh toán trực tuyến ... 157 
4.4. Yêu cầu đối với thanh toán điện tử ............................... 159 
4.4.1. Khả năng có thể chấp nhận được............................... 159 
4.4.2. An toàn và bảo mật................................................... 160 
4.4.3. Giấu tên (nặc danh) .................................................. 161 
4.4.4. Khả năng có thể hoán đổi.......................................... 161 
4.4.5. Hiệu quả ................................................................... 161 
4.4.6. Tính linh hoạt........................................................... 162 
4.4.7. Tính hợp nhất ........................................................... 162 
4.4.8. Tính tin cậy .............................................................. 162 
4.4.9. Có tính co dãn........................................................... 163 
4.4.10. Tiện lợi, dễ sử dụng................................................. 163 
4.5. Các bên tham gia trong thanh toán điện tử ................. 164 
4.5.1. Người bán/Cơ sở chấp nhận thẻ................................. 164 
4.5.2. Người mua/Chủ sở hữu thẻ ....................................... 164 
4.5.3. Ngân hàng của người bán ......................................... 164 
4.5.4. Ngân hàng của người mua ........................................ 164 
4.5.5. Tổ chức thẻ quốc tế ................................................... 165 
4.5.6. Ngân hàng phát hành............................................... 165 
4.5.7. Ngân hàng thanh toán.............................................. 165 
4.5.8. Ngân hàng đại lý ...................................................... 165 
4.6. Vai trò của ngân hàng trong thanh toán điện tử......... 166 
4.6.1. Thanh toán thẻ và phát hành thẻ ............................. 167 
4.6.2. Tạo điều kiện cho người tiêu dùng ............................ 168 
4.6.3. Cung cấp các tiện ích ................................................ 168 
4.6.4. Ngân hàng là “bên thứ ba đáng tin cậy” .................... 168 
4.6.5. Vai trò trung tâm giao dịch thanh toán..................... 168 
4.7. Mô hình thanh toán điện tử ........................................... 169 
4.7.1. Mô hình .................................................................... 169 
4.7.2. Quy trình thanh toán................................................ 169 
4.8. Các dịch vụ được sử dụng trong thanh toán ................ 171 
4.8.1. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại ............................ 171 
4.8.2. Dịch vụ ngân hàng tại nhà........................................ 173 
4.8.3. Dịch vụ ngân hàng qua mạng di động ...................... 176 
4.8.4. Dịch vụ ngân hàng qua Internet ............................... 179 
4.8.4. Dịch vụ thanh toán bằng thẻ ghi nợ EFTPOS ........... 183 
4.8.5. Thanh toán bằng trao đổi dữ liệu điện tử .................. 184 
4.9. Các loại thẻ trong thanh toán điện tử........................... 190 
4.9.1. Tổng quan về thẻ thanh toán điện tử ........................ 190 
4.9.2. Lợi ích của thẻ thanh toán ........................................ 191 
4.9.3. Phân loại .................................................................. 192 
4.9.4. Cấu tạo bên ngoài thẻ ............................................... 198 
4.9.5. Quy trình phát hành thẻ........................................... 199 
4.9.6. Quy trình thanh toán thẻ.......................................... 200 
4.9.7. Các thiết bị sử dụng trong thanh toán thẻ................. 201 
4.9.8. Đối soát và bồi hoàn trong thanh toán điện tử .......... 203 
4.9.9. Các loại thẻ thanh toán............................................. 203 
4.10. Các phương tiện thanh toán khác ............................... 219 
4.10.1. Tiền điện tử, tiền số hóa.......................................... 219 
4.10.2. Ví điện tử ................................................................ 235 
4.10.3. Chuyển tiền điện tử ................................................ 240 
4.10.4. Séc điện tử .............................................................. 241 
4.10.5. Chữ ký điện tử ........................................................ 244 
4.11. Thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp 
với doanh nghiệp (B2B) ................................................ 248 
4.11.1. So sánh thanh toán ngoại thương truyền thống 
với thanh toán ngoại thương điện tử ....................... 248 
4.11.2. Giới thiệu về eUCP ................................................. 249 
4.11.3. Điều kiện kỹ thuật để triển khai xuất trình 
chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế .............. 259 
Chương 5. XÂY DỰNG GIẢI PHÁP THƯƠNG MẠI 
ĐIỆN TỬ.......................................................................262 
5.1. Đặt vấn đề ........................................................................ 262 
5.2. Quy trình xây dựng giải pháp thương mại điện tử...... 262 
5.2.1. Phân tích ảnh hưởng của thương mại điện tử 
đến kinh doanh......................................................... 263 
5.2.2. Nghiên cứu thị trường trong thương mại điện tử....... 263 
5.2.3. Phân tích hoạt động kinh doanh ............................... 266 
5.2.4. Lựa chọn cách thức triển khai................................... 267 
5.2.5. Soạn thảo kế hoạch kinh doanh cho TMĐT/KDĐT ........267 
5.2.6. Tổ chức và thực hiện kế hoạch kinh doanh................ 278 
5.2.7. Thiết kế Website....................................................... 284 
5.2.8. Lựa chọn phương án an toàn và bảo mật trên mạng.. 284 
5.2.9. Đưa Website vào hoạt động....................................... 285 
5.2.10. Nâng cấp và cải thiện hệ thống ............................... 286 
5.2.11. Cung cấp dịch vụ khách hàng hoàn hảo .................. 286 
5.2.12. Quảng bá hoạt động thương mại điện tử 
của doanh nghiệp.................................................... 286 
5.2.13. Tăng lưu lượng sử dụng .......................................... 287 
5.2.14. Xác định phương thức tiến hành thương mại điện tử...287 
5.3. Xây dựng giải pháp thương mại điện tử ....................... 288 
5.3.1. Tiếp thị hàng hoá dịch vụ ......................................... 289 
5.3.2. Bán hàng và vận chuyển hàng hoá dịch vụ ............... 294 
5.3.4. Xử lý thanh toán....................................................... 296 
5.3.5. Quản lý đối ngoại...................................................... 298 
5.3.6. Quản lý nội bộ và tái cơ cấu doanh nghiệp ................ 299 
5.4. Các bước xây dựng Website............................................ 302 
5.4.1. Tư vấn ...................................................................... 302 
5.4.2. Phát triển nội dung................................................... 303 
5.4.3. Đăng ký tên miền ..................................................... 303 
5.4.4. Thiết kế Web............................................................. 304 
5.4.5. Bảo trì và lưu trữ ...................................................... 311 
5.4.6. Thời gian thực hiện................................................... 311 
5.4.7. Nâng cấp................................................................... 311 
5.4.8. Dự toán chi phí ......................................................... 311 
Chương 6. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 
VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.............................. 313 
6.1. Khả năng và triển vọng phát triển thương mại 
điện tử............................................................................... 313 
6.1.1. Quá trình phát triển thương mại điện tử .................. 313 
6.1.2. Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới ...317 
6.2. Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.......... 327 
6.2.1. Thương mại điện tử đã trở nên khá phổ biến............. 327 
6.2.2. Loại hình giao dịch thương mại điện tử 
doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) 
phát triển khá nhanh ............................................... 328 
6.2.3. Cung cấp trực tuyến dịch vụ công đã khởi sắc ........... 329 
6.2.4. Việc ban hành các văn bản thi hành Luật 
Giao dịch điện tử diễn ra chậm................................. 329 
6.2.5. Nhiều vấn đề cản trở sự phát triển 
thương mại điện tử còn tồn tại.................................. 328 
Thuật ngữ viết tắt .................................................................. 332 
Tài liệu tham khảo ................................................................. 335 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_thuong_mai_dien_tu_phan_2.pdf