Tết tháng Bảy với những quan niệm khác nhau
Tết Tháng Bảy được xem là cái Tết lớn thứ hai trong năm của các dân tộc
nhóm Tày/Choang - Thái, ngữ hệ Thái - Kađai. Tư liệu về một số dân tộc thuộc
nhóm này cho thấy rằng sự đa dạng trong quan niệm và thực hành tDn ngưỡng ở
những nhóm người, vốn cùng nguồn gốc xa xưa, nhưng đã có một quá trình
tiếp biến văn hóa, do tiếp xúc với những người cộng cư, đặc biệt là trong
những điều kiện sản xuất, mang lại sắc màu khác nhau cho cả đời sống tâm
linh. Bởi thế, việc thực hành Tết này, bên cạnh sự tương đồng cũng có những
nét dị biệt, khWng chỉ là về thời gian. Trong cuộc sống mới đầy biến động, do
giao lưu thuận lợi và tiếp xúc dễ dàng, việc giữ gìn những nét riêng tiêu biểu
cần được đặt ra, bởi chúng góp phần làm nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc
hay nhóm tộc người.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tết tháng Bảy với những quan niệm khác nhau
No.08_June 2018|Số 08 – Tháng 6 năm 2018|p.5-10 5 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO ISSN: 2354 - 1431 Tết tháng Bảy với những quan niệm khác nhau Vương Toàna* a Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển *Email: vuongtoanls@gmail.com Thông tin bài viết Tóm tắt Ngày nhận bài: 02/5/2018 Ngày duyệt đăng: 12/6/2018 Tết Tháng Bảy được xem là cái Tết lớn thứ hai trong năm của các dân tộc nhóm Tày/Choang - Thái, ngữ hệ Thái - Kađai. Tư liệu về một số dân tộc thuộc nhóm này cho thấy rằng sự đa dạng trong quan niệm và thực hành t n ngưỡng ở những nhóm người, vốn cùng nguồn gốc xa xưa, nhưng đã có một quá trình tiếp biến văn hóa, do tiếp xúc với những người cộng cư, đặc biệt là trong những điều kiện sản xuất, mang lại sắc màu khác nhau cho cả đời sống tâm linh. Bởi thế, việc thực hành Tết này, bên cạnh sự tương đồng cũng có những nét dị biệt, kh ng chỉ là về thời gian. Trong cuộc sống mới đầy biến động, do giao lưu thuận lợi và tiếp xúc dễ dàng, việc giữ gìn những nét riêng tiêu biểu cần được đặt ra, bởi chúng góp phần làm nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc hay nhóm tộc người. Từ khoá: Tết Tháng Bảy, văn hóa tâm linh, nhóm Tày - Thái, Choang-Thái, Việt Nam. 1. Mở đầu Khảo sát việc thực hành một số ngày lễ/tết chung ở các dân tộc cùng một nhóm, ta cũng nhận thấy lu n có (những) sự tương đồng và khác biệt, thể hiện t nh đa dạng văn hóa tộc người. Chúng t i đã có dịp nói đến hiện tượng trên ở Hội thảo quốc tế tại TP Sùng Tả (Vương Toàn, 2017), và đi sâu vào Tết Thanh minh, ở Hội thảo quốc tế tại TP Quý Châu (Vương Toàn, 2011); bài sau cũng đã được c ng bố ở Việt Nam (Vương Toàn, 2012). Tết Tháng Bảy (TTB) (theo âm lịch) được giới thiệu vắn tắt ở mục từ Slíp slí trong Từ điển văn hoá các dân tộc Thái - Tày - Nùng (H. Nxb ĐHQG Hà Nội. 2016, tr. 392). Nhận thấy đây là cái Tết lớn thứ hai đối với nhiều dân tộc ở Việt Nam và châu Á, chúng t i dành bài viết này để giới thiệu kết quả tìm hiểu và khảo sát của mình và đồng nghiệp về việc thực hiện ngày lễ này trong đời sống tâm linh của một số dân tộc ở ph a Bắc Việt Nam: Cụ thể đó là Nùng, Tày, Thái, Lự, và khi có thể thì chỉ rõ nhóm địa phương (như Ngạn - được xếp vào dân tộc Tày) hay ngành (như Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình). Đó là các dân tộc được giới nghiên cứu ở Việt Nam xếp vào nhóm Tày- Thái - mà các nhà nghiên cứu Trung Quốc gọi là nhóm Choang - Thái, thuộc ngữ hệ Thái-Kađai. Thật vậy, trong mục: “Chi Tày - Thái và vị tr của chúng trong ngữ hệ Tai - Ka Đai”, GS.TS Nguyễn Văn Lợi (2013) cho biết: “Các tác giả có cách gọi khác nhau về chi ng n ngữ này. Một số nhà nghiên cứu gọi là chi ng n ngữ Tai, một số khác gọi là chi ng n ngữ Thái. Các tác giả Trung Quốc gọi là chi ng n ngữ Choang, hoặc Choang - Thái. Ở Việt Nam, phần lớn các tác giả gọi chi ng n ngữ này là chi Tày- Thái” tr. 154). Như thế, Choang - Thái có thể hiểu với nghĩa rộng hơn Tày - Thái. Bài viết này hướng vào việc chỉ ra rằng bên cạnh sự tương đồng, lu n có những nét riêng - cần được gìn giữ, vì ch nh chúng góp phần, làm nên bản sắc của mỗi dân tộc hay mỗi nhóm tộc người. Trong khi đó, với điều kiện của cuộc sống mới hiện nay, ai cũng biết là rất dễ dàng giao lưu và hòa nhập, dẫn đến biến đổi, thậm ch là thay đổi. 2. Những quan niệm khác nhau về Tết Tháng Bảy Theo chu kỳ trong năm, ta thấy gần như tháng nào cũng có Tết; mỗi ngày Tết đều có nguồn gốc và ý nghĩa riêng, nhưng tất cả đều chứa đựng những giá trị V.Toan / No.08_June 2018|p.5-10 6 văn hoá đặc sắc của (nhóm) dân tộc và lu n mang t nh nhân văn sâu sắc. Tư liệu khảo sát việc thực hành ngày TTB ở một số (nhóm) tộc người nói trên cho ta thấy rằng bên cạnh một số nét chung, có kh ng t điểm khác biệt cơ bản, kh ng chỉ về thời gian, mà cả về mục đ ch, nội dung của những c ng việc cần thực hành vào dịp Tết này. Cụ thể như sau: 2.1. Về thời gian Trước hết, cần khẳng định việc tổ chức lễ tết của người Tày-Thái lu n t nh thời gian theo âm lịch. Ngay như người Thái có lịch riêng nhưng cũng chỉ dùng để t nh toán thời vụ gieo trồng th ch hợp (n ng lịch) hay xem ngày lành tháng tốt cho việc cưới xin, dựng nhà... Người Tày và Nùng quan niệm có hai cái Tết lớn trong năm, đó là Tháng Giêng và Tháng Bảy. Điều này được xác định trong câu: "Bươn chiêng vằn so ết, bươn chất vằn sl p sl " (Tháng Giêng ngày mùng Một, tháng Bảy ngày Mười Bốn). Người Thái cũng gọi dịp này Tết Sl p sl . Người Nùng Cháo (Lạng Sơn) có câu: Bưưn chiing kin dau h , sl p sl kin hun dùng (Tết tháng Giêng ăn mà lo, Tết Mười Bốn ăn mà vui - được TS Mông Ký Slay giảỉ th ch là vì ăn Tết Tháng Giêng xong phải lo cày cấy cho kịp thời vụ, còn TTB thì kh ng lo như vậy. Là cái Tết lớn thứ hai trong năm, song khác với người Việt (Kinh) TTB được tổ chức vào ngày rằm (15/7 âm lịch), các dân tộc Tày-Thái nói trên lại ăn Tết này, chủ yếu là vào ngày 14/7 âm lịch: Người ta nói: "Kin nèn Sl p sl " (ăn Tết mười bốn), chứ kh ng nói “Sl p hả” (mười lăm) mà tiếng Việt có từ riêng để chỉ ngày này trong tháng âm lịch, đó là “rằm”. Người Việt nói: ăn rằm, cúng rằm. Tuy nhiên, do rất được coi trọng nên Tết này cũng có nơi kéo dài sang h m sau (sang rằm), thậm ch có nơi còn lo việc chuẩn bị rất c ng phu từ h m trước, nghĩa là Tết được kéo dài suốt ba ngày liền. Chẳng vậy mà trên trang cá nhân của tác giả (ngày 01/9/2017), nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Th ng tin và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, TS. Hoàng Văn Páo (người Tày) cho biết đây là Tết được tổ chức suốt 03 ngày: từ 13 đến 15/7 âm lịch hàng năm (nhận xét này trùng khớp với thông tin từ Lý Viết Trường ở phần sau). 2.2. Về mục đích và nội dung Cũng theo TS. Hoàng Văn Páo (2017), đây là Tết cúng tổ tiên và vong linh. Người Việt (Kinh) còn gọi là Tết Vu Lan, còn được hiểu là lễ báo hiếu. Lễ này trùng với Tết Trung Nguyên của người Hán, và cũng trùng với ngày rằm tháng 7 Xá tội vong nhân theo phong tục Á Đ ng. Rằm Tháng Bảy, người Tày và Nùng ở Cao Bằng cũng có lễ cúng “Xá tội vong nhân”, mọi thủ tục và nghi thức cúng bái cũng giống như người Kinh, và cũng có lễ báo hiếu cho cha mẹ, ng bà và những người đã khuất giống như lễ Vu Lan trong Phật giáo. Do được quan niệm là ngày Xá tội vong nhân nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước cửa nhà, để cúng những vong linh bơ vơ kh ng gia đình, còn gọi theo dân gian là cúng c hồn. Người ta cúng tổ tiên, đồng thời cúng các vong hồn kh ng người thờ cúng để chúng khỏi quấy rầy người trần, như làm hại mùa màng. Vào ngày này, các gia đình đều cúng 2 mâm riêng biệt: cúng tổ tiên tại bàn thờ gia tiên và cúng chúng sinh ở sân trước nhà. Trên mâm cúng tổ là cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng cho người âm, như quần, áo, giầy dép... được làm bằng vàng mã. Nhân ngày Tết này năm Đinh Dậu (2017), với ý nghĩa là “Tết xá tội vong nhân”, nhà giáo - nghệ sĩ Xuân Bách đã giới thiệu trên trang của mình 1 bài cúng chúng sinh (phji slương, phji tác) của người Nùng quê Tràng Định, Lạng Sơn. Về ẩm thực, đặc biệt vào dịp Tết này, người ta làm bún và thứ bánh nếp gói thành đ i nên được gọi bánh đeo (Hoàng Tuấn Nam, 2002, tr. 138), Tiếng dân tộc gọi thứ bánh đó là pẻng tải hay xì tải, có nơi đọc là chì tải, tuỳ cách phát âm địa phương; lại có nơi gọi là pẻng phắc, phân biệt với pẻng /xì /chì chúm gói riêng từng chiếc, được gọi là bánh dậm/dơm. Nói cách khác, TTB bao giờ cũng có pẻng tải, Người Tày có câu: “Nèn chêt kin pẻng tải” (Tết TTB ăn bánh đeo). Trao đổi với chúng t i (10/12/2017), nhà khảo cứu Hoàng Tuấn Cư cho biết ở Văn Quan, Lạng Sơn, ngoài bánh nhân thịt băm trộn lạc, người Tày còn làm thêm loại ngọt - làm bằng bột nếp trộn mật m a, và bánh chuối - làm từ bột trộn chuối ch n được nghiền nát. Sinh thời, nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Nam (2002) - người Tày ở Cao Bằng - còn cho rằng ngày Tết chung của người Nùng và người Tày vào 14/7 âm lịch người ta chỉ ăn thịt vịt và “bánh đeo” vì “Theo truyền thuyết thì ngày 15 tháng 7 là ngày tưởng nhớ đến việc tất cả hoàng nam Châu Quảng Nguyên đã theo N ng Tr Cao ra trận chống kẻ thù ở s ng Bắc Vọng năm 1053”. Tục này cũng thấy ở người Thái V.Toan / No.08_June 2018|p.5-10 7 Trắng (Tày Đón) vùng Mường Lay, Phong Thổ và Mường Tè, Lai Châu (tr. 141). Sau đó, với cùng suy nghĩ như vậy, cố tác giả Đàm Hiển, dưới bút danh là Vương Hùng (2006), cũng là người Tày ở Cao Bằng, cho hay: “Dân Tày, Nùng, Choang hai bên biên giới Việt Trung lập nhiều đền thờ Nùng Tr Cao và cùng ăn Tết ngày 14 tháng 7 âm lịch rất trọng, đó là ngày độ vong thất trận ở phố Quy Nhân” (tr. 120). Vào dịp này, với những gia đình còn cha mẹ bên ngoại (vợ), người Tày/Nùng và người Thái một số nơi có tục đi Tết bên ngoại để tạ ơn sinh thành. Ngay sau bữa ăn ngày 14/7 hoặc có nơi vào ngày h m sau (tức rằm Tháng Bảy), con gái, con rể, các cháu ngoại thường về thăm nhà ngoại, tiếng Tày gọi là “pây tái” (đi [bên] ngoại), có nơi mang lễ vật (bằng đ i vịt và bánh trái), có nơi kh ng. ThS. Hoàng Thị Nhuận (20171 ) cho biết về phong tục “pây tái” của người Tày và Nùng ở Cao Bằng như sau: Theo phong tục truyền thống, mỗi năm người ta thực hiện hai lần pây chường tái, gọi tắt là “pây tái” vào các ngày mùng 2 tháng Giêng, dịp Tết Nguyên Đán - và ngày rằm Tháng Bảy. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian (người Tày, làm dâu người Nùng An) này nhấn mạnh: Lễ tết “pây tái” vào ngày rằm tháng bảy là bổn phận của những người phụ nữ Tày/Nùng sau khi đi lấy chồng, quanh năm phải cùng chồng con chú tâm c ng việc làm ăn nơi nhà chồng, lo toan quán xuyến hương khói thờ phụng ng bà tổ tiên nhà chồng. Như thế, đây là một trong hai dịp trong năm người con gái đã xuất giá được trở về nhà bố mẹ đẻ (may mắn còn trên đời) để được tự tay chăm sóc cha mẹ và sửa soạn lễ cúng tạ ơn ng bà tổ tiên. Vì vậy, đây cũng là dịp có người vui, có người buồn (vì cha mẹ kh ng còn): "Hỡi ai còn cha mẹ, vui pây tái Còn em, buồn pây tái qua làn khói hương.". Vào dịp này năm Đinh Dậu (2017), nữ thi sĩ người Tày Lộc B ch Kiệm có bài thơ: Thâng vằn Pây Tái Sl p sl bươn chất mà thâng Ngoòng vằn pây tái dằng lai hâng Sa tua pết cải dạu than slúng Tái nhủm nhủm khua... lan bấu lùm! (Đến ngày lễ Ngoại 1 Trang cá nhân của tác giả, ngày 03/9/2017. Rằm Tháng Bảy rồi ai ơi Bao ngày mong mỏi đã đến rồi Lễ ngoại vịt to cùng lồng mới Ngoại cười tủm tỉm... cháu nhớ t i!) Tuy nhiên, bạn hữu đọc xong đã nhắc ngay nữ thi sĩ rằng: Chỉ có đ i vịt chưa đủ đâu, còn một nải bánh gai nữa mới đủ! Nếu vào ngày rằm, con cháu thường “pây tái” rất sớm thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn cha mẹ, ng bà, tổ tiên bên ngoại. Khi về tới nhà bên ngoại, các con gái, cháu gái mới tập trung làm thịt vịt, cả nhà vui vẻ cùng chung tay chế biến các món ăn truyền thống từ thịt vịt. Ăn thịt vịt đã trở thành đặc sản ẩm thực tháng Bảy, được lưu truyền ở câu cửa miệng: Bươn chiêng kin nựa cáy, bươn chất kin nựa pết (nghĩa là Tết tháng Giêng ăn thịt gà, Tết tháng Bảy ăn thịt vịt), thể hiện quan niệm "Chiêng bấu kin pết, chất bấu kin cáy" (Giêng kh ng ăn vịt, [Tết tháng] Bảy kh ng ăn gà). Cách ăn thịt vịt đặc trưng nhất của người Tày và Nùng là món vịt quay mang hương vị của lá mắc mật. Vịt mổ xong, tẩm ướp đầy đủ gia vị, nhồi lá mắc mật vào bụng con vịt rồi khâu lại, phết một chút mật ong rừng lên ngoài da, sau đó đem quay. Theo truyền thuyết, vịt là con vật thiêng trong tâm linh của người Tày và Nùng: Nó được coi là sứ giả của mường trần gian với mường trời. Nó có c ng cõng gà trống vượt biển (khảm hải) đi cống sứ mường trời vào ngày Rằm tháng Bảy hằng năm. Trao đổi với chúng t i (23/8/2017), nghệ nhân Hoàng Việt Bình (người Tày Lạng Sơn) cho rằng: Tháng 7 mưa nhiều, nước s ng Ngân Hà ngập... Vịt được dùng hiến sinh nhiều để mong vượt qua s ng chở lễ cho Then đến Mường Trời. Viết từ Thạch Đạn (14/7 Đinh Dậu, tức 04/9/2017), Lý Viết Trường cho biết người Nùng Phàn Slình ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn ăn Tết Slíp slí trong 3 ngày, bắt đầu từ 13/7 đến hết 15/7 âm lịch. Chiều 13/7: các ng bố, ng chú tập trung tại nhà chủ lợn để chung đụng lợn, chuẩn bị cho buổi tối quay lợn; các mẹ, các chị nhộn nhịp làm bánh gai (pẻng pán), làm bún (phẳn)... Ngày 14/7: sáng dậy sớm để chia phần lợn quay (mu sliu), thịt vịt và chuẩn bị lễ vật cúng ng bà tổ tiên. Lễ vật cúng tổ tiên trong ngày này kh ng thể thiếu vịt và lợn quay, bánh gai và quần áo (cắt từ giấy). Người Nùng Phàn Slình quan niệm Slíp slí là Tết lớn thứ 2 trong năm, là dịp để con cháu dâng quần V.Toan / No.08_June 2018|p.5-10 8 áo lên cho ng bà. Vịt có nhiệm vụ cõng quần áo vượt s ng Bến Hải để đưa quần áo lên cho tổ tiên, nên người ta gọi vịt này là "pết thạp y" (thạp y = mang, chuyên chở, quần áo, y phục). Ngày 15/7: những người con gái lấy chồng xa sẽ được bố mẹ đẻ, bác hay cậu ruột gọi về ăn bữa Tết. Về ngoại, người con gái kh ng cần mang theo lễ vật gì cả. Chẳng vì thế mà người Nùng Phàn Slình gọi việc con gái về ăn Tết Sl p sl với bố mẹ đẻ là “mà kin nèn” (về ăn tết), nghĩa là chỉ lo về ăn th i chứ kh ng cần mang gì theo cả. Người Nùng thì như vậy, nhưng người Tày cùng sống ở xã Thạch Đạn lại có nét dị biệt trong cách ăn tết Sl p sl . Nếu như người Nùng Phàn Slình “đi ngoại” vào ngày 15/7 âm lịch thì người Tày đi từ ngày 14/7 (sau khi ăn cơm xong), và khi đi, bắt buộc phải mang theo lễ vật gồm: 1 con vịt, 1 miếng thịt lợn quay, 1 chai rượu, bánh kẹo, hoa quả. Như vậy, trong quan niệm của người Nùng Phàn Slình huyện Cao Lộc, Sl p sl là Tết để con cháu dâng lễ vật lên tổ tiên, là dịp để con gái về sum họp cùng bố mẹ đẻ (kh ng mang theo lễ vật). Khảo sát của Đinh Ngọc Viện (2017) về nhóm người Tày Ngạn (ở Cao Bằng) cho thấy: kể từ lúc làm lễ ăn hỏi đến khi tổ chức lễ cưới (khoảng 3 năm), kh ng chỉ Tết Nguyên đán mà cả rằm tháng bảy, nhà trai - tức con rể tương lai - đều phải mang lễ đến đặt bàn thờ cúng bái tổ tiên nhà gái. Thực tế cho thấy việc đi lễ tết được gọi là "pây tái" trước khi cưới kh ng phải chỉ có riêng ở người Ngạn, mà người Tày nói chung và các nhóm Nùng ở Cao Bằng đều có phong tục "pây tái" trước khi cưới, kể từ khi nhà gái đã nhận lễ ăn hỏi "kin tháp" cho đến mãi mãi sau này (chứ kh ng phải chỉ ba năm). Với người Thái, nhà báo Quỳnh Anh (2015) cho biết Tết Sl p sl là dịp để ghi nhớ tới c ng lao của trẻ em, những người trực tiếp chăn dắt gia súc (trâu, bò). Ở nhiều nơi, người Thái Trắng còn gọi ngày Tết Sl p sl là ngày Tết trẻ con. Xác nhận th ng tin này, TS. Lò Xuân Dừa (2012) cho biết rất chi tiết về Tục làm Tết S p x của người Thái Trắng Phù Yên quê tác giả (Phù Yên, Sơn La). ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền (2015) cho biết trong ngày 14/7 âm lịch. người Thái ở Mường M huyện Mường Tè, mổ vịt (gà chỉ là vật phụ), chuẩn bị x i ngũ sắc và bánh t (bánh nếp) làm lễ vật để thờ cúng lên tổ tiên, thổ địa và cúng v a trâu. Nhà sưu tầm Điêu Văn Thuyển (Phong Thổ, Lai Châu) đã cung cấp cho chúng t i bài “khấn hồn trâu” tại quê mình: người Thái gọi là “pói púng khoái” (lễ thả trâu vào bãi). Cũng có thể gọi đây là lễ tạ ơn trâu (Người Nùng và Tày có lễ khoăn vài vào ngày 06/6 âm lịch). Tuy nhiên, khi viết về Lễ Tết của người Thái, tác giả Điêu Văn Thuyển (2017) lại cho rằng người Thái Trắng Lai Châu tổ chức 14/7, là lễ cúng lúa đồng. Viết về người Thái ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, TS. Nguyễn Thị Quế Loan (2015) cho hay: Tết “S p x ” đánh dấu thời điểm kết thúc một vụ mùa, cầu xin cho con trâu cày được khoẻ mạnh, cây lúa được tốt tươi, người người được hạnh phúc), kh ng thể thiếu pảnh s p x với 2 loại: “pảnh cuổi” làm bằng gạo nếp nghiền với chuối tiêu; “pảnh cáy” có nhân bằng bột đỗ xanh, thịt gà băm nhỏ và lạc. Nhà báo Vàng Thị Ngoạn (2017) - người Thái Trắng ở Lai Châu - cho biết: mùa màng tươi tốt bội thu, nhà nhà no đủ, mọi người khoẻ mạnh, bản làng. Hàng năm người Thái Trắng ở Phong Thổ cũng thắp hương vào ngày 14/7 âm lịch. Lễ vật gồm lợn hoặc gà của dân bản đóng góp. Lễ cúng với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa Tục này, của người Thái tương đồng như lễ cúng rừng của người Lự, nhưng ở người Thái hiện nay đã bị mai một, còn ở người Lự vẫn được duy trì. Ngày 14/7, người Thái Trắng mổ gà, vịt, gói bánh chưng và các loại bánh nếp, bánh rán. Thời gian này lúa nương sớm đã ch n nên có cốm nếp nương là món đặc trưng của TB. Mâm lễ cúng tổ tiên có nhiều thứ như rượu, x i ngũ sắc, hoa quả. Song, có hai thứ kh ng thể thiếu là thịt vịt và bánh chưng. Theo quan niệm của người Thái Trắng, con vịt mang điều kh ng may mắn, điềm xấu, điềm gở tr i theo dòng s ng nước nên trong các lễ cúng giải hạn người Thái thường lấy vịt làm vật tế và Tết Sl p sl cúng vịt với mong muốn xua đi những rủi ro và cầu mong sung túc, an lành. Ngoài ra, con vịt gắn bó với đồng ruộng, s ng suối, đời sống sản xuất của con người. Vào dịp này đàn vịt được thả vào ruộng ăn sâu bọ, vừa kh ng bị sâu bệnh hại lúa, vịt vừa béo, chắc là thời điểm hưởng thụ sản vật tốt nhất. Với người Thái Trắng, Sl p sl cũng là dịp mời anh em, bạn bè đến chung vui bữa cơm thân mật cùng gia đình và nhà nào mời được nhiều khách đến dự đ ng vui thì càng may mắn. V.Toan / No.08_June 2018|p.5-10 9 Ngày xưa, Tết Sl p sl người Thái Trắng còn dâng lễ vật để tạ ơn thần linh, thổ địa đã chở che cho dân bản cuộc sống an lành, bảo vệ mùa màng bội thu và đây cũng là dịp để cho các hộ làm lễ cúng v a trâu. Trong lễ thầy cúng cho trâu ăn muối để nhớ đường về bản, đổ rượu lên đầu nhằm lấy may, cầu mong kh ng bị thú dữ ăn thịt, kh ng bị rơi xuống hố, ngã lăn vực sâu Sau khi cúng xong thả trâu vào rừng nơi có bãi cỏ để trâu nghỉ ngơi lấy lại sức sau một mùa cày, bừa. Đối với các c ng cụ sản xuất được sửa sang cất gọn để vụ sau mới đem ra dùng. Tuy nhiên các lễ này, ngày nay kh ng còn nữa. Cung cấp th ng tin cho nhà báo này: bà Lò Thị Phái, gần 80 tuổi (năm 2017), ở phường Đ ng Phong, thành phố Lai Châu, cho biết: “Theo phong tục ngày xưa, hàng năm cứ đến ngày 14/ 7, người Thái ăn Sl p sl : làm mâm cỗ cúng tổ tiên và làm lễ cúng v a trâu, cúng ruộng. Buổi sáng cả bản cùng nhau góp lễ mổ lợn làm lễ cúng v a trâu. Buổi chiều nhà nào cũng đi cúng ruộng. Đồ lễ gồm có vịt, x i, rượu, cây móc và cắt hình con cá, con cua và các con côn trùng treo lên cây móc. Lễ được làm ngay đầu bờ mương, nơi nước chảy vào ruộng với mong muốn kh ng sâu bệnh hại lúa, mùa màng bội thu”. Ngày 14/7, mổ gà, vịt và gói bánh chưng và các loại bánh nếp, bánh rán. Thời gian này lúa nương sớm đã ch n nên có cốm nếp nương là món đặc trưng của TTB. Với người Thái Trắng ở Mường Lay, tỉnh Điện Biên Tết 14/7 cũng là dịp để con cháu về thăm bên ngoại thường biếu bên ngoại đ i vịt và gạo nếp để gói bánh chưng. Đây cũng là một nét văn hóa truyền thống của người Thái Trăng Mường Lay. Nhưng hiện nay cũng t dần đi vì xã hội phát triển mọi thứ đều sẵn có ở chợ mua bán tiện hơn 3. Kết luận và đề xuất Khảo sát riêng ngày Tết lớn thứ hai trong năm ở một số dân tộc và nhóm tộc người nhóm Tày-Thái ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy thực sự có sự tương đồng nhưng cũng có những nét khác biệt, cả về thời gian lẫn nội dung thực hành của ngày lễ trọng đại này. Chưa có điều kiện lý giải nguyên nhân dẫn tới những sự khác biệt, chúng t i tạm bằng lòng về sự đa dạng trong quan niệm và thực hành t n ngưỡng ở những nhóm người, vốn cùng nguồn gốc xa xưa, nhưng đã có một quá trình tiếp biến văn hóa, do tiếp xúc với những người cộng cư, đặc biệt là trong những điều kiện sản xuất, mang lại sắc màu khác nhau cho cả đời sống tâm linh. Sinh thời, GS. Phạm Hồng Quý (ĐH Dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc) cho biết người Choang có các ngày Tết vào các ngày: 07/7, 12/7, 14/7 (âm lịch) cúng ng bà tổ tiên. Chúng t i hy vọng có điều kiện tập hợp thêm những hiểu biết về thực hành Tết này, nhất là ở các dân tộc khác cùng nhóm mà chưa có tư liệu, như: Bố Y, Cao Lan, Giáy, Lào (ở Việt Nam) và Choang, Đồng... (ở Trung Quốc)... để bổ sung hoàn thiện cho c ng trình nghiên cứu này của mình. Cũng vì thế, rất mong nhận được sự cộng tác và hợp tác, hoặc cùng tìm hiểu th ng tin, từ bạn đọc trong và ngoài nước, để rồi đây, có thể giới thiệu đầy đủ và hợp lý nhất về ngày Tết trọng đại này của chúng ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quỳnh Anh, Trịnh Văn Bộ (2015), Lễ hội Slíp slí của dân tộc Thái trắng, tỉnh Sơn La, khám phá Việt Nam 06/01/2015 10:51 GMT+7 dan-toc-thai-trang-tinh-son-la/111753.html; 2. Lò Xuân Dừa (2012), Tục làm Tết Síp xí của người Thái Trắng Phù Yên, trong Phong tục cổ truyền các dân tộc Thái, Tày, Nùng. H, Nxb Văn hóa dân tộc; 3. Vương Hùng (2006), Sự kiện Nùng Trí Cao. Đóng góp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái trong tiến trình lịch sử Việt Nam - Hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ IV, Cao Bằng. H, Nxb ĐHQG Hà Nội, tr. 117-121; 4. Nguyễn Thị Thu Huyền (2015), Tín ngưỡng cầu mùa của người Thái trắng ở bản Mường Mô, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. In trong: Cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam: Những vấn đề phát triển bền vững”. Kỷ yếu Hội nghị quốc gia Thái học Việt Nam lần thứ 7, Lai Châu. H, Nxb Thế giới, tr. 286-290; 5. Nguyễn Thị Quế Loan (2015), Món ăn trong thờ c ng của người Thái ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. In trong “Cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam: Những vấn đề phát triển bền vững, Kỷ yếu Hội nghị quốc gia Thái học Việt Nam lần thứ 7, Lai Châu. H, Nxb Thế giới, 2015. tr. 314-321; 6. Hoàng Tuấn Nam (2002), Một số tư liệu về lịch sử Nông Trí Cao Trong: Văn hoá và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam (Kỉ yếu "Hội thảo Thái học lần thứ III”). H, Nxb Văn hoá Th ng tin, tr. 134-140; V.Toan / No.08_June 2018|p.5-10 10 7. Vàng Thị Ngoạn (2017), Nét đẹp văn hóa truyền thống một số dân tộc ở Lai Châu, tác phẩm gửi đăng ký theo đề án. phần 1, dân tộc thái 1; 8. Vuong Toan (2011), Cross-cultural phenomenon: Qīng m ng (清明) in China and its variation in Vietnam (Một hiện tượng xuyên văn hóa : Thanh minh ở Trung Quốc và biến thể của nó ở Việt Nam). Proceedings of China-ASEAN Cross-Culture Communication Forum (2011) Culture Coexisting, Vision Sharing, Guiyang - China, pp. 110-112; Vương Toàn (2012), Một hiện tượng xuyên văn hóa: Thanh minh ở Trung Quốc và biến thể của nó ở Việt Nam. Tc. Nghiên cứu Trung Quốc, số 4 (128), tr. 70-74; 9. Vuong Toan (2017), Annual Festive Days of Nung and Tay Ethnic Groups (in Comparison with Festive Occasions of Zhuang People) In: Paper of the 2nd China-ASEAN Ethnic Cultural Forum: China- ASEAN Ethnic Cultural Heritage and the Belt and Road Initiative, edited by te Organizing Committee of the 2nd China-ASEAN Ethnic Cultural Forum. April 2017, Chongzuo, Guangxi, China, pp. 194-198, 464-468; 10. Đinh Ngọc Viện (2017), Nhóm Tày Ngạn ở Cao Bằng - Một số điểm tương đồng và khác biệt. Trong Kỷ yếu: Phát huy vai trò, bản sắc cộng đồng các dân tộc Thái - Kadai trong hội nhập và phát triển bền vững, hội nghị quốc gia thái học lần VIII, Nghệ An - 2017, H., Nxb Thế giới, tr. 548-551. July festival of lunar calender and various conceptions Vuong Toan Article info Abstract Recieved: 02/5/2018 Accepted: 12/6/2018 July festival of lunar calendar is considered as 2nd great holiday in a year (based on lunar calender) of Tay/Zhuang-Thai ethnic groups following to Tai-Kadai linguistic families. Our documentary data on these several ethnic groups proved various ways of looking and superstitious performance practised by human groups from a same ancient origin, but they passed an acculturation processus, because of their contacts with coexisting ethnic groups, with different conditions of production in particular, and this created also various nuances in mental life. So that, beside similarities, there are still several different features that are not on performance time. In new life with unexpected changes and the ease of cultural exchanges and communication, the preservation of typical cultural features gets necessary because of these contribution on cultural identity of every ethnic group. Keywords: July festival of lunar calendar, Mental culture, Tay-Thai, Zhuang-Thai, Vietnam.
File đính kèm:
- tet_thang_bay_voi_nhung_quan_niem_khac_nhau.pdf