Thực trạng một số năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh Trung học Cơ sở

Tóm tắt. Trong quá phát triển, giáo dục gia đình đặc biệt giáo dục của cha mẹ có vai trò

hết sức quan trọng đối với mỗi một cá nhân. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng được

trang bị một cách đầy đủ về kiến thức, về phương pháp giáo dục con và cũng không có bậc

cha mẹ nào được đào tạo một cách đầy đủ về việc giáo dục con cái. Chính vì thế, năng lực

giáo dục con của cha mẹ là một vấn đề cần được nghiên cứu một cách sâu sắc. Bài báo tập

trung phân tích một số năng lực giáo dục cơ bản của cha mẹ trong quá trình giáo dục con

ở độ tuổi thiếu niên. Kết quả cho thấy, hầu hết các năng lực giáo dục con của cha mẹ được

nghiên cứu không cao, chỉ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình.

pdf 12 trang yennguyen 5320
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng một số năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng một số năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh Trung học Cơ sở

Thực trạng một số năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh Trung học Cơ sở
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0062
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 100-111
This paper is available online at 
THỰC TRẠNG MỘT SỐ NĂNG LỰC GIÁO DỤC CON
CỦA CHAMẸ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Vũ Thị Khánh Linh
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trong quá phát triển, giáo dục gia đình đặc biệt giáo dục của cha mẹ có vai trò
hết sức quan trọng đối với mỗi một cá nhân. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng được
trang bị một cách đầy đủ về kiến thức, về phương pháp giáo dục con và cũng không có bậc
cha mẹ nào được đào tạo một cách đầy đủ về việc giáo dục con cái. Chính vì thế, năng lực
giáo dục con của cha mẹ là một vấn đề cần được nghiên cứu một cách sâu sắc. Bài báo tập
trung phân tích một số năng lực giáo dục cơ bản của cha mẹ trong quá trình giáo dục con
ở độ tuổi thiếu niên. Kết quả cho thấy, hầu hết các năng lực giáo dục con của cha mẹ được
nghiên cứu không cao, chỉ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình.
Từ khóa: năng lực, năng lực giáo dục con, cha mẹ, học sinh THCS.
1. Mở đầu
Giáo dục con trong gia đình có vai trò quan trọng trong quá trình lớn lên và hình thành nhân
cách của trẻ. Trong thời đại đầy đủ tiện nghi vật chất ngày nay, nhiều trẻ bị cuốn vào nhịp sống
nhanh với Internet, game online, những tệ nạn xã hội [9]. . . Hơn lúc nào hết, các em rất cần sự bảo
ban, dạy dỗ, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống của các bậc làm cha, làm mẹ. Giáo
dục trong gia đình Việt Nam không chỉ tác động mạnh mẽ ở giai đoạn ấu thơ mà còn ảnh hưởng
hết sức to lớn, lâu dài suốt cả cuộc đời. Vì thế, giáo dục gia đình mang tính chất thường xuyên, lâu
dài và có hệ thống chặt chẽ. Trong gia đình cha mẹ nên là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Đây
là nguyên tắc quyết định, có tầm quan trọng đặc biệt lớn lao đối với công tác giáo dục. Trẻ em rất
nhạy cảm và hay bắt chước nên cha mẹ trước hết phải làm gương từ cử chỉ, lời nói đến việc làm...
[1, 4, 5, 8].
Tuy nhiên, có nhiều bậc cha mẹ thiếu chuẩn bị và thiếu kinh nghiệm, nên thường giáo dục
con theo bản năng, đôi khi cha mẹ giáo dục con một cách tùy hứng và chính vì thế cũng có lúc
không tránh khỏi sai lầm [3, 5, 8]. Cách giáo dục quá nuông chiều con hay quá nghiêm đều không
phải là những cách thức giáo dục tối ưu đối với sự phát triển nhân cách của trẻ [8]. Thời gian gần
đây, con số thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng cả về số lượng và tính nghiêm
trọng [9]. Hơn ai hết, cha mẹ phải nhận thức thật nghiêm túc về tầm quan trọng của việc giáo dục
con cái. Ý thức được trách nhiệm làm cha mẹ là quan trọng và không thể thay thế. Họ cần phải có
kiến thức giáo dục, được trang bị những kĩ thuật tương tác với trẻ nhằm đạt hiệu quả giáo dục con
cao nhất.
Ngày nhận bài: 15/3/2017. Ngày nhận đăng: 20/5/2017.
Liên hệ: Vũ Thị Khánh Linh, e-mail: vuthikhanhlinh@gmail.com
100
Thực trạng một số năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh Trung học cơ sở
Từ đó có thể thấy vấn đề nghiên cứu năng lực giáo dục con trong gia đình của cha mẹ là
một đề cấp bách, cần có những nghiên cứu sâu và nghiêm túc. Vấn đề tâm lí học gia đình và giáo
dục gia đình đã được đề cập đến ở một số khía cạnh như phong cách giáo dục của cha mẹ, nội
dung giáo dục trong gia đình, sự tương tác cha mẹ và con cái, ảnh hưởng của cha mẹ đến sự phát
triển của thiếu niên, cách ứng xử của cha mẹ và con cái trong gia đình, những chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về năng lực giáo dục của cha mẹ. Vì những lí do trên chúng
tôi đã tiến hành nghiên cứu làm sáng tỏ một số năng lực giáo dục con của cha mẹ trong giai đoạn
hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 2000 cặp cha, mẹ – con của học đang học ở 5 trường
THCS: Nguyễn Tất Thành, Nguyển Bỉnh Khiêm, Chu Văn An, Nhật Tân, Cổ Nhuế II, thuộc 3 quận
nội thành: quận Cầu Giấy, Quận Tây Hồ, Quận Bắc Từ Liêm của thành phố Hà Nội.
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp: nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn sâu, quan sát,
điều tra viết, tham khảo ý kiến chuyên gia, xử lí số liệu bằng thống kê toán học. . . trong quá trình
nghiên cứu đề tài, trong đó phương pháp điều tra viết là phương pháp nghiên cứu chính.
Để tiến hành phương pháp điều tra viết chúng tôi xây dựng hai mẫu dành cho cha – mẹ và
con của học đang ở độ tuổi thiếu niên để tìm hiểu về các năng lực giáo dục con của cha mẹ đó là:
năng lực nêu gương, năng lực hiểu con, năng lực ứng xử, năng lực đánh giá sự tiến bộ, năng lực
định hướng, năng lực giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động trong gia đình và năng lực phối
hợp với nhà trường và cộng đồng trong quá trình giáo dục con. Hệ thống các item được thiết kế
cho từng năng lực. Mỗi năng lực được nghiên cứu trên 3 khía cạnh: nhận thức, thái độ, hành vi.
Trong hệ thống item nghiên cứu các năng lực, chúng tôi ưu tiên trọng số cho các item về hành vi
thực hiện như: cách hiểu con, cách nêu gương, cách ứng xử, cách đánh giá con, cách định hướng,
cách thức phối hợp với cộng đồng và nhà trường, cách thức tổ chức hoạt động trong gia đình trong
quá trình giáo dục con. Các hành vi này đều hướng tới các nội dung trong quá trình phát triển của
con như việc học tập, sự phát triển thể chất, quan hệ của con cái với những người xung quanh, giá
trị sống và định hướng tương lai cho trẻ. Mỗi item bao gồm ba phương án trả lời thể hiện 3 mức
độ của năng lực: thấp, trung bình và cao. Từ mức điểm này chúng tôi chia thành các thang đo cho
từng nội dung, tổng hợp các nội dung nhỏ, tiến hành so sánh giữa tự đánh giá của cha mẹ với đánh
giá của con để đánh giá về từng năng lực của cha mẹ.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Năng lực định hướng, tư vấn cho con trong hoạt động và trong quá trình phát triển
Việc định hướng, tư vấn cho con trong hoạt động và trong quá trình phát triển rất quan
trọng, nhất là khi có ở lứa tuổi thiếu niên. Ở lứa tuổi này trẻ có những thay đổi lớn so với lứa tuổi
trước đó. Cha mẹ cần có những hiểu biết đúng đắn để từ đó có những thái độ, cách cư xử phù hợp
trong giáo dục con. Chúng tôi tiến hành khảo sát năng lực này trên ba mặt nhận thức, thái độ và
hành vi. Kết quả mà chúng tôi thu được ở Bảng 1.
Qua Bảng 1 ta thấy ở cả 3 mặt: nhận thức, thái độ, hành vi của cha và mẹ đều ở mức thấp
(ĐTB chung lần lượt bằng 1.76 và 1.83). Kết quả cho thấy năng lực định hướng, tư vấn cho con
trong hoạt động và trong quá trình phát triển của cha mẹ nằm ở mức thấp. Ở cả 3 mặt, điểm trung
bình chung của cha có phần thấp hơn của mẹ, nhưng sự khác biệt không đáng kể. Với các tình
huống đưa ra ở phần này như khi con hậu đậu, lóng ngóng, làm vỡ đồ dùng; con cãi lại khi cha
101
Vũ Thị Khánh Linh
mẹ yêu cầu; con có những hành vi không tốt (nói tục, hút thuốc. . . ) hơn một nửa số phụ huynh
dùng cách phê bình con. Một số phụ huynh có được hành vi tích cực hơn là bình tĩnh giải thích
cho con. Nhưng vẫn còn một số không nhỏ cha mẹ dùng biện pháp trách mắng, trừng phạt với con.
Khi phỏng vấn cha mẹ về những khó khăn cha mẹ gặp phải khi định hướng, tư vấn cho con trong
hoạt động và trong quá trình phát triển rất nhiều bậc cha mẹ đã chỉ ra những khó khăn như: Quan
điểm và giá trị sống của cha mẹ và con cái khá mâu thuẫn với nhau, chính vì vậy khi cha mẹ tư vấn
cho con thì con cái thường không nghe theo. Hoặc ở độ tuổi dậy thì, tự ý thức của trẻ phát triển,
các con muốn làm theo ý mình để khẳng định mình hơn là lắng nghe theo sự chỉ bảo của cha mẹ.
Ngoài hai khó khăn này thì một khó khăn thứ ba khiến năng lực này ở cả cha và mẹ đều thấp đó là
do cha mẹ không tìm được phương pháp phù hợp để tư vấn và định hướng cho con.
Bảng 1. Năng lực định hướng, tư vấn cho con trong HĐ và trong QTPT của cha mẹ
Các mức độ (%) Cha Mẹ
NT TĐ HV NT TĐ HV
Thấp 32.2 32.2 34.6 30.8 27.2 26.2
Trung bình 55.6 59.3 56.5 57.5 62.1 64.5
Cao 12.2 8.5 8.9 11.7 10.7 9.3
ĐTB 1.78 1.76 1.74 1.81 1.84 1.83
ĐTB chung 1.76 1.83
Nhìn chung, theo tự đánh giá của cha mẹ về năng lực định hướng, tư vấn cho con trong hoạt
động và trong quá trình phát triển ở cả cha và mẹ đều không cao, chỉ ở mức trung bình. Trước
những thay đổi về thể chất, tâm lí của thiếu niên thì nhiều phụ huynh chưa có sự chuẩn bị về kiến
thức và tâm thế. Nên khi đối mặt với những ứng xử khác trước, đôi khi là tiêu cực của trẻ thì dễ
cảm thấy tức giận, lo lắng, nhưng lại chưa có biện pháp để tư vấn, định hướng cho con nên dẫn đến
việc thắt chặt kỉ luật, càng cố gắng áp chế trẻ. Tuy nhiên, việc này có thể gây những phản kháng
nơi trẻ và gây nên mâu thuẫn giữa cha mẹ và thiếu niên.
2.2.2. Năng lực sử dụng các phương pháp, phương tiện giáo dục gia đình tác động tới con
thông qua tổ chức các hoạt động và tương tác của gia đình
Bảng 2: Năng lực sử dụng các PP, PT giáo dục gia đình tác động tới con
thông qua tổ chức các hoạt động và tương tác của gia đình
Các mức độ (%) Cha Mẹ
NT TĐ HV NT TĐ HV
Thấp 17.8 19.6 21.0 15.9 15.0 18.2
Trung bình 70.1 68.3 67.3 71.5 71.0 69.6
Cao 12.1 12.1 11.7 12.6 14.0 12.2
ĐTB 1.94 1.93 1.91 1.97 1.99 1.94
ĐTB chung 1.93 1.97
Giáo dục gia đình khác với giáo dục trong nhà trường ở nhiều điểm trong đó sự khác biệt
nổi bật là về mục đích và phương tiện, phương pháp giáo dục. Nếu như hoạt động giáo dục trong
nhà trường là hoạt động chính thống, có tính tự giác, được tổ chức một cách bài bản, có hệ thống
với những mục đích, mục tiêu cụ thể, được xác định ngay từ đầu thì giáo dục trong gia đình lại
102
Thực trạng một số năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh Trung học cơ sở
mang tính tự phát, thường đi kèm hoặc là hệ quả của một hoạt động nào đó. Mục đích của giáo dục
trong gia đình cũng không phải mục đích tự thân của việc giáo dục mà là mục đích của hoạt động.
Xét khái quát ta thấy, năng lực này của cha mẹ đều ở dưới trung bình. Cả điểm trung bình
và tỉ lệ phần trăm các mức độ đều phản ánh điều này. Điểm trung bình của toàn thang là 1.93 điểm
ở cha và 1.97 điểm ở mẹ, đều nằm ở mức tiệm cận với mức trung bình (≈ 2). Điểm trung bình
của cha trong từng mặt lần lượt là 1.94; 1.93; 1.91 điểm. Điểm trung bình trong từng mặt của mẹ
có nhỉnh hơn của cha đôi chút nhưng sự chênh lệch không đáng kể cũng đều ở mức ≈ 2 điểm. Sử
dụng kiểm định trị trung bình của cha và mẹ trong mức độ hiểu con ở lĩnh vực học tập cũng cho
kết quả Sig = 0.42 > 0.05, cho thấy sự chênh lệch giữa này không có ý nghĩa.
Phân tích sâu vào từng mặt ta thấy:
+ Về mặt nhận thức: Có hơn 50% cha mẹ cho biết chỉ hiểu sơ qua về các phương pháp giáo
dục trong gia đình, họ chỉ nắm bắt được một số phương pháp phổ biến như: nhắc nhở, trò chuyện,
răn đe, nêu gương... Số phụ huynh hiểu rõ về các phương pháp, biết vận dụng linh hoạt các phương
pháp chiếm khoảng 30%. Và vẫn có khoảng 10% phụ huynh không quan tâm đến việc này. Qua
kết quả phân tích trên, có thể thấy các khách thể phụ huynh được khảo sát có nhận thức về các
phương tiện, phương pháp giáo dục con trong gia đình chưa sâu sắc, đầy đủ. Nhìn chung, các bậc
cha mẹ chỉ nắm được một số phương pháp, phương tiện cơ bản, và những hiểu biết về từng phương
pháp cũng chưa sâu sắc, điều này có thể sẽ ảnh hưởng khá lớn đến việc vận dụng các phương pháp
này trong quá trình giáo dục con.
+ Về mặt thái độ: Từ kết quả bảng 2, qua điểm trung bình và tỉ lệ phần trăm các mức độ,
chúng ta có thể thấy những biểu hiện thái độ của năng lực sử dụng các phương pháp, phương tiện
giáo dục gia đình tác động tới con thông qua tổ chức các hoạt động và tương tác của gia đình ở
mức trung bình. Ta có thể thấy rõ điều này khi xem xét từng câu hỏi. Trong tình huống khi con cái
tỏ thái độ chống đối lại phương pháp của cha mẹ thì có khoảng một nửa phụ huynh đều rơi vào
cảm giác bực bội, tức giận. Có khoảng 12% phụ huynh cảm thấy không thể chấp nhận hành vi này
của con. Và có khoảng 33% cha mẹ là có thể giữ bình tĩnh để tìm biện pháp phù hợp. Trong việc
thường xuyên phải nhắc nhở con thực hiện các công việc trong gia đình thì có khoảng 60% cha mẹ
cảm thấy hơi bực mình, mất kiên nhẫn khi thường xuyên nhắc nhở mà con không thay đổi, khoảng
12 phụ huynh bực bội, tức giận. Số phụ huynh có thể bình tĩnh, cố gắng kiên nhẫn dạy con chiếm
khoảng 27%. Qua những số liệu và phân tích trên có thể thấy ở những cặp cha mẹ được khảo sát,
nhiều cha mẹ còn chưa kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Khi con có khúc mắc hay phạm lỗi cha
mẹ dễ rơi vào cảm giác buồn bực, thất vọng. Chỉ một số phụ huynh có thể điều chỉnh cảm xúc của
mình, giữ bình tĩnh để tìm biện pháp giải quyết phù hợp.
+ Mặt hành vi: Nghiên cứu những hành vi cụ thể, biểu hiện của năng lực sử dụng các
phương pháp, phương tiện giáo dục gia đình tác động tới con thông qua tổ chức các hoạt động và
tương tác của gia đình, chúng tôi nhận thấy: Trong trường hợp con chống đối lại những nội dung
cha mẹ dạy bảo, có khoảng 50% cha mẹ thường phê bình con, sau đó mới tìm nguyên nhân sự việc,
khoảng 13% phụ huynh sẽ mắng con, yêu cầu không được tái phạm. Số cha mẹ có thể bình tĩnh
trao đổi, cùng con tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục khoảng 28%. Đối với những công việc
của con, khoảng 52% phụ huynh để con tự quyết định như bạn bè, học tập, định hướng tương lai,
khoảng 30% phụ huynh thường trao đổi với con về các lĩnh vực này để có sự lựa chọn hợp lí. Và
có khoảng 13% cha mẹ bắt buộc con phải làm theo sự chỉ đạo của mình. Qua những số liệu trên
có thể thấy trong lĩnh vực học tập, nhiều cha mẹ thường nghiêm khắc giáo dục con, một số ít vẫn
còn dùng biện pháp cưỡng ép, bắt buộc với con. Bên cạnh đó cũng có một số cha mẹ đã có những
ứng xử tích cực, tôn trọng con, khích lệ, đồng hành cùng con.
103
Vũ Thị Khánh Linh
2.2.3. Năng lực nêu gương
Trong giáo dục gia đình, một trong những phương pháp cha mẹ hay sử dụng trong quá trình
giáo dục con. Đặc điểm trẻ em là rất hay bắt chước. Mọi cử chỉ, lời nói của cha mẹ đều ảnh hưởng
lớn đối với trẻ. Vì vậy, để dạy con, cha mẹ cần phải làm tấm gương sáng, là khuôn mẫu để trẻ noi
theo. Tuy nhiên, không phải lúc nào cha mẹ cũng thành công khi sử dụng phương pháp này. Nhiều
khi trẻ cảm thấy rất khó chịu khi bị so sánh hoặc bắt buộc phải làm theo một khuôn mẫu nào đó.
Chính vì vậy để đem lại hiệu quả cho phương pháp này thì cha mẹ rất cần phải có năng lực nêu
gương trong quá trình giáo dục con.
Bảng 3. Năng lực nêu gương của cha mẹ
Các mức độ (%) Cha Mẹ
NT TĐ HV NT TĐ HV
Thấp 34.1 24.8 29.0 27.6 21.5 26.2
Trung bình 57.5 65.4 61.7 60.7 67.3 64.5
Cao 8.4 9.8 9.3 11.7 11.2 9.3
ĐTB 1.74 1.85 1.80 1.84 1.90 1.83
ĐTB chung 1.80 1.86
Xét khái quát có thể thấy:
Theo tự đánh giá của các bậc cha mẹ về năng lực nêu gương của mình ở mức độ thấp, tiệm
cận mức trung bình. ĐTB toàn thang đo là 1.80 đối với cha và 1.86 đối với mẹ. Cả 3 mặt biểu hiện
của năng lực nêu gương đều chỉ xấp xỉ 1.74 đến 1.90; không có mặt biểu hiện nào đạt mức trung
bình trở lên.
ĐTB toàn thang đo của mẹ có phần cao hơn cha (1.86 so với 1.80) và trong từng mặt biểu
hiện ĐTB của mẹ cũng cao hơn so với của cha, tuy nhiên sự khác biệt này là không đáng kể.
Phân tích sâu vào từng mặt ta thấy:
+ Về mặt nhận thức: Khi tìm hiểu về phương pháp nêu gương, có khoảng 65% cha mẹ cho
biết chỉ hiểu sơ qua. Số phụ huynh biết tường tận về phương pháp này chiếm khoảng 15%. Và vẫn
có khoảng 18% phụ huynh không quan tâm đến việc này ...  cũng cho thấy ĐTB
năng lực hiểu con của cha nhỏ hơn của mẹ (2.07 so với 2.13), tuy nhiên sự khác biệt này cũng
không đáng kể.
+ Về mặt nhận thức, chúng tôi tiến hành xây dựng những Item để tìm hiểu xem cha mẹ có
nhận biết về những vấn đề của trẻ như học tập, bạn bè, sự phát triển thể chất và cảm xúc hay không
và ở mức độ nào. Kết quả cho thấy hầu hết cha mẹ đều tập trung ở những Item: “tôi chỉ biết sơ
qua”, “tôi không chắc lắm”, “tôi đoán thế”, “tôi có biết nhưng không tường tận”. Việc lựa chọn
này phần nào nói lên sự hiểu biết chưa đầy đủ của các bậc cha mẹ về các vấn đề trong đời sống của
thiếu niên.
+ Về mặt thái độ: chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự biểu cảm của cha mẹ trong những tình
huống thực tiễn đời sống của trẻ và các mối quan hệ của trẻ. Những ý kiến của cha mẹ thu được
hầu hết đều cho thấy cha mẹ rất khó kiểm soát cảm xúc của mình trong quá trình giáo dục con.
Quá nửa số cha và mẹ được nghiên cứu tự đánh giá thường tỏ ra bực bội, khó chịu, lo lắng. Những
cũng có đến 15.4% và 12.5% cha mẹ cảm thấy rất tức giận, điên tiết, vô cùng lo lắng – ở mức độ
cảm xúc tiêu cực cao nhất. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ cha mẹ biết kiểm soát, kiềm chế những xúc cảm
tiêu cực để tìm hiểu tường tận những vấn đề con đang gặp phải.
+ Về mặt hành vi. Biểu hiện hành vi của năng lực hiểu con bị chi phối nhiều bởi hai mặt
nhận thức và thái độ. Chúng tôi nhận thấy nếu cha mẹ có nhận thức đầy đủ về các vấn đề mà trẻ
gặp phải, có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt thì sẽ có những hành vi phù hợp trong quá trình tương
tác với con giúp cha mẹ hiểu con cái hơn. Tuy nhiên, qua nghiên cứu ở cả hai mặt nhận thức và
thái độ của cha mẹ chỉ ở mức trung bình nên cũng chi phối rất nhiều đến những hành vi thể hiện
sự thấu hiểu với con cái của cha mẹ. Tỉ lệ phụ huynh lựa chọn những Item như: chú ý lắng nghe
con, tỏ thái độ quan tâm ân cần, thể hiện sự sẵn sàng trao đổi, tâm sự với trẻ để hiểu trẻ chiếm tỉ
lệ thấp. Những phân tích này cũng cho thấy năng lực hiểu con của cha mẹ có điểm trung bình cao
hơn các năng lực khác nhưng cũng chưa đạt mức tốt.
2.2.6. Năng lực ứng xử của cha mẹ đối với con tuổi học sinh THCS
Nếu như năng lực hiểu con được chúng tôi xem xét như một năng lực nền tảng thì năng lực
ứng xử với con được xem xét như một năng lực cơ sở. Bởi lẽ các nhóm năng lực khác của cha mẹ
trong quá trình giáo dục con đều được thể hiện thông qua cách thức ứng xử của cha mẹ đối với con
hàng ngày. Kết quả nghiên cứu về năng lực ứng xử của cha/mẹ với con lứa tuổi học sinh THCS
được thể hiện trong Bảng 6.
Bảng 6: Năng lực ứng xử của cha mẹ với con
Các mức độ (%) Cha Mẹ
NT TĐ HV NT TĐ HV
Thấp 18.9 13.1 22.3 9.7 14.7 13.5
Trung bình 53.0 51.6 46.5 60.7 56.9 56.5
Cao 28.1 35.3 31.2 29.6 28.4 30.0
ĐTB 2.09 2.22 2.09 2.20 2.14 2.17
ĐTB chung 2.13 2.17
Theo đánh giá của cha mẹ, năng lực ứng xử của cha mẹ với con đạt mức trung bình. Thể
hiện qua điểm đánh giá trung bình chung đạt 2.13 và 2.17, điểm trung bình chung của mẹ nhỉnh
107
Vũ Thị Khánh Linh
hơn của cha, tuy nhiên sự khác biệt không quá lớn. Giữa các mặt biểu hiện của năng lực ứng xử
chúng tôi nhận thấy ĐTB ở cả 3 mặt nhận thức, thái độ hành vi đều tiệm cận với thang điểm 2 –
thang điểm TB.
+ Về mặt nhận thức: ĐTB của cha là 2.09, của mẹ là 2.20. Điều này có thể thấy về cơ bản
các bậc cha mẹ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu biết về các đặc điểm tâm lí của
con cũng như những ứng xử hằng ngày của mình với con cái. Tuy nhiên, mức điểm nhận thức cũng
chỉ trên mức trung bình, chưa đạt tới mức điểm cao.
+ Về mặt thái độ: Một trong những mặt biểu hiện của năng lực ứng xử với con hàng ngày đó
chính là sự biểu cảm thái độ của cha mẹ tương ứng với những tình huống giao tiếp khác nhau trong
cuộc sống gia đình. Cha mẹ có năng lực ứng xử là những người có khả năng điều tiết cảm xúc, thái
độ của mình phù hợp trong quá trình giao tiếp với những tình huống giao tiếp hàng ngày đa dạng,
phong phú. Có những cha mẹ luôn tỏ ra nhẹ nhàng, thoải mái với con nhưng cũng có những bậc
cha mẹ luôn xét nét, tỏ ra nghiêm khắc với con. Cả hai cách ứng xử này đều bộc lộ những hạn chế
trong quá trình giao tiếp của cha mẹ đối với con. Cha mẹ có năng lực ứng xử là những người biết
căn cứ vào tình huống giao tiếp, vào đặc điểm tính cách của con, để đưa ra cách ứng xử hợp lí. Kết
quả nghiên cứu cho thấy phần lớn cha mẹ thường ở hai thái cực: có thái độ tiêu cực khi con mắc
lỗi và thái độ tích cực khi con ngoan ngoãn nghe lời. Tỉ lệ cha mẹ có sự bình tĩnh để động viên,
điều chỉnh khi con mắc lỗi chiếm tỉ lệ rất thấp. Vì thế, ĐTB của khía cạnh này ở cả cha và mẹ chỉ
đạt từ 2.14 đến 2.22.
+ Về mặt hành vi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu cách cư xử hàng ngày của cha mẹ với con
cái. Chúng tôi xây dựng những biểu hiện hành vi cua cha mẹ trong những tình huống giao tiếp
hàng ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh những biểu hiện yêu thương, quan tâm, gần gũi,
chia sẻ của cha mẹ dành cho con thì cũng không hiếm những hành vi không mong đợi của cha mẹ
như cáu gắt, quát mắng, thậm chí nhiều cha mẹ đã có những phản ứng mạnh như bạt tai, đánh đòn
khi con làm những điều cha mẹ không vừa ý. Và một điều đáng quan tâm ở đây là tỉ lệ cha mẹ có
những phản ứng mạnh như trên chiếm tỉ lệ cũng tương đối cao. Như trên chúng tôi đã phân tích,
các năng lực cụ thể của cha mẹ trong quá trình giáo dục con sẽ được phản ánh thông qua năng lực
ứng xử của cha mẹ với con cái trong cuộc sống hàng ngày. Điều này cho chúng tôi thêm những
khẳng định về sự hạn chế trong năng lực giáo dục con của nhiều bậc cha mẹ được nghiên cứu.
2.2.7. Năng lực hợp tác, phối hợp với nhà trường và cộng động dân cư trong giáo dục con
Bảng 7: Năng lực phối hợp với nhà trường
và cộng đồng dân cư trong giáo dục con của cha mẹ
Các mức độ (%) Cha Mẹ
NT TĐ HV NT TĐ HV
Thấp 8.4 11.7 10.7 8.0 4.3 10.0
Trung bình 64.3 50.6 56.8 45.6 55.0 58.0
Cao 27.3 37.8 32.4 46.4 40.7 32.0
ĐTB 2.2 2.3 2.2 2.4 2.4 2.2
ĐTB chung 2.2 2.3
Sự phối hợp, tương tác giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng có ý nghĩa quyết định trong
giáo dục học sinh. Một mặt, tạo ra môi trường giáo dục rộng lớn, phong phú, toàn diện, lành mạnh
và thống nhất, cho phép học sinh được thụ hưởng và hoạt động trong môi trường sống thực đã
được sư phạm hóa; mặt khác tạo ra sự phối hợp, bổ sung các tác động giáo dục từ nhà trường, gia
108
Thực trạng một số năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh Trung học cơ sở
đình và cộng đồng. Nhờ có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, sự tác động tới học sinh được
thống nhất và cộng hưởng. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cho rằng năng lực này của cha
mẹ là một năng lực cần thiết, có tác dụng bổ trợ cho các năng lực khác để quá trình giáo dục con
của cha mẹ đạt hiệu quả tối ưu. Nghiên cứu năng lực phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng dân
cư trong quá trình giáo dục con của các bậc phụ huynh chúng tôi thu được kết quả Bảng 7.
Quan sát Bảng 7 chúng ta nhận thấy năng lực này của các bậc cha mẹ cũng tương tự với
mức điểm khi đánh giá về các năng lực trên, cũng chỉ dừng lại ở mức độ trung bình, ở cả 3 mặt
nhận thức, thái độ, hành vi.
Có một sự thay đổi rõ rệt về tỉ lệ phần trăm trong tự đánh giá của cha mẹ về mức độ năng
lực của mình. Nếu trong các nhóm năng lực trên tỉ lệ cha mẹ tự đánh giá ở mức độ trung bình luôn
chiếm ưu thế thì đến năng lực này chúng tôi nhận thấy tỉ lệ cha mẹ đánh giá năng lực phối hợp các
lực lượng giáo dục trong quá trình giáo dục con của mình có sự gia tăng ở mức độ cao. Đặc biệt
trong tự đánh giá của mẹ thì ở mức độ cao chiếm tỉ lệ gần bằng với mức độ trung bình. Điều này
có thể cho thấy có một tỉ lệ không nhỏ cha mẹ tự đánh giá mình có năng lực này và năng lực này
đạt ở mức trung bình đến cao.
Có sự thống nhất ở cả 3 mặt nhận thức, thái độ và hành vi của cả cha và mẹ, biểu thị qua cả
tỉ lệ phần trăm và điểm trung bình của 3 mặt. Điểm trung bình của bố đạt được ở cả 3 mặt lần lượt
là (2.2; 2.3; 2.2) còn của mẹ là (2.4; 2.4; 2.2).
Xét riêng biểu hiện từng mặt chúng ta thấy:
+ Về mặt nhận thức: Hầu hết cha mẹ đều hiểu về tầm quan trọng của việc phối kết hợp
các lực lượng giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Các bậc cha mẹ cũng có những nhận
thức khá đầy đủ các lực lượng giáo dục trong nhà trường và xã hội sẽ bao gồm những lực lượng
nào.Nhưng những hiểu biết này còn khá sơ bộ và chủ yếu tập trung nhiều sang phía nhà trường hơn
ngoài xã hội. Những đối tượng thường xuyên được cha mẹ nhắc đến trong nhà trường để phối hợp
giáo dục con cái chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, hiệu trưởng. Tất cả 100.0%
cha mẹ chỉ ra được đối tượng phối hợp chặt chẽ nhất trong việc giáo dục con cái của họ là giáo
viên chủ nhiệm. Chỉ 67.9% nhắc đến giáo viên bộ môn, ban giám hiệu nhà trường. Ngoài ra những
lực lượng khác như giáo vụ, Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường đều rất ít được phụ huynh nhắc đến.
Khi đánh giá về vai trò của xã hội thì hầu hết cha mẹ đều nhận thức được khá đúng đắn, nhưng khi
chúng tôi đề cập đến việc chỉ ra những đối tượng cụ thể trong xã hội để phối kết hợp hoạt động thì
hầu hết cha mẹ đều không chỉ ra được chính xác.
+ Về mặt thái độ: Điểm trung bình của cha và mẹ lần lượt là 2.2; 2.3 đều trong mức trung
bình. Phân tích sâu hơn ta thấy thái độ của mẹ trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong
giáo dục con tích cực hơn cha. Cụ thể là ở điểm trung bình của mẹ là 2.3 cao hơn của bố (2.2.2),
Sig = 0.03 < 0.05. Điều này cũng được thể hiện trong các câu hỏi cụ thể. Như trong tình huống khi
phải tiếp xúc với giáo viên chủ nhiệm thì tới 60% cha mẹ trả lời ở mức bình thường, nhưng cũng
có tới 38.7% trả lời luôn cảm thấy phiền và khó chịu khi phải gặp gỡ giáo viên. Đối với những
hoạt động nhà trường tổ chức cần có sự tham gia của phụ huynh thì có 50,1 phụ huynh trả lời sẽ
tham gia nhưng không thực sự thoải mái. 39.1 trả lời sẵn sàng tham gia và 10.8% phụ huynh trả lời
không muốn tham gia. Đối với những câu hỏi liên quan đến các hoạt động tập thể tại địa phương,
những hoạt động cộng đồng thì tỉ lệ cha mẹ khuyến khích con tham gia cũng chiếm khá thấp chỉ
khoảng 32,0%. Nhiều bậc cha mẹ còn cảm thấy không thoải mái, thậm chí nhiều cha mẹ cảm thấy
việc tham gia những hoạt động này là rất vô bổ.
+ Mặt hành vi: Trong nhóm năng lực này chúng tôi nhận thấy có sự chi phối mạnh giữa 2
mặt thái độ và hành vi: Hầu hết những bậc cha mẹ có thái độ không thoải mái, không tích cực ở
mặt thái độ thì cũng không tích cực trong hành vi và ngược lại. Nhưng trong năng lực này lại tồn
tại sự mâu thuẫn lớn giữa nhận thức với 2 mặt thái độ và hành vi. Nếu hầu hết cha mẹ đều nhận
109
Vũ Thị Khánh Linh
thức được đầy đủ về vai trò của nhà trường và xã hội đối với sự phát triển của con thì phần thái độ
và hành vi lại không đạt được như mặt nhận thức.
Từ nghiên cứu trên chúng tôi có thể thấy năng lực này của cha mẹ cũng không cao, hầu hết
cha mẹ có những hiểu biết chưa đầy đủ về việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong quá trình
giáo dục con, chính vì vậy chi phối nhiều đến thái độ và hành vi. Và đây là nguyên nhân khiến
năng lực này của các bậc cha mẹ cũng không đạt mức cao.
3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung, năng lực giáo dục con của cha mẹ trong các nhóm
trường được nghiên cứu không cao, chỉ ở mức trung bình. Nhiều cha mẹ thực sự thiếu kĩ năng giáo
dục con cái, chủ yếu làm theo bản năng và thường bị yếu tố cảm xúc chi phối. Đối với các năng lực
giáo dục được nghiên cứu có sự thống nhất ở 3 mặt biểu hiện: nhận thức, thái độ, hành vi. Phần lớn
cha mẹ có nhận thức về các phương pháp giáo dục và kĩ thuật giáo dục con còn hạn chế, khó kiểm
soát cảm xúc trong quá trình giáo dục con, dẫn đến những biểu hiện hành vi của cha mẹ cũng chưa
thực sự phù hợp và hiệu quả trong quá trình giáo dục thiếu niên. Kết quả này cho thấy cần phải tổ
chức nhiều khóa tập huấn nâng cao năng lực giáo dục con của cha mẹ để hỗ trợ cho quá trình giáo
dục con tại gia đình của cha mẹ đạt hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lưu Song Hà, 2006. Cảm nhận về cha mẹ của học sinh THCS và ảnh hưởng của nó đến hành
vi lệch chuẩn của các em. Tạp chí Tâm lí học, Số 5 (86), tr 28 - 34.
[2] Lưu Song Hà, 2007. Nhu cầu của học sinh THCS về quan hệ của cha mẹ đối với các em. Tạp
chí Tâm lí học, Số 4 (97), tr 12 – 16.
[3] Trương Khánh Hà, 2011. Phong cách giáo dục của cha mẹ. Tạp chí Tâm lí học Xã hội và
Nhân văn, Tập 27, Số 3, tr 162 -169.
[4] Trương Thị Khánh Hà, 2012. Phân tích so sánh một số quan điểm của cha mẹ và con cái.
Tạp chí Tâm lí học, Số 1 (154), tr 65 – 74.
[5] Trương Thị Khánh Hà, 2012. Phong cách giáo dục của cha mẹ và ảnh hưởng của nó đối với
con tuổi vị thành niên. Tạp chí Tâm lí học, Số 4 (157), tr 46 – 55.
[6] Nguyễn Thị Hoa, 2008. Ứng xử của con theo cách nhìn của các bậc cha mẹ. Tạp chí Tâm lí
học, Số 6 (111), tr 33 -39.
[7] Nguyễn Thị Lan, 2008. Dự định nghề nghiệp cho con của các bậc cha mẹ trong bối cảnh
phát triển về kinh tế tư nhân ở nước ta. Tạp chí Tâm lí học, Số 3 (108), tr 32 – 36.
[8] Vũ Thị Khánh Linh, 2012. Phong cách giáo dục của cha mẹ trong các lĩnh vực giáo dục gia
đình. Tạp chí Tâm lí học, Số 2 (155), tr 64 – 74.
[9] Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Cao Minh, Victoria K. Ngô, 2009. Lo lắng của cha mẹ Việt Nam
về các vấn đề phát triển tâm lí của con trẻ. Tạp chí Tâm lí học, Số 11 (128), tr 29 – 40.
[10] Lê Minh Nguyệt, 2012. Thực trạng sự cảm nhận về nhau trong quá trình tương tác giữa cha,
mẹ với con ở tuổi thiếu niên. Tạp chí Tâm lí học, số 10 (127), tr58-63
[11] Lê Minh Nguyệt, 2009. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự tương tác giữa cha mẹ và con cái.
Tạp chí Tâm lí học, Số 9 (126), tr 41 – 46.
110
Thực trạng một số năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh Trung học cơ sở
[12] Nguyễn Thị Nguyệt, 2007. Sự lựa chọn ứng xử của cha mẹ đối với con. Tạp chí Tâm lí học,
Số 9 (102), tr 60 – 63.
[13] Lã Thu Thủy, 2005. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học và vai trò của cha mẹ trong
việc phát triển nhận thức của con cái ở lứa tuổi này. Tạp chí Tâm lí học, Số 7 (76), tr 37 –
41.
[14] Baumrind D., 1991. The influence of parenting style on adolescent competence and
substance use. Joumal of Early Adolescence, 11 (1), pp. 56 - 95.
[15] R.S. David, 2002. Developmental psychology Childhood and Adolescence, Sixth Edition,
Wadsworth, Thomson Leammg Inc.
ABSTRACT
The present situation of some competencies
in educating children of secondary students’ parents
Vu Thi Khanh Linh
Faculty of Psychology and Pedagog, Hanoi National University of Education
In thedevelopmentprocess, family education – especially parenting education plays an
important role for every individual. However, not all parents are adequately equipped with
knowledge, parenting methods and no parents are adequately trained in educating their children.
Therefore, parents’ competencies in educating their children are problems that need to be studied
deeply. This article focuses on analysing some of the basic education competencies of parents in
the process of educating their teenage children. The results showed that most of the education
competencies of the parents studied were not high, only medium or below the average.
Keywords: Competence, competency in educating children, parents, junior high
school/secondary students.
111

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_mot_so_nang_luc_giao_duc_con_cua_cha_me_hoc_sinh.pdf