Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động

phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các

trường mầm non ngoài công lập Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả

khảo sát cho thấy cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh trẻ nhận thức

tương đối đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này, đồng thời

đã chú trọng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia

đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lý

hoạt động này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: Lực lượng tham

gia quản lý còn mỏng; Quản lý nội dung, hình thức và phương pháp phối

hợp, kiểm tra, đánh giá kết quả phối hợp, điều kiện hỗ trợ còn nhiều hạn chế

và bất cập Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng, bài viết đề xuất

những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động phối

hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường

mầm non ngoài công lập.

pdf 9 trang yennguyen 7020
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
 Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
ISSN 1859-1612, Số 4(52)A/2019: tr.254-262 
Ngày nhận bài: 12/6/2019; Hoàn thiện phản biện: 10/7/2019; Ngày nhận đăng: 15/7/201 
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP 
GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG CHĂM SÓC, 
GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP 
QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 NGUYỄN THỊ NGỌC XƯƠNG 
 Trường mầm non tư thục Minh Anh,Quận 11, TPHCM 
Tóm tắt: Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động 
phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các 
trường mầm non ngoài công lập Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả 
khảo sát cho thấy cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh trẻ nhận thức 
tương đối đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này, đồng thời 
đã chú trọng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia 
đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lý 
hoạt động này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: Lực lượng tham 
gia quản lý còn mỏng; Quản lý nội dung, hình thức và phương pháp phối 
hợp, kiểm tra, đánh giá kết quả phối hợp, điều kiện hỗ trợ còn nhiều hạn chế 
và bất cập Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng, bài viết đề xuất 
những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động phối 
hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường 
mầm non ngoài công lập. 
Từ khoá: Quản lý, Quản lý hoạt động phối hợp, Gia đình, Nhà trường, 
Chăm sóc, Giáo dục, Trẻ mầm non. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ngày nay, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và kinh tế xã hội đã kéo 
theo sự thay đổi và phát triển giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục mầm non nói 
riêng. Vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta 
quan tâm chú trọng, đây là một nội dung cơ bản của chiến lược con người, góp phần 
xây dựng một xã hội phát triển lành mạnh, văn minh, đồng thời là cơ sở để tạo ra nguồn 
nhân lực có chất lượng, đóng góp vào sự thành công của công cuộc phát triển và đổi 
mới của đất nước. Đảng và Nhà nước, Bộ GD-ĐT đã có nhiều văn bản tạo hành lang 
pháp lý nhằm nâng cao vai trò, vị trí của giáo dục mầm non trong chiến lược đào tạo 
con người. Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thông qua đã khẳng định mục tiêu cụ thể đối 
với giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình 
thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp một. Hoàn 
thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ 
cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa 
hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng 
phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục [1]. 
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH... 255 
Sự phối hợp giữa nhà trường (NT) và gia đình (GĐ) trong công tác chăm sóc, giáo dục 
trẻ đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với hiệu quả giáo dục. A.X Macazenko (1888 – 
1939), nhà giáo dục Nga đã khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa nhà trường, gia 
đình và xã hội trong giáo dục trẻ, trong đó, cha mẹ là người phải có trách nhiệm cùng 
với nhà trường và xã hội phối hợp trong việc thống nhất giáo dục trẻ [2]. Trong tác 
phẩm “Vấn đề về con người” của Jonh Dewey (1859-1952) - nhà giáo dục Mỹ viết năm 
1946 đã khẳng định nếu không có sự kết hợp giữa giáo dục nhà trường và giáo dục gia 
đình thì nền dân chủ không thể tồn tại lâu dài, càng không thể nói tới sự phát triển [3]. 
Như vậy, việc giáo dục, chăm sóc, bồi dưỡng, giáo dục rèn luyện các phẩm chất và năng 
lực của trẻ mầm non luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực 
lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình của trẻ. 
Đồng thời, quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình cần được quan tâm, 
chú trọng và xác định đúng đắn mục tiêu quản lý; thực hiện nội dung; lựa chọn phương 
pháp, hình thức và kiểm tra - đánh giá hoạt động quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công 
tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 
2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ trong chăm sóc, 
giáo dục trẻ ở các trường Mầm non ngoài công lập trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ 
Chí Minh, chúng tôi đã khảo sát 185 cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên (GV), 186 
phụ huynh (PH) của 11 trường Mầm non ngoài công lập. Các phương pháp được sử 
dụng là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn và phương pháp 
thống kê toán học. Kết quả khảo sát được sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý. Kết 
quả cho thấy Cronbach's Alpha là 0.894, như vậy bảng hỏi có độ tin cậy. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động phối hợp giữ 
nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non 
Bảng 1. Đánh giá của CBQL, GV và PH trẻ về tầm quan trọng của quản lý hoạt động phối hợp 
TT Các mức độ đánh giá 
CBQL + GV PH trẻ 
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 
1 Rất quan trọng 122 65,9 85 45,7 
2 Quan trọng 63 34,1 101 54,3 
3 Ít quan trọng 0 0,0 0 0,0 
4 Không quan trọng 0 0,0 0 0,0 
Tổng 185 100 186 100 
Qua số liệu ở bảng 1 cho thấy, có 100% CBQL, GV và PH trẻ đều đánh giá ở mức 
“Quan trọng” và “Rất quan trọng”. Đây là điều kiện thuận lợi, bởi lẽ với kết quả này có 
thể khẳng định rằng dù ít hay nhiều thì CBQL, GV và PH trẻ đã thấy được tầm quan 
trọng của quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo 
dục trẻ. Do vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi các 
256 NGUYỄN THỊ NGỌC XƯƠNG 
CBQL; GV và PH phải nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của quản lý hoạt động phối 
hợp giữa nhà trường - gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non, khi 
đó họ mới cùng nhau để sắp xếp thời gian, hỗ trợ tích cực trong hoạt động này phối hợp. 
Với tỷ lệ 65,9% CBQL; GV đánh giá ở mức rất quan trọng so với 45,7% PH trẻ đánh 
giá mức rất quan trọng và 34,1% CBQL; GV đánh giá ở mức quan trọng so với 54,3% 
PH trẻ đánh giá mức quan trọng; điều này khẳng định CBQL; GV có nhận thức sâu sắc 
hơn PH trẻ. Tuy vậy, vấn đề nhận thức của một bộ phận CBQL; GV và 54,3% PH trẻ 
chỉ đánh giá ở mức quan trọng cho thấy việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho 
CBQL; GV và PH trẻ ở các trường Mầm non trong hoạt động phối hợp vẫn chưa đạt 
hiệu quả cao nhất, qua trao đổi với một số GV cho thấy vẫn còn một số trường mầm non 
chưa tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL; GV và đặc biệt là PH trẻ hiểu rõ vai 
trò tác dụng của quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm 
sóc, giáo dục trẻ mầm non. Chính vì thế, hiệu trưởng các trường Mầm non cần có kế 
hoạch và dành thời gian để tuyên truyền đến GV và PH trẻ nắm rõ tác dụng của quản lý 
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ là 
rất quan trọng. 
3.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện mục tiêu hoạt động phối hợp giữa nhà 
trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 
Quản lý mục tiêu của hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở 
trường Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành 
những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ em những năng lực 
và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, 
khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở 
các cấp học tiếp theo. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó thì người hiệu trưởng 
ở trường Mầm non cần phải thực hiện quản lý mục tiêu của việc phối hợp này. 
Bảng 2. Đánh giá của CBQL, GV và PH trẻ về quản lý việc thực hiện mục tiêu hoạt động phối 
hợp trong chăm sóc, giáo dục trẻ 
TT Nội dung quản lý mục tiêu phối hợp 
Mức độ thực hiện 
CBQL, GV PH trẻ 
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 
1 Mục tiêu phối hợp giáo dục về mặt thể chất 3.24 0.51 2.73 0.44 
2 Mục tiêu phối hợp giáo dục về mặt ngôn ngữ 2.77 0.56 2.73 0.45 
3 Mục tiêu phối hợp giáo dục trẻ về mặt nhận thức 2.68 0.47 2.63 0.48 
4 Mục tiêu giáo dục trẻ về mặt tình cảm và xã hội 3.14 0.48 2.82 0.39 
5 Mục tiêu phối hợp trong giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 3.25 0.48 2.64 0.48 
6 
Mục tiêu phối hợp nhằm tạo tâm lý tích cực cho trẻ đến 
lớp 3.09 0.50 2.64 0.48 
* Ghi chú:1 ≤ X ≤ 4 ; X : Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn 
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH... 257 
Qua kết quả thống kê bảng 2 cho thấy, ở 06 nội dung quản lý việc thực hiện mục tiêu 
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ được 
CBQL, GV đánh giá có mức điểm trung bình từ (2.68 đến 3.25), trong khi đó sự đánh 
giá này ở phụ huynh trẻ lại có điểm số trung bình dao động từ (2.63 đến 2.73). Điều này 
thể hiện sự chênh lệch trong cách đánh giá của hai đối tượng khảo sát. Thực tế cho thấy, 
đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là những người thực tiếp tham gia vào quá trình 
chăm sóc, giáo dục trẻ nên là người hiểu rõ về các mục tiêu trong việc phối hợp để 
chăm sóc, giáo dục trẻ. Do vậy, đánh giá của GV thường cao hơn phụ huynh trẻ. 
Trong các nội dung được khảo sát, CBQL và GV cho rằng quản lý việc thực hiện mục 
tiêu chăm sóc, giáo dục về mặt thể chất là quan trọng nhất, bởi lẽ ở lứa tuổi mẫu giáo 
việc chăm sóc, giáo dục để các em có được sự phát triển hài hoà về mặt thế chất là nền 
tảng vô cùng quan trọng cho định hướng phát triển nhân cách trong tương lai. Ngược lại 
mục tiêu về phát triển nhân thức được đánh giá ở mức độ thấp nhất trong các mục tiêu 
được khảo sát. Điều này có thể cho thấy đối với học sinh mầm non cần chú trọng phát 
triển các nhân tố như thế chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, và yếu tố tâm lý để định 
hướng cho sự phát triển là vô cùng quan trọng. Bởi tính đặc thù trong hoạt động ở lứa 
tuổi mầm non đó là hoạt động vui chơi. 
3.3. Thực trạng về quản lý việc thực hiện các nội dung phối hợp giữa nhà trường 
và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 
Số liệu thống kê cho thấy, sáu nội dung khảo sát ý kiến của CBQL, GV và PH trẻ có thể 
nhận định được rằng sự đánh giá của CBQL, GV và PH trẻ có sự nhận định khá tương 
đồng về điểm số trung bình khi đánh giá về quản lý việc thực hiện các nội dung phối 
hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Cụ thể sự đánh giá của 
CBQL, GV về nội dung phát triển thể chất; Phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng, 
sức khỏe với ĐTB là 3.16; trong khi đó đánh giá về nội dung này của PH trẻ ĐTB là 
2.63. Với kết quả này cho thấy CBQL; GV có nhận thức và hiểu biết về tác dụng của 
việc phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe là rất cần thiết. Điều này đòi 
hỏi CBQL các nhà trường cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho 
một bộ phận CBQL; GV và PH trẻ để họ hiểu hơn về tác dụng tích cực khi phối hợp 
phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ. 
Nội dung giáo dục ngôn ngữ gồm: Nghe; nói; làm quen với sách; làm quen với việc đọc, 
viết thì được CBQL, GV và PH trẻ đánh giá có sự tương đồng, đều cho kết quả đánh giá 
giống nhau là 2.46. Như vậy CBQL, GV và PH trẻ đều có nhận thức giống nhau trong 
phối hợp để giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Tuy vậy, với kết quả đánh giá là 2.46 là kết quả 
chưa cao, đòi hỏi CBQL cần tăng cường rà soát để lựa chọn các biện pháp nhằm nâng 
cao sự phối hợp trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Trong khi đó CBQL; GV đánh giá 
thấp hơn PH trẻ về nội dung giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ gồm: Luyện các giác 
quan; khám phá khoa học; khám phá xã hội và cho trẻ làm quen với khái niệm sơ đẳng 
về toán. Giá trị trung bình mà CBQL; GV đánh giá về nội dung này là 2.48; khi đó PH 
trẻ đánh giá là 2.63. Điều này cho thấy, một bộ phận CBQL; GV chưa hiểu rõ về nội 
dung giáo dục này, đây là nội dung quan trọng nhằm giáo dục phát triển nhận thức cho 
258 NGUYỄN THỊ NGỌC XƯƠNG 
trẻ luyện giác quan; khám phá khoa học; khám phá xã hội và cho trẻ làm quen với khái 
niệm sơ đẳng về toán, tuy vậy, việc đánh giá về nội dung của CBQL; GV thấp hơn PH 
trẻ là vấn đề đáng lo ngại, nếu hiệu trưởng các nhà trường không có kế hoạch để nâng 
cao kiến thức, kỹ năng, năng lực cho giáo viên nhằm lĩnh hội được chắc chắn vấn đề 
giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ luyện giác quan; khám phá khoa học; khám phá xã 
hội và cho trẻ làm quen với khái niệm sơ đẳng về toán, thì kết quả phối hợp giữa nhà 
trường và gia đình sẽ không được như mong muốn, bởi lẽ CBQL; GV là những người 
có kiến thức chuyên môn, phải nắm vững các nội dung giáo dục mới có thể chia sẻ kiến 
thức để phối hợp với gia đình trong chăm soc giáo dục trẻ tốt hơn được. 
3.4. Thực trạng quản lý việc thực hiện phương pháp và hình thức phối hợp giữa 
nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 
Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện quản lý việc 
thực hiện phương pháp và hình thức phối hợp chỉ ở mức từ (2.51 đến 2.62) và các giá trị 
trung bình mà PH trẻ đánh giá từ (2.37 đến 2.91). So sánh đối chiếu về việc đánh giá 
những kết quả thực hiện phương pháp và hình thức hoạt động phối hợp chăm sóc, giáo 
dục trẻ ở các trường Mầm non quận 11, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có năm 
phương pháp và hình thức khảo sát ý kiến thì có ba phương pháp có kết quả giá trị trung 
bình đánh giá của CBQL: GV thấp hơn so và hình thức với kết quả đánh giá của PH trẻ, 
đây là vấn đề đáng lo ngại, bởi lẽ qua kết quả đánh giá này có thể thấy được việc sử 
dụng các phương pháp phối hợp trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế, CBQL; 
GV phải là lực lượng nòng cốt, hiểu biết về phương pháp giáo dục để hỗ trợ về chuyên 
môn với PH trẻ khi đó mới đạt hiệu quả cao trong công tác phối hợp hoạt động chăm 
sóc giáo dục trẻ. Trong đó có hai nhóm phương pháp trực quan minh họa và nhóm 
phương pháp dùng lời nói được CBQL: GV đánh giá 2.61 và PH trẻ đánh giá là 2.37. 
Từ thực trạng này có thể nhận định rằng sự hiểu biết về các nhóm phương pháp chăm 
sóc giáo dục trẻ ở các trường Mầm non quận 11, thành phố Hồ Chí Minh là chưa được 
tốt và có sự chênh lệch về nhận thức và kiến thức về phương pháp chăm sóc giáo dục 
trẻ. Điều quan trọng là có đến ba nhóm phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ mà CBQL; 
GV đánh giá có giá trị trung bình thấp hơn PH trẻ, như thế sẽ rất khó để nâng cao chất 
lượng chăm sóc giáo dục trẻ, bởi lẽ CBQL; GV là những người có kiến thức về chuyên 
môn. Chính vì vậy, hiệu trưởng các trường Mầm non cần rà soát những hạn chế trong 
việc quản lý phương pháp và hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong 
chăm sóc, giáo dục trẻ. 
3.5. Thực trạng về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phối 
hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 
Qua số liệu thống kê từ kết quả khảo sát ở bảng 3 cho thấy thực trạng quản lý hoạt động 
kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm 
sóc, giáo dục trẻ mới chỉ đạt ở mức độ trung bình khá. Điều đáng lưu ý là kết quả đánh 
giá của về hoạt động này của CBQL; GV thấp hơn PH trẻ như: Công tác kiểm tra đánh 
giá việc phối hợp thực hiện chăm sóc - giáo dục trẻ, CBQL; GV đánh giá ở mức 2.48, 
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH... 259 
còn PH trẻ đánh giá ở mức 2.91; CBQL; GV đánh giá công tác kiểm tra đánh giá việc 
phối hợp thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ là 2.50; trong khi đó PH trẻ 
đánh giá ở mức 2.82. Mặt dù sự chênh lệch về kết quả đánh giá này là không nhiều, 
nhưng qua số liệu thống kê này cho thấy mực độ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá 
các hoạt động chăm sóc phối hợp nhằm giáo dục trẻ là chưa tốt, mức độ thực hiện mới 
chỉ dừng lại ở mức trung bình khá, điều này đòi hỏi hiệu trưởng các trường cần rà soát 
và điều chỉnh những tồn tại để thực hiện tốt hơn công tác này. 
Bảng 3. Đánh giá của CBQL, GV và PH trẻ về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả 
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 
TT Nội dung 
Mức độ thực hiện 
CBQL, GV PH trẻ 
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 
1 
 Kiểm tra đánh giá việc phối hợp thực hiện chăm 
sóc - giáo dục trẻ 
2.48 0.50 2.91 0.28 
2 
 Kiểm tra đánh giá việc phối hợp thực hiện nội 
dung chăm sóc giáo dục trẻ 
2.54 0.55 2.54 0.50 
3 
 Kiểm tra đánh giá việc phối hợp thực hiện phương 
pháp chăm sóc giáo dục trẻ 
2.50 0.55 2.82 0.38 
* Ghi chú:1 ≤ X ≤ 4 ; X : Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn 
3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia 
đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non 
Bảng 4. Đánh giá của CBQL, GV và PH trẻ về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động 
phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 
TT Các yếu tố ảnh hưởng 
CBQL + GV PH trẻ 
SL 
Tỷ lệ 
(%) 
SL 
Tỷ lệ 
(%) 
1 
Năng lực quản lý tổ chức phối hợp của CBQL, 
GV và PH trẻ 
53 
28,6 102 54,8 
2 Quy chế phối hợp 70 37,8 91 48,9 
3 Kinh phí hạn hẹp 85 45,9 33 17,7 
4 Cha mẹ của trẻ không phối hợp 65 35,1 85 45,7 
5 Tài liệu phối hợp thiếu 41 22,2 136 73,1 
6 Phương pháp phối hợp chưa hiệu quả 40 21,6 65 34,9 
7 Nội dung phối hợp chưa phong phú 56 30,3 16 8,6 
8 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu 54 29,2 75 40,3 
9 Cha mẹ trẻ tham gia thiếu tích cực; 99 53,5 68 36,6 
10 Trình độ nhận thức của cha mẹ trẻ còn thấp 74 40,0 85 45,7 
11 Cha mẹ của trẻ bận làm việc 103 55,7 98 52,7 
12 Không có thời gian để phối hợp 95 51,4 102 54,8 
260 NGUYỄN THỊ NGỌC XƯƠNG 
Với kết quả số liệu thống kê ở bảng 4 cho thấy, những đánh giá của CBQL; GV và PH 
trẻ về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường 
và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường Mầm non cho thấy, các mức độ 
ảnh hưởng của các yếu tố được CBQL; GV đánh giá với tỉ lệ dao động từ (21,6% đến 
55,7%). Trong khi đó, PH trẻ đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lại có tỉ lệ từ 
8,6% đến 73,1%. Từ những kết quả đánh giá cho thấy quản lý hoạt động phối hợp giữa 
nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường Mầm non công lập 
Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong đó, có rất nhiều 
yếu tố ảnh hưởng được CBQL, GV đánh giá vượt trên 50% như: Cha mẹ trẻ tham gia 
thiếu tích cực; 55,7 CBQL; GV cho rằng cha mẹ của trẻ bận công việc và 51,4% không 
có thời gian để phối hợp. Trong khi đó, cũng có nhiều nội dung mà PH trẻ cho rằng mức 
độ ảnh hưởng trên 50% như: Năng lực quản lý tổ chức HĐPH của một bộ phận CBQL; 
GV; NV; cha mẹ của trẻ còn hạn chế 54,8; Tài liệu phối hợp thiếu 73,1%; Cha mẹ của 
trẻ bận làm việc 52,7%; Không có thời gian để phối hợp 54,8%. Từ thực tế khảo sát cho 
thấy để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong 
chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường Mầm non cần phải có sự vào cuộc của các lực 
lượng giáo dục, đặc biệt là ban giam hiệu các trường mầm non. Có như vậy mới nâng 
cao được chất lượng giáo dục cho các trường Mầm non trong bối cảnh toàn giáo dục 
đang hướng tới đổi mới căn bản toàn diện. 
3.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và 
gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 
* Ưu điểm 
Qua khảo sát và phân tích thực trạng cho thấy công tác quản lý hoạt động phối hợp 
chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường Mầm non ngoài công lập quận 11, thành phố Hồ Chí 
Minh đã được quan tâm và bước đầu có hiệu quả. Đa số CBQL; GV và PH trẻ đã nhận 
thức vai trò quan trọng của quản lý hoạt động phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ ở các 
trường mầm non ngoài công lập và đã đưa ra được những biện pháp quản lý phối hợp 
giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Do vậy, từ thực 
trạng được phân tích, đánh giá có thể thấy công tác quản lý hoạt động phối hợp chăm 
sóc giáo dục trẻ ở các trường Mầm non ngoài công lập quận 11, thành phố Hồ Chí Minh 
đã góp phần tích cực trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ. 
* Hạn chế 
Từ kết quả khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số bộ phận CBQL, GV 
và PH trẻ chưa nhận thấy được vai trò quan trọng của hoạt động phối hợp chăm sóc giáo 
dục trẻ ở các trường Mầm non. Hoạt động quản lý phối hợp đã được triển khai thực hiện 
nhưng chưa khoa học và hiệu quả chưa cao, nhiều vấn đề còn bất cập trong quá trình 
quản lý, công tác bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng, nội dung hình thức, phương pháp 
cho hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình chưa nhiều, dẫn đến nhiều CBQL; 
GV và PH trẻ lúng túng khi thực hiện công tác phối hợp qua các kết quả khảo sát đã 
thấy được những tồn tại này. Công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá chưa nhiều và 
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH... 261 
thiếu khoa học. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều yếu tố khó khăn làm ảnh hưởng đến chất 
lượng hoạt động phối hợp như cơ chế chính sách, tài chính hỗ trợ, cơ sở vật chất, điều 
kiện hoàn cảnh kinh tế của PH trẻ. 
Nhiều PH trẻ vẫn còn cho rằng quản lý hoạt động phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ ở các 
trường Mầm non là trách nhiệm của nhà trường. Do đó, nhiều PH trẻ giao khóa cho nhà 
trường, cho giáo viên phụ trách quản lý giáo dục học sinh. Với những khó khăn hạn chế 
đó, hiệu trưởng các trường Mầm non ngoài công lập quận 11, thành phố Hồ Chí Minh 
cần phải rà soát điều chỉnh để nâng cao nhận thức cho PH trẻ về tầm quan trọng của 
hoạt động phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ và phối hợp với PH trẻ để tìm ra các biện 
pháp quản lý hiệu quả hoạt động phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn. 
* Nguyên nhân của thực trạng 
Qua kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động phối hợp quản lý công tác chăm 
sóc giáo dục trẻ ở các trường Mầm non ngoài công lập, quận 11, thành phố Hồ Chí 
Minh, chúng tôi rút ra một số nguyên nhân sau: Vẫn tồn tại một bộ phận CBQL; GV và 
PH trẻ chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động phối hợp quản lý 
công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường Mầm non ngoài công lập; Công tác đào tạo, 
bồi dưỡng năng lực và các kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động phối hợp nên hiệu 
quả hoạt động phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường Mầm non chưa cao; Điều 
kiện về tài chính, cơ sở vật chất cho chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non cơ 
bản đáp ứng nhưng chưa đầy đủ, chưa phát huy hiệu quả các hoạt động; Công tác tổ 
chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá chưa được lãnh đạo các trường Mầm non quan tâm 
đúng mức; Phương pháp và hình thức phối hợp chưa đa dạng; Thời gian dành cho hoạt 
động phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ còn ít. 
4. KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình 
trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường Mầm non ngoài công lập Quận 11, thành phố 
Hồ Chí Minh cho thấy CBQL, GV và PH trẻ đã nhận thức tương đối đầy đủ về ý nghĩa 
và tầm quan trọng của hoạt động này. Các nhà trường đã chú trọng trong công tác quản 
lý hoạt động phối hợp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định 
như: Các nội dung phối hợp chưa toàn diện; Phương pháp và hình thức phối hợp chưa 
thật sự phong phú, còn đơn điệu; Các cơ chế phối hợp chưa được xây dựng phù hợp với 
điều kiện thực tế. Do vậy, để nâng cao chất lượng cho quản lý hoạt động phối hợp giữa 
nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục cho trẻ ở các trường Mầm non ngoài 
công lập cần tập trung vào các vấn đề sau: (1) Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, PH 
trẻ về tầm quan trọng của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm 
sóc, giáo dục trẻ; (2) Chú trọng đổi mới nội dung, đa dạng hoá phương pháp và hình 
thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ; (3) Đảm bảo 
các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình 
trong chăm sóc, giáo dục trẻ; (4) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình 
262 NGUYỄN THỊ NGỌC XƯƠNG 
trong chăm sóc, giáo dục trẻ; (5) Đẩy mạnh quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết 
quả phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết 29, Hà Nội ngày 1 tháng 11 năm 2013. 
[2] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005). Luật Giáo dục, Luật số 38/2005/QH11, 
ngày 14 tháng 6 năm 2005. 
[3] John Dewey (2008). Dân chủ và Giáo dục, NXB Tri Thức, tr.390. 
[4] A.X.Makarenko (1962). Bài ca Sư phạm, nhà xuất bản Văn hoá – Viện văn học 
Hà Nội. 
[5] Phạm Khắc Chương (1998). Phối hợp việc giáo dục giữa gia đình với nhà 
trường và các thể chế xã hội khác, NXB Giáo dục. 
Title: THE CURRENT SITUATION OF MANAGEMENT OF COORDINATION 
CTIVITIES BETWEEN SCHOOL AND FAMILY, IN CARE AND YOUTH 
EDUCATION IN PRESCHOOL CHILDREN OF DISTRICT 11, HO CHI MINH 
CITY 
Abstract: The study aims to assess the current situation of managing the coordination 
between schools and families in taking care and teaching children at non-public 
preschools in District 11, Ho Chi Minh City. Findings show that managers, teachers and 
young parents were fully aware of the meaning and necessary of this activity. 
Preschools have focused on managing coordination activities between schools and 
families in teaching children. However, this activity had certain limitations such as: The 
human resources for management force was thin; The content, form and method of 
coordination were not diversified; Manage and evaluate the results of coordination were 
apart from reality; The conditions of support did not meet the requirement of the reality. 
Based on the results of this study, the article proposed some recommendations to 
improve the effectiveness of management of coordination activities between schools 
and families in taking care and teaching students in non-public preschools. 
Keywords: Management, managing coordinated activities, family, school, teaching and 
caring, education, preschool children. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_quan_ly_hoat_dong_phoi_hop_giua_nha_truong_va_gia.pdf