Thúc đẩy dịch vụ tài chính chính thức tại Việt Nam hiện nay

Dịch vụ tài chính chính thức được hiểu là các dịch vụ được cung cấp bởi

các tổ chức tài chính như tổ chức tín dụng (TCTD), ngân hàng thương mại

(NHTM), tổ chức tài chính vi mô (TCVM), công ty bảo hiểm. Trong xu

hướng kết hợp phân phối dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ, các

dịch vụ thanh toán và chuyền tiền có thể được cung ứng bởi các công ty

công nghệ tài chính (fintech). Thúc đẩy tiếp cận dịch vụ tài chính chính

thức là nội dung quan trọng trong chiến lược tài chính toàn diện của nhiều

quốc gia bởi tầm quan trọng của nó đối với phát triển kinh tế, xóa đói giảm

nghèo, giúp quốc gia đạt được cả hai mục đích giảm nghèo và tiếp tục tăng

pdf 11 trang yennguyen 8360
Bạn đang xem tài liệu "Thúc đẩy dịch vụ tài chính chính thức tại Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thúc đẩy dịch vụ tài chính chính thức tại Việt Nam hiện nay

Thúc đẩy dịch vụ tài chính chính thức tại Việt Nam hiện nay
72
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 208- Tháng 9. 2019
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Thúc đẩy dịch vụ tài chính chính thức 
tại Việt Nam hiện nay
Bùi Thị Mến
Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng
Phạm Thị Vân Huyền
Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng
Lương Minh Hà
Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 21/06/2019 Ngày nhận bản sửa: 25/07/2019 Ngày duyệt đăng: 27/08/2019
Dịch vụ tài chính chính thức được hiểu là các dịch vụ được cung cấp bởi 
các tổ chức tài chính như tổ chức tín dụng (TCTD), ngân hàng thương mại 
(NHTM), tổ chức tài chính vi mô (TCVM), công ty bảo hiểm... Trong xu 
hướng kết hợp phân phối dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ, các 
dịch vụ thanh toán và chuyền tiền có thể được cung ứng bởi các công ty 
công nghệ tài chính (fintech). Thúc đẩy tiếp cận dịch vụ tài chính chính 
thức là nội dung quan trọng trong chiến lược tài chính toàn diện của nhiều 
quốc gia bởi tầm quan trọng của nó đối với phát triển kinh tế, xóa đói giảm 
nghèo, giúp quốc gia đạt được cả hai mục đích giảm nghèo và tiếp tục tăng 
Motivating the formal financial services in Vietnam 
Abstract: Formal financial services including variety of providers such as commercial banks, credit organizations, 
micro financial organizations, insurance companies, etc. The services nowdays are integrated in to technological 
infrastructures of which payment services and transfer services are able to supplied by fintech companies. It 
has a lot to do with motivating the formal financial services due to the fact that formal financial facilites can 
enhance economic development as well as mitigate the poverty. In Vietnam, people in rural areas also have 
limitations in financial services accessment meanwhile the country has some advantages to develop financial 
inclusion. In this research, we explore the fact of how Vietnamese people use formal financial services and 
make an assessment on the circumstances of financial inclusions development in the country. Some insights 
and implications also presented at the end of the paper.
Key words: formal financial services, shadow finance, fintech, financial services.
Men Thi Bui, PhD.
Email: menbt@hvnh.edu.vn
Huyen Thi Van Pham, PhD.
Email: huyenptv@hvnh.edu.vn
Ha Minh Luong, MEc.
Email: halm@hvnh.edu.vn
Organization of all: Finance faculty, Banking Academy of Vietnam
Bài viết là một phần của Đề tài nhánh, thuộc Đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp quốc gia “Giải pháp thúc đẩy tài chính 
toàn diện tại Việt Nam” mã số KX.01.30/16-20, công bố năm 2019
BÙI THỊ MẾN - PHẠM THỊ VÂN HUYỀN - LƯƠNG MINH HÀ
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 73
trưởng. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có những lợi thế nhất định để 
thúc đẩy tiếp cận tài chính nhưng người dân tại nhiều vùng miền vẫn thiếu 
tiếp cận đối với các dịch vụ tài chính chính thức. Bài viết tìm hiểu thực 
trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính của người dân Việt Nam, 
qua đó đánh giá và đề xuất các kiến nghị nhằm thúc đẩy tiếp cận và sử dụng 
dịch vụ tài chính chính thức tại Việt Nam.
Từ khóa: Dịch vụ tài chính, dịch vụ tài chính chính thức, tín dụng đen, 
fintech
1. Tình hình sử dụng dịch vụ tài chính 
chính thức của người dân Việt Nam 
Trong báo cáo về tài chính toàn diện công 
bố năm 2018, Ngân hàng Thế giới (WB) 
nhận định, nhiều người Việt Nam hiện 
nay không tham gia hệ thống tài chính 
chính thức nhưng trên thực tế đang thực 
hiện nhiều giao dịch tài chính. Có khoảng 
39% người trưởng thành thực hiện gửi tiền 
tiết kiệm bên ngoài hệ thống chính thức, 
cất tiền trong tủ, trong két hoặc sử dụng 
các hình thức không chính thức khác như 
“ngồi phường”, “chơi họ”.
Dựa trên kết quả thống kê này, có tới quá 
nửa dân số gửi tiền hoặc nhận tiền gửi 
bên ngoài hệ thống chính thức hoặc thanh 
toán tiền học phí, tiền điện, nước bằng tiền 
mặt, tỷ lệ này cao nhất ở các địa bàn nông 
thôn hoặc vùng núi, vùng xâu, vùng xa. 
Bảng 1. Tỷ lệ người dân gửi tiết kiệm của Việt Nam với các nước thu nhập trung bình thấp 
và trong khu vực năm 2018
Đơn vị: %
Tiêu chí Việt Nam Nước thu nhập 
trung bình thấp
Các nước Đông Á và 
Thái Bình Dương
Tiết kiệm cho tuổi già 18,0 13,2 23,2
Tự cất trữ tiền 57,4 39,7 53,1
Tiết kiệm tại quỹ tín dụng tư nhân 14,4 13,0 8,6
Tiết kiệm tại tổ chức tài chính 14,5 15,9 30,6
Nguồn: WB (2018), The Little Data Book on Financial Inclusion
Các nguyên nhân chính đối với tiếp cận và 
sử dụng dịch vụ gửi tiền vào các tổ chức 
tài chính chính thức bao gồm: Địa bàn 
quá xa; phát sinh thêm chi phí hoặc quá 
đắt; yêu cầu quá nhiều giấy tờ khi mở tài 
khoản; không có niềm tin vào hệ thống tài 
chính (WB, 2018).
Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ người dân sử dụng 
tài khoản bình quân của Việt Nam là 
30,8%, trong khi tại các nước Đông Á và 
Thái Bình Dương tỷ lệ này vượt gần 2,3 
lần so với Việt Nam; tại nhóm các nước 
thu nhập trung bình thấp là 57,8%, cũng 
cao hơn nhiều so với Việt Nam. Nhưng xét 
theo chỉ tiêu tỷ lệ tài khoản giao dịch qua 
điện thoại thì tại Việt Nam đạt mức cao hơn 
khá nhiều: 3,5% so với 1,3% của các nước 
Đông Á và Thái Bình Dương, dù thấp hơn 
mức 5,3% của các nước thuộc nhóm trung 
bình thấp. Việt Nam là quốc gia thuộc 
Thúc đẩy dịch vụ tài chính chính thức tại Việt Nam hiện nay
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201974
nhóm nước có dân số lớn nhưng tỉ lệ phổ 
cập tài chính thấp. Để thấy rõ hơn thực tế 
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính 
chính thức ở Việt Nam, có thể nhìn nhận 
trước hết ở các nhóm dịch vụ tài chính cơ 
bản gồm dịch vụ tín dụng và thanh toán.
1.1. Dịch vụ tín dụng
Trên thực tế, các gói tín dụng và thủ 
tục cho vay các ngân hàng thương mại 
(NHTM) và các tổ chức tín dụng thường 
có những tiêu chuẩn nhất định. Như vậy, 
nhóm đối tượng dưới chuẩn cấp tín dụng 
của ngân hàng khó tiếp cận được và thường 
phải tìm đến tín dụng đen. Ngay cả những 
người có tiếp cận được thông tin về các gói 
tín dụng thì những yêu cầu đối với khoản 
vay từ phía ngân hàng, tổ chức tín dụng có 
thể khiến họ không thể tiếp cận được khoản 
vay mong muốn. Sự phát triển của mạng 
lưới chi nhánh, phòng giao dịch của một 
số NHTM, các điểm giao dịch của Quỹ tín 
dụng, ngân hàng chính sách, tổ chức tài 
chính vi mô (TCVM) ở Việt Nam thời gian 
qua đã góp phần cải thiện tỷ lệ người dân 
vay mượn từ các tổ chức tài chính ở Việt 
Nam đạt mức tương đương các nước Đông 
Nam Á và Thái Bình Dương.
Thống kê ở Bảng 3 cho thấy, trong các 
hình thức vay mượn, tỷ lệ người dân đi 
vay từ tổ chức tài chính vẫn thấp hơn so 
với các hình thức như vay từ gia đình, bạn 
bè hoặc các phương thức vay khác. Điều 
này khá tương đồng với nhóm nước thu 
nhập trung bình thấp hoặc các nước Đông 
Á và Thái Bình Dương. Vấn đề đặt ra là 
trong khi dịch vụ tín dụng do các tổ chức 
tài chính chính thức cung cấp lại ít được 
Bảng 2. Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên sử dụng tài khoản của Việt Nam so với các nước 
năm 2018
Đơn vị: %
Tiêu chí Việt Nam Nước thu nhập trung bình thấp
Các nước Đông Á và 
Thái Bình Dương
Khu vực nông thôn 25,2 57,6 68,8
Ngoài lực lượng lao động 19,8 50,8 59,8
40% nghèo nhất 20,3 50,7 59,3
Phụ nữ 30,4 0,53 67,9
Tài khoản giao dịch qua điện thoại 3,5 5,3 1,3
Tài khoản tổ chức tài chính 0,3 56,1 70,3
Tỷ lệ sử dụng tài khoản bình quân 30,8 57,8 70,6
Nguồn: WB (2018), The Little Data Book on Financial Inclusion
Bảng 3. Tỷ lệ người dân vay mượn của Việt Nam và các nước năm 2018
Đơn vị: %
Tiêu chí Việt Nam Nước thu nhập trung bình thấp
Các nước Đông Á và Thái 
Bình Dương
Từ gia đình hoặc bạn bè 29,5 30,4 29,6
Từ tổ chức tài chính 21,7 9,8 21,5
Vay khác 49,0 42,9 46,8
Nguồn: WB (2018), The Little Data Book on Financial Inclusion
BÙI THỊ MẾN - PHẠM THỊ VÂN HUYỀN - LƯƠNG MINH HÀ
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 75
sử dụng hơn so với các phương thức khác? 
Các nguyên nhân được chỉ ra cũng tương 
tự như trường hợp người dân gửi tiết kiệm, 
cụ thể là: khoảng cách địa lý; điều kiện và 
quy trình vay vốn (WB, 2018).
Trước hết, về khoảng cách địa lý
Khoảng cách giữa những người dùng và 
các nhà cung cấp làm gia tăng chi phí đối 
với dịch vụ đó, dễ thấy nhất là chi phí đi 
lại. Trong hoạt động tín dụng, khoảng 
cách quá lớn giữa chi nhánh ngân hàng, 
điểm giao dịch của các tổ chức cho vay 
quá lớn so với nơi ở hoặc trụ sở của khách 
hàng là rào cản tiếp cận dịch vụ cho vay 
(WorldBank A.N., 2013). Các ngân hàng 
càng ở xa khách hàng của mình thì càng 
khiến cho sự không hài lòng của khách 
hàng tăng lên. 
Hai là, điều kiện và quy trình vay vốn
Tại Việt Nam, quy trình cho vay của các 
tổ chức tín dụng (TCTD) được cải thiện 
đáng kể, khách hàng có thể tiếp cận một 
số sản phẩm vay, thậm chí là tức thì. Tuy 
nhiên, những ràng buộc để đảm bảo giảm 
thiểu rủi ro khiến cho ngân hàng, tổ chức 
tài chính phải thắt chặt các điều kiện vay. 
Trong khi đó, các đối tượng cho vay theo 
hình thức tín dụng đen đã biết tận dụng lợi 
thế cho vay nhanh, không cần thẩm định, 
thủ tục đơn giản để đánh vào tâm lý của 
đại bộ phân dân chúng. Với tín dụng đen, 
người vay không phải chờ đợi lâu, các tờ 
rơi, quảng cáo, số điện thoại của người 
cho vay dán, treo khắp nơi, từ gốc cây cổ 
thụ trên đường đến từng con hẻm trong 
phố; ở các vùng nông thôn, người dân sẽ 
nhìn thấy các quảng cáo rao vặt ngay trên 
bức tường rào hay cổng nhà của họ. Còn 
nếu dùng di động hoặc các thiết bị kết nối 
mạng thì thông tin còn dễ dàng gấp bội. 
Dễ tiếp cận, dễ sử dụng và đạt được số 
tiền vay như kỳ vọng là điều giúp cho tín 
dụng đen có mức độ phủ sóng rộng khắp. 
Tín dụng đen tựa như các cơn bão lớn 
nhỏ, nó càn quét từ thành phố lớn, các khu 
công nghiệp, khu chế xuất cho đến các 
vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. 
Số liệu ước tính trong vòng 4 năm từ 
2013- 2017 được công bố tại Hội nghị trực 
tuyến triển khai chính sách tín dụng phục 
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, hạn 
chế tín dụng đen của Ngân hàng Nhà nước 
Việt Nam (NHNN) cho thấy, cả nước có 
khoảng 7.624 vụ phạm tội liên quan đến 
tín dụng đen, trong đó 56 vụ giết người, 
398 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp 
tài sản, 1.809 vụ lừa đảo. Tính riêng trong 
năm 2018, cả nước chứng kiến tới 84 vụ 
giết người, 855 vụ cố tình gây thương tích, 
105 vụ cướp tài sản và trên 1.309 vụ lừa 
đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến tín 
dụng đen (Tuổi trẻ, 2018). Nhìn chung, 
khuyến khích và cải thiện các điều kiện để 
người dân tiếp cận được với những khoản 
vay do các tổ chức tài chính chính thức 
cung cấp đang trở nên vô cùng cần thiết.
1.2. Dịch vụ thanh toán
Các giao dịch thanh toán chính thức được 
cung ứng bởi các NHTM hoặc các công 
ty được NHNN cấp phép cung ứng dịch 
vụ trung gian thanh toán. Tính đến tháng 
02/2019, trên trang web chính thức của 
NHNN cho thấy, bên cạnh các ngân hàng, 
có 29 đơn vị được cấp phép cung cấp dịch 
vụ trung gian thanh toán gồm: Napas, 
Vnpay, M_Service, Bankpay, Viet Union; 
Vietnam Esports; Ecpay; Zion; Vnpt Epay; 
Viet Phu Payment; Baokim E-Commerce; 
Vimo Technoloty; Vtc; Moca; Fpt Wallet; 
M-Pay; Onepay; Wepay; Nganluong; 
1pay; VNPT- Media; People Care; Viettel; 
Thúc đẩy dịch vụ tài chính chính thức tại Việt Nam hiện nay
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201976
Vinatti; Vimass; Smart Net; Edenred; 
Paytech. Trong số các tổ chức trung gian 
thanh toán phi ngân hàng tại Việt Nam 
này, một số doanh nghiệp có sự hợp tác 
với các tập đoàn nước ngoài, thậm chí 
vốn nước ngoài chiếm trên 50% (NHNN, 
2018). Các nhà đầu tư nước ngoài tham 
gia vào thị trường trung gian thanh toán 
ở Việt Nam giúp thúc đẩy thị trường này 
phát triển, các đơn vị này tựa như cánh 
tay nối dài của hệ thống ngân hàng để tiếp 
cận và cung cấp các dịch vụ thanh toán 
mới cho khách hàng. Sự phát triển của hệ 
thống thanh toán không dùng tiền mặt là 
tất yếu, nhằm đáp ứng nhu cầu của dân cư 
và doanh nghiệp. Mặc dù vậy, người dân 
vẫn chưa thay đổi thói quen dùng tiền mặt 
và còn e ngại khi tiếp cận với công nghệ 
thanh toán mới. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng 
thanh toán vẫn tập trung ở khu vực đô thị 
và chưa vươn tới một cách đồng đều tại 
các khu vực nông thôn. Người dân đi chợ 
truyền thống hoặc chi trả các sinh hoạt phí 
thường ngày vẫn ưa dùng tiền mặt. 
So sánh các phương thức thanh toán 
không dùng tiền mặt, tỷ lệ dân chúng sử 
dụng các hình thức thanh toán kỹ thuật 
số đạt ở mức cao hơn các phương thức 
khác. Dù vậy, tỷ lệ này vẫn thấp hơn mức 
trung bình của các quốc gia thuộc nhóm 
thu nhập trung bình thấp. Ở các thành phố 
lớn của Việt Nam, nơi hạ tầng thanh toán 
được cải thiện hơn so với địa bàn khác 
thì cũng vẫn còn đó một số nhu cầu thanh 
toán không dùng tiền mặt của người dân 
không được đáp ứng đầy đủ. Bằng chứng 
là, ngay tại nhiều quận, huyện của Hà 
Nội, các phụ huynh có con học tại một 
số trường tiểu học công lập, trung học cơ 
sở công lập mong muốn được thanh toán 
học phí cho con cái họ qua các phương 
thức không dùng tiền mặt là không thể 
do nhà trường vẫn thu tiền mặt. Ngược 
lại, có khá nhiều dịch vụ đã triển khai các 
hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 
như thanh toán điện, nước, thanh toán 
phí internet, truyền hình cáp, thuê bao di 
động, nộp thuế thì ở đó vẫn còn một 
bộ phận người dân (kể cả người có điện 
thoại thông minh) ra đại lý thanh toán tiền 
mặt trực tiếp, mua thẻ cào, cào trực tiếp 
chứ không nhờ đến dịch vụ thanh toán 
của ngân hàng hay các công ty fintech với 
vai trò là đơn vị được cấp phép trung gian 
thanh toán. Thống kê của WB vào tháng 
7/2018, Việt Nam là quốc gia có lượng 
giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu 
vực khi chỉ đạt 4,9%, trong khi tỷ lệ này 
ở Trung Quốc là 26,1%, còn Thái Lan là 
59,7%. Tổng Cục Thuế Việt Nam công bố 
số liệu hàng năm về việc nộp thuế điện tử 
đã chỉ ra rằng, dù nộp thuế điện tử được 
triển khai từ năm 2014 với 95% doanh 
nghiệp đã đăng ký, số thuế thực tế được 
thu từ phương thức này tăng từ 55% lên 
70% tiền nộp vào Ngân sách (Tiền Phong, 
2019). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn 
có tâm lý thích nộp trực tiếp hơn là qua tài 
khoản và tới ngày cuối cùng của thời hạn 
nộp thuế mới đi nộp.
Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 
của Chính phủ nhằm tạo sự chuyển biến về 
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực 
cạnh tranh và năng suất lao động. Một trong 
những nội dung của Nghị quyết này là việc 
đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt, 
yêu cầu không dùng tiền mặt thanh toán 
tiền điện, nước, học phí ở đô thị trước tháng 
12/2019, cho thấy những quyết tâm của Nhà 
nước Việt Nam trong việc giảm dần tiền mặt 
trong thanh toán của người dân.
2. Đánh giá chung về thực trạng các 
dịch vụ tài chính chính thức ở Việt Nam
Qua nghiên cứu thực tế tình hình cung cấp 
BÙI THỊ MẾN - PHẠM THỊ VÂN HUYỀN - LƯƠNG MINH HÀ
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 77
và sử dụng của dân chúng đối với dịch vụ 
tài chính chính thức ở Việt Nam cho thấy 
các vấn đề nổi cộm bao gồm:
- Chính sách đối với nhà cung cấp được 
ban hành theo chủ thể (đối với TCTD, đối 
với tổ chức TCVM, đối với các công ty 
fint ... h thức
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
BÙI THỊ MẾN - PHẠM THỊ VÂN HUYỀN - LƯƠNG MINH HÀ
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 79
thiết bị thông minh và mạng di động để 
tiếp cận các dịch vụ tài chính cao hơn khu 
vực nông thôn (WB, 2017). Bởi những đối 
tượng này có trình độ am hiểu kỹ thuật, 
ngoại ngữ, có thu nhập trung bình cao 
hơn. Sự phát triển của mạng xã hội cũng 
góp phần lan tỏa ảnh hưởng của dịch vụ 
ngân hàng số tới một lượng lớn hơn khách 
hàng ở khu vực thành thị. Do vậy, giải 
pháp cung ứng đa dạng và đầy đủ các loại 
hình sản phẩm và dịch vụ, đi kèm các ứng 
dụng, tiện ích từ công nghệ số cần được 
đặc biệt quan tâm ở khu vực thành thị.
Đối với người dân sống ở các khu vực 
khác: Khoảng cách địa lý quá xa, chi phí 
mở tài khoản cao so với thu nhập, giấy tờ 
thủ tục khó hoàn thiện và vì giáo dục tài 
chính chưa bao trùm nên dẫn tới sự thiếu 
tin tưởng vào các nhà cung cấp sản phẩm, 
dịch vụ (Klapper, L., Lusardi, A., và Van 
Oudheusden, P., 2015). Khách hàng có 
xu hướng thích giao dịch ở những ngân 
hàng gần nhà hoặc nằm trong tuyến đường 
di chuyển hàng ngày của họ. Do vậy, đi 
lại khó khăn và xa điểm giao dịch ở nông 
thôn gây không ít trở ngại cho khách hàng 
vốn dĩ đã yếu về kỹ thuật, năng lực tài 
chính. Khách hàng ở khu vực này cũng có 
thể dễ tin tưởng vào các dịch vụ môi giới 
hoặc bị kẻ xấu lợi dụng, dẫn tới mất tiền, 
tiềm ẩn rủi ro vỡ nợ hơn. Ở những khu 
vực này, người dân lại có nhu cầu rất lớn 
về vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất 
kinh doanh nông nghiệp, phát triển kinh tế 
hộ gia đình hoặc phụ vụ đời sống thường 
ngày. Vì vậy, trước hết cần ưu tiên nguồn 
vốn để đáp ứng cho người dân cải thiện 
sinh kế của họ. Nguồn vốn cung ứng cho 
người dân nông thôn gồm cả vốn nội và 
vốn ngoại. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát 
triển và tăng trưởng, nguồn vốn sẽ dồi dào 
hơn do các định chế tài chính ăn nên làm 
ra, có điều kiện thuận lợi để đầu tư trang 
thiết bị, công nghệ; mở rộng phạm vi ảnh 
hưởng. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào 
suy thoái, khủng hoảng, các trung gian tài 
chính sẽ ít có điều kiện tái đầu tư cho mở 
rộng mức độ tiếp cận khách hàng, nhất là 
những đối tượng như doanh nghiệp vừa và 
nhỏ hay các cá nhân ở vùng sâu vùng xa. 
3.2. Thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ 
tài chính chính thức
Khi người dân có nhu cầu về dịch vụ tài 
chính, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính 
trở thành người cung ứng dịch vụ. Việc 
thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ tài 
chính chính thức là cơ chế tốt giúp người 
dân giảm bớt dần các dịch vụ tài chính phi 
chính thức đầy rủi ro, biện pháp thúc đẩy 
là phải dần tạo ra các dịch vụ tài chính phù 
hợp với người dùng và giá cả hợp lý.
NHTM được xem là đối tượng chủ chốt ở 
khu vực các nước đang phát triển, nhưng 
với đặc thù của mình, các ngân hàng sẽ tập 
trung phục vụ cho nhóm khách hàng ở trên 
ngưỡng nghèo, người có thu nhập ổn định. 
Như vậy, ở các phân khúc khách hàng từ 
ngưỡng nghèo trở xuống cần có các mô 
hình cung cấp dịch vụ phù hợp với thu 
nhập và nhận thức của dân chúng.
Ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính 
sách, ngân hàng nông nghiệp, các quỹ tín 
dụng nhân dân, tổ chức TCVM, đặc biệt, 
ngân hàng chính sách đóng một vai trò 
chính trong hệ thống ngân hàng đối với 
việc cung cấp dịch vụ tài chính cho người 
nghèo (TS. Trần Hữu Ý, 2018). Đồng 
thời cũng là tổ chức tài chính có mạng 
lưới rộng lớn tại khu vực nông thôn và 
các chính phủ thường sử dụng họ chỉ để 
thúc đẩy tín dụng và tiết kiệm tại những 
vùng ít mang lại lợi ích thương mại và để 
thực hiện những chương trình xã hội. Tuy 
Thúc đẩy dịch vụ tài chính chính thức tại Việt Nam hiện nay
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201980
nhiên, dù có mạng lưới rộng khắp, các tổ 
chức này vẫn chịu những áp lực do chi phí 
hoạt động cao, việc tạo ra dịch vụ tốt với 
giá cả phù hợp với người nghèo là rào cản 
lớn, nhất là vấn đề lãi suất cho vay vốn. 
Trừ trường hợp có hỗ trợ của Nhà nước 
như đối với trường hợp của Ngân hàng 
Chính sách xã hội. Điều này có thể dễ 
quan sát thấy thông qua biểu lãi suất huy 
động và cho vay của Ngân hàng Chính 
sách xã hội so với khối NHTM cổ phần, 
nhất là khi so với NHTM cổ phần tư nhân.
Ngân hàng đại lý hay các công ty tài chính, 
công ty fintech có vai trò lan tỏa và đem 
dịch vụ tài chính trở nên gần gũi, dễ dàng 
tiếp cận, với chi phí rẻ hơn cho các đối 
tượng chưa thể trực tiếp đến các trung gian 
tài chính như NHTM. Ưu thế của dịch vụ 
tài chính dạng này thể hiện ở khả năng tiếp 
cận tức thì, chi phí thấp, an toàn, sản phẩm 
và kênh phân phối đa dạng, cụ thể: 
Thứ nhất, khả năng tiếp cận tức thì do dịch 
vụ được cung cấp dựa vào nền tảng công 
nghệ, người dân tải các phần mềm trong 
kho ứng dụng dùng cho điện thoại hoặc 
các thiết bị có kết nối internet mà không 
cần phải đến điểm giao dịch như các giao 
dịch truyền thống, điều này giúp lược bỏ 
rào cản về khoảng cách địa lý. 
Thứ hai, chi phí hợp lý vì tiết kiệm chi phí 
hoạt động như việc đầu tư vào ứng dụng 
thay vì chi phí để mở rộng mạng lưới chi 
nhánh, phòng giao dịch nên các doanh 
nghiệp này thường đưa ra sản phẩm tài 
chính với giá thấp hơn nhiều so với giao 
dịch tương tự nhưng thực hiện qua ngân 
hàng (Phạm Xuân Hòe và Nguyễn Thị 
Minh Ngọc, 2017). Ví dụ, khách hàng 
chuyển tiền trong hệ thống ngân hàng có 
thể chịu phí, nhưng nếu chuyển tiền trên 
Moca, Zalopay thì hoàn toàn không 
mất phí, công nghệ có thể giúp dịch vụ trở 
thành chấp nhận được với cả những khách 
hàng thu nhập thấp, và điều này khiến cho 
nhiều người sử dụng hơn, kể cả ở vùng 
sâu vùng xa, vùng nông thôn, miễn là 
người dân có tài khoản ngân hàng. 
Thứ ba, an toàn hơn vì khi không sử dụng 
đến tiền mặt, công nghệ blockchain cho 
phép ghi nhận thông tin mã hóa có độ 
kiểm chứng chéo cao, và một khi đã ghi 
nhận tệp tin (block) vào chuỗi (chain) thì 
sẽ không một cá nhân đơn lẻ nào có thể 
sửa được trừ phi đạt được đồng thuận của 
tất cả các bên liên quan (Tapscott, D., và 
Tapscott, A., 2016). 
Thứ tư, sản phẩm và kênh phân phối đổi 
mới đa dạng nhờ vào mô hình kinh doanh 
dựa trên công nghệ có thể mở ra nhiều 
sản phẩm và phương thức phân phối mới 
dễ dàng sử dụng và thêm nhiều giá trị gia 
tăng đối với các sản phẩm truyền thống 
(Lee, I., và Shin, Y. J., 2018). Máy ATM 
lắp thêm thiết bị âm thanh có thể giúp 
người mù chữ hay người khuyết tật tiếp 
cận được chúng mà trước đây họ bị loại 
trừ. Điện thoại đem lại nhiều tiện ích và 
cải thiện tình trạng bất cân xứng thông tin, 
góp phần tăng cường tài chính toàn diện 
và phát triển kinh tế bền vững (Joshua 
Yindenaba Abor, Mohammed Amidu và 
Haruna Issahaku, 2018). Nhưng các sản 
phẩm trên các nền tảng điện thoại thông 
minh như tài chính qua điện thoại (tài trợ, 
vay tín dụng, tiết kiệm), ngân hàng điện 
tử (giao dịch, thông tin sao kê), thanh 
toán (cá nhân- cá nhân, cá nhân- chính 
phủ, doanh nghiệp- doanh nghiệp) vẫn 
chưa thực sự đầy đủ và đa dạng ở các 
nước đang phát triển như Đông Nam Á 
hay Châu Phi, so với khu vực các nền 
kinh tế phát triển ở Châu Âu hoặc Bắc 
Mỹ (Donovan, K, 2012). Sự vào cuộc của 
BÙI THỊ MẾN - PHẠM THỊ VÂN HUYỀN - LƯƠNG MINH HÀ
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 81
công nghệ mới nhất giúp các ngân hàng 
tối giản quy trình, mô hình ngân hàng 
truyền thống phụ thuộc vào mạng lưới 
chi nhánh sẽ dần được chuyển sang mô 
hình tích hợp các dịch vụ ngân hàng điện 
tử, giúp khách hàng không cần đến các 
điểm giao dịch mà vẫn có thể thực hiện 
các nhu cầu cá nhân như thanh toán, tiết 
kiệm, chuyển tiền Theo kết quả của 
khảo sát “Dịch vụ Ngân hàng, hành vi sử 
dụng của người dùng và xu hướng tại Việt 
Nam” của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế năm 
2017, các giải pháp về ngân hàng điện tử 
(e-banking) đang ngày càng được sử dụng 
phổ biến hơn và được đánh giá cao về tính 
tiện lợi và tiết kiệm thời gian, với 81% 
người dùng sử dụng các giải pháp ngân 
hàng điện tử so với 21% trong năm 2015.
3.3. Thúc đẩy phương thức phân phối 
dịch vụ tài chính chính thức, đảm bảo 
phù hợp cho mọi người dân
Để phát huy tối đa hiệu quả của các 
phương thức phân phối dịch vụ tài chính 
chính thức thì thể chế chính sách liên quan 
cần được sửa đổi phù hợp. Vấn đề trước 
tiên là sự đối xử công bằng trong các quy 
định pháp lý giữa các phương thức cung 
cấp dịch vụ tài chính. Nói cách khác, cần 
tạo sự đối xử pháp luật như nhau đối với 
cả ngân hàng và phi ngân hàng nếu cùng 
cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tương 
tự và quản lý những dịch vụ tài chính theo 
mức độ rủi ro cụ thể của chúng chứ không 
phải là theo nhóm nhà cung cấp dịch vụ, 
loại hình tổ chức (NHNN, 2017). Kế đến, 
Nhà nước cần nới lỏng những hạn chế đối 
với các loại hình không trực tiếp huy động 
tiền gửi nhưng tham gia vào mạng lưới 
cung ứng dịch vụ tài chính với biện pháp 
phù hợp với đặc thù rủi ro của loại hình 
này, cụ thể là các doanh nghiệp phi tài 
chính được cấp phép trung gian thanh toán 
(NHNN, 2017). 
Một vấn đề không thể bỏ qua là Nhà nước 
phải đảm bảo tích hợp với hệ thống cơ sở 
dữ liệu định danh quốc gia thống nhất. 
Muốn làm được điều đó cần thực hiện 
từ điều đơn giản nhất như đảm bảo cho 
những biểu mẫu và quy trình xác thực 
nhân thân và chứng minh nơi cư trú cần 
đơn giản và linh hoạt hơn, điều này sẽ 
phát huy lợi ích to lớn. Những quy định 
liên quan đến phòng chống rửa tiền, tài 
trợ khủng bố cũng cần được xem xét đến 
như một yếu tố phục vụ cho tài chính toàn 
diện (NHNN, 2017). Bên cạnh đó, nhiều 
nhà cung cấp dịch vụ mới chưa chịu sự 
giám sát của các cơ quan quản lý, chẳng 
hạn như các nhà bán lẻ cấp tín dụng mua 
hàng, những đơn vị nhận làm đại lý hoặc 
các công ty vận hành mạng điện thoại di 
động (SBV, 2017). Điều quan trọng là các 
cơ quan quản lý phải hợp tác với nhau để 
đảm bảo một sân chơi công bằng cho tất 
cả các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và 
có được cách tiếp cận thống nhất, bất kể 
đó là tổ chức loại nào (NHNN, 2017). 
Mặt khác, chính sách thuế được thiết kế và 
thực thi theo hướng không cản trở sự đầu 
tư vào công nghệ (Nguyễn Bá Phú, 2011). 
Cân nhắc những khuyến khích thuế và trợ 
cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính 
để xây dựng và chia sẻ hạ tầng ở những 
khu vực chưa được phục vụ.
Cuối cùng, thúc đẩy triển khai Chiến lược 
quốc gia về tài chính toàn diện. Chiến lược 
quốc gia về tài chính toàn diện thực chất 
là một cách tiếp cận tổng thể để đảm bảo 
cho mọi người dân trong nền kinh tế tiếp 
cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính 
thức một cách thuận tiện và phù hợp, bền 
vững. Chiến lược này thống nhất các trụ 
cột để thúc đẩy phát triển tài chính toàn 
Thúc đẩy dịch vụ tài chính chính thức tại Việt Nam hiện nay
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201982
diện hiệu quả và bền vững. Dự thảo chiến 
lược quốc gia về tài chính toàn diện ở Việt 
Nam hình thành chú trọng đến thúc đẩy 
phát triển dịch vụ tài chính trên nền tảng 
công nghệ số bao gồm chuyển các chương 
trình thanh toán của chính phủ sang sử 
dụng các dịch vụ và nền tảng công nghệ 
số; cung cấp dịch vụ tài chính tới các vùng 
nông thôn và dân tộc thiểu số còn lạc hậu 
hoặc những địa phương có tỉ lệ nghèo còn 
cao hơn tỷ lệ nghèo bình quân cả nước; 
bảo vệ người tiêu dùng và phổ biến kiến 
thức tài chính giúp thế hệ người tiêu dùng 
mới được trang bị tốt hơn với dịch vụ tài 
chính hiện đại. Thực hiện chiến lược này 
là sự đảm bảo chính thức nhằm thúc đẩy 
quá trình mọi người dân và doanh nghiệp 
đều được tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài 
chính chính thức một cách thuận tiện với 
chi phí hợp lý. ■
Tài liệu tham khảo 
1. Abor, J. Y., Amidu, M., và Issahaku, H. (2018). Mobile telephony, financial inclusion and inclusive growth. Journal 
of African Business, 19(3), 430-453
2. Abor, Joshua Yindenaba, Mohammed Amidu, and Haruna Issahaku. “Mobile telephony, financial inclusion and 
inclusive growth.” Journal of African Business 19.3 (2018): 430-453
3. Demirguc-Kunt, A., Klapper, L., Singer, D., & Van Oudheusden, P. (2015). The global findex database 2014: 
Measuring financial inclusion around the world. The World Bank
4. Donovan, K. (2012). Mobile money for financial inclusion. Information and Communications for 
Development, 61(1), 61-73
5. Abor, J. Y., Amidu, M., và Issahaku, H. (2018). Mobile telephony, financial inclusion and inclusive growth. Journal 
of African Business, 19(3), 430-453
6. IDG Việt Nam (2017) Khảo sát “Dịch vụ ngân hàng, hành vi sử dụng của người dùng và xu hướng tại Việt Nam”
7. Klapper, L., Lusardi, A., và Van Oudheusden, P. (2015). Financial literacy around the world. World Bank. 
Washington DC: World Bank.
8. Lee, I., & Shin, Y. J. (2018). Fintech: Ecosystem, business models, investment decisions, and challenges. Business 
Horizons, 61(1), 35-46
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018) Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ 
về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp của ngành Ngân hàng góp phần hạn 
chế tín dụng đen.
10. Nguyễn Bá Phú, Thuế đối với lĩnh vực khoa học công nghệ - Một số vấn đề đặt ra và cần điều chỉnh, Kiểm toán 
Nhà nước Việt Nam, 28/7/2011, truy cập tại https://www.sav.gov.vn
11. Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ "Về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi 
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021" ngày 1/1/2019
12. Phạm Xuân Hòe, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Start-up của FINTECH, cơ hội hợp tác và thách thức cạnh tranh đối với 
ngân hàng, SBV, 1/11/2017, truy cập tại https://www.sbv.gov.vn
13. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Thuế (2014), Báo cáo tổng hợp điều tra Etax 2014.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Sơ lược về Tài chính toàn diện, 29/7/2017, truy cập tại 
org.vn/news/vi/so-luoc-ve-tai-chinh-toan-dien/
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Trung gian thanh toán: “mở” có kiểm soát, 5/10/2018 truy cập tại https://www.
sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tbnh/ 
16. Tapscott, D., & Tapscott, A. (2016). Blockchain revolution: how the technology behind bitcoin is changing money, 
business, and the world. Penguin.
17. Tiền Phong, Chính phủ yêu cầu không dùng tiền mặt trả tiền điện, nước, học phí, 3/1/2019, truy cập tại https://
www.msn.com/vi-vn/money/news/chính-phủ-yêu-cầu-không-dùng-tiền-mặt-trả-tiền-điện-nước-học-phí/ar-BBRKchQ
18. Trần Hữu Ý, Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội trong thúc đẩy tài chính toàn diện, góp phần giảm nghèo 
bền vững, Báo điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 3/1/2018, truy cập tại https://www.sbv.gov.vn
19. Tuổi trẻ, 4 năm, phát hiện hơn 7.600 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen, 12/2018, truy cập tại https://tuoitre.
vn/4-nam-phat-hien-hon-7-600-vu-pham-toi-lien-quan-den-tin-dung-den-20181226113014261.htm+bank&btnG=
20. World Bank Group. (2013). Global financial development report 2014: Financial inclusion (Vol. 2). World Bank 
Publications.
21. World bank (2017), “The Global Findex 2017”
22. World bank (2018), “The Little Data Book on Financial Inclusion 2018”.

File đính kèm:

  • pdfthuc_day_dich_vu_tai_chinh_chinh_thuc_tai_viet_nam_hien_nay.pdf