Thực trạng công tác sinh viên tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Abstract: Studying current status of student management at the Hue University of Educaion, Hue

University is an essential requirement in the context of comprehensive and fundamental innovation

of higher education. This study has mentioned the current status of awareness of management staff,

students assistant, lecturers and students about student management; factors affecting to curent

status of student management. On that basis, 7 measures are proposed to improve the quality of

student management at Hue University of Education, contributing to improve the quality of

comprehensive training of the University when training under the credit system and in the trend of

innovation education at University

pdf 5 trang yennguyen 3820
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng công tác sinh viên tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng công tác sinh viên tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Thực trạng công tác sinh viên tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 111-115 
111 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SINH VIÊN 
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 
Lê Thị Mỹ Phương - Nguyễn Thanh Hùng 
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 
Ngày nhận bài: 04/03/2019; ngày sửa chữa: 16/03/2019; ngày duyệt đăng: 25/03/2019. 
Abstract: Studying current status of student management at the Hue University of Educaion, Hue 
University is an essential requirement in the context of comprehensive and fundamental innovation 
of higher education. This study has mentioned the current status of awareness of management staff, 
students assistant, lecturers and students about student management; factors affecting to curent 
status of student management. On that basis, 7 measures are proposed to improve the quality of 
student management at Hue University of Education, contributing to improve the quality of 
comprehensive training of the University when training under the credit system and in the trend of 
innovation education at University. 
Keywords: Student management, students, current status. 
1. Mở đầu 
Giáo dục đại học là một “dây chuyền sản xuất” mà “đầu 
ra” là nguồn nhân lực đạt chuẩn theo yêu cầu nghề nghiệp 
và xã hội. Theo quan điểm này, giáo dục đại học là một quá 
trình trong đó người học được quan niệm như những sản 
phẩm được cung ứng cho thị trường lao động. Như vậy, 
giáo dục đại học trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển 
và tăng trưởng của thương mại và công nghiệp. Từ đó, giáo 
dục đại học đóng vai trò là “hệ thống nuôi dưỡng” của mọi 
lĩnh vực trong đời sống, là nguồn cung cấp nhân lực tối cần 
thiết để phục vụ các công tác quản lí, quy hoạch, thiết kế, 
giảng dạy và nghiên cứu [1], [2]. Một quốc gia muốn phát 
triển về khoa học công nghệ và tăng trưởng về kinh tế thì 
nhất thiết phải có cả hai yếu tố: hệ thống giáo dục đại học 
tốt và lực lượng lao động chất lượng. 
Nhằm thực hiện mục tiêu trên, Trường Đại học Sư 
phạm - Đại học Huế đã thực hiện chuyển đổi phương thức 
đào tạo từ niên chế sang tín chỉ và chính thức áp dụng từ 
khóa tuyển sinh năm 2008. Bên cạnh quản lí công tác đào 
tạo đại học, sau đại học, quản lí đội ngũ, thì công tác sinh 
viên (SV) được lãnh đạo nhà trường quan tâm và chỉ đạo 
thông qua phòng Công tác SV của nhà trường; nội dung 
công tác SV được nhà trường xác định là một nội dung 
trọng tâm cùng với quản lí đào tạo, các nội dung này đã 
được Bộ GD-ĐT quy định rõ [3]. Trên cơ sở những quy 
định của Bộ GD-ĐT, Trường Đại học Sư phạm - Đại học 
Huế đã cụ thể hoá nhiều nội dung công tác SV để phù hợp 
với đặc điểm của trường và của SV đang theo học tại 
Trường. Trong những năm gần đây, công tác SV của nhà 
trường đã có những tiến triển và khá ổn định. 
Công tác SV là toàn bộ những hoạt động liên quan 
đến SV trong trường đại học bao gồm các nội dung như: 
công tác giáo dục đạo đức tư tưởng lối sống; công tác tổ 
chức thực hiện chế độ chính sách cho SV; tổ chức, phong 
trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao của SV; công tác 
thi đua khen thưởng và kỉ luật SV,...; hay nói cách khác, 
công tác SV là những công việc có liên quan đến SV 
nhằm giúp SV học tập tốt, rèn luyện tốt, hình thành phẩm 
chất và năng lực công dân. 
Bài viết đề cập thực trạng về nhận thức của cán bộ 
quản lí (CBQL), trợ lí công tác SV, giảng viên (GV) và 
SV đối với công tác SV, các yếu tố ảnh hưởng đến công 
tác SV tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu 
- Khách thể nghiên cứu: Thực trạng công tác SV tại 
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Số lượng mẫu 
được lựa chọn bao gồm: 100 CBQL, trợ lí công tác SV 
và GV, 489 SV từ năm thứ nhất đến năm thứ tư. 
- Nội dung và thời gian: Khảo sát thực trạng được 
tiến hành bao gồm các nội dung sau: Thực trạng nhận 
thức về vai trò, tầm quan trọng, nội dung công tác SV; 
các yếu tố ảnh hưởng đến công tác SV tại Trường Đại 
học Sư phạm - Đại học Huế. Thời gian khảo sát từ 
07/2018 - 12/2018. 
- Phương pháp nghiên cứu: 
+ Nhóm phương pháp lí luận: Phân tích, tổng hợp, hệ 
thống hoá, khái quát hoá các tài liệu lí luận chuyên 
ngành, liên ngành và nghiên cứu các tài liệu liên quan 
[4], [5], [6]. 
+ Nhóm phương pháp thực tiễn: để tiến hành khảo sát, 
chúng tôi đã xây dựng phiếu điều tra thực trạng công tác 
SV (Dành cho CBQL, trợ lí công tác SV, GV, SV). Câu 
hỏi được thiết kế cả dạng câu hỏi đóng và cả dạng câu hỏi 
mở. Chúng tôi sử dụng thang đo Likert 4 mức độ, quy ước 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 111-115 
112 
về cách xác định thang điểm và mức độ đánh giá theo thang 
điểm khảo sát, khảo nghiệm. Trong đó: Không quan trọng, 
Không đồng ý, Không cần thiết, Không thường xuyên, 
Không ảnh hưởng, Không phù hợp, Không khả thi: 1; 
Tương đối quan trọng, Tương đối đồng ý, Tương đối cần 
thiết, Tương đối thường xuyên, Tương đối ảnh hưởng, 
Tương đối phù hợp, Tương đối khả thi: 2; Quan trọng, 
Đồng ý, Cần thiết, Thường xuyên, Ảnh hưởng, Phù hợp, 
Khả thi: 3; Rất quan trọng, Rất đồng ý, Rất cần thiết, Rất 
thường xuyên, Rất ảnh hưởng, Rất phù hợp, Rất khả thi: 4. 
+ Xử lí kết quả khảo sát: Sử dụng công thức toán học 
để thống kê, tính tỉ lệ phần trăm và điểm trung bình 
(ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC) để phân tích và đánh giá 
tùy theo từng nội dung nghiên cứu. Các số liệu thu thập 
được sử dụng phần mềm SPSS16.0 để phân tích và xử lí 
số liệu thống kê. 
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng 
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, trợ lí công 
tác sinh viên, giảng viên và sinh viên về vai trò của công 
tác sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 
Bảng 1. Nhận thức của CBQL, GV và trợ lí SV 
về vai trò của công tác SV 
Tỉ lệ 
Mức độ 
N (Số lượng) Tỉ lệ (%) 
Hoàn toàn không 
quan trọng 
2 2,0 
Không quan trọng 3 3,0 
Bình thường 7 7,0 
Quan trọng 42 42,0 
Rất quan trọng 46 46,0 
- Công tác SV là một nội dung quan trọng trong hoạt 
động giáo dục ở Trường Đại học Sư phạm, kết quả khảo 
sát đánh giá thực trạng về nội dung này từ CBQL, trợ lí 
công tác SV, GV và SV của nhà trường. Kết quả khảo 
sát thực trạng đã chỉ ra rằng phần lớn CBQL, trợ lí công 
tác SV và GV đều đánh giá ở mức quan trọng và rất quan 
trọng, chỉ một số ít đánh giá ở mức bình thường, không 
quan trọng và hoàn toàn không quan trọng (bảng 1). 
- Kết quả khảo sát về nhận thức của SV đối với từng 
nội dung đã chỉ rằng SV đánh giá mức độ quan trọng và 
rất quan trọng theo thứ tự là: “Kế hoạch, các văn bản của 
nhà trường ban hành hằng năm về công tác SV” ở mức 
chủ yếu là quan trọng (49%) và rất quan trọng (24%), 
tiếp đến là “Cơ chế về công tác SV của nhà trường” ở 
mức chủ yếu là quan trọng (47%) và rất quan trọng 
(27,8%). Vai trò của đội ngũ trợ lí được SV đánh giá rất 
cao qua “Năng lực của đội ngũ trợ lí công tác SV”, ở mức 
chủ yếu là quan trọng (45,5%) và rất quan trọng (29%). 
Nhiều SV đã cho rằng thông tin công tác SV, chế độ 
chính sách, điểm rèn luyện, khen thưởng của SV thực 
hiện nhanh hay chậm, hiệu quả hay không là phụ thuộc 
vào các thầy cô là trợ lí SV là rất lớn. Các nội dung như 
“Cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện hỗ trợ phục vụ cho 
công tác SV”; “Giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan 
đến công tác SV”; “Nhận thức của GV về tầm quan trọng 
của công tác SV” và “Sự quan tâm của khoa chuyên môn 
đến công tác SV” được SV đánh giá ở mức quan trọng 
khá tương đương nhau, lần lượt là 44,5%; 44,8%; 44% 
và 42,8%. Các nội dung còn lại như “Sự quan tâm của 
lãnh đạo nhà trường về công tác quản lí SV” và “Vai trò 
của Đoàn Thanh niên, Hội SV và câu lạc bộ đội nhóm 
đối với công tác SV” được SV đánh giá khá tương đương 
nhau lần lượt là quan trọng (36,5%: 38%), rất quan trọng 
(29,8%: 34%), tương đối quan trọng (26,5%: 23%), có 
một số ít bạn SV đánh giá ở mức không quan trọng và 
hoàn toàn không quan trọng (bảng 2).
Bảng 2. Nhận thức của SV về công tác SV tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 
Mức độ 
Nội dung 
Hoàn toàn 
không 
quan trọng 
Không 
quan trọng 
Tương đối 
quan trọng 
Quan trọng 
Rất 
quan trọng 
ĐTB 
X 
ĐLC 
(SD) 
N % N % N % N % N % 
Kế hoạch, các văn bản của nhà trường 
ban hành hằng năm về công tác SV 
3 0,8 19 4,8 86 21,5 196 49,0 96 24,0 3,91 0,84 
Cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện hỗ 
trợ phục vụ cho công tác SV 
1 0,2 15 3,8 85 21,2 178 44,5 121 30,2 4,01 0,83 
Giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan 
đến công tác SV 
3 0,8 15 3,8 84 21,0 179 44,8 119 29,8 3,99 0,85 
Công tác phối hợp giữa nhà trường với 
chính quyền địa phương các ban ngành 
đoàn thể và gia đình trong công tác SV 
0 0 31 7,8 131 32,8 163 40,8 75 18,8 3,71 0,86 
Năng lực của đội ngũ trợ lí công tác SV 4 1,0 15 3,8 83 20,8 182 45,5 116 29,0 3,98 0,86 
Nhận thức của GV về tầm quan trọng 
của công tác SV 
0 0 14 3,5 97 24,2 176 44,0 113 28,2 3,97 0,81 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 111-115 
113 
Hoạt động của phòng công tác SV 1 0,2 21 5,2 64 16,0 181 45,2 133 33,2 4,06 0,85 
Cơ chế về công tác của nhà trường 0 0 15 3,8 86 21,5 188 47,0 111 27,8 3,99 0,80 
Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường về 
công tác SV 
2 0,5 27 6,8 106 26,5 146 36,5 119 29,8 3,88 0,93 
Sự quan tâm của khoa chuyên môn đến 
công tác SV 
5 1,2 18 4,5 94 23,5 171 42,8 112 28,0 3,92 0,89 
Vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội SV 
và câu lạc bộ đội nhóm đối với công tác 
SV 
5 1,2 15 3,8 92 23,0 152 38,0 136 34,0 4,00 0,91 
Nhìn chung, công tác SV tại Trường Đại học sư phạm 
- Đại học Huế được CBQL, GV, trợ lí công tác SV và 
SV đánh giá rất cao về vai trò và tầm quan trọng, điều 
này cũng thể hiện rất rõ quan điểm, chủ trương của nhà 
trường đối với hoạt động này. 
2.2.2. Thực trạng việc thực hiện nội dung công tác sinh 
viên ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 
Các nội dung công tác SV được nhà trường giao cho 
Phòng Công tác SV chịu trách nhiệm làm đầu mối và 
tham mưu, tổ chức và triển khai các nội dung liên quan 
đến công tác SV. Kết quả khảo sát việc thực hiện nội 
dung công tác SV ở bảng 3 cho thấy: 
- “Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối 
sống cho SV” được đa số đội ngũ CBQL, trợ lí công tác 
SV và GV đánh giá ở mức tốt (37%) và mức khá (52%). 
Đối với “Công tác tổ chức quản lí hoạt động học tập của 
SV” có đến 61% đánh giá ở mức khá; 24% đánh giá ở 
mức tốt, một số ít đánh giá ở mức trung bình và yếu. Kết 
quả này cho thấy nhà trường đã rất quan tâm đến công 
tác tổ chức quản lí hoạt động học tập cho SV, tuy nhiên 
vẫn còn những hạn chế nhất định. 
- Nội dung “Công tác tổ chức thực hiện chế độ chính 
sách cho SV” cũng được đánh giá đa số ở mức tốt và mức 
khá. Điều này cho thấy nhà trường đã rất quan tâm và 
thực hiện tốt các chế độ chính sách cho SV, như các loại 
học bổng khuyến khích học tập và hỗ trợ cho SV trong 
quá trình học tập tại trường. 
- Nội dung “Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể 
thao của SV” qua khảo sát có 35% đánh giá ở mức tốt; 
55% đánh giá ở mức khá, 16% đánh giá ở mức trung bình 
và 2% đánh giá ở mức yếu. Điều này cho thấy, công tác 
này vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoạt động văn 
nghệ, thể thao của SV. 
- Đối với “Công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn 
cho SV” được đánh giá ở mức tốt (30%); chủ yếu ở mức 
khá (57%); có 10% đánh giá ở mức trung bình; và vẫn 
còn 2% đánh giá ở mức yếu. Như vậy, đây là một trong 
những nội dung công tác SV còn hạn chế. Tình hình an 
ninh, trật tự, an toàn cho SV khu vực ngoại trú ở các nhà 
trọ xung quanh khu vực trường vẫn cần được quan tâm 
nhiều hơn, cần duy trì sự phối hợp giữa nhà trường với 
công an địa phương thường xuyên. 
- “Công tác thi đua khen thưởng và kỉ luật đối với 
SV” được đánh giá ở mức tốt (39%); chủ yếu ở mức khá 
(50%); chỉ có 8% đánh giá ở mức trung bình; và vẫn còn 
3% đánh giá ở mức yếu. 
Bên cạnh việc khảo sát về thực trạng các nội dung về 
công tác SV thì yêu cầu về việc thực hiện các nội dung 
này cũng được khảo sát, đánh giá. Kết quả nghiên cứu 
thực trạng đã chỉ ra rằng các nội dung công tác SV “Thực 
hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của 
Bảng 3. Đánh giá của CBQL, GV, trợ lí công tác SV về thực hiện các nội dung công tác SV 
Mức độ 
Nội dung 
Yếu Trung bình Khá Tốt ĐTB 
X 
ĐLC 
(SD) N % N % N % N % 
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đạo 
đức lối sống cho SV 
5 5,0 6 6,0 52 52,0 37 37,0 3,21 0,76 
Công tác tổ chức quản lí hoạt động học tập 
của SV 
3 3,0 12 12,0 61 61,0 24 24,0 3,06 0,69 
Tổ chức, phong trào văn hoá văn nghệ, thể 
dục thể thao của SV 
2 2,0 8 8,0 35 35,0 55 55,0 3,43 0,72 
Công tác tổ chức thực hiện chế độ chính 
sách cho SV 
6 6,0 7 7,0 47 47,0 40 40,0 3,21 0,82 
Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn 
cho SV 
3 3,0 10 10,0 57 57,0 30 30,0 3,14 0,71 
Công tác thi đua khen thưởng và kỉ luật đối 
với SV 
3 3,0 8 8,0 50 50,0 39 39,0 3,25 0,73 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 111-115 
114 
Nhà nước và các quy chế, quy định của Bộ GD-ĐT và 
của Nhà trường” được đánh giá chủ yếu mức khá (43%) 
và tốt (51%); “Đảm bảo khách quan, công bằng, công 
khai, minh bạch, dân chủ trong các khâu có liên quan đến 
SV” được đánh giả chủ yếu mức khá (59%) và tốt (31%), 
vẫn còn một số ít đánh giá ở mức trung bình và yếu 
(10%); “Bảo đảm điều kiện cho SV thực hiện đầy đủ 
quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập và rèn luyện 
tại trường” được đánh giả chủ yếu mức khá (44%) và tốt 
(48%) (bảng 4). Điều này cho thấy, nhà trường đã tăng 
cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học là 
một trong những nội dung trọng tâm. 
Trong quá trình khảo sát về nội dung công tác SV từ 
CBQL, trợ lí công tác SV và GV, nội dung này cũng 
được khảo sát trên SV của Trường Đại học Sư phạm - 
Đại học Huế. Kết quả khảo sát (xem bảng 5 trang bên) 
cho thấy: 
- “Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, 
đạo đức lối sống cho SV” được SV đánh giá chủ yếu ở 
mức tốt (51,8%) và mức khá (37,5%) với tỉ lệ rất cao. 
Khi được hỏi, đa số SV đều cho rằng “Tuần sinh hoạt 
công dân học sinh, SV” được tổ chức đầu năm học khá 
kĩ lưỡng và hiệu quả khá cao. 
- Đối với “Công tác y tế; tuyên truyền vận động mua 
và cung cấp thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể cho SV” 
và “Cấp thẻ SV, thẻ thư viện ngay từ khi nhập học” được 
SV đánh giá khá tương đương nhau ở các mức độ lần 
lượt là mức tốt (49,8%: 48%), mức khá (34,2%: 34,5%), 
mức trung bình (13%: 14,2%) và ở mức yếu (3%: 3,2%). 
Khi được hỏi thì một số SV cho rằng, việc cấp thẻ lúc 
nhập học một số khoa còn tiến hành chậm, và việc cấp 
thẻ lại khi bị mất thì còn mất nhiều thời gian; điều này 
cũng ảnh hưởng đến hoạt động của SV khi mượn sách ở 
thư viện, lúc học tập ở trường và lúc thi cuối học kì. 
- Đối với nội dung “Việc hướng dẫn, tổng kết đánh 
giá kết quả rèn luyện SV hàng năm” có đến 46,5% SV 
đánh giá kết quả thực hiện chỉ ở mức tốt; 42,5% đánh giá 
mức khá, đáng chú ý là có 12,2% SV đánh giá ở mức 
trung bình. Việc triển khai hướng dẫn tổng kết đánh giá 
kết quả rèn luyện đến với SV chỉ thực hiện khi đến thời 
điểm đánh giá kết quả rèn luyện; nhiều SV chưa biết rõ 
những tiêu chí rèn luyện, phấn đấu, từ đó không vạch rõ 
được giải pháp và kế hoạch rèn luyện cho bản thân. Bên 
cạnh đó, một số GV cố vấn học tập không nắm chắc các 
tiêu chí cũng như không theo sát lớp của mình, do đó 
trong quá trình đánh giá phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ 
quan của SV và ban cán sự lớp. 
- Về nội dung “Công tác phối hợp với chính chính 
quyền địa phương các ban ngành đoàn thể và gia đình 
trong công tác quản lí SV ngoại trú, nội trú và SV quốc 
tế” và “Tổ chức các hoạt động tình nguyện, văn hoá, văn 
nghệ, thể dục, thể thao của SV” được đánh giá khá tương 
đương nhau ở các mức độ. 
- Hoạt động “Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động ngày 
công tác xã hội đảm bảo cho SV trước khi ra trường” 
được đa số SV đánh giá ở mức khá và tốt, tuy nhiên mức 
trung bình vẫn chiếm tỉ lệ khá cao (13,2%). Việc tổ chức 
các hoạt động công tác xã hội cho SV ở trường hiện nay 
có thực hiện nhưng chưa đồng bộ, đồng đều và chưa đi 
vào chiều sâu. Các hoạt động này chủ yếu kết hợp trong 
hoạt động của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn 
Thanh niên, Hội SV. Nhiều SV khi tham gia hoạt động 
vẫn chưa xác định đúng mục tiêu là tự trang bị những kĩ 
năng cần thiết qua các hoạt động, chính vì thế hiệu quả 
không cao. 
- Đối với “Công tác nắm bắt dư luận xã hội trong SV” 
được đánh giá ở mức trung bình còn khá cao (16,2%), điều 
này đòi hỏi, các GV, khoa chuyên môn và tổ chức đoàn thể 
trong nhà trường cần quan tâm hơn nữa những dư luận trong 
SV để có biện pháp xử lí kịp thời. Nội dung “Kí giấy xác 
nhận tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, vay vốn SV” đánh giá ở 
mức trung bình vẫn chiếm tỉ lệ khá cao (12,2%). Việc kí 
giấy vay vốn SV được thực hiện khá kịp thời đáp ứng nhu 
cầu SV, tuy nhiên kí giấy xác nhận SV của trường để được 
Bảng 4. Thực trạng thực hiện các yêu cầu của nội dung công tác sinh viên 
Mức độ 
Nội dung 
Yếu Trung bình Khá Tốt 
ĐTB 
X 
ĐLC 
(SD) 
N % N % N % N % 
Thực hiện đúng đường lối, chính sách của 
Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy 
chế, quy định của Bộ GD-ĐT và của nhà 
trường 
4 4,0 2 2,0 43 43,0 51 51,0 3,41 0,72 
Đảm khách quan, công bằng, công khai, 
minh bạch, dân chủ trong các khâu có liên 
quan đến SV 
4 4,0 6 6,0 59 59,0 31 31,0 3,17 0,71 
Bảo đảm điều kiện cho SV thực hiện đầy đủ 
quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập 
và rèn luyện tại trường 
4 4,0 4 4,0 44 44,0 48 48,0 3,36 0,74 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 111-115 
115 
tạm hoãn nghĩa vụ quân sự thì nhiều lúc còn chưa được kịp 
thời vì liên quan đến những yếu tố khách quan khác. 
SV là người trực chịu tác động bởi những nội dung 
của công tác SV, những ý kiến đánh giá là cơ sở thực tiễn 
vững chắc để hoàn thiện công tác này tại Trường Đại học 
Sư phạm - Đại học Huế trong giai đoạn hiện nay. 
3. Kết luận 
Công tác SV tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học 
Huế khi chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã có 
những thay đổi để phù hợp và đã đạt được những kết quả 
nhất định. CBQL, trợ lí SV, GV và SV đều nhận thức 
được công tác SV thực sự là quan trọng và bao gồm nhiều 
nội dung liên quan như: giáo dục chính trị tư tưởng đạo 
đức lối sống cho SV; tổ chức hoạt động học tập của SV; 
tổ chức, phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao 
của SV; tổ chức thực hiện chế độ chính sách cho SV; 
đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho SV; thi đua khen 
thưởng và kỉ luật đối với SV. Đây là cơ sở thực tiễn quan 
trọng, là cơ sở để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng 
cao chất lượng quản lí hoạt động công tác SV như: 
1) Xây dựng kế hoạch quản lí công tác SV đồng bộ với 
kế hoạch hoạt động của các phòng chức năng trong 
trường; 2) Đẩy mạnh hoạt động giáo dục chính trị, tư 
tưởng, đạo đức, lối sống cho SV; 3) Hoàn thiện hệ thống 
các văn bản của nhà trường quy định về quản lí công tác 
quản lí SV hiện nay; 4) Tăng cường ứng dụng công nghệ 
thông tin vào quản lí công tác SV; 5) Thực hiện tốt công 
tác thi đua khen thưởng cho SV và các cá nhân, tổ chức 
làm tốt công tác QLSV; 6) Tăng cường công tác quản lí 
việc học tập của SV; 7) Tăng cường mối liên hệ giữa nhà 
trường, gia đình và xã hội trong công tác quản lí SV. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đặng Vũ Hoạt (2009). Lí luận dạy học hiện đại. 
NXB Đại học Sư phạm. 
[2] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) - Đặng Quốc Bảo - 
Nguyễn Trọng Hậu - Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Sĩ 
Thư (2012). Quản lí giáo dục - Một số vấn đề lí luận 
và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[3] Quốc Hội (2012). Luật Giáo dục Đại học, số 
08/2012/QH13, ban hành ngày 18/06/2012. 
[4] Bộ GD-ĐT (2007). Quy chế quản lí học sinh, sinh 
viên nội trú, ngoại trú. NXB Giáo dục. 
[5] Nguyễn Minh Đạo (1997). Cơ sở của khoa học quản 
lí. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[6] Trần Kiểm (2010). Khoa học tổ chức và quản lí 
trong giáo dục. NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Nguyễn Nho Huy (2016). Biện pháp đổi mới nội 
dung, phương pháp hoạt động công tác sinh viên ở 
đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Tạp chí 
Quản lí Giáo dục, số 11, tr 17-22.
Bảng 5. Đánh giá của SV về thực trạng thực hiện các nội dung công tác SV 
Mức độ 
Nội dung 
Yếu Trung bình Khá Tốt ĐTB 
X 
ĐLC 
(SD) N % N % N % N % 
Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư 
tưởng, đạo đức lối sống cho SV; văn hóa 
văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức “Tuần 
sinh hoạt công dân học sinh, SV” đầu năm 
2 0,5 41 10,2 150 37,5 207 51,8 3,40 0,69 
Việc hướng dẫn, tổng kết đánh giá kết quả 
rèn luyện SV hàng năm 
4 1,0 40 10,0 170 42,5 186 46,5 3,34 0,69 
Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động ngày 
công tác xã hội đảm bảo cho SV trước khi 
ra trường 
13 3,2 53 13,2 186 46,5 148 37,0 3,17 0,77 
Kí giấy xác nhận tạm hoãn nghĩa vụ quân 
sự, vay vốn SV 
8 2,0 49 12,2 175 43,8 168 42,0 3,26 0,74 
Công tác y tế; tuyên truyền vận động mua 
và cung cấp thẻ bảo hiểm cho SV 
12 3,0 52 13,0 137 34,2 199 49,8 3,31 0,80 
Cấp thẻ SV, thẻ thư viện ngay từ khi nhập 
học 
13 3,2 57 14,2 138 34,5 192 48,0 3,27 0,82 
Công tác phối hợp với chính chính quyền 
địa phương các ban ngành đoàn thể và gia 
đình trong công tác quản lí SV ngoại trú, 
nội trú và SV quốc tế 
11 2,8 56 14,0 183 45,8 150 37,5 3,18 0,77 
Công tác nắm bắt dư luận xã hội trong SV 15 3,8 65 16,2 181 45,2 139 34,8 3,11 0,80 
Tổ chức các hoạt động tình nguyện, văn 
hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao của SV 
6 1,5 73 18,2 172 43,0 149 37,2 3,16 0,76 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_sinh_vien_tai_truong_dai_hoc_su_pham_dai.pdf