Tiến tới triển khai áp dụng IFPP trong các cơ quan kiểm toán tối cao

Tại đại hội INCOSAI XXII được tổ chức tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất vào tháng 12 năm 2016 nhiều vấn đề quan trọng đã được thảo luận trong đó có việc thông qua Bộ Chuẩn mực INTOSAI đối với các hướng dẫn nghiệp vụ (IFPP) tổng hợp cả 3 thành tố: các nguyên tắc INTOSAI (INTOSAI – P), các chuẩn mực INTOSAI (ISSAI) và hướng dẫn INTOSAI (GUIDS). IFPP sẽ thay thế cho bộ chuẩn mực ISSAI đang được áp dụng. Đồng thời, cũng tại Đại hội lần này, INTOSAI cũng thành lập Diễn đàn để trao đổi về IFPP (FIPP), cơ quan chịu trách nhiệm đề ra các chuẩn mực, sửa đổi và thông qua các hướng dẫn nghiệp vụ như ISSAI, theo đúng trình tự thủ tục.

pdf 6 trang yennguyen 5900
Bạn đang xem tài liệu "Tiến tới triển khai áp dụng IFPP trong các cơ quan kiểm toán tối cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiến tới triển khai áp dụng IFPP trong các cơ quan kiểm toán tối cao

Tiến tới triển khai áp dụng IFPP trong các cơ quan kiểm toán tối cao
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN50 Số 132 - tháng 10/2018
tieÁn tôùi trieÅn kHai aùP duÏng iFPP 
trong caùc cô Quan kieÅM toaùn toÁi cao
DIỆU THúY
Tại đại hội INCOSAI XXII được tổ chức tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất vào tháng 12 năm 2016 nhiều vấn đề quan trọng đã được thảo luận trong đó có việc thông qua Bộ Chuẩn mực INTOSAI đối với các hướng dẫn nghiệp vụ (IFPP) tổng hợp cả 3 thành tố: các nguyên tắc INTOSAI (INTOSAI – P), các chuẩn mực INTOSAI (ISSAI) và 
hướng dẫn INTOSAI (GUIDS). IFPP sẽ thay thế cho bộ chuẩn mực ISSAI đang được áp dụng. Đồng thời, 
cũng tại Đại hội lần này, INTOSAI cũng thành lập Diễn đàn để trao đổi về IFPP (FIPP), cơ quan chịu 
trách nhiệm đề ra các chuẩn mực, sửa đổi và thông qua các hướng dẫn nghiệp vụ như ISSAI, theo đúng 
trình tự thủ tục.
Từ khóa: IFPP
Toward IFPP implementation in Supreme Audit Institutions
On the occasion of INCOSAI XXII, which was held in Abu Dhabi, United Arab Emirate in December 
2016, numerous ground-breaking decisions was taken including the endorsement of the INTOSAI 
Framework for professional pronouncement (IFPP) which comprises all INTOSAI products broken down 
by three categories: INTOSAI principles (INTOSAI – P), INTOSAI standards (ISSAI) and INTOSAI 
guidelines (GUID). IFPP will replace the existing ISSAI. As well, in this congress, INTOSAI set up Forum 
for INTOSAI professional Pronouncements (FIPP), which take responsibility to set out standards, revise 
and endorse the professional pronouncements as ISSAI in the due process.
key words: IFPP
IFPP là gì và mục đích của IFPP
IFPP (viết tắt của INTOSAI Framework of 
Professional Pronouncement) là Bộ Chuẩn mực 
của INTOSAI về các hướng dẫn nghiệp vụ, được 
cộng đồng INTOSAI chính thức thừa nhận và 
thông qua. Các hướng dẫn này dựa trên ý kiến 
chuyên môn của các thành viên INTOSAI và đưa 
ra các báo cáo chính thức của INTOSAI về các vấn 
đề liên quan đến kiểm toán. Tất cả các hướng dẫn 
nghiệp vụ đều được xây dựng và thông qua theo 
trình tự thủ tục trước khi được trình ra INCOSAI 
để chính thức ban hành. Mục đích của IFPP là 
nhằm nâng cao tính tin cậy của các hướng dẫn 
nghiệp vụ INTOSAI, hỗ trợ việc biến chúng thành 
bộ chuẩn mực có giá trị bắt buộc thực hiện trong 
kiểm toán lĩnh vực công và nâng cao chất lượng 
kỹ thuật. Các hướng dẫn nghiệp vụ của INTOSAI 
bao gồm các nguyên tắc INTOSAI (INTOSAI – P), 
chuẩn mực quốc tế đối với các cơ quan kiểm toán 
tối cao (ISSAI), hướng dẫn tuân thủ (COMP) và 
hướng dẫn INTOSAI (GUID). IFPP và các hình 
thức hướng dẫn khác được xác định trong nguyên 
tắc phân loại, có thể được chuyển đổi từ kế hoạch 
chiến lược phát triển (SDP).
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 51Số 132 - tháng 10/2018
Tất cả các hướng dẫn trong IFPP được thông 
qua bởi đại hội INTOSAI – INCOSAI, một cơ quan 
chuyên môn mang tính quốc tế dành cho các cơ 
quan kiểm toán tối cao. Tất cả các hướng dẫn được 
thông qua và bao gồm trong IFPP đều là quan điểm 
chính thức của INTOSAI.
IFPP sẽ thay thế bộ chuẩn mực ISSAI hiện có 
trước năm 2019, một khi việc cập nhật và hợp nhất 
các hướng dẫn hiện có hoàn thành. 
Bộ chuẩn mực mới này giải quyết một số 
thách thức mà ISSAI và INTOSAI GOVs đang 
phải đối mặt:
• Làm rõ phạm vi của chuẩn mực. Các khái 
niệm hướng dẫn nghiệp vụ, INTOSAI – P, ISSAI 
và GUID sẽ được làm rõ trong một bộ tiêu chí 
phân loại;
• Xác định rõ rằng các chuẩn mực mà các SAI 
cần tuân thủ cũng phải được thể hiện trong báo cáo 
kiểm toán;
• Mở ra khả năng phát triển các hướng dẫn tuân 
thủ của INTOSAI với các nguyên tắc được nhắc 
đến trong ISSAI 100; 
• Phân biệt rõ giữa các chuẩn mực ISSAI bao 
gồm các hướng dẫn vận dụng (mang tính bắt buộc) 
và các hướng dẫn không bắt buộc;
• Phân biệt giữa các “hướng dẫn của SAI” và 
“các hướng dẫn khác” và tạo khoảng trống cần thiết 
trong mỗi chuẩn mực gồm cả các yếu tố hữu ích 
cho các SAI tiến tới việc áp dụng ISSAI cũng như 
các vấn đề đang cần xem xét lại như ISSAI 5600;
• Thông qua việc làm rõ vai trò của ISSAI 100 
– nguyên tắc cơ bản về kiểm toán lĩnh vực công, 
IFPP có thể đưa ra hướng dẫn về một vấn đề cụ thể 
hiện có trong loạt ISSAI 5000 một cách xác đáng 
ví dụ như hướng dẫn không bắt buộc về một vấn 
đề đặc biệt, hữu ích đối với các SAI và kiểm toán 
viên khi tiến hành kiểm toán tài chính, kiểm toán 
hoạt động và kiểm toán tuân thủ trong các lĩnh vực 
được nhắc đến;
• Thông qua việc phân biệt giữa các nguyên tắc 
và chuẩn mực kiểm toán, kiểm toán hoạt động và 
kiểm toán tuân thủ, bộ chuẩn mực thừa nhận rằng, 
như đã chỉ ra trong ISSAI 100, đoạn 8, các SAI có 
thể áp dụng chuẩn mực của riêng mình nếu chúng 
nhất quán với các nguyên tắc được đề ra trong 
ISSAI 100 và 400;
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN52 Số 132 - tháng 10/2018
• Tránh việc chồng chéo hoặc trùng lắp nhiệm 
vụ thông qua việc hợp nhất loạt ISSAI và INTOSAI 
GOV cùng xử lý các vấn đề tương tự nhau; 
• Cuối cùng, IFPP làm rõ vai trò chung của các 
nguyên tắc cơ bản của kiểm toán lĩnh vực công, 
mở ra khả năng xem xét lại một cách hệ thống các 
hướng dẫn hiện có nhằm bảo đảm rằng chúng liên 
hệ chặt chẽ với các nguyên tắc cơ bản này và không 
có sự mâu thuẫn.
FIPP là gì?
Diễn đàn thảo luận về các hướng dẫn nghiệp 
vụ INTOSAI (FIPP) là một cơ quan có trách 
nhiệm ban hành các chuẩn mực được chỉ định bởi 
INTOSAI, chịu trách nhiệm triển khai quy trình 
áp dụng IFPP đồng nhất, tuân thủ trình tự thủ tục 
của INTOSAI. Việc thành lập nên FIPP nhằm mục 
đích đảm bảo IFPP thống nhất.
FIPP có trách nhiệm đảm bảo chất lượng của 
toàn bộ chuẩn mực được hợp nhất trong IFPP với 
quan điểm củng cố INTOSAI thành một cơ quan 
ban hành chuẩn mực có chất lượng và định hướng 
sự phát triển trong tương lai của các chuẩn mực có 
giá trị đối với kiểm toán lĩnh vực công. 
Ở cấp độ thực thi, FIPP chịu trách nhiệm đảm 
bảo rằng trước khi IFPP chính thức được thông 
qua, ở mỗi cấp độ của quá trình ban hành đều đảm 
bảo trình tự thủ tục. Thông qua các liên lạc viên, 
FIPP tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành 
từng dự thảo hướng dẫn nhờ vào việc đảm bảo 
chất lượng kỹ thuật và tính nhất quán cũng như 
độ chính xác và thảo luận các vấn đề trong chuẩn 
mực trước khi được đem ra trình Ủy ban điều hành 
INTOSAI. 
FIPP bao gồm một chủ tịch và 15 thành viên 
từ các SAI khác nhau, những người được lựa 
chọn dựa trên năng lực chuyên môn và kinh 
nghiệm trong việc xây dựng năng lực và nghiên 
cứu chuẩn mực. 
Nguyên tắc INTOSAI (INTOSAI – P) là gì và 
mục đích?
Nguyên tắc INTOSAI bao gồm các nguyên tắc 
cơ bản và cốt lõi bao quát toàn bộ ý nghĩa của IFPP 
và do đó đứng ở vị trí đầu tiên trong khung tham 
chiếu IFPP.
Các nguyên tắc cơ bản mang ý nghĩa lịch sử và 
chỉ rõ vai trò, chức năng mà các SAI mong muốn 
đạt được, có thể được sử dụng như nguồn tài liệu 
tham khảo để thiết lập nên thẩm quyền của các 
SAI. Các nguyên tắc này có thể là thông tin hữu ích 
đối với Chính phủ và Quốc hội cũng như đối với 
các SAI và công chúng; có thể được sử dụng như 
một nguồn tài liệu tham khảo trong việc ban hành 
thẩm quyền quốc gia của các SAI. Các nguyên tắc 
cốt lõi hỗ trợ các nguyên tắc cơ bản của từng SAI, 
chỉ rõ vai trò của SAI trong xã hội cũng như là điều 
kiện tiên quyết đối với chức năng chuyên môn của 
các SAI.
ISSAI là các chuẩn mực quốc tế đối với kiểm 
toán lĩnh vực công mang tính bắt buộc mà các SAI 
phải tuân theo. Đối với IFPP, chúng giữ cấp độ thứ 
hai của hướng dẫn.
ISSAI bao gồm:
• Các nhóm khái niệm và nguyên tắc cơ bản 
xác định kiểm toán khu vực công và các hình thức 
kiểm toán khác nhau thực hiện trên cơ sở ISSAI;
• Các nguyên tắc nền tảng mà INTOSAI xác 
định như là chuẩn mực chuyên nghiệp được áp 
dụng toàn cầu. Các thực tiễn kiểm toán của tất 
cả các SAI cũng như các chuẩn mực quốc gia đối 
với kiểm toán khu vực công cần phải phù hợp với 
những nguyên tắc này; 
• Các yêu cầu ở cấp độ tổ chức mà các SAI và 
các yêu cầu ở từng cuộc kiểm toán mà các kiểm 
toán viên phải tuân thủ nếu họ tuyên bố tuân thủ 
ISSAI (hơn là các chuẩn mực quốc gia)
• Việc áp dụng trọng yếu liên quan để đảm bảo 
rằng các nguyên tắc và các yêu cầu nền tảng được 
hiểu và áp dụng trong các hoàn cảnh liên quan đến 
cam kết cá nhân.
Mục đích của ISSAI là:
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 53Số 132 - tháng 10/2018
• Đảm bảo chất lượng các cuộc kiểm toán được 
thực hiện;
• Củng cố thêm lòng tin của người sử dụng đối 
với báo cáo kiểm toán;
• Nâng cao tính minh bạch của quy trình kiểm 
toán;
• Chỉ rõ trách nhiệm của kiểm toán viên trong 
mối quan hệ với các bên liên quan;
• Xác định các hình thức khác nhau của các cuộc 
kiểm toán và các nhóm khái niệm liên quan, tạo 
nên ngôn ngữ chung về kiểm toán lĩnh vực công.
ISSAI 100 “Các nguyên tắc cơ bản của kiểm 
toán lĩnh vực công” trình bày các nguyên tắc của 
INTOSAI đối với các chuẩn mực ở cả cấp độ tổ 
chức và từng cuộc kiểm toán. ISSAI 100 xác định 
tính pháp lý của ISSAI và xác định cách mà một 
kiểm toán viên có thể yêu cầu việc tuân thủ ISSAI 
trong một báo cáo kiểm toán. 
Hướng dẫn INTOSAI (GUID) là gì và mục 
đích?
GUID giới thiệu các hướng dẫn INTOSAI hỗ 
trợ các chuẩn mực ISSAI thông qua việc thể hiện 
thành các hướng dẫn cụ thể, chi tiết và thực tiễn 
hơn. Bản chất của GUID là các hướng dẫn không 
bắt buộc đối với một SAI nhằm giúp kiểm toán 
viên gia tăng hiểu biết về cách thức áp dụng các yếu 
tố và nguyên tắc của các chuẩn mực (ISSAI) trong 
mỗi cuộc kiểm toán. 
Trong IFPP, GUID được chia thành các loại 
khác nhau như hướng dẫn mang tính tổ chức của 
từng SAI, hướng dẫn về báo cáo tài chính, hướng 
dẫn kiểm toán hoạt động, hướng dẫn kiểm toán 
tuân thủ, hướng dẫn một số lĩnh vực cụ thể và các 
hướng dẫn khác.
GUID hỗ trợ các SAI trong việc:
• Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức về 
các vấn đề liên quan đến các yêu cầu của đơn vị và 
việc triển khai ISSAI;
• Áp dụng các cơ chế và chương trình phát triển 
năng lực phù hợp với hướng dẫn ISSAI, hỗ trợ 
kiểm toán viên trong việc:
* áp dụng ISSAI trong quy trình kiểm toán tài 
chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ;
* áp dụng ISSAI trong các cuộc kiểm toán khác;
* Hiểu về một lĩnh vực cụ thể và việc áp dụng 
các ISSAI liên quan vào các cuộc kiểm toán bao 
gồm cả các cuộc về lĩnh vực chuyên biệt.
Hướng dẫn tuân thủ (COMP) là gì và mục 
đích?
Hướng dẫn tuân thủ (COMP) đưa ra các kỹ 
năng, hiểu biết, các vấn đề đạo đức, giá trị và thái 
độ mà một kiểm toán viên nhà nước cần có để thực 
hiện cuộc kiểm toán phù hợp với ISSAI. COMP là sự 
phân biệt rõ rệt hơn giữa các chuẩn mực và nguyên 
tắc tuân thủ với các hướng dẫn GUID. Các công 
việc được thực hiện trong cộng đồng INTOSAI về 
chuẩn mực tuân thủ sẽ hình thành nên nền tảng 
cho việc phát triển COMP trong tương lai. 
Cơ sở để phân biệt các hướng dẫn IFPP gồm 
INTOSAI - P, ISSAIs và GUID
Diễn đàn thảo luận về các hướng dẫn nghiệp 
vụ INTOSAI (FIPP) đã phát triển bộ tiêu chí phân 
loại rõ ràng đối với ba hướng dẫn chuyên môn 
INTOSAI trong IFPP nhằm phân biệt toàn bộ 
nguyên tắc INTOSAI (INTOSAI – P), ISSAI và các 
hướng dẫn bổ trợ của INTOSAI (GUID). Tiêu chí 
phân loại dựa trên định nghĩa của các hướng dẫn 
khác nhau được giải thích ở trên. FIPP sẽ sử dụng 
các tiêu chí phân loại này để phân loại và đánh số 
các hướng dẫn INTOSAI.
FIPP cũng cân nhắc việc đánh số mới các 
INTOSAI – P, ISSAI và GUID dựa trên ưu tiên số 
một của kế hoạch chiến lược phát triển (SDP) giai 
đoạn 2017 – 2019 của IFPP. Việc đánh số các ISSAI 
trước đó sẽ được giữ nguyên đến khi có thể. 
Một kế hoạch đánh số thăm dò đối với các 
hướng dẫn IFPP được mô tả trong bảng sau:
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN54 Số 132 - tháng 10/2018
Trong quá trình chuyển đổi việc đánh số mới 
của các hướng dẫn INTOSAI, các SAI và các kiểm 
toán viên có thể tiếp tục tham khảo các ISSAI với 
cách đánh số hiện hành.
Các SAI tuân thủ ISSAI như thế nào?
Nhằm tuân thủ ISSAI, mỗi SAI cần phải tuân 
theo các nguyên tắc cơ bản mà INTOSAI đã chỉ 
ra trong chuẩn mực được áp dụng toàn cầu trong 
ISSAI 100. Đoạn 7, ISSAI 100 đã đề ra những 
nguyên tắc cơ bản mà kiểm toán khu vực công 
phải tuân theo bất kể hình thức hay nội dung kiểm 
toán. ISSAI 200, ISSAI 300 và ISSAI 400 được xây 
dựng trên cơ sở đó và phát triển thêm các nguyên 
tắc cụ thể hơn áp dụng cho các cuộc kiểm toán tài 
chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. 
ISSAI 100 chỉ ra rằng các nguyên tắc không được 
vượt ra khỏi khuôn khổ pháp luật, quy định hay 
thẩm quyền của mỗi quốc gia cũng như ngăn ngừa 
các SAI khỏi các hoạt động điều tra, xem xét và 
các hoạt động khác không được đặc biệt nhắc đến 
trong các ISSAI hiện có (ISSAI 100, mục đích và 
thẩm quyền của ISSAI).
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 55Số 132 - tháng 10/2018
Các nguyên tắc được xác định trong ISSAI 100 
có thể được sử dụng để đề ra các chuẩn mực mang 
tính bắt buộc theo ba cách (ISSAI 100, đoạn 8):
• Là cơ sở để các SAI phát triển các chuẩn mực; 
• Là cơ sở cho việc áp dụng các chuẩn mực quốc 
gia phù hợp;
• Là cơ sở cho việc áp dụng các hướng dẫn kiểm 
toán chung như chuẩn mực.
kế hoạch chiến lược phát triển của IFPP là gì?
Kế hoạch chiến lược phát triển (SDP) là một 
chiến lược chung và là kế hoạch hoạt động đối với 
việc phát triển các chuẩn mực hướng đến một bộ 
hướng dẫn nghiệp vụ rõ ràng, nhất quán và đầy đủ. 
SDP tập hợp tất cả các sáng kiến nhằm phát triển, 
sửa đổi hay hủy bỏ các hướng dẫn nghiệp vụ. 
Quá trình lập kế hoạch bao gồm việc tham vấn 
tập thể để khuyến khích ý kiến đóng góp từ tất cả 
các bên liên quan ít nhất 3 năm một lần. Ủy ban 
chuẩn mực chuyên môn (PSC) và chủ tịch của Ủy 
ban xây dựng năng lực (CBC) và Ủy ban chia sẻ kiến 
thức (KSC) xác định rằng tất cả các nhu cầu liên 
quan được giải quyết trong SDP phù hợp với mục 
tiêu 1, 2 và 3 của kế hoạch chiến lược INTOSAI. 
FIPP thực hiện sáng kiến nhằm sửa đổi và cập nhật 
kế hoạch khi cần. PSC tham vấn tất cả các bên liên 
quan trước khi kế hoạch được hoàn thiện và gửi tới 
Ủy ban điều hành INTOSAI để thông qua.
Nếu một nhóm công tác nào đó thuộc PSC, 
CBC hay KSC muốn đưa ra một hướng dẫn mới, 
họ nên đưa vào trong kế hoạch chiến lược phát 
triển về khuôn khổ chuẩn mực. FIPP mong muốn 
các nhóm công tác đóng góp ý kiến cho SDP ba 
năm một lần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. INTOSAI framework of professional 
prouncement - IFPP, website ISSAI.org;
2. The revised INTOSAI framework of 
professional prouncements, Forum for 
INTOSAI professional prouncements 
(FIPP);
3. The INTOSAI framework of of professional 
prouncements, INTOSAI professional 
standards Committee;
4. ISSAI 100.

File đính kèm:

  • pdftien_toi_trien_khai_ap_dung_ifpp_trong_cac_co_quan_kiem_toan.pdf