Tiểu luận Quy trình phát triển của phép biện chứng trong lịch sử

Biện chứng và siêu hình là 2 phương pháp tư duy trái ngược nhau trong triết học. Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái đứng im, không vận động, tách rời cô lập và tách biệt nhau. Cách xem xét cho chúng ta thấy được sự tồn tại của sự vật hiện tượng ở trạng thái đứng im tương đối, nhưng xét tuyệt đối hóa phương pháp này sẽ dẫn đến sai lầm phủ nhận sự phát triển, không nhận thấy mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Trong khi đó phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét những sự vật hiện tượng và những phản ánh của chúng vào tư duy, chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại của chúng, trong sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”.

doc 8 trang yennguyen 3920
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Quy trình phát triển của phép biện chứng trong lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Quy trình phát triển của phép biện chứng trong lịch sử

Tiểu luận Quy trình phát triển của phép biện chứng trong lịch sử
LỜI NÓI ĐẦU
Biện chứng và siêu hình là 2 phương pháp tư duy trái ngược nhau trong triết học. Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái đứng im, không vận động, tách rời cô lập và tách biệt nhau. Cách xem xét cho chúng ta thấy được sự tồn tại của sự vật hiện tượng ở trạng thái đứng im tương đối, nhưng xét tuyệt đối hóa phương pháp này sẽ dẫn đến sai lầm phủ nhận sự phát triển, không nhận thấy mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Trong khi đó phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét những sự vật hiện tượng và những phản ánh của chúng vào tư duy, chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại của chúng, trong sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”.
Trong lịch sử triết học có nhưng thời gian, tư duy siêu hình chiếm ưu thế so với tư duy biện chứng. Nhưng xét trong toàn bộ lịch sử triết học, thì phép biện chứng luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần xã hội. phép biện chứng là một khoa học triết học, vì vậy nó cũng phát triển từ thấp tới cao là phép biện chứng duy vật Mác-xít của triết học Mac-Lenin. Chủ nghĩa Mac-Lenin luôn đánh giá cao phép biện chứng, nhất là phép biện chứng duy vật, coi đó là một công cụ tư duy sắc bén để đấu tranh với thuyết không thể biết, tư duy siêu hình, củng cố niềm tin vào sức mạnh và khả năng của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.
Việc nghiên cứu lịch sử phát triển của phép biện chứng sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn bản chất của phép biện chứng và sự phát triển của tư duy biện chứng của nhân loại. Xuất phát từ mục đích đó, chúng tôi chọn đề tài: Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong triết học” để làm đề tài nghiên cứu. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên triết học Trần Thị Thùy Trang nhưng do kiến thức triết học còn hạn hẹp và chưa có kinh nghiệm áp dụng vào thực tê. Do đó trong bài tiểu luận có những nội dung còn thiếu sót cần được bổ sung và sửa đổi rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để rút kinh nghiệm cho những bài sau được tốt hơn.
 Xin chân thành cảm ơn! 
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN PHÉP BIỆN CHỨNG
Tư tưởng biện chứng đã hình thành ngay từ khi triết học ra đời. Trong quá trình phát triển, pháp biện chứng có ba hình thức cơ bản là phép biện chứng chất phác, pháp biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
1. Phép biện chứng chất phác
Thời cổ đại, tư duy phát triển chưa cao, khoa học chưa phát triển, các nhà triết học chỉ dựa trên những quan sát trực tiếp để khái quát nên bức tranh chung của thế giới. Hêralit từng ó một câu nói: “con người không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Phép biện chứng được thể hiện rõ rệt trong “thuyết Âm_Dương”, “thuyết Ngũ Hành” của triết học Trung Hoa cổ đại. Phép biện chứng phác chống lại những quan điểm tôn giáo, thiếu sự chứng minhcủa khoa học, mang tính chất ngây thơ mộc mạc. Do đó dã bị siêu hình thay thế vào cuối thế kỉ XV.
a. Thuyết ngũ hành
Nói đến Ngũ hành thì hầu như đa số đều biết ngay đến 5 loại đặc tính của vật liệu nguyên thuỷ có sẵn trong thiên nhiên: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, và Thổ. Một vài học giả về sau này dựa vào hiểu biết có sẵn từ Dịch, cho rằng Ngũ Hành trên không có nghĩa là 5 nguyên tố thiên nhiên đã kể ra. Nhận định trên chỉ đúng có một phần, và có ý nghiã tương tự như Bát Quái trong Dịch. (Nên nhớ là các vị về sau đã văn minh tiến bộ rất nhiều, đồng thời cũng bị ảnh hưởng từ Dịch mà ra, nên không chắc là phản ảnh được ý định ban đầu của nhà thông thái, trong việc nghiên cứu tìm ra thuyết Ngũ hành).  
 SINH: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.  
 KHẮC: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Một luật phụ thuộc cũng quan trọng không kém, tuy không có tên gọi chính thức, nhưng được hiểu ngầm và tuyệt đối tôn trọng là luật "Bảo tồn". Mỗi Hành A đều phải sinh ra một Hành B, và đồng thời cũng được sinh ra bởi một hành C khác. Tương tự cho luật khắc, Hành A trên phải khắc một Hành D, và "bị" khắc lại bởi một Hành E. Như vậy, bất cứ một Hành nào trong Ngũ Hành đều có liên hệ chặt chẻ nhưng trói buộc với 4 Hành còn lại. Ðây chính là lý do rõ rệt nhất để giải thích, tại sao người phát minh ra thuyết Ngũ hành đã phải dùng đến số "Hành" tối thiểu là 5. Các học giả từ xưa đã biết "Thổ khắc Thủy" là sai, nhưng không thể nào sửa lại hay điều chỉnh được, vì giống như hình ảnh của thuyết con cờ "Domino", nếu một cái ngã thì sẽ kéo theo toàn bộ, và kết quả là cả thuyết Ngũ hành sẽ không còn có giá trị gì nữa! Riêng các học giả Tây phương khá nổi tiếng am hiểu về Dịch như C. K. Jung, Blofeld (3), v.v, khi nghiên cứu về Dịch lý, cũng chỉ chú trọng đến "BátQuái" và 64 quẻ Dịch, mà không muốn nhắc đến thuyết Ngũ hành, kể cả bàn về Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái.
 Cũng nhân đây xin đưa ra một chứng minh cụ thể sai lầm về lý luận trong Hậu Thiên Bát Quái. Các nhà thông thái cho rằng sở dĩ Thiên và Trạch thuộc hành Kim ở hướngTây, vì hướngTây (của Trung hoa ) có nhiều núi nên cho rất nhiều quặng mỏ kim loại; trong khi đó ngược lại hướng Ðông là biển, nơi các con sông đều chảy về (Chúng Thuỷ Triều Ðông) làm tốt cho cây cỏ thảo vật, nên thuộc hai quái Lôi và Phong hành Mộc. Giải thích trên nếu có được là vì các nhà thông thái thời bấy giờ coi Trung hoa là Trung tâm điểm của trái đất. Chúng ta có thể thấy ngay lập luận trên không hợp lý chút nào, vì nếu như sống ở những vùng như California, thì núi lại nằm ở hướng Ðông và biển thì lại ở hướng Tây!  
 Thông thường trong đa số các bộ môn về khoa học, nếu muốn tìm hiểu cho rõ nguyên nhân nào, và tại sao đưa đến sự sai lầm thực tế trong ứng dụng, thì không gì chắc chắn hơn là trở lại nghiên cứu từ căn bản nguồn gốc của lý thuyết. Vì vậy, trước khi đi sâu thêm vào chi tiết sai lầm đáng kể khác của thuyết Ngũ hành, tưởng cũng nên trở lại một chút với lý thuyết căn bản về Dịch lý.
1. Phép biện chứng duy tâm khách quan
Phép biện chứng duy tâm xuất hiện trong triết học cổ điển Đức cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. Thời kì này, khoa học đã đạt được nhiều thành tựu ở nhiều lĩnh vực. Đó cũng chính là cở sở để đi tới khái quát mới về nội dung phép biện chứng.
Đại diện tiêu biểu cho phép biện chứng duy tâm là Hêghen. Ông là người đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm. Tính chất duy tâm của Hêghen thể hiện ở chỗ: “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước, “ý niệm tuyệt đối” tha hóa thành thế giới tự nhiên và xã hội, cuối cùng lại trở về với chính mình trong tinh thần tuyệt đối. Họ coi tinh thần là thứ bắt đầu và cũng là thứ kết thúc. Phép biện chứng duy tâm vẫn còn thiếu tính triệt để và thiếu khoa học.
Hêghen (1770 -1831) là  nhà biện chứng lỗi lạc. Phép biện chứng của  ông là một tiền đề lý luận quan trọng của triết học Mácxit. Triết học của ông có ảnh hưởng rất mạnh đến tư tưởng của nước Đức và cả Châu Âu đương thời, triết học của ông được gọi là "tinh thần Phổ". Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm tức là phép biện chứng về sự vận động và phát triển của các khái niệm được ông đồng nhất với biện chứng sự vật. Ông viết: "phép biện chứng nói chúng là  nguyên tắc của mọi vận động, mọi sự sống và mọi hoạt động trong phạm vi hiện thực. Cái biện chứng là linh hồn của mọi nhận thức khoa học chân chính "(1). Luận điểm xuyên suốt trong hệ thống triết học của Hêghen là: "Tất cả  cái gì là hiện thực đều là hợp lý và tất cả những gì hợp lý đều là tồn tại"(2).
1. Phép biện chứng duy vật
Kế thừa một cách có chọn lọc những thành tựu mới nhất của khoa học và thực tiễn xã hội. Vào giữa thế kỉ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật, nhưng sau đó được Lênin phát triển vào đầu thế kỉ XX
Phép biện duy vật là sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Nó đã khắc phục những hạn chế của phép biện chứng chất phác và những thiếu sót của phép biện chứng duy tâm.
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cở sở những nguyên lí, phạm trù cơ bản, quy luật phản ánh đúng đắn hiện thực. Ph.Ăngghen đã đúc kết: “phép biện chứng chẳng qua là chỉ là môn khoa học về những qui luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.
(1) Triết học dành cho cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên nghành triết học, NXB Chính trị quốc gia, 1997, tập 1, tr331.
(2) C.Mác -Ph.Ănghen, Tuyển tập, NXB Sự Thật, Hà nội, 1984, tr361
NỘI DUNG CHÍNH CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Theo C.Mác: Biện chứng khách quan là cái có trước, còn biện chứng chủ quan (tư duy biện chứng) là cái có sau và là phản ánh của biện chứng khách quan, đây là sự  khác nhau giữa phép biện chứng duy vật của ông với phép biện chứng duy tâm của Hêghen. C.Mác cho rằng ông chỉ làm cái công việc là đặt phép biện chứng duy tâm của Hêghen "đứng trên hai chân của mình" tức là đứng trên nền tảng duy vật. Theo Lênin thì phép biện chứng là "học thuyết về sự phát triển đầy đủ, sâu sắc và toàn diện nhất, học thuyết về tính tương đối của sự vật".
Ba mối liên hệ chủ  yếu trong phép biện chứng duy vật là: 1. Mối liên hệ cùng tồn tại và  phát triển; 2. Mối liên hệ thâm nhập lẫn nhau tuy có sự khác nhau nhưng vẫn có sự giống nhau; 3. Mối liên hệ về sự chuyển hoá vận động và phát triển. Các mối liên hệ được khái quát thành các cặp phạm trù như( phần tử - hệ  thống, nguyên nhân - kết quả, lượng - chất) và các quy luật (quy luật lượng - chất, quy luật đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định).
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Mác đã công khai tính giai cấp của để bảo vệ lợi  ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động. Trong khi đó các nền triết học trước Mác che dấu lợi ích của nó, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, của một nhóm người thiểu số trong xã hội. Triết học C.Mác là một hệ thống sáng tạo, là một hệ thống mở, không ngừng được bổ  sung, được làm phong phú thêm bởi chính thực tiễn và phát triển. Cùng với chính sự phát triển thực tiễn, học thuyết của C.Mác là kim chỉ nam cho hành động.
Những nội dung chính của phép biện chứng được C.Mác và Ph.Ănghen luận chứng trong tác phẩm: "Biện chứng của tự nhiên" (1873 - 1883), "Chống Đuy -rinh" (1876 -1878), "Lút-vich Phoiơ Bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức" và một số tác phẩm do V.I.Lênin viết như: "Chủ nghĩa duy vật và chủ  nghĩa kinh nghiệm phê phán" (1908 -1909), "Bút ký triết học".
Tóm lại, phép biện chứng duy vật Mác - xít là kết quả của sự chín mùi về mặt lịch sử của nhận thức khoa học và của thực tiễn xã hội. Sự ra đời của nó đáp ứng nhu cầu về mặt lý luận của giai cấp công nhân. Giai đoạn mới trong sự phát triển của phép biện chứng gắn với tên tuổi của V.I.Lênin đã vận dụng thành công phép biện chứng Mác-xít trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917. Sự phát triển của V.I.Lênin về phép biện chứng duy vật thể hiện trong lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa như là một công cụ sắc bén để cải tạo thế giới một cách cách mạng nhất.
KẾT LUẬN
Ở phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng trong lịch sử triết học. Vì thế nó còn ngây thơ, đơn giản, mang tính trực quan, cảm tính chỉ khái quát bức tranh chung của thế giới. Nó chỉ giúp con người hiểu: Mọi vật có khi tồn tại có khi không tồn tai, hoặc mọi vật đang trong vận động hay có khi mọi vật ngừng thay đổi. Nhưng đến nửa cuối thế kỉ XV, khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển mạnh, đòi hỏi các nhà triết học phải đi sâu vào phân tích, nghiên cứu các yếu tố của tự nhiên. Và khi khoa học tự nhiên phát triển thì phương pháp tư duy siêu hình không còn phù hợp mà phải chuyển sang một hình thức tư duy mới cao hơn đó là tư duy biện chứng. Tóm lại, Phép biện chứng duy vật thời cổ đại là bàn đạp để các nhà triết học hoàn thiện được phép biện chứng duy vật. Mang lại cho con người những khái niệm, quan niệm về tự nhiên một cách rõ ràng. Cụ thể, giúp con người hiểu thêm về thế giới tự nhiên của mình đang sống và biết cách hoàn thiện mình thay đổi mình cho phù hợp với môi trường tự nhiên.
Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức do Can-tơ khởi đầu và Hêghen là người hoàn thiện, ở đây các nhà triết học đã trình bày được những tư tưởng cở bản nhất của phép biện chứng duy tâm một cách có hệ thống và lôgic. Được Hêgen xây dựng trên nhứng phạm trù, những quy luật chung, có lôgic chặt chẽ của ý thức và tinh thần. Và tính duy tâm trong triết học của Hêgen thể hiện ở chỗ ông đã xem Biện chứng là quá trình phát triển khởi đầu của “ý niệm tuyệt đối” tức là điểm khởi đầu của sự tồn tại. Trong triết học của Hêghen cũng mắc phải một số hạn chế vì ở phép biện chứng của ông đã bị lộn ngược đầu xuống đất, chỉ cần dựng nó lại thì sẽ hình thành một phép biện chứng hoàn thiện hơn. Ở giai đoạn này Hêghen chưa hoàn thiện được phép biện chứng duy tâm nhưng nó giúp người ta hiểu được những sự vật hiện tượng dang hiện hữu trong thế giới tự nhiên đều tồn tại trong tinh thần tư tưởng của con người. Tuy còn thiếu tính triệt để và cách mạng khoa học, cũng bắt đầu từ “ý niệm” và kết thúc bằng “ý niệm”. Nhưng nó phần nào đánh dấu sự phát triển của các nhà triết học, giúp cong người hiểu được thể giới mình dang tồn tại tuy chưa hoàn chỉnh và mang tính chủ quan hơn khách quan.
	Để khắc phục những hạn chế của Hêghen thì C.Mác và PH Ăngghen đã sáng tạo nên phép biện chứng duy vật. Đó là giai đoạn phát triển cao nhất cuả phép biện chứng trong lịch sử triết hoc. Nhờ sự kế thừa có chọn lọc mà Mác – Ăngghen đã phát huy triết học của Hêghen lên một tầm cao với sự phát triển của nhận thức. Nên Lênin đã khẳng định: “ Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng tức là học thuyết về tính tương đối của nhận thức, của con người. Nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng.” Nhờ học thuyết này mà con người hiểu được vạn vật xung quanh kể cả vật chất cũng tồn tại song song và phát triển không ngừng. Bên cạnh đó, con người ngày càng tiến bộ và cánh mạng khoa học cũng không ngừng phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của con người. Học thuyết này mang tính khách quan, giúp con người tự phát huy nhận thức, cảm nhận được sự vận dộng và phát triển của thế giới, giúp mở mang con người không bó chặt, giúp họ hiểu sâu hiểu rộng và hiểu đúng bản chất của sự tồn tại và phát triển trong thế giời tự nhiên là tuân theo những quy luật tất yếu. Nhằm giúp các nhà triết học hoàn chỉnh được phép biện chứng duy vật.
	Trong “tư bản” Mác áp dụng Lôgic biện chứng và lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật vào một vài khoa học duy nhất: “ mà chủ nghĩa duy vật thì đã lấy ở Hêghen tất cả cái gì có giá trị và phát triển thêm lên ” Nhờ trí tuệ uyên bác của Mác mà phép biện chứng duy vật đã được tạo ra với tất cả sự đối lập với phương pháp Hêghen nó vẫn thừa nhận và nhấn mạnh sự giống nhau của mình với phương pháp đó. Như trên đã nói cho đến nay sự quan tâm đối với di sản triết học của Hêghen vẫn không ngừng tăng lên. Chúng ta phải coi đây là hiện tượng tích cực vì về thực chất sự quan tâm ngày một tăng lên này là sự quan tâm không những đối vời triết học đã tổng kết về mặt lí luận lịch sử biện chứng đã có từ trước đó mà còn là sự quan tâm đối với toàn bộ lịch sử nhận thức nói chung. Là những người ủng hộ sự phát triển sáng tạo phép biện chứng chúng ta đánh giá cao công lao vĩ đại của Hêghen cho phép biện chứng và coi việc tiếp tục tổng kết khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học và của thực tiễn hiện đại để làm giàu thêm phép biện chứng duy vật của C.Mác là nhiệm vụ quan trọng và không bao giờ kết thúc.

File đính kèm:

  • doctieu_luan_quy_trinh_phat_trien_cua_phep_bien_chung_trong_lic.doc