Thành tựu nghiên cứu Hán ngữ dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ học phương Tây

TÓM TẮT

Từ khi cuốn ngữ pháp Hán ngữ đầu tiên có tên “Mã thị văn thông” được xuất bản, lĩnh vực nghiên

cứu Hán ngữ ở Trung Quốc bắt đầu có sự chuyển mình mới, liên hệ chặt chẽ hơn với các học

thuyết ngôn ngữ phương Tây. Thông qua việc tổng kết các thành tựu và hạn chế của Hán ngữ học

từ cuối thế kỷ 19, có thể hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa lĩnh vực nghiên cứu này với ngôn ngữ

học phương Tây, đồng thời có thể nắm bắt được khuynh hướng phát triển của Hán ngữ học đương

đại ở Trung Quốc

pdf 7 trang yennguyen 5160
Bạn đang xem tài liệu "Thành tựu nghiên cứu Hán ngữ dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ học phương Tây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành tựu nghiên cứu Hán ngữ dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ học phương Tây

Thành tựu nghiên cứu Hán ngữ dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ học phương Tây
10 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
BÙI HUY CƯỜNG*
*Học viện Khoa học Quân sự, ✉ huiqiang1985@gmail.com
1. MỞ ĐẦU
Từ thời những nhà triết học Hy Lạp cổ đại như 
Platon, Aristot đưa ra những kiến giải về ngôn ngữ 
tới nay, ngôn ngữ học nhân loại đã trải qua rất nhiều 
giai đoạn phát triển khác nhau. Trong suốt hơn hai 
ngàn năm đó, mặc dù không ít các lý thuyết ngôn ngữ 
đã được khởi xướng, xây dựng, nhưng dường như tất 
cả những lý thuyết đó đều chưa thể làm hài lòng các 
nhà ngôn ngữ học. Bởi lẽ các lý thuyết này không thể 
dùng chung để mô tả, giải thích các hiện tượng ngôn 
ngữ muôn hình vạn trạng của các ngôn ngữ trên thế 
giới, cũng như không thể mô tả một cách toàn diện, 
triệt để cấu trúc ngữ pháp cho một ngôn ngữ cụ thể. 
Mô tả và giải thích cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ 
trở thành một thách thức và động lực lớn thúc đẩy ngữ 
pháp học nói riêng và ngôn ngữ học nói chung không 
ngừng phát triển. 
 THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU HÁN NGỮ
DƯỚI ẢNH HƯỞNG
CỦA NGÔN NGỮ HỌC PHƯƠNG TÂY
TÓM TẮT
Từ khi cuốn ngữ pháp Hán ngữ đầu tiên có tên “Mã thị văn thông” được xuất bản, lĩnh vực nghiên 
cứu Hán ngữ ở Trung Quốc bắt đầu có sự chuyển mình mới, liên hệ chặt chẽ hơn với các học 
thuyết ngôn ngữ phương Tây. Thông qua việc tổng kết các thành tựu và hạn chế của Hán ngữ học 
từ cuối thế kỷ 19, có thể hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa lĩnh vực nghiên cứu này với ngôn ngữ 
học phương Tây, đồng thời có thể nắm bắt được khuynh hướng phát triển của Hán ngữ học đương 
đại ở Trung Quốc.
Từ khoá: nghiên cứu ngữ pháp, ngôn ngữ học phương Tây, tiếng Hán, thành tựu.
Ngôn ngữ học phương Tây phát triển tương đối 
sớm, thành tựu của nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới 
ngôn ngữ học phương Đông. Đặc biệt là từ những 
thập niên đầu thế kỷ 20 trở lại đây, những ảnh hưởng 
này vô cùng rõ nét. Ở lĩnh vực nghiên cứu Hán ngữ 
(gọi tắt là Hán ngữ học), “Mã thị văn thông” (马氏文
通,hình 1) xuất bản năm 1898, tác phẩm được viết 
bằng thể văn ngôn, là sản phẩm đầu tiên của sự kết 
hợp giữa Hán ngữ học truyền thống Trung Quốc với 
ngôn ngữ học phương Tây. Đây được coi là công trình 
nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống về ngữ pháp 
tiếng Hán. Trước đó, Hán ngữ học truyền thống Trung 
Quốc cũng có lịch sử phát triển tương đối sớm, đó là 
những nghiên cứu về huấn hỗ (训诂学), âm vận học (
音韵学), Hán tự học (汉字学) và những triết lý xung 
quanh quan hệ danh-thực của câu. Tuy nhiên, những 
nghiên cứu này thường đi vào những hiện tượng cụ 
thể của ngôn ngữ văn tự Hán, chứ chưa được khái 
11KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
quát, xây dựng thành những hệ thống lý thuyết ngôn 
ngữ chặt chẽ. Trong thời gian hơn 120 năm qua, sau 
cuốn “Mã thị văn thông”, giới nghiên cứu Hán ngữ đã 
tiếp tục giới thiệu và vận dụng một cách có hệ thống 
các lý luận ngôn ngữ học phương Tây vào lĩnh vực 
Hán ngữ học, từ đó gặt hái được không ít những thành 
tựu đáng ghi nhận. Ở bài viết này, chúng tôi tập trung 
giới thiệu, phân tích các thành tựu nổi bật và chỉ ra 
một vài hạn chế căn bản, làm rõ những ảnh hưởng của 
ngôn ngữ học phương Tây đối với sự phát triển của 
Hán ngữ học. Hy vọng có thể mang đến cái nhìn toàn 
cảnh về lịch sử phát triển của lĩnh vực Hán ngữ học ở 
Trung Quốc từ đầu thế kỷ 20 tới nay.
2. NGÔN NGỮ HỌC TRUYỀN THỐNG VỚI 
HÁN NGỮ HỌC
Thuật ngữ “ngôn ngữ học truyền thống” 
(traditional linguistics) không phải dùng để chỉ một 
mô hình, lý thuyết ngôn ngữ học cụ thể nào cả, mà nó 
được dùng để chỉ một giai đoạn phát triển tương đối 
sớm của ngôn ngữ học nhân loại, được phân biệt với 
“ngôn ngữ học hiện đại”. Thời gian hình thành, phát 
triển của ngôn ngữ học truyền thống thường được 
hiểu là từ thời đại Platon, Aristot đến khi cuốn “Giáo 
trình ngôn ngữ học đại cương” (Cours de linguistique 
générale, hình 2) của nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ 
F.D.Saussure được xuất bản năm 1915. Đặc điểm 
chính của ngôn ngữ học truyền thống đó là nhấn mạnh 
tính đúng chuẩn, ưu tiên nghiên cứu ngôn ngữ viết. 
Các lý thuyết của ngôn ngữ học truyền thống được 
xây dựng chủ yếu phục vụ mục đích mô tả ngôn ngữ 
viết trong các tác phẩm văn học kinh điển. “Ngữ pháp 
truyền thống” (còn gọi là “ngữ pháp miêu tả”) được 
xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở lý thuyết ngôn ngữ 
học truyền thống.
Ở Trung Quốc, các học giả đầu tiên tiếp nhận 
nhiều ảnh hưởng từ Ngôn ngữ học truyền thống 
phương Tây là Mã Kiến Trung (马建忠) và Lê Cẩm 
Hy (黎锦熙). Căn cứ theo niên đại, có thể xếp hai học 
giả kể trên vào thế hệ thứ nhất trong giới Hán ngữ 
học Trung Quốc. Mã Kiến Trung – tác giả của cuốn 
“Mã thị văn thông” được coi là nhà Hán ngữ học đầu 
tiên tiếp thu nhiều ảnh hưởng, vận dụng nhiều khái 
niệm của ngôn ngữ học phương Tây để đặt tên cho các 
phạm trù, khái niệm ngữ pháp tiếng Hán và coi từ là 
đơn vị ngữ pháp cơ bản của tiếng Hán. Năm 1924, Lê 
Cẩm Hy xuất bản cuốn “Tân trứ quốc ngữ văn pháp” 
(新著国语文法, hình 3), đây là cuốn ngữ pháp Hán 
ngữ đầu tiên được viết bằng thể văn bạch thoại. Cuốn 
sách này kế thừa thành tựu của “Mã thị văn thông” 
và tiếp thu nhiều ảnh hưởng từ cuốn “Ngữ pháp tiếng 
Anh thực dụng” (Manual of English grammar and 
composition), xuất bản năm 1898 của nhà ngôn ngữ 
học người Anh Nesfield, từ đó xây dựng hệ thống ngữ 
pháp mới cho tiếng Hán. Cũng chính vì “Tân trứ quốc 
ngữ văn pháp” mô phỏng theo hệ thống ngữ pháp 
tiếng Anh để xây dựng hệ thống ngữ pháp tiếng Hán, 
ví tiếng Hán như một khiếm ngữ của tiếng Anh, đây 
là hạn chế căn bản của tác phẩm này. Tuy nhiên, vào 
thời điểm đó, việc cho ra đời cuốn sách ngữ pháp này 
cũng đã là điều đáng ghi nhận. Cho tới nay, Mã Kiến 
Hình 1: Mã thị văn thông Hình 2: Ngôn ngữ học đại cương Hình 3: Tân trứ Quốc ngữ văn pháp 
12 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
Trung, Lê Cẩm Hy cùng với các tác phẩm của họ là 
“Mã thị văn thông”, “Tân trứ quốc ngữ văn pháp” vẫn 
luôn được đánh giá là có vai trò đặt nền móng cho sự 
hình thành, phát triển của Hán ngữ học hiện đại.
Từ thập niên 30 của thể kỷ 20, Hán ngữ học ở 
Trung Quốc đã có những bước phát triển mới với 
nhiều công trình nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn 
trong giới Hán ngữ học. Đặc biệt phải kể đến các tác 
phẩm “Trung Quốc văn pháp yếu lược” (中国文法
要略, hình 4) của Lã Thúc Tương (吕叔湘) và “Ngữ 
pháp Trung Quốc hiện đại” (中国现代语法, hình 5) 
của Vương Lực (王力), xuất bản vào thập niên 40 thế 
kỷ 20. Hai tác phẩm này đã đi sâu khám phá những 
quy luật nội tại của tiếng Hán, cố gắng gỡ bỏ dáng 
dấp các quy luật được tổng kết từ ngôn ngữ Ấn-Âu, 
thứ mà trước đó thường được dùng làm tiêu chuẩn 
để phân tích Hán ngữ. Cuốn “Ngữ pháp Trung Quốc 
hiện đại” của Vương Lực lấy câu làm đơn vị cơ bản 
của ngữ pháp tiếng Hán, đã có những những tiến bộ 
rõ rệt so với “Mã thị văn thông” và “Tân trứ quốc 
ngữ văn pháp” trong xây dựng hệ thống ngữ pháp cho 
tiếng Hán. 
Ngoài ra, ở giai đoạn này còn phải kể đến 2 học giả 
tiêu biểu khác là Trần Vọng Đạo (陈望道) và Phương 
Quang Đào (方光焘). Trần Vọng Đạo có nhiều đóng 
góp cả ở lĩnh vực ngữ pháp học và tu từ học với các 
tác phẩm tiêu biểu như “Văn pháp giản luận” (文
法简论), “Khái luận Tu từ học” (修辞学发凡, hình 
6). Phương Quang Đào đưa ra khái niệm “hình thái 
nghĩa rộng” trong tiếng Hán, các công trình của học 
giả này chủ yếu được xuất bản sau khi ông qua đời, 
gồm: “Tuyển tập nghiên cứu Phương Quang Đào” 
(方光焘语言学论文集, 1986), “Luận cảo ngữ pháp” 
(语法论稿,1990). Nếu so sánh các học giả Hán ngữ 
tiêu biểu ở giai đoạn này, dễ dàng nhận thấy họ không 
có sự khác biệt lớn ở khuynh hướng nghiên cứu mà 
chủ yếu có sự khác biệt ở cách tiếp cận và phương 
pháp nghiên cứu Hán ngữ. Thế mạnh của Vương Lực, 
Lã Thúc Tương là sự tỉ mỉ trong việc phân tích, mô 
tả ngữ pháp; còn Trần Vọng Đạo và Phương Quang 
Đào thì tương đối nhạy bén trong việc giới thiệu và áp 
dụng các lý thuyết mới của phương Tây vào nghiên 
cứu tiếng Hán. 
Đặc biệt ở giai đoạn này, còn có những học giả 
trên cơ sở tiếp thu những ảnh hưởng của ngôn ngữ học 
phương Tây đã đưa ra những quan điểm riêng về đặc 
điểm của tiếng Hán, trong đó không thể không nhắc 
đến Cao Danh Khải (高名凯). Cao Danh Khải phản 
đối việc mô phỏng theo ngữ pháp tiếng Anh để xây 
dựng hệ thống ngữ pháp tiếng Hán, cho rằng nghiên 
cứu tiếng Hán không nên chỉ tập trung ở từ pháp mà 
cần chú trọng nghiên cứu cú pháp, học giả này chủ 
trương không phân chia danh từ và động từ trong 
thực từ của tiếng Hán. Quan điểm này đưa ra giữa 
lúc hệ thống ngữ pháp phỏng theo phương Tây đang 
được tôn sùng, nên nó đã vấp phải không ít ý kiến 
trái chiều, thậm chí là bị phê phán gay gắt. Nhưng 
ngày nay khi xem xét lại vấn đề này, giới Hán ngữ 
học Trung Quốc đã nhìn nhận lại và đánh giá cao đối 
với đóng góp Cao Danh Khải, vì học giả này dám đưa 
ra những quan điểm và lập luận riêng của mình về hệ 
Hình 4: Trung Quốc văn pháp 
yếu lược
Hình 5: Ngữ pháp 
Trung Quốc hiện đại
Hình 6: Khái luận Tu từ học
13KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
thống ngữ pháp tiếng Hán. Điều này cho thấy một bộ 
phận học giả Hán ngữ từ khá sớm đã hình thành thói 
quen tiếp thu có chọn lọc, có phê phán đối với các lý 
thuyết ngôn ngữ phương Tây. 
3. NGÔN NGỮ HỌC CẤU TRÚC VỚI HÁN 
NGỮ HỌC
Ngôn ngữ học thế giới thực sự bước sang một 
trang mới, kể từ khi cuốn “Giáo trình ngôn ngữ học đại 
cương” của nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ F.D.Saussure 
xuất bản năm 1915. (Saussure qua đời năm 1913, 
cuốn giáo trình này do 2 học trò của ông là Ch.Bally, 
Albert Sechehaye biên soạn từ các bài giảng của ông 
ở giai đoạn năm 1907-1911). Khuynh hướng chính 
mà tác phẩm này khởi xướng và xây dựng là “ngôn 
ngữ học cấu trúc” (structural linguistics), đây được 
coi là khuynh hướng nghiên cứu tiêu biểu nhất của 
ngôn ngữ học thế giới ở những thập niên đầu thế kỷ 
20. Quan điểm cơ bản của ngôn ngữ học cấu trúc là 
coi ngôn ngữ là một thể toàn vẹn, chặt chẽ của nhiều 
yếu tố khác nhau, nhiệm vụ quan trọng của ngôn ngữ 
học là nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố 
này. Theo Nguyễn Thiện Giáp, ngôn ngữ học cấu trúc 
có sự phân biệt giữa “ngôn ngữ” và “lời nói”, “đồng 
đại và lịch đại” và miêu tả ngôn ngữ nói thông dụng, 
điều này được đánh giá là bước phát triển vượt bậc 
so với ngôn ngữ học truyền thống. Nhiều phương 
pháp nghiên cứu mới được áp dụng như: phép đối 
chiếu, phép phân bố, phép chuyển hoá, phép thay thế. 
Nhận ảnh hưởng từ lý thuyết ngôn ngữ cấu trúc của 
Saussure, các trường phái ngôn ngữ học lớn của thế 
giới đã lần lượt ra đời, gồm trường phái Miêu tả Mỹ, 
trường phái Ngữ vị học Copenhague, trường phái Cấu 
trúc chức năng luận Praha. Thế hệ thứ 2 của giới Hán 
ngữ học Trung Quốc tiếp nhận nhiều ảnh hưởng từ 
ngôn ngữ học cấu trúc, trong đó chủ yếu tiếp thu nhiều 
ảnh hưởng từ trường phái Miêu tả của Mỹ, học giả tiêu 
biểu của trường phái này ở Mỹ là Leonard Bloomfield. 
Cuốn “Bài giảng ngữ pháp Hán ngữ hiện đại” (
高名凯, hình 7) của Đinh Thanh Thụ (丁声树) xuất 
bản năm 1961 là tác phẩm tiêu biểu trên khía cạnh sử 
dụng phương pháp “phân tích tầng bậc”, trực tiếp vận 
dụng phương pháp của ngữ pháp cấu trúc để phân tích 
tiếng Hán, nó là một bước tiến so với ngữ pháp truyền 
thống, bởi ngữ pháp truyền thống thường sử dụng 
phương pháp “phân tích trung tâm ngữ”. Vào khoảng 
thập niên 50, Hồ Dục Thụ (胡裕树) và Trương Bân 
(张斌) kế thừa quan điểm “Hình thái nghĩa rộng” của 
Phương Quang Đào, chủ trương lấy “quan hệ kết hợp” 
của từ với từ để phân chia từ loại tiếng Hán. Bước sang 
thập niên 60 của thế kỷ 20, một số học giả ngữ pháp 
bắt đầu có sự tiếp nhận một cách có hệ thống phương 
pháp luận của ngôn ngữ học cấu trúc để miêu tả ngữ 
pháp tiếng Hán, tiêu biểu phải kể đến đóng góp Chu 
Đức Hy (朱德熙). Hai bài nghiên cứu của Chu Đức 
Hy đăng trên tạp chí Ngữ văn Trung Quốc như “Bàn 
về chữ ‘de’” (说“的”) đăng trên số 12 năm 1961, “Cấu 
trúc cú pháp” (句法结构) đăng trên số 8 và số 9 năm 
1962 là những bài viết tiêu biểu trong việc tiếp nhận 
ảnh hưởng của lý luận và phương pháp của chủ nghĩa 
cấu trúc, cụ thể là trường phái ngôn ngữ học miêu tả 
để phân tích tiếng Hán hiện đại. Bài viết “Tính đồng 
nhất của đơn vị ngôn ngữ” (关于 “语言单位的同一
性” 等等) của Lã Thúc Tương (吕叔湘) đăng trên tạp 
Hình 7: Bài giảng ngữ pháp 
Hán ngữ hiện đại
Hình 8: Ngữ pháp khẩu ngữ
tiếng Hán
Hình 9: Luận nghĩa
ngữ pháp
14 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
chí Ngữ văn Trung Quốc, số 11, năm 1962 cũng được 
xem là bài viết tiêu biểu theo khuynh hướng ngữ pháp 
cấu trúc. Theo Phạm Hiểu (范晓) các bài nghiên cứu 
Hán ngữ kể trên của Chu Đức Hy và Lã Thúc Tương 
đã mang đến nguồn cảm hứng và không khí học thuật 
sôi nổi cho giới Hán ngữ học Trung Quốc ở giai đoạn 
này. Ngoài ra, một số công trình tiêu biểu ở giai đoạn 
này phải kể đến cuốn “Ngữ pháp khẩu ngữ tiếng Hán” 
(A grammar of spoken chinese) của Triệu Nguyên 
Nhậm được xuất bản năm 1968 bằng tiếng Anh, sau 
đó được Lã Thúc Tương dịch ra tiếng Hán, bản dịch 
được xuất bản năm 1979 (hình 8). Tiếp đến là cuốn 
“Luận nghĩa ngữ pháp” (语法讲义, hình 9) của Chu 
Đức Hy xuất bản năm 1982, cũng là một trong những 
thành tựu quan trọng của giai đoạn này.
 4. NGÔN NGỮ HỌC TẠO SINH VỚI HÁN 
NGỮ HỌC
“Ngôn ngữ học tạo sinh” (generative linguistics), 
do giáo sư ngôn ngữ học người Mỹ Chomsky dày 
công xây dựng. Lý thuyết ngôn ngữ này được xem 
là một trong những đóng góp quan trọng nhất đối với 
ngành lý thuyết ngôn ngữ trong thế kỉ 20. Ngôn ngữ 
học tạo sinh chú trọng nghiên cứu đặc điểm chung 
của ngôn ngữ nhân loại; coi ngôn ngữ là một hệ thống 
những quy tắc bẩm sinh, khi thụ đắc tiếng mẹ đẻ, trẻ 
con thông qua so sánh bản ngữ với hệ thống ngôn ngữ 
bẩm sinh, từ đó biến đổi ngữ pháp của mình. Ngôn 
ngữ học tạo sinh quan tâm đến đặc trưng tâm sinh lý 
và năng lực ngôn ngữ của cá thể, đây cũng là bước 
tiến lớn so với ngôn ngữ học cấu trúc. Trên cơ sở lý 
luận của ngôn ngữ học tạo sinh, “ngữ pháp tạo sinh” 
(còn được gọi là “ngữ pháp hình thức”) đã được xây 
dựng, lý thuyết ngữ pháp này lấy quy luật kết cấu và 
hình thức hoá ngữ pháp làm mục tiêu nghiên cứu. Ngữ 
pháp hình thức từ khi ra đời đến nay luôn là khuynh 
hướng nghiên cứu ngữ pháp lớn ở Mỹ, nhưng ở Trung 
Quốc thì nó không có được địa vị như vậy, thường bị 
ví như “sấm đánh to, mưa rơi nhỏ”. Điều này cũng 
có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chính 
phải kể đến là Chomsky không ngừng sửa đổi, hoàn 
thiện lý luận của mình, do vậy nếu như không có vốn 
kiến thức về logic toán học và triết học ngôn ngữ, thì 
khó có thể nắm được những điều chỉnh đó. Thao tác 
lý thuyết của ngữ pháp tạo sinh được suy luận trên 
những công thức toán học và ứng dụng của nó là 
những thứ tương đối lạ lẫm đối với đa số giới Hán 
ngữ học ở Trung Quốc. Do vậy, chủ lực nghiên cứu 
ngữ pháp hình thức của Trung Quốc cho tới nay vẫn 
là các học giả đang học tập, nghiên cứu ở ngoài Trung 
Quốc đại lục, như ở Mỹ và Đài Loan.
Một số học giả có thành tựu nổi bật ở lĩnh vực 
nghiên cứu này là Hoàng Chính Đức (黄正德, Đại 
học Harvard – Mỹ) với tác phẩm “Ngữ pháp tạo sinh 
tiếng Hán – quan hệ logic và lý thuyết ngữ pháp trong 
tiếng Hán” (汉语生成语法: 汉语中的逻辑关系及
语法理论). Học giả Đài Loan có ảnh hưởng ở mảng 
này là Thang Đình Trì (汤廷池, Đại học sư phạm Đài 
Loan). Tác phẩm “Nghiên cứu ngữ pháp biến hình 
tiếng Trung” (国语变形语法研究) của học giả này là 
cuốn sách đầu tiên vận dụng lý thuyết ngữ pháp tạo 
sinh để phân tích ngữ pháp tiếng Hán. 
5. NGÔN NGỮ HỌC CHỨC NĂNG VỚI HÁN 
NGỮ HỌC
“Ngôn ngữ học chức năng” (system-functional 
linguistics) do nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Anh 
là Halliday sáng lập. Lý thuyết ngôn ngữ này coi ngôn 
ngữ là một công cụ dùng để thực hiện những chức 
năng khác nhau trong tương tác xã hội, theo đó nó 
không chỉ nghiên cứu hình thức ngôn ngữ mà còn 
nghiên cứu chức năng của ngôn ngữ trong đời sống xã 
hội. Ngôn ngữ học chức năng đặc biệt coi trọng và tập 
trung đi sâu nghiên cứu, giải thích các vấn đề có liên 
quan đến chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Ở Việt 
Nam chúng ta, học giả có nhiều đóng góp nổi bật ở 
mảng ngôn ngữ học chức năng là Cao Xuân Hạo, với 
tác phẩm tiêu biểu là “Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp 
chức năng”.
Ngôn ngữ học chức năng cùng với “ngữ pháp chức 
năng” là hướng tiếp cận, nghiên cứu tiếng Hán thu hút 
được sự quan tâm của nhiều học giả trong hơn 20 năm 
trở lại đây. Các học giả Trung Quốc cũng đã có sự tiếp 
nhận, vận dụng tương đối linh hoạt lý thuyết ngôn 
ngữ này, từ đó gặt hái được một số thành tựu nhất 
định. Đặc biệt là từ thập niên 90 của thế kỷ 20, trong 
15KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
giới Hán ngữ học đã hình thành trào lưu nghiên cứu 
Ngữ pháp chức năng tiếng Hán. Một số học giả tiên 
phong ở lĩnh vực này là Vương Phúc Tường (王福
祥) với cuốn “Bước đầu nghiên cứu ngôn ngữ lời nói 
tiếng Hán” (汉语话语语言学初探,1989), Trương 
Bá Giang, Phương Mai (张伯江, 方梅) với cuốn 
“Nghiên cứu ngữ pháp chức năng tiếng Hán” (汉语功
能语法研究,1996). Thành tựu nghiên cứu ngữ pháp 
học chức năng tiếng Hán chủ yếu tập trung trên các 
mảng: nghiên cứu chủ vị và chủ đề, tiêu điểm và tiền 
giả định, nghiên cứu tính cập vật, phạm trù thay thế, 
tỉnh lược và hàm ẩn, ngữ cảnh và tình thái. 
Có thể thấy, ngữ pháp chức năng đang trở thành 
khuynh hướng nghiên cứu có sức hút lớn trong giới 
Hán ngữ, tuy nhiên, cho đến hiện tại, nó cũng mới chỉ 
đạt được những thành tựu nghiên cứu bước đầu và còn 
tương đối tản mát, chưa thật sự có nhiều công trình 
nghiên cứu mang tính hệ thống. 
6. HÁN NGỮ HỌC VỚI XU THẾ ĐA HƯỚNG 
VÀ LIÊN NGÀNH
Năm 1985, hai học giả Hồ Dục Thụ, Phạm Hiểu 
có bài báo khoa học với nhan đề “Bàn về ba bình 
diện của tiếng Hán” (试论语法研究的三个平面) đã 
đề cập tới vấn đề là làm sao vừa tách bạch rõ ràng 
vừa có thể kết hợp ba bình diện cú pháp, ngữ nghĩa, 
ngữ dụng trong phân tích ngữ pháp tiếng Hán. Khái 
niệm “Ba bình diện” trong ngữ pháp học, thực chất 
không phải là lý thuyết hoàn toàn mới mà nó có sự 
kế thừa lý thuyết ngôn ngữ học phương Tây, đặc biệt 
là các quan điểm của thuyết tín hiệu học. Tín hiệu 
học trước đó cũng đã đề cập đến các phương diện cú 
pháp (syntactics) - nghiên cứu các kí hiệu trong những 
mối quan hệ kết hợp với các kí hiệu khác, phương 
diện ngữ nghĩa (semantics) - nghiên cứu kí hiệu trong 
những mối quan hệ với các sự vật bên ngoài hệ thống 
kí hiệu; phương diện pháp dụng (pragmatics) - nghiên 
cứu các kí hiệu trong những mối quan hệ với người sử 
dụng nó (theo Nguyễn Thiện Giáp). Lý thuyết ba bình 
diện ngữ pháp được sử dụng thịnh hành trong nghiên 
cứu ngữ pháp Hán ngữ ở thập niên 80-90 thế kỷ 20.
Việc xác định hướng tiếp cận và xây dựng hệ thống 
lý thuyết mới cho tiếng Hán là điều mà các nhà Hán 
ngữ học đang quan tâm. Ngày nay, khi mà ngôn ngữ 
học phương Tây xuất hiện nhiều khuynh hướng nghiên 
cứu mới như tâm lý học ngôn ngữ (psycholinguistics), 
ngôn ngữ học khu vực (areal linguistics), ngôn ngữ 
học thần kinh (neurolinguistics), ngôn ngữ học xã hội 
(sociolinguistics), ngôn ngữ học tri nhận (cognitive 
linguistics), các lý thuyết này cũng nhanh chóng được 
giới thiệu tại Trung Quốc, từ đó làm phong phú hơn về 
khuynh hướng nghiên cứu cho Hán ngữ học. Đặc biệt 
là giới ngôn ngữ học Trung Quốc đang cố gắng đưa 
ra hệ thống lý thuyết ngôn ngữ mới do chính họ xây 
dựng, chứ không phải vay mượn từ phương Tây. Mặc 
dù điều này tới nay vẫn chưa thành hiện thực và không 
dễ thực hiện, nhưng nó cũng phần nào cho thấy quyết 
tâm của họ trong việc cố gắng bắt kịp sự phát triển 
của ngôn ngữ học phương Tây. Nhìn chung, bức tranh 
toàn cảnh về hướng tiếp cận, nghiên cứu Hán ngữ 
những năm gần đây vẫn là sự tiếp nối những thành tựu 
của các giai đoạn trước, trong đó, các khuynh hướng 
nghiên cứu mới như ngữ pháp chức năng, ngữ dụng 
học, ngôn ngữ học xã hội, tâm lý học ngôn ngữ, ngôn 
ngữ học tri nhận, ngôn ngữ học ứng dụng thu hút sự 
chú ý của nhiều nhà nghiên cứu hơn. Hướng nghiên 
cứu liên ngành đang ngày càng được chú trọng trong 
nghiên cứu Hán ngữ, bởi lẽ nếu nghiên cứu tiếng Hán 
thuần tuý dưới góc độ ngôn ngữ hoặc theo các phương 
pháp truyền thống thì còn nhiều vấn đề chưa được 
sáng tỏ, nhiều hiện tượng ngữ pháp khó có thể tìm ra 
được lời giải đáp phù hợp. 
7. KẾT LUẬN
Việc nắm bắt lịch sử phát triển và khuynh hướng 
nghiên cứu của Hán ngữ học có cả ý nghĩa về mặt lý 
luận lẫn thực tiễn. Đối với bộ môn Lý thuyết tiếng 
Hán, việc cung cấp một số kiến thức có chắt lọc về 
các giai đoạn phát triển, những công trình nghiên cứu 
ngôn ngữ Hán tiêu biểu sẽ giúp người học hình thành 
cái nhìn tổng quan về Hán ngữ học, đồng thời khơi 
gợi hứng thú học tập và đam mê nghiên cứu khoa học 
ngôn ngữ cho người học. Những kiến thức này nếu 
được giới thiệu ở mức độ phù hợp còn có thể góp phần 
giúp cho giờ giảng môn Lý thuyết tiếng bớt đơn điệu 
hơn. Bởi lẽ, môn Lý thuyết tiếng là môn học nặng về 
16 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
ACHIEVEMENT OF CHINESE STUDY UNDER THE IMPACT
OF THE WESTERN LINGUISTICS
BUI HUY CUONG
Abstract: The first published book about a systematic study of Chinese grammar was “Ma 
shi wen thong”. Since then, the field of Chinese studies in China has begun to transform itself, 
closely linked to Western linguistic theories. By reviewing the achievements and limitations of 
the Chinese language since the end of the 19th century, we can have better understanding about 
the relationship of Chinese study and Western linguistics as well as catch the current trend of 
developing Chinese language in China.
Keywords: grammar studies, Western linguistics, Chinese, achievement.
Received: 03/7/2017; Revised: 01/8/2017; Accepted for publication: 30/8/2017
lý thuyết, tương đối khô khan so với các môn thực 
hành tiếng. Đối với học viên cao học ngành Ngôn ngữ 
tiếng Trung Quốc thì yêu cầu đối với việc tìm hiểu, 
nghiên cứu lịch sử phát triển Hán ngữ học càng phải 
đặt ra cao hơn. Trên phương diện loại hình ngôn ngữ 
học, tiếng Việt và tiếng Hán cùng thuộc ngôn ngữ đơn 
lập, không có biến đổi nổi bật về mặt hình thái như 
các ngôn ngữ biến hình, ý nghĩa câu chủ yếu dựa vào 
vai trò của cú thức và hư từ, đồng thời hai ngôn ngữ 
cũng trải qua quá trình tiếp xúc lâu dài. Do vậy, đi sâu 
nghiên cứu thành tựu, hạn chế của Hán ngữ học, đặc 
biệt là Hán ngữ học đương đại có thể bổ sung thêm 
góc nhìn mới và một số gợi mở hữu ích cho lĩnh vực 
nghiên cứu Việt ngữ học của chúng ta./. 
Tài liệu tham khảo:
1. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ 
pháp chức năng, NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn 
ngữ học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 
3. 高名凯 (2011), 汉语语法论[M].北京: 商务
印书馆.
4. 范晓 (2001) 汉语语法研究的历史、现状和
展望[J].汉语学习(1).
5. 胡裕树, 范晓 (1985) 试论语法研究的三个
平面[J].新疆师范大学学报(2).

File đính kèm:

  • pdfthanh_tuu_nghien_cuu_han_ngu_duoi_anh_huong_cua_ngon_ngu_hoc.pdf