Tài nguyên vị thế vùng bờ Khánh Hòa: Tiềm năng và triển vọng

TÓM TẮT: Vùng bờ tỉnh Khánh Hòa nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, thuộc phần nhô ra xa

nhất của đất liền Việt Nam ra vùng giữa bờ tây Biển Đông, có quan hệ đặc biệt về không gian với

quần đảo xa bờ Trường Sa, vùng địa bàn chiến lược Tây Nguyên và trung tâm kinh tế - chính trị

thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vùng bờ có thềm lục địa phía ngoài sâu và dốc; hình thể và cấu

trúc không gian đa dạng và phức tạp với hệ thống các bán đảo, đảo, vũng vịnh, đầm và cửa sông .

tạo ra tiềm năng to lớn về tài nguyên địa - tự nhiên, mà nổi bật là giá trị của hệ thống các vũng vịnh

và đảo ven bờ. Về tài nguyên địa - kinh tế, vùng bờ Khánh Hòa có tiềm năng lớn xây dựng cơ sở

hậu cần khai thác tài nguyên biển xa, xây dựng các cơ sở kinh tế biển lớn, phát triển kinh tế dịch vụ

biển, đặc biệt là cảng - hàng hải và du lịch sinh thái biển. Về tài nguyên địa - chính trị, đây là một

trong những vị trí có vai trò quan trọng trong việc phòng thủ và bảo vệ đất nước từ biển, đảm bảo

chủ quyền và lợi ích quốc gia trên Biển Đông, trong đó có việc trực tiếp quản lý huyện đảo Trường

Sa. Việc điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên vị thế vùng bờ sẽ là cơ sở khoa học quan trọng để

phát triển biển đảo tỉnh Khánh Hòa.

pdf 12 trang yennguyen 4900
Bạn đang xem tài liệu "Tài nguyên vị thế vùng bờ Khánh Hòa: Tiềm năng và triển vọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài nguyên vị thế vùng bờ Khánh Hòa: Tiềm năng và triển vọng

Tài nguyên vị thế vùng bờ Khánh Hòa: Tiềm năng và triển vọng
 13
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 1; 2015: 13-24 
DOI: 10.15625/1859-3097/15/1/4182 
TÀI NGUYÊN VỊ THẾ VÙNG BỜ KHÁNH HÒA: 
TIỀM NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG 
Trịnh Thị Minh Trang1*, Nguyễn Thị Nguyệt Hà2, Trần Đức Thạnh1 
1Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
2Chi cục biển và Hải đảo-Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa 
*E-mail: minhtrang30687@gmail.com 
Ngày nhận bài: 9-7-2014 
TÓM TẮT: Vùng bờ tỉnh Khánh Hòa nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, thuộc phần nhô ra xa 
nhất của đất liền Việt Nam ra vùng giữa bờ tây Biển Đông, có quan hệ đặc biệt về không gian với 
quần đảo xa bờ Trường Sa, vùng địa bàn chiến lược Tây Nguyên và trung tâm kinh tế - chính trị 
thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vùng bờ có thềm lục địa phía ngoài sâu và dốc; hình thể và cấu 
trúc không gian đa dạng và phức tạp với hệ thống các bán đảo, đảo, vũng vịnh, đầm và cửa sông ... 
tạo ra tiềm năng to lớn về tài nguyên địa - tự nhiên, mà nổi bật là giá trị của hệ thống các vũng vịnh 
và đảo ven bờ. Về tài nguyên địa - kinh tế, vùng bờ Khánh Hòa có tiềm năng lớn xây dựng cơ sở 
hậu cần khai thác tài nguyên biển xa, xây dựng các cơ sở kinh tế biển lớn, phát triển kinh tế dịch vụ 
biển, đặc biệt là cảng - hàng hải và du lịch sinh thái biển. Về tài nguyên địa - chính trị, đây là một 
trong những vị trí có vai trò quan trọng trong việc phòng thủ và bảo vệ đất nước từ biển, đảm bảo 
chủ quyền và lợi ích quốc gia trên Biển Đông, trong đó có việc trực tiếp quản lý huyện đảo Trường 
Sa. Việc điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên vị thế vùng bờ sẽ là cơ sở khoa học quan trọng để 
phát triển biển đảo tỉnh Khánh Hòa. 
Từ khóa: Tỉnh Khánh Hòa, vùng bờ, tài nguyên vị thế. 
MỞ ĐẦU 
Tài nguyên vị thế (TNVT) là một hướng mới 
về điều tra, đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển 
kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với kinh tế dịch vụ. 
Quốc đảo Singapore là một ví dụ rất thành công 
về sử dụng tài nguyên vị thế để phát triển đất 
nước, trong điều kiện tài nguyên sinh vật và phi 
sinh vật truyền thống nghèo nàn [1, 2]. 
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở khu vực Nam 
Trung Bộ, là tỉnh cực đông của Việt Nam có 
đường mép nước tiếp giáp biển dài gần 385 km 
với hơn 200 hòn đảo lớn (tài liệu của UBND 
tỉnh Khánh Hòa - Cổng Thông tin Điện tử, 
2014) nhỏ ven bờ và quần đảo Trường Sa nằm 
giữa Biển Đông. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ 
của tỉnh trong những năm qua chính là nhờ sử 
dụng tài nguyên vị thế, có vai trò không kém gì 
tài nguyên thiên nhiên truyền thống. Tuy nhiên, 
việc sử dụng tài nguyên này xuất phát từ yêu 
cầu của thực tiễn, mang tính tình huống, chưa 
có được cơ sở khoa học làm nền tảng để định 
loại và đánh giá giá trị, nên còn hạn chế về hiệu 
quả và tính bền vững.Vùng bờ tỉnh Khánh Hòa 
có tiềm năng lớn về tài nguyên vị thế, nếu được 
điều tra, đánh giá và nghiên cứu có hệ thống, 
có thể sử dụng hiệu quả hơn để phát triển bứt 
phá về kinh tế biển đảo. Bài viết này là nghiên 
cứu bước đầu về tài nguyên vị thế vùng bờ 
Khánh Hòa dựa theo các phương pháp và tiêu 
chí đánh giá của Trần Đức Thạnh và đồng 
nghiệp [2]. 
TÀI NGUYÊN VỊ THẾ ĐỊA TỰ NHIÊN 
VÙNG BIỂN VEN BỜ KHÁNH HÒA 
Trịnh Thị Minh Trang,  
 14
Một vị trí không gian trung tâm cho các 
quan hệ giao lưu kinh tế 
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam 
Trung Bộ; phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm 
cực bắc: 12052’15”B; phía nam giáp tỉnh Ninh 
Thuận, điểm cực nam: 11042’50”B; phía tây 
giáp tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng điểm cực tây: 
108040’33”Đ; phía Đông giáp Biển Đông, 
điểm cực Đông: 109o27’55”Đ. Mũi Hòn Đôi 
trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh mới 
chính là điểm cực đông trên đất liền của nước 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hình 1). 
Về vị trí trong không gian, vùng bờ Khánh 
Hòa có những đặc điểm chủ yếu và quan trọng 
như sau: 
Hình 1. Quan hệ không gian hành chính của Khánh Hòa với 
các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ 
Tài nguyên vị thế vùng bờ Khánh Hòa  
 15
Có vị trí là trung tâm của Đông Nam Á, 
nằm ở phần giữa của dải ven bờ phía tây Biển 
Đông, phần chuyển tiếp của Đông Nam Á lục 
địa ra biển và tiếp cận trực tiếp với phần đáy 
sâu của Biển Đông do thềm lục địa hẹp và dốc 
[3, 4]. 
Tiếp cận với phần đất liền nhô ra gần 
trung tâm Biển Đông nhất so với toàn vùng bờ 
Việt Nam, đồng thời cũng gần với các tuyến 
đường hàng hải quốc tế nhất. 
Có quan hệ đặc biệt về tự nhiên và hành 
chính với cả Quần đảo Trường Sa, Quần đảo 
Hoàng Sa nằm giữa Biển Đông [2]. 
Có một hậu phương rộng lớn là Tây 
Nguyên, với tiềm năng rất lớn về nông lâm sản 
và khoáng sản, đồng thời còn là cửa ngõ cho 
các nước phía tây là Lào và Campuchia, đầu ra 
của các tuyến hành lang đông - tây phía nam. 
Không xa thành phố Hồ Chí Minh, trung 
tâm kinh tế lớn nhất nước; rất gần Tây Nguyên, 
một địa bàn chiến lược khi đất nước lâm nguy. 
Hình thể và cấu trúc không gian thuận lợi 
cho phát triển các khu dân cư, đô thị ven 
biển và phát triển tổng hợp, đa ngành các 
lĩnh vực kinh tế biển 
Hình thái và quy mô vùng biển ven bờ 
Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 
5.197 km², chiều dài khoảng 150 km, rộng nhất 
khoảng 90 km. Địa hình Khánh Hòa có thể chia 
thành các đơn vị cơ bản: vùng núi, đồng bằng, 
vùng biển ven bờ và các đảo. Do nằm sát dãy 
núi Trường Sơn, diện tích vùng núi là chủ yếu, 
đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chưa 
đến 1/10 diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đồng 
bằng Khánh Hòa lại bị các dãy núi ăn ngang ra 
biển ngăn thành từng ô. Vùng bờ Khánh Hòa 
rất rộng (chưa có số liệu diện tích công bố), có 
hình thái đa dạng và phức tạp vào loại nhất ven 
bờ Việt Nam, với cả một hệ thống vũng vịnh, 
đảo, bán đảo, cửa sông, đầm phá và thềm lục 
địa hẹp dốc. 
Hình thái bờ, bãi biển, các mũi nhô và bán 
đảo 
Bờ biển Khánh Hòa dài khoảng 385 km 
tính theo mép nước. Vùng bờ có đặc điểm là 
núi đồi thường xuyên kéo ra sát bờ biển và ăn 
lan cả xuống biển. Điều này tạo nên đặc thù về 
địa mạo, với sự phát triển khá rộng rãi của các 
bờ đá gốc bị mài mòn, tạo nên nhiều mũi nhô 
và giữa chúng là các cung bờ lõm với những 
bãi cát biển trải dài tạo là những bãi tắm đẹp. 
Tuyệt đại đa số các mũi nhô biển và hải đảo 
đều được cấu tạo từ đá magma xâm nhập và 
phun trào. 
Phía bắc vùng bờ là Mũi Đôi và bán đảo 
Hòn Gốm, kéo dài ra phía biển gần 20 km, một 
trong những bán đảo dài nhất Việt Nam, được 
hình thành từ tích tụ Đệ tứ “nối đảo” các thành 
đá gốc hệ tầng Nha Trang. Ở phía nam vùng, 
bán đảo Cam Ranh dài trên 25 km cũng được 
tạo nên do đê cát Cam Hải Đông “nối đảo” 
khối núi Cầu Hin ở phía bắc, cấu tạo từ các đá 
granit của phức hệ Đèo Cả (γK đc2) và phun 
trào axit, trung tính hệ tầng Nha Trang (K nt) 
với khối núi Cam Linh, Ao Hồ, Bãi Thông và 
Đá Cao cũng cấu tạo từ các đá phức hệ Đèo Cả 
ở phía nam. Cam Đông là một trong những đê 
cát lớn nhất ở ven bờ miền Trung Việt Nam, 
dài trên 20 km, rộng 2 - 6 km và cao trên 10 m, 
gồm các thế hệ có tuổi khác nhau từ Pleistocen 
muộn (mQ13) ở phía nam, tới Holocen giữa 
(mQ22) và muộn (mQ23). 
Các mũi nhô che chắn tạo nên các vũng 
vịnh ven biển, nổi tiếng là các vịnh Vân Phong, 
Nha Trang và Cam Ranh, tạo nên các bãi cát 
biển đẹp. Chúng tạo nên bờ biển đa dạng và 
phức tạp, không chỉ có giá trị về cảnh quan - 
sinh thái, nhiều di sản địa mạo - địa chất quý 
giá, mà còn có giá trị ngăn ngừa thiên tai bão 
gió, là trạm canh - tháp gác và lợi ích phòng thủ 
bờ biển. 
Thềm lục địa 
Thềm lục địa Khánh Hòa rất hẹp, các 
đường đẳng sâu 50 m, 100 m và 200 m chạy 
gần song song và sát gần bờ (hình 2) do ảnh 
hưởng của hệ đứt gãy sườn dốc Đông Việt 
Nam chạy theo kinh tuyến 1100Đ [5]. Địa hình 
đáy biển vùng bờ thể hiện tính phân bậc trong 
các khoảng độ sâu 0 - 10 m, 10 - 30 m và 30 - 
50 m. Địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự 
tiếp nối của hình thái địa hình trên đất liền. Các 
nhánh núi Trường Sơn dãy Phước Hà Sơn, núi 
Hòn Khô và dãy Hoàng Ngưu đâm ngang ra 
biển để tạo thành các mũi Hòn Thị, mũi Khe 
Gà (Con Rùa) và mũi Đông Ba. Trên thềm lục 
Trịnh Thị Minh Trang,  
 16
địa có bể trầm tích Đệ tam Phú Khánh, là bể có 
triển vọng dầu khí. Quá trình tương tác của các 
quá trình vật lý khí quyển - đại dương với địa 
hình đáy và bờ đã hình thành vùng nước trồi 
mạnh ở ngoài khơi nam Khánh Hòa - Bắc Bình 
Thuận, hình thành ngư trường có nguồn lợi cao 
về cá và thân mềm. 
Hình 2. Hình thái thềm lục địa Khánh Hòa 
[Nguồn: Chi cục biển và Hải đảo Khánh Hòa] 
Hệ thống các cửa sông 
Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và 
dốc, với khoảng 40 con sông nhỏ dài từ 10 km 
trở lên, tạo thành một mạng lưới khá dài, trong 
đó có 2 con sông chính là sông Cái (Nha Trang) 
và sông Dinh (Ninh Hòa). Sông Cái Nha Trang 
(còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù) là sông 
lớn nhất tỉnh, có chiều dài 79 km, diện tích lưu 
vực 1.904 km², độ cao trung bình 548 m, độ dốc 
trung bình 22,8%, mật độ sông suối 
0,82 km/km². Tổng lượng nước sông cả năm 
1,79 km3, mùa lũ từ tháng 10 đến tháng 12, 
chiếm khoảng 73% lượng dòng chảy cả năm. 
Dọc bờ biển, cứ khoảng 5 - 7 km có một 
cửa sông. So với vũng vịnh, hệ thống cửa sông 
có vai trò khiêm tốn hơn, nhưng cũng có giá trị 
rất lớn là cửa mở ra biển, nơi neo trú tránh gió 
bão cho tàu thuyền, các khu nuôi tập trung và 
còn có giá trị an ninh quốc phòng. 
Hệ thống đảo ven bờ 
Với khoảng trên 200 hòn đảo ven bờ lớn 
nhỏ và diện tích trên 600 km2, Khánh Hòa là 
một trong những tỉnh có nhiều đảo ven bờ, chỉ 
sau Quảng Ninh, Kiên Giang và Hải Phòng [6]. 
Ở phía đông và phía nam, vịnh Nha Trang được 
giới hạn bằng một vòng cung các đảo. Lớn nhất 
là Hòn Tre (còn gọi là Hòn Lớn), diện tích 
khoảng 30 km2 (hình 3), nơi có những bãi tắm 
đẹp như Bãi Trũ và Bãi Tre. Ðảo Hòn Miếu có 
điểm du lịch Trí Nguyên. Ðảo Hòn Mun là khu 
lõi của Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang, được 
thành lập đầu tiên ở Việt Nam (hình 4). Ở đây 
có những rạn san hô với một quần thể sinh vật 
biển còn nguyên sơ, gần như độc nhất vô nhị 
không chỉ của Việt Nam mà còn của cả Ðông 
Nam Á. Những hòn đảo ven bờ Khánh Hòa, 
không chỉ có cảnh quan nổi và ngầm tuyệt đẹp 
phục vụ du lịch sinh thái, mà còn đem lại 
nguồn lợi lớn yến sào cho tỉnh. 
Hình 3. Hòn Tre và khu du lịch Vinpearl 
nổi tiếng trên vịnh Nha Trang 
[Nguồn: Trần Đức Thạnh] 
Đảo Bình Ba diện tích trên 3 km², nằm 
trong vịnh Cam Ranh, thuộc xã Cam Bình, 
thành phố Cam Ranh (cách Nha Trang 60 km, 
cách sân bay 15 km), có 700 hộ dân và khoảng 
3.000 dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi 
tôm hùm và đánh bắt thủy hải sản. Đảo có 
nhiều thắng cảnh và bãi biển đẹp: các di tích từ 
thời Pháp thuộc: lô cốt, bệ súng thần công, 
đường hầm xuyên núi. Hai bãi tắm ngay tại khu 
vực đảo: Bãi Nồm, Bãi Chướng. Rất nhiều các 
bãi tắm khác xung quanh đảo và các nơi có thể 
lặn ngắm san hô: bãi Nhà Cũ, bãi Bồ Đề, bãi 
Rạn, Hòn Rùa, Hòn Me ... 
Tài nguyên vị thế vùng bờ Khánh Hòa  
 17
Hình 4. Hòn Mun, cơ sở giám sát và bảo vệ 
khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang 
[Nguồn: Trần Đức Thạnh] 
Hòn Ông hay còn có tên gọi khác là Đảo 
Cá Voi là một đảo nhỏ nằm trong vịnh Vân 
Phong thuộc huyện Vạn Ninh, cách Tp. Nha 
Trang gần 100 km. Đảo này được ví như một 
thiên đường nghỉ dưỡng ở Nha Trang, một 
trong 9 thiên đường nghỉ dưỡng đẹp nhất Biển 
Đông được hãng thông tấn CNN giới thiệu. Với 
diện tích gần 40.000 ha, nhưng chỉ có 2 ha trên 
đảo được sử dụng xây dựng khu nghỉ, phần còn 
lại là cánh rừng xanh tươi quanh năm. 
Hòn Lao, thường được gọi là Đảo Khỉ nằm 
ở đầm Nha Phu, cách thành phố Nha Trang 
15 km về phía Bắc, nơi có hơn 1.200 chú khỉ 
cực kì năng động và hiếu khách, đặc biệt đã 
được huấn luyện nhiều tiết mục hấp dẫn mang 
lại nhiều thú vị cho du khách. Đảo Khỉ với 
không khí mát mẻ, dòng nước trong xanh luôn là 
điểm ưu thích trong các tour du lịch biển với 
những ai thích lặn sâu ngắm rạn san hô dưới đáy 
biển. 
Hệ thống đảo ven bờ Khánh Hòa là một 
nguồn tài nguyên vị thế quan trọng không chỉ 
đối với phát triển kinh tế, bảo tồn tự nhiên, mà 
còn có giá trị phòng thủ rất lớn, nhưng chưa 
được điều tra đánh giá chi tiết để phát huy đầy 
đủ tiềm năng. 
Hệ thống vũng vịnh 
Khánh Hòa có 9 vũng vịnh ven bờ, là tỉnh 
có nhiều vũng vĩnh nhất cả nước, đứng trên các 
tỉnh Quảng Ninh có 6; Phú Yên có 6; Bình 
Định có 5; Quảng Ngãi có 4 vũng vịnh ... [7]. 
Về tổng diện tích, Khánh Hoà có diện tích vũng 
vịnh khoảng 801 km2, chỉ sau Quảng Ninh 
1597 km2. Hai vịnh tận cùng phía bắc là Vân 
Phong (hình 5) và tận cùng phía nam tỉnh là 
Cam Ranh (hình 6), thuộc loại có tiềm năng lớn 
nhất trong hệ thống vũng vịnh Việt Nam: rộng, 
sâu, kín, ít sa bồi và ít bão ... Đầm Nha Phu 
trong, bản chất không phải là “đầm phá” 
(lagoon) như đầm Thủy Triều, mà chỉ là một 
vịnh biển nhỏ bị cạn hóa. Bảng 1 trình bày các 
thuộc tính và chỉ số tài nguyên vị thế tự nhiên 
của 9 vũng vịnh của Khánh Hòa, trong số đó 3 
chỉ số diện tích, độ sâu và chỉ số đóng kín có 
giá trị nhất. Chỉ số đóng kín vực nước được xác 
định bằng công thức sau [7]: 
1
2
SD
WDI 
Với: S: diện tích mặt nước; D1: độ sâu cực đại 
của vực nước; D2: độ sâu cực đại của cửa; 
W: chiều rộng cửa; I là hệ số đóng kín của vũng 
vịnh như sau: 0,05 = I < 0,1 vũng vịnh thuộc 
nhóm rất hở; 0,1 = I < 0,25 vũng vịnh thuộc 
nhóm hở; 0,25 = I < 0,5 vũng vịnh thuộc nhóm 
nửa kín; 0,5 = I = 1 vũng vịnh thuộc nhóm gần 
kín; I > 1 vũng vịnh thuộc nhóm rất kín. 
Hình 5. Khu kinh tế Vân Phong [Nguồn: Cổng 
thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa] 
Trịnh Thị Minh Trang,  
 18
Trong số 48 vũng vịnh ven bờ của cả nước, 
chỉ có 2 vũng vịnh thuộc loại rất kín (4%) là 
vịnh Cửa Lục (I = 1,83, nơi có cảng Cái Lân) và 
vịnh Cam Ranh (I = 1,43); 1 vũng vịnh thuộc 
loại gần kín (2%) là vịnh Tiên Yên - Hà Cối (I = 
0,78); 14 vũng vịnh thuộc loại nửa kín (29%), 
trong đó có vịnh Vân Phong và Nha Phu của 
Khánh Hòa; 22 vũng vịnh thuộc loại hở (46%) 
và 9 vũng vịnh thuộc loại rất hở (19%). 
Hình 6. Vịnh Cam Ranh và đầm Thủy Triều tạo nên vùng nước sâu và kín thuận lợi cho phát triển 
cảng biển và nuôi trồng thủy sản [Nguồn: Chi cục biển và Hải đảo Khánh Hòa] 
Tài nguyên vị thế vùng bờ Khánh Hòa  
 19
Bảng 1. Đánh giá các chỉ tiêu tài nguyên vị thế địa tự nhiên hệ thống 
vũng vịnh ven bờ Khánh Hòa [2, 7, 8] 
TT Tên vũng vịnh 
Quy mô Độ sâu Mức đóng kín Biên 
độ 
triều 
Cấu 
tạo 
thạch 
học 
bờ 
Sông đổ vào vũng 
vịnh 
Diện 
tích 
(km2) 
Kích 
cỡ Tb/Max 
Phân 
loại 
Hệ 
số I Loại 
Không 
đáng 
kể 
Đáng kể 
1 Vịnh Bến Gỏi 239,79 Lớn 8/18 Nhỏ 0,25 
Nửa 
kín Nhỏ Cát 
Sông Hậu, 
Sông Cạn, 
2 
Vũng Đầm 
Môn - Cổ 
Cò 
24,52 Nhỏ 15/32 Trung bình 0,48 
Nửa 
kín Nhỏ 
Đá 
gốc 
Suối 
nhỏ 
3 Vịnh Vân Phong 161,0 
Trung 
bình 20/30 Lớn 0,25 
Nửa 
kín Nhỏ 
Đá 
gốc 
Các sông 
suối nhỏ 
4 Vũng Cái Bàn 50,48 
Trung 
bình 17/25 Lớn 0,13 Hở Nhỏ Cát 
Các sông 
suối nhỏ 
5 
Vũng Bình 
Cang - Nha 
Phu 
57,81 Trung bình 3-10/18 Nhỏ 0,34 
Nửa 
kín Nhỏ 
Đá 
gốc 
Một số 
sông nhỏ 
6 Vịnh Nha Trang 79,82 Lớn 15/28 
Trung 
bình 0,13 Hở Nhỏ Cát 
Sông Cái 
và một số 
sông nhỏ 
7 Vịnh Hòn Tre 10,38 Nhỏ 20/24 Lớn 0,17 Hở Nhỏ 
Đá 
gốc 
Suối 
nhỏ 
8 Vịnh Cam Ranh ... o một vòng cung lồi về phía trung 
tâm Biển Đông, có một hệ thống đảo ven bờ 
khá phát triển, lại có chỗ dựa phía biển khơi là 
quần đảo - huyện đảo Trường Sa. Đó là điều 
kiện rất thuận lợi xây dựng hậu cứ cho khai 
thác tài nguyên biển khơi xa, trước hết là hải 
sản, sản lượng khai thác hải sản ước đạt 82,3 
nghìn tấn năm 2013, tăng 2,7% so với năm 
2012. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2013 
ước đạt 13,7 nghìn tấn, tương đương năm 2012 
(99,7%). 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 
vừa ra Quyết định số: 1044/QĐ-BNN-TCTS 
ngày 14/5/2014 về việc công bố danh sách các 
khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Theo 
quyết định có 35 khu thuộc 17 tỉnh thành ven 
biển. Tại Khánh Hòa, có khu Ninh Hải, thuộc 
Thôn Bình Tây, phường Ninh Hải, thị xã Ninh 
Hòa, tọa độ tâm 12034’B - 109013’Đ; độ sâu 
vùng nước đậu tàu 2,6 m; chiều dài luồng 
766 m với vị trí bắt đầu từ cảng Hòn Khoai 
chiều dài luồng 766 m với vị trí bắt đầu từ cảng 
Hòn Khoai; sức chứa tàu cá tại vùng nước đậu 
tàu 300 chiếc; cỡ loại tàu được vào khu neo đậu 
tránh trú bão ≤ 90 CV. Đây là cảng neo đậu, 
phục vụ hậu cần nghề cá đầu tiên ở thị xã Ninh 
Hòa đáp ứng nhu cầu đi biển của các ngư dân 
phường Ninh Hải, Ninh Thủy, Ninh Diêm, 
Ninh Phước và các vùng phụ cận. 
Vị thế cho xây dựng các cơ sở kinh tế lớn 
Vị thế quan trọng của vùng bờ về phát triển 
kinh tế kinh tế được thể hiện bởi vai trò của 
khu kinh tế Vân Phong, với diện tích 
150.000 ha, một trong số 15 khu kinh tế trọng 
điểm có quyết định quy hoạch ban đầu (hình 6). 
Mặc dù do điều kiện thời điểm, số khu kinh tế 
trọng điểm của cả nước rút xuống còn 5 khu, 
nhưng khu vực Vân Phong vẫn có một tiềm 
năng phát triển lớn trong tương lai không thể 
lãng quên, cần đến sự năng động và sáng tạo 
của tỉnh Khánh Hòa. Các khu công nghiệp lớn 
trong tỉnh như Suối Dầu, Ninh Hòa, Bắc và 
Nam Nha Trang, cùng với những cảng biển lớn 
đang được đầu tư xây dựng, đã giúp cho Khánh 
Hòa trở thành một trong 10 tỉnh thành có tốc độ 
tăng trưởng kinh tế cao nhất nước. 
Vị thế cho xây dựng các ngành kinh tế dịch 
vụ 
Vùng bờ Khánh Hòa hội tụ đầy đủ các điều 
kiện cho phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, 
đặc biệt là giao thông vận tải, hậu cần khai thác 
hải sản và du lịch sinh thái biển [11]. 
Hệ thống cảng biển có tiềm năng phát triển 
to lớn nhờ có tài nguyên vị thế địa tự nhiên có 
giá trị cao của hệ thống vũng vịnh và vị trí nằm 
gần các tuyến đường hàng hải quốc gia và quốc 
tế [2, 3]. Trong danh mục phân loại cảng biển 
Việt Nam, toàn quốc có 11 cảng biển loại I, 
trong đó có cảng Vân Phong của Khánh Hòa. 
Về chức năng, Vân Phong là một trong 3 cảng 
tổng hợp cửa ngõ quốc tế của cả nước. Đặc 
biệt, cảng được đầu tư xây dựng để trở thành 
cảng trung chuyển quốc tế lớn của Việt Nam, 
với khu bến Đầm Môn cho trung chuyển 
container (cho tàu lớn và cực lớn, khoảng 12 - 
15 nghìn TEU); khu bến nam vịnh Vân Phong 
cho trung chuyển dầu thô và sản phẩm dầu (tàu 
40 vạn DWT). Ngoài cảng Vân Phong, Khánh 
Hòa còn có cảng Nha Trang - Ba Ngòi, phát 
triển theo hướng du lịch, du thuyền. Đó là chưa 
kể vịnh Cam Ranh, một cảng vịnh có ưu thế to 
lớn về địa - quân sự cấp khu vực. 
Hệ thống đô thị ven biển đã được nối tuyến 
giữa hai thành phố biển Nha Trang và Cam 
Tài nguyên vị thế vùng bờ Khánh Hòa  
 21
Ranh, trở thành đầu mối giao thông, dịch vụ 
khác, là trung tâm phát triển kinh tế biển với 
các tuyến trục đường Bắc - Nam và Đông - Tây 
(Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, 
Phan Rang và Phan Thiết). Ngoài nâng cấp và 
hoàn thiện tuyến đường bộ giáp biển, việc ưu 
tiên phát triển các tuyến đường ngang lên Tây 
Nguyên và các cửa khẩu phía tây không chỉ ý 
nghĩa kinh tế mà vô cùng quan trọng về quốc 
phòng trong bối cảnh Biển Đông ngày càng 
phức tạp, để có được hậu phương Tây Nguyên 
vững chắc. Các tuyến đường ngang không phải 
trực tiếp qua sông, mà chỉ phải vượt các đèo, 
được tăng thêm vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ 
(đèo Ngoạn Mục). 
Hình 7. Bãi biển Nha Trang (hình 7a*) và Hòn 
Chồng (hình 7b**) [*: Nguồn Nguyễn Thị Nguyệt 
Hà, **: Nguồn Nguyễn Thanh Sơn] 
Du lịch biển đảo là thế mạnh có được từ 
các giá trị tài nguyên vị thế địa kinh tế (cảnh 
quan tự nhiên, vị trí) của vùng bờ Khánh Hòa. 
Đó là các giá trị về danh lam thắng cảnh, bãi 
cát biển, đảo đá, rạn san hô ngầm, với nhiều di 
sản có giá trị kỳ quan địa chất - địa mạo và sinh 
thái (hình 7), cùng các di tích văn hóa và lịch 
sử [2]. Vùng bờ này còn có điều kiện thuận lợi 
phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, đồng thời 
với các dịch vụ thương mại, hàng hải, cứu hộ 
trên biển; cũng như tổ chức các sự kiện văn hóa 
- thể thao biển quốc gia và quốc tế. Tại vùng bờ 
này, Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã được 
xây dựng sớm nhất trong hệ thống 16 khu bảo 
tồn biển đã được Thủ tướng Chính phủ đã ra 
Quyết định số 742/QĐ-TTg phê duyệt quy 
hoạch ngày 26/5/2010. 
Về vai trò cửa ngõ cho Tây Nguyên và 
nam Lào, Campuchia. Vùng có nhiều cơ hội 
phát triển, do tiềm năng kinh tế của các địa 
phương đó là rất lớn, nhất là về cây công 
nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và khai khoáng. 
Các đô thị - cửa ngõ ven biển đã hình thành. 
Vấn đề chủ yếu ở đây là xây dựng các tuyến 
đường ngang Đông - Tây, bổ sung và nâng cấp 
mạnh mẽ hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển 
kinh tế trong đó có du lịch là nhằm khai thác 
tốt vai trò cửa ngõ này. 
TÀI NGUYÊN VỊ THẾ ĐỊA CHÍNH TRỊ 
VÙNG BIỂN VEN BỜ KHÁNH HÒA 
Vai trò bảo vệ đất nước 
Tỉnh Khánh Hòa được thành lập từ năm 
1832 trên cơ sở của trấn Bình Hòa (1808) và xa 
hơn nữa là thành Duyên Khánh (1793) [11]. 
Tỉnh có 9 huyện, thị xã và thành phố, trong đó 
có đô thị loại I - thành phố biển Nha Trang, 4 
huyện và thị xã giáp biển và huyện đảo Trường 
Sa nằm gữa Biển Đông. Các đơn vị hành chính 
giáp biển và hải đảo có số dân là 984.052 
người, chiếm 83,8% dân số toàn tỉnh (2013). 
Do nằm sát một vòng cung lồi lục địa vươn ra 
biển khơi,vùng bờ Khánh Hòa có chức năng 
quan trọng và điều kiện rất thuận lợi đối với 
phòng thủ, đảm bảo an ninh chủ quyền và lợi 
ích quốc gia trên Biển Đông, đặc biệt là đối với 
quần đảo Trường Sa về khả năng tiếp ứng hậu 
cần và ứng phó với các tình huống khẩn cấp [2, 
4]. Nhà nước giao trọng trách cho các tỉnh và 
thành phố có tiềm lực phát triển mạnh, đảm 
nhận vai trò hậu cứ về cả kinh tế, chính trị và 
quốc phòng phụ trách các huyện đảo xa bờ: Hải 
Phòng phụ trách huyện Bạch Long Vĩ; Đà 
Nẵng phụ trách huyện Hoàng Sa; Khánh Hòa 
(thành phố Nha Trang là đô thị loại I) phụ trách 
huyện Trường Sa và Bà Rịa - Vũng Tàu phụ 
trách huyện Côn Đảo. Không chỉ là hậu cứ 
a) 
b) 
Trịnh Thị Minh Trang,  
 22
vững chắc, vùng bờ Khánh Hòa còn có vị trí và 
khoảng cách thuận lợi để tiếp cận nhanh chóng 
với các sự việc và tình huống trên Biển Đông 
gần nhất và nhanh nhất. 
Đặc điểm của địa hình vùng bờ với cấu tạo 
bờ đá gốc chủ yếu là magma, hệ thống vịnh, 
đảo, các mũi nhô, đỉnh cao trên đảo và cả trên 
bờ giúp vùng bờ Khánh Hòa trở thành đai cảnh 
giới và kiểm soát một vùng biển rộng lớn và là 
tuyến phòng thủ kiên cố, với các căn cứ hải 
quân quan trọng và bảo vệ vững chắc vùng đất 
liền và biển khơi. 
Tây Nguyên có vai trò địa chính trị và địa 
quân sự quan trọng cho cả Đông Dương,vùng 
bờ Khánh Hòa là vành đai bảo vệ phía biển cho 
Tây Nguyên, đồng thời có Tây Nguyên là hậu 
phương rộng lớn và vững chắc. Đó là một mối 
quan hệ tương hỗ và gắn kết chặt chẽ giữa Tây 
Nguyên và vùng bờ Khánh Hòa về vị thế địa 
chính trị. 
Vai trò mở rộng lãnh thổ trên biển và của 
đất nước 
Nhờ có vị trí không gian của các đảo mà 
vùng nội thủy của Việt Nam đã được mở rộng 
đáng kể và tiếp bên ngoài là vùng lãnh hải và 
đặc quyền kinh tế, với nhiều ngư trường tiềm 
năng lớn về hải sản và các bể Kainozoi có triển 
vọng dầu khí, cũng như tiếp cận với các tuyến 
đường hàng hải quốc tế. Theo tuyên bố ngày 
12-11-1982 của Chính phủ Việt Nam về tính 
đường cơ sở, có 11 điểm cơ sở được chọn, 
trong đó có 2 điểm liên quan trực tiếp đến vùng 
bờ Khánh Hòa là: Điểm A7 tại đảo Hòn Đôi (N 
12039’0 - E 109028’0) thuộc Khánh Hòa và 
Điểm A8 tại mũi Đại Lãnh (N 12053’8 - E 
109o27’2) thuộc Phú Yên nhưng sát gần vùng 
bờ Khánh Hòa (điểm cơ sở duy nhất không 
phải là đảo). 
Vùng bờ Khánh Hòa là một trong số nơi có 
vùng nước nội thủy ở khoảng gần nhất đường 
lưỡi bò 9 đoạn (từ ngày 25/6/2014 là 10 đoạn) 
phi lý và ngang ngược của Trung Quốc. Những 
vấn đề đấu tranh bảo vệ và mở rộng chủ quyền 
đòi hỏi phải có những hiểu biết tường tận về vị 
thế địa - tự nhiên và vị thế địa - chính trị vùng 
biển này. 
Vai trò trong quan hệ quốc tế và nâng cao 
uy tín quốc gia 
Nhờ có các cảng biển lớn, các khu kinh tế 
và khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài ngày 
càng tăng, nhờ là lối ra cho các tuyến hành lang 
Đông - Tây gần với các tuyến hàng hải quốc tế 
và nằm ở trung tâm Khu vực Đông Nam Á, 
trên trục bản lề giữa Đông Dương và Biển 
Đông, vùng bờ có vị trí thuận lợi cho phát triển 
mở rộng quan hệ quốc tế để nâng cao uy tín của 
Việt Nam. 
Vùng bờ Khánh Hòa là phần chuyển tiếp 
của Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải 
đảo trải dài trên 1.000 km theo phương bắc - 
nam, nên còn có vai trò gắn kết Việt Nam với 
các nước trong khu vực thông qua các tuyến 
hành lang Đông - Tây và Bắc - Nam, không 
những trên bộ mà còn cả trên biển, với các 
tuyến hàng hải nối với Philippines, Indonesia, 
Malaysia ... Cùng với việc phát triển kinh tế 
biển mạnh mẽ trên vùng biển chủ quyền, trong 
đó có du lịch biển, đặc biệt trên các huyện đảo 
ven bờ và huyện - quần đảo Trường Sa,vùng bờ 
Khánh Hòa sẽ có vai trò quan trọng, góp phần 
đưa nước ta thành một Quốc gia biển, một 
Quốc gia nửa bán đảo - nửa quần đảo, có vị thế 
quốc tế xứng đáng [4, 12]. 
KẾT LUẬN 
Vùng bờ Khánh Hòa có tiềm năng to lớn về 
tài nguyên vị thế, kể cả ba hợp phần vị thế địa - 
tự nhiên, vị thế địa - kinh tế và vị thế địa - chính 
trị. Đây là nguồn lực thúc đẩy phát kinh tế dịch 
vụ như: hàng hải, du lịch, hậu cần nghề cá, ngân 
hàng - tài chính, viễn thông, các khu trung 
chuyển, khu kinh tế trọng điểm, phát triển đô thị 
ven biển và các hoạt động liên kết vùng miền, 
lãnh thổ và lãnh hải ... Đặc biệt, tài nguyên vị 
thế vùng bờ Khánh Hòa mang lại lợi ích phòng 
thủ, hậu cứ và bàn đạp để mở rộng phạm vi hoạt 
động trên Biển Đông, đảm bảo chủ quyền và lợi 
ích lợi ích quốc gia trên biển, trong đó có các 
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 
Vị thế trước đây chưa được coi là tài 
nguyên, mà chỉ là “lợi thế so sánh” nên việc sử 
dụng tài nguyên này mang tính tự phát và tình 
huống, chưa được định dạng, điều tra và đánh 
giá có căn cứ khoa học, nên còn hạn chế về 
hiệu quả sử dụng. Phụ thuộc vào tài nguyên 
truyền thống, ít địa phương ven biển nào, kể cả 
Khánh Hòa, có được bộ số liệu điều tra đầy đủ 
Tài nguyên vị thế vùng bờ Khánh Hòa  
 23
và hệ thống về các cửa sông, vũng vịnh, đầm 
phá, hải đảo, bán đảo và thềm lục địa ... bao 
gồm cả số lượng và chất lượng (hình thể, cấu 
trúc, động lực ...) để có các phương án sử dụng 
hợp lý và tối ưu. Vì vậy, đã đến lúc phải tiến 
hành điều tra, đánh giá dạng tài nguyên này ở 
vùng bờ Khánh Hòa, để thay thế cho các tài 
nguyên truyền thống ngày càng cạn kiệt, nhằm 
tạo ra bước phát triển đột phá về kinh tế - xã 
hội biển đảo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn 
Hữu Cử, 2009. Tài nguyên vị thế biển Việt 
Nam: Định dạng, tiềm năng và định hướng 
phát huy giá trị. Khoa học và Công nghệ 
biển, 9( Phụ trương 1): 1-17. 
2. Trần Đức Thạnh, Lê Đức An, Nguyễn Hữu 
Cử, Trần Đình Lân, Nguyễn Văn Quân, Tạ 
Hòa Phương, 2012. Biển đảo Việt Nam - 
Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa 
chất, sinh thái tiêu biểu. Nxb. KHTN & 
CN. Hà Nội. 324 tr. 
3. Lê Đức An, Trần Đức Thạnh, 2011. Vị thế 
Biển Đông. Tuyển tập báo cáo Hội nghị 
KH & CN Biển Toàn quốc lần thứ V. 
Quyển 3: Địa lý, Địa chất và Địa Vật lý 
biẻn. Nxb. KHTN&CN. Hà Nội. Tr. 59-68. 
4. Lê Đức An, Trần Đức Thạnh, 2012. Vị thế 
Việt Nam. Trong: “Khoa học Địa lý với 
phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi 
trường biển đảo Việt Nam”. Tuyển tập Hội 
nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ 6. 
Huế, 30/9/2012. Nxb. KHTN & CN. Hà 
Nội. Tr. 207-214. 
5. Trần Văn Trị và Vũ Khúc (chủ biên), 2009. 
Địa chất và tài nguyên Việt Nam. Nxb. 
KHTN & CN. Hà Nội. 589 tr. 
6. Lê Đức An, 2008. Hệ thống đảo ven bờ 
Việt Nam - Tài nguyên và phát triển. Nxb. 
KHTN & CN. Hà Nội. 199 tr. 
7. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ 
Công Thung, Đặng Ngọc Thanh, 2008. 
Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm 
năng sử dụng. Nxb. KKHTN & CN. Hà 
Nội. 295 tr. 
8. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Chu Hồi, Trần 
Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử, 1996. Tiềm 
năng sử dụng và những vấn đề quản lí đầm 
phá ven bờ miền Trung. Hoạt động Khoa 
học. Số 9: 4-6. 
9. Vũ Thanh Hằng, Ngô Thị Thanh Hương, 
Phan Văn Tân, 2010. Đặc điểm hoạt động 
của bão ở vùng biển gần bờ Việt Nam giai 
đoạn 1945-2007. Tạp chí Khoa học 
ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công 
nghệ 26, Số 3S (2010): 344‐353. 
10. Bùi Công Quế (chủ biên), 2010. Nguy hiểm 
động đất và sóng thần ở vùng ven biển Việt 
Nam. Nxb. KHTN & CN, Hà Nội. 312 tr. 
11. Lê Thông (chủ biên), 2010. Việt Nam - các 
tỉnh và thành phố. Khánh Hòa. Nxb. Giáo 
dục Việt Nam. Tr. 645-662. 
12. Vũ Hồng Lâm, 2008. Tài nguyên địa chính 
trị của Việt Nam. 
POSITION RESOURCES IN THE COASTAL AREA OF KHANH HOA 
PROVINCE: POTENTIAL AND PROSPECTS 
Trinh Thi Minh Trang1, Nguyen Thi Nguyet Ha2, Tran Duc Thanh1 
1Institute of Marine Environment and Resources-VAST 
2Sub-Department of Sea and Islands-Department of Natural 
Resources and Environment, Khanh Hoa 
ABSTRACT: Coastal area in Khanh Hoa Province belongs to Coastal South Central Region, 
where the Vietnam mainland juts out farthest into the west of the East Sea, and has a special 
Trịnh Thị Minh Trang,  
 24
relationship in space with the offshore Spratly islands, the geo-strategic Highlands and economic - 
political centre of Ho Chi Minh City. This coastal area is close to the sloping and deep continental 
shelf; possesses the diverse landforms and complex spatial structure with the systems of peninsula, 
islands, bays, lagoons and river mouths etc. that creates enormous potential for geo-natural 
position resources, of which highlights are the values of coastal bays and islands. In the geo-
economic position resources, Khanh Hoa coastal area has great potential to build the base for 
exploiting offshore resources, establish large marine economic zones, and develop the economy of 
marine services, especially the port - navigation and coastal ecotourism. In the geo-political 
position resources, this is one of leading sites for defending and protecting the country from sea, 
and ensuring the sovereignty and national interests in the East Sea including the direct 
administration of Spratly island district. The detailed investigation and assessment of the position 
resources in this coastal area will be an important scientific basis for the sea and island 
development in Khanh Hoa province. 
Key words: Khanh Hoa province, coastal area, position resources. 

File đính kèm:

  • pdftai_nguyen_vi_the_vung_bo_khanh_hoa_tiem_nang_va_trien_vong.pdf