Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực viễn thông (VNPT) tỉnh Đồng Nai

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu các thực trạng đang diễn ra xung quanh vấn đề

nguồn nhân lực tại viễn thông (VNPT) Đồng Nai trong thời gian vừa qua. Thông qua đó, đề xuất các

giải pháp nhằm phát triển hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực cũng như việc tìm ra phương hướng

khắc phục và tháo gỡ các vướng mắc đang gặp phải về nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai. Nghiên

cứu tập trung chủ yếu đi sâu phân tích cơ cấu lao động và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nguồn nhân

lực VNPT Đồng Nai để đưa ra những kết luận cũng như phương hướng để xây dựng. Trong các yếu

tố thúc đấy sự phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản,

quan trọng nhất. Bởi lẽ, khi con người đã có trình độ văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ cao, có tay nghề

vững và thái độ, hành vi đúng đắn về nghề nghiệp sẽ là yếu tố quyết định. Ngay từ khi mới thành lập,

Viễn thông Đồng Nai đã nhận thức được vai trò to lớn của công tác phát triển nguồn nhân lực cho

đơn vị và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty.

Từ khóa: Nguồn nhân lực, Nhân lực viễn thông (VNPT), Viễn thông (VNPT) Đồng Nai.

pdf 6 trang yennguyen 13700
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực viễn thông (VNPT) tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực viễn thông (VNPT) tỉnh Đồng Nai

Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực viễn thông (VNPT) tỉnh Đồng Nai
55
Thực trạng và giải pháp...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 
VIỄN THÔNG (VNPT) TỈNH ĐỒNG NAI
 Phạm Hùng Đức*
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu các thực trạng đang diễn ra xung quanh vấn đề 
nguồn nhân lực tại viễn thông (VNPT) Đồng Nai trong thời gian vừa qua. Thông qua đó, đề xuất các 
giải pháp nhằm phát triển hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực cũng như việc tìm ra phương hướng 
khắc phục và tháo gỡ các vướng mắc đang gặp phải về nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai. Nghiên 
cứu tập trung chủ yếu đi sâu phân tích cơ cấu lao động và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nguồn nhân 
lực VNPT Đồng Nai để đưa ra những kết luận cũng như phương hướng để xây dựng. Trong các yếu 
tố thúc đấy sự phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, 
quan trọng nhất. Bởi lẽ, khi con người đã có trình độ vĕn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ cao, có tay nghề 
vững và thái độ, hành vi đúng đắn về nghề nghiệp sẽ là yếu tố quyết định. Ngay từ khi mới thành lập, 
Viễn thông Đồng Nai đã nhận thức được vai trò to lớn của công tác phát triển nguồn nhân lực cho 
đơn vị và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty.
Từ khóa: Nguồn nhân lực, Nhân lực viễn thông (VNPT), Viễn thông (VNPT) Đồng Nai.
CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS FOR TELECOMMUNICATIONS 
HUMAN DEVELOPMENT (VNPT) DONG NAI PROVINCEABTRACT
ABTRACT
This study was conducted to understand the current situations surrounding human resources 
in telecommunications (VNPT) of Dong Nai recently. Through that, proposing the wrong solutions 
to further develop the quality of human resources as well as finding ways to overcome and remove 
the current problems of human resources of VNPT Dong Nai. The study focuses on analyzing labor 
structure and economic-technical characteristics of Dong Nai VNPT human resources to draw 
conclusions and directions for construction. Among the factors that promote fast and sustainable 
development of the enterprise, human resources is the most important basic factor. Because, when 
people have a high level of education, professional skills, strong skills and attitude, the right behavior 
of the career will be the deciding factor. Right from the beginning, Dong Nai Telecommunications 
was aware of the great role of human resource development for the unit and considered it as one of 
the key tasks throughout the company’s operation process. 
Keywords: Human resources, Telecommunications human resources (VNPT), Telecommunications 
(VNPT) Dong Nai.
Môi trường kiểm soát
* ThS VNPT tỉnh Đồng NaiEmai: phamhungduc@gmail.com; ĐT: 0918535555
56
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. MỞ ĐẦU 
Nền kinh tế thị trường có bản chất, một 
số quy luật hoạt động vừa gần với tự nhiên vừa 
mang dấu ấn của thời đại và về cơ bản là khác 
với kinh tế bao cấp - chỉ huy tập trung. Trong 
kinh tế thị trường để đạt được hiệu quả hoạt động 
chúng ta phải thay đổi nhận thức, cách thức tiếp 
cận, thay đổi các cĕn cứ của các quyết định, phải 
nĕng động, linh hoạt... Để không ngừng nâng 
cao hiệu quả hoạt động nói chung, hoạt động 
kinh doanh nói riêng có sự tham gia của nhiều 
người trong khung giới hạn về các điều kiện 
nhân - tài- vật lực, thời gian, không gian và có 
cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ các nhà quản lý 
không còn cách nào khác là phải đích thực hóa 
mọi vấn đề; thiết thực hóa, hiện đại hóa các yếu 
tố đầu vào; trật tự hóa, hợp lý hóa, đồng bộ hóa 
các hoạt động bộ phận, tức là phải đặc biệt coi 
trọng việc học tập nâng cao trình độ quản lý hoạt 
động nói chung, trình độ quản lý hoạt động kinh 
doanh nói riêng. Nguồn nhân lực là tài sản quí 
giá và quan trọng nhất trong mỗi doanh nghiệp, 
yếu tố con người luôn giữ vai trò hết sức quan 
trọng trong việc quyết định đến hiệu quả sản 
xuất kinh doanh.
Làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có 
hiệu quả là vấn đề khó khĕn nhưng luôn đòi hỏi 
đối với các doanh nghiệp nói chung và VNPT 
Đồng Nai nói riêng, trong nền kinh tế chuyển đổi 
như ở nước ta hiện nay. Sự biến động mạnh mẽ 
của môi trường kinh doanh, của áp lực hội nhập 
kinh tế quốc tế, làm thế nào để đáp ứng ngày 
càng cao của người lao động trong nền kinh tế 
thị trường đã đang đặt ra cho những nhà quản trị 
ở các cấp độ khác nhau, phải có các quan điểm 
mới, những phương pháp và những kỹ nĕng mới 
về quản trị và phát triển nguồn nhân lực một 
cách khoa học.
2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC 
VNPT TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Cơ cấu lao động tại VNPT Đồng Nai
Tính đến ngày 30/12/2012 VNPT Đồng 
Nai có 1136 cán bộ công nhân viên và 87 lao 
động thuê khoán được phân bố cho các đơn vị 
trực thuộc và trình độ học vấn như sau. Trong 
đó, 71% lao động quản lý nắm giữ các vị trí quan 
trọng như Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng 
Phó các phòng chức nĕng và các Chuyên viên 
đều có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở 
lên. Theo chức nĕng công việc, số lao động gián 
tiếp (bao gồm khối quản lý vĕn phòng VNPT 
và quản lý, phụ trợ tại các đơn vị trực thuộc) 
là 279 người, chiếm 24,56% tổng số lao động 
so với mức hợp lý là từ 15% đến 18%. Hệ số 
chênh lệch lao động trực tiếp/lao động gián tiếp 
= 857/485 = 3,07. Nghĩa là, cứ 3,07 người trực 
tiếp thì có một người làm công tác quản lý hoặc 
phục vụ, phụ trợ. Chứng tỏ bộ máy quản lý của 
VNPT Đồng Nai còn cồng kềnh và do đó cấp 
thiết phải được tái cấu trúc theo hướng giảm số 
lao động quản lý, tinh gọn và hiệu quả.
2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của 
VNPT Đồng Nai
Dưới góc độ thực tiễn QTNNL, VNPT 
Đồng Nai có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật 
nổi bật sau đây:
Thứ nhất, VNPT Đồng Nai là một công 
ty con trực thuộc công ty mẹ là Tập đoàn kinh tế 
nhà nước giữ vai trò chủ lực trong lĩnh vực dịch 
vụ viễn thông và công nghệ thông tin ở Việt 
Nam (VNPT). Vì thế, mặc dù được trao quyền 
hạnh toán độc lập, song theo Điều lệ của Tập 
đoàn thì VNPT phối hợp với Ủy ban nhân dân 
tỉnh, thành phố quyết định điều lệ hoạt động; 
tổ chức bộ máy và phê duyệt chiến lược kinh 
doanh, định hướng đầu tư, định hướng lựa chọn 
công nghệ, chính sách phát triển thị trường, 
dịch vụ, và các quyết định quan trọng khác của 
VNPT các tỉnh, thành phố. Điều này đã làm hạn 
chế đến tính chủ động, linh hoạt để thích ứng với 
biến động của thị trường của các doanh nghiệp 
VNPT. Trong đó, các hoạt động QTNNL, ngoài 
việc phải tuân thủ chế độ, chính sách của nhà 
nước, của Bộ quản lý ngành, còn chịu sự chi 
phối của Tập đoàn và của địa phương, từ vấn đề 
tổ chức bộ máy quản lý, bổ nhiệm, điều động 
các chức danh lãnh đạo chủ chốt của VNPT các 
tỉnh, thành phố, đến các chế độ, chính sách đối 
với người lao động. 
Thứ hai, các dịch vụ do VNPT cung cấp 
đa dạng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. 
Vì thế trước sự phát triển như vũ bão của ngành 
57
Thực trạng và giải pháp...
công nghệ thông tin đã xuất hiện hàng loạt 
công nghệ mới và sản phẩm phần mềm. Song, 
chính do công nghệ phát triển đã làm thay đổi 
nhanh chóng công nghệ, chu kỳ sống của các 
sản phẩm ngày càng ngắn tạo nguy cơ lạc hậu 
về công nghệ, thiết bị đối với các nhà khai thác 
viễn thông. Hơn thế nữa, cùng với TP. HCM và 
Bình Dương, Đồng Nai thuộc khu vực trung tâm 
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng 
Nai cũng là địa phương tập trung nhiều khu 
công nghiệp nhất của cả nước, vì thế thị phần 
khách hàng của VNPT Đồng Nai chủ yếu là các 
doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Đây 
là lợi thế so sánh của VNPT Đồng Nai so với 
các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện các mục 
tiêu doanh thu và lợi nhuận, nhưng cũng đặt ra 
yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ và sự cạnh 
tranh quyết liệt với các nhà cung cấp dịch vụ 
viễn thông khác. Hệ quả, một mặt VNPT Đồng 
Nai phải gia tĕng đầu tư hiện đại hóa công nghệ 
thiết bị, nhưng mặt khác là VNPT Đồng Nai phải 
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để theo kịp 
sự tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ và đáp ứng 
nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách 
hàng sử dụng dịch vụ. Điều đó cũng có nghĩa là 
chức nĕng đào tạo và hoạch định nghề nghiệp, 
dẫn dắt và khuyến khích sự thay đổi có vai trò 
đặc biệt quan trọng so với các doanh nghiệp 
hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác, 
đồng thời môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ 
(lương, thưởng và phúc lợi) phải có tính cạnh 
tranh so với VNPT các tỉnh, thành phố khác; so 
với các doanh nghiệp trên cùng địa bàn, trong 
cùng khu vực để một mặt kích thích nĕng lực 
sáng tạo, đổi mới và ý thức trách nhiệm đối với 
công việc, nhưng mặt khác là cho phép giữ chân 
những lao động giỏi và thu hút nguồn nhân lực 
chất lượng cao từ các doanh nghiệp khác và các 
địa phương khác. 
Ngoài ra, các dịch vụ do các doanh nghiệp 
VNPT cung cấp thường là các dịch vụ trọn gói. 
Đó là sự tích hợp chuỗi giá trị được tạo ra bởi 
nhiều công đoạn, mỗi công đoạn cần đến sự 
tham gia của nhiều lao động và đòi hỏi phải có 
sự liên kết chặt chẽ với nhau. Vì thế, để cung 
cấp các dịch vụ cho khách hàng, việc tổ chức lao 
động phải được chia thành từng nhóm theo từng 
loại dịch vụ, đồng thời kỹ nĕng hợp tác giữa các 
thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với 
nhau nhằm làm cho “các thành phần kiến thức 
và kỹ nĕng của mỗi cá nhân được tích hợp và 
liên kết với nhau thành một tổng thể thống nhất” 
(Henderson & Clark 1990) là vấn đề có ý nghĩa 
quan trọng đối với kết quả công việc và chất 
lượng của dịch vụ được cung cấp. 
Thứ ba, VNPT Đồng Nai có đến 71% 
lao động quản lý nắm giữ các vị trí quan trọng 
như Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng Phó các 
phòng chức nĕng và các Chuyên viên đều có 
trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên. 
Tuy nhiên, một bộ phận khá lớn (khoảng 35%) 
trong số này là được đào tạo trong nền kinh tế 
quản lý tập trung, hoặc những nĕm đầu chuyển 
sang nền kinh tế thị trường nhưng chưa được 
đào tạo lại, đồng thời phần lớn cán bộ quản lý 
các đài, trạm và tổ sản xuất là xuất thân từ lao 
động kỹ thuật và chưa được đào tạo nhiều về 
kiến thức quản trị kinh doanh; nĕng lực sử dụng 
ngoại ngữ (phổ biến là tiếng Anh) của cán bộ 
công nhân viên nói chung còn rất hạn chế nên 
đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả nĕng quản trị 
điều hành và nắm bắt thông tin về thị trường, 
cũng như nĕng lực tiếp thu kỹ thuật, giao tiếp, 
quảng cáo dịch vụ, vv. 
Ngoài ra, do cơ chế bao cấp, độc quyền 
đã ĕn sâu vào nhận thức, dẫn đến một bộ phận 
không nhỏ CBCNV chưa nhận thức sâu sắc 
những thử thách, khó khĕn trước công cuộc hội 
nhập và phát triển của VNPT. Cách nghĩ “làm 
nhiều sai nhiều, làm nhiều chịu trách nhiệm 
nhiều, lương vẫn không thay đổi” còn xuất hiện 
rất nhiều trong nhân viên; tình trạng làm hết giờ 
chờ lãnh lương còn khá nhiều. Bên cạnh đó, do 
cơ chế tuyển dụng ưu tiên con em trong ngành, 
nên cũng gặp phải những hạn chế không nhỏ, 
đó là tâm lý “dựa thế”, “ỷ lại” trong không ít 
nhân viên. Hơn nữa, chính sách thu nhập còn 
nhiều bất cập, chưa thật sự khuyến khích nhân 
viên nỗ lực, sáng tạo đã dẫn đến bắt đầu một làn 
sóng tình trạng nhân viên nghỉ việc ở VNPT để 
chuyển sang làm cho các doanh nghiệp đối thủ. 
Điều này cho thấy nhu cầu đánh giá và phân loại 
58
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
cán bộ; đào tạo và đào tạo lại; cải tiến chính sách 
phân phối tiền lương, tiền thưởng phải được 
xem là những ưu tiên hàng đầu của VNPT Đồng 
Nai trong hiện tại và những nĕm tới.
Thứ tư, Cơ cấu lao động còn mất cân đối 
khá nghiêm trọng. Đó là, tỉ lệ lao động gián tiếp 
của VNPT Đồng Nai là quá cao (24,56% so 
với yêu cầu hợp lý là 15 - 18%); lao động khối 
kỹ thuật tại Trung tâm chiếm tỉ trọng quá cao 
(trên 60% và chủ yếu là lực lượng công nhân 
dây máy). Trong khi đó, hiện tại việc phát triển 
thuê bao cố định đang giảm và có hiện tượng 
bão hòa.
Hệ quả là, theo kết quả phân tích và nhận 
định của các chuyên gia thì tỉ lệ lao động gián 
tiếp và lao động kỹ thuật quá cao như vừa đề cập 
trên đây mà nguyên nhân là do thiếu các bản mô 
tả công việc cụ thể, hoặc chậm tiêu chuẩn hóa 
các chức danh và công việc đặt cơ sở khoa học 
cho việc tuyển dụng, bố trí sử dụng và đánh giá 
kết quả công việc của cán bộ công nhân viên là 
nhân tố chủ yếu dẫn đến nĕng suất lao động bình 
quân giảm dần trong những nĕm gần đây. Nghĩa 
là, một trong những vấn đề đang đặt ra đối với 
VNPT Đồng Nai là phải khẩn trương tái cấu 
trúc cơ cấu nhân sự trên cơ sở hoàn thiện chế độ 
phân tích công việc, tuyển dụng và bố trí nguồn 
nhân lực, để chuyển một bộ phận lao động gián 
tiếp và kỹ thuật qua trực tiếp kinh doanh.
Tóm lại: phân tích các đặc điểm kinh tế - 
kỹ thuật của VNPT Đồng Nai cho thấy, thực tiễn 
QTNNL tại VNPT Đồng Nai còn nhiêu bất cập 
so với yêu cầu phát triển của VNPT trong bối 
cảnh hội nhập và cạnh tranh hiện nay, đồng thời 
mô hình lý thuyết về ảnh hưởng của thực tiễn 
QTNNL đến sự hài lòng của nhân viên và kết 
quả kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường 
Việt Nam phản ánh các đặc thù của VNPT Đồng 
Nai. Đó là thực tiễn QTNNL ở đây còn nặng mô 
hình quản trị theo kiểu luật pháp và tâm lý bao 
cấp làm hạn chế đến sự trao quyền và phát triển 
quan hệ lao động theo định hướng học hỏi và 
khuyến khích đổi mới, sáng tạo của CBCNV. Vì 
thế, nhóm tác giả cho rằng có thể áp dụng mô 
hình này để kiểm định cho trường hợp VNPT 
Đồng Nai.
Nhận định:
* Bộ máy quản lý của VNPT Đồng Nai 
còn cồng kềnh và do đó cấp thiết phải được tái 
cấu trúc theo hướng giảm số lao động quản lý, 
tinh gọn và hiệu quả.
* Tính chủ động, linh hoạt để thích ứng 
với biến động của thị trường còn hạn chế.
* Một bộ phận khá lớn (khoảng 35%) 
trong số các lao động quản lý nắm giữ các vị 
trí quan trọng lại được đào tạo trong nền kinh tế 
quản lý tập trung, hoặc những nĕm đầu chuyển 
sang nền kinh tế thị trường nhưng chưa được 
đào tạo lại.
* Phần lớn cán bộ quản lý các đài, trạm và 
tổ sản xuất là xuất thân từ lao động kỹ thuật và 
chưa được đào tạo nhiều về kiến thức quản trị 
kinh doanh; nĕng lực sử dụng ngoại ngữ (phổ 
biến là tiếng Anh) của cán bộ công nhân viên nói 
chung còn rất hạn chế nên đã ảnh hưởng không 
nhỏ đến khả nĕng quản trị điều hành và nắm bắt 
thông tin về thị trường, cũng như nĕng lực tiếp 
thu kỹ thuật, giao tiếp, quảng cáo dịch vụ. Một 
bộ phận không nhỏ CBCNV chưa nhận thức sâu 
sắc những thử thách, khó khĕn trước công cuộc 
hội nhập và phát triển của VNPT.
3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN 
NHÂN LỰC VNPT TỈNH ĐỒNG NAI
Một là: Nâng cao hiệu quả công tác quy 
hoạch, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực chất 
lượng cao: Tính tích cực và hoạt động lao động 
sáng tạo của nguồn nhân lực chất lượng cao có 
được là nhờ vào công tác quy hoạch, quản lý và 
sử dụng một cách khoa học, dân chủ, đúng đắn. 
Do vậy, phải tiến hành quy hoạch và có cơ chế 
quản lý, sử dụng lao động từ tuyển chọn, bố trí, 
đánh giá đến chế độ đãi ngộ, chĕm lo mọi mặt 
cuộc sống cho người lao động. Trong công tác 
quy hoạch, thành phố cần xác định trước những 
dự báo chiến lược về nhu cầu nguồn nhân lực 
chất lượng cao, trên cơ sở đó có sự đầu tư đúng 
mức, hợp lý cho từng loại hình cơ sở, vật chất 
nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 
một cách hợp lý và đưa lại hiệu quả thiết thực 
đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong thời 
gian tới để nâng cao hiệu quả công tác quản lý 
nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực 
59
Thực trạng và giải pháp...
chất lượng cao nói riêng, VNPT Đồng Nai cần 
thực hiện một số vấn đề sau đây:
Phải đảm bảo đúng nguyên tắc trong 
quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao; Quản 
lý nguồn nhân lực chất lượng cao phải tuân 
theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều 
kiện phát triển của VNPT Đồng Nai; Quản lý 
nguồn nhân lực chất lượng cao phải dựa trên 
cơ sở là không ngừng tạo điều kiện thuận lợi 
cho việc sử dụng rộng rãi các phương tiện kỹ 
thuật công nghệ hiện đại vào quá trình quản lý 
và điều hành hệ thống; Bộ máy quản lý nguồn 
nhân lực phải được tổ chức gọn nhẹ có hiệu lực 
và hiệu quả; phương pháp quản lý phải thường 
xuyên đổi mới.
Các chủ thể quản lý nguồn nhân lực cần 
phải chuyên nghiệp hóa, có sự phân cấp, phân 
quyền hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo; Cần 
có sự phân tích nhu cầu về nguồn nhân lực của 
quá trình CNH, HĐH để đưa ra những dự báo 
về nhu cầu biên chế và nhu cầu nĕng lực; VNPT 
Đồng Nai cần phải thực hiện công tác tuyển 
dụng theo yêu cầu công việc bằng cách sử dụng 
các công cụ đánh giá gắn với thực tiễn công tác; 
Cần thành lập cơ quan chuyên trách quản lý và 
điều phối nguồn nhân lực chất lượng cao. Cơ 
quan này có nhiệm vụ nghiên cứu và tham mưu 
với chính quyền thành phố xây dựng hệ thống 
cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực 
chất lượng cao cho VNPT Đồng Nai.
Hai là: Đẩy mạnh công tác giáo dục và 
đào tạo: Thời gian qua, VNPT Đồng Nai đã có 
những chủ trương đúng đắn về phát triển giáo 
dục và đào tạo, coi trọng sự nghiệp giáo dục – 
đào tạo. Chính vì vậy, sự nghiệp giáo dục và 
đào tạo thành phố đã có bước phát triển đáng 
kể, góp phần không nhỏ cho chiến lược phát 
triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, 
trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế – 
xã hội, trước sự đòi hỏi ngày càng lớn và cao 
của sự nghiệp CNH, HĐH, VNPT Đồng Nai cần 
phải tiếp tục đổi mới nền giáo dục với tốc độ 
nhanh hơn, chất lượng hơn, hiệu quả lớn hơn 
nữa. Trong đó:
Cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của 
giáo dục và đào tạo, tiếp tục đổi mới nội dung và 
hoàn thiện hệ thống giáo dục và đào tạo, thực 
hiện nguyên tắc xã hội hoá, dân chủ hoá và nhân 
vĕn hoá giáo dục và đào tạo, phát triển số lượng, 
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đầu tư 
thoả đáng cho giáo dục và đào tạo, tĕng cường 
hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng giáo dục 
và đào tạo, đẩy mạnh và đổi mới công tác đào 
tạo nghề để tạo một lực lượng lao động lành 
nghề đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH 
của thành phố, đổi mới và nâng cao nĕng lực 
quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo; đẩy 
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản 
lý giáo dục. Trong bối cảnh nước ta cũng như ở 
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện nay, 
việc thực hiện đồng bộ và hữu hiệu những giải 
pháp nêu trên nhất định sẽ góp phần thúc đẩy sự 
phát triển nền giáo dục – đào tạo, từ đó tạo ra lực 
lượng lao động chất lượng cao đáp ứng cho yêu 
cầu đẩy mạnh CNH, HĐH của VNPT Đồng Nai.
Ba là: Tĕng cường thu hút nguồn nhân 
lực chất lượng cao ở các nơi về làm việc: Trên 
cơ sở điều tra khảo sát, có kế hoạch tranh thủ 
với từng nhóm đối tượng phù hợp theo từng lĩnh 
vực ưu tiên hợp tác của thành phố. Xây dựng 
các chương trình trọng điểm với quy mô và thời 
hạn khác nhau thu hút sự đóng góp của người 
Việt Nam ở nước ngoài trên từng lĩnh vực như: 
Các cơ sở giáo dục và dạy nghề thành phố cần 
đề xuất những yêu cầu cần có sự hỗ trợ của 
người Việt Nam ở nước ngoài về cơ sở vật chất, 
phương tiện kỹ thuật và kiến thức chuyên môn 
để người Việt Nam ở nước ngoài tham gia và có 
chính sách đãi ngộ hợp lý; Giới thiệu chương 
trình đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố 
của trường trung học chuyên, qua đó vận động 
người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ tìm kiếm 
học bổng du học nước ngoài. Đặc biệt, cần vận 
động tìm kiếm những học bổng bậc cao, đào tạo 
chuyên gia giỏi cho thành phố; Mời tham gia 
giảng dạy ở trường đại học, dạy nghề để đào 
tạo nguồn nhân lực có trình độ cao theo chuẩn 
khu vực và quốc tế; Khuyến khích trí thức người 
Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các chương 
trình chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công 
nghệ thông tin; Ban hành và thực hiện một số 
chính sách ưu đãi đối với người Việt Nam ở 
60
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
nước ngoài, tạo điều kiện cho Việt kiều về thành 
phố đầu tư, kinh doanh qua đó tĕng cường hiệu 
quả huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước 
ngoài để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của 
thành phố. 
Bốn là: Phân bổ và nâng cao hiệu quả 
sử dụng nguồn nhân lực: Để có được nguồn 
nhân lực chất lượng cao, việc đào tạo, phân bổ 
và sử dụng có mối quan hệ mật thiết và tác động 
lẫn nhau. Tạo ra nguồn nhân lực có trình độ 
học vấn, kỹ nĕng nghề nghiệp và sức khỏe tốt 
là vấn đề quan trọng trong các chiến lược phát 
triển của VNPT Đồng Nai đến 2020, nhưng vấn 
đề quan trọng hơn là việc phân bổ và sử dụng 
nguồn nhân lực đó một cách hợp lý làm cho nó 
trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – 
xã hội của thành phố. Phát hiện, bồi dưỡng và 
sử dụng nhân tài: Một trong những nhiệm vụ 
quan trọng của giáo dục đào tạo là phát hiện, 
bồi dưỡng và nâng đỡ tài nĕng để tạo ra đội ngũ 
chuyên gia giỏi, các nhân tài trong các lĩnh vực.
Nĕm là: Xây dựng nội dung chương trình 
phát triển nguồn nhân lực: Đối với lao động 
mới tuyển: ngoài tập tài liệu nghiệp vụ dùng để 
đào tạo nhân viên mới, cần sử dụng các demo 
bằng hình ảnh cụ thể và nên trang bị các phim 
tư liệu về tình huống cụ thể để cách học được 
hiệu quả hơn. - Đối với lao động trực tiếp: Cần 
có các nội dung đào tạo sát thực để nâng cao và 
bồi dưỡng kiến thức ngành nghề cho họ. - Đối 
với lao động gián tiếp: lực lượng này cần thường 
xuyên đào tạo về nghiệp vụ, và đào tạo về các 
kỹ nĕng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian  
Đối với cấp quản lý: Đào tạo các chương trình 
bồi dưỡng nâng cao trình độ, nâng cao kỹ nĕng 
quản lý và khả nĕng ngoại ngữ, tin học.
4. KẾT LUẬN
Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề lớn, 
hệ trọng, vừa cơ bản, lâu dài, vừa bức xúc trong 
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh 
Đồng Nai nói chung và VNPT Đồng Nai nói 
riêng. Do đó, đòi hỏi phải phân tích, đánh giá 
đúng thực trạng phát triển nguồn nhân lực trên 
tất cả các mặt, để từ đó có nhận thức đúng đắn 
và đưa ra hệ thống các giải pháp phù hợp cho sự 
phát triển. Để phát triển nguồn nhân lực phục vụ 
cho đơn vị, VNPT Đồng Nai cần nhanh chóng 
thực hiện hàng loạt các giải pháp về giáo dục và 
đào tạo, giải pháp về phân bổ và nâng cao hiệu 
quả sử dụng nguồn nhân lực, giải pháp về thu 
hút nguồn nhân lực chất lượng cao bên ngoài 
tỉnh thành, giải pháp về nâng cao tình trạng 
sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện 
môi trường sống cho con người, giải pháp tạo 
việc làm cho người lao động, giải pháp về xây 
dựng môi trường xã hội thuận lợi phục vụ cho 
việc khai thác và sử dụng, nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con 
người và nguồn nhận lực đi vào công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị 
quốc gia, Hà Nội.
[2]. Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2002), 
Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở 
nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa – 
hiện đại hóa. Nxb, Gíao Dục Hà Nội.
[3]. Phạm Thành Nghị (2006), Nâng cao hiệu 
quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, 
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[4]. Trần Vĕn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng 
và sử dụng nguồn nhân lực tài nĕng, Nxb. 
Thế giới, Hà Nội.
[5]. Ngô Thị Minh Hằng (2008), Công tác đào 
tạo và phát triển nguồn nhân lực trong 
công ty nhà nước. 
[6]. Phạm Trương Hoàng, Ngô Đức Anh (2008), 
Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp ở 
Việt Nam trong giai đoạn mới của công 
nghiệp hóa.
[7]. Đoàn Vĕn Khái (2005), Nguồn lực con 
người trong quá trình công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa Việt Nam, Nxb. Lý luận chính 
trị, Hà Nội.
[8]. Viện nghiên cứu và đào tạo quản lý (2005), 
Phương pháp và kỹ nĕng quản lý nhân sự, 
Nxb. Lao động – xã hội.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_nguon_nhan_luc_vien_thong.pdf