Tiêu chuẩn cơ sở 01 : 2011/VNRA

I.1 Phạm vi áp dụng

I.1.1 Quy trình này quy định các nội dung và yêu cầu về kỹ thuật khảo sát phải đạt được

khi tiến hành khảo sát phục vụ cho việc chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án

xây dựng đường mới và nâng cấp cải tạo đường đang khai thác thuộc mạng lưới đường

sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

I.1.2 Khảo sát đường sắt cao tốc, đường sắt đi ngầm dưới đất, đường sắt đôi điện khí

hoá, đường sắt đô thị sau khi có quy phạm thiết kế sẽ bổ sung cho quy trình khảo sát.

I.2 Đối tượng áp dụng

Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức tư vấn thiết kế, các đơn vị, cá nhân làm công

tác khảo sát phục vụ cho việc chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án xây dựng

đường mới và cải tạo nâng cấp đường sắt.

I.3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong quy trình này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

I.3.1 Khảo sát để lập báo cáo đầu tư công trình là khảo sát đo đạc thu thập các số liệu

cần thiết theo nhiệm vụ khảo sát được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm phục vụ cho

việc lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình theo luật xây dựng hiện hành của Việt Nam.

I.3.2 Khảo sát để lập dự án đầu tư xây dựng công trình là khảo sát đo đạc, thu thập các

số liệu cần thiết theo nhiệm vụ khảo sát được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm phục

vụ cho việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết

kế cơ sở theo luật xây dựng hiện hành của Việt Nam.

I.3.3 Khảo sát để lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình là khảo sát đo đạc, thu thập các

số liệu cần thiết theo nhiệm vụ khảo sát được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm phục

vụ cho việc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình trong đó có lập thiết kế bản vẽ thi công

và dự toán công trình.

I.3.4 Khảo sát để lập thiết kế kỹ thuật là khảo sát đo đạc, thu thập các số liệu cần thiết

theo nhiệm vụ khảo sát được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm phục vụ cho việc thiết

kế kỹ thuật công trình.

I.3.5 Khảo sát để lập thiết kế bản vẽ thi công là khảo sát đo đạc, thu thập các số liệu cần

thiết theo nhiệm vụ khảo sát được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm phục vụ cho việc

thiết kế bản vẽ thi công công trình.

pdf 87 trang yennguyen 5460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiêu chuẩn cơ sở 01 : 2011/VNRA", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiêu chuẩn cơ sở 01 : 2011/VNRA

Tiêu chuẩn cơ sở 01 : 2011/VNRA
 TCCS 01 : 2011/VNRA 
 3 
Lời nói đầu 
TCCS 01 : 2010/VNRA do Ban soạn thảo thuộc Công ty Cổ phần Tư vấn 
đầu tư và xây dựng Giao thông vận tải (TRICC-JSC) biên soạn. Bộ Giao 
thông vận tải thẩm tra, Cục Đường sắt Việt Nam công bố theo quyết định 
số 21/QĐ-CĐSVN ngày 25 tháng 01 năm 2011. 
TCCS 01 : 2011/VNRA 
4 
 TCCS 01 : 2011/VNRA 
 5 
MỤC LỤC 
Lời nói đầu ...................................................................................................................................3 
MỤC LỤC .............. 5 
PHẦN THỨ NHẤT........................................................................................................................9 
Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG.....................................................................................................9 
I.1 Phạm vi áp dụng.....................................................................................................................9 
I.2 Đối tượng áp dụng .................................................................................................................9 
I.3 Thuật ngữ và định nghĩa..........................................................................................................9 
I.4 Một số quy định ....................................................................................................................11 
PHẦN THỨ HAI: KHẢO SÁT LẬP BÁO CÁO ĐẦU TƯ..............................................................12 
Chương II : KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH..............................................................................................12 
II.1 Công tác chuẩn bị ở văn phòng............................................................................................12 
II.2 Công tác thị sát và đo đạc ngoài hiện trường .......................................................................12 
Chương III: KHẢO SÁT THUỶ VĂN ...........................................................................................13 
III.1 Khảo sát thuỷ văn dọc tuyến................................................................................................13 
III.2 Khảo sát thuỷ văn đối với công trình thoát nước .................................................................14 
Chương IV : KHẢO SÁT THÔNG TIN TÍN HIỆU.........................................................................14 
IV.1 Khảo sát thông tin................................................................................................................14 
IV.2 Khảo sát tín hiệu .................................................................................................................16 
Chương V: KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ......................................................................18 
V.1 Nhiệm vụ và nội dung công việc ..........................................................................................18 
V.2 Báo cáo địa chất công trình ..................................................................................................18 
V.3 Tài liệu giao nộp ...................................................................................................................19 
PHẦN THỨ BA: KHẢO SÁT LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH..........................19 
Chương VI: KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH .............................................................................................19 
VI.1 Nhiệm vụ và nội dung công việc..........................................................................................19 
VI.2 Công tác nghiên cứu ở văn phòng ......................................................................................20 
VI.3 Công tác thị sát và khảo sát, đo đạc ngoài hiện trường.......................................................20 
VI.4 Đo đạc tuyến ngoài thực địa ...............................................................................................21 
VI.5 Khảo sát công trình .............................................................................................................23 
VI.6 Tài liệu giao nộp..................................................................................................................23 
Chương VII: KHẢO SÁT THUỶ VĂN ..........................................................................................24 
Chương VIII: KHẢO SÁT THÔNG TIN TÍN HIỆU........................................................................28 
VIII.1 Khảo sát thông tin .............................................................................................................28 
TCCS 01 : 2011/VNRA 
6 
VIII.2 Khảo sát tín hiệu ...............................................................................................................29 
Chương IX: KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH. ....................................................................31 
IX.1 Khảo sát địa chất công trình cho nền đường thông thường. ...............................................31 
IX.2 Khảo sát ĐCCT cho các đoạn nền đường đặc biệt .............................................................32 
IX.3 Khảo sát ĐCCT để thiết kế cống .........................................................................................34 
IX.4 Khảo sát ĐCCT để thiết kế cầu ...........................................................................................34 
IX.5 Khảo sát ĐCCT để thiết kế hầm ..........................................................................................35 
IX.6 Khảo sát ĐCCT để thiết kế ga và các công trình kiến trúc trong ga, 
 khu vực xí nghiệp đầu máy, xí nghiệp toa xe. .....................................................................36 
IX.7 Khảo sát các mỏ vật liệu xây dựng......................................................................................36 
IX.8 Hồ sơ khảo sát ĐCCT bao gồm nhưng không hạn chế các phần sau: ................................37 
PHẦN THỨ TƯ: KHẢO SÁT ĐỂ LẬP THIẾT KẾ KỸ THUẬT ......................................................38 
Chương X: KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH...............................................................................................38 
X.1 Nhiệm vụ và nội dung công việc...........................................................................................38 
X.2 Khảo sát tuyến qua khu vực thông thường. .........................................................................38 
X.3 Khảo sát tuyến qua vùng đặc biệt. .......................................................................................44 
X.4 Khảo sát các công trình liên quan đến tuyến ........................................................................45 
X.5 Khảo sát công trình thoát nước. ...........................................................................................45 
X.6 Thu thập các tài liệu để lập thiết kế tổ chức thi công, dự toán. .............................................46 
X.7 Lập các văn bản thoả thuận cần thiết...................................................................................47 
X.8 Hồ sơ, tài liệu phải nộp ........................................................................................................47 
Chương XI: KHẢO SÁT GA........................................................................................................48 
Chương XII: KHẢO SÁT THUỶ VĂN ..........................................................................................49 
XII.1 Đối với tuyến ......................................................................................................................49 
XII.2 Đối với công trình thoát nước nhỏ ......................................................................................49 
Chương XIII ; KHẢO SÁT THÔNG TIN TÍN HIỆU.......................................................................51 
XIII.1 Khảo sát thông tin .............................................................................................................51 
XIII.2 Khảo sát tín hiệu ...............................................................................................................55 
Chương XIV: KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ...................................................................60 
XIV.1 Khảo sát ĐCCT cho nền đường thông thường..................................................................60 
XIV.2 Khảo sát ĐCCT cho nền đường đặc biệt...........................................................................60 
XIV.3 Khảo sát ĐCCT cho nền đường đào sâu ..........................................................................60 
XIV.4 Khảo sát ĐCCT đoạn nền đường đắp cao. .......................................................................60 
XIV.5 Khảo sát ĐCCT đoạn nền đường đắp qua vùng đất yếu, bùn lầy. .....................................61 
XIV.6 Khảo sát ĐCCT cho đoạn nền đường ngập nước, bãi sông, ven biển ..............................61 
XIV.7 Khảo sát đoạn nền đường qua dòng bùn đá .....................................................................62 
 TCCS 01 : 2011/VNRA 
 7 
XIV.8 Khảo sát đoạn nền đường qua vùng mương xói ...............................................................62 
XIV.9 Khảo sát nền đường qua vùng caster (đá vôi) ..................................................................62 
XIV.10 Khảo sát nền đường qua vùng sụt trượt .........................................................................62 
XIV.11 Khảo sát ĐCCT đoạn nền đường cần làm tường chắn, tường phòng hộ. .......................63 
XIV.12 Khảo sát ĐCCT để thiết kế cống .....................................................................................63 
XIV.13 Khảo sát ĐCCT để thiết kế cầu nhỏ ................................................................................63 
XIV.14 Khảo sát ĐCCT để thiết kế cầu trung, cầu lớn ................................................................64 
XIV.15 Khảo sát ĐCCT để thiết kế hầm ......................................................................................64 
XIV.16 Khảo sát ĐCCT để thiết kế ga và các công trình kiến trúc trong ga.................................65 
XIV.17 Khảo sát các mỏ VLXD ...................................................................................................65 
XIV.18 Các hồ sơ tài liệu cần giao nộp .......................................................................................65 
PHẦN THỨ NĂM: KHẢO SÁT ĐỂ LẬP THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG......................................67 
Chương XV: KHẢO SÁT TUYẾN, GA.........................................................................................67 
XV.1 Khôi phục tuyến .................................................................................................................67 
XV.2 Khảo sát bổ sung ...............................................................................................................68 
XV.3 Hồ sơ tài liệu giao nộp .......................................................................................................68 
Chương XVI: KHẢO SÁT THUỶ VĂN.........................................................................................69 
XVI.1 Khảo sát bổ sung những tài liệu còn thiếu ........................................................................69 
XVI.2 Hồ sơ tài liệu giao nộp ......................................................................................................69 
Chương XVII: KHẢO SÁT THÔNG TIN TÍN HIỆU ......................................................................69 
XVII.1 Khảo sát thông tin ............................................................................................................69 
XVII.2 Khảo sát tín hiệu..............................................................................................................70 
Chương XVIII: KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH.................................................................70 
XVIII.1 Khảo sát bổ sung những số liệu còn thiếu ......................................................................70 
XVIII.2 Khảo sát bổ sung mỏ vật liệu xây dựng ..........................................................................71 
PHẦN THỨ SÁU ; KHẢO SÁT TRÊN ĐƯỜNG ĐANG KHAI THÁC ...........................................72 
Chương XIX: KHẢO SÁT ĐĂNG KÝ ĐƯỜNG, GA, CẦU, 
 THÔNG TIN, TÍN HIỆU, KIẾN TRÚC, ĐƯỜNG NGANG ......................................72 
XIX.1 Công tác chuẩn bị.............................................................................................................72 
XIX.2 Khảo sát đăng ký đường ..................................................................................................73 
XIX.3 Khảo sát đăng ký ga .........................................................................................................74 
XIX.4 Khảo sát đăng ký các công trình.......................................................................................75 
XIX.5 Khảo sát cầu cống ............................................................................................................75 
XIX.6 Khảo sát thông tin.............................................................................................................77 
XIX.7 Khảo sát tín hiệu...............................................................................................................79 
XIX.8 Khảo sát đường ngang .....................................................................................................81 
TCCS 01 : 2011/VNRA 
8 
Chương XX: KHẢO SÁT THUỶ VĂN..........................................................................................83 
Chương XXI: KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ...................................................................84 
PHẦN THỨ BẢY: CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP VÀ KIỂM TRA NGHIỆM THU ................................86 
Chương XXII: CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP ....................................................................................86 
Chương XXIII: KIỂM TRA NGHIỆM THU....................................................................................86 
Chương XXIV: KHÔI PHỤC VÀ BÀN GIAO MẶT BẰNG ............................................................88 
PHẦN THỨ TÁM: CÁC PHỤ LỤC ..............................................................................................89 
Phụ lục A (quy định) Các quy định về cọc và mốc.......................................................................91 
Phụ lục B (quy định)Các biểu mẫu về thủy văn ..........................................................................93 
B.1 Mẫu báo cáo tình hình sông ................................................................................................93 
B.2 Mẫu điều tra mực nước........................................................................................................95 
B.3 Mẫu biểu điều tra đặc trưng địa mạo, địa hình, lòng suối .....................................................97 
B.4 Mẫu biểu điều tra đặc trưng địa mạo, địa hình lưu vực ........................................................98 
B.5 Các bảng xác định đặc trưng địa chất và địa mạo lưu vực...................................................99 
B.6 Xác định lưu lượng theo phương pháp hình thái.............. ... thì xác định vị trí các mối nối trong đường ngang để thiết kế xử lý. 
Điều tra mặt đường bộ chủ yếu là kết cấu chỗ giao và chiều dày các lớp kết cấu. 
XIX.8.4 Khảo sát thông tin tín hiệu 
XIX.8.4.1 Khảo sát thông tin 
XIX.8.4.1.1 Đường truyền dẫn: 
Khảo sát đường dây thông tin từ phòng trực ban tới nhà gác chắn và từ nhà gác chắn này 
đến các nhà gác chắn khác có liên quan. 
TCCS 01 : 2011/VNRA 
82 
Nội dung khảo sát như quy định khảo sát thông tin đường dây trần, cáp đồng, kể cả điểm 
rẽ nhập và phương thức rẽ nhập. 
XIX.8.4.1.2 Về thiết bị: 
Điều tra loại máy thông tin tại phòng trực ban của ga chỉ huy đường ngang, số đường 
ngang mà ga đó chỉ huy, phương thức chỉ huy đối với các đường ngang. 
Điều tra loại máy thông tin tại nhà gác chắn và phương thức thông tin giữa ga với các 
đường ngang khác (nếu có). 
XIX.8.4.2 Khảo sát tín hiệu 
Xác định cự ly từ tim đường giao đến cột tín hiệu vào ga gần nhất và cự lý đến phòng trực 
ban ga. 
Xác định vị trí nhà gác chắn. 
Xác định vị trí lắp đặt và tầm nhìn cột tín hiệu báo hiệu đường bộ (theo quy định của điều 
lệ đường ngang hiện hành). 
Xác định vị trí lắp đặt và tầm nhìn cột tín hiệu chặn đường phía đường sắt (nếu có). 
Xác định tuyến cáp tín hiệu dẫn điện khống chế từ nhà gác chắn đến cột tín hiệu đường 
bộ, nếu cáp đi chôn thì xác định địa hình đào chôn cáp (loại đất đá, các chỗ qua đường 
bộ, đường sắt, cầu cống, kè v.v... đo cự ly đến tim đường giao), nếu đi treo nhờ cột thông 
tin thì khảo sát các số liệu như khảo sát đường dây thông tin. 
Cần điều tra thiết bị tín hiệu hiện tại của đường ngang (loại hình và phương thức không 
chế) 
XIX.8.5 Khảo sát nguồn điện: Điều tra nguồn điện để cung cấp cho thiết bị, tín hiệu 
đường ngang, thiết bị chiếu sáng đường ngang, ... 
Loại nguồn, đường dây đến đường ngang, tình trạng và chất lượng cấp điện đối với 
đường ngang đã có nguồn điện. Đối với đường ngang lập mới hoặc nâng cấp phải khảo 
sát khả năng, địa điểm cấp điện và văn bản thoả thuận cấp điện (nếu cần). 
Điều tra nguồn nước sinh hoạt cho nhà gác chắn. 
XIX.8.6 Lập bình đồ cao độ đường giao tỷ lệ 1:500. 
Phạm vi lập bình đồ thể hiện phạm vi đường bộ, đường sắt, địa hình, địa vật như đã nêu 
từ mục XIX.8.2 đến mục XIX.8.4 đã nêu ở trên. 
XIX.8.7 Các tài liệu về khảo sát đường đang khai thác. 
Các tài liệu về khảo sát đăng ký tuyến: bình đồ tuyến 1:2000 (nếu là khảo sát đăng ký 
phục vụ cho đoạn nâng cấp phải cải tạo bình diện) mặt cắt dọc, mặt cắt ngang. 
Các tài liệu về khảo sát đăng ký ga: bình diện toạ độ 1:1000 khu vực ga, mặt cắt dọc, mặt 
cắt ngang 
Các tài liệu về khảo sắt đăng ký kiến trúc tầng trên : ray, ghi, tà vẹt, đá ba lát. 
Các tài liệu về khảo sát đăng ký các loại công trình: của tuyến đường và của ga. 
Các tài liệu về khảo sát cầu, cống. 
Các tài liệu về khảo sát thông tin, tín hiệu. 
Các tài liệu về khảo sắt đường ngang. 
 TCCS 01 : 2011/VNRA 
 83 
Chương XX 
KHẢO SÁT THUỶ VĂN 
XX.1 Khảo sát thuỷ văn trên đường đang khai thác có thể có hai trường hợp 
Tuyến đường đi theo tim hiện tại hoặc có cải tuyến nhưng độ dịch tuyến không xa trong 
vòng 100 – 200m. 
Phải cải tuyến đi xa đường cũ và đoạn cải tuyến 5km – 10km. 
XX.2 Trường hợp tuyến đi theo đường hiện tại hoặc cải dịch nhỏ cần thu thập tài liệu 
thuỷ văn đã có (tài liệu lưu trữ) hoặc qua đơn vị quản lí. 
XX.3 Khi khảo sát hiện trường cần chú ý điều tra: tình hình ngập lụt nền đường, cầu 
cống, điều tra phân tích nguyên nhân. 
XX.4 Các công trình cầu cống cần nghiên cứu: Khả năng thoát nước của cầu cống, hiện 
tượng ứ dềnh ở thượng lưu và sự ảnh hưởng của hiện tượng này đối với khu vực dân cự 
lân cận. Tình hình gây xói lở nền đường, lòng sông suối tại nơi xây dựng cầu cống. 
Các công trình kè ven sông, công trình kiên cố hóa phải khảo sát điều tra tình hình xói lở, 
thời gian và mức độ nước ngập, các giải pháp khắc phục trước đó (nếu có) 
XX.5 Các hồ sơ tài liệu thu thập điều tra được kết hợp với thị sát hiện trường cần thiết 
lên kế hoạch khảo sát thuỷ văn cho từng vị trí, từng đoạn cụ thể và thực hiện công việc 
này theo qui định của chương XII về khảo sát thuỷ văn. 
XX.6 Các đoạn cải tuyến dài và đi xa đường hiện tại (300m – 400m trở lên) khảo sát thuỷ 
văn thực hiện như quy định ở các chương III, VII, XII của quy trình này. 
XX.7 Nếu trước khi tiến hành khảo sát đưng ký tuyến đường có xảy ra các hiện tượng 
thuỷ văn đặc biệt làm thay đổi địa hình và các công trình thoát nước nhỏ, thì bắt buộc 
phải sưu tầm số liệu, tài liệu và điều tra khảo sát đo đạc các hiện tượng trên theo đúng 
yêu cầu của chương X. 
XX.8 Hồ sơ khảo sát thuỷ văn giao nộp: 
Đối với các đoạn đi theo tuyến cũ hoặc cải dịch nhỏ hồ sơ bao gồm: 
Về tuyến đường: 
Thuyết minh tình hình khí tường thuỷ văn và khảo sát thuỷ văn. 
Các số liệu, tài liệu điều tra tình hình lũ lụt, sự phá hoại của lũ lụt đến nền đường. 
Bình đồ, mặt cắt dọc, cát ngang các đoạn bị xói lở, các công trình bảo vệ nền đường bị 
dòng nước phà hoại. 
Mặt cắt dọc mặt nước của mặt nước điều tra bổ sung (theo hình cắt dọc của tuyến 
đường). 
Các văn bản làm việc với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan. 
Các bản vẽ và các số liệu, tài liệu thuỷ văn, địa hình và các tài liệu liên quan khác sưu 
tầm được. 
Đối với công trình thoát nước nhỏ, công trình chỉnh trị uốn nắn dòng chảy, công trìnhbảo 
vệ v.v... cần tận dụng các hồ sơ đã có, phần còn thiếu thì bổ sung hoặc chưa có thì làm 
mơi như quy định ở chương XVI. 
Đối với các đoạn tuyến tránh lớn hồ sơ khảo sát thuỷ văn quy định ở chương XVI. 
TCCS 01 : 2011/VNRA 
84 
Chương XXI 
KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 
XXI.1 Thu thập hồ sơ của các cơ quan quản lý đường hiện tại với các hạng mục sau: 
- Năm xây dựng đường hay đoạn đường. 
- Các hồ sơ số liệu sửa chữa các cấp trong vòng 3 – 5 năm trở lại. 
- Tình trạng các túi ba lát, các đoạn phụt bùn. 
- Các đoạn có ta luy biến dạng phồng, xệ 
- Các số liệu về đất đắp thân đường. Vị trí và chiều dài chiều rộng các đoạn nền đường 
đã được thay đất . Độ sâu thay đất. 
- Các số liệu về nền đường bị lún, tim đường bị chuyển vị, các giải pháp đã chống đỡ. 
XXI.2 Điều tra hiện trường 
Đối chiếu thực tế hiện trường để xác định độ tin cậy của tài liệu đã thu thập được, từ đó 
vạch ra kế hoạch thăm dò khảo sát cho bước tiếp theo. 
XXI.3 Điều tra đá ba lát 
Nội dung điều tra đá balát nói chung như điều tra đá balát của nghiệp vụ đường. 
- Tuỷ thuộc vào giai đoạn khảo sát để quyết định mức độ thăm dò. Cứ 50,0 – 75.0m 
bổtí một trắc ngang thăm dò trên đó có 2-3 hố đào hoặc lỗ khoan. 
- Với mức độ tỷ mỉ hơn hơn khoảng cách các trắc ngang có thể là 12,5 – 25,0m có một 
trắc ngang trên đó có 2-3 hố đào, Các hố đào được bố trí chủ yếu ở các mối nối ray. 
- Chỉ tiến hành khoan khi hố đào không thể đào sâu hơn được nữa vì lý do an toàn 
chạy tàu. 
XXI.4 Điều tra ĐCCT cho nền đường đào 
Đối với nền đào, ta luy nền đào được coi như 1 vết lộ và là một đối chứng tốt nhất cho ta 
luy đường thiết kế mới. 
- Nếu ta luy đường hiện tại thấp và không bị sụt trượt từ 200 – 300m có mtrắc ngan 
ĐCCT. Nếu bị che phủ không quan sát hết được từ đỉnh đến chân ta luy thì phải bạt dốc. 
Ở giữa ta luy đường đào, cần phải có hố đào để nghiên cứu sức chịu của đất nền. 
- Nếu ta luy nền đào qua các tầng hoặc lớp chưa nước thì phải quan sát nước ngấm 
về: Ví trí xuất hiện, lưu lượng, hiện tượng tiềm thực và hướng giải quyết khắc phục. 
 TCCS 01 : 2011/VNRA 
 85 
- Nếu ta luy nền đào bị sụt trượt thì cần phải bố trí 1 - 3 trắc ngang thăm dò. Phải có 
các hố đào, lỗ khoan trong khối trượt và ngoài khối trượt. Phải tiến hành đào hố để thí 
nghiệm mẫu lớn như quy định tại các mục XIV.3. 
XXI.5 Với nền đường đắp cao <12m cứ 250 – 300m có 1 trắc ngang ĐCCT trên đó có 2 lỗ 
khoan thăn dò, 1 lỗ ở vai đường, 1 lỗ ở chân đường. 
Độ sâu của lỗ khoan tuỳ thuộc vào độ bền của đất nền. 
Nếu đất nền chặt chẽ có trạng thái từ dẻo cứng đến cứng thì độ sâu thăm dò xuyên vào 
đất nền từ 2,0 – 3.0m. 
Nếu đất nền thuộc loại đất yếu thì phải thăm dò như mục XIII.2.2.2. Với nền đường đắp 
cao ≥ 12,0m khoảng cách giữa các trắc ngang thăm dò tuỳ thuộc vào giai đoạn khảo sát, 
có thể từ 100 – 200m. Trên trắc ngang đó có 1 – 3 lỗ khoan thăm dò, 1 lỗ ở vai đường, 1-
2 lỗ ở chân ta luy. 
TCCS 01 : 2011/VNRA 
86 
PHẦN THỨ BẢY 
CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP 
VÀ KIỂM TRA NGHIỆM THU 
Chương XXII 
CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP 
XXII.1 Nhiệm vụ của công tác nội nghiệp trong các bước khảo sát là: 
- Kiểm tra số liệu đo đạc được hàng ngày trong quá trình khảo sát. Đối chiếu số liệu, tài 
liệu đã thực hiện với quy trình và đề cương nhiệm vụ khảo sát đã được chủ đầu tư phê 
duyệt. 
- Thu thập hoàn chỉnh số liệu, tài liệu lập hồ sơ báo cáo kết quả khảo sát. 
XXII.2 Trước khi lập hồ sơ báo cáo kết quả khảo sát phải: 
- Kiểm tra lại toàn bộ các sổ sách ghi chép tính toán ở mặt đường. 
- Kiểm tra lại các bản tính toạ độ, cao độ, đường cong, các bảng biểu thống kê, điều 
tra, sơ hoạ mốc... 
- Tất cả hồ sơ tài liệu, báo cáo kết quả khảo sát đều phải được thực hiện trên máy vi 
tính theo đúng quy định về quy cách mẫu mã hồ sơ. 
Chương XXIII 
KIỂM TRA NGHIỆM THU 
XXIII.1 Công tác kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những sai sót và thiếu sót trong quá 
trình khảo sát đo đạc. Để sửa chữa, bổ xung đảm bảo chất lượng hồ sơ tài liệu khảo sát 
đúng quy trình và đề cương khảo sát. Công tác kiểm tra phải được tổ chức thường xuyên 
trong nội bộ đơn vị khảo sát và các bộ môn thiết kế công trình còng như bộ phận KCS. 
XXIII.2 Đơn vị khảo sát chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng tài liệu khải sát đo đạc 
do đơn vị thực hiện. Tuỳ theo tính chất và khối lượng công việc tổ trưởng khảo sát phân 
công một số người có trình độ kỹ thuật và trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và đôn đốc 
nhắc nhở việc thực hiện theo đúng quy trình, đề cương khảo sát nhằm đảm bảo việc kiểm 
tra theo đúng trình tự công việc tránh sai sót hậu quả dây chuyền. 
Sau mỗi lần kiểm tra, tổ trưởng phải ghi nhận xét và sổ nhật ký khảo sát công trình. 
XXIII.3 Kiểm tra ngoại nghiệp gồm: 
- Bình đồ: Kiểm tra đối chiếu toàn bộ hệ thống khống chế tọa độ, cao độ 
Đối chiếu toàn bộ bình đồ đã làm với thực địa. Chọn ít nhất 20% điểm địa hình, địa mạo ở 
những vị trí trọng điểm để đo kiểm tra toạ độ, cao độ. 
 TCCS 01 : 2011/VNRA 
 87 
- Đường cong: Đo kiểm tra toạ độ các cọc chủ yếu của đường cong chú ý những 
đường cong có địa hình khó khăn phức tạp với tỷ lệ ít nhất là 20%. 
- Cự ly: Đo kiểm tra toàn bộ cự ly những đoạn trọng điểm ( Khẩu độ cầu, dầm, mố , 
trụ...) và 15% các cọc chi tiết, cọc địa hình. 
- Cao đạc: Mốc đặt từ 3 cái trở xuống kiểm tra 100%, từ 3 -:- 10 cái kiểm tra 50% , trên 
10 cái kiểm tra 20%. 
- Các cọc chi tiết kiểm tra 20% tập trung vào những nơi trọng điểm đào sâu, đắp cao, 
cầu, hầm, tường chắn... 
- Trắc ngang: 
Đối chiếu toàn bộ trắc ngang đã làm với thực địa. Đo kiểm tra ít nhất 25% tập trung vào 
những vị trí trọng điểm như: nơi phát sinh khối lượng lớn, nơi có vị trí các công trình 
khống chế, khoảng nằm trong phạm vi nền đường... 
- Kiểm định cầu, cống, đường ngang, điều tra kiến trúc tầng trên, điều tra dọc tuyến: đối 
chiếu lại toàn bộ tài liệu đã làm với thực địa. 
XXIII.4 Kiểm tra nội nghiệp gồm: 
- Kiểm tra toàn bộ sổ sách, bảng biểu điều tra, sơ hoạ ở ngoài thực địa. Quy cách ghi 
chép, sơ họa tính toán, chất lượng và sai số cho phép. 
- Bình đồ kiểm tra lưới khống chế toạ độ, cao độ, tỷ lệ, ký hiệu, cao độ và hình dáng địa 
hình, địa vật, đường đồng mức, hướng nước chảy, các yếu tố đường cong... 
- Trắc dọc kiểm tra toàn bộ cao độ, cự ly, lý trình, chú ý kiểm tra những đoạn lý trình 
đặc biệt, vị trí cầu, cống, đường ngang, những công trình đặc biệt và yếu tố đường cong. 
Đối chiếu trắc dọc với thực địa, trắc dọc với bình đồ và trắc ngang để thống nhất. 
- Trắc ngang kiểm tra toàn bộ cao độ, lý trình so với trắc dọc và bình đồ. Quy cách và 
phạm vi lấy sang hai bên tuyến. Đối chiếu toàn bộ trắc ngang với thực địa, chú ý những 
đoạn gần tim đường. 
- Các bản vẽ kiểm định cầu, cống, kiểm tra toàn bộ cao độ, cự ly, hình dáng quy cách 
nét vẽ, đối chiếu các mặt cắt trong bản vẽ , đồng thời đối chiếu bản vẽ với bình đồ, trắc 
dọc để thống nhất. 
- Các bảng biểu điều tra phải kiểm tra quy cách và đối chiếu với thực địa. 
- Đối chiếu toàn bộ hồ sơ, tài liệu với đề cương, kế hoạch khảo sát đã được phê duyệt. 
XXIII.5 Khi kiểm tra nếu phát hiện sai sót phải tổ chức sửa chữa bổ sung ngay. 
Khi bổ sung sửa chữa phải chú ý: sửa chữa bổ sung từ sổ sách gốc, file số liệu, bản vẽ 
đồng thời chú ý đến các bản vẽ, tài liệu có liên quan để thống nhất. 
Sau khi kiểm tra phải ghi kết quả, nhận xét, những sai sót bổ sung sửa chữa vào nhật ký 
khảo sát công trình. 
XXIII.6 Công tác nghiệm thu nhằm đánh giá chất lượng và khối lượng khảo sát công trình. 
Đơn vị khảo sát( Chủ nhiệm khảo sát công trình) chịu trách nhiệm phối hợp với bộ phận 
KCS và cán bộ tư vấn Thiết kế tổ chức kiểm tra nghiệm thu các công trình khảo sát đã 
thực hiện. Công tác nghiệm thu phải căn cứ vào các quy định về kỹ thuật và nội dung 
khảo sát trong: 
- Quy trình tiêu chuẩn khảo sát. 
- Đề cương và kế hoạch, phương án kỹ thuật khảo sát được phê duyệt. 
TCCS 01 : 2011/VNRA 
88 
- Nhật ký khảo sát công trình. 
- Quá trình nghiệm thu được tiến hành như phần nghiệm thu kiểm tra ngoại, nội nghiệp 
khảo sát. Nếu cần phải bổ sung sửa chữa, đơn vị khảo sát cần phải tổ chức thự hiện ngay 
theo yêu cầu của đoàn kiểm tra nghiệm thu. Nghiệm thu xong phải lập biên bản nghiệm 
thu theo quy định. Biên bản nghiệm thu phải đánh giá được các nội dung: 
- Chất lượng hồ sơ tài liệu báo cáo khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát và quy trình, tiêu 
chuẩn khảo sát. 
- Hình thức và số lượng hồ sơ tài liệu báo cáo khảo sát. 
- Khối lượng công việc khảo sát theo hợp đồng và đề cương khảo sát. 
XXIII.7 Công tác ngiệm thu kết quả khảo sát của chủ đầu tư được tiến hành theo đúng 
điều 12 của nghị định 209/2004/ND-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ về quản lý chất 
lượng công trình xây dựng. Với các nội dung nghiệm thu chi tiết cụ thể nêu trong quy 
trình này. 
Chương XXIV 
KHÔI PHỤC VÀ BÀN GIAO MẶT BẰNG 
XXIV.1 Chủ nhiệm khảo sát phối hợp với chủ nhiệm thiết kế công trình tổ chức khôi phục 
và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư.. 
Trước khi bàn giao phải kiểm tra và khôi phục lại toàn bộ cọc mốc ngoài thực địa. Trường 
hợp do khó khăn khách quan cọc mốc không thể khôi phục lại đúng vị trí cũ thì phải có 
thuyết minh kèm theo hồ sơ sửa đổi. 
XXIV.2 Việc bàn giao mặt bằng phải được tiến hành ở thực địa với nội dung bàn giao 
gồm: 
- Bàn giao toàn bộ hệ thống mốc khống chế toạ độ, cao độ của công trình. 
- Bàn giao toàn bộ các cọc, mốc xác định vị trí công trình thiết kế kể cả cọc dấu, cọc 
mốc giải phóng mặt bằng... 
- Việc kiểm tra được tiến hành như quy định ở mục XXIII.6 về kiểm tra ngoại nghiệp. 
XXIV.3 Nhà thầu thi công chịu trách nhiệm bố trí nhân lực, phương tiện, máy móc dụng 
cụ để tiếp nhận bàn giao. 
Biên bản bàn giao mặt bằng được lập ngay sau khi công việc giao nhận tiến hành xong và 
theo đúng mẫu quy định. 
 TCCS 01 : 2011/VNRA 
 89 
PHẦN THỨ TÁM 
CÁC PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • pdftieu_chuan_co_so_01_2011vnra.pdf