Thuyết “con nhím” trong khởi nghiệp kinh doanh thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

TÓM TẮT

Giáo dục 4.0 là một mô hình giáo dục thông minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu tố nhà trường

- nhà quản lý - nhà doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và tăng năng suất lao

động trong xã hội tri thức. Mô hình này cũng thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giảng viên, sinh

viên; tạo điều kiện cho việc hợp tác giữa giáo dục đại học và sản xuất công nghiệp; gắn kết phát

triển kinh tế khu vực và địa phương Đổi mới giáo dục đào tạo trước cuộc cách mạng công nghiệp

4.0 trong Trường Đại học giúp hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc và mọi nơi; giúp sinh viên có

thể cá nhân hóa, hoàn toàn quyết định việc học tập theo nhu cầu của bản thân

pdf 6 trang yennguyen 7660
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết “con nhím” trong khởi nghiệp kinh doanh thời đại cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thuyết “con nhím” trong khởi nghiệp kinh doanh thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Thuyết “con nhím” trong khởi nghiệp kinh doanh thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
179
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
THUYẾT “CON NHÍM” TRONG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH 
THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Hà Nam Khánh Giao1
TÓM TẮT
Giáo dục 4.0 là một mô hình giáo dục thông minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu tố nhà trường 
- nhà quản lý - nhà doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và tăng năng suất lao 
động trong xã hội tri thức. Mô hình này cũng thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giảng viên, sinh 
viên; tạo điều kiện cho việc hợp tác giữa giáo dục đại học và sản xuất công nghiệp; gắn kết phát 
triển kinh tế khu vực và địa phương Đổi mới giáo dục đào tạo trước cuộc cách mạng công nghiệp 
4.0 trong Trường Đại học giúp hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc và mọi nơi; giúp sinh viên có 
thể cá nhân hóa, hoàn toàn quyết định việc học tập theo nhu cầu của bản thân
Từ khóa: Đổi mới, giáo dục đào tạo, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thuyết “con nhím”
THE THEORY OF “PORCUPINE” IN THE BUSINESS INDUSTRY 
REVOLUTION REVOLUTION 4.0
ABSTRACT
Education 4.0 is a model of smart education, which is a link between school-managers and 
entrepreneurs, creating conditions for innovation, innovation and productivity in the mordern 
society. This model also promotes the entrepreneurial spirit of faculty and students; facilitates the 
cooperation between higher education and industrial production; link the regional and the local 
economic development, etc. Education and training innovation in the context of the industrial 
revolution 4.0 at the University will help teaching and learning activities happen at higher rate; It 
also allows students to personalize, completely decide on their own learning needs. 
Keywords: Innovation, education and training, Industrial revolution 4.0, The University 
1. KHÁI QUÁT 
Hiện nay, thế giới đang trong giai đoạn chuyển tiếp sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 
(CMCN 4.0) với trung tâm là phát triển trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, tự động hóa, công 
nghệ nano và công nghệ sinh học. Để tiếp nhận và phát triển trong cuộc cách mạng này, đất nước 
ta phải chuẩn bị mọi mặt để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức mà nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu 
là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để nắm bắt những cơ hội mới do CMCN 4.0 mang lại, 
có nghĩa là phải có giáo dục 4.0. Theo đó, giáo dục 4.0 được hiểu là một hệ sinh thái mà ở đó mọi 
người có thể cùng dạy học ở mọi nơi, mọi lúc với các thiết bị kết nối để tạo ra việc học tập được cá 
thể hóa. Hệ sinh thái mới này biến đổi tổ chức giáo dục thành một hệ sinh thái tạo sản phẩm sáng 
tạo mang tính cá thể với thành tựu lĩnh hội kiến thức và năng lực đổi mới, sáng tạo riêng của từng 
cá nhân trong hệ sinh thái này.
Như vậy, CMCN 4.0 thật sự đặt giáo dục đại học trước những thách thức mới diễn ra nhanh 
chóng. Các trường đại học nói chung cần có nhận thức nhạy bén mối quan hệ giữa cách mạng công 
nghệ 4.0 với giáo dục 4.0 để có thể dự đoán được đầy đủ các kỹ năng nghiệp vụ mà thị trường lao 
động trong nước và thế giới mong đợi. 
1 PGS.TS, Giảng viên trường ĐH Tài chính Marketing
180
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Ngày 04-05-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường 
năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Sau đó một ngày, Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) ký công văn số 1891/BGDĐT-GDĐH gửi các trường ĐH, CĐ về 
nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với cuộc CMCN 4.0. Có thể thấy việc tăng 
cường cơ hội trong thời đại CMCN 4.0 đang là vấn đề được nhà nước ta rất quan tâm. Bộ Giáo dục 
& Đào tạo cũng đã thành lập Ban soạn thảo, nghiên cứu về mô hình đại học 4.0 và nhanh chóng 
triển khai để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2025 Việt 
Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp.
Bảng 1: Các đặc điểm của các cuộc cách mạng giáo dục
Đặc điểm
Trước 1980 
Giáo dục 1.0
1980 
Giáo dục 2.0
1990 
Giáo dục 3.0
2000 
Giáo dục 4.0
Mục đích Giáo dục Tuyển dụng Tạo ra tri thức
Sáng tạo và tạo ra 
giá trị
Chương trình 
đào tạo
Đơn ngành 
(single-
disciplinary)
Liên ngành (inter- 
disciplinary)
Đa ngành (multi- 
disciplinary)
Xuyên 
ngành (trans- 
disciplinary)
Công nghệ Giấy + Bút PC + Laptop
Internet + Thiết bị 
di động
Internet kết nối 
vạn vật
Trình độ kỹ 
thuật số
Người tị nạn kỹ 
thuật số
Dân nhập cư kỹ 
thuật số
Người bản địa kỹ 
thuật số
Công dân kỹ thuật 
số
Giảng dạy Một chiều Hai chiều Nhiều chiều Mọi nơi
Đảm bảo chất 
lượng
Chất lượng học 
thuật
Chất lượng giảng 
dạy
ĐBCL theo luật 
quy định
ĐBCL theo 
nguyên tắc
Trường Mô hình offline
Mô hình kết hợp 
offline và online
Mạng lưới, hệ 
thống
Hệ sinh thái
Đầu ra
Người lao động 
có kỹ năng
Người lao động 
có tri thức
Người đồng kiến 
tạo tri thức
Người sáng tạo và 
khởi nghiệp
2. THUYẾT “CON NHÍM” TRONG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH
Thuyết “con nhím” rất đơn giản: Trong khu rừng nọ, có một chú nhím rất chăm chỉ với 
công việc kiếm ăn hàng ngày của mình, và kẻ thù không đội trời chung là một con 
cáo. Tất nhiên là cáo luôn muốn ăn thịt nhím, mà nó chưa thể nào làm được việc đó. Cáo 
nghĩ ra mọi cách để ăn thịt nhím và gần như thất bại hoàn toàn, một ngày nọ cáo lại rắp tâm ăn thịt 
nhím, cáo nấp bên vệ đường chờ nhím đi ngang qua, chỉ chờ có thế cáo nhảy xổ ra bất ngờ toan bắt 
nhím, còn nhím thì nghĩ trong đầu “Than ôi! Đã bao nhiêu lần rồi chẳng lẽ hắn không học được bài 
học gì sao?” Rất nhanh chóng nhím co mình lại, xù những chiếc lông gai góc nhọn hoắt ra, hậu quả 
là cáo phải bỏ chạy với thương tích đầy mình. Hẳn cáo đã có một bộ sưu tập lông nhím cho mỗi lần 
thất bại. Thuyết “con nhím” xoay quanh 3 cụm từ: Sở trường – Hiệu quả – Đam mê.
Sở trường phòng thủ của chú nhím là những chiếc gai nhọn tua tủa khắp mình, nhím rất thích 
phòng thủ bằng những chiếc gai nhọn của mình, chẳng kẻ nào dại dột dám đụng tới nhím cả.
Liên hệ với người khởi nghiệp kinh doanh
Tôi không muốn quay lại cuộc tranh luận bất tận về sự khác nhau giữa “khởi nghiệp” và “start-
up” và “lập nghiệp” cũng như phát biểu của nhiều người thành đạt về vấn đề này (Khởi nghiệp 
(start-up), là thuật ngữ nói về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, 
thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Khởi nghiệp 
181
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
đòi hỏi phải đổi mới, sáng tạo. Đặc tính cơ bản của khởi nghiệp là tính đột phá nhằm tạo ra một 
điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn, 
chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất, một mô hình kinh doanh mới, hoặc 
một loại công nghệ độc đáo mới Còn lập nghiệp là gây dựng cơ nghiệp bằng cách lập một doanh 
nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể mà vô số những doanh nghiệp, hộ gia đình khác đã và 
đang làm cùng mô hình kinh doanh giống bạn, chẳng hạn như mở nhà hàng, quán ăn, tiệm hớt tóc, 
quán cà phê... ). Tôi chỉ thiên về khái niệm “lập nghiệp” như là việc hình thành một công việc kinh 
doanh mới, một doanh nghiệp (entrepreneur), trong đó có thể vận dụng những kiến thức đã có, mô 
hình đã có, công nghệ đã có, cho một điều kiện mới, hay cũng có thể kiến tạo điều gì đó mới, trong 
một bối cảnh thị trường cũ có ít nhiều thay đổi dần dần.
• Bạn muốn bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh, trước tiên, hãy xác định sở trường (What can 
you be the best in the world at) của chính mình, bạn có thể có hàng tá sở trường đúng không nào, 
dĩ nhiên bạn cũng phải đam mê (What are you deeply passionate about) cái sở trường đó của mình 
và cuối cùng xác định xem nó có thật sự đem lại tính hiệu quả (What drive your economic engine) 
không?
Hình 1: Thuyết “con nhím”
• Chỉ với sở trường và đam mê thì bạn sẽ chẳng thể nào duy trì việc kinh doanh lâu được! 
Đừng nói tôi khỏi nghiệp vì đam mê! Việc kinh doanh chẳng thể nào tồn tại lâu nếu không có hiệu 
quả, bạn không đem lại thu nhập và giá trị thặng dư thì khởi nghiệp vì đam mê là sai lầm.
• Nếu bạn bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh với sở trường mạnh mẽ và rất hiệu quả, bạn dễ 
dàng thành công nhưng bạn không đam mê với công việc đó. Liệu rằng một ngày nào đó bạn mất 
hết năng lượng, bạn muốn rời bỏ công việc mình đang làm để theo đuổi cái bạn thật sự thích? Bạn 
thành công, bạn xây dựng một doanh nghiệp nhưng nó không trường tồn.
• Nếu bạn thiếu đi sở trường, thứ mà bạn giỏi nhất? Có thể bạn khởi nghiệp kinh doanh với 
dự án bạn đam mê, nó có hiệu quả nhưng không phù hợp sở trường thì liệu doanh nghiệp của bạn 
có trở nên lớn mạnh, có vĩ đại được không hãy chỉ lẹt đẹt và chật vật cạnh tranh trong môi trường 
182
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
khốc liệt chỉ vì nó không là sở trường của bạn.
Nói đến sở trường, hãy liên hệ với những điều đã được dạy trong trường đại học, hay trong 
những khóa học kinh doanh ngắn ngày! Tôi chỉ thích nhắc nhở chúng ta đến với thuận ngữ “core 
competency”, thường được tạm dịch là “năng lực cốt lõi”. Nếu như một doanh nghiệp bắt đầu định 
hình chiến lược kinh doanh của mình sao cho tốt nhất, từ “năng lực cốt lõi”, thì con người bắt đầu 
tham gia kinh doanh, cũng cần nhận diện “sở trường” của mình vậy! Và, không phải ai cũng như 
ai, sở trường được hình thành từ nhiều yếu tố, mà đến khi khởi nghiệp, những yếu tố đó đã thấm 
sâu vào trong con người: gien, môi trường sống, học tập, cơ địa, môi trường giáo dục, môi trường 
gia đình, những loại phương tiện thông tin được tiếp xúc, những kỹ năng hình thành trong suốt quá 
trình sống và hoạt động. Sở trường của người này có thể là sở đoản của người khác! Và sở trường 
của một người chính là điều học có thể làm tốt nhất, không có nghĩa là họ phải vượt trội tất cả người 
khác! Cũng không nhất thiết sở trường là điều gì người khác không thể làm được, bắt kịp hay vượt 
qua! Nhận diện ra sở trường cũng không hẳn là điều đơn giản, nhiều người được học tập trong môi 
trường tốt đến mức học có thể làm tốt nhiều thứ, nên dễ nhận diện mình có nhiều sở trường. Trong 
khi đó, một số người khác, trong nhiều điều kiện khó khăn hơn, nhận ra rằng mình không có một sở 
trường gì đặc biệt, hay nói khác đi, làm gì cũng dở. Còn lại, đa số sẽ đổ lỗi cho môi trường sống, 
hay: nếu môi trường sống thay đổi, tôi sẽ nhận diện những sở trường phù hợp với môi trường mới. 
Và ý niệm này, trong kinh doanh, lại dẫn đến mội ý niệm thật không ổn định, thay đổi theo không 
gian và thời gian, mà vậy thì ý niệm này được gắn với thuật ngữ start-up nhiều hơn, nơi đó những 
start-up phải tạo ra điều gì đó mới, thay đổi được, và mang tính công nghệ.
Nói đến đam mê, rất nhiều người đồng bộ hóa với sở trường. Thật ra, điều này không đúng, vì 
ắt hẳn ai cũng có đam mê làm điều gì đó, do tác động của nhiều tác nhân trong gia đình và ngoài xã 
hội. Ví dụ, một cậu học sinh phổ thông được cha mẹ hướng dẫn học công nghệ thông tin, với niềm 
tin rằng sẽ đạt được một vị trí nhất định trong cuộc sống, điều ấy dần len lỏi vào trong tâm trí cậu, 
đến một lúc cậu cảm thấy thích thú với ngành học, với công việc, nhưng thừa biết đó không phải 
là sở trường của mình. Chúng ta thường hay nghe đâu đó, làm điều mình thích là hạnh phúc! Thật 
vậy, khi thích thú với công việc, ta có thể làm việc mà không nghĩ đến những việc khác, không nghĩ 
đến những điều trái chiều có thể có đàng sau công việc yêu thích đó. Điều này sẽ rất tốt cho bạn 
làm một việc gì đó, mà không có thái độ thờ ơ, nhưng hoàn toàn có lợi cho khởi nghiệp kinh doanh. 
Điều cần lưu ý là điều bạn đam mê chưa hẳn là điều mà xã hội (thị trường) cần, nói một cách tổng 
quát. Ví dụ, bạn có sở thích (hobby) sưu tập tem, và đã là niềm đam mê (passion) của bạn từ bé, 
chẳng có gì sai với đam mê này, tuy vậy, sẽ không thực tế nếu bạn đem niềm đam mê cả đời vào 
cuộc kinh doanh thực tại nào đó, ví dụ bạn có nghĩ đến việc làm một quán café tem? Liệu rằng bạn 
có sở trường kinh doanh quán café, và quán café có đủ hiệu quả về kinh tế, để tiếp tục đáp ứng cho 
niềm đam mê lâu dài, khi mà một phần lớn thị trường chuyển phát đã không còn dùng những con 
tem đủ các sắc thái khác nhau? 
Nói đến hiệu quả, có thể khẳng định đây chính là điểm yếu muôn thuở của những người lần 
đầu tiên khởi nghiệp, và. của cả thế giới kinh doanh nói chung vậy! Tôi chỉ muốn khái niệm hóa 
thuật ngữ hiệu quả bằng một chỉ số đơn giản: đó chính là số đầu ra có được so với số đầu vào được 
dùng. Ý niệm này nghe chừng có vẻ đơn giản, nhưng thật ra là điều mà cả thề giới luôn theo đuổi, 
và, theo cá nhân tôi, khi nào còn ý niệm kinh doanh, khi ấy còn phải suy nghĩ đến hiệu quả. Nếu 
hiệu quả không đủ lớn để tham gia kinh doanh, người ta sẽ chọn con đường khác để đảm bảo cuộc 
sống, cụ thể là sẽ tìm việc làm thuê, thay vì bỏ vốn khởi nghiệp như một doanh nhân (entrepreneur). 
Đi sâu hơn, có thể thấy, riêng việc tính đủ rủi ro, chi phí cho đầu vào, đầu ra, đã là một vấn đề lớn 
đối với khỏi nghiệp, đặc biệt trong môi trường kinh doanh thiếu ổn định (uncertainty) ngày nay, và 
các công cụ dự báo cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thì hầu như chỉ có thể giúp dự báo trong thời 
gian ngắn. Đa số khởi nghiệp không có những định hướng lâu dài, có những chiến lược và kế hoạch 
183
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
đủ chi tiết để phòng tránh rủi ro, từ đó dẫn đến những khả năng chệch choạc lớn giữa Sở trường, 
Đam mê và Hiệu quả, và chính đó là mầm mống của thất bại, ngay từ đầu. Thử lấy một ví dụ nhỏ, 
việc tính toán không đủ chi phí vào trong cấu thành giá, sẽ làm cho việc định giá không đầy đủ, 
và hậu quả là gì, rất dễ thấy. Lại một ví dụ tiếp, các thay đổi của những yếu tố nhỏ về mô trường 
bên ngoài, chẳng hạn giá xăng tăng, là điều mà doanh nghiệp không dự kiến trước được, lại là một 
nguyên nhân làm thay đổi hiệu quả kinh doanh, nếu không muốn nói có thể dẫn đến thua lỗ nhanh 
chóng. Rất nhiều việc như vậy xảy ra chung quanh chúng ta, và môi trường bên ngoài thay đổi là 
điều mà doanh nghiệp không thể dự báo cũng như kiểm soát được, đặc biệt với khởi nghiệp. Và, 
có lẽ điều đơn giản ai cũng hiểu, chúng ta đang bàn về khởi nghiệp kinh doanh, mà đã kinh doanh 
thì cần tính đến hiệu quả, không chỉ hiệu quả cho doanh nghiệp khởi nghiệp, mà đó cũng chính là 
những gì có liên quan đến cá nhân, gia đình và xã hội vậy!
Một góc nhìn khác về thuyết “con nhím” trong khởi nghiệp
Chúng ta đã bàn quá nhiều về khởi nghiệp như việc bắt đầu một công việc kinh doanh mới. Có 
bao giờ bạn nghĩ đến những điều tương tự như vậy về mặt bản chất, mà rất ít khi được bàn đến, tạm 
gọi là “Góc khuất của khởi nghiệp” (thuật ngữ tác giả tạm dùng). Và, điều băn khoăn ở đây sẽ là, 
liệu thuyết “con nhím” được sử dụng như thế nào?
Thứ nhất, về giác độ công ty, khi chiến lược cấp công ty thay đổi, yêu cầu lập ra một lãnh vực 
kinh doanh mới, có thể xem đó là một “khởi nghiệp”, và như vậy ứng dụng các lý thuyết cũng như 
thực tiễn như thế nào? 
Thứ hai, ở góc độ cá nhân, một người làm việc bình thường, khi bắt tay vào một công việc 
mới, hay đòi hỏi thay đổi, có được xem là một động tác “khởi nghiệp”, và như vậy ứng dụng các lý 
thuyết cũng như thực tiễn như thế nào?
Như vậy, thuyết “con nhím” không những áp dụng cho người khởi nghiệp kinh doanh nhỏ mà 
còn áp dụng được trong nhiều lĩnh vực, thậm chí là doanh nghiệp lớn, ngoài ra, người đi làm thuê 
cho các doanh nghiệp cũng cần xác định khái niệm con nhím cho chính mình. Xây dựng thương 
hiệu cá nhân trong ngành của mình, trở thành chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực mà bạn đang làm, 
sẽ có thời điểm có quá nhiều doanh nghiệp làm phiền bạn khi cố gắng lôi kéo nhân sự cấp cao, bởi 
đơn giản bạn vĩ đại trong lĩnh vực đó, bạn biết sở trường của mình, bạn yêu thích công việc đó và 
bạn làm nó hiệu quả hơn ai hết. Vấn đề chỉ là làm sao xác định khái niệm con nhím trong mỗi chúng 
ta và phát triển những thứ bạn đã xác định.
3. KẾT LUẬN
Ngạn ngữ Trung quốc có câu: “Hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng những bước đi nhỏ bé đầu 
tiên”, Trường Đại học Việt Nam không thể ngay một bước đáp ứng giáo dục 4.0, nhưng luôn hướng 
đến việc hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp cho cả sinh viên, giảng viên, cán bộ- công chức. 
Trong hệ sinh thái đó, việc khởi nghiệp kinh doanh nhỏ hay lớn, thành công hay không còn phụ 
thuộc rất nhiều yếu tố, thuyết “con nhím” là một gợi ý cho bạn xác định đúng nhất con đường của 
mình để khởi nghiệp dễ dàng hơn. Và còn một điều nữa, bạn phải xác định là khởi nghiệp không 
dành cho đa số, không dành cho những ai muốn kê cao gối ngủ ngon mỗi đêm. Đừng chỉ làm việc 
vì đam mê, hãy làm việc đó vì nó là “con nhím” của bạn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2017), Công văn số 1891/BGDĐT-GDĐH về nhiệm vụ đào tạo nguồn 
nhân lực có khả năng thích ứng với cuộc CMCN 4.0.
2. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định số 73/2015/NĐ-CP quy định tiêu 
chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học, Nhà xuất bản 
184
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Giáo dục.
3. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định số 73/2015/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn 
phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học, Nhà xuất bản Giáo 
dục.
4. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2017), Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực 
tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
5. Giáo dục đại học trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 
giao-duc-dai-hoc-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0/3530316864html
6. Giáo dục sẽ thay đổi thế nào dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0? https://baomoi.com/
giao-duc-se-thay-doi-the-nao-duoi-tac-dong-cua-cach-mang-cong-nghiep-4-0/c/22923800.epi
7. Hiệu trưởng đại học nêu thách thức của Cách mạng 4.0 với cuộc sống https://vnexpress.net/tin-
tuc/giao-duc/hieu-truong-dai-hoc-neu-thach-thuc-cua-cach-mang-4-0-voi-cuoc-song-3667579.
html
8. Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc về đào tạo nhân lực du lịch theo định hướng Nghị quyết số 
08/NQ-TW- Bộ VH-TT-DL, Hà Nội, ngày 01-12-2017.
9. Tác động của cuộc cách mạng công nghệp 4.0 đối với cơ sở giáo đục đại học ở Việt Nam và gợi 
ý chính sách cho Việt Nam (Mặt Trận 27/8/2017 - Báo Điện tử). 
10. Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2013), Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg về 
việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020.
11. Từ cách mạng công nghiệp 4.0 đến giáo dục 4.0 (Dân trí - ngày 29/9/2017 - Báo Điện tử). 
12. Tương lai của Giáo dục đại học 4.0 tại Việt Nam 
dai-hoc-40-tai-viet-nam-53650.html
13. Đỗ Phú Trần Tình. Cần phân biệt giữa khởi nghiệp và lập nghiệp https://thanhnien.vn/gioi-tre/
can-phan-biet-giua-khoi-nghiep-va-lap-nghiep-809858.html 
14. Chưa chắc nhiều người đã hiểu đúng startup là gì 
chua-chac-nhieu-nguoi-da-hieu-dung-startup-la-gi-324298.html 
15. 100 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh nhỏ ít vốn cho người mới bắt đầu https://1tach.com/100-
y-tuong-khoi-nghiep-kinh-doanh-nho-it-von-cho-nguoi-moi-bat-dau.html 

File đính kèm:

  • pdfthuyet_con_nhim_trong_khoi_nghiep_kinh_doanh_thoi_dai_cach_m.pdf