The status of southern white-cheeked gibbon (Nomascus siki) in Truong Son key biodiversity area

ABSTRACT

The Southern white-cheeked crested gibbon, Nomascus siki, is an endemic primate to Vietnam

and Laos, and has been identified as a nationally and globally endangered species (EN).

However, little information is known on the status of the species in Vietnam generally and in the

Truong Son key biodiversity area (Truong Son KBA) particularly. In order to explore the current

status of the species in the Truong Son KBA, we conducted field surveys in 2018 and 2019.

Analysis of the survey data shows 149 groups of gibbon in the 4 study areas. Combined with

results of similar-techniqued survey in 2016 on the same species in Khe Nuoc Trong forest, we

identified at least 252 gibbon groups and estimated 425 gibbon groups in the entire Truong Son

KBA. These gibbon groups are mainly distributed in medium-rich evergreen closed forests in

mountainous areas of the west Truong Son KBA, adjacent to the Vietnam-Laos border.

pdf 12 trang yennguyen 2480
Bạn đang xem tài liệu "The status of southern white-cheeked gibbon (Nomascus siki) in Truong Son key biodiversity area", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: The status of southern white-cheeked gibbon (Nomascus siki) in Truong Son key biodiversity area

The status of southern white-cheeked gibbon (Nomascus siki) in Truong Son key biodiversity area
TAP CHI SINH HOC 2020, 42(1): 61–72 
DOI: 10.15625/0866-7160/v42n1.14762 
61 
THE STATUS OF SOUTHERN WHITE-CHEEKED GIBBON (Nomascus siki) 
 IN TRUONG SON KEY BIODIVERSITY AREA 
Nguyen Dinh Duy
1,*
, Dang Ngoc Can
2
, Le Trong Trai
3
, Le Van Ninh
3
, 
Tran Dang Hieu
3
, Ha Van Nghia
3
, Trinh Thi Mai
3
, Ly Ngoc Tu
1,4 
1
Institute of Ecology and Biological Resources, VAST, Vietnam 
2
Center for Biodiversity and Biosafety 
3
Viet Nature Conservation Centre 
4
Center of Science and Technology, Hanoi Metropolitan University 
Received 3 December 2019, accepted 5 March 2020 
ABSTRACT 
The Southern white-cheeked crested gibbon, Nomascus siki, is an endemic primate to Vietnam 
and Laos, and has been identified as a nationally and globally endangered species (EN). 
However, little information is known on the status of the species in Vietnam generally and in the 
Truong Son key biodiversity area (Truong Son KBA) particularly. In order to explore the current 
status of the species in the Truong Son KBA, we conducted field surveys in 2018 and 2019. 
Analysis of the survey data shows 149 groups of gibbon in the 4 study areas. Combined with 
results of similar-techniqued survey in 2016 on the same species in Khe Nuoc Trong forest, we 
identified at least 252 gibbon groups and estimated 425 gibbon groups in the entire Truong Son 
KBA. These gibbon groups are mainly distributed in medium-rich evergreen closed forests in 
mountainous areas of the west Truong Son KBA, adjacent to the Vietnam-Laos border. 
Keywords: Biodiversity area, southern white-cheeked gibbon, distribution, Truong Son range, 
Laos, Vietnam. 
Citation: Nguyen Dinh Duy, Dang Ngoc Can, Le Trong Trai, Le Van Ninh, Tran Dang Hieu, Ha Van Nghia, Trinh 
Thi Mai, Ly Ngoc Tu, 2020. The status of southern white-cheeked gibbon (Nomascus siki) in Truong Son key 
biodiversity area. Tap chi Sinh hoc (Journal of Biology), 42(1): 61–72. https://doi.org/10.15625/0866-
7160/v42n1.14762. 
*Corresponding author email: nguyenduyfuv@gmail.com 
©2020 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) 
TAP CHI SINH HOC 2020, 42(1): 61–72 
DOI: 10.15625/0866-7160/v42n1.14762 
62 
HIỆN TRẠNG CỦA VƯỢN ĐEN MÁ TRẮNG SIKI (Nomascus siki) 
TẠI VÙNG ĐA DẠNG SINH HỌC TRỌNG ĐIỂM TRƯỜNG SƠN 
Nguyễn Đình Duy1,*, Đặng Ngọc Cần2, Lê Trọng Trải3, Lê Văn Ninh3, 
Trần Đặng Hiếu3, Hà Văn Nghĩa3, Trịnh Thị Mai3, Lý Ngọc Tú1,4 
1
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
2Trung tâm Đa dạng và An toàn sinh học 
3
Trung tâm Bảo tồn Thiên Nhiên Việt 
4
Trung tâm Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Ngày nhận bài 3-12-2019, ngày chấp nhận 5-3-2020 
TÓM TẮT 
Vượn đen má trắng siki Nomascus siki là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam và Lào, được 
xác định là loài Nguy cấp (EN) ở phạm vi quốc gia và toàn cầu. Tuy nhiên, còn ít thông tin về 
tình trạng của loài này ở Việt Nam nói chung và ở vùng đa dạng sinh học trọng điểm Trường Sơn 
(Truong Son KBA) nói riêng. Để tìm hiểu về hiện trạng của loài tại vùng đa dạng sinh học trọng 
điểm Trường Sơn, chúng tôi đã tiến hành các đợt điều tra thực địa trong 2 năm 2018 và 2019. 
Phân tích các kết quả điều tra đã ghi nhận 149 đàn vượn trong 4 khu vực. Kết hợp với kết quả 
điều tra năm 2016, chúng tôi xác định có ít nhất 252 đàn và ước tính có khoảng 425 đàn vượn 
trong toàn bộ vùng đa dạng sinh học trọng điểm Trường Sơn. Các đàn vượn này chủ yếu phân bố 
tại các khu vực rừng kín thường xanh trung bình-giàu trên núi đất ở khu vực phía Tây của vùng 
đa dạng sinh học trọng điểm Trường Sơn, tiếp giáp với biên giới Việt Nam-Lào. 
Từ khóa: Đa dạng sinh học, vượn đen má trắng siki, phân bố, rừng thường xanh, Trường Sơn. 
*Địa chỉ liên hệ email: nguyenduyfuv@gmail.com 
MỞ ĐẦU 
Vượn đen má trắng siki Nomascus siki 
(Delacour, 1951) là một trong sáu loài vượn 
hiện được ghi nhận phân bố tại Việt Nam hiện 
nay. Loài này trước kia được cho là phân loài 
của Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys 
(Ogilby, 1840) (Geissmann 1993, 1994, 1995; 
Geissmann et al., 2000), sau đó được tách ra 
thành loài độc lập (Groves, 2001; Mootnick, 
2006; Geissmann, 2007; Van Ngoc Thinh et 
al., 2010b; Van Ngoc Thinh et al., 2010c; Van 
Ngoc Thinh et al., 2010e; Mootnick & Fan 
Pengfei, 2011; Roos et al., 2013). Đây là loài 
linh trưởng đặc hữu của Việt Nam và Lào, chỉ 
phân bố trong một khu vực rất nhỏ ở miền 
Trung Việt Nam và miền Nam Lào (Rawson 
et al., 2011). Sự thiếu những thông tin làm 
cho tình trạng của loài này không rõ ràng nhất 
trong các loài vượn ở Việt Nam (Rawson et 
al., 2011). Hiện nay, ở phạm vi toàn cầu, N. 
siki được phân hạng ở mức Nguy cấp (EN) 
trong Danh lục Đỏ của Hiệp hội Bảo tồn thiên 
nhiên quốc tế (IUCN, 2019) và thuộc Phụ lục 
I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài 
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES, 
2019). 
Các nghiên cứu đến nay đều khẳng định 
ở Việt Nam, N. siki phân bố ở 3 tỉnh Hà 
Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị, trong đó 
chủ yếu ở tỉnh Quảng Bình. Chưa rõ giới hạn 
phân bố về phía Bắc của N. siki, có thể nằm 
ở gần khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Kẻ 
Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh và KBTTN Khe Nét, tỉnh 
Quảng Bình (Rawson et al., 2011); một số 
The status of southern white-cheeked gibbon 
63 
tác giả khác cho rằng N. siki bị giới hạn bởi 
sông Rào Nây, phía Bắc KBTTN đề xuất 
Khe Ve tỉnh Quảng Bình (Van Ngoc Thinh et 
al., 2010 a, d; Roos et al., 2013); về phía 
Nam đến sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị 
(Van Ngoc Thinh et al., 2010a; Rawson et 
al., 2011; Roos et al., 2013). Trong phạm vi 
quốc gia, loài này được phân hạng ở mức 
Nguy cấp (EN) trong Sách đỏ Việt Nam năm 
2007 và thuộc nhóm IB trong Nghị định 
06/2019/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng 
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
Việc lập kế hoạch và các giải pháp bảo tồn 
để bảo vệ một loài đòi hỏi sự hiểu biết về 
phân bố và tình trạng quần thể của loài trong 
tự nhiên (Cowlishaw & Dunbar, 2000). Đến 
nay, thông tin về số lượng và phân bố chủ yếu 
được ghi nhận qua phỏng vấn hoặc qua các 
đợt điều tra chung về đa dạng sinh học cách 
đây từ 10 đến 15 năm (Le Manh Hung et al., 
2002; Le Trong Dat et al., 2006; Haus et al., 
2009; Nguyen Xuan Dang et al., 2012). Do 
đó, việc điều tra thu thập thông tin về tình 
trạng quần thể và phân bố của N. siki làm cơ 
sở cho công tác quản lý, bảo tồn loài vượn 
quý hiếm này rất cần thiết. 
Vùng đa dạng sinh học trọng điểm Trường 
Sơn (Truong Son KBA) được xác định thuộc 
vùng phân bố phía Nam của N. siki tại Việt 
Nam. Khu vực này nằm ở phía Tây Nam tỉnh 
Quảng Bình và phía Bắc tỉnh Quảng Trị bao 
gồm diện tích quản lý của 5 đơn vị: lâm 
trường Trường Sơn, rừng phòng hộ Long Đại, 
lâm trường Khe Giữa, KBTTN Khe Nước 
Trong và KBTTN Bắc Hướng Hóa. Những 
giá trị nổi bật về đa dạng sinh học của vùng đã 
được khẳng định (CEPF, 2012). Hiện nay, khu 
vực này đang bảo vệ một diện tích lớn rừng 
nhiệt đới thường xanh còn tính chất nguyên 
sinh, là sinh cảnh phù hợp cho vượn sinh sống 
và phát triển. Tuy nhiên, hầu như chưa có 
cuộc điều tra chuyên sâu nào về vượn được 
thực hiện. Năm 2016, một cuộc điều tra tại 
KBTTN Khe Nước Trong đã ghi nhận 103 
đàn N. siki và ước tính có khoảng 146 đàn trên 
diện tích khoảng 104 km2 (Đặng Ngọc Cần và 
nnk., 2017). Kết quả này cho thấy, KBTTN 
Khe Nước Trong tuy chỉ là một phần của 
Truong Son KBA nhưng là một trong số ít 
khu vực phân bố quan trọng nhất của loài N. 
siki được biết đến tại Việt Nam. Trong khi 
phần lớn diện tích rừng thuộc Truong Son 
KBA vẫn chưa được điều tra một cách bài 
bản. Do đó, chúng tôi thực hiện điều tra này 
nhằm xác định tình trạng quần thể của N. siki 
tại các khu vực phân bố phía Nam của loài 
thuộc Truong Son KBA ngoại trừ khu BTTN 
Khe Nước Trong đã điều tra năm 2016. 
Mục tiêu của điều tra là xác định được 
hiện trạng quần thể và phân bố của loài N. siki 
trong vùng Truong Son KBA. Điều tra được 
thực hiện từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019 
với tổng số 82 ngày thực địa. 
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU 
Khu vực nghiên cứu 
Truong Son KBA có tổng diện tích 
khoảng 1.221 km2 nằm ở phía Tây Nam tỉnh 
Quảng Bình và phía Bắc tỉnh Quảng Trị, miền 
Trung Việt Nam; giáp với biên giới Việt Nam 
- Lào. Địa hình bị chia cặt mạnh với các dãy 
núi chạy theo hướng Tây Bắc–Đông Nam 
điển hình của khu vực Bắc Trường Sơn, chủ 
yếu là hệ thống núi thấp có độ cao trung bình 
dưới 1000 m. Diện tích núi đất chiếm khoảng 
90% tổng diện tích của khu vực, núi đá vôi 
điển hình chiếm khoảng 10% tập trung tại khu 
vực thuộc rừng phòng hộ Long Đại và một 
phần nhỏ thuộc KBTTN Bắc Hướng Hóa 
(Dang Ngoc Can et al., 2012). Một dải rừng 
thường xanh trên núi đất từ trung bình đến 
giàu kéo dài liên tục từ bắc đến nam, xen giữa 
là hệ thống núi đá vôi tạo thành sinh cảnh 
sống vô cùng thuận lợi cho vượn. Đây được 
xác định bao gồm toàn bộ các khu vực phân 
bố phía Nam của loài N. siki tại Việt Nam 
hiện nay. 
Với mức độ đa dạng các loại sinh cảnh, sự 
liền mạch và khả năng kết nối cao với các khu 
vực khác, Truong Son KBA của Việt Nam 
cùng với Khu vực ĐDSH Laving-Laveun và 
khu vực ĐDSH Bắc Xe Bangfai của Lào được 
xác định là các khu vực bảo tồn đa dạng sinh 
học trọng điểm nằm trong hành lang bảo tồn 
đa dạng sinh học Vùng đất thấp Quảng Bình-
Quảng Trị-Xe Bangfai có diện tích 3.819 km2. 
Khu vực này hiện là một trong 66 hành lang 
Nguyen Dinh Duy et al. 
64 
bảo tồn đa dạng sinh học trong điểm nóng đa 
dạng sinh học Indo-Burma (là một trong 25 
điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu). 
Theo Quỹ Hợp tác Hệ sinh thái quan trọng 
(CEPF, 2012) hành lang bảo tồn này hiện 
đang là ngôi nhà chung của ít nhất 3 loài động 
vật có ý nghĩa bảo tồn toàn cầu cần được bảo 
tồn khẩn cấp là vượn đen má trắng siki 
Nomascus siki; Sao la Pseudoryx 
nghetinhensis; Chà vá chân nâu Pygathrix 
nemaeus và nhiều loài động vật, thực vật có ý 
nghĩa bảo tồn cao khác. 
Lựa chọn khu vực khảo sát 
Trước khi tiến hành điều tra, chúng tôi 
phỏng vấn các cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng 
và người dân địa phương để thu thập thông 
tin. Các thông tin phỏng vấn bao gồm việc xác 
định những khu vực phân bố của N. siki, tình 
trạng của loài, điều kiện rừng khu vực phân 
bố và áp lực săn bắt. Đồng thời các thông tin 
về khả năng tiếp cận, quãng đường di chuyển, 
các khu vực có thể đóng lán cũng được thu 
thập. Mục tiêu của các cuộc phỏng vấn để 
nắm được các thông tin sơ bộ, trên cơ sở đó 
thiết kế chi tiết các điểm nghe và lập kế hoạch 
thực địa. 
Theo thông tin phỏng vấn, vượn được ghi 
nhận tại nhiều điểm thuộc Truong Son KBA, 
trong đó tập trung tại các khu vực phía Tây 
của vùng. Những khu vực này cung cấp môi 
trường sống tốt cho vượn do ít bị xáo trộn bởi 
hoạt động của con người hơn so với phần phía 
Đông của Truong Son KBA. Người dân địa 
phương cho biết không có thông tin nào về 
vượn ở các khu vực phía Đông. Do đó, chúng 
tôi quyết định tập trung khảo sát vào phần 
phía Tây của vùng Truong Son KBA dọc theo 
biên giới Việt Nam - Lào. 
Phương pháp nghiên cứu 
Các loài vượn mào thường sống trên tán 
cây và rất nhạy cảm với sự hiện diện của con 
người. Vì thế việc quan sát vượn trong thực địa 
rất khó khăn, đặc biệt trong các đợt điều tra 
ngắn (Geissmann, 1993). Tuy nhiên, vượn 
thường phát ra các tiếng hót to, dài, lặp lại, đặc 
trưng cho loài (Geissmann, 1993; Geissmannet 
et al., 2000). Vì vậy, phương pháp điều tra 
tiếng hót theo điểm nghe (Brockelman & Ali, 
1987) được sử dụng để thu thập số liệu tại khu 
vực nghiên cứu (Brockelman et al., 1987; 
Brockelman et al., 1993; Geissmann, 1993; 
Geissmann et al., 2000). 
Hình 1. Vị trí các điểm nghe 
Với tổng số 42 điểm nghe tiếng vượn 
được thiết lập (hình 1) trong đó 3 điểm nghe 
thực hiện điều tra đồng thời (hình 2). Mỗi 
điểm nghe có 2–3 thành viên thu thập số liệu 
từ 5:00–9:00 sáng trong 3 ngày liên tục. Qua 
các điều tra tại KBTTN Khe Nước Trong, nơi 
có địa hình tương tự, chúng tôi xác định 
khoảng cách nghe được tiếng vượn hót tối đa 
tại khu vực là 1,5 km (Đặng Ngọc Cần và 
nnk., 2017) do đó, các điểm nghe được bố trí 
cách xa nhau khoảng 1,5–2 km tùy thuộc vào 
địa hình. Tổng diện tích điều tra được xác 
định là 223,133 km2. Các điểm nghe được bố 
trí trên đỉnh hoặc dông núi (nếu đỉnh núi quá 
cao không thể tiếp cận được trước 5:00 giờ 
The status of southern white-cheeked gibbon 
65 
sáng). Các điểm nghe được thiết kế phân bố 
khá đều nhau nhằm tăng khả năng ghi nhận 
các đàn vượn trong khu vực khảo sát. 
Hình 2. Mô tả 3 điểm nghe điều tra đồng thời 
Trong quá trình điều tra, người điều tra sử 
dụng la bàn để xác định hướng của các đợt 
khi nghe được tiếng vượn hót, ước lượng 
khoảng cách tới các đàn vượn thông qua độ 
lớn của âm thanh và bản đồ địa hình, xác 
định thời gian bắt đầu và kết thúc của tất cả 
các đợt hót, đặc điểm tiếng hót, đồng thời ghi 
âm các đợt hót bằng máy ghi âm chuyên 
dụng. Điều kiện thời tiết cũng được ghi lại 
của mỗi ngày điều tra. Cuối cùng, sự hiện 
diện của các động vật hoang dã khác trong 
khu vực được ghi lại, cũng như bất kỳ quan 
sát trực tiếp nào về vượn. 
Phân tích số liệu 
Vị trí các đàn vượn hót được xác định 
căn cứ vào các dữ liệu như góc phương vị, 
ước lượng khoảng cách đàn vượn hót đến vị 
trí điểm nghe dựa trên âm lượng và các dữ 
liệu về sinh cảnh, địa hình của khu vực. Vị 
trí của các đàn vượn được đánh dấu trên bản 
đồ hiện trạng rừng và bản đồ địa hình. Việc 
phân biệt các đàn vượn còn được thực hiện 
qua việc so sánh vị trí của từng đàn. Nếu vị 
trí các đàn vượn hót được phát hiện nằm cách 
nhau trên 500 m thì được coi là đàn riêng 
biệt vì vượn có tập tính sống theo lãnh thổ, 
diện tích vùng sống vào khoảng 40 ha 
(Brockelman & Ali, 1987). 
Số liệu điều tra được thống kê và xử lý 
bằng phần mềm Excel 2013, diện tích nghe 
chồng lấn của các điểm nghe và bản đồ khu 
vực phân bố được xây dựng bằng phần mềm 
Mapinfo 11.5. Trên cơ sở số lượng đàn vượn 
ghi nhận được trong quá trình điều tra, sử 
dụng phương pháp của Jiang et al. (2006) để 
tính xác suất hót trong 1 ngày. Theo Vũ Tiến 
Thịnh và Đồng Thanh Hải (2015) để ước tính 
kích thước quần thể trong toàn bộ diện tích 
sinh cảnh phù hợp của khu vực thông qua sử 
dụng hệ số hiệu chỉnh có trọng số (WC). 
Trong các cuộc điều tra vượn rất khó để 
tránh chồng lấn diện tích của các điểm nghe. 
Khi các điểm nghe gần nhau được khảo sát, 
các khu vực chồng lấn được khảo sát trong 
nhiều ngày hơn các khu vực không chồng lấn. 
Vì thế, việc dự đoán sử dụng một số hiệu 
chỉnh chung có vẻ không phù hợp. Kết quả 
ước tính số lượng đàn vượn có thể cao hơn 
thực tế. Và đặc biệt quan trọng nếu khu vực 
chồng lấn có diện tích lớn hơn các khu vực 
không chồng lấn. Vì vậy, việc sử dụng một hệ 
số hiệu chỉnh có trọng số là một điều cần 
thiết. Ngoài ra, hệ số hiệu chỉnh có trọng số 
cũng cho phép sự linh hoạt trong thiết kế điều 
tra, các nỗ lực khác nhau có thể được áp dụng 
cho các điểm nghe khác nhau. 
Hệ số hiệu chỉnh có trọng số được tính 
theo công thức: 
m
i 1
1
WC aiCi
A 
  
Trong đó: WC: Hệ số hiệu chỉnh có  ... Đối với nhu cầu về môi trường sống của 
N. siki, các cuộc khảo sát của chúng tôi cho 
thấy, loài này thường được ghi nhận trong 
những khu vực rừng kín thường xanh trên núi 
đất và các khu vực liền kề thuộc rừng kín 
thường xanh trên núi đá vôi. N. siki cũng cho 
thấy mối quan hệ chặt chẽ với các khu vực có 
chất lượng rừng tốt với chiều cao tán rừng lớn 
và khép tán. Các kết quả điều tra cho thấy các 
nhóm N. siki không được phát hiện sâu bên 
trong các khu vực núi đá vôi rộng lớn. Nhưng 
chúng thường được ghi nhận ở rìa các khu vực 
núi đá vôi và các thung lũng chạy giữa các 
khối núi đá vôi. N. siki cũng được ghi nhận tại 
một số khu vực rừng bị tác động mạnh do 
khai thác gỗ nhưng đã có thời gian phục hồi. 
Hình 5. Kết quả chạy mô hình ổ sinh thái dựa trên phần mềm MaxEnt 
(Điểm chấm đỏ là vị trí đàn Vượn được sử dụng để chạy mô hình) 
Nguyen Dinh Duy et al. 
68 
Kết quả chạy mô hình xác định mức độ 
thích hợp của sinh cảnh rừng đối với loài N. 
siki cho toàn bộ tỉnh Quảng Bình và Quảng 
Trị thông qua sử dụng bản đồ hiện trạng rừng 
đã được cập nhật trong quá trình điều tra kết 
hợp với 3 biến môi trường: Rừng tự nhiên, độ 
che phủ của tầng tán và chiều cao cây rừng 
(GLAD-UMD and SERVIRMekong, 2017) đã 
chỉ ra phần lớn (73,00%) diện tích của Truong 
Son KBA là sinh cảnh phù hợp với loài N. siki 
(hình 5). Tuy nhiên, qua các kết quả phỏng 
vấn cán bộ quản lý và người dân địa phương, 
chúng tôi nhận thấy chỉ có khoảng 41,83% 
diện tích có sự tồn tại của loài N. siki, và 
khoảng 5,00% diện tích thuộc các khu vực 
liền kề thuộc rừng kín thường xanh trên núi đá 
vôi, các thung lũng trong khu vực núi đá vôi 
đôi khi có N. siki (không thường xuyên và 
hiếm gặp). Tổng diện tích sinh cảnh phù hợp 
cho toàn vùng Truong Son KBA được xác 
định khoảng 510,808 km2 trong đó bao gồm 
406,810 km
2
 tại 4 khu vực điều tra đợt này và 
103,998 km
2
 tại KBTTN Khe Nước Trong 
(Đặng Ngọc Cần và nnk, 2017), diện tích sinh 
cảnh phù hợp của mỗi khu vực được thống kê 
trong bảng 2. 
Bảng 2. Diện tích sinh cảnh phù hợp 
Đơn vị quản lý 
Tổng diện 
tích (km
2
) 
Diện tích sinh cảnh 
phù hợp (km2) 
Diện tích sinh cảnh phù 
hợp/tổng diện tích (%) 
LT Trường Sơn 288,84 81,37 28,17 
RPH Long Đại 265,03 87,56 33,03 
LT Khe Giữa 356,69 173,54 48,65 
KBTTN Bắc Hướng Hóa 206,46 64,34 31,16 
Tổng 1117,02 406,81 36,42 
Ước tính kích thước quần thể 
Dựa trên số lượng đàn vượn ghi nhận 
được tại các điểm nghe, chúng tôi đã tính xác 
suất hót trong một ngày p(1) của N. siki 
theo phương pháp của Jiang et al. (2006). Từ 
đó xác định hệ số hiệu chỉnh có trọng số (WC) 
theo Vũ Tiến Thịnh và Đồng Thanh Hải 
(2015) cho mỗi khu vực. Kết quả được trình 
bày trong bảng 3. 
Bảng 3. Xác định hệ số hiệu chỉnh 
Đơn vị quản lý p(1) WC 
Lâm trường Trường Sơn 0,634 0,96 
Rừng phòng hộ Long Đại 0,609 0,96 
Lâm trường Khe Giữa 0,689 0,98 
KBTTN Bắc Hướng Hóa 0,439 0,85 
Qua các nỗ lực điều tra, với hệ số điều 
chỉnh có trọng số và tổng diện tích sinh cảnh 
phù hợp được xác định, chúng tôi ước tính 
kích thước quần thể N. siki cho các vùng 
khảo sát tại khu vực Truong Son KBA hiện ít 
nhất có khoảng 279 đàn N. siki, số đàn ước 
tính cho mỗi khu vực được thống kê trong 
bảng 4. 
Bảng 4. Ước tính kích thước quần thể 
Đơn vị quản lý 
Diện tích điều 
tra (km
2
) 
Số đàn 
ghi nhận 
Diện tích sinh cảnh phù 
hợp (km2) 
Số đàn ước 
tính 
Lâm trường Trường Sơn 50,543 14 81,37 24 
Rừng phòng hộ Long Đại 58,148 52 87,56 82 
Lâm trường Khe Giữa 68,274 38 173,54 99 
KBTTN Bắc Hướng Hoá 46,168 45 64,34 74 
Tổng 223,133 149 406,81 279 
The status of southern white-cheeked gibbon 
69 
Bảng 5. Số lượng đàn N. siki tại các khu vực trong toàn vùng phân bố 
Khu vực Tỉnh 
Diện tích 
rừng (km2) 
Số 
đàn 
Nguồn 
KBTTN Kẻ Gỗ/Khe Nét 
Hà Tĩnh/ 
Quang Bình 
440,000 4 Van Ngoc Thinh et al., 2010a 
KBTTN đề xuất Giăng 
Màn 
Hà Tĩnh/ 
Quang Bình 
60,000 5 
Le Khac Quyet, 2004; 
Nguyen Manh Ha, 2005 
KBTTN đề xuất Khe Ve Quảng Bình 100,000 7 Nguyen Manh Ha, 2005 
VQG Phong Nha - Kẻ 
Bàng 
Quảng Bình 857,540 50 
Ruppell, 2007; Le Trong Dat 
et al., 2009 
Lâm trường Trường Sơn Quảng Bình 375,600 24 Điều tra này 
Rừng phòng hộ Long Đại Quảng Bình 230,300 82 Điều tra này 
Lâm trường Khe Giữa Quảng Bình 423,500 99 Điều tra này 
KBTTN Khe Nước Trong Quảng Bình 103,998 146 Đặng Ngọc Cần và nnk., 2017 
KBTTN Bắc Hướng Hoá Quảng Trị 251,30 74 Điều tra này 
Cùng với kết quả điều tra tại KBTTN 
Khe Nước Trong năm 2016 (Đặng Ngọc Cần 
và nnk., 2017) đã ghi nhận 103 đàn và ước 
tính trong toàn bộ diện tích sinh cảnh phù 
hợp ở khu vực này có khoảng 146 đàn N. 
siki. Như vậy, chúng tôi xác định có 252 đàn 
và ước tính có 425 đàn N. siki trong vùng 
Truong Son KBA. 
Thống kê các ghi nhận N. siki cho toàn 
vùng phân bố được tổng hợp trong bảng 5. 
THẢO LUẬN 
Kết quả điều tra của chúng tôi đã cho 
thấy, vùng Truong Son KBA đang bao gồm 
các khu vực có quần thể N. siki lớn nhất đến 
nay được ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 
KBTTN Khe Nước Trong và KBTTN Bắc 
Hướng Hóa thuộc diện tích rừng được bảo vệ, 
các khu vực còn lại đang được quản lý bởi các 
công ty lâm nghiệp và ban quản lý rừng phòng 
hộ. Hay nói cách khác khoảng 41,3% các đàn 
N. siki trong Truong Son KBA đang nằm 
ngoài các khu vực được bảo vệ mà ở đó săn 
bắn và mất sinh cảnh sống cao hơn nhiều so 
với các khu rừng được bảo vệ. Thực tế cho 
thấy việc khai thác từng tác động thấp tại lâm 
trường Trường Sơn (theo chứng chỉ FSC) vẫn 
ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống và 
phân bố của loài N. siki. Tại đây chỉ ghi nhận 
14 đàn vượn, trong khi đó khu liền kề là rừng 
phòng hộ Long Đại có 52 đàn vượn đã được 
ghi nhận. 
Hiện nay, mặc dù rừng tự nhiên không 
được khai thác nhưng việc khai thác gỗ bất 
hợp pháp và xâm chiếm đất rừng tự nhiên vẫn 
đang xảy ra, điều này đã ảnh hưởng đến chất 
lượng rừng và diện tích phân bố của loài N. 
siki. Cùng với đó, các ghi nhận về săn bắt và 
buôn bán động vật hoang dã trong vùng cho 
thấy N. siki tuy không phải là đối tượng săn 
bắt của người dân địa phương nhưng vẫn còn 
ghi nhận vượn bị săn bắt. Đây thật sự là một 
thách thức đối với công tác bảo tồn loài N. siki 
ở Việt Nam. 
Các kết quả điều tra trong thời gian qua 
chủ yếu được thực hiện tại các khu vực phân 
bố phía Nam của N. siki ở Việt Nam. Để có 
được thông tin cụ thể về hiện trạng của loài, 
tạo cơ sở cho công tác bảo tồn được hiệu quả, 
cần tiếp tục điều tra tình trạng tại các khu vực 
phân bố phía Bắc của loài như KBTTN Kẻ 
Gỗ/Khe Nét, KBTTN Giang Màn, KBTTN đề 
xuất Khe Ve, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng. 
Cùng với đó, các kết quả điều tra cho thấy 
các khu vực phân bố phía Nam của N. siki ở 
Việt Nam hiện đang bảo vệ số lượng lớn đàn 
hiện biết. Công tác bảo tồn loài N. siki nên tập 
trung tại các khu vực này. 
KẾT LUẬN 
Hiện có 252 đàn và ước tính có khoảng 
425 đàn N. siki tại 5 khu vực thuộc vùng 
Truong Son KBA. Trong đó các khu vực ghi 
nhận số đàn N. siki nhiều nhất là KBTTN Khe 
Nguyen Dinh Duy et al. 
70 
Nước Trong, lâm trường Khe Giữa và rừng 
phòng hộ Long Đại. 
N. siki chủ yếu phân bố tại các khu vực 
rừng kín thường xanh trung bình-giàu trên núi 
đất của vùng Truong Son KBA. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Brockelman W.Y., Ali R., 1987. Methods of 
surveying and sampling forest primate 
populations; pp 23–62. In: Marsh CW & 
Mittermeier RA (eds): Primate 
Conservation in the Tropical Rainforest. 
Alan R. Liss Inc., New York. 
Brockelman W.Y., Srikosamatara S., 1993. 
Estimating density of gibbon groups by 
use of the loud songs. Am. J. Primatol. 29, 
93–108. 
CITES, 2019. Convention on International 
Trade in Endangered Species of Wild 
Fauna and Flora. Version 2019-11. 
. Downloaded on 30 
November 2019. 
Cowlishaw G., Dunbar R., 2000. Primate 
Conservation Biology. University of 
Chicago Press: Chicago. 498 pp. ISBN 0-
226-11637-9. 
Critical Ecosystem Partnership Fund (CEPF), 
2012. Indo-Burma Biodiversity Hotspot. 
Washington, DC, 381 pp 
Dang Ngoc Can, Le Van Cham, Trinh Viet 
Cuong, Ngo Xuan Tuong, Le Manh Tuan, 
2012. Report: The Biodiversity and Forest 
Ecosystem Services Assessment of 
Truong Son Important Bird Area, Quang 
Binh and Quang Tri Provinces, Vietnam. 
BirdLife International Vietnam 
Programme. 
Dang Ngoc Can, Nguyen Dinh Duy, Le Trong 
Trai, Le Van Ninh, Le Quoc Hieu, Tran 
Dang Hieu, 2017. Status survey of 
southern white-cheeked gibbon 
(Nomascus siki) in proposed Khe Nuoc 
Trong nature reserver, Le Thuy district, 
Quang Binh province. The 7-th National 
Conference on Ecology and Biological 
Resources, Ha Noi, 2017: 583–589. 
Decree No. 06/ND-CP of the Prime Minister, 
2019. Provisions on management and the 
List of endangered, precious and rare 
forest plants and animals from Vietnam's 
forests. 
Geissmann T., 1993. Evolution of 
communication in gibbons (Hylobatidae). 
PhD thesis, Anthropological Institute, 
Zürich University, Switzerland. 
Geissmann T., 1994. Systematik der Gibbons. 
Zeitschrift des Kölner Zoo 37: 65–77 
(German text, English abstract). 
Geiissmann T., 1995. Gibbon systematics and 
species identification. International Zoo 
News 42: 467–501. 
Geissmann T., 2007. Status reassessment of 
the gibbons: results of the Asian primate 
red list workshop 2006. Gibbon Journal 3: 
5−15. 
Geissmann T., Nguyen Xuan Dang, Lormée 
N., Momberg F., 2000. Vietnam Primate 
Conservation Status Review 2000, Part 1: 
Gibbons. Fauna and Flora International – 
Indochina Programme, Ha Noi. 
Geissmann T., Orgeldinger M., 2000. The 
relationship between duet songs and pair 
bonds in siamangs, Hylobates syndactylus. 
Animal Behavior 60, 805–809. 
GLAD-UMD and SERVIRMekong, 2017. 
National annual tree canopy structure and 
surface water dynamics products. 
Available at 
https://glad.umd.edu/sites/default/files/Vie
tnam National_Data_Description.pdf, 
assessed on May/2019 
Groves C. P., 2001. Primate Taxonomy, 
Smitsonian Institution Press, Washington 
and London, 350 pages. 
Haus T., Vogt M., Forster B., Vu Ngoc 
Thanh, Ziegler T., 2009. Distribution and 
population densities of diurnal primates in 
the karst forests of Phong Nha-Ke Bang 
National Park, Quang Binh Province, 
central Vietnam. International Journal of 
Primatology 30: 301–312. 
The status of southern white-cheeked gibbon 
71 
International Union for Conservation of 
Nature 2019. Nomascus siki. The IUCN 
Red List of Threatened Species. Version 
2019-3. 
Jiang X. L., Luo Z.H., Zhao S. Y., 2006. 
Status and distribution patterns of black 
crested gibbon (Nomascus concolor 
jingdongensis) in Wulian Mountains, 
Yunnan, China: Implications for 
conservation. Primates 47: 264−271. 
Le Khac Quyet, 2004. A preliminary survey 
of primates in Nui Giang Man area, 
Quang Binh Province, central Vietnam. 
Pages 45−51 in T. Nadler, U. Streicher, 
and Ha Thang Long, editors. Conservation 
of Primates in Vietnam. Frankfurt 
Zoological Society, Ha Noi, Vietnam. 
Le Manh Hung, Pham Duc Tien, Tordoff A. 
W., Nguyen Dinh Dung, 2002. Report: A 
rapid field survey of Le Thuy and Quang 
Ninh Districts, Quang Binh Province, 
Vietnam. BirdLife International Vietnam 
Programme, Ha Noi, Vietnam. 
Le Trong Dat, Do Tuoc, Dinh Huy Tri, L. T. 
Dinh and Dang Ngoc Kien, 2009. Report: 
Census of southern white-cheeked crested 
gibbons in U Bo and adjacent bufferzone 
forests, Phong Nha-Ke Bang National 
Park, Bo Trach District, Quang Binh 
Province, Vietnam. Fauna & Flora 
International Vietnam Programme, 
Ha Noi, Vietnam. 
Le Trong Dat, Le Thien Duc, 2006. Report on 
a biodiversity survey for vertebrate fauna 
in Truong Son State Forest Enterprise, 
Quang Ninh District, Quang Binh 
Province. Tropical Forest Trust Indochina 
Programme, Ha Noi, Vietnam. 
Ministry of Science and Technology & 
Vietnamese Academy of Science and 
Technology (2007): Vietnam Red Data 
Book, Part I. Animals. Publishing House 
for Science and Technology. 
Mootnick A. R., 2006. Gibbon (Hylobatidae) 
species identification recommended for 
rescue or breeding centers. Primate 
Conservation 21: 103−138. 
Mootnick, A. R., Fan Pengfei, 2011. A 
comparative study of crested gibbons 
(Nomascus). American Journal of 
Primatology 73: 135–154. 
Nguyen Manh Ha, 2005. Report: Status of 
white cheek-crested gibbon (Nomascus 
leucogenys) in north central of Vietnam. 
Center for Natural Resources and 
Environmental Studies, Ha Noi, Vietnam. 
Nguyen Xuan Dang, Nguyen Manh Ha, 
Bleisch V. B., 2012. Report: Biodiversity 
survey of Mammal, Gibbon and Loris in 
around the Phong Nha – Ke Bang National 
park, Quang Binh, Vietnam. 153 pp. 
Rawson B. M, Insua-Cao P., Nguyen Manh 
Ha, Van Ngoc Thinh, Hoang Minh Duc, 
Mahood S., Geissmann T., Roos C., 2011. 
The Conservation Status of Gibbons in 
Vietnam. Fauna & Flora International 
Vietnam Programme 340, Nghi Tam, 
Ha Noi, Vietnam. 
Roos C., Boonratana R., Supriatna J., 
FellowesJ. R., Rylands A. B., Russell A. 
M., 2013. An updated taxonomy of 
primates in Vietnam, Laos, Cambodia and 
China. Vietnamese Journal of Primatology 
(2013) vol. 2(2): 13–26. 
Ruppell 2007. Vocal Diversity and Taxonomy 
of Nomascus in Central Vietnam and 
Southern Laos. An abstract of the thesis of 
Julia Ruppell for the Master of Arts in 
Anthropology presented May 1, 2007. 
Van Ngoc Thinh, Luong Viet Hung, Nguyen 
Tien Dung, Roos C., 2010a. Report: 
Population survey of white-cheeked 
crested gibbons in Ke Go Nature Reserve, 
Ha Tinh Province, and Khe Net Proposed 
Nature Reserve, Quang Binh Province. 
Fauna & Flora International, Conservation 
International & German Primate Centre, 
Ha Noi, Vietnam. 
Van Ngoc Thinh, Mootnick A. R., Geissmann 
T., Ming Li, Ziegler T., Agil M., Moisson 
P., Nadler T., Walter L., Roos C., 2010b. 
Mitochondrial evidence for multiple 
radiations in the evolutionary history of 
small apes. BMC Evolutionary Biology 
10: 74 
Nguyen Dinh Duy et al. 
72 
Van Ngoc Thinh, Mootnick A. R., Vu Ngoc 
Thanh, Nadler T., Roos C., 2010c. A new 
species of crested gibbon, from the central 
Annamite mountain range. Vietnamese 
Journal of Primatology (2010) 4: 1–12. 
Van Ngoc Thinh, Nadler T., Roos C. 
Hammerschmidt K., 2010d. Taxon-
specific vocal characteristics of crested 
gibbons (Nomascus spp.). Pages 121-132 
in T. Nadler, B. M. Rawson, and Van 
Ngoc Thinh, editors. Conservation of 
Primates in Indochina. Frankfurt 
Zoological Society and Conservation 
International, Ha Noi, Vietnam. 
Van Ngoc Thinh, Rawson B., Hallam C., 
Kenyon M., Nadler T., Walter L., Roos 
C., 2010e. Phylogeny and distribution of 
crested gibbons (genus Nomascus) based 
on mitochondrial cytochrome b gene 
sequence data. American Journal of 
Primatology, 72: 1047–1054 
Vu Tien Thinh Dong Thanh Hai, 2015. 
Estimation of northern yellow-cheeked 
gibbon (Nomascus annamensis) 
population size in Kon Cha Rang Nature 
Reserve: a new method–usinga weighted 
correction factor. Vietnamese Journal of 
Primatology (2015) vol.2 (4): 41–48.

File đính kèm:

  • pdfthe_status_of_southern_white_cheeked_gibbon_nomascus_siki_in.pdf