Thực trạng đào tạo lại của cán bộ y tế xã về chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại tỉnh Hòa Bình năm 2017

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 236 cán bộ y tế xã nhằm mô tả thực trạng đào tạo lại

của cán bộ y tế xã về chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại Hòa Bình năm 2017. Tỷ lệ cán bộ y tế được đào tạo về

chăm sóc sức khỏe bà mẹ chiếm 41,9% (99/236). Tỷ lệ cán bộ chuyên trách được đào tạo về chăm sóc sức

khỏe bà mẹ là 56,8% (42/74). Trong đó, trung bình số cán bộ được đào tạo trong các nội dung chăm sóc

sức khỏe bà mẹ trước sinh, trong sinh và sau sinh đạt lần lượt 77,4%, 69,5% và 85,8%

pdf 7 trang yennguyen 8520
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng đào tạo lại của cán bộ y tế xã về chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại tỉnh Hòa Bình năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng đào tạo lại của cán bộ y tế xã về chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại tỉnh Hòa Bình năm 2017

Thực trạng đào tạo lại của cán bộ y tế xã về chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại tỉnh Hòa Bình năm 2017
 116 TCNCYH 113 (4) - 2018 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO LẠI CỦA CÁN BỘ Y TẾ XÃ 
VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ TẠI TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2017 
Nguyễn Thị Thu Hà1, Nguyễn Hữu Thắng1, Võ Hoàng Long2, 
Bùi Văn Tùng3, Nguyễn Hoàng Nguyên3, Phạm Văn Quyết3 
1Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội 
2Sinh viên bác sĩ Y học dự phòng khóa 2014 - 2020, Trường Đại học Y Hà Nội 
3Sinh viên bác sĩ Y học dự phòng khóa 2013 - 2019, Trường Đại học Y Hà Nội 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 236 cán bộ y tế xã nhằm mô tả thực trạng đào tạo lại 
của cán bộ y tế xã về chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại Hòa Bình năm 2017. Tỷ lệ cán bộ y tế được đào tạo về 
chăm sóc sức khỏe bà mẹ chiếm 41,9% (99/236). Tỷ lệ cán bộ chuyên trách được đào tạo về chăm sóc sức 
khỏe bà mẹ là 56,8% (42/74). Trong đó, trung bình số cán bộ được đào tạo trong các nội dung chăm sóc 
sức khỏe bà mẹ trước sinh, trong sinh và sau sinh đạt lần lượt 77,4%, 69,5% và 85,8%. 
Từ khóa: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, đào tạo lại, cán bộ y tế xã, Hòa Bình 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Hữu Thắng, Viện đào tạo Y học 
dự phòng và Y tế công cộng, trường đại học Y Hà Nội 
Email: nguyenhuuthang@hmu.edu.vn 
Ngày nhận: 10/5/2018 
Ngày được chấp thuận: 15/8/2018 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay, cung cấp các dịch vụ chăm sóc 
sức khoẻ bà mẹ vẫn là một thách thức lớn đối 
với hệ thống y tế ở các nước đang phát triển 
[1]. Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên hợp 
quốc (UNFPA) năm 2013, vẫn còn 289.000 
phụ nữ tử vong trong thời gian mang thai hoặc 
trong khi sinh đẻ. Hơn 3/4 số ca tử vong mẹ 
trên thế giới được tìm thấy ở khu vực Châu 
Phi và Đông Nam Á, lần lượt là 53% và 25% 
[2]. Ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 580 - 600 
trường hợp tử vong mẹ, khoảng 3/4 các ca tử 
vong mẹ xảy ra trong khi sinh hoặc ngay sau 
khi sinh, tỷ số tử vong mẹ vẫn ở mức cao, đặc 
biệt là các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu 
số [3; 4]. Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu 
được đào tạo bài bản đội ngũ nhân viên y tế 
có thể giúp giảm tới 2/3 số ca tử vong bà mẹ 
và trẻ sơ sinh [5]. Tổ chức Y tế Thế giới 
khuyến cáo các nước phải có trung bình 2,28 
cán bộ chăm sóc sức khoẻ chuyên nghiệp 
trên 1000 người dân thì mới đạt mức bình 
quân theo yêu cầu về số lượng cán bộ y tế có 
tay nghề làm công tác hộ sinh. Tại Việt Nam, 
công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ nói chung 
cũng như nâng cao đội ngũ nhân viên y tế về 
công tác này nói riêng cũng luôn được các 
cấp các ngành quan tâm rõ rệt, tuy nhiên, vẫn 
tồn tại những bất cập về năng lực chuyên 
môn của nhân viên y tế làm công tác chăm 
sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh đặc biệt là ở 
tuyến y tế cơ sở. Nghiên cứu về thực trạng 
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ 
trước và trong khi sinh tại trạm y tế một số tỉnh 
Tây Nguyên năm 2004 cho thấy tại tỉnh Gia 
Lai 100% các xã không có y sỹ sản nhi và bác 
sỹ chuyên khoa phụ sản, các tỉnh còn lại cũng 
thiếu rất nhiều nhân lực [6]. Nghiên cứu của 
Trần Thị Mai Oanh cho thấy tỷ lệ các ca sinh 
tại trạm tương đối thấp, chỉ chiếm 24,4% tổng 
số các ca sinh đẻ trong năm. Tỷ lệ các trạm y 
tế có bác sỹ chiếm 42,3%, trong số này có 
đến 90% là bác sỹ chuyên tu, điều này giải 
 TCNCYH 113 (4) - 2018 117 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
thích một phần cho việc tỷ lệ sinh con tại trạm 
thấp như vậy [7]. Hòa Bình là tỉnh miền núi 
khó khăn, mỗi trạm y tế có biên chế từ bốn 
đến sáu cán bộ y tế; hơn 60% số trạm có bác 
sĩ và hơn 2000 nhân viên y tế thôn, bản. Tuy 
nhiên, chất lượng cán bộ y tế tại địa phương 
còn nhiều hạn chế, theo nghiên cứu của 
Nguyễn Hoàng Long và các cộng sự thực 
hiện tại 8 vùng sinh thái năm 2014, trong đó 
có tỉnh Hòa Bình thì 64,4% trạm y tế chưa đạt 
chuẩn Quốc gia về nhân lực: 40,4% trạm y tế 
chưa có bác sĩ, 37,8% trạm y tế có y sĩ sản 
nhi, cán bộ y tế chưa được đào tạo đầy đủ, 
44,4% trạm y tế chưa được tập huấn về chăm 
sóc trước sinh [8]. Nhằm cung cấp một phần 
thông tin giúp tỉnh Hòa Bình nắm bắt được 
công tác đào tạo cán bộ y tế về chăm sóc sức 
khỏe bà mẹ tại địa bàn, từ đó có những biện 
pháp, chính sách hợp lí nhằm cải thiện chất 
lượng đội ngũ cán bộ y tế. Vì vậy, chúng tôi 
thực hiện đề tài với mục tiêu mô tả thực trạng 
đào tạo lại của cán bộ y tế xã về chăm sóc 
sức khỏe bà mẹ tại tỉnh Hòa Bình năm 2017. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 
cắt ngang. 
2. Thời gian và địa điểm 
 Nghiên cứu được tiến hành từ 12/2016 
đến 06/2017 tại tất cả các trạm y tế xã (58 xã/
phường/thị trấn) trong 3 khu vực của tỉnh Hòa 
Bình: thành phố Hòa Bình, huyện Mai Châu, 
huyện Lương Sơn. 
3. Đối tượng 
Chọn toàn bộ cán bộ trạm y tế xã trực tiếp 
tham gia công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ 
thuộc 3 khu vực để nghiên cứu thực trạng đào 
tạo lại cán bộ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại 
trạm y tế ở thời điểm nghiên cứu. 
4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: 
4.1. Cỡ mẫu: Tổng cộng 236 cán bộ y tế 
trực tiếp tham gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ 
bao gồm bác sĩ, y sỹ, nữ hộ sinh, điều dưỡng. 
4.2. Chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện toàn 
bộ y, bác sỹ, nữ hộ sinh thuộc 58 trạm y tế xã 
trong 3 khu vực nghiên cứu. 
5. Kỹ thuật thu thập thông tin: Phỏng 
vấn cán bộ y tế bằng bộ câu hỏi có cấu trúc. 
6. Phân tích và xử lý số liệu 
Các số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, 
làm sạch, mã hoá và nhập bằng phần mềm 
Epidata 3.2 sau đó xử lý thống kê bằng phần 
mềm Stata12.0. Các số liệu được trình bày 
dưới dạng biểu đồ và bảng biểu. 
7. Đạo đức nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu được giải thích về 
mục đích của nghiên cứu, sự tham gia là tự 
nguyện. Thông tin cá nhân được giữ bí mật và 
được mã hóa. 
III. KẾT QUẢ 
Kết quả của chúng tôi trên 236 cán bộ y tế 
tại các trạm y tế xã thuộc 3 khu vực của tỉnh 
Hòa Bình cho thấy: tuổi trung bình của cán bộ 
y tế được khảo sát là 41 tuổi, tỷ lệ nam nhân 
viên y tế thấp chiếm 23,3%. Cán bộ y tế là dân 
tộc Mường chiếm tỷ lệ cao nhất 42,8%, dân 
tộc Thái chiếm 20,8%, dân tộc Kinh chiếm 
31,8%. Chỉ có 37/58 (63,8%) trạm y tế có bác 
sĩ đang làm việc. Trình độ chuyên môn khác 
gồm: Điều dưỡng và nữ hộ sinh chiếm tỷ lệ 
cao (31,8%). Tỷ lệ cán bộ chuyên trách chiếm 
32,5% (74/236), cán bộ chuyên trách gồm nữ 
hộ sinh, y sĩ sản nhi và các cán bộ khác được 
giao nhiệm vụ phụ trách chăm sóc sức khỏe 
bà mẹ. 
 118 TCNCYH 113 (4) - 2018 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Biểu đồ 1. Tỷ lệ cán bộ y tế được đào tạo về chăm sóc sức khỏe bà mẹ 
trong năm 2015 và 2016 
Kết quả cho thấy có 41,9% số cán bộ y tế được đào tạo tại về chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại 
tỉnh Hòa Bình trong 2 năm gần đây. Trong đó, huyện Mai Châu có tỷ lệ cán bộ y tế được đào tạo 
cao nhất (44%), thành phố Hòa Bình có tỷ lệ được đào tạo thấp nhất (38,6%). Nhóm cán bộ 
chuyên trách chăm sóc sức khỏe bà mẹ được đào tạo trong 2 năm gần đây chiếm tỷ lệ cao hơn 
các nhóm khác (56,8%). 
Biểu đồ 2. Nội dung đào tạo về chuyên môn chăm sóc sức khỏe bà mẹ 
trước sinh cho cán bộ y tế 
Kết quả cho thấy trung bình số cán bộ được đào tạo trong các nội dung chăm sóc sức khỏe 
bà mẹ trước sinh đạt 77,4%. Trong đó, nội dung về tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ có 
thai và theo dõi bà mẹ và thai nhi bằng biểu đồ chuyển dạ được đào tạo nhiều nhất (đều đạt 
82,8%), nội dung về phát hiện và xử trí sản giật được đào tạo ít nhất (62,6%). 
 TCNCYH 113 (4) - 2018 119 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Biểu đồ 3. Nội dung đào tạo về chuyên môn chăm sóc sức khỏe bà mẹ 
trong sinh cho cán bộ y tế 
Kết quả cho thấy, trung bình số cán bộ được đào tạo trong các nội dung chăm sóc sức khỏe 
bà mẹ trong sinh đạt 69,5%. Trong đó, nội dung về thực hiện đỡ đẻ ngôi chỏm và phát hiện và xử 
trí chảy máu sau đẻ được đào tạo nhiều nhất đều đạt trên 80% số cán bộ. Các kỹ thuật bóc rau 
nhân tạo, thực hiện đỡ đẻ tại nhà và xử trí đẻ rơi ít được đào tạo nhất. 
Biểu đồ 4. Nội dung đào tạo về chuyên môn chăm sóc sức khỏe bà mẹ 
sau sinh cho cán bộ y tế 
Kết quả cho thấy, số cán bộ trung bình được đào tạo trong các nội dung chăm sóc sức khỏe 
bà mẹ sau sinh đạt 85,8%. Trong đó, đa số cán bộ y tế được đào tạo các nội dung tư vấn nuôi 
con bằng sữa mẹ, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ, xử trí bất thường ở trẻ sơ sinh, chăm 
sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo (> 80% số cán bộ y tế được đào tạo). 
IV. BÀN LUẬN 
Theo nghiên cứu này, có 56,8% tỷ lệ số 
cán bộ chuyên trách chăm sóc sức khỏe bà 
mẹ và 41,9% toàn bộ cán bộ y tế 3 khu vực ở 
Hòa Bình được đào tạo trong 2 năm gần đây 
(biểu đồ 1). Kết quả này cao hơn nhiều so với 
 120 TCNCYH 113 (4) - 2018 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung năm 
2015 là 17,4% cán bộ y tế đã được đào tạo 
[9]. Điều này có thể giải thích là do nghiên cứu 
của Nguyễn Thành Trung tiến hành trên các 
cán bộ y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh 
Thanh Hóa, còn nghiên cứu của chúng tôi tiến 
hành trên các cán bộ y tế xã phụ trách chăm 
sóc sức khỏe bà mẹ trên địa bàn tỉnh Hòa 
Bình. Nghiên cứu chỉ rằng, huyện Mai Châu 
có tỷ lệ được đào tạo cao nhất (44%), thành 
phố Hòa Bình có tỷ lệ được đào tạo thấp 
nhất (38,6%). Số cán bộ y tế được đào tạo về 
chăm sóc sức khỏe bà mẹ trong 2 năm gần 
đây ở mỗi 3 khu vực đều không đạt được một 
nửa số cán bộ y tế. Sự khác nhau này một 
phần là do sự chênh lệch về điều kiện kinh tế 
xã hội đối với cán bộ y tế giữa 3 khu vực: Hòa 
Bình đại diện cho khu vực thành phố, Lương 
Sơn đại diện cho khu vực trung du và Mai 
Châu đại diện cho khu vực miền núi. 
Tỷ lệ số cán bộ y tế được đào tạo về 
chăm sóc sức khỏe bà mẹ còn chưa cao do 
chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế chưa phù 
hợp, lương và phụ cấp cho cán bộ y tế quá 
thấp, không tương xứng với thời gian học 
tập, công sức lao động, môi trường lao động, 
điều kiện làm việc vất vả, nhất là ở huyện 
Mai Châu [10]. Trưởng trạm y tế chưa chủ 
động tham mưu cho Ủy ban Nhân dân Xã khi 
muốn phối hợp với các ban ngành đoàn thể 
trong công tác tổ chức đào tạo. Kinh phí tổ 
chức hạn chế, sự phối hợp với các ban 
ngành đoàn thể chưa tốt [11]. Ngoài ra, số 
lượng cán bộ y tế ở tuyến dưới đang còn 
thiếu, nên nếu cử cán bộ đi học theo Quyết 
định 225/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính 
phủ, hoặc những chương trình đạo tạo khác, 
thì không có người thực hiện nhiệm vụ 
chuyên môn [12]. Vì vậy, cần phải có chế độ 
đầu tư đúng, đầy đủ; địa điểm, thời gian đào 
tạo phải thuận lợi đối với người học. 
Việc đào tạo lại cán bộ y tế là một trong 
những nội dung chính của dự án giáo dục đào 
tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y 
tế. Qua đó nhằm giúp cán bộ y tế xã có thêm 
kiến thức và thực hành tốt trong các nội dung 
trước, trong và sau sinh về chăm sóc sức 
khỏe bà mẹ sẽ giúp giảm tải bệnh viện tuyến 
trên, đồng thời đóng góp hiệu quả hơn cho 
chính cộng đồng dân cư tại địa bàn họ công 
tác. Đối với việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ 
trước sinh, kết quả cho thấy trung bình số cán 
bộ được đào tạo trong các nội dung chăm sóc 
sức khỏe bà mẹ trước sinh đạt 77,4%. Trong 
đó, những nội dung về tư vấn trong chăm sóc 
sức khỏe sinh sản cho phụ nữ có thai và theo 
dõi bà mẹ và thai nhi bằng biểu đồ chuyển dạ 
là những nội dung được đào tạo nhiều nhất. 
Tuy nhiên, nội dung phát hiện và xử trí bà mẹ 
sản giật lại được đào tạo ít nhất. Mặc dù tình 
trạng sản giật hiện được cho là biến chứng 
phổ biến và có ý nghĩa nhất trong sản khoa, 
gây biến chứng 3 - 5% trong số các trường 
hợp mang thai [13]. Trong quá trình sinh đẻ, 
kết quả cho thấy trung bình số cán bộ được 
đào tạo trong các nội dung chăm sóc sức 
khỏe bà mẹ đạt 69,5%. Trong đó, hơn ¾ số 
cán bộ được đào tạo về các nội dung thực 
hiện đỡ đẻ ngôi chỏm, phát hiện và xử trí chảy 
máu sau đẻ và thực hiện cắt và khâu tầng 
sinh môn. Các kỹ thuật bóc rau nhân tạo, thực 
hiện đỡ đẻ tại nhà và xử trí đẻ rơi ít được đào 
tạo nhất. Có sự chênh lệch này là do kĩ thuật 
bóc rau nhân tạo là một kĩ thuật khó, nhiều 
khâu, cần có giáo cụ trực quan. Trong khi các 
kĩ thuật khác có thể học lý thuyết, học trên 
sách vở. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, số 
cán bộ trung bình được đào tạo trong các nội 
 TCNCYH 113 (4) - 2018 121 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
dung chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh đạt 
85,8%. Trong đó, trên 80% cán bộ y tế được 
đào tạo các nội dung chăm sóc bà mẹ và trẻ 
sơ sinh sau đẻ, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, 
xử trí triệu chứng bất thường ở trẻ sơ sinh và 
chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo. 
Tỷ lệ cán bộ y tế xã tham gia đào tạo lại 
trong 2 năm gần đây ở các nội dung chăm sóc 
sức khỏe bà mẹ chưa đồng đều do có nhiều 
lớp đào tạo ngắn hạn khác được các dự án tổ 
chức thường có chủ đề trùng lặp rất nhiều. 
Thêm vào đó, chất lượng của các khóa đào 
tạo đa phần chỉ giảng dạy về lý thuyết, ít có 
điều kiện thực hành dành cho người học. Rõ 
ràng, tỉnh Hòa Bình cần chú trọng hơn trong 
công tác đào tạo lại cán bộ y tế xã để có thể 
triển khai các hoạt động thực hành nhằm bao 
phủ chăm sóc sức khỏe bà mẹ toàn khu vực. 
V. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu cho thấy vấn đề đáng chú ý 
trong công tác đào tạo lại chăm sóc sức khỏe 
bà mẹ của cán bộ y tế xã tại Hòa Bình trong 
năm 2015 và 2016. Tỷ lệ số cán bộ được đào 
tạo chăm sóc sức khỏe bà mẹ và số cán bộ 
chuyên trách được đào tạo còn chưa cao (lần 
lượt 41,9% và 56,8%). Trung bình số cán bộ 
được đào tạo trong các nội dung chăm sóc 
sức khỏe bà mẹ trước sinh, trong sinh và sau 
sinh chưa bao phủ toàn diện (lần lượt 77,4%, 
69,5% và 85,8%). 
Lời cảm ơn 
Chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ 
của các đơn vị y tế tỉnh Hòa Bình và các cán 
bộ y tế xã tại thành phố Hòa Bình, huyện 
Lương Sơn và huyện Mai Châu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Patton GC VR, Linh le C, Ameratunga 
S, Fatusi AO, Ferguson BJ et al (2010). 
Mapping a global agenda for adolescent 
health. J Adolesc Health, 47, 427 - 432. 
2. World Health Organization U (2010). 
Trends in maternal mortality: 1990 to 2010: 
WHO, UNICEF, UNFPA and The World Bank 
estimates. 
3. Bộ Y tế (2015). Chỉ thị số 01/CT-BYT về 
việc tăng cường công tác chăm sóc bà mẹ và 
trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ và tử vong 
sơ sinh. 
4. Tổng cục thống kê (2014). Giám sát 
thực trạng trẻ em và phụ nữ - Điều tra đánh 
giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2014. 
5. UNFPA (2014). Báo cáo tình trạng hộ 
sinh trên thế giới. 73 quốc gia thiếu hộ sinh 
trầm trọng. 
6. Nguyễn Thanh Hà (2007). Thực trạng 
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước và 
trong khi sinh tại trạm y tế một số tỉnh Tây 
Nguyên, 2004. Tạp chí Y tế công cộng, 7, 45 - 50. 
7. Trần Thị Mai Oanh (2011). Đánh giá 
việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của trạm y 
tế xã khu vực miền núi, Viện Chiến lược và 
Chính sách Y tế, Bộ Y tế, Hà Nội. 
8. Nguyễn Hoàng Long (2014). Thực 
trạng cung ứng dịch vụ của trạm y tế xã ở một 
số vùng/miền và yếu tố ảnh hưởng. Hà Nội. 
9. Nguyễn Văn Tập (2009). Nghiên cứu 
tình hình thực hiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ 
- trẻ em của các TYT xã huyện Châu Thành 
tỉnh Bến Tre. Tạp chí Nghiên cứu khoa học 
2009, 4(63), 109 - 115. 
10. Nguyễn Thành Trung (2015). Nhu cầu 
và khả năng cung cấp các loại hình đào tạo 
liên tục về y học cổ truyền cho nhân viên y tế 
huyện tại tỉnh Thanh Hóa. Luận văn Thạc sỹ, 
Trường Đại học Y Hà Nội. 
11. Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y 
tế (2015). Báo cáo tổng kết công tác khám, 
chữa bệnh năm 2014. Hà Nội, Việt Nam. 
 122 TCNCYH 113 (4) - 2018 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Summary 
STATUS OF RE-TRAINING FOR COMMUNITY HEALTH 
WORKERS IN MATERNAL HEALTH IN HOA BINH PROVINCE IN 2017 
A cross-sectional descriptive study was conducted on 236 community health workers. The 
study is to describe the status of re-training for community health workers in maternal health in 
Hoa Binh province in 2017. About forty-two percent (41.9%) of 236 community health workers 
were trained in maternal health. Among the staff responsible for maternal health, 56.8% were 
trained. The training in antenatal care, delivery and postnatal care in Hoabinh was 77.4%, 69.5% 
and 85.8%, respectively. 
Keywords: Maternal health; Re-training; Community health workers; Hoa Binh province 
12. Bộ Y tế (2017). Chương trình đào tạo, 
bồi dưỡng về quản lí y tế cho trưởng trạm y tế 
xã, phường, thị trấn. 
13. Mol BW, Roberts CT, Thangaratinam 
S et al (2016). Pre-eclampsia. The Lancet, 
387(10022), 999 - 1011. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_dao_tao_lai_cua_can_bo_y_te_xa_ve_cham_soc_suc_kh.pdf