Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng công tác giáo dục đạo đức

cho học sinh (HS) Tiểu học thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 194 cán bộ

quản lý (CBQL) và giáo viên (GV) ở 6 trường Tiểu học đã tham gia khảo

sát. Kết quả điều tra cho thấy phần lớn CBQL và GV đã nhận thức được tầm

quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học. Công tác này đã

được chú trọng trên nhiều nội dung với các phương pháp, hình thức khác

nhau. Tuy nhiên, một số phương pháp và hình thức quan trọng vẫn chưa

được chú trọng trong các nhà trường. Dựa trên kết quả điều tra đó, nghiên

cứu đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo

dục đạo đức cho HS Tiểu học thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

pdf 6 trang yennguyen 6980
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
 Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
ISSN 1859-1612, Số 4(52)A/2019: tr.135-140 
Ngày nhận bài: 07/7/2019; Hoàn thành phản biện: 20/7/2019; Ngày nhận đăng: 30/7/2019 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 
ĐÀO THỊ LÝ 
Trường Tiểu học Tam Phước 1, Biên Hoà, Đồng Nai 
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng công tác giáo dục đạo đức 
cho học sinh (HS) Tiểu học thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 194 cán bộ 
quản lý (CBQL) và giáo viên (GV) ở 6 trường Tiểu học đã tham gia khảo 
sát. Kết quả điều tra cho thấy phần lớn CBQL và GV đã nhận thức được tầm 
quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học. Công tác này đã 
được chú trọng trên nhiều nội dung với các phương pháp, hình thức khác 
nhau. Tuy nhiên, một số phương pháp và hình thức quan trọng vẫn chưa 
được chú trọng trong các nhà trường. Dựa trên kết quả điều tra đó, nghiên 
cứu đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo 
dục đạo đức cho HS Tiểu học thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 
Từ khoá: Giáo dục đạo đức, học sinh Tiểu học, thành phố Biên Hòa. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Từ xa xưa, ông cha ta rất coi trọng về đạo đức, các qui định chuẩn mực. Giáo dục đạo 
đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ - Hậu học văn”. Hồ Chủ Tịch đã dạy: 
“Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái 
gốc quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng” [1]. Ở bậc Tiểu 
học, giáo dục đạo đức là một công tác quan trọng nhằm đạt mục tiêu giáo dục Tiểu học. 
Điều 27, Luật giáo dục (2005) ghi rõ: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành 
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, 
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở” [3]. 
Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, đạo đức của HS cũng có nhiều thay đổi. Theo 
nhận định chung thì đạo đức của thanh thiếu niên đang có xu hướng sa sút. Các hiện 
tượng nói tục chửi thề, hỗn láo với cha mẹ, thầy cô; hay đánh nhau, trốn học đang tồn 
tại khá nhiều ở HS. Nhiều HS đang có xu hướng “lệch chuẩn”, lối ứng xử nhã nhặn, 
thanh lịch đang mất dần, thay vào đó là lối nói xô bồ, tục tĩu. Không ít HS trở thành fan 
cuồng ồn ào, la hét, quỳ dưới chân thần tượng nhưng lại kiệm lời, không biết nói lời 
“cảm ơn”, “xin lỗi”. Cơ chế kinh tế thị trường đã khiến cho nhiều phụ huynh lao vào 
vòng xoay của công việc, lo toan mưu sinh mà không dành thời gian để gần gũi, giáo 
dục con cái. Thêm vào đó, sự tác động của các thông tin đa chiều trên mạng xã hội, 
trang báo mạng đã khiến trẻ đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn; bắt chước 
các thói hư tật xấu. 
Báo cáo số 4411/BC-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kinh tế - xã hội 6 
tháng đầu năm 2013, tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 
02/NQ-CP (Tài liệu phục vụ phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 27-28/6/2013) 
136 ĐÀO THỊ LÝ 
đã nhận định: “quản lí nhà nước về giáo dục tuy đã có những đổi mới về tư duy và 
hành động, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, kém hiệu quả; một số vấn đề bức xúc kéo dài 
trong dư luận xã hội vẫn chậm được khắc phục, giải quyết triệt để, như , sự suy thoái 
về đạo đức trong một bộ phận HS SV, nhà giáo, CBQL giáo dục” [1]. Vì vậy, giáo dục 
đạo đức cho HS sinh viên trong thời điểm hiện nay là một nhiệm vụ cấp bách trước mắt 
không chỉ của riêng ngành giáo dục mà là nhiệm vụ của toàn xã hội. 
Thực trạng trên đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng cho nhà trường phổ thông nói chung 
và Tiểu học nói riêng là song song với việc giáo dục Trí dục, cần phải tìm ra những giải 
pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho HS, để giáo dục HS 
trở thành những con người tốt, sống có ích cho xã hội. 
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu “Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho 
HS Tiểu học thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai" đã được tiến hành. 
Để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 
làm phương pháp chủ đạo. Khách thể khảo sát là 194 CBQL và GV tại 6 trường: Tiểu 
học An Hoà; Tiểu học Nguyễn An Ninh; Tiểu học Nguyễn Thị Sáu; Tiểu học Quang 
Vinh; Tiểu học Tam Phước 2; Tiểu học Phước Tân. Dữ liệu thu thập được xử lý thông 
qua chương trình phần mềm SPSS phiên bản 22.0 
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 
2.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của công tác hoạt động giáo dục đạo đức cho 
học sinh Tiểu học 
Dữ liệu ở Bảng 1 cho thấy CBQL và GV đều đánh giá cao vai trò của công tác giáo dục 
đạo đức cho HS Tiểu học. Phần lớn CBQL và GV đều “hoàn toàn đồng ý” với các nhận 
định: giáo dục đạo đức giúp HS biết yêu thương, kính trọng nguời khác; biết những việc 
nên làm và không nên làm; biết cách ứng xử, giao tiếp với mọi người đúng mực; có 
trách nhiệm với người khác, với cộng đồng và bản thân; làm tăng mong muốn tham gia 
các hoạt động xã hội, từ thiện. 
Bảng 1. Nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa của công tác giáo dục đạo đức 
cho HS Tiểu học 
STT Ý nghĩa ĐTB ĐLC 
1 Biết yêu thương, kính trọng nguời khác 4,72 0,67 
2 Biết những việc nên làm và không nên làm 4,75 0,63 
3 Biết cách ứng xử, giao tiếp với mọi người đúng mực 4,71 0,67 
4 Có trách nhiệm với người khác, với cộng đồng và bản thân 4,58 0,70 
5 Làm tăng mong muốn tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện 4,51 0,66 
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ĐTB≤5); ĐLC: Độ lệch chuẩn 
Sự nhận thức về vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học còn được thể 
hiện ở sự đánh giá mức độ cần thiết thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức cho HS 
Tiểu học ở Bảng 2. 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 137 
Bảng 2. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ cần thiết của các nội dung 
giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học 
STT Nội dung ĐTB ĐLC 
1 Tính trung thực, khiêm tốn, hoà nhã với mọi người 3,88 0,33 
2 Tình yêu thương bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ mọi người 3,86 0,35 
3 Mang, mặc, giao tiếp ứng xử đúng nội quy của trường, lớp 3,84 0,37 
4 Nêu cao tính tập thể 3,76 0,44 
5 Nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực xây dựng trường lớp 3,76 0,43 
6 Sẵn sàng giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn 3,72 0,47 
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ĐTB≤4); ĐLC: Độ lệch chuẩn 
Các CBQL, GV đều cho rằng “rất cần thiết” thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức 
cho HS Tiểu học: tính trung thực, khiêm tốn, hoà nhã với mọi người; tình yêu thương 
bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ mọi người; mang, mặc, giao tiếp ứng xử đúng nội quy của 
trường, lớp; nêu cao tính tập thể; nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực xây dựng trường 
lớp; Sẵn sàng giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Sự nhận thức đúng đắn 
trên của đội ngũ CBQL và GV là điểm thuận lợi cho công tác giáo dục đạo đức cho HS 
Tiểu học thành phố Biên Hoà. Bởi lẽ nó sẽ định hướng cho những hành vi tích cực trong 
công tác này. 
2.2. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh 
Tiểu học 
Kết quả đánh giá mức độ thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học 
được thể hiện ở Bảng 3. 
Bảng 3. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện các nội dung 
giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học 
STT Nội dung ĐTB ĐLC 
1 Tính trung thực, khiêm tốn, hoà nhã với mọi người 3,66 0,48 
2 Tình yêu thương bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ mọi người 3,63 0,54 
3 Mang, mặc, giao tiếp ứng xử đúng nội quy của trường, lớp 3,63 0,48 
4 Nêu cao tính tập thể 3,60 0,51 
5 Nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực xây dựng trường lớp. 3,62 0,51 
6 Sẵn sàng giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn 3,57 0,56 
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ĐTB≤4); ĐLC: Độ lệch chuẩn 
Kết quả Bảng 3 cho thấy các nội dung đạo đức được các GV giáo dục thường xuyên cho 
HS Tiểu học. Như vậy, các nhà trường Tiểu học đã rất chú trọng công tác giáo dục đạo 
đức cho HS. Tuy nhiên, thực tế bên cạnh nhiều HS rất quan tâm, giúp đỡ những HS có 
hoàn ảnh khó khăn, tích cực trong các hoạt động trường lớp thì vẫn còn một số HS thờ ơ 
trước những mảnh đời kém may mắn; vẫn còn thói quen ỷ lại cho người khác trong các 
công việc của tập thể. Đó là điều mà gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm để 
giáo dục cho các HS, giúp các em biết quan tâm đến những người xung quanh; biết yêu 
138 ĐÀO THỊ LÝ 
thương, chia sẻ đùm bọc lẫn nhau; biết hợp tác cùng nhau thực hiện mọi công việc của 
tập thể; nêu cao tính tự giác trong mọi công việc chung. 
2.3. Thực trạng mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh 
Tiểu học 
Hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học phụ thuộc rất lớn vào phương 
pháp giáo dục. Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức 
được trình bày ở Bảng 4. 
Bảng 4. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ sử dụng các phương pháp 
giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học 
STT Phương pháp ĐTB ĐLC 
1 Thuyết trình 3,23 0,72 
2 Nêu gương 3,48 0,57 
3 Kể chuyện 3,38 0,63 
4 Đóng vai 3,20 0,65 
5 Trò chơi 3,31 0,66 
6 Động não 3,25 0,60 
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ĐTB≤4); ĐLC: Độ lệch chuẩn 
Kết quả khảo sát cho thấy các phương pháp được đánh giá sử dụng giữa mức “khá 
thường xuyên” và “rất thường xuyên”, trong đó nghiêng về mức “khá thường xuyên” 
nhiều hơn. Trong các phương pháp, phương pháp “nêu gương” được các GV sử dụng 
nhiều nhất. Bản chất của phương pháp nêu gương là phương pháp dùng những tấm 
gương mẫu mực, cụ thể sinh động trong đời sống để kích thích HS bắt chước. Đây là 
phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS Tiểu học. Trong giáo dục, tấm 
gương được sử dụng như một phương tiện. “Kể chuyện” cũng là phương pháp được GV 
sử dụng nhiều: Kể chuyện là phương pháp dùng lời để thuật lại truyện kể đạo đức nhằm 
giúp HS nắm được nội dung và từ đó rút ra bài học đạo đức càn thiết. Phương pháp này 
thường được vận dụng ở tiết một nhằm giới thiệu cho HS một biểu tượng cụ thể về 
chuẩn mực hành vi đạo đức theo bài học thông qua truyện kể. 
So với các phương pháp khác, phương pháp “đóng vai” được sử dụng ít hơn. Hiện nay 
cơ sở vật chất các trường Tiểu học thành phố Biên Hòa còn hạn chế. Sĩ số HS trên lớp 
cao (50 đến 60 em); bàn ghế chưa đúng quy cách, lớp học chật chội dẫn tới lớp học 
không có đủ không gian để GV thường xuyên tổ chức cho HS đóng vai. Đây là một 
thực trạng mà ngành giáo dục thành phố Biên Hòa đang hết sức quan tâm, cố gắng khắc 
phục, để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS. 
Điều đáng lưu ý là phương pháp “thuyết trình” được sử dụng trên mức “khá thường 
xuyên”. Với đặc điểm tâm lý của HS Tiểu học (sự tập trung chú ý còn hạn chế, chú ý 
không chủ định phát triển hơn chú ý có chủ định, trí nhờ hình ảnh tốt hơn trí nhớ từ 
ngữ), việc sử dụng phương pháp thuyết trình nhiều ít hiệu quả đối với các em. Chính vì 
vậy, các nhà trường Tiểu học cần đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho HS. 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 139 
2.4. Thực trạng hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học 
Kết quả khảo sát về hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học được thể hiện ở 
Bảng 5. 
Bảng 5. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện các hình thức giáo dục đạo đức 
cho học sinh Tiểu học 
STT Hình thức ĐTB ĐLC 
1 Tiết dạy đạo đức 3,64 0,54 
2 Tích hợp ở các môn học liên quan 3,45 0,60 
3 Hoạt động trải nghiệm 3,14 0,77 
4 Giáo dục kĩ năng sống 3,39 0,68 
5 Tham quan, dã ngoại 2,86 0,89 
6 Hái hoa dân chủ 2,94 0,81 
7 Hội diễn văn nghệ 2,95 0,89 
8 Sinh hoạt tập thể 3,61 0,61 
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ĐTB≤4); ĐLC: Độ lệch chuẩn 
Kết quả ở Bảng 5 cho thấy công tác giáo dục đạo đức cho HS chủ yếu thông qua 
hình thức dạy học đạo đức trên lớp; sinh hoạt tập thể tích hợp với các môn học liên 
quan và giáo dục kĩ năng sống. Còn các hình thức hoạt động trải nghiệm; hái hoa 
dân chủ, hội diễn văn nghệ; tham quan, dã ngoại không không được sử dụng 
thường xuyên. Điều này phản ánh đúng thực trạng đang diễn ra, đó là sĩ số HS quá 
đông, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên việc tổ chức các hình thức học tập 
này cho HS còn hạn chế. Tuy nhiên, để các giá trị đạo đức có thể chuyển hoá thành 
các hành động, đòi hỏi các nhà trường cần khắc phục những hạn chế này để GV có 
thể tăng cường các hình thức trải nghiệm. 
3. KẾT LUẬN 
Công tác giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học có vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình 
giáo dục HS Tiểu học. Vì vậy, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác QL hoạt động 
giáo dục đạo đức cho HS trong các trường Tiểu học là việc làm cấp thiết. 
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, CBQL và GV đánh giá cao vai trò của công tác 
giáo dục đạo đức. Hoạt động giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học thành phố Biên Hòa, 
tỉnh Đồng Nai đã được chú trọng trên nhiều nội dung với các phương pháp, hình thức 
khác nhau. Tuy nhiên, một số phương pháp và hình thức quan trọng vẫn chưa được chú 
trọng trong các nhà trường. Nhìn chung, kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho HS 
Tiểu học cần có sự cải thiện để nâng cao chất lượng. 
Từ kết quả khảo sát trên, để nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động giáo dục 
đạo đức cho HS Tiểu học, cần lưu ý một số vấn đề sau: 
- Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học cho 
giáo viên. 
140 ĐÀO THỊ LÝ 
- Tăng cường các điều kiện hỗ trợ phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. 
- Thống nhất giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho 
học sinh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013). Báo cáo số: 4411/BC-BKHĐT, ngày 26/6/2013 về tình 
hình kinh tế - xã hội tháng 6 đầu năm 2013, tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 
01/NQ-CP và số 02/NQ-CP (Tài liệu phục vụ phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 
27 và 28/6/2013). 
[2] Hồ Chí Minh (1983). Bàn về Đạo đức, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 
[3] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005). Luật giáo dục, NXB 
Chính trị Quốc gia Hà Nội. 
Title: THE REALITY OF ETHICAL EDUCATION FOR PRIMARY STUDENTS IN BIEN 
HOA CITY, DONG NAI PROVINCE 
Abstract: This study aims to assess the status of Ethical education for primary students in Bien 
Hoa city, Dong Nai province. There were 194 managers and teachers in six primary schools 
participating in the survey. The results showed that the majority of teachers were aware of the 
importance of Ethical education for primary students in Bien Hoa city. Ethical education for 
primary students has been focused on varied contents with different methods. However, there 
were still many respondents not mindful of this aspect. Several important contents and methods 
have not been given much attention in the educational program. Based on this finding, this study 
proposed several suggestions to improve the quality of Ethical education for primary students in 
Bien Hoa City, Dong Nai Province. 
Keywords: Ethical education, primary students, Bien Hoa city. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_tieu_hoc_t.pdf