Thực trạng một số chỉ số hình thái, thể lực của trẻ chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ từ 9 đến 11 tuổi ở một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn, kiểm tra sư

phạm và phương pháp thống kê toán, bài viết đã đánh giá thực trạng một số chỉ số hình thái và thể

lực của trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) dạng nhẹ từ 9 đến 11 tuổi ở một số trường chuyên biệt

tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) (thời điểm năm 2017). Kết quả nghiên cứu cho thấy: i) Về

hình thái, chiều cao đứng, cân nặng và BMI của trẻ CPTTT từ 9 đến 11 tuổi là tương đương so với

trẻ bình thường ở cùng độ tuổi và giới tính, ngoại trừ chiều cao nhóm nữ CPTTT 11 tuổi; ii) Về thể

lực, trẻ CPTTT từ 9 đến 11 tuổi kém hơn trẻ bình thường cùng độ tuổi ở tất cả các chỉ số. Kết quả

nghiên cứu này có thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu các bài tập phù hợp hơn cho đối tượng này

trong gian đoạn hiện nay.

pdf 6 trang yennguyen 5160
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng một số chỉ số hình thái, thể lực của trẻ chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ từ 9 đến 11 tuổi ở một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng một số chỉ số hình thái, thể lực của trẻ chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ từ 9 đến 11 tuổi ở một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng một số chỉ số hình thái, thể lực của trẻ chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ từ 9 đến 11 tuổi ở một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh
 TẠP CHÍ KHOA HỌC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Tập 16, Số 11 (2019): 819-824 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE 
Vol. 16, No. 11 (2019): 819-824 
ISSN: 
1859-3100  Website:  
819 
Bài báo nghiên cứu* 
THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, THỂ LỰC 
CỦA TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ DẠNG NHẸ TỪ 9 ĐẾN 11 TUỔI 
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Trịnh Hữu Lộc1, Nguyễn Quốc Thắng 1, Lâm Thanh Minh 2* 
1 Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao 
2 Trường Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 
*Tác giả liên hệ: Lâm Thanh Minh – Email: minhlth@hcmue.edu.vn 
Ngày nhận bài: 14-8-2019; ngày nhận bài sửa: 23-10-2019; ngày duyệt đăng: 15-11-2019 
TÓM TẮT 
Bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn, kiểm tra sư 
phạm và phương pháp thống kê toán, bài viết đã đánh giá thực trạng một số chỉ số hình thái và thể 
lực của trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) dạng nhẹ từ 9 đến 11 tuổi ở một số trường chuyên biệt 
tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) (thời điểm năm 2017). Kết quả nghiên cứu cho thấy: i) Về 
hình thái, chiều cao đứng, cân nặng và BMI của trẻ CPTTT từ 9 đến 11 tuổi là tương đương so với 
trẻ bình thường ở cùng độ tuổi và giới tính, ngoại trừ chiều cao nhóm nữ CPTTT 11 tuổi; ii) Về thể 
lực, trẻ CPTTT từ 9 đến 11 tuổi kém hơn trẻ bình thường cùng độ tuổi ở tất cả các chỉ số. Kết quả 
nghiên cứu này có thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu các bài tập phù hợp hơn cho đối tượng này 
trong gian đoạn hiện nay. 
Từ khóa: chậm phát triển dạng nhẹ; hình thái và thể lực; trường chuyên biệt 
1. Đặt vấn đề 
Trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ 
em, đặc biệt đối với trẻ khuyết tật, là một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội. 
Ở Việt Nam, trẻ khuyết tật được ưu tiên chăm lo về sức khỏe, giáo dục. Bên cạnh đó, 
các nhà giáo dục ở lĩnh vực thể chất cũng luôn tìm tòi những hình thức, phương pháp giáo 
dục đối với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ chậm phát triển trí tuệ nói riêng nhằm trang bị cho 
trẻ kiến thức, kĩ năng, đồng thời giúp các em hồi phục chức năng, hòa nhập cộng đồng. 
Nguyen Quoc Thang (2008) trong nghiên cứu về thực trạng công tác giáo dục thể chất 
(GDTC) cho trẻ khuyết tật tại các trường chuyên biệt đã chỉ ra những tồn tại và khó khăn 
trong công tác GDTC tại các trường chuyên biệt tại TPHCM hiện nay. Từ các nghiên cứu 
liên quan đến thực trạng công tác GDTC cho trẻ khuyết tật, Nguyen Quoc Thang (2011) và 
Nguyen Van Tri (2012) đã xây dựng những bài tập thể dục với nhạc, bài tập phát triển thể 
Cite this article as: Trinh Huu Loc, Nguyen Quoc Thang, & Lam Thanh Minh (2019). Situation of some 
morphological and physical strength of children with mild disabilities from 9 to 11 years old at some special 
schools in Ho Chi Minh City. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 16(11), 819-824. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 11 (2019): 819-824
820 
chất cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ CPTTT nói riêng. Trong xu thế đó, nghiên cứu “Thực 
trạng một số chỉ số hình thái, thể lực của trẻ chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ từ 9 đến 11 tuổi 
ở một số trường chuyên biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh” được chúng tôi thực hiện nhằm 
góp phần tạo nên cơ sở khoa học cho việc xây dựng và cải thiện chương trình GDTC cho 
trẻ, nâng cao sức khỏe cho các em, đặc biệt là trẻ khuyết tật. 
2. Nội dung 
2.1. Phương pháp và thể thức nghiên cứu 
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn, 
kiểm tra sư phạm và thống kê toán. 
Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng một số chỉ số hình thái và thể 
lực của trẻ CPTTT dạng nhẹ từ 9 đến 11 tuổi ở một số trường chuyên biệt tại TPHCM (thời 
điểm năm 2017); đồng thời so sánh sự phát triển các chỉ số hình thái và thể lực của trẻ 
CPTTT dạng nhẹ từ 9 đến 11 tuổi ở một số trường chuyên biệt tại TPHCM (thời điểm năm 
2017) với mức trung bình của người Việt Nam cùng độ tuổi và giới tính (thời điểm 2001). 
Đối tượng tham gia khảo sát gồm cán bộ, giáo viên làm công tác GDTC cho trẻ CPTTT 
ở 4 trường chuyên biệt: Tương Lai - Quận 5; Hướng Dương - quận Tân Bình; Bình Minh - 
quận Tân Phú; và Hy Vọng - quận Gò Vấp. 
Số lượng trẻ CPTTT là khách thể trong nghiên cứu như sau: 
Tuổi Nam Nữ Tổng 
9 10 9 19 
10 10 10 20 
11 10 10 20 
Tổng 30 29 59 
2.2. Kết quả nghiên cứu 
2.2.1. Thực trạng một số chỉ số hình thái, thể lực của trẻ CPTTT nam dạng nhẹ so với thể 
chất người Việt Nam (2001) cùng độ tuổi và giới tính (xem Bảng 1) 
Các chỉ tiêu hình thái và thể lực được lựa chọn để sử dụng trong nghiên cứu này đều 
là các chỉ tiêu phổ biến trong tất cả các nghiên cứu về hình thái và thể lực ở Việt Nam và 
trên thế giới. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất và năng lực vận động của trẻ CPTTT 
dạng nhẹ có một số hạn chế, nên các chỉ số được lựa chọn chỉ bao gồm: Chiều cao đứng 
(cm), cân nặng (kg), BMI, dẻo gập thân (cm), lực bóp tay thuận (kg), bật xa tại chỗ (cm) và 
chạy con thoi 4x10m (s). 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trịnh Hữu Lộc và tgk
821 
Bảng 1. So sánh các chỉ số của trẻ CPTTT nam dạng nhẹ 
với thể chất người Việt Nam (2001) cùng độ tuổi và giới tính 
Tuổi TT Các chỉ số Trẻ CPTTT Người VN t student P S S 
9 
(n=10) 
1 Chiều cao đứng (cm) 122,70 9,30 128,49 6,25 1,97 >0,05
2 Cân nặng (kg) 30,70 5,10 25,50 5,40 3,23 <0,05
3 BMI 20,28 1,34 15,33 2,25 11,71 <0,05
4 Dẻo gập thân (cm) -8,80 3,66 5,00 5,28 11,94 <0,05
5 Lực bóp tay thuận (kg) 7,85 0,85 15,60 2,80 28,71 <0,05
6 Bật xa tại chỗ (cm) 67,80 4,31 145,00 16,06 56,67 <0,05
7 Chạy con thoi 4x10m (s) 21,75 1,48 12,28 1,07 20,21 <0,05
10 
(n=10) 
1 Chiều cao đứng (cm) 136,00 8,10 132,82 6,58 1,24 >0,05
2 Cân nặng (kg) 37,00 6,02 27,38 5,46 5,06 <0,05
3 BMI 19,86 1,33 15,42 2,07 10,52 <0,05
4 Dẻo gập thân (cm) -4,10 4,41 6,00 5,08 7,23 <0,05
5 Lực bóp tay thuận (kg) 8,67 1,23 17,47 3,00 22,65 <0,05
6 Bật xa tại chỗ (cm) 72,00 8,12 156,00 15,50 32,70 <0,05
7 Chạy con thoi 4x10m (s) 19,55 2,50 11,93 0,96 9,63 <0,05
11 
(n=10) 
1 Chiều cao đứng (cm) 140,90 8,14 137,59 7,39 1,29 >0,05
2 Cân nặng (kg) 42,40 3,87 30,03 6,63 10,12 <0,05
3 BMI 21,47 2,32 15,73 2,29 7,82 <0,05
4 Dẻo gập thân (cm) -8,50 5,35 6,00 5,59 8,57 <0,05
5 Lực bóp tay thuận (kg) 7,92 1,01 19,37 3,81 35,82 <0,05
6 Bật xa tại chỗ (cm) 70,00 8,06 161,00 17,88 35,69 <0,05
7 Chạy con thoi 4x10m (s) 22,38 2,48 11,61 0,87 13,74 <0,05
Bảng 1 cho thấy: 
- Về chiều cao đứng (cm): Chiều cao trung bình của trẻ CPTTT nam ở các độ tuổi 9, 10 
và 11 đều tương đương với chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam cùng độ tuổi (ở 
ngưỡng xác suất P > 0,05). 
- Về các chỉ số: Cân nặng (kg) và BMI: Giá trị trung bình của trẻ CPTTT nam ở tất cả 
các độ tuổi là cao hơn so với giá trị trung bình các chỉ số này ở nam giới Việt Nam cùng độ 
tuổi (ở ngưỡng xác suất P < 0,05). 
- Về các chỉ số thể lực: Dẻo gập thân (cm), Lực bóp tay thuận (kg), Bật xa tại chỗ (cm) 
và Chạy con thoi 4x10m (s): Giá trị trung bình của trẻ CPTTT nam ở tất cả các độ tuổi đều 
kém hơn so với giá trị trung bình các chỉ số này ở nam giới Việt Nam cùng độ tuổi (ở ngưỡng 
xác suất từ P < 0,05 đến 0,001). 
Từ kết quả nghiên cứu, có thể kết luận trẻ CPTTT nam có các chỉ số liên quan đến 
hình thái (chiều cao đứng (cm), cân nặng (kg) và BMI) ở hầu hết các độ tuổi hoặc tương 
đương hoặc cao hơn so với nam giới người Việt Nam cùng độ tuổi (số liệu năm 2001). Trong 
X X
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 11 (2019): 819-824
822 
khi đó, các chỉ số về thể lực (Dẻo gập thân (cm), Lực bóp tay thuận (kg), Bật xa tại chỗ (cm) 
và Chạy con thoi 4x10m (s)) thì trẻ CPTTT nam lại kém hơn hẳn so với nam giới Việt Nam 
cùng độ tuổi (số liệu năm 2001). 
2.2.2. Thực trạng một số chỉ số hình thái, thể lực của trẻ nữ CPTTT so với người Việt Nam 
cùng độ tuổi và giới tính (năm 2001) (xem Bảng 2) 
Bảng 2. So sánh các chỉ số của trẻ CPTTT nữ dạng nhẹ 
với thể chất người Việt Nam cùng độ tuổi và giới tính 
Tuổi STT Các chỉ số Trẻ CPTTT Người VN t student P S S 
9 
 (n=9) 
1 Chiều cao đứng (cm) 126,88 7,25 128,27 6,97 0,608 >0,05
2 Cân nặng (kg) 30,81 3,70 24,50 4,98 5,396 <0,05
3 BMI 19,11 1,09 14,80 1,88 12,505 <0,05
4 Dẻo gập thân (cm) -8,38 5,50 5,00 5,38 7,692 <0,05
5 Lực bóp tay thuận (kg) 8,60 0,59 14,10 2,71 29,399 <0,05
6 Bật xa tại chỗ (cm) 56,13 3,02 135,00 15,14 82,641 <0,05
7 Chạy con thoi 4x10m (s) 20,85 1,35 13,10 1,21 18,155 <0,05
10 
(n=10) 
1 Chiều cao đứng (cm) 130,80 8,41 133,88 7,10 1,158 >0,05
2 Cân nặng (kg) 33,75 4,87 27,23 5,87 4,234 <0,05
3 BMI 19,70 2,03 15,06 2,13 7,233 <0,05
4 Dẻo gập thân (cm) -4,10 4,39 5,00 5,64 6,552 <0,05
5 Lực bóp tay thuận (kg) 8,03 0,99 16,25 3,20 26,256 <0,05
6 Bật xa tại chỗ (cm) 59,50 4,15 144,00 15,80 64,337 <0,05
7 Chạy con thoi 4x10m (s) 20,42 2,07 12,89 1,15 11,490 <0,05
11 
(n=10) 
1 Chiều cao đứng (cm) 133,44 4,74 139,44 7,33 4,000 <0,05
2 Cân nặng (kg) 36,83 2,25 30,41 5,83 9,034 <0,05
3 BMI 20,72 1,43 15,53 1,98 11,471 <0,05
4 Dẻo gập thân (cm) -5,33 3,80 6,00 6,05 9,430 <0,05
5 Lực bóp tay thuận (kg) 8,21 0,59 18,78 3,62 56,324 <0,05
6 Bật xa tại chỗ (cm) 68,33 4,71 150,00 16,11 54,784 <0,05
7 Chạy con thoi 4x10m (s) 19,40 1,08 12,44 0,94 20,312 <0,05
Bảng 2 cho thấy: 
- Về Chiều cao đứng (cm): Ở nhóm 9 và 10 tuổi, trẻ CPTTT nữ có chiều cao trung bình 
tương đương với chiều cao trung bình của nữ giới Việt Nam cùng độ tuổi (ở ngưỡng xác 
suất P<0,05). Riêng chiều cao trung bình ở độ tuổi 11 là thấp hơn so với chiều cao trung 
bình của nữ giới Việt Nam cùng độ tuổi (ở ngưỡng xác suất P>0,05). 
- Về các chỉ số: Cân nặng và BMI: Giá trị trung bình của trẻ CPTTT nữ ở tất cả các độ 
tuổi là cao hơn so với giá trị trung bình các chỉ số này ở nữ giới Việt Nam cùng độ tuổi 
(ngưỡng xác suất P<0,05). 
X X
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trịnh Hữu Lộc và tgk
823 
- Về các chỉ số thể lực: Dẻo gập thân (cm), Lực bóp tay thuận (kg), Bật xa tại chỗ (cm) 
và Chạy con thoi 4x10m (s): Giá trị trung bình của trẻ CPTTT nữ ở tất cả các độ tuổi đều 
kém hơn so với giá trị trung bình các chỉ số này ở nữ giới Việt Nam cùng độ tuổi (ở ngưỡng 
xác suất từ P < 0,05 đến 0,001). 
Tóm lại, trẻ CPTTT nữ có các chỉ số liên quan đến hình thái (Chiều cao đứng (cm), 
Cân nặng (kg) và BMI) ở hầu hết các độ tuổi hoặc tương đương so với nữ giới người Việt 
Nam cùng độ tuổi (số liệu năm 2001), ngoại trừ chiều cao nhóm trẻ CPTTT nữ 11 tuổi. 
Trong khi đó, các chỉ số về thể lực (Dẻo gập thân (cm), Lực bóp tay thuận (kg), Bật xa tại 
chỗ (cm) và Chạy con thoi 4x10m (s)) thì trẻ CPTTT nữ lại kém hơn hẳn so với nữ giới Việt 
Nam cùng độ tuổi (số liệu năm 2001). 
3. Kết luận và kiến nghị 
3.1. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 7 chỉ số liên quan đến hình thái và thể lực của trẻ CPTTT 
dạng nhẹ từ 9 đến 11 tuổi ở một số trường chuyên biệt tại TPHCM (thời điểm năm 2017). 
Kết quả so sánh sự phát triển các chỉ số hình thái và thể lực của trẻ CPTTT dạng nhẹ từ 9 
đến 11 tuổi ở một số trường chuyên biệt tại TPHCM (thời điểm năm 2017) với mức trung 
bình của người Việt Nam cùng độ tuổi và giới tính (thời điểm 2001) cho thấy: Về hình thái, 
chiều cao đứng, cân nặng và BMI của trẻ CPTTT từ 9 đến 11 tuổi là tương đương so với trẻ 
bình thường ở cùng độ tuổi và giới tính, ngoại trừ chiều cao nhóm CPTTT nữ 11 tuổi; về thể 
lực, trẻ CPTTT từ 9 đến 11 tuổi kém hơn trẻ bình thường cùng độ tuổi ở tất cả các chỉ số về 
thể lực được nghiên cứu. 
3.2. Kiến nghị 
Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, bài viết đề xuất một số kiến nghị đối với các đơn vị 
giáo dục như sau: 
- Cần có thêm những nghiên cứu về thể chất của trẻ CPTTT với kích thước mẫu lớn hơn 
để có thể đánh giá đầy đủ thực trạng hình thái và thể lực của trẻ CPTTT cũng như thấy rõ 
hơn sự tác động và mức độ ảnh hưởng của sự kém phát triển về trí tuệ đối với sự phát triển 
về thể chất của các em. 
- Sử dụng kết quả nghiên cứu làm cơ sở xây dựng các bài tập phù hợp hơn với khả năng 
vận động và thể lực cho trẻ CPTTT từ 6 đến 8 tuổi ở các trường chuyên biệt tại TPHCM. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 11 (2019): 819-824
824 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguyen Quoc Thang (2008). Current status of physical education for children with disabilities in 
special schools in Ho Chi Minh City [Thuc trang cong tac giao duc the chat cho tre khuyet tat 
o cac truong chuyen biet tai Thanh pho Ho Chi Minh]. Graduation thesis, Ho Chi Minh City 
University of Education. 
Nguyen Quoc Thang (2011). Building a system of aerobics exercises to develop physical fitness for 
CPTTT children aged 6 -11 at some specialized schools in Ho Chi Minh City [Xay dung he 
thong cac bai tap the duc nhip dieu nham phat trien the luc cho tre cham phat trien tri tue tu 
6-11 tuoi o mot so truong chuyen biet tai Thanh pho Ho Chi Minh]. Master's thesis, Bac Ninh 
University of Sports. 
Nguyen Van Tri (2012). Studying physical exercises in physical education program of grades 1,2,3 
to teach visually impaired students [Nghien cuu cac bai tap the chat trong chuong trinh the 
duc lop 1,2,3 de day hoc sinh khiem thi]. Doctoral thesis, Viet Nam Sport Science Institute. 
SITUATION OF SOME MORPHOLOGICAL AND PHYSICAL 
STRENGTH OF CHILDREN WITH MILD DISABILITIES 
FROM 9 TO 11 YEARS OLD AT SOME SPECIAL SCHOOLS 
IN HO CHI MINH CITY 
Trinh Huu Loc, Nguyen Quoc Thang 1, Lam Thanh Minh 2* 
1 Ho Chi Minh City University of Sports and Education 
2 Ho Chi Minh City University of Education 
*Corresponding author: Lam Thanh Minh – Email: minhlth@hcmue.edu.vn 
Received: August 14, 2019; Revised: October 23, 2019; Accepted: November 15, 2019 
ABSTRACT 
By research methods such as: analysis and synthesis of documents, interviews, pedagogical 
tests and statistical methods. The article has evaluated the status of some morphological and physical 
strength of children with mild intelectual disability from 9 to 11 years old in some special schools in 
Ho Chi Minh City (in 2017). The results of the study show that: i) There is almost no difference 
regarding the morphological strength, height, weight and BMI of groups of children with metal 
retardation aged 9 to 11, apart from the height of the 11-year-old female group; ii) In terms of 
physical strength, mentally retarded children at the age from 9 to 11 are weaker than their normal 
counterparts in all indicators. The research’s findings, thereby, will be considered as a basis for 
further studíes to set up appropriate exercises for this object in the current period. 
Keywords: mild intelectual disability/ mental retardation; morphological and physical 
strength; special schools 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_mot_so_chi_so_hinh_thai_the_luc_cua_tre_cham_phat.pdf