Thành phần loài ếch nhái (Amphibia) và bò sát (Reptilia) ở vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang
Vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang, là
một phần của dãy núi Yên Tử nằm tiếp giáp
với hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, có độ
cao trung bình của vùng Đông Bắc nước ta và
còn nguyên vẻ đẹp và tính đa dạng sinh học
cao; có các kiểu rừng gồm rừng tự nhiên ở các
núi có độ cao trên 1100 m (Đèo Gió, Đèo
Bụt), chủ yếu là các rừng hỗn giao phân tầng
có hệ thực vật phong phú gồm các cây thân gỗ
lớn, vừa, nhỏ; rừng tự nhiên ít bị tác động,
thường ở các núi có độ cao từ 300 m đến 500
m (núi Tẩm Khẩm, núi Ba Bếp) đã bị khai
thác một phần.
Hệ thống sông suối ở vùng này khá dày
đặc, với lòng suối có nhiều đá tạo nên nhiều
hốc, hố lớn. Có nhiều suối lớn như: suối Nước
Trong, suối Nước Vàng, suối Khe Sanh, suối Ba
Bếp và nhiều con suối khác. Tất cả đều bắt
nguồn từ những dãy núi cao, nhưng tới chân núi,
chúng thường nhập với nhau rồi đổ ra sông Lục
Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành phần loài ếch nhái (Amphibia) và bò sát (Reptilia) ở vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang
11 28(4): 11-17 Tạp chí Sinh học 12-2006 Thành phần loài ếch nhái (amphibia) và bò sát (reptilia) ở vùng núi yên tử thuộc tỉnh Bắc Giang trần thanh tùng, Lê Nguyên Ngật Tr−ờng đại học S− phạm Hà Nội Nguyễn Văn Sáng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang, là một phần của dãy núi Yên Tử nằm tiếp giáp với hai tỉnh Hải D−ơng và Quảng Ninh, có độ cao trung bình của vùng Đông Bắc n−ớc ta và còn nguyên vẻ đẹp và tính đa dạng sinh học cao; có các kiểu rừng gồm rừng tự nhiên ở các núi có độ cao trên 1100 m (Đèo Gió, Đèo Bụt), chủ yếu là các rừng hỗn giao phân tầng có hệ thực vật phong phú gồm các cây thân gỗ lớn, vừa, nhỏ; rừng tự nhiên ít bị tác động, th−ờng ở các núi có độ cao từ 300 m đến 500 m (núi Tẩm Khẩm, núi Ba Bếp) đã bị khai thác một phần. Hệ thống sông suối ở vùng này khá dày đặc, với lòng suối có nhiều đá tạo nên nhiều hốc, hố lớn. Có nhiều suối lớn nh−: suối N−ớc Trong, suối N−ớc Vàng, suối Khe Sanh, suối Ba Bếp và nhiều con suối khác. Tất cả đều bắt nguồn từ những dãy núi cao, nh−ng tới chân núi, chúng th−ờng nhập với nhau rồi đổ ra sông Lục Nam. Khu vực nghiên cứu ở 2 huyện Lục Nam và Sơn Động, là một phần của vùng núi Yên Tử, có nhiệt độ trung bình năm 22,8oC và ẩm độ trung bình năm 76,4%. Năm 2000, có công trình nghiên cứu về ếch nhái và bò sát ở đây của Nguyễn Văn Sáng và cs. [12]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ếch nhái và bò sát nhằm phát hiện tối đa thành phần loài và so sánh với các vùng lân cận để đánh giá mức độ đa dạng, xác định đ−ợc những sinh cảnh chính liên quan tới phân bố của ếch nhái và bò sát. Kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp những dẫn liệu làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gien ở vùng núi Yên Tử nói riêng và khu vực Đông Bắc nói chung. I. Ph−ơng pháp nghiên cứu 1. Thời gian, địa điểm a. Thời gian Chúng tôi tiến hành khảo sát từ tháng 02/2005 đến tháng 05/2006, với tổng số 10 đợt khảo sát, mỗi đợt từ 5 đến 10 ngày. Đợt 1 từ 25/02/05 đến 28/02/05; đợt 2 từ 22/03/05 đến 02/04/05; đợt 3 từ 26/04/05 đến 06/05/05; đợt 4 từ 28/05/05 đến 04/06/05; đợt 5 từ 26/06/05 đến 08/07/05; đợt 6 từ 28/08/05 đến 06/09/05; đợt 7 từ 25/09/05 đến 02/10/05; đợt 8 từ 25/11/05 đến 30/11/05; đợt 9 từ 16/12/05 đến 22/12/05 và đợt 10 từ 26/04/06 đến 08/05/06. b. Địa điểm - Huyện Lục Nam: đóng lán tại Bãi Gỗ ở xã Lục Sơn với diện tích 9.662 ha. Lập 3 tuyến khảo sát: suối N−ớc Trong, suối N−ớc Vàng và núi Tẩm Khẩm (bán kính 5 km) - Huyện Sơn Động: xã Thanh Sơn với diện tích 11.256 ha, ở tại trạm kiểm lâm Đồng Thông. Lập 6 tuyến khảo sát: Đèo Gió, Đèo Bụt, đội Lâm Tr−ờng, núi Ba Bếp, Khe Sanh và núi Đá Lửa (bán kính 6 km); xã Thanh Luận với diện tích 10.764 ha, ở tại trạm kiểm lâm Đồng Rì. Lập 2 tuyến khảo sát: suối N−ớc Đục, tuyến G7 (bán kính 4 km). 2. Ph−ơng pháp a. Lập tuyến khảo sát Các tuyến khảo sát đ−ợc lập dọc theo các suối và ven đ−ờng mòn trong rừng ở các dạng sinh cảnh khác nhau nh−: rừng tự nhiên ít bị tác động, rừng tự nhiên đã bị tác động, rừng thứ sinh đang phục hồi, trảng cỏ và cây bụi, khu vực đất nông nghiệp. 12 b. Thu thập mẫu vật - Các mẫu vật ếch nhái và bò sát đ−ợc thu thập chủ yếu bằng tay, kẹp bắt rắn, bẫy thu mẫu ở suối, gốc cây, hốc đá, mặt đất; một số loài về mùa trú đông, chúng tôi tiến hành đào hang và lật đá để thu bắt mẫu. - Quan sát trực tiếp ở ven các bờ suối, trên lá cây, ven đ−ờng mòn trong rừng. - Phỏng vấn: một số loài ếch nhái và bò sát th−ờng bị săn bắt đ−ợc ghi nhận thông qua phỏng vấn ng−ời dân địa ph−ơng với sự trợ giúp của bộ ảnh màu để nhận dạng. - Kế thừa: tham khảo có phân tích và chọn lọc kết quả của các tác giả đã từng khảo sát và các tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu [12]. - Thời gian thu mẫu: ban ngày th−ờng từ 7h30 - 11h30 và từ 13h30 - 17h30; ban đêm th−ờng từ 19h - 22h. Sau khi chụp ảnh và mô tả màu sắc, các mẫu vật đ−ợc định hình bằng phoóc môn 8-10% trong vòng 8-12 giờ. Sau đó, chuyển sang bảo quản trong cồn 70o. Số mẫu vật đã thu đ−ợc là 507 và đ−ợc l−u giữ ở bộ môn Động vật học, Tr−ờng đại học S− phạm Hà Nội. Mẫu ADN của một số loài quan trọng đ−ợc lấy và bảo quản trong cồn 95o. c. Phân tích mẫu vật Công việc phân tích mẫu vật dựa vào khóa định loại của Bourret R. [2-4], của Zhao E.-M và Kraig Adler [15] và bộ ảnh màu để nhận dạng. II. Kết quả nghiên cứu 1. Thành phần loài ếch nhái và bò sát Bảng 1 Thành phần loài ếch nhái (Amphibia) và bò sát (Reptilia) ở vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang STT Tên khoa học Tên phổ thông T− liệu Giá trị bảo tồn Sinh cảnh 1 2 3 4 5 6 amphibia lớp ếch nhái I. Caudata bộ có đuôi 1. Salamandridae Họ Cá cóc 1 Tylototriton vietnamensis Bohme, 2005 Cá cóc việt nam M 2 II. gymnophiona bộ không chân 2. Ichthyophiidae Họ ếch giun 2 Ichthyophis bannanicus Yang, 1984 ếch giun M V 2, 3 III. anura bộ không đuôi 3. Megophryiidae Họ Cóc bùn 3 Brachytarsophrys feae (Boulenger, 1887) Cóc mày phê M R 5 4 Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937) Cóc mày sapa M 2 5 Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893) Cóc mày bùn M 2 6 Megophrys mojor (Anderson, 1871) Cóc mắt bên M 2 7 Ophryophryne microstoma Boulenger, 1903 Cóc núi miệng nhỏ M 4 4. Bufonidae Họ Cóc 8 Bufo melanostictus Schneider, 1799 Cóc nhà M 1, 3 9 B. galeatus Gunther, 1864 Cóc rừng M R 5 5. Hylidae Họ Nhái bén 10 Hyla chinensis Gunther, 1859 Nhái bén trung quốc M 2, 4, 5 11 H. simplex Boettger, 1901 Nhái bén nhỏ M 1 6. Ranidae Họ ếch nhái 12 Amolops ricketti (Boulenger, 1899) ếch bám đá M 2 13 1 2 3 4 5 6 13 Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1835) ếch đồng M 1, 2, 3 14 Limnonectes kuhlii (Tschudi, 1838) ếch nhẽo M 2 15 L. limnocharis (Boie, 1834) Ngoé M 1, 3 16 Occidozyga mautensit (Gunther, 1859 “1858”) Cóc n−ớc nhẵn M 1 17 O. lima (Gravenhorst, 1829) Cóc n−ớc sần M 1 18 Paa spinosa (David, 1875) ếch gai M T, VU 2 19 Rana andersoni Boulenger, 1882 Chàng an đéc sơn M T 2 20 R. chapaensis (Bourret, 1937) Chàng sapa M ĐH 2 21 R. bacboensis Bain, Lathrop, Orlov, Ho 2003 ếch bắc bộ M ĐH, DD 2, 5 22 R. guentheri Boulenger, 1882 Chẫu M 1, 2, 3 23 R. johnsi Smith, 1921 Hiu hiu M 2 24 R. livida (Blyth, 1855) ếch xanh M 2, 5 25 R. maosonensis (Bourret, 1937) Chàng mẫu sơn M ĐH 2 26 R. nigrovittata (Blyth, 1855) ếch suối M 2 27 R. taipehensis Van Denburgh, 1909 Chàng đài bắc M 2, 3, 4 28 R. macrodactyla (Gunther, 1859 “1858”) Chàng hiu M 2 7. Rhacophoridae Họ ếch cây 29 Chirixalus vittatus (Boulenger, 1887) Nhái cây sọc M 4 30 Polypedates leucomystax (Gravenhorst, 1829) Chẫu chàng mép trắng M 1, 2, 3 31 P. maximus ếch cây lớn M 2, 5 32 Rhacophorus bimaculatus (Peters, 1867) ếch cây hai đốm M 2, 4 33 R. kio (Schlegel, 1840) ếch cây bay M 2, 5 34 Theloderma corticale (Boulenger, 1903) ếch cây sần bắc bộ M ĐH, DD 2, 5 8. Microhylidae Họ Nhái bầu 35 Kalophrynus interlineatus (Blyth, 1855 “1854”) Cóc đốm M 4, 5 36 Kaloula pulchra Gray, 1831 ễnh −ơng th−ờng M 4 37 Microhyla butleri Boulenger, 1900 Nhái bầu but lơ M 1 38 M. berdmorei (Blyth, 1855 “1856”) Nhái bầu bec mơ M 1 39 M. heymonsi Vogt, 1911 Nhái bầu hây môn M 1 40 M. ornata (Dumeril and Bibron, 1841) Nhái bầu hoa M 1 41 M. pulchra (Hallowell, 1861 “1860”) Nhái bầu vân M 1 reptilia lớp bò sát IV. squamata bộ có vảy 1. Gekkonidae Họ Tắc kè 42 Gekko chinensis Gray, 1842 Tắc kè trung quốc M 5 43 G. gecko (Linnaeus,1758) Tắc kè M T 5 44 Hemidactylus frenatus Schelgel, in Dumeril et Bibron, 1836 Thạch sùng đuôi sần M 3 45 H. stejnegeri Ota et Hikida, 1989 Thạch sùng M 3 2. Eublepharidae Họ Thạch sùng mí 14 1 2 3 4 5 6 46 Goniurosaurus lichtenfelderi (Mocquard, 1897) Thạch sùng mý bốn vạch M 4, 5 3. Agamidae Họ Nhông 47 Acanthosaura crucigera (Cuvier, 1829) Ô rô vảy M T 5 48 Draco maculatus (Gray, 1845) Thằn lằn bay đốm M 5 49 Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 Rồng đất M T 2, 5 4. Scincidae Họ Thằn lằn bóng 50 Eumeces elegans Boulenger, 1887 Thằn lằn emô đuôi xanh M 4, 5 51 Mabuya multifasciata (Kuhl, 1820) Thằn lằn bóng hoa M 3, 4 52 M. longicaudata (Hallowell, 1856) Thằn lằn bóng đuôi dài M 3, 4 53 M. macularia (Blyth, 1853) Thằn lằn bóng đốm M 3, 4 54 Tropidophorus berdmorei (Blyth, 1853) Thằn lằn tai béc mơ M 2, 4 5. Lacertidae Họ Thằn lằn thực 55 Takydromus sexlineatus Daudin, 1802 Liu điu chỉ M 1, 3 56 T. wolteri Fischer, 1885 Liu điu vonte M 1, 3 6. Shinisauridae Họ Thằn lằn cá sấu 57 Shinisaurus crocodilurus Ahl, 1930 Thằn lằn cá sấu M 2 7. Varanidae Họ Kỳ đà 58 Varanus salvator (Laurenti, 1786) Kỳ đà hoa ĐT IIB, V 5 8. Typhlopidae Họ Rắn giun 59 Ramphotyphlops braminus (Daudin, 1803) Rắn giun th−ờng M 3 9. Xenopeltidae Họ Rắn mống 60 Xenopeltis unicolor Reinwardt, in Boie, 1827 Rắn mống M 2, 4 10. Boidae Họ Trăn 61 Python molurus (Linnaeus, 1758) Trăn đất ĐT IIB, V 5 11. Colubridae Họ Rắn n−ớc 62 Ahaetulla prasina (Reinhardt, in Boie, 1827) Rắn roi th−ờng M 3, 4, 5 63 Amphiesma stolata (Linnaeus, 1758) Rắn sãi th−ờng M 5 64 Boiga multomaculata (Reinwardt, in Boie, 1827) Rắn rào đốm M 5 65 Calamaria septentrionalis Boulenger, 1890 Rắn mai gầm bắc M 3, 5 66 Cyclophiops multicinctus (Roux,1907) Rắn nhiều đai M 1, 3, 4 67 Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789) Rắn leo cây M 3, 4, 5 68 Dinodon futsingense Pope, 1928 Rắn lệch đầu vạch Mtl 5 69 D. rufozonatum (Cantor, 1842) Rắn lệch đầu hoa Mtl 5 70 Elaphe porphyracea (Cantor, 1839) Rắn sọc đốm đỏ M T 5 71 E. radiata (Schlegel, 1837) Rắn sọc d−a M IIB 3, 5 72 Enhydris chinensis (Gray, 1842) Rắn bồng trung quốc M 1, 2 73 E. plumbea (Boie, 1827) Rắn bồng chì M 1, 2 74 Lycodon laoensis (Gunther, 1864) Rắn khuyết lào Mtl 3, 4 75 Oligodon cinereus (Gunther, 1864) Rắn khiếm xám M 4, 5 76 Opisthotropis lateralis Boulenger, 1903 Rắn trán bên Mtl 4, 5 77 Psammodynastes pulverulentus (Boie, 1827) Rắn hổ đất nâu M 5 78 Pseudoxenodon bambusicola (Vogt, 1922) Rắn hổ xiên tre Mtl 4, 5 15 1 2 3 4 5 6 79 Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo th−ờng M 3, 4, 5 80 Rhabdophis chrysagus (Schlegel, 1837) Rắn hoa cỏ vàng M 1, 3, 5 81 R. subminiatus (Schlegel, 1837) Rắn hoa cỏ nhỏ M 1, 3, 5 82 Sinonatrix percarinata (Boulenger, 1899) Rắn hoa cân vân đen Mtl 1, 3, 5 83 S. aequifasciata (Barbour, 1908) Rắn hoa cân đốm Mtl 1, 3, 5 84 Rhynchophis boulengeri Mocquardt, 1897 Rắn vòi M 3, 4, 5 85 Xenochrophis piscator (Schneider, 1799) Rắn n−ớc M 1, 2, 3 12. Elapidae Họ Rắn hổ 86 Bungarus multicinctus (Blyth, 1861) Rắn cạp nia bắc M IIB 3, 4, 5 87 B. fasciatus (Schneider, 1801) Rắn cạp nong M IIB, T 3, 4, 5 88 Naja atra Cantor, 1842 Rắn hổ mang M IIB, T 3, 4, 5 89 Ophiophagus hannah (Cantor, 1836) Rắn hổ chúa ĐT IB, E 3, 4, 5 13. Viperidae Họ Rắn lục 90 Trimeresurus albolabris Gray, 1842 Rắn lục mép trắng M 5 91 T. stejnegeri K.Schmidt, 1925 Rắn lục xanh Mtl 5 92 T. mucrosquamatus (Cantor, 1839) Rắn lục c−ờm M 5 V. testudinata Bộ rùa 14. Platysternidae Họ Rùa đầu to 93 Platysternon megacephalum Rùa đầu to M IIB, R, EN 4 15. Emydidae Họ Rùa đầm 94 Cuora galbinifrons Bourret, 1939 Rùa hộp trán vàng M V, CR 4 95 Cuora trifasciata (Bell, 1825) Rùa hộp ba vạch ĐT IB, E, CR 4, 5 96 Cyclemys tcheponensis (Bourret, 1939) Rùa đất sêpôn M 4, 5 97 Pyxidea mouhoti (Gray, 1862) Rùa sa nhân M EN 4, 5 98 Sacalia quadriocellata (Siebenrock, 1903) Rùa bốn mắt M EN 2 16. Testudinidae Họ Rùa núi 99 Indotestudo elongata (Blyth, 1853) Rùa núi vàng Mtl IIB, V, EN 4, 5 100 Manouria impressa (Gunther, 1882) Rùa núi viền M IIB, V, VU 4, 5 17. Trionychidae Họ Ba ba 101 Pelodiscus sinensis (Wiegmann, 1834) Ba ba trơn Mtl VU 2 Ghi chú: Cột 4: M. mẫu; ĐT. điều tra; Mtl. mẫu t− liệu. Cột 5: ĐH. đặc hữu của Việt Nam; IB, IIB theo Nghị Định 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ; V, T, R, E theo Sách Đỏ Việt Nam (phần động vật), 2000; EN, VU, CR, DD theo Danh Lục Đỏ IUCN, 2004. Cột 6: 1. ruộng n−ớc, trảng cỏ; 2. suối, ao; 3. rừng trồng; 4. rừng tre nứa; 5. rừng tự nhiên. Trong 10 đợt khảo sát, chúng tôi đã thu thập đ−ợc 507 mẫu vật và kế thừa có chọn lọc các tài liệu của Nguyễn Văn Sáng và cs. 2000 [12, 13]. Kết quả đã xác định đ−ợc 101 loài ếch nhái và bò sát thuộc 25 họ, 5 bộ (chiếm 22,05% tổng số loài ếch nhái và bò sát hiện biết ở Việt Nam), với 88 loài có mẫu, 2 loài điều tra và phỏng vấn, 11 loài kế thừa; trong đó, ếch nhái: 41 loài, 8 họ, 3 bộ, (chiếm 25,3% tổng số loài ếch nhái hiện biết ở Việt Nam); Bò sát: 60 loài, 17 họ, 2 bộ (chiếm 20,27% tổng số loài bò sát hiện biết ở Việt Nam). So với công trình nghiên cứu ở vùng này năm 2000 [12], thì chúng tôi đã bổ sung thêm 46 loài, 6 họ và 1 bộ. Theo Danh lục ếch nhái và Bò sát Việt Nam, năm 2005 [14] thì chúng tôi đã bổ sung cho khu vực nghiên cứu 25 loài: Ichthyophis bannanicus, Leptobrachium chapaense, Bufo galeatus, Brachytarsophrys feae, Rana bacboensis, R. nigrovittata, Theloderma corticale, Kalophrynus interlineatus, Goniurosaurus lichtenfelderi, Draco maculatus, Eumeces elegans, Takydromus wolteri, Boiga multomaculata, Calamaria septentrionalis, Elaphe porphyracea, Rhynchophis boulengeri, Platysternon 16 megacephalum, Cyclemys tcheponensis, Pyxidea mouhoti, Sacalia quadriocellata, Manouria impressa, Leptolalax pelodytoides, Polypedates maximus, Shinisaurus crocodilurus và Opisthotropis lateralis. Đã phát hiện loài thằn lằn cá sấu Shinisaurus crocodilurus phân bố ở khu vực này (tuyến G7 Đồng Rì, xã Thanh Luận). Theo Nguyễn Văn Sáng và cs. 2005 [14], loài này phân bố ở tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Qua theo dõi và quan sát, chúng th−ờng hoạt động vào ban ngày, nhất là lúc có c−ờng độ ánh sáng mạnh và thức ăn −a thích của chúng là côn trùng: gián, châu chấu... 2. Phân bố Chúng tôi chia vùng khảo sát thành 5 sinh cảnh chính: ruộng n−ớc, trảng cỏ; suối, ao; rừng trồng; rừng tre nứa và rừng tự nhiên. Trong 101 loài thì 46 loài (chiếm 45,5% tổng số loài) phân bố ở 1 sinh cảnh; 37 loài (chiếm 36,5%) phân bố ở 2 sinh cảnh; 18 loài (chiếm 17%) phân bố ở 3 sinh cảnh (bảng1). 3. Các loài đặc hữu và quý hiếm Vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang không chỉ đa dạng về thành phần loài ếch nhái và bò sát mà còn có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm. Có 4 loài đặc hữu (chiếm 8,69% so với số loài đặc hữu của Việt Nam) và 30 loài quý hiếm (chiếm 55,55%), bao gồm: 11 loài (chiếm 2,40% tổng số loài) đ−ợc ghi trong Nghị Định 32/2006/NĐ-CP, gồm 2 loài ở nhóm IB (nghiêm cấm khai thác) và 9 loài ở nhóm IIB (hạn chế khai thác, sử dụng); 20 loài (chiếm 37,03%) đ−ợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (phần động vật) năm 2000, gồm 2 loài ở bậc E (nguy cấp), 6 loài ở bậc V (sẽ nguy cấp), 3 loài ở bậc R (hiếm), 9 loài ở bậc T (bị đe doạ); 11 loài đ−ợc ghi trong Danh Lục Đỏ IUCN, 2004, gồm 2 loài ở cấp CR (cấp cực kỳ nguy cấp), 4 loài cấp EN (nguy cấp), 3 loài cấp VU (sẽ nguy cấp) và 2 loài cấp DD (thiếu dẫn liệu) (bảng1). 4. So sánh thành phần loài ếch nhái và bò sát ở khu vực nghiên cứu với một số vùng lân cận Bảng 2 Bảng so sánh thành phần loài ếch nhái (Amphibia) và bò sát (Reptilia) ở một số vùng lân cận Thành phần phân loại Địa diểm Diện tích (ha) Số bộ Số họ Số loài Loài quý hiếm Tài liệu Yên Tử (Bắc Giang) 31.682 5 25 101 29 Trần Thanh Tùng và cs., 2006 Chí Linh (Hải D−ơng) 29.618 4 20 87 12 [6] Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 36.883 6 25 179 30 [7] Hữu Liên (Lạng Sơn) 10.640 4 15 48 12 [11] Ba Vì (Hà Tây) 7000 4 16 62 11 [9] Yên Tử (Quảng Ninh) 3.040 4 15 55 14 [10] Bảng 2 cho thấy thành phần loài ếch nhái và bò sát ở vùng này phong phú và đa dạng hơn vùng Chí Linh (1 bộ, 5 họ, 14 loài), Hữu Liên (1 bộ; 10 họ, 53 loài), Ba Vì (1 bộ, 9 họ, 39 loài), Yên Tử (1 bộ; 10 họ; 46 loài); chỉ thua kém v−ờn quốc gia Tam Đảo. Số l−ợng loài ếch nhái và bò sát quý hiếm ở vùng này có 29 loài, kém 1 loài so với Tam Đảo, nhiều hơn Chí Linh, Hữu Liên 17 loài, Ba Vì 18 loài và hơn 15 loài so với Yên Tử. III. Kết luận 1. Thành phần loài ếch nhái và bò sát ở vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang đã đ−ợc xác định có 101 loài thuộc 25 họ, 5 bộ; trong đó: lớp ếch nhái có 41 loài (chiếm 25,3% so với tổng số loài trong toàn quốc) thuộc 8 họ, 3 bộ và lớp Bò sát có 60 loài (chiếm 20,27% so với tổng số loài trong toàn quốc) thuộc 17 họ, 2 bộ. Với 88,59% số mẫu chúng tôi thu thập đ−ợc, phần nào đã phản ánh mức độ phong phú và đa dạng của khu hệ. 2. Trong số 101 loài, có 4 loài (chiếm 8,69%) là đặc hữu của Việt Nam; 11 loài đ−ợc ghi trong Nghị Định 32/2006/NĐ-CP (chiếm 2,4%); 20 loài (37,03%) đ−ợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (phần động vật), 2000 và 11 loài 17 (chiếm 2,4%) đ−ợc ghi trong Danh Lục Đỏ IUCN, 2004. 3. Phát hiện loài thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus), loài cá cóc việt nam (Tylototriton vietnamensis) và loài ếch cây lớn (Polypedates maximus) cũng phân bố ở khu vực này. tài liệu tham khảo 1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng, 2000: Sách Đỏ Việt Nam (phần động vật). Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Bourret R., 1936: Les Serpents de I’ Indochine. Vol 1 et 2. Toulouse. 3. Bourret R., 1941: Les Tortues de de I’ Indochine. Inst. Océan.Ind. 4. Bourret R., 1942: Les Batraciens de I’ Indochine. Hanoi. 5. Chính Phủ n−ớc CHXHCN Việt Nam, 2006: Nghị Định 32/NĐ-CP ngày 30/3/2006 sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm Nghị Định 48/HĐBT. 6. Hồ Thu Cúc và cs., 2001: Tạp chí Sinh học, 23(3B): 137- 145. Hà Nội. 7. Hồ Thu Cúc và cs., 2005: Hội thảo quốc gia về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ nhất: 52- 58. 8. IUCN, 2004: IUCN Red List of Threatened Species (www.redlist.org). 9. Nguyễn Văn Sáng và cs., 1995: Tạp chí Sinh học, 17(3): 95-99. Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Sáng và cs., 2000: Tạp chí Sinh học, 22(1B): 6-10. Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Sáng và cs., 2000: Tạp chí Sinh học, 22(1B): 11-14. Hà Nội. 12. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Tr−ờng, 2005: Danh lục ếch nhái và Bò sát Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Zhao E. M. and Adler K., 1993: Herpetology of China. Soc. Study Amph. Rept.. species composiTion of amphibians and reptiles in the yentu mountain area, bacgiang province tran thanh tung, le nguyen ngat, nguyen van sang summary The reptile and amphibian fauna of the Yentu mountain area, Bacgiang province is very rich in species composition, with 101 herptile species belonging to 5 orders, 25 families. Among them, 41 amphibian species (about 25.3% of total species of Vietnam) belonging to 8 families, 3 orders and 58 reptilian species (about 20.27% of total species of Vietnam) belonging to 17 families, 2 orders, were recorded in this area. 4 species of them were endemic of Vietnam; 20 species were listed in Red Data Book of Vietnam (2000); 11 species listed in the IUCN Red List (2004) and 11species listed in the Governmental Decree 32/2006 ND-CP. According to the list of Amphibians and Reptiles of Vietnam 2005 [14], 25 species were supplemented to the herpeto fauna of this area: Ichthyophis bannanicus, Leptobrachium chapaense, Bufo galeatus, Brachytarsophrys feae, Rana bacboensis, R. nigrovittata, Theloderma corticale, Kalophrynus interlineatus, Goniurosaurus lichtenfelderi, Draco maculatus, Eumeces elegans, Takydromus wolteri, Boiga multomaculata, Calamaria septentrionalis, Elaphe porphyracea, Rhynchophis boulengeri, Platysternon megacephalum, Cyclemys tcheponensis, Pyxidea mouhoti, Sacalia quadriocellata, Manouria impressa, Leptblalax pelodytoides, Polypedates maximus, Shinisaurus crocodilurus and Opisthotropis lateralis. Ngày nhận bài: 15-5-2006
File đính kèm:
- thanh_phan_loai_ech_nhai_amphibia_va_bo_sat_reptilia_o_vung.pdf